Tải bản đầy đủ (.docx) (91 trang)

Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống dịch bệnh COVID 19 của người dân tại 4 xã thuộc huyện sóc sơn, thành phố hà nội năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (717.47 KB, 91 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN THỊ ÁNH HỒNG

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH VỀ
PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19 CỦA NGƯỜI DÂN
TẠI 4 XÃ THUỘC HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
NĂM 2020

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH Y ĐA KHOA

HÀ NỘI - 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN THỊ ÁNH HỒNG

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH VỀ
PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19 CỦA NGƯỜI DÂN
TẠI 4 XÃ THUỘC HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
NĂM 2020

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH Y ĐA KHOA

Khóa: QH.2015.Y
Người hướng dẫn: TS. Vũ Ngọc Hà


ThS. Nguyễn Thành Trung

HÀ NỘI – 2021


LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phịng Đào tạo - Bộ mơn Y
Dược cộng đồng và Y dự phòng, Trường Đại học Y – Dược , Đại học quốc gia Hà Nội đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tôi trong q trình học tập và nghiên cứu khoa học.

Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS. Vũ Ngọc Hà và ThS.
Nguyễn Thành Trung, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tơi trong học tập, thực
hành lâm sàng cũng như quá trình nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cám ơn các hộ sĩ và tập thể nhân viên tại các trạm y tế và
bệnh viện Đa Khoa của 4 xã thuộc huyện Sóc Sơn, đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo và hỗ
trợ tơi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài tại cộng đồng.
Tôi xin chân thành cám ơn sự tin tưởng và hỗ trợ của người dân tại các trạm y
tế và bệnh viện Đa Khoa của 4 xã thuộc huyện Sóc Sơn trong q trình thực hiện
nghiên cứu này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cám ơn bố mẹ, gia đình và bạn bè đã ủng hộ hết
mình cho tôi và luôn sát cánh cùng tôi trên mọi chặng đường.
Hà Nội, ngày .... tháng .... năm
2021

Nguyễn Thị Ánh Hồng


LỜI CAM ĐOAN


Tôi là Nguyễn Thị Ánh Hồng, sinh viên khóa QH.2015.Y, Trường Đại học
Y – Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS.

Vũ Ngọc Hà và ThS. Nguyễn Thành Trung.
2. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công

bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là chính xác, trung thực và khách

quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này.

Hà Nội, ngày .... tháng .... năm 2021
Người thực hiện

Nguyễn Thị Ánh Hồng


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................................................ 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN............................................................................................................... 3
1.1. Các khái niệm cơ bản................................................................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm đại dịch................................................................................................................ 3
1.1.2. Khái niệm đại dịch COVID-19......................................................................................... 3
1.2. Các yếu tố liên quan đến COVID-19..................................................................................... 4
1.2.1. Triệu chứng bệnh COVID-19............................................................................................ 4
1.2.2. Cách thức lây truyền của bệnh COVID – 19............................................................... 5
1.2.3. Biến chứng bệnh COVID-19............................................................................................. 7
1.2.4. Ảnh hưởng của COVID-19................................................................................................ 9

1.2.5. Các biện pháp phòng chống COVID-19..................................................................... 10
1.3. Một số nghiên cứu liên quan đến kiến thức, thực hành về phòng chống dịch
bệnh COVID – 19 của người dân......................................................................................... 11
1.3.1. Trên Thế giới:........................................................................................................................ 11
1.3.2. Tại Việt nam........................................................................................................................... 12
1.4. Thực trạng kiến thức và thực hành của người dân về COVID-19............................12
1.5. Vị trí địa lý huyện Sóc Sơn...................................................................................................... 13
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................. 14
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................................. 14
2.2. Thời gian và địa điểm:............................................................................................................ 14
2.3. Thiết kế nghiên cứu:................................................................................................................ 14
2.4. Mẫu và phương pháp thu thập thông tin:......................................................................... 14
2.5. Biến số:......................................................................................................................................... 14
2.6. Các biến số nghiên cứu:......................................................................................................... 15
2.7. Công cụ:....................................................................................................................................... 16
2.8. Phương pháp thu thập số liệu:............................................................................................. 17
2.9. Xử lý, phân tích số liệu:......................................................................................................... 17
2.10. Đạo đức trong nghiên cứu...................................................................................................... 17
2.11. Hạn chế của nghiên cứu.......................................................................................................... 17


2.12. Cách khắc phục.......................................................................................................................... 17
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................................. 18
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu....................................................................... 18
3.2. Mơ tả thực trạng kiến thức, thái độ về phịng chống dịch bệnh COVID-19 của
người dân tại 4 xã thuộc huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2020................21
3.2.1. Kiến thức về phòng chống dịch bệnh COVID-19 của người dân tại 4 xã
thuộc huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2020

21


3.2.2. Thái độ về phòng chống dịch bệnh COVID-19 của người dân tại 4 xã thuộc
huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2020
27
3.2.3. Một số yếu tố liên quan..................................................................................................... 32
3.3. Mơ tả thực trạng thực hành về phịng chống dịch bệnh COVID-19 của người
dân tại 4 xã thuộc huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2020.............................38
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN................................................................................................................. 47
4.1. Đặc điểm thông tin chung của đối tượng nghiên cứu…………………………..50
4.2. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ về phòng chống dịch bệnh COVID-19 của
người dân tại 4 xã thuộc huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2020................48
4.2.1. Thực trạng kiến thức phòng dịch của người dân tại 4 xã thuộc huyện Sóc
Sơn, thành phố Hà Nội năm 2020. 48
4.2.2. Thực trạng thái độ phòng dịch của người dân tại 4 xã thuộc huyện Sóc Sơn,
thành phố Hà Nội năm 2020.
51
4.3. Mô tả thực trạng thực hành về phòng chống dịch bệnh COVID-19 của người dân
tại 4 xã thuộc huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2020...................................... 53
KẾT LUẬN............................................................................................................................................... 57
KHUYẾN NGHỊ.................................................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu........................................................... 18
Bảng 3.2. Phân bố trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu.............................................. 19
Bảng 3.3. Phân bố nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu....................................................... 19
Bảng 3.4. Thông tin tình trạng việc làm và hơn nhân của đối tượng.................................... 20
Bảng 3.5. Thu nhập trung bình của đối tượng nghiên cứu........................................................ 20

