Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

Đánh giá hoạt tính chống đông máu và chống ngưng tập tiểu cầu in vitro của một số hợp chất phân lập từ cây ngải hoa (canna generalis bail )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.03 MB, 62 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN THỊ THANH HOA

ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH CHỐNG ĐƠNG MÁU
VÀ CHỐNG NGƯNG TẬP TIỂU CẦU IN
VITRO CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT PHÂN LẬP
TỪ CÂY NGẢI HOA
(Canna generalis Bail.)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC

Hà Nội – 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN THỊ THANH HOA

ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH CHỐNG ĐƠNG MÁU
VÀ CHỐNG NGƯNG TẬP TIỂU CẦU IN
VITRO CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT PHÂN LẬP
TỪ CÂY NGẢI HOA
(Canna generalis Bail.)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC

Khóa: QH.2016.Y
Người hướng dẫn:


1. TS. Nguyễn Thị Vân Anh
2. ThS. Nguyễn Xuân Tùng

Hà Nội – 2021


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm các thầy cô giáo đang công tác tại
trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã dìu dắt, giúp đỡ em
hồn thành chương trình học tập trong suốt 5 năm qua, cũng như đã tạo điều
kiện cho em được thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin bày tỏ sự tri ân và lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Vân
Anh - Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) và ThS.
Nguyễn Xuân Tùng – Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Thầy cơ ln tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, kiên nhẫn chỉ dạy cũng như động
viên em thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Em xin cảm ơn Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia Việt
Nam (NAFOSTED) đã tài trợ cho dự án: “Nghiên cứu hoạt tính sinh học của
một số lồi thuộc chi Canna, định hướng phát triển cây thuốc chủ lực chữa
bệnh tim mạch”, mã số: 106.02-2018.334 để em có thể hồn thành nghiên cứu
này. Em cũng xin cảm ơn Khoa xét nghiệm Huyết Học - Bệnh viện Bạch Mai
và Khoa Đông máu - Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã tạo điều
kiện cho em thực hiện các thí nghiệm.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến bố mẹ vì sự động
viên, hỗ trợ và quan tâm không ngừng. Đồng thời là lời cảm ơn đến những
người bạn, và những người đã hỗ trợ em trong thời gian hồn thành đề tài này.
Trong q trình thực hiện và hồn thành khóa luận, dù đã rất cố gắng
nhưng khó có thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được ý kiến
đóng góp của thầy cơ để khóa luận được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2021
Sinh viên

Nguyễn Thị Thanh Hoa


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu
ADP
AMP
APTT
AT III
AUC
CGE2
CGE3
CGE4
CHD
COX-1
CVDs
DVT
EtOAc
GP
IC50
IHD
IR
LMWH
MeOH
MI
MS
NMR

n-BuOH
PCI
PE
PPP
PRP
PT
S (Slope)
TT
TXA2
VTE
%I


DANH MỤC CÁC HÌNH
STT
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 1.4
Hình 1.5
Hình 1.6
Hình 1.7
Hình 1.8
Hình 1.9
Hình 1.10
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5

Hình 2.6
Hình 3.1
Hình 3.2


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN...........................................................................3
1.1. Tổng quan về bệnh tim mạch.............................................................3
1.1.1. Giới thiệu chung về bệnh tim mạch................................................3
1.1.2. Các yếu tố gây ra bệnh tim mạch................................................... 4
1.2. Thuốc chống ngưng tập tiểu cầu và thuốc chống đông máu trong
điều trị bệnh tim mạch.................................................................................5
1.2.1. Vai trò của thuốc chống ngưng tập tiểu cầu và thuốc chống
đông máu trong điều trị các bệnh tim mạch..............................................5
1.2.2. Các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu và các thuốc chống đông
máu…………………………………………………………………………6
1.3. Hạn chế của một số thuốc chống ngưng tập tiểu cầu và thuốc
chống đông máu............................................................................................9
1.3.1. Hạn chế của thuốc chống ngưng tập tiểu cầu..............................10
1.3.2. Hạn chế của thuốc chống đông máu.............................................11

1.4. Tổng quan về chi Canna và cây Ngải hoa.......................................11
1.4.1. Giới thiệu chung về chi Canna......................................................11
1.4.2. Vài nét sơ lược về cây Ngải hoa.................................................... 15
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........19
2.1. Nguyên liệu, đối tượng nghiên cứu..................................................19
2.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................23
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ............................................................................... 26


