Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

DE THI HKI 1516

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.07 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - KHỐI 11 (Năm học 2015-2016) A. BẢNG MÔ TẢ: Nhận biết Nhận diện về nhịp thơ, biện pháp tu từ và tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ, xác định nội dung của một đoạn thơ. Xác định từ ngữ, hình ảnh trong đoạn văn, nội dung của đoạn văn. Thông hiểu - Cảm nhận về hoàn cảnh nhân vật được miêu tả qua một đoạn thơ. - Phân tích, lí giải được ý nghĩa của một sự việc, chi tiết trong một đoạn văn.. Vận dụng Vận dụng thấp Nêu ý nghĩa lời khuyên của Huấn Cao “Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”. Vận dụng cao - Vận dụng những kiến thức đã có vào việc nêu lên suy nghĩ của mình trước một vấn đề đang diễn ra trong xã hội. - Vận dụng những kiến thức đã có về văn học vào việc phân tích diễn biến tâm trạng của một nhân vật văn học. - Xây dựng những giá trị sống cho bản thân.. B. BẢNG CÂU HỎI CÂU HỎI BÀI TẬP (BÀI KIỂM CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM) NĂNG LỰC. ĐỌC HIỂU. LÀM VĂN. NHẬN BIẾT. THÔNG HIỂU. VẬN DỤNG THẤP. Cho hai câu thơ trong bài “Thương vợ”, yêu cầu học sinh: - Xác định cách ngắt nhịp trong hai câu thơ trên. - Sự gian truân, vất vả của bà Tú được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào? - Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên. Cho HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh cho chữ trong “Chữ người tử tù”. Yêu cầu HS: - Xác định những từ ngữ, hình ảnh miêu tả thời gian và không gian khi người tù cho chữ. - Hoàn cảnh của người cho chữ được miêu tả như thế nào?. Cho hai câu thơ trong bài “Thương vợ”, yêu cầu học sinh: Hai câu thơ gợi cho em cảm nhận được điều gì về hoàn cảnh của bà Tú? Cho HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh cho chữ trong “Chữ người tử tù”. Yêu cầu HS: Qua đoạn văn trên cho thấy phong thái của người cho chữ và thái độ của người nhận chữ như thế nào?. Nêu ý nghĩa lời khuyên của Huấn Cao “Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”. VẬN DỤNG CAO. 1. Tạo lập một văn bản nghị luận nêu suy nghĩ của mình về một vấn đề đang diễn ra trong xã hội.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> a.Có ý kiến cho rằng: “Hiện nay ở một số trường học, học sinh chưa chấp hành nghiêm luật an toàn giao thông”. Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) nêu lên suy nghĩ của mình về ý kiến trên. b. Bàn về hậu quả của thói lười biếng của học sinh và thanh niên trong xã hội hiện nay. 2. Tạo lập một văn bản nghị luận về một vấn đề trong văn học: Anh (chị) hãy phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo khi được Thị Nở chăm sóc yêu thương. Từ đó nêu lên suy nghĩ của mình về nhận định: “Tình thương yêu là một sức mạnh trong việc cảm hóa con người” C. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ MA TRẬN ĐỀ I. MỤC TIÊU KIỂM TRA Thu thập thông tin để đánh giá mức độ tiếp thu và vận dụng kiến thức của học sinh nhằm kiểm tra năng lực đọc hiểu và tạo lập một văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội và một vấn đề văn học. 1. Kiến thức - Nắm vững kiến thức về văn nghị luận xã hội. - Hiểu, giải thích, bình luận về một vấn đề trong xã hội. - Nắm vững kiến thức về văn nghị luận văn học. - Phân tích được diễn biến tâm trạng của một nhân vật văn học 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng tạo lập một văn bản nghị luận về một một vấn đề, một hiện tượng đang diễn ra trong xã hội. - Phân tích, giải thích, bình luận, chứng minh về một hiện tượng trong xã hội - Trình bày quan điểm, thái độ của mình trước một vấn đề trong xã hội..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Rèn kĩ năng tạo lập một văn bản nghị luận về một vấn đề văn học. - Phân tích, giải thích, chứng minh được diễn biến tâm trạng của một nhân vật trong tác phẩm văn học - Nêu lên suy nghĩ của mình về mối quan hệ giữa văn học và đời sống . 3. Thái độ Có ý thức học hỏi, xử sự và có hành vi đúng đắn trước một vấn đề trong xã hội; quan tâm đến các hiện tượng trong cuộc sống; biết rút ra những bài học trong văn học để ứng dụng vào trong cuộc sống. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA Tự luận III. THIẾT LẬP MA TRẬN Cấp độ. Nhận biết. Thông hiểu Cấp độ thấp. Năng lực Đọc hiểu. Vận dụng. Nhận diện về nhịp thơ, biện pháp tu từ và tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ, xác định nội dung của một đoạn thơ. Xác định từ ngữ, hình ảnh trong đoạn văn, nội dung của đoạn văn. Cấp độ cao. Cộng. - Cảm nhận về Nêu ý nghĩa lời hoàn cảnh nhân vật khuyên của Huấn được miêu tả qua Cao “Tôi bảo thực một đoạn thơ. đấy, thầy Quản nên - Phân tích, lí giải tìm về nhà quê mà ở, được ý nghĩa của thầy hãy thoát cái một sự việc, chi tiết nghề này đi đã, rồi trong một đoạn văn. hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”. Số câu:. 3. 3. 1. 8. Số điểm:. 1.25. 1.25. 0.5. 3.0. Tỉ lệ %:. 12.5. 12.5. 5. 30. Làm văn. 1. Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) ) bàn về hậu quả của thói lười biếng của học sinh và thanh niên trong xã hội hiện nay. 2.Anh (chị) hãy phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo khi được Thị Nở chăm sóc yêu thương. Từ đó nêu lên suy nghĩ của.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> mình về nhận định: “Tình thương yêu là một sức mạnh trong việc cảm hóa con người” Số câu:. 2. 2. Số điểm:. 7.0. 7.0. Tỉ lệ %:. 70. 70. Tổng số câu TS điểm. 3. 3. 1. 2. 9. 1.25. 1.25. 0.5. 7.0. 10. Tỉ lệ %. 12.5. 12.5. 5. 70. 100. ĐỀ THI HỌC KÌ I – NH:2015-2016 MÔN THI: NGỮ VĂN KHỐI 11 THỜI GIAN : 120 PHÚT I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm).

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Đọc hai câu thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3: “Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông” (Trần Tế Xương- Thương vợ) Câu 1. Xác định cách ngắt nhịp trong hai câu thơ trên. Câu 2. Nêu nội dung chính của hai câu thơ trên. Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 4 đến câu 7: “Ðêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, làm họ dụi mắt lia lịa. Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quan ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo: - Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi… Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh".” (Nguyễn Tuân – Chữ người tử tù) Câu 4. Xác định những từ ngữ, hình ảnh miêu tả thời gian và không gian khi người tù cho chữ. Câu 5. Hoàn cảnh của người cho chữ được miêu tả như thế nào? Câu 6.Qua đoạn văn trên cho thấy phong thái của người cho chữ và thái độ của người nhận chữ như thế nào? Câu 7. Lời khuyên của Huấn Cao “Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi” nói lên ý nghĩa gì? II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1: (3 điểm) Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) bàn về hậu quả của thói lười biếng của học sinh và thanh niên trong xã hội hiện nay. Câu 2: (4 điểm) Anh (chị) hãy phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo khi được Thị Nở chăm sóc yêu thương. Từ đó nêu lên suy nghĩ của mình về nhận định: “Tình thương yêu là một sức mạnh trong việc cảm hóa con người” Hết. HƯỚNG DẪN CHẤM A. Hướng dẫn chung.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách đếm ý cho điểm. Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần linh hoạt trong quá trình chấm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 2. Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi câu và được thống nhất 3. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,50 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,50; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,00 điểm). B. Hướng dẫn chấm cụ thể Phần. Câu 1. 2. 3. 4.. I 5. 6. 7.. Câu 1. II. Nội dung. Điểm Đọc hiểu 3.0 Cả hai câu thơ đều được ngắt theo nhịp 4/3 0.25 Gợi tả cuộc sống tần tảo, buôn bán ngược xuôi của bà Tu nơi đầu sơng bãi bếnù. 0.50 - Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ là đảo ngữ và đối. - Tác dụng: nhấn mạnh và làm nổi bật sự vất vả, lam lũ, gian truân, bươn bả của bà Tú. Từ ngữ, hình ảnh miêu tả thời gian và không gian khi người tù cho chữ: - Thời gian: Ðêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh. - Không gian: Trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Hoàn cảnh của người cho chữ: Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng - Phong thái của người cho chữ: Ung dung, đường bệ.