Bảng 3.6. Mức độ niềm tin của người dân vào chính sách của nhà nước, cộng đồng đối
với dịch COVID-19 30
Bảng 3.7. Tỷ lệ tin tưởng của người dân về dự kiến đại dịch sẽ quay trở lại....................31
Bảng 3.8. Mức độ tỷ lệ người dân biết và không biết về triệu chứng sốt của COVID-19
theo yếu tố nhóm tuổi, giới tính, học vẫn, nghề nghiệp 32
Bảng 3.9. Mức độ tỷ lệ người dân biết và không biết về triệu chứng ho của COVID-19
theo yếu tố nhóm tuổi, giới tính, học vẫn, nghề nghiệp 34
Bảng 3.10. Mức độ tỷ lệ người dân biết về các đường lây truyền của COVID-19 theo
yếu tố nhóm tuổi, giới tính, học vẫn, nghề nghiệp.
35
Bảng 3.11. Tỷ lệ tin tưởng và không tin tưởng của người dân dự kiến đại dịch quay trở
lại theo yếu tố giới tính, tuổi, học vấn, nghề nghiệp
36
Bảng 3.12. Tỷ lệ thực hiện tốt và chưa tốt hành động đeo khẩu trang được người dân
thực hiện trong thời gian dịch bệnh COVID-19 vừa qua theo yếu tố giới tính,
tuổi, học vấn 44
Bảng 3.13. Tỷ lệ thực hiện tốt và chưa tốt hành động tránh đi lại tập trung nơi đông
người được người dân thực hiện trong thời gian dịch bệnh COVID-19 vừa
qua theo yếu tố giới tính, tuổi, học vấn 45
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố giới tính của đối tượng nghiên cứu ..............................................
Biểu đồ 3.2. Đánh giá của người dân về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh COVID19 ..........................................................................................................................
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ triệu chứng chính mà người dân biết về dịch bệnh COVID-19 .......
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ kiến thức của người dân về đường lây truyền của COVID-19 (n%) 23
Biểu đồ 3.5. Những loại thông tin mà người dân đã nhận biết được về dịch bệnh
COVID-19 ............................................................................................................
Biểu đồ 3.6. Những loại thông tin mà người dân muốn nhận biết thêm về dịch bệnh
COVID-19 ............................................................................................................



Biểu đồ 3.7. Những thơng tin chính thống về dịch bệnh COVID-19 được người dân
biết đến qua các nguồn kênh ................................................................................
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ những điều lo lắng nhất của người dân khi xảy ra dịch bệnh COVID19 (n%) .................................................................................................................
Biểu đồ 3.9. Phân bố thái độ của người dân về nhóm người chịu trách nhiệm về
COVID-19 (n=100) ..............................................................................................
Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ thái độ của người dân về mặt tích cực của dịch bệnh COVID-19 . 29

Biểu đồ 3.11. Tỷ lệ tin tưởng của người dân về dự kiến đại dịch sẽ quay trở lại ..........
Biểu đồ 3.12. Các biện pháp có thể thực hiện được của người dân để bảo vệ gia đình và
bản thân trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 xảy ra ........................................
Biểu đồ 3.13. Việc người dân sẽ thực hiện khi biết mình hoặc người thân có triệu
chứng của bệnh COVID-19 ..................................................................................
Biểu đồ 3.14. Việc người dân sẽ thực hiện khi bản thân có triệu chứng của bệnh cúm
thông thường .........................................................................................................
Biểu đồ 3.15. Những hành động được người dân thực hiện ở tại nhà trong thời gian
dịch bệnh COVID-19 vừa qua ..............................................................................
Biểu đồ 3.16. Những hành động về việc: tích trữ nhu yếu phẩm của người dân khi dịch
bệnh COVID-19 xảy ra ........................................................................................
Biểu đồ 3.17. Những hành động được người dân thực hiện trong thời gian dịch bệnh
COVID-19 vừa qua (liên quan đến cộng đồng) ...................................................


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ARDS: Hội chứng hô hấp cấp tính tiến triển
WHO: Tổ chức y tế thế giới
UNICEF: Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc
MERS-CoV: Virus coronavirus liên quan đến hội chứng hô hấp Trung Đông
SARS-CoV: Virus corona gây hội chứng hơ hấp cấp tính nặng
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thơng

TYT: Trạm y tế
PKĐK: Phịng khám đa khoa


ĐẶT VẤN ĐỀ
Đại dịch COVID-2019 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm do chủng corona virus
mới được phát hiện đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Tác động của đại dịch COVID19 toàn cầu thể hiện rõ ở sự lây lan bệnh nhanh chóng của nó. Virus đã đến gần như mọi

quốc gia trên tồn thế giới trong vịng chưa đầy 6 tháng. Tính đến thời điểm hiện tại theo
thống kê từ Bộ Y tế (09/06/2021), tổng số ca nhiễm trên toàn thế giới đã vượt trên 174,7
triệu ca, trong có trong đó có hơn 158,1 triệu ca đã khỏi bệnh, cịn khồng 12,8 triệu ca
đang nhiễm và hơn 3,7 triệu ca tử vong, những con số này vẫn đang tiếp tục tăng lên mỗi
ngày trên toàn thế giới cho thấy đại dịch vẫn đang phát triển nhanh chóng không ngừng.
Tại Việt Nam theo thống kê của Bộ y tế có 9222 ca nhiễm, có 3547 ca đã bình phục, và có
55 ca tử vong [1]. Khơng chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe và gây thiệt hại về sinh mạng con
người với tỷ lệ rất cao so với dân số thế giới, đại dịch COVID-19 còn trực tiếp gây ra
những sự bất ổn nghiêm trọng về kinh tế chính trị đối với những quốc gia có dịch bệnh
bùng phát và gián tiếp ảnh hưởng tới cả những quốc gia khác, đồng thời ảnh hưởng gián
tiếp tới nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống của tất cả mọi người.

Trước sự xuất hiện đột ngột và phát triển nhanh chóng của đại dịch COVID-19,
chính phủ các quốc gia trên thế giới đã tiến hành các biện pháp nhằm bảo vệ sức khỏe
người dân cũng như các nhóm cộng đồng trên tồn cầu, bao gồm: hạn chế đi lại, phong
tỏa kiểm dịch, ban bố tình trạng khẩn cấp, sử dụng lệnh giới nghiêm, tiến hành cách ly
xã hội, hủy bỏ các sự kiện đơng người, đóng cửa trường học và những cơ sở dịch vụ,
kinh doanh ít quan trọng, khuyến khích người dân tự nâng cao ý thức phòng bệnh, hạn
chế ra ngồi, đồng thời chuyển đổi mơ hình hoạt động kinh doanh, học tập, làm việc từ
truyền thống sang trực tuyến [22]. Tuy nhiên, những nỗ lực này cũng chỉ có thể làm
hạn chế sự phát triển của dịch bệnh mà chưa có biện pháp cụ thể nào có thể ngăn chặn
và dập tắt hồn tồn dịch bệnh.