3.1. Tác dụng chống ngưng tập tiểu cầu của các hợp chất từ cây Ngải
hoa................................................................................................................26
3.1.1. Ảnh hưởng của các hợp chất khác nhau từ cây Ngải hoa đối với
sự ngưng tập tiểu cầu khi sử dụng chất kích tập collagen......................26
3.1.2. Ảnh hưởng của các hợp chất khác nhau từ cây Ngải hoa đối với
sự ngưng tập tiểu cầu khi sử dụng chất kích tập ADP............................29
3.2. Tác dụng chống đơng máu của các hợp chất từ cây Ngải hoa........32
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.............................................................................34
4.1. Mơ hình nghiên cứu............................................................................ 34
4.2. Kết quả nghiên cứu............................................................................. 36
4.3. Hạn chế nghiên cứu.............................................................................36
KẾT LUẬN.................................................................................................... 38
ĐỀ XUẤT.......................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong
cao nhất trên thế giới [54,55]. Những nghiên cứu gần đây cho thấy để phòng
ngừa và điều trị bệnh huyết khối tắc mạch, thuốc chống ngưng tập tiểu cầu và
thuốc chống đông máu được coi là liệu pháp lý tưởng. Một số thuốc kháng tiểu

cầu hiện có như: aspirin, clopidogrel, prasugrel, và dipyridamol được sử dụng
rộng rãi trong dự phòng và điều trị huyết khối, bên cạnh những lợi ích, thuốc
chống ngưng tập tiểu cầu và thuốc chống đơng máu cịn một số tác dụng phụ
như: gây chảy máu, loét dạ dày, giảm tiểu cầu. Vì vậy, việc nghiên cứu thuốc
chống ngưng tập tiểu cầu và thuốc chống đơng máu mới có tác dụng tốt hơn và ít
tác dụng phụ hơn được chú trọng. Bên cạnh các thuốc tổng hợp, các thuốc có
nguồn gốc từ thảo dược cũng là đối tượng được quan tâm nghiên cứu.
Canna là chi duy nhất trong họ Cannaceae với mười chín lồi thực vật có
hoa, nhưng các nghiên cứu về thành phần hóa học và dược tính của chúng vẫn
cịn hạn chế và chỉ tập trung vào C. edulis và C. indica. Một số nghiên cứu đã
chứng minh rằng hàm lượng phenol và flavonoid của C. edulis có tác dụng
chống ung thư, chống oxy hóa và chống viêm [37,48]; trong khi các nghiên cứu
dược lý chỉ ra rằng C. indica có tiềm năng kháng khuẩn, kháng vi rút, tẩy giun
sán, diệt nhuyễn thể, chống viêm, chống oxy hóa, độc tế bào, cầm máu, bảo vệ
gan, chống tiêu chảy, giảm đau, giảm co thắt và các tác dụng khác [12,32]. Hiện
nay, theo danh mục thực vật Việt Nam có 5 lồi: C. edulis Ker-Gawl, C.
generalis Bail., C. glauca L., C. indica L, C. sylvestris Rosc. Một số loài Canna
đã được dân gian sử dụng để chữa bệnh viêm loét dạ dày, đau nhức xương, tức
ngực và đặc biệt rất hiệu quả trong việc điều trị các bệnh tim mạch [5,6,10].
Theo định hướng nghiên cứu đó, nhiều đề tài nghiên cứu về tác dụng chống đông
máu và ức chế ngưng tập tiểu cầu của một số lồi Canna đã được cơng bố. Năm
2018, TS. Nguyễn Thị Vân Anh và cộng sự nhận định rằng dịch chiết ethyl acetat
từ phần trên của C. warzewiczii có tác dụng ức chế đơng máu tốt hơn so với dịch
chiết từ thân rễ. Những chất chiết xuất này có thể là các chất chống đơng máu và
chống huyết khối tiềm năng và có thể được sử dụng để điều trị và phòng ngừa
các rối loạn huyết khối [38]. Năm 2019, ThS. Trần Quốc Hùng một lần nữa
khẳng định thêm kết quả của TS. Nguyễn Thị Vân Anh và

1



cộng sự. Ngồi ra, cịn phát hiện thêm rằng các phân đoạn etyl axetat của C.
waszewiczii cho thấy các hoạt tính chống oxy hóa rất tốt [50].
Hướng đến việc ứng dụng các hợp chất thiên nhiên có nguồn gốc từ cây
Ngải hoa (C. generalis Bail.) trong phòng và điều trị các bệnh tim mạch và
huyết khối, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá hoạt tính chống đơng máu
và chống ngưng tập tiểu cầu in vitro của một số hợp chất phân lập từ cây
Ngải hoa (C. generalis Bail.)” với các mục tiêu cụ thể như sau:
1.
Đánh giá tác dụng chống đông máu của các hợp chất phân lập từ
cây Ngải hoa trên in vitro.
2.
Đánh giá tác dụng chống ngưng tập tiểu cầu của các hợp chất
phân lập từ cây Ngải hoa trên in vitro.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về bệnh tim mạch
1.1.1. Giới thiệu chung về bệnh tim mạch
Các bệnh tim mạch (CVDs) là nguyên nhân gây ra hơn 17,3 triệu ca tử
vong mỗi năm và chiếm 31% tổng số ca tử vong trên toàn cầu. Theo thống kê,
CVDs là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, và hơn 3/4 số ca tử
vong do CVDs xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình [54,55].
Định nghĩa: CVDs là một nhóm các rối loạn của tim và mạch máu
[55], bao gồm:

