Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

GIÁO ÁN KỸ NĂNG BẢO VỆ VÀ SỐNG THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG, PHÂN LOẠI RÁC THẢI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.42 KB, 4 trang )

KỸ NĂNG BẢO VỆ VÀ SỐNG THÂN THIỆN VỚI MÔI
TRƯỜNG, PHÂN LOẠI RÁC THẢI
I.

Mục tiêu bài học:
 Kiến thức :
- Hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và tác hại của việc môi trường bị ô nhiễm.
- Hiểu được con người cần phải sống thân thiện với môi trường
- Hiểu được ý nghĩa của việc phân loại rác thải.
 Kỹ năng :
- Giúp trẻ nhận ra rõ những hành động không đúng đối với môi trường: xả rác, dùng nhiều

nguyên liệu khó phân hủy,...
- Giúp trẻ có được những thói quen tốt (trồng cây xanh, thu gom rác,..)và khắc phục thói
quen xấu đối với mơi trường (vệ sinh khơng đúng nơi quy định, xả rác khó phân hủy,...)
- Sử dụng hiệu quả các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo
- Giúp trẻ biết cách phân loại rác thải
 Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ mơi trường, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ mơi trường ở
trường, lớp, gia đình và cộng đồng nơi sinh sống.
- Đồng tình, ủng hộ, noi gương những người có ý thức giữ gìn, bảo vệ mơi trường; phê
phán những người có hành vi sai trái làm ơ nhiễm mơi trường .
-

Nội dung tổng quát: biết được môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm nặng và nguyên nhân
gây ô nhiễm chủ yếu là cịn người, bảo vệ mơi trường là hành động cấp thiết cần được làm
ngay, bảo vệ môi trường bằng những hành động cụ thể, đơn giản hàng ngày như không xả
rác, hạn chế chất thải, phân loại rác thải, …

1



II.

Hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1: Thảo luận

-

Giáo viên đặt câu hỏi: “Mơi trường là gì?”, học sinh trả lời. Giáo viên tổng kết câu trả lời
và đưa ra định nghĩa về mơi trường. Giáo viên nói về sự ô nhiễm môi trường

-

Kiến thức đề xuất: Môi trường là tất cả những gì tồn tại xung quanh con người. Môi trường
đang ngày càng xấu đi
2. Hoạt động 2: Nhận diện

-

Cho học sinh xem clip về tình hình ơ nhiễm môi trường hiện nay

-

Sau khi xem clip cho học sinh thảo luận nhóm: biểu hiện và ngun nhân gây ơ nhiễm môi
trường

-

Kiến thức đề xuất:
+ Do con người: Con người thải các chất thải sinh hoạt ra ngồi mơi trường. Con người

khai thác khống sản khơng hợp lý. Con người chặt phá cây cối.
3. Hoạt động 3: Cùng nhau hành động

-

Dựa vào clip “Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường”, học sinh đưa ra các biện pháp để
bảo vệ môi trường

-

Giáo viên cho học sinh xem clip “Thay đổi thói quen bảo vệ môi trường”.

-

Giáo viên cho học sinh vẽ tranh với đề tài: “Em bảo vệ môi trường”... Giáo viên gợi ý từng
nhóm vẽ đúng yêu cầu. Sau đó, Giáo viên chọn ra một số bức tranh tiêu biểu và cho học
sinh thuyết trình về bức tranh của mình.

-

Kiến thức đề xuất: Để bảo vệ môi trường, em cần: Giữ gìn vệ sinh chung, bảo vệ, chăm
sóc cây xanh, tiết kiệm điện, nước, không xả rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi quy định (phân
loại rác)
4. Hoạt động 4: Ngôi nhà tương lai

-

Giáo viên giới thiệu về rác vô cơ và rác hữu cơ cho học sinh, giúp học sinh cách phân loại
rác
2



-

Giáo viên giới thiệu về các loại rác có thể tái chế, từ đó dẫn dắt qua hoạt động trồng cây ở
tuần sau

-

Kiến thức đề xuất:
+ Rác hữu cơ là các loại rác thực phẩm sau khi bạn chế biến đồ ăn như rau, củ, quả…SAu
đó chúng sẽ được nhân viên của Công ty Môi trường Đô thị chuyển tới các cơ sở sản xuất
phân hữu cơ chế biến thành phân hữu cơ.
+ Rác vô cơ là các loại rác như sành sứ, gạch, xỉ than, nilong, gỗ…Đây là những lọai rác
không thể sử dụng được nữa cũng không thể tái chế được mà chỉ có thể mang ra khu chơn
lấp rác thải. Chính vì vậy, để chung tay bảo vệ môi trường bạn nên hạn chế sử dụng các
loại rác này nhé. Đơn giản như khi đi chợ thay vì với từng loại thực phẩm bạn đều dùng 1
chiếc túi nilong, bạn có thể để trực tiếp chúng vào chiếc giỏ chẳng hạn hoặc sử dụng các
loại túi tự phân hủy đang có trên thị trường hiện nay. Bạn có lẽ sẽ giật mình khi biết rằng
những chiếc túi nilong tưởng chừng như rất tiện lợi này chỉ bị phân hủy hết khi được chơn
dưới lịng đất từ 400 – 600 năm
+ Rác tái chế như giấy, kim loại, vỏ hộp…sẽ được vận chuyển đến các làng nghề để tái chế
thành các loại sản phẩm mới. Vì vậy, khi dùng xong một chai nước mắm hay chai dầu ăn
bạn đừng tiện tay vứt nó vào thùng giác nhé, hãy gom lại để bán đồng nát vừa giúp có
thêm thu nhập lại vừa bảo vệ môi trường.

5. Hoạt động 5: Xử lý tình huống
-

Hoạt động nhóm, mỗi nhóm nhận một tình huống, giải quyết bằng cách thảo luận nhóm và

trình bày trên lớp.

TH 1:
Sáng nay Lan dậy muộn nên em chưa kịp ăn sáng ở nhà. Lan mang đồ ăn sáng tới lớp. Sau khi ăn
xong, em bỏ rác vào ngăn bàn. Hành động của Lan là đúng hay sai? Với tình huống này em xử lý
như thế nào?
TH 2:
Trong giờ học ngoại khóa ở cơng viên, Thúy nhìn thấy Nam đang hái hoa, bẻ cành. Trong tình
huống này nếu là Thúy em sẽ xử lý thế nào ?

3


TH 3:
Trong giờ ra chơi, Tuấn vào phòng vệ sinh bật đèn và xả nước xong rồi Tuấn bỏ vào lớp không tắt
đèn và nước, Nam vừa đi vào và thấy Tuấn đi ra, nếu em là Nam, em sẽ làm gì?
Các nhóm bốc thăm và diễn tình huống.
-

GV tổng kết lại
6. Hoạt động 6: Tổng kết

-

Giáo viên: tóm tắt bài học, giải đáp thắc mắc của học sinh

4




×