Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Tài liệu Các câu hỏi thường gặp về ống kính – Phần 1 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.84 KB, 22 trang )

Các câu hỏi thường gặp về
ống kính – Phần 1
V.1. Liệu có thể thay ống kính khi vẫn còn phim bên trong?
Tất nhiên là được, ta có thể thay ống kính bất kỳ lúc nào ta muốn. Thân
máy có lắp màn trập ngăn không cho ánh sáng tiếp xúc với mặt phim.
Hiển nhiên là không nên thay ống kính khi bạn đang ở ngoài mưa hay trong
cơn gió cát và cũng đừng chạm tay vào màn trập.
V.2. Liệu có các vấn đề tương thích giữa các ống kính EF của Canon?
Về cơ bản thì không, bất kỳ ống kính ngàm EF nào cũng hoạt động tốt trên
mọi hệ thống EOS.
Chỉ có vấn đề nhỏ với hệ thống ổn định hình ảnh (IS) khi lắp trên một số
máy EOS cũ- Ống kính vẫn hoạt động nhưng IS có thể không bình thường, ảnh có
thể vẫn bị rung khi bấm máy. Tuy nhiên chất lượng nói chung của cả bức ảnh
không bị ảnh hưởng gì. Các ống kính chỉ lấy nét tự động không dùng được trên
các thân máy EF-M, một loại thân máy không lắp mạch điện tự động lấy nét và chỉ
dùng các ống lấy nét bằng tay.
Vấn đề tương thích chỉ nảy sinh khi có ống kính EF-S, vì nó khác các ống
EF. Ống EF-S đánh dấu bằng một hình vuông trắng chỉ lắp được trên các thân máy
EF-S
V.3. Vấn đề tương thích của các nhà sản xuất ống EF độc lập?
Đôi khi có. Một số ống kính lai, đặc biệt là nhiều ống kính đời cũ của
Sigma, không làm việc tốt trên vài thân máy đời mới như Elan 7/EOS 30/33 và
máy số EOS 10D. Triệu chứng hay gặp nhất là lúc gương phản chiếu lật lên, máy
bị treo luôn (khi ta nhấn nút chụp) sau đó bạn phải khởi động lại máy ảnh. Giải
pháp duy nhất là nhờ hãng mẹ nâng cấp ống kính cho bạn, khá rắc rối!
Chỉ có một hãng ít gặp các vấn đề về tương thích là Tamron. Một số người
phỏng đoán rằng có lẽ Tamron có giấy phép chính thức của Canon, tuy nhiên
Canon tại Mỹ luôn luôn bác bỏ mọi khả năng cấp phép cho bất kỳ hãng ống kính
nào. Vì vậy, hoặc là Tamron gặp may hoặc là họ rất giỏi trong việc nghiên cứu các
hệ thống của Canon, chỉ biết là Tamron rất ít gặp các vấn đề về tương thích, nhưng
về lâu dài cũng chưa biết thế nào.


Sigma thông báo một số ống kính cần nâng cấp để dùng cho các máy ảnh
EOS mới:
24-70mm 3.5-5.6 aspherical UC
28-80mm 3.5-5.6 mini zoom macro aspherical
28-80mm 3.5-5.6 mini zoom macro aspherical HF
28-80mm 3.5-5.6 mini zoom macro II aspherical
28-105mm 2.8-4 aspherical
28-105mm 3.8-5.6 UC-III aspherical IF
28-135mm 3.8-5.6 aspherical IF macro
28-200mm 3.5-5.6 DL aspherical IF hyperzoom macro
28-300mm 3.5-6.3 DL aspherical IF hyperzoom
70-210mm 4-5.6 UC-II
70-300mm 4-5.6 APO macro super
70-300mm 4-5.6 DL macro super
100-300mm 4.5-6.7 DL
135-400mm 4.5-5.6 APO aspherical RF
170-500mm 5-6.3 APO aspherical RF
8mm 4 EX circular fisheye
15mm 2.8 EX diagonal fisheye
24mm 2.8
28mm 1.8 II aspherical
50mm 2.8 EX macro
105mm 2.8 EX macro
300mm 4 APO tele macro
400mm 5.6 APO tele macro
500mm 4.5 APO
500mm 7.2 APO
800mm 5.6 APO
28-70mm 2.8-4 UC
28-105mm 4-5.6 UC