Bệnh mạch vành - bệnh của các mạch máu cung cấp máu cho
cơ tim;


Bệnh mạch máu não - bệnh của các mạch máu cung cấp máu cho
não;


Bệnh động mạch ngoại biên - bệnh của các mạch máu cung cấp máu
cho cánh tay và chân;

Bệnh thấp tim - tổn thương cơ tim và van tim do sốt thấp khớp, do vi
khuẩn liên cầu gây ra;


Bệnh tim bẩm sinh - dị tật cấu trúc tim tồn tại khi sinh;


Huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi - cục máu đơng trong
tĩnh mạch chân, có thể bong ra và di chuyển đến tim và phổi.
Bệnh mạch vành (CHD) là tên của một nhóm bệnh lý liên quan đến
mạch vành – mạch máu duy nhất đến nuôi dưỡng cho cơ tim. Bệnh mạch
vành thường bao gồm dạng bệnh lý như: bệnh tim thiếu máu cục bộ (IHD) và
nhồi máu cơ tim cấp tính thuộc về thực thể [44].
Các bệnh mạch máu não được chia thành các bệnh thiếu máu cục bộ và
các bệnh xuất huyết. Tai biến mạch máu não là một thuật ngữ không chuyên
ngành được sử dụng rộng rãi để chỉ một nhóm bệnh mạch máu não khởi phát
đột ngột gây tổn thương thần kinh. Khoảng 85% các ca đột quỵ là do lưu
lượng máu đến não không đủ, tức là đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Đột quỵ do
xuất huyết được chia thành xuất huyết vào mô não và xuất huyết vào khoang
dưới nhện [44].



3


Bệnh động mạch ngoại biên là bệnh lý tắc nghẽn mạch máu ngoại biên,
do các mảng xơ vữa và huyết khối. Các động mạch đó khơng bao gồm mạch
máu ni tim và não. Bệnh lý đại diện chính cho bệnh động mạch ngoại biên
là tăng huyết áp [44].
Bệnh xơ vữa động mạch là quá trình bệnh tiềm ẩn trong mạch máu dẫn
đến bệnh mạch vành (đau tim) và bệnh mạch máu não (đột quỵ). Xơ vữa động
mạch là một quá trình bệnh lý phức tạp ở thành mạch máu phát triển trong
nhiều năm. Trong bệnh xơ vữa động mạch, chất béo và cholesterol được lắng
đọng bên trong lòng mạch của các mạch máu có kích thước vừa và lớn.
Những chất lắng đọng (mảng) này làm cho bề mặt bên trong của mạch máu
trở nên bất thường và lòng mạch trở nên hẹp, khiến máu khó lưu thơng hơn.
Do đó, các mạch máu cũng trở nên kém dẻo dai hơn. Cuối cùng, mảng bám có
thể bị vỡ, gây ra sự hình thành cục máu đông. Nếu cục máu đông phát triển
trong động mạch vành, nó có thể gây ra cơn đau tim; nếu nó phát triển trong
não, nó có thể gây ra đột quỵ [55].
1.1.2. Các yếu tố gây ra bệnh tim mạch
Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim mạch bao gồm [55]:
Các yếu tố rủi ro về hành vi (sử dụng thuốc lá, không hoạt động thể
chất, chế độ ăn uống không lành mạnh giàu muối, chất béo và calo, sử dụng
rượu bia có hại),
Các yếu tố nguy cơ chuyển hóa (tăng huyết áp, tăng lượng đường
trong máu, tăng lipid máu, thừa cân béo phì),
Các yếu tố rủi ro khác (nghèo đói và tình trạng giáo dục thấp, tuổi
cao, giới tính, di truyền, các yếu tố tâm lý).
Các nghiên cứu dịch tễ học đã chứng minh mối liên quan rõ rệt giữa
các yếu tố nguy cơ và sự phát triển của CVDs. Các yếu tố này bao gồm tăng
cholesterol trong máu, tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì, các yếu tố viêm

nhiễm, chế độ ăn uống gây xơ vữa và stress oxy hóa liên quan đến các yếu tố
như quá nhiều gốc tự do trong máu. Ngoài ra, lười vận động, chế độ ăn uống
không lành mạnh, hút thuốc lá và sử dụng nhiều bia rượu là những yếu tố
nguy cơ chính về hành vi gây ra CVDs [55].
4