Tại Việt Nam, Chính phủ đã thực hiện phối hợp nhiều biện pháp giống với các
nước trên thế giới để hạn chế tối đa sự lây lan của bệnh và ngăn chặn không để bùng phát
thành dịch. Ngoài các biện pháp nêu ở trên cịn có sự tích cực trong cơng tác tun truyền
để giúp mỗi người mỗi nhà có thể biết và hiểu về bệnh đồng thời nâng cao ý thức tự phòng
tránh bệnh để tự bảo vệ mình và bảo vệ cộng đồng của mỗi người. Nhờ có sự phỗi hợp
chặt chẽ của nhiều Bộ ngành và tinh thần quyết liệt “chống dịch như chống

1


giặc”, Việt Nam đã bước đầu hạn chế và khoanh vùng dịch bệnh, thiệt hại về người ở
mức thấp so với thế giới [27].
Dựa trên tình hình hiện tại, chúng tơi đã thực hiện nghiên cứu tại huyện Sóc Sơn
là một huyện ngoại thành Hà Nội nhằm tìm hiểu về kiến thức, thực hành về phòng
chống dịch bệnh COVID – 19 của người dân. Nghiên cứu nhằm mục đích cung cấp
thêm thơng tin cho bức tranh phịng chống chung dịch bệnh COVID – 19 trong cộng
đồng, trên cơ sở đó dưa ra những giải pháp, biện pháp hỗ trợ cho người dân cùng như
ngành y tế để phòng chống dịch bệnh trong tình hình diễn biến mới. Chúng tơi hy vọng
nghiên cứu này có thể giúp người dân và các tổ chức hiểu rõ tình hình thực tế của
người dân để chuẩn bị, đối phó và vượt qua đại dịch nguy hiểm này bởi vì sự hiểu biết
về kiến thức và thực hành của cộng đồng là vô cùng quan trọng nếu chúng ta muốn giải
quyết đại dịch một cách hiệu quả.
Chính vì những lý do trên, chúng tơi thực hiện đề tài: “Thực trạng kiến thức, thái độ và
thực hành về phòng chống dịch bệnh COVID-19 của người dân tại 4 xã thuộc huyện

Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2020” với hai mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ về phòng chống dịch bệnh COVID-19 của

người dân tại 4 xã thuộc huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2020.
2. Mô tả thực trạng thực hành về phòng chống dịch bệnh COVID-19 của người


dân tại 4 xã thuộc huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2020.

2


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Các khái niệm cơ bản.
1.1.1. Khái niệm đại dịch.
Đại dịch có thể được định nghĩa "là dịch bệnh xuất hiện trên toàn cầu hoặc trên
một khu vực rộng lớn xuyên qua biên giới quốc gia, và thường ảnh hưởng đến rất nhiều
người" [2].
Tổ chức y tế thế giới (WHO) chia đại dịch thành 6 giai đoạn miêu tả quá trình
một loại virus cúm mới nhiễm trùng vài người đầu tiên rồi phát triển thành dịch. Điều
này bắt đầu chủ yếu là sự lây nhiễm ở động vật, với một vài ca động vật lây nhiễm qua
người, sau đó đến giai đoạn virus bắt đầu phát tán trực tiếp giữa người sang người, và
cuối cùng là dịch bệnh khi sự lây nhiễm phân bố trên toàn cầu [3].
1.1.2. Khái niệm đại dịch COVID-19.
Đại dịch COVID-19 [4], [5] là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là
virus SARS-CoV-2 (virus Corona 2 gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nặng), đang diễn
ra trên phạm vi tồn cầu [6]. Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu
tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc, bắt nguồn từ
một nhóm người mắc viêm phổi khơng rõ ngun nhân. Giới chức y tế địa phương xác
nhận rằng trước đó họ đã từng tiếp xúc, chủ yếu với những thương nhân buôn bán và
làm việc tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam. Các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến
hành nghiên cứu và phân lập được một chủng corona virus mới, được Tổ chức Y tế Thế
giới lúc đó tạm thời gọi là 2019-nCoV, là một loại virus RNA sợi đơn cảm nhận dương
tính với tế bào biểu mơ và hệ hơ hấp, có trình tự gen giống với SARS-CoV trước đây
với mức tương đồng lên tới 79,5%. Giống như người tiền nhiệm của nó, SARS-CoV,
SARS-CoV-2 cũng thuộc chi betacoronavirus cùng với MERS-CoV và thuộc họ

Coronaviridae [7], [8], [9].
Các ca nghi nhiễm đầu tiên ở Vũ Hán được báo cáo vào ngày 31 tháng 12 năm
2019. Trường hợp tử vong do SARS-CoV-2 đầu tiên xảy ra ở Vũ Hán vào ngày 9 tháng
1 năm 2020 [10]. Các ca nhiễm virus đầu tiên được xác nhận bên ngoài Trung Quốc bao

gồm hai người phụ nữ ở Thái Lan và một người đàn ông ở Nhật Bản. Biểu hiện lâm sàng
của các triệu chứng COVID-19 bao gồm sốt, mệt mỏi, ho khan, khó chịu và khó thở

3


[11]. Cho đến nay, căn bệnh này được đặc trưng bởi tỷ lệ mắc và tử vong cao [12] cùng

với các bệnh khác. Sự lây nhiễm virus từ người sang người đã được xác nhận cùng với tỷ
lệ bùng phát dịch tăng nhanh vào giữa tháng 1 năm 2020 [13-16]. Ngày 23 tháng 1 năm

2020, chính phủ Trung Quốc quyết định phong tỏa Vũ Hán, tồn bộ hệ thống giao
thơng công cộng và hoạt động xuất - nhập khẩu đều bị tạm ngưng [17].
Ngày 11 tháng 3 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ra tuyên bố gọi
"COVID-19" là "Đại dịch toàn cầu" [18-21].
1.2.

Các yếu tố liên quan đến COVID-19.