(0,25) - Thái độ của người nhận chữ: Khúm núm, run sợ, thành kính, lĩnh nhận.(0,25) Ý nghĩa: Muốn chơi chữ phải giữ lấy thiên lương; trong môi trường của cái ác, cái đẹp khó tồn tại vững bền; Chữ nghĩa, thiên lương không thể sống chung với tội ác và nơi ngục tù đen tối. (HS có cách diễn đạt khác nhưng xoay quanh các nội dung trên vẫn cho điểm tối đa). 0.50. Làm văn HS viết một bài văn nghị luận xã hội bày tỏ suy nghĩ của mình về nội dung mà đề yêu cầu a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. -Giải thích : Lười biếng là ngại làm việc, suy nghĩ, không chịu cố gắng vươn lên trong học tập, cuộc sống, lao động,.... - Phân tích : + Nguyên nhân: do ỷ lại, do tự mãn, do diều kiện vật chất đầy đủ,..... + Biểu hiện: lười vận động, chán suy nghĩ, không thích làm việc, ù lì, uể oải, lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi ........ + Tác hại: làm cho con người không tiến bộ, thể chất- tinh thần không phát triển, không tạo ra được của cải vật chất, chất xám cho xã hội..... - Chứng minh: "Làm biếng ngồi ăn lở núi non" (Nguyễn Trãi). - Bình luận: Lười biếng là thói hư tật xấu đáng bị phê phán.Cần loại bỏ để xã hội tiến bộ và phát triển.. 7.0 3.0. 0.50. 0.25 0.5 0.5. 0.25 0.25. 0.5 0.5. 0.5 0.5. - Bài học nhận thức và hành động: Rút ra bài học phù hợp cho bản thân 0.25 d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẽ về 0.25 vấn đề nghị luận..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Câu 2. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. HS viết một bài văn nghị luận văn học phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Chí Phèo khi được Thị Nở chăm sóc yêu thương. Từ đó bày tỏ suy nghĩ của mình về nội dung mà đề yêu cầu a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo - Trước sự săn sóc và tình yêu thương của Thị Nở, tâm trạng của Chí Phèo diễn biến phức tạp nhưng rất logic. + Đầu tiên Thị Nở chỉ khơi gợi những bản năng rất con người của Chí Phèo. + Sau đó, sự săn sóc giản dị đầy ân tình và lòng yêu thương mộc mạc của Thị Nở đã làm thức dậy bản chất lương thiện của người nông dân trong Chí Phèo. . Hắn thấy “lòng bâng khuâng” và “mơ hồ buồn” . Chí cảm nhận được cuộc sống xung quanh mình: Cảm nhận được trời sáng, nghe những âm thanh quen thuộc của cuộc sống đời thường  Tiếng chim hót, tiếng người đi chợ, tiếng gõ mái chèo đuổi cá,… . Ngạc nhiên và xúc động . Hồi tưởng về quá khứ, nghĩ đến hiện tại và hy vọng ở tương lai . Hắn thấy mình già mà vẫn còn cô độc. . Vừa vui, vừa buồn, vừa ăn năn, vừa hối hận. . Thấy lòng thành trẻ con, muốn làm nũng với Thị Nở. . Hắn cười thật hiền, nói chuyện đùa và cảm nhận được hạnh phúc. + Cuối cùng, Chí Phèo hy vọng mình sẽ được làm bạn, hy vọng “Thị Nở sẽ mở đường cho hắn” vào cái xã hội “bằng phẳng lương thiện”, khao khát trở thành người lương thiện, muốn hòa mình với mọi. - Phân tích nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật của tác giả. Học sinh nêu suy nghĩ của mình về nhận định: Tình thương yêu là một sức mạnh trong việc cảm hóa con người HS có thể nêu lên suy nghĩ của mình theo những gợi ý sau: - Tình thương yêu là tình cảm giữa người và người trong cuộc sống - Tình thương yêu biểu hiện qua việc quan tâm, chăm sóc, lo lắng, giúp đỡ lẫn nhau giữa người và người…. Qua việc chia vui sẻ buồn đối với mọi người xung quanh; qua việc ân cần yêu thương những người kém mai mắn, bất hạnh xung quanh mình;.. - Tình thương yêu là một sức mạnh trong việc cảm hóa con người. Bởi chỉ có tình thương yêu mới làm cho người gần người hơn, cảm hóa được con người, là động lực giúp con người vươn lên trong cuộc sống, giúp con người hướng tới một cuộc sống tươi đẹp hơn,… - Sống trong một cộng đồng, một dân tộc, con người phải có tình yêu thương đối với mọi người. Lấy tình yêu thương của mình để nâng đỡ, ủi an những người bất hạnh trong cuộc sống… - Khẳng định chỉ có tình yêu thương mới làm cho người gần người hơn, cảm hóa được mọi người. - Phê phán những người không có tình yêu thương, không quan tâm đến người khác - Bài học nhận thức và hành động: Rút ra bài học phù hợp cho bản thân d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẽ về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.. 0.25. 0.25 0.25 0.25 1.5. 1.0. 0.25 0.25 0.25.

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×