Hình 1.1. Mười yếu tố nguy cơ gây tử vong liên quan đến CVDs
(phần nghìn) [55].
1.2. Thuốc chống ngưng tập tiểu cầu và thuốc chống đông máu trong điều
trị bệnh tim mạch
1.2.1. Vai trò của thuốc chống ngưng tập tiểu cầu và thuốc chống đông
máu trong điều trị các bệnh tim mạch
Huyết khối động mạch và tĩnh mạch là nguyên nhân chính gây ra bệnh
tật và tử vong. Huyết khối động mạch là nguyên nhân cơ bản của hầu hết các
biến cố tim mạch, bao gồm nhồi máu cơ tim, đột quỵ và thiếu máu cục bộ
động mạch ngoại biên; trong khi huyết khối tĩnh mạch là bệnh lý mạch máu
thường gặp nhất sau nhồi máu cơ tim cấp tính và đột quỵ. Huyết khối tĩnh
mạch (VTE) được biểu hiện bằng hai biến cố lâm sàng chính: huyết khối tĩnh
mạch sâu (DVT), có thể phức tạp do hội chứng sau huyết khối; và thuyên tắc
phổi (PE), có thể gây tử vong hoặc có thể dẫn đến tăng huyết áp động mạch
phổi mạn tính huyết khối tắc mạch [42,53].
Để phịng ngừa và điều trị bệnh huyết khối tắc mạch, thuốc chống ngưng
tập tiểu cầu và thuốc chống đông máu được coi là liệu pháp lý tưởng [53].
Huyết khối động mạch được hình thành do sự kết dính và ngưng tập của
tiểu cầu bằng một lượng nhỏ fibrin trong điều kiện dòng máu chảy cao khi tế bào
nội mạc mạch máu bị tổn thương. Với sự có mặt rộng rãi của tiểu cầu, thuốc
chống ngưng tập tiểu cầu được coi là giải pháp hữu hiệu để ức chế sự hình thành
huyết khối động mạch. Trong khi đó, thuốc chống đơng máu là phương pháp
chính để phịng ngừa các biến cố tim mạch ở bệnh nhân rung nhĩ hoặc


5


bệnh nhân có các bệnh liên quan đến van tim cơ học. Thuốc tiêu sợi huyết
được sử dụng để phục hồi nhanh dòng máu ngược dòng ở bệnh nhân nhồi
máu cơ tim không trải qua can thiệp mạch vành qua da nguyên phát (PCI) và
điều trị đột quỵ do thiếu máu cục bộ cấp tính [53].
Huyết khối tĩnh mạch hình thành dưới sự kết dính và ngưng tập của tiểu
cầu bằng một lượng nhỏ fibrin cùng với các tế bào hồng cầu bị mắc kẹt trong
điều kiện dòng máu chảy thấp khi tế bào nội mạc mạch máu bị tổn thương.
Khác với huyết khối động mạch, huyết khối tĩnh mạch chứa tương đối ít tiểu
cầu. Thuốc chống đơng máu là giải pháp chính để phịng ngừa và điều trị VTE
do sự xuất hiện của số lượng lớn fibrin trong huyết khối tĩnh mạch. Để điều trị
và kiểm soát các bệnh nhân bị thun tắc phổi thể trung bình, có thể sử dụng
liệu pháp tiêu sợi huyết toàn thân hoặc dùng ống thông. Hơn nữa, liệu pháp
tiêu sợi huyết thực hiện qua ống thông cũng được áp dụng cho những bệnh
nhân bị DVT lồng ngực mở rộng [53].
1.2.2. Các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu và các thuốc chống đông máu
Các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu
Thuốc kháng tiểu cầu là thuốc ức chế các q trình kết dính, hoạt hóa,
ngưng tập và liên kết với viêm của tiểu cầu [8].
Điều trị chống ngưng tập tiểu cầu có thể tấn cơng lên các mục tiêu trên
con đường của quá trình ngưng tập tiểu cầu và đó là các đích tác dụng của các
thuốc kháng tiểu cầu như: Cyclooxygenase (COX): COX-1 tiểu cầu; thụ thể
ADP; glycoprotein kết dính tiểu cầu như: GP Ib, GP Ia/IIa, GP VI, …;
thrombin; sản phẩm AMP vòng; thụ thể Gp IIb/IIIa trên bề mặt tiểu cầu, …
[11].
Hiện nay, một số thuốc chống ngưng tập tiểu cầu chính được sử dụng
rộng rãi trong lâm sàng gồm: aspirin, dipyridamol, ticlopidin, các tác nhân ức

chế receptor GP IIb/IIIa tiểu cầu, …[2].



Aspirin

Cơ chế tác dụng: Aspirin ức chế không hồi phục quá trình chuyển acid
arachidonic thành prostaglandin và thromboxan A2 (một trong những tác nhân
gây ngưng tập tiểu cầu mạnh mẽ nhất bởi ức chế men cyclooxygenase) [2].

6


Hình 1.2. Minh họa tác dụng của các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu [2].
Xuất phát từ tác dụng chính của aspirin là ức chế ngưng tập tiểu cầu,
thuốc có hiệu quả cao trong ngăn ngừa và điều trị những tình trạng tăng đơng
gây tắc mạch mà ở đó sự hoạt hóa tiểu cầu đóng vai trị quan trọng hơn cả: bệnh
lý động mạch vành tim (nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực không ổn định…) [2].