1.2.1. Triệu chứng bệnh COVID-19
 Lâm sàng

Một trong những vấn đề chính của đại dịch COVID-19 là các triệu chứng bệnh
rất đa dạng và có thể có các biểu hiện khác nhau giữa các bệnh nhân. Một số triệu
chứng cực kỳ nghiêm trọng, trong khi những triệu chứng khác nhẹ đến mức bệnh nhân

khơng có triệu chứng. Trong những trường hợp nghiêm trọng, một kiểu tiến triển điển
hình của bệnh xảy ra: những bệnh nhân mắc bệnh nhẹ có thể có dấu hiệu hồi phục sau
tuần đầu tiên, nhưng một số có thể có các triệu chứng dai dẳng hoặc có thể xấu đi
nhanh chóng trở lại sau đó. Các triệu chứng COVID-19 phổ biến nhất có xu hướng
xuất hiện trong khoảng 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc với virus, bao gồm sốt, đau cơ,
đau đầu, ho, đau họng và mất vị giác. Trong những trường hợp nghiêm trọng, do nhiễm
trùng phổi quá lớn, các dấu hiệu cấp cứu phát sinh bao gồm khó thở do viêm phổi.
Diễn biến lâm sàng đặc trưng nhất của bệnh nhân COVID-19 nặng là sự phát triển của
ARDS. Tình trạng phổi đe dọa tính mạng này ngăn cản đủ oxy đi qua phế nang vào
máu. Vì vậy, để tăng cường oxy cho phổi, bệnh nhân được đưa vào thở máy. Bất chấp
những nỗ lực tích cực như vậy, khoảng 40% bệnh nhân ARDS không qua khỏi [22].
-

Các triệu chứng phổ biến nhất của COVID-19 là sốt, ho khan và mệt mỏi.

-

Các triệu chứng khác ít phổ biến hơn và có thể ảnh hưởng đến một số bệnh nhân
bao gồm: đau nhức, nghẹt mũi, nhức đầu, viêm kết mạc, đau họng, tiêu chảy,
mất vị giác hoặc khứu giác hoặc phát ban trên da hoặc đổi màu ngón tay hoặc
ngón chân. Các triệu chứng này thường nhẹ và bắt đầu dần dần. Một số người bị
nhiễm bệnh nhưng chỉ có các triệu chứng rất nhẹ có thể bỏ qua.

4


-

Hầu hết mọi người (khoảng 80%) khỏi bệnh mà không cần điều trị tại bệnh
viện. Cứ 5 người thì có 1 người nhiễm COVID-19 bị bệnh nặng và khó thở.

Người lớn tuổi và những người có các vấn đề y tế tiềm ẩn như huyết áp cao, các
vấn đề về tim và phổi, tiểu đường hoặc ung thư, có nguy cơ mắc bệnh nghiêm
trọng cao hơn.

-

Tuy nhiên, bất kỳ ai cũng có thể mắc phải COVID-19 và bị bệnh nặng. Mọi
người ở mọi lứa tuổi bị sốt và / hoặc ho kèm theo khó thở / thở gấp, đau / tức
ngực hoặc mất khả năng nói hoặc cử động nên đi khám ngay. Nếu có thể, nên
gọi điện trước cho cơ sở hoặc nhà cung cấp dịch vụ y tế để bệnh nhân được
hướng dẫn đến đúng phòng khám [23].

 Cận lâm sàng
- Các xét nghiệm huyết học, sinh hóa máu thay đổi không đặc hiệu:
+ Số lượng bạch cầu trong máu có thể bình thường hoặc giảm; số lượng bạch

cầu lympho thường giảm, đặc biệt nhóm diễn biến nặng.
+ CRP bình thường hoặc tăng, PCT thường bình thường. Một số trường hợp

tăng nhẹ ALT, AST, CK, LDH.
+ Trong các trường hợp diễn biến nặng có các biểu hiện suy chức năng các cơ
-

quan, rối loạn đông máu, rối loạn điện giải và toan kiềm.
X-Quang và chụp cắt lớp vi tính phổi
+ Ở giai đoạn sớm hoặc chỉ viêm đường hơ hấp trên, hình ảnh X Quang bình

thường.
+ Khi có viêm phổi, tổn thương thường ở hai bên với dấu hiệu viêm phổi kẽ và
đám mờ lan tỏa, ở ngoại vi hay thùy dưới. Tổn thương có thể tiên triển nhanh

trong ARDS. Ít khi gặp dấu hiệu tạo hang hay tràn dịch tràn khí màng phổi.
+ Xét nghiệm khẳng định căn nguyên: Phát hiện SARS – CoV – 2 bằng kỹ thuật

Real – Time PCR hoặc giải trình tự gene từ các mẫu bệnh phẩm (dịch từ hầu họng,

đờm, …). Xét nghiệm này cung cấp một cơng cụ chẩn đốn nhạy cảm, dựa trên
axit nucleic để đánh giá các mẫu bệnh phẩm từ bệnh nhân trong giai đoạn nhiễm
trùng cấp tính [24].
1.2.2. Cách thức lây truyền của bệnh COVID – 19
COVID-19 được cho là lây lan chủ yếu qua tiếp xúc gần gũi từ người này sang
người khác, bao gồm cả giữa những người ở gần nhau (trong vòng khoảng 6 feet =2m).
5


Những người bị nhiễm bệnh nhưng không biểu hiện triệu chứng cũng có thể lây virus
sang người khác [25].
-

-

COVID-19 lây lan rất dễ dàng từ người này sang người khác: Mức độ dễ dàng
lây lan của virus từ người này sang người khác có thể khác nhau. Loại virus gây
ra bệnh dường như lây lan hiệu quả hơn bệnh cúm nhưng không hiệu quả bằng
bệnh sởi, là một trong những loại virus dễ lây lan nhất được biết là ảnh hưởng
đến con người.
COVID-19 lây lan phổ biến nhất khi tiếp xúc gần
+ Những người ở gần (trong vòng 6 feet=2m) một người bị bệnh hoặc tiếp xúc

trực tiếp với người đó có nguy cơ lây nhiễm cao nhất.
+ Khi những người bị bệnh ho, hắt hơi, hát, nói chuyện hoặc hít thở, họ sẽ tạo ra


các giọt đường hơ hấp. Những giọt này có thể có kích thước từ những giọt lớn
hơn (một số có thể nhìn thấy được) đến những giọt nhỏ hơn. Các giọt nhỏ cũng
có thể tạo thành hạt khi chúng khô rất nhanh trong luồng không khí.
+ Nhiễm trùng xảy ra chủ yếu do tiếp xúc với các giọt đường hô hấp khi một

người tiếp xúc gần với người có COVID-19.
+ Các giọt đường hơ hấp gây ra nhiễm trùng khi chúng được hít vào hoặc đọng

lại trên các màng nhầy, chẳng hạn như những chất lót bên trong mũi và miệng.
+ Khi các giọt đường hô hấp di chuyển xa hơn từ người bị bệnh, nồng độ của

những giọt này giảm. Các giọt lớn hơn rơi ra ngồi khơng khí do trọng lực. Các
giọt và hạt nhỏ hơn phát tán trong khơng khí.
+ Theo thời gian, số lượng virus lây nhiễm trong các giọt đường hơ hấp cũng
-

giảm dần.
COVID-19 đơi khi có thể lây lan qua đường truyền trong khơng khí
+ Một số bệnh nhiễm trùng có thể lây lan khi tiếp xúc với virus ở dạng giọt và

hạt nhỏ có thể tồn tại trong khơng khí từ vài phút đến hàng giờ. Những virus này
có thể lây nhiễm cho những người ở cách xa người bị nhiễm hơn 6 feet hoặc sau
khi người đó rời khỏi không gian.
+ Loại lây lan này được gọi là lây truyền qua đường khơng khí và là một cách

quan trọng để lây lan các bệnh nhiễm trùng như bệnh lao, bệnh sởi và thủy đậu.
+ Có bằng chứng cho thấy trong một số điều kiện nhất định, những người có

COVID-19 dường như đã lây nhiễm cho những người khác cách xa hơn 6 feet.


