Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Trí nhớ "bền" hơn nhờ chạy bộ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.62 KB, 5 trang )

Trí nhớ "bền" hơn nhờ chạy bộ


Theo các nhà khoa học, chạy bộ là một phương pháp
tăng cường trí nhớ và giúp não bộ có nhiều năng lượng
hơn, còn trí thông minh là do bẩm sinh của mỗi người.
Bàn chân - quả tim thứ 2
BS Nguyễn Văn Phú, Bệnh viện Khoa học Thể dục Thể
thao cho rằng, hồi hải mã trong não người là tuyến nội tiết
kích thích tăng trưởng nói chung của cơ thể về cả vật chất
và tinh thần.
Chạy bộ đúng cách sẽ tác động trực tiếp lên hồi hải mã và
hiệu quả là người ta sẽ lao động tốt hơn, sống lạc quan hơn
và trí nhớ cũng tốt hơn.

Còn trí thông minh lại phụ thuộc nhiều vào yếu tố bẩm
sinh, việc vận động chỉ có một tác động nhỏ nào đó, nên
không thể khẳng định chạy bộ làm người ta thông minh
hơn.
Theo BS Hoàng Xuân Đại, nguyên chuyên viên cao cấp,
Bộ Y tế cho rằng, bàn chân chính là quả tim thứ 2 của cơ
thể, vì thế việc vận động của nó có ảnh hưởng trực tiếp đến
trí nhớ, sức khoẻ của cơ thể và sức khoẻ não bộ. Bàn chân
vận động nhiều, đi bộ nhiều sẽ làm lưu thông huyết mạch.

Máu được vận chuyển nhiều hơn được chuyển hóa nhiều
lần dẫn đến não sẽ sáng suốt hơn. Vận động của bàn chân
đóng vai trò giúp não tích tụ năng lượng, gia tăng trí nhớ và
ở góc độ nào đó có thể nói rằng nó sẽ làm cho não "khoẻ"
hơn.
Đồng quan điểm, BS.ThS Đỗ Đào Vũ, Trung tâm phục hồi


chức năng, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, việc khẳng định
chạy bộ có làm tăng trí thông minh hay không thì không
khẳng định được, nhưng rõ ràng việc chạy bộ đúng cách là
tốt cho sức khoẻ. Chạy bộ tốt cho trí lực thì đương nhiên sẽ
làm đầu óc minh mẫn hơn, từ đó nhớ vấn đề tốt hơn.
Chạy mà thấy đau mỏi thì phải dừng ngay
Cũng theo BS Hoàng Xuân Đại, việc đi bộ như thế nào thì
tùy theo lứa tuổi. Ở Nhật Bản, người ta còn trang bị một
loại máy đếm bước chân mỗi ngày, phải đi bộ bao nhiêu
bước thì mới đủ.
Có thể để chân vận động nhiều bằng cách dành thời gian đi
bộ hằng ngày hoặc trong công việc, thay vì ngồi trên ghế có
bánh xe để di chuyển thì đứng dậy đi lại trong phòng. Nên
có ý thức để bàn chân được vận động đúng cách để có một
trí nhớ tốt hơn.
Tuy nhiên cũng theo BS.ThS Đỗ Đào Vũ, việc chạy bộ
đúng cách mang lại sức khoẻ tốt, không phải là việc ai cũng
làm được. Có nhiều người chạy xong thì thấy mệt hơn,
chóng mặt, buồn nôn... Việc chạy bộ phải chú ý đến các
yếu tố như tình trạng thể lực, thời gian, địa điểm chạy...
Nên chọn những nơi có không gian thoáng như bờ hồ, vùng
có không khí trong lành. Mỗi người tự định lượng cho
mình thời gian chạy hợp lý, từ thấp đến tăng dần tần suất
cho phù hợp với sức chịu đựng của cơ thể.
Cũng theo BS Nguyễn Văn Phú, nên chạy bộ vào buổi
chiều, vì sau đó là khoảng thời gian để cơ thể có thể nghỉ
ngơi và phục hồi lại. Nếu chạy mà đau mỏi, rối loạn tuần
hoàn hô hấp... thì phải dừng lại vì đó là cách vận động
không đúng. Đường chạy bộ thích hợp nhất là đường có
mặt đường mềm một chút, mặt đường làm bằng cao su là

thích hợp nhất.
Đường bê tông có mặt đường cứng nhất nhưng bằng phẳng
hơn mặt đường nhựa. Mặt đường nhựa mặc dù hơi mềm
nhưng sẽ làm tăng thêm nguy cơ bị tổn thương khi chạy.
Thời gian và cự ly chạy nên tăng thêm 10% mỗi tuần.

Ngày 23/1, tờ Proceedings of the National Academy of
Sciences (kỉ yếu Khoa học Quốc gia của Hoa Kì) đăng tin
về một nghiên cứu của các nhà khoa học cho rằng, việc
chạy bộ có tác động mạnh mẽ trên hồi hải mã, một cấu trúc
nằm bên trong não chịu trách nhiệm về học tập và trí nhớ.
Trong nghiên cứu ở chuột, các nhà khoa học nhận xét
những con chuột thường chạy đi chạy lại có hoạt động trí
nhớ tốt hơn. Họ đã tìm thấy ở nhóm chuột này sự gia tăng
số lượng tế bào não ở hồi hải mã so với nhóm không vận
động.

×