Ticlopidin

Cơ chế tác dụng: Ticlopidin tương tác với glycoprotein IIb/IIIa receptor
của fibrinogen làm ức chế sự gắn fibrinogen vào tiểu cầu hoạt hóa, ngăn cản
sự kết dính tiểu cầu. Ngồi ra, thuốc cịn làm tăng prostaglandin D2 và E2 góp
phần chống đơng vón tiểu cầu và tăng thời gian chảy máu [7].




Dipyridamol

Cơ chế tác dụng: Dipyridamol làm tăng nồng độ AMP vòng của tiểu
cầu dẫn đến ức chế thromboxan A2, đồng thời gián tiếp tăng nồng độ
adenosin. Thuốc có tác dụng chống ngưng tập tiểu cầu nhưng không kéo dài
thời gian chảy máu [8].



Clopidogrel

Cơ chế tác dụng: Clopidogrel ức chế chọn lọc thụ thể ADP của tiểu cầu,
ngăn cản sự hoạt hóa glycoprotein IIb/IIIa của fibrinogen trên tiểu cầu, làm
giảm gắn fibrinogen vào tiểu cầu [7].

7




Các chất ức chế glycoprotein IIb/IIIa receptor: Bao gồm một số thuốc như
Abcimab, Eptifibatid, Tirofiban, … [7]

Các thuốc chống đông máu



Thuốc chống đông heparin

Cơ chế tác dụng: Heparin gắn với AT III làm tăng tác dụng ức chế đông

máu của AT III lên rất nhiều lần [2]. Một số dạng thường được sử dụng trong
lâm sàng của heparin gồm heparin chuẩn và heparin trọng lượng phân tử thấp.
Heparin thường được chỉ định trong các tình trạng bệnh lý tăng đơng
máu gây tắc tĩnh mạch vì trong những trường hợp này, sự tăng cường hoạt hóa
các yếu tố đơng máu đóng vai trị chính trong tăng đơng, ngồi ra heparin
cũng được chỉ định trong những tình trạng tắc mạch cấp tính khác như nhồi
máu cơ tim, tắc mạch phổi [2].
Thường thì việc điều trị heparin cho hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất
khi mà liều heparin làm cho APTT kéo dài gấp khoảng 1,5 đến 2 lần so với
trước khi điều trị [2].



Thuốc chống đông dạng coumarin (chống đông đường uống, kháng vitamin

K)

Cơ chế tác dụng: Vitamin K có tác dụng carboxy hóa các yếu tố đơng máu II, VII, IX, X,
++
protein S, protein C và nhờ vậy, các yếu tố này mới gắn được Ca
và có hoạt tính đơng máu.
Dẫn xuất coumarin ức chế sự khử của vitamin K oxy hóa, làm giảm chức năng của vitamin K; do
đó làm các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K khơng có hoạt tính đơng máu [2].

8


Hình 1.3. Tác dụng của dẫn xuất coumarin [2].
Dẫn xuất coumarin thường được chỉ định điều trị thay thế heparin khi
hết giai đoạn cấp tính và bắt đầu điều trị trong khi bệnh nhân còn điều trị

heparin do dẫn xuất coumarin tác dụng chậm. Thời gian này được gọi là “thời
gian điều trị gối đầu”, kéo dài trong khoảng 3 ngày. PT là xét nghiệm thường
được sử dụng để theo dõi, đánh giá hiệu quả điều trị dẫn xuất coumarin vì xét
nghiệm này nhạy với những thay đổi của các yếu tố II, VII, X (là những yếu
tố phụ thuộc vitamin K và bị ức chế bởi các dẫn xuất coumarin). Các thử
nghiệm lâm sàng cho thấy khi kết quả của PT tính bằng chỉ số INR
(International Nomlalized Ratio) nằm trong khoảng 2,0 đến 3,0 cho hiệu quả
điều trị tốt nhất [2].
1.3. Hạn chế của một số thuốc chống ngưng tập tiểu cầu và thuốc chống
đông máu
Việc sử dụng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu và thuốc chống đông máu
trong phòng ngừa và điều trị bệnh huyết khối đã được chú ý đến bởi hiệu quả
mà chúng mang lại. Tuy nhiên, các phương pháp này vẫn còn nhiều mặt hạn
chế.

9


1.3.1. Hạn chế của thuốc chống ngưng tập tiểu cầu
Thuốc đối kháng glycoprotein IIb/IIIa IV có vai trị ở bệnh nhân đang điều trị
PCI, nhưng nhu cầu về các thuốc này đã giảm do sự phát triển của các loại thuốc
chống ngưng tập tiểu cầu đường uống mạnh hơn [53]. Thuốc chống ngưng tập tiểu
cầu đường uống hiện có bao gồm aspirin, clopidogrel, prasugrel và dipyridamol.
Hiệu quả của aspirin và clopidogrel đã được thiết lập rõ ràng trên cyclooxygenase -1
(một enzym quan trọng trong tổng hợp thromboxan 2) và
2 12 (thụ thể
adenosine diphosphat (ADP) chính trên tiểu cầu), là mục tiêu quan trọng của thuốc
chống ngưng tập tiểu cầu [53].