6


Những sự truyền này xảy ra trong khơng gian kín có hệ thống thơng gió khơng
đủ. Đơi khi người bị nhiễm bệnh đang thở nặng nhọc, chẳng hạn như khi hát
hoặc tập thể dục.
 Lượng nhỏ giọt và hạt truyền nhiễm được tạo ra bởi những người có chứa virus

COVID-19 đã trở nên tập trung đủ để lây lan virus sang người khác. Những
người bị nhiễm ở cùng một không gian trong cùng một thời điểm hoặc
ngay sau khi người bị nhiễm rời đi.

+ Dữ liệu hiện có chỉ ra rằng virus gây ra COVID-19 lây lan qua tiếp xúc gần

-

gũi với một người có COVID-19 phổ biến hơn nhiều so với lây truyền trong
khơng khí [26].
COVID-19 ít lây lan hơn khi tiếp xúc với các bề mặt bị ô nhiễm
+ Các giọt hơ hấp cũng có thể đáp xuống các bề mặt và đồ vật. Có thể một người

có thể bị nhiễm bệnh bằng cách chạm vào một bề mặt hoặc vật thể có virus và sau

đó chạm vào miệng, mũi hoặc mắt của chính họ.
+ Lan truyền từ các bề mặt chạm vào không được cho là cách phổ biến khiến
-

dịch bệnh lây lan
COVID-19 hiếm khi lây lan giữa người và động vật

+ Virus có thể lây lan từ người sang động vật trong một số trường hợp. CDC đã

biết một số ít vật ni trên tồn thế giới, bao gồm cả mèo và chó, được báo cáo
là bị nhiễm virus gây ra COVID-19, chủ yếu là sau khi tiếp xúc gần với những
người có COVID-19.
+ Tại thời điểm này, nguy cơ lây lan COVID-19 từ động vật sang người được

coi là thấp [26].
1.2.3. Biến chứng bệnh COVID-19
COVID-19 gây ra một số biến chứng như sau [26]:
-

Viêm phổi cấp: Phổi là môi trường trú ngụ và phát triển yêu thích nhất của loại
virus gây bệnh COVID-19. Theo chuyên gia về virus của Đại học Maryland
(Mỹ), giáo sư Matthew B.Frieman cho biết, virus gây bệnh COVID-19tấn công
vào phổi qua 3 giai đoạn như SARS:
+ Giai đoạn 1: những ngày đầu khi mới nhiễm bệnh, virus xâm nhập vào phổi
bằng cách vượt hàng rào bảo vệ của hệ hô hấp, và hình thành ổ virus. Rất nhiều
bệnh nhân mắc COVID-19 bị viêm cả hai lá phổi và đi kèm triệu chứng khó thở.

7


+ Giai đoạn 2: trước sự xâm nhập ồ ạt của virus, cơ thể con người tự vệ bằng

cách tăng cường tế bào miễn dịch đến phổi. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh
nhân miễn dịch quá mức, tế bào miễn dịch tấn cơng ln cả tế bào lành sẽ khiến
tình trạng của người bệnh càng thêm xấu đi.
+ Giai đoạn 3: tổn thương ở phổi tiếp tục lan rộng, dẫn đến suy hơ hấp cấp tính,


và tử vong. Dù có được cứu sống, người bệnh phải chịu những tổn thương nặng
nề ở phổi và không thể hồi phục.
-

Hội chứng suy hơ hấp cấp tính (ARDS): là một trong những biến chứng của
bệnh COVID-19. Hội chứng này xảy ra khi phổi của người bệnh bị tổn thương
nghiêm trọng do các cuộc tấn cơng của virus, gây tích tụ dịch trong túi khí, cản
trở oxy vào máu và các phần cịn lại của cơ thể, từ đó dẫn đến tình trạng suy hơ
hấp và thậm chí là tử vong nếu bệnh nhân khơng được cứu chữa kịp thời.

-

Tổn thương gan cấp tính: Tổn thương gan cấp tính và suy gan là những biến
chứng đe dọa tính mạng bệnh nhân COVID-19. Biến chứng này xảy ra khi virus
tấn công các tế bào gan và thường xuất hiện ở các ca bệnh nặng.

-

Tổn thương tim cấp tính: do virus gây bệnh COVID-19 ức chế hệ miễn dịch của
cơ thể, từ đó làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng, giảm hàm lượng oxy trong máu
và gây rối loạn nhịp tim. Mặt khác, sự tấn công của các virus lạ có thể gây nên
phản ứng kích thích miễn dịch tạo ra “báo động giả” gây kích thích hoạt động
của thần kinh và làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim.

-

Tổn thương thận cấp tính (AKI): Khơng chỉ tấn cơng phổi, virus SARS-CoV-2
cịn gây tổn thương ở thận của người bị nhiễm virus. Tổn thương thận cấp tính
(AKI) có thể xảy ra ngay cả với nhóm người khơng có tiền sử bệnh thận trước
đây, làm gia tăng nguy cơ tiến triển thành bệnh thận mạn tính ở bệnh nhân

nhiễm COVID-19.

-

Nhiễm trùng thứ cấp: Người mắc COVID-19 có thể bị nhiễm trùng thứ cấp nếu
tiếp xúc với một dạng vi khuẩn hoặc virus khác trong quá trình điều trị và phục
hồi bệnh COVID-19.

-

Sốc nhiễm trùng: xảy ra khi tình trạng nhiễm trùng trong cơ thể khiến huyết áp
hạ thấp đến mức báo động. Đây là một biến chứng phức tạp và nguy hiểm của
tình trạng nhiễm trùng, có thể đe dọa tính mạng người bệnh.

