Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.94 KB, 3 trang )
Nhiệt miệng ở phụ nữ đang
cho con bú
Câu hỏi: Thưa bác sĩ, tôi thường xuyên bị nhiệt miệng,
hầu như tháng nào cũng bị một lần, ăn không được, nói
không được. Hiện tại tôi đang cho con bú, nhiệt miệng
làm tôi không ăn uống được, tôi sợ sẽ ảnh hưởng đến
bé. Tôi nghe mọi người uống bột sắn, nước chanh, ăn
trái cây, ăn rau, chấm thuốc bôi ngoài liên tục mà
không khỏi bệnh. Bác sĩ có thể cho tôi biết nguyên nhân
bệnh này là gì và điều trị thế nào không? Có cách nào
để dứt điểm được bệnh không?
Trả lời:
Nhiệt miệng là bệnh rất dễ gặp, hầu như ai cũng mắc phải ít
nhất một lần trong đời, có đến 20% dân số thường xuyên bị
nhiệt miệng. Bệnh thường biểu hiện với những vết loét hình
tròn, bờ rõ, đáy thường có màu vàng, chung quanh có viền
màu đỏ tươi. Bệnh không nguy hiểm nhưng hay tái phát.
Mỗi đợt tái phát thường xuất hiện 1-3 vết loét nhưng cũng
có thể nhiều hơn, vết loét thường ở niêm mạc má, miệng,
bờ và mặt dưới lưỡi, lợi, sàn miệng… Khi không chăm sóc
đúng cách, vết lở có thể chuyển sang viêm cấp, tấy đỏ, rất
đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch dưới hàm, ăn uống mất
ngon, thậm chí gây mất ngủ, rối loạn tiêu hóa.
Người ta nhận thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh
bệnh như: áp lực tinh thần lớn, công việc căng thẳng stress
khiến cho chức năng miễn dịch bị suy giảm; cắn hoặc bị
kích thích bên ngoài làm tổn thương niêm mạc; rối loạn bài