Đối với aspirin, mặc dù lợi ích của aspirin trong việc phòng ngừa thứ

phát các biến cố tim mạch do huyết khối xơ vữa rõ ràng lớn hơn nguy cơ chảy
máu, nhưng aspirin chỉ hữu ích trong việc phịng ngừa ban đầu, kể cả phòng
ngừa ban đầu ở bệnh nhân đái tháo đường týp II. Ngồi ra, aspirin có thể gây
kích ứng dạ dày và trong một số trường hợp có thể gây chảy máu, tiêu chảy,
giảm bạch cầu trung tính, thiếu máu bất sản và ban xuất huyết giảm tiểu cầu
huyết khối [36]. Những vấn đề trên nêu bật những hạn chế của aspirin.
Riêng clopidogrel đã được chứng minh là chỉ hiệu quả hơn aspirin một
chút. Phối hợp aspirin với clopidogrel ưu việt hơn việc dùng aspirin đơn độc ở
những bệnh nhân có nguy cơ cao về các biến cố tim mạch. Tuy nhiên, việc
điều trị phối hợp có liên quan đến nguy cơ chảy máu đáng kể và đã mang lại
kết quả đáng thất vọng ở những bệnh nhân có bệnh tim mạch ổn định. Cách
phối hợp aspirin với dipyridamol cũng vượt trội hơn sử dụng aspirin đơn
thuần trong dự phòng thứ phát ở bệnh nhân mắc bệnh mạch máu não, và hiệu
quả của phối hợp này tương tự như clopidogrel [53].
Những hạn chế của các loại thuốc chống ngưng tập tiểu cầu hiện nay là
do khả năng chỉ làm giảm duy nhất một con đường kích hoạt tiểu cầu. Trong
khi đó, tiểu cầu có thể được kích hoạt thông qua nhiều con đường, nên tác
dụng ức chế của các loại thuốc này vẫn có khả năng thất bại rất cao khi có
một tác nhân kích thích mạnh kích hoạt tiểu cầu. Do đó, khơng có gì đáng
ngạc nhiên khi xảy ra các biến cố tim. [53]

10


1.3.2. Hạn chế của thuốc chống đông máu
Sự ra đời của heparin trọng lượng phân tử thấp (LMWH) và
fondaparinux (thuốc chống đơng tổng hợp dựa trên trình tự pentasaccharide
của heparin, có tác dụng ức chế chọn lọc yếu tố Xa) đã đơn giản hóa việc xử
trí ban đầu bệnh huyết khối động mạch hoặc tĩnh mạch vì các tác nhân của
chúng có thể được tiêm dưới da mà khơng cần theo dõi đông máu [20]. Hơn

nữa, nguy cơ giảm tiểu cầu do heparin gây ra với LMWH thấp hơn so với
heparin và không tồn tại với fondaparinux. Tuy nhiên, nhu cầu tiêm dưới da
hàng ngày hạn chế việc sử dụng lâu dài LMWH hoặc fondaparinux. Các
nhược điểm khác bao gồm khả năng tích tụ của chúng ở bệnh nhân suy thận,
thiếu thuốc giải độc và nguy cơ huyết khối ống thông khi các thuốc này được
sử dụng làm thuốc chống đông máu ở bệnh nhân trải qua PCI; đặc biệt đối với
fondaparinux do thời gian bán hủy dài của nó [20].
Ngồi ra, các thuốc chống đơng máu hiện nay có một số hạn chế khác như
tác dụng chậm, yêu cầu thay đổi liều lượng, đa hình di truyền phổ biến ảnh
hưởng đến sự chuyển hóa của chúng, sự khác biệt trong chế độ ăn uống vitamin

K và nhiều tương tác thuốc - thuốc làm tăng hoặc giảm tác dụng chống đơng
máu của chúng (ví dụ: Warfarin) [20]. Hơn nữa, một số chất chống đơng máu
như heparin khơng phân đoạn có thể làm tăng nguy cơ biến chứng huyết khối
và chảy máu [30].
Do những hạn chế của một số thuốc chống đông máu và thuốc chống
ngưng tập tiểu cầu hiện nay, trong những năm gần đây, các nhà khoa học trên thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã tập trung vào việc tìm kiếm và phát
triển các hợp chất mới có nguồn gốc từ dược liệu, với hiệu quả cao và ít tác dụng
phụ trong điều trị CVDs. Một số nghiên cứu đã được tiến hành để xem xét khả
năng chống ngưng tập tiểu cầu, chống đông máu cũng như các đặc tính chống
oxy hóa của cây thuốc và thu được một số kết quả khả quan [39,51].