8


-

Hội chứng đông máu nội mạch rải rác: Đây là một biến chứng nghiêm trọng, khi
các cục máu nhỏ hình thành trong dòng máu, làm tắc các mạch máu nhỏ. Hậu quả
là lưu thông máu giảm và máu không thể đến được một số cơ quan trong cơ thể

-

-

Tiêu cơ vân: Tiêu cơ vân xảy ra khi các tế bào cơ vân bị tổn thương dẫn đến
việc giải phóng một loạt chất trong tế bào cơ vào máu. Hiện tượng này dẫn đến
rối loạn nước điện giải, toan chuyển hóa, tăng Kali máu, tắc ống thận gây suy

thận cấp (do giải phóng myoglobin), suy hơ hấp tiến triển (ARDS) và đơng máu
rải rác trong lịng mạch (do giải phóng các hoạt chất kinin, prostaglandin,
serotonin)…Tiêu cơ vân có thể xảy ra do chấn thương trực tiếp, thiếu máu cục
bộ cấp tính, nhiễm độc cấp hay nhiễm khuẩn và nhiễm virus. Tiêu cơ vân là một
biến chứng của COVID-19 cực kỳ hiếm gặp.
Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C).
Da liễu: phát ban, rụng tóc.
Thần kinh: gặp vấn đề khứu giác, vị giác, khó ngủ, khó tập trung, vấn đề trí nhớ.
Tâm thần: trầm cảm, lo lắng, tâm trạng thay đổi.

1.2.4. Ảnh hưởng của COVID-19
Những tác động của đại dịch COVID – 19 ở Việt Nam có những đắc điểm, sắc
thái và mức độ khác nhau, có thể nêu khái quát một số mặt như sau [27]:
-

Về mặt kinh tế: Đại dịch bệnh COVID-19 có tác động rất mạnh, thậm chí là
nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội Việt Nam, thể hiện tập trung ở tăng trưởng
GDP 2019 là 7,02%, sáu tháng đầu năm 2020 giảm xuống chỉ còn 1,81%, thấp
nhất trong 10 năm qua (trong đó quý II chỉ tăng 0,36%). Nó làm suy giảm tăng
trưởng, đầu tư và thương mại; làm gián đoạn các chuỗi giá trị sản xuất quan
trọng; ảnh hưởng rất lớn từ biến động của các đối tác lớn (Mỹ, Trung Quốc, EU,
Nhật bản, Hàn Quốc…). Đối với lĩnh vực nông nghiệp, chịu tác động nhiều là
sản xuất các sản phẩm xuất khẩu khi các nước đối tác “đóng cửa biên giới”. Đối
với lĩnh vực cơng nghiệp và xây dựng, nhiều nhóm ngành sản xuất kinh doanh
cũng chịu ảnh hưỏng. Đối với lĩnh vực dịch vụ, chịu ảnh hưởng lớn là vận tải
(hàng không, đường sắt, đường thủy…), du lịch, lưu trú, ẩm thực,…

-

Về mặt giáo dục: Khi dịch COVID-19 xảy ra, tất cả các trường học và cơ sở

giáo dục cơng lập, ngồi công lập và tư thục đã phải dừng việc dạy và học trực
tiếp; phải triển khai công tác giảng dạy, đào tạo online, E-learning, qua truyền
9


hình. Một số cơ sở đào tạo có chính sách ưu đãi giảm 15-20% học phí cho tồn
bộ học sinh, sinh viên để chia sẻ gánh nặng với người học, góp phần giải quyết
các vấn đề xã hội. Tuy nhiên, các cơ sở giáo dục - đào tạo đang gặp rất nhiều
khó khăn trong việc tổ chức triển khai chương trình năm học mới; gặp khó khăn
lớn về tài chính, giữ và trả lương cho giáo viên và các ảnh hưởng tiêu cực khó
lường khác.
-

Về mặt văn hóa, xã hội: Tác động trực tiếp, sâu rộng nhất là suy giảm lao động,
việc làm, thu nhập và đời sống của người dân, nhất là nhóm lao động trong các
khu vực phi chính thức, đối tượng yếu thế, lao động trong các doanh nghiệp.

Nhiều lao động đang phải nghỉ không lương hoặc phải giãn, giảm thời gian làm
việc, thu nhập giảm sút, khơng có đóng bảo hiểm xã hội. Từ khi dịch bùng phát,
trong xã hội cũng xuất hiện các tình trạng tâm lý lo lắng, bất an khi dịch bùng
phát và kéo dài; cũng có những tư tưởng vị kỷ, ích kỷ, coi thường, hiện tượng
lợi dụng tác động của dịch để kinh doanh lừa đảo, trục lợi.
-

-

Về mặt y tế: Đại dịch COVID-19 đã gây ra cuộc khủng hoảng y tế trên toàn cầu
làm đảo lộn hệ thống y tế dự phòng và bảo vệ sức khỏe cộng đồng của các nước,
hệ thống khám và chữa bệnh quá tải, không đáp ứng yêu cầu. Đối với Việt Nam,
một phần tác động của đại dịch COVID-19 cũng cho thấy những mặt mạnh của

hệ thống y tế, như hệ thống y tế dự phịng, y tế cộng cơng cộng tương đối mạnh,
đội ngũ chun gia trình độ cao, có sự chỉ đạo thống nhất, phản ứng nhanh,
tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, cũng làm bộc lộ những hạn chế mà nếu dịch lây
lan mạnh, rộng, số người lây nhiễm lớn sẽ rất khó khó khăn trong việc phịng
chống, như nguồn lực và tiềm lực y tế có hạn, cơ sở vất chất, trang thiết bị còn
nhiều bất cập, thiếu thốn.
….

1.2.5. Các biện pháp phòng chống COVID-19
Để ngăn chặn COVID-19 lây lan, hãy thực hiện các khuyến các từ Bộ Y tế, đặc
biệt là quy tắc 5K “Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y
tế’’ [1]:
-

Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vịi nước sạch, hoặc bằng
dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn).

10


-

Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng và đến cơ
sở y tế.

-

Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng
khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo.


-

Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý xây dựng lối sống
lành mạnh.
Vệ sinh thơng thống nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.

-

Nếu bạn có dấu hiệu sốt, ho, hắt hơi, và khó thở, hãy tự cách ly tại nhà, đeo
khẩu trang và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị.
Tự cách ly, theo dõi sức khỏe, khai báo y tế đầy đủ nếu trở về từ vùng dịch.

-

Thực hiện khai báo y tế trực tuyến tại hoặc tải ứng dụng
NCOVI từ địa chỉ và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khoẻ
của bản thân.

-

Cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19,
giúp bảo vệ bản thân và gia đình: />
1.3.

Một số nghiên cứu liên quan đến kiến thức, thực hành về phòng chống dịch
bệnh COVID – 19 của người dân
1.3.1. Trên Thế giới:
-

Nghiên cứu của tác giả Arina Anis Azlan về “Kiến thức, thái độ và thực hành

của cộng đồng đối với COVID-19: ở Malaysia” [28].