1.4. Tổng quan về chi Canna và cây Ngải hoa
1.4.1. Giới thiệu chung về chi Canna

11


Đặc điểm thực vật và phân bố

Canna (hay canna lily, mặc dù không phải là hoa huệ thực sự) là chi
duy nhất trong họ Cannaceae với mười chín lồi thực vật có hoa. Đã có 2 lần
sửa đổi về chi Canna bởi các nhà thực vật học trong những năm gần đây, thứ
nhất là của Maas (ở Hà Lan), và thứ hai là của Tanaka (ở Nhật Bản) [47].
Phân loại thực vật
Giới: Plantae
Phân giới: Tracheobiont
Liên ngành: Spermatophyta

Ngành: Magnoliophyta
Lớp: Liliopsida
Phân lớp: Zingiberidae
Bộ: Zingiberales
Họ: Cannaceae
Chi: Canna

Hình 1.4. Hình ảnh cây Canna indica
(a) và quả (b), hạt giống (c), thân rễ (d)
của cây Canna indica.

Canna là cây thân rễ, khơng có lơng, là loại thảo mộc lớn. Thân cây thô,
cao từ 90 cm đến 3 mét. Cây mọc từ một gốc ghép lớn dưới đất. Lá hình mác
hoặc hình trứng dài 10 – 30 cm, rộng 10 – 20 cm với phiến lá lớn dài đến 60 cm.
Lá màu xanh đậm với mép và gân lá màu nâu tía. Các lá hình thn dài có cuống
lá kéo dài xuống dưới tạo thành một bẹ bao quanh thân. Hoa có màu đỏ, cam,
vàng, tím, hoặc trắng, và thường mọc thẳng. Lá đài mọc thẳng, hình từ tam giác
hẹp đến hình trứng hẹp, từ nhọn đến tù. Cánh hoa chủ yếu hình tam giác, hình
trứng hẹp hoặc hình bầu dục. Quả thường có màu xanh lục; khi chín có màu nâu,
hình elíp đến hình trứng; vỏ có các nốt sần mềm, gai dài 1 – 2 mm. Hạt có màu
đen đến nâu sẫm, hình cầu đến hình elíp và rất cứng [27].


Canna phân bố khắp vùng Trung và Nam Mỹ, từ Virginia ở Hoa Kỳ
đến miền bắc Argentina [27].

12


Thành phần hóa học
Mặc dù đã phát hiện ra 19 lồi Canna, các nghiên cứu về thành phần
hóa học của chúng vẫn còn hạn chế và chỉ tập trung vào Canna indica và
Canna edulis.
Phân tích thành phần hóa học của hoa Canna indica L. cho thấy chúng
chứa nhiều chất thành phần khác nhau, bao gồm: alkaloid, carbohydrate,
protein, flavonoid, terpenoids, glycoside tim, steroid, tannin, saponin và
phlobatinin [14].

Hình 1.5. Cơng thức hóa học của Betulinic acid (a), Oleonolic acid (b), và
Traraxer-14-en-3-one (c).
Phân tích hóa học các bộ phận của Canna indica cho thấy sự hiện diện của
axit betulinic, axit oleonolic và traraxer-14-en-3-one (Hình 1.5) [15]. Năm 2005,
Jidapha Tinoi và cộng sự đã phát hiện ra hoa của Canna indica chứa nhiều
flavonoid, phenol, lutein, β-caroten, violaxanthin, lutein, Zeaxanthin, βcryptoxanthin, tecpen, hydrocacbon parafin, và một loại dầu đỏ độc hại được gọi
là cannabinol [49]. Nghiên cứu khác của Srivastava J và Vankar PS đã phân lập
được các anthocyanin từ hoa của Canna indica và xác định cấu trúc của chúng
gồm:

malvidin

3-O-(6-O-acetyl-beta-d-glucopyranoside)-5-O-beta-d-


glucopyranoside; malvidin 3,5-O-beta-d diglucopyranoside; cyanidin-3-O-(6 ''-

O-alpha-rhamnopyranosyl-β-glucopyranoside;
cyanidin-3-O-(6''-O-alpharhamnopyranosyl)-β-galactopyranoside; cyanidin-3-O-beta-glucopyranoside
và cyanidin-O-beta-galactopyranoside bằng phương pháp HPLC-PDA [45].
Thân rễ Canna indica chứa alkaloid, flavonoid, phenol, sterol, saponin,
gôm, chất béo và tinh bột. Nghiên cứu của Kolhe NM và Nirmal SA xác định
từ chiết xuất ete của thân rễ Canna indica chứa các hợp chất không phân cực
13


như 5,8-henicosdiene (3,27%), 7-henicosyne (3,70%), 3,15-dihydroxy-2octadecene (45,12%), 6-hydroxyeicosan (5,18%), tricosan (2,40%) và
tetracosan (1,89%) [46]. Rễ Canna indica chứa cannagenin; gốc ghép chứa
các enzym, triacontanal và hỗn hợp stigmasterol, β-sitosterol, campesterol và
β-lectin [21]. Hàm lượng flavonoid trong chiết xuất methanolic từ hạt Canna
indica là 4,76 µg/g, polyphenol là 13,79 µg/g [40].
Tinh dầu của thân rễ Canna indica (giống hoa vàng) đã được phân lập
bằng phương pháp chưng cất hydro và phân tích được bốn mươi ba hợp chất
đại diện cho 95,32% lượng tinh dầu đã được xác định [24].
Trong năm 2010, sử dụng chất thu hồi gốc tự do 1,1-diphenyl-2picrylhydrazyl (DPPH) làm thí nghiệm, Zhang và cộng sự đã tách từ dịch
chiết tan trong nước của Canna edulis Ker. và được tinh chế qua sắc ký cột
khác nhau một hợp chất mới là 4-(3-(3,4-dihydroxyphenyl) acryloyl)-6hydroxy-1-metoxy-1,2,3,4-tetrahydronaphthalene-2-cacboxylic cùng với
mười hợp chất đã biết gồm: axit rosmarinic, axit salvianolic B, axit ferulic,
axit caffeic, axit 1-caffeoylquinic, axit 3-caffeoylquinic, axit 4-caffeoylquinic,
axit 5-caffeoylquinic, axit salicylic và axit gallic [58].

Hình 1.6. Một số hợp chất phenolic từ Canna edulis Ker.
Năm 2004, nhóm nghiên cứu của YoungSook Yun phân lập được từ cặn
không tan trong ethyl acetat của dịch chiết methanol có nguồn gốc từ thân rễ


14


khô của Canna edulis hai este sacaroza phenylpropanoid: 3-O-p-coumaroyl-6O-feruloyl-b-D-fructofuranosyl 6-O-axetyl-a-D-glucopyranoside và 3,6-di-Op-coumaroyl-b-D-fructofuranosyl 6-O-acetyl-a-D-glucopyranoside. Ngồi ra
cịn có thêm một este và bốn phenylpropanoids đã biết là axit caffeic, axit
rosmarinic, caffeoyl - 4 axit O-hydroxyphenyllactic và axit salvianolic B [57].

Hình 1.7. Các dẫn xuất phenylpropanoid từ Canna edulis.
Tác dụng dược lý
Hiện nay các nghiên cứu dược lý về chi Canna chỉ tập trung chủ yếu
vào Canna indica. Theo đó, Canna indica có tác dụng chống oxy hóa, kháng
khuẩn [15], chống tiêu chảy [26], cầm máu [33], bảo vệ gan [56], kháng
khuẩn [24], chống đái tháo đường [43], chống viêm [21] và các tác dụng khác.
1.4.2. Vài nét sơ lược về cây Ngải hoa
Đặc điểm thực vật
Ngải hoa, còn được gọi là Chuối hoa lai. Tên khoa học: Canna
generalis Bail. [19].
Ngải hoa là một loại cây thân thảo, phát triển thành bụi, có đốt ngắn,
khơng phân nhánh và mọc thẳng đứng; có rễ mọc ngầm. Cây cao 0,6 – 1,5 m,
thân thô to, thường màu xanh; có phấn trắng như sáp ở phần cụm hoa; có lá xếp
dày sít. Phiến lá hình trứng hoặc thuôn dạng trứng, thường màu xanh với các dải
màu vàng dọc theo gân lá hoặc nguyên bản màu xanh lục đậm. Cuống dạng

15


bẹ ôm sát thân. Lá dài từ 20 – 60 cm, rộng từ 10 – 30 cm. Lá đơn mọc chia
theo lớp từ gốc lên ngọn, vành mép nguyên, phiến trơn và nhiều đường gân
sóng. Cụm hoa mọc thẳng, vượt lên trên lá. Lá bắc màu đỏ. Hoa thường màu
cam, vàng, đỏ, hồng hoặc các màu có thể pha lẫn nhau. Cánh hoa rộng, xếp

thành chùm; hoa lớn, phân thành 6 – 20 bông ở đầu các cành hoa. Quả có màu
xanh lục, chuyển sang màu nâu khi chín, có gai, khơ, mở ra chứa hạt cứng
màu đen [19,29].

Hình 1.8. Cây Ngải hoa.

Hình 1.9. Hoa cây Ngải hoa.

Thực trạng và phân bố
Ngải hoa thường được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của
Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Ấn Độ và được trồng ở một số nước khác làm cây cảnh.



Việt Nam, cây Ngải hoa được trồng nhiều ở Thái Nguyên.

Thành phần hóa học
Năm 2006, Myun Ho Bang và cộng sự đã tiến hành phân lập và xác định lipid từ rễ của cây Ngải
hoa. Thực hiện chiết xuất Canna generalis Bail. với 80% methanol trong nước, và dịch chiết cô đặc được
phân tách lần lượt bằng EtOAc, n-BuOH và H2O. Từ các phân đoạn EtOAc và n-BuOH, bốn hợp chất

16


×