-

Nghiên cứu của tác giả Bao-Liang Zhong về “Kiến thức, thái độ và thực hành
đối với COVID-19 của cư dân Trung Quốc trong thời kỳ bùng phát COVID-19
gia tăng nhanh chóng” [29].

-

Nghiên cứu của nhóm tác giả Minjung Lee, Bee-Ah Kang & Myoungsoon You
về “Kiến thức, thái độ và thực hành (KAP) đối với COVID-19: một nghiên cứu
cắt ngang ở Hàn Quốc” [30].

-

Nghiên cứu của nhóm tác giả Kakemam E, Ghoddoosi-Nejad D, Chegini Z về
“Kiến thức, thái độ và thực hành của dân số chung trong thời gian bùng phát
COVID-19 ở Iran” [31].

-

Nghiên cứu của Giáo sư Tiến sĩ Soepomo về “Kiến thức, Thái độ, Thực hành và
Nhu cầu Thông tin Trong Đại dịch COVID-19 ở Indonesia” [32].


-

11



1.3.2. Tại Việt nam
- Nghiên cứu của nhóm tác giả Lê Minh Đạt, Nguyễn Minh Thuý, Kiều Thị Hoa,
Phạm Thị Thu Huyền về “Kiến thức, thái độ của sinh viên đại học Y Hà Nội đối
với COVID-19, năm 2020”.
- …
1.4. Thực trạng kiến thức và thực hành của người dân về COVID-19.
Trong các ngày vừa qua, các cấp, các ngành, các địa phương (nhất là Thành phố
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) đã tập trung thực hiện tốt các biện pháp phòng,
chống dịch COVID-19, nhất là đã thực hiện kịp thời, đúng đắn biện pháp cách ly toàn
xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ [1].
Việt Nam áp dụng một loạt biện pháp, bao gồm cách ly 14 ngày bắt buộc đối với
bất kỳ ai nhập cảnh và hủy bỏ tất cả các chuyến bay nước ngoài, cách ly những người
nhiễm virus và theo dõi bất cứ người nào đã tiếp xúc với người mắc bệnh. Ngồi ra,
người dân Việt Nam có tinh thần giám sát cao, chủ động phản ánh những hành động sai
trái tới cơ quan chức năng; các hành vi như chia sẻ tin giả, thông tin sai lệch về virus
SARS-CoV-2 đều bị xử lý.
Từ ngày 7 tháng 3, du khách bắt buộc phải khai báo y tế khi nhập cảnh Việt Nam.
Từ ngày 10 tháng 3 năm 2020, Việt Nam thực hiện khai báo sức khỏe tồn dân để kiểm
sốt dịch bệnh một cách tổng thể. Thông tin khai báo bị quản lý chặt, chỉ phục vụ chống
dịch, không dùng vào mục đích khác. Từ ngày 21 tháng 3 năm 2020, hành khách di
chuyển bằng tàu hỏa, máy bay, xe khách trong nước phải khai báo y tế điện tử [1].

Với sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước cùng với sự đồng lòng và chấp hành
tương đối tốt của người dân, Việt Nam đã được ca ngợi trên toàn cầu trong việc quản lý
tốt đại dịch này.
Tuy nhiên, vào cuối tháng 7/2020, Đà Nẵng là tâm chấn của một bùng pháp
virus corona mới, mà các nhà khoa học chưa tìm được câu trả lời về nguồn gốc của nó.
Ca nhiễm đột ngột tăng sau nhiều ngày khơng có ca lây nhiễm trong cộng đồng nào.
Đã có nhiều ca tử vong ngay sau đó do diễn biến phức tạp của bệnh gây ra.

Tính đến thời điểm đầu tháng 12/2020, TP. Hồ Chí Minh đã xuất hiện thêm 3 ca
nhiễm mới sau khoảng hơn 2 tháng khơng có ca lây nhiễm nào tại cộng đồng. Điều này
đã thể hiện được diễn biến rất phức tạp và khó kiểm sốt được của dịch bệnh này.

12


1.5. Vị trí địa lý huyện Sóc Sơn
Sóc Sơn là huyện ngoại thành phía Bắc Thủ đơ Hà Nội, cách trung tâm Thành
phố hơn 30 km. Phía Nam giáp huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và huyện Đơng Anh (Hà
Nội). Phía Đông giáp huyện Yên Phong (Bắc Ninh) và huyện Hiệp Hồ (Bắc Giang).
Phía Bắc giáp huyện Phổ n (Thái Ngun). Phía Tây giáp thị xã Phúc Yên (Vĩnh
Phúc). Bao quanh huyện là hệ thống sông Cầu, sông Cà Lồ. Hệ thống giao thông của
huyện đa dạng gồm cả đường bộ, đường sắt, đường khơng và đường thuỷ.
Tháng 7/1977, huyện Sóc Sơn được thành lập trên cơ sở sát nhập huyện
Đa Phúc và 14 xã của huyện Mê Linh, trực thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.
Đến tháng 12/1978, trong lần mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội lần
thứ hai, huyện Sóc Sơn được chuyển trực thuộc thành phố Hà Nội, chuyển 6 xã phía
Tây về huyện Mê Linh.
Đơn vị hành chính: Huyện có 01 Thị trấn Sóc Sơn và 25 xã gồm: Bắc Phú,
Bắc Sơn, Đơng Xn, Đức Hịa, Hiền Ninh, Hồng Kỳ, Kim Lũ, Mai Đình, Minh
Phú, Minh Trí, Nam Sơn, Phú Cường, Phù Linh, Phù Lỗ, Phú Minh, Quang Tiến, Tân
Dân, Tân Hưng, Tân Minh, Thanh Xuân, Tiên Dược, Trung Giã, Việt Long, Xuân
Giang, Xuân Thu.

13


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu

Người dân đến sử dụng dịch vụ y tế tại Trạm Y tế và Phòng khám Đa khoa khu
vực tại 4 xã (Minh Phú, Bắc Sơn, Đức Hòa, Thanh Xuân) thuộc huyện Sóc Sơn, thành
phố Hà Nội năm 2020.
 Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Người dân trực tiếp đến sử dụng dịch vụ y tế (khám bệnh, chữa bệnh, tiêm
phòng Vaccin,…) hoặc phụ huynh của trẻ tham gia tiêm phòng Vaccin tại
Trạm Y tế và Phòng khám Đa khoa khu vực tại 4 xã (Minh Phú, Bắc Sơn,
Đức Hòa, Thanh Xuân) thuộc huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2020.
 Tiêu chuẩn loại trừ:
- Đối tượng không đủ các tiêu chuẩn trên.
-

Đối tượng từ chối tham gia nghiên cứu.

2.2. Thời gian và địa điểm:
Nghiên cứu được tiến hành tại 02 điểm y tế gồm Trạm Y tế và Phòng khám Đa
khoa khu vực tại 4 xã (Minh Phú, Bắc Sơn, Đức Hịa, Thanh Xn) thuộc huyện Sóc
Sơn, thành phố Hà Nội từ tháng 07/2020 đến tháng 06/2021.
2.3. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.4. Mẫu và phương pháp thu thập thông tin:
Phát phiếu tự điền hoặc phỏng vấn trực tiếp cho 100 người. Đã có 100 người
đồng ý, điền thông tin vào phiếu điều tra hoặc đồng ý phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu
hỏi theo mẫu. Đã thu nhận được 31 phiếu tại xã Minh Phú, 20 phiếu tại xã Bắc Sơn, 28
phiếu tại xã Đức Hòa và 21 phiếu tại xã Thanh Xuân.
Nghiên cứu được tiến hành thu thập số liệu tại Trạm Y tế và Phòng khám Đa
khoa khu vực tại 4 xã (Minh Phú, Bắc Sơn, Đức Hòa, Thanh Xuân) thuộc huyện Sóc
Sơn, thành phố Hà Nội từ ngày 06/07/2020 đến ngày 31/07/2020.
2.5. Biến số:
Biến độc lập phân tích mối liên quan: từng người dân thực hiện khảo sát.
Một số yếu tố cá nhân của người dân: tuổi, giới, nơi ở, học vấn, tình trạng hơn

nhân, thu nhập.
14


2.6. Các biến số nghiên cứu:
 Thông tin chung
- Họ và tên
- Năm sinh
- Giới tính: nam, nữ
- Dân tộc: kinh, dao, mường, …
- Tình trạng hơn nhân: độc thân, đã lập gia đình
-

Trình độ học vấn: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp, cao
đẳng, đại học, sau đại học, khác….
Nghề nghiệp: nông dân, công nhân, hưu trí, nội trợ, lao động tự do, kinh doanh,

Thu nhập hàng tháng
Số điện thoại liên hệ
Tình trạng việc làm hiện tại: có việc làm cố định, có việc bán thời gian, khơng
có việc làm
 Kiến thức về COVID-19

-

Đã tưng nghe kể về COVID-19 chưa: có, khơng
Các triệu chứng chính gồm: sốt, ho, khó thở, đau họng, đau cơ, đau đầu, tiêu
chảy, khơng có triệu chứng gì, khác….

-


Cách thức lây truyền: đường máu, qua giọt bắn, qua khơng khí, do tiếp xúc
trực tiếp, do chạm dụng cụ hay đồ vật mang mầm bệnh, do muỗi đốt, do ăn
uống, không biết…

-

Điều khiến lo lắng nhất: mất nguời thân, hệ thống y tế quá tải, đóng cửa trường
học, đóng cửa doanh nghiệp, rối loạn trật tự xã hội, mắc bênh, mất việc, khác….

-

Một nhóm người nào đó phải chịu trách nhiệm về bệnh dịch: có, một chút (thì là
nhóm người nào), không.
 Thái độ thực hành

-

Bảo vệ bản thân và gia đình bằng cách: rửa tay thường xuyên với dungg dịch xà
phòng-nước rửa tay-cồn, che miệng mũi khi ho hắt hơi, tránh tiếp xúc gần
người bị sốt và ho, tránh chạm vào mắt mũi miệng, ăn thức ăn chín, tránh tiếp
xúc động vật sống và bề mặt tiếp xúc với động vật, ở trong nhà, tuân thủ
khuyến cáo, mang khẩu trang, sử dụng thuốc dân gian,….

15


-

Biện pháp thường làm khi người thân/bản thân bị cảm cúm thơng thường:

khơng làm gì cả, ở nhà để khơng lây cho người khác, đeo khẩu trang, uống trà
đến khi khỏi, xin lời khuyên hàng xóm, xin lời khuyên của thầy thuốc đông y,
đến TYT/PKĐK trung trâm y tế, khác....

-

Thực hành trong thời gian dịch bệnh vừa qua: đeo khẩu trang khi đi ra ngoài,
rửa tay sau khi tháo khẩu trang, tiết kiệm khẩu trang dùng vài lần, súc miệng
họng thường xun, thường xun rửa tay bằng xà phịng, khơng chạm tay lên
mắt mũi miệng, mang nước rửa tay, che miệng khi ho hắt hơi, giữ ấm cơ thể, tập
thể dục, ăn uống chín, thay quần áo khi đi ra ngồi và ở nhà, giữ khơng khí
trong nhà thống, hạn chế sử dụng điều hịa, mua tích trữ lương thưc và khẩu
trang nước rửa tay (có, khơng)

-

Trong thời gian cao điểm dịch bệnh đã thực hiện: tránh tập trung đông người, giữ
khoảng cách tối thiểu 2m, hạn chế đến cơ sở y tế, chia sẻ thơng tin lịch trình di
chuyển khi có biểu hiện nhiễm bệnh, báo cơ qua chức năng khi phát hiện bệnh,
thực hiện nghiêm túc biện pháp phòng chống bệnh tại nhà và địa phương

-

Ảnh hưởng của dịch bệnh đến cá nhân, gia đình: thời gian làm việc, thu nhập,
vấn đề lo lắng hàng đầu (sức khỏe cá nhân, lương thực thực phẩm, thuốc men,
việc con cái học hành, sinh hoạt vui chơi, hạn chế đi lại,…).

-

Sinh hoạt gia đình ảnh hưởng: cuộc sống sáo trộn, tâm lý lo lắng, hoạt động vui

chơi bị hạn chế, dự trữ thức ăn, công việc ảnh hưởng, …

-

Nguồn, kênh thông tin về dịch bệnh: loại thông tin nhận được về dịch COVID19, nguồn tiếp cận thông tin từ đâu (truyền hình, đài báo, nói chuyện với bạn bè,
trang web, mạng xã hội, nhân viên y tế, bộ y tế, WHO, UNICEF, ….

-

Cần thêm thơng tin gì về dịch bệnh: các triệu chứng bệnh, thơng tin vacxin, cách
phịng chống, cách chăm sóc nhóm người có nguy cơ, thơng tin hạn chế,
khác….

-

Mức độ tin tưởng niềm tin vào: chính phủ nhà nước, chính quyền địa phương,
ngành y tế, khu cách ly tập trung, chung tay phòng dịch trong cộng đồng, vắcxin phòng dịch sẽ được sản xuất sớm, thuốc điều trị bệnh,…

2.7. Công cụ:
Khảo sát cho ý kiến theo các mức độ tần suất thực hiện, kiến thức và thực hành
và thông tin liên quan đến dịch COVID-19 của người dân.
16


×