28-105mm 4-5.6 UC-II
70-210mm 3.5-4.5 APO macro
28-200mm 3.8-5.6 aspherical UC
V.4. Liệu có dùng được các ống kính lấy nét tay trước đây của Canon
trên các máy ảnh EOS?Đáng tiếc là không. Trước khi giới thiệu máy ảnh EOS
lấy nét tự động, Canon bán nhiều ống kính lấy nét bằng tay cho các máy ảnh phim
SLR. Phần lớn các ống kính này là dạng FD, đáng buồn là ống kính FD không
dùng được cho hệ EOS. Ngàm gắn không tương thích cả về cỡ và kiểu. Tương
phản với Nikon, phần lớn các ống kính lấy nét tay dòng F của Nikon đều hoạt
động trên các máy lấy nét tự động.
Có thể dùng vòng nối để lắp ống FD lên máy EOS, nhưng điều này ít có giá
trị, có quá nhiều nhược điểm.
V.5. Liệu có thể dùng cá ống kính không phải của Canon trên máy
EOS?Điều này phụ thuộc nhiều yếu tố. Nhiều hãng sản xuất ống kính (Tamron,
Sigma và Tokina là ba hãng lớn nhất) thiết kế sản phẩm của mình cho dòng EOS.
Các ống này đương nhiên hoạt động tốt trên EOS, vấn đề chính chỉ liên quan đến
các mạch điện như đã được đề cập.
Nếu ta có một ống kính lai không lắp vừa trên thân EOS thì có thể biết ngay
là nó không làm việc được với EOS, tuy có thể dùng các ống nối nhưng kết quả
đem lại ít khả quan. Lấy nét tự động không làm việc, khẩu độ phải đặt ngay trên
ống kính. Vì vậy việc dùng các ống kính này chỉ có ít nhiều giá trị nếu ống kính là
loại đặc biệt hiếm có hoặc ví tiền của bạn cực kỳ “hẻo”.
V.6. Liệu có thể lắp ống kính dòng “L” lên một thân máy phổ
thông?Đương nhiên được. Bất kỳ thân máy EOS nào cũng tương thích với mọi
ống EF (hoặc tương đương).
Vấn đề chính ở đây là trọng lượng, các ống kính nặng có thể làm ngàm gắn
luôn trong trạng thái “quá tải”. Khi dùng ta nên chú ý để ống kính luôn ở phía trên
thân máy, trọng lượng của thân máy không thể làm hỏng ngàm gắn. Điều này phải
để tâm nhiều hơn nếu thân máy của bạn có ngàm gắn bằng nhựa. Nếu ống kính
quá lớn bạn nên loại chân máy gắn vào ống kính thay vì vào thân máy.

Thân máy phổ thông không thể định thời chụp hoàn toàn bằng thay, tốc độ
lấy nét (phụ thuộc cả tốc độ mô tơ của ống kính và tốc độ của máy tính trong thân
máy) và tốc độ kéo phim không địch được với các máy chuyên nghiệp, tuy nhiên,
dùng ống kính “xịn” trên một thân máy dạng này là một ý tưởng hay, nếu không
có điều kiện bạn có thể thuê một ống kính “chuyên nghiệp”, một cách để nâng cao
tay nghề hữu hiệu.
Lắp ống kính xịn như 70-200 2.8L lên chiếc máy ảnh tý hon Rebel Ti trông
có vẻ hơi tức cười, nhưng như vậy còn tốt hơn nhiều bỏ ra cả đống tiền tậu một
thân máy EOS 1V với một ống kính bình dân.
V.7. Khẩu độ f/8 là một khẩu độ quan trọng?
Phần lớn các ống kính đều nét nhất ở đoạn giữa độ mở của nó. Khi khẩu
mở lớn nhất chất lượng ảnh thường có vấn đề. Giảm khẩu độ đi là cách làm hay,
nhưng chớ lạm dụng, nếu khẩu độ giảm nhỏ quá mức, hiện tượng nhiễu xạ sẽ phát
sinh làm giảm chất lượng ảnh. Phần lớn các ống kính làm việc tốt nhất ở quãng f/8
hoặc f/11
Thường thì điểm nét nhất (đôi khi còn được gọi là “điểm thuần khiết”
(sweet spot)) không như nhau với các ống kính khác nhau, muốn biết đích xác ta
phải thử ống kính. Hiệu ứng này khá rõ với các ống kính bình dân, nhưng trên các
ống kính đắt tiền thường thì ảnh sắc nét trên cả quãng khẩu độ lớn.
V.8. Thế nào là sự nhân tiêu cự (hay hệ số thu nhỏ) với máy số và máy
APS?
Phim 35 mm có khung hình 24 x 36 mm, toàn bộ khung hình này dùng cho
việc ghi lại ảnh.
Sản xuất cảm biến ảnh cỡ 24x36 rất đắt tiền, trên các dòng máy tầm trung
và tầm thấp, kích thước cảm biến ảnh nhỏ hơn, tương tự phim APS chỉ có cỡ
16,7x30,2mm. Khi chụp trên các máy này giống như khi ta dùng phim 35mm sau
đó cúp cắt đi phần ngoài rìa (ảnh hiện lên trên khung hình lọt trong khung phim
35mm sau đó phần rìa bị cắt bỏ).
Hệ số thu nhỏ này thường bị lẫn lộn với hệ số nhân tiêu cự, do bị cúp cắt
bớt nên ống kính 50mm lắp trên máy phim APS hoạt động như ống 70mm lắp trên

máy phim 35mm, không phải do tiêu cự bị thay đổi mà do sự cúp cắt hình ảnh. Hệ
số thu nhỏ đôi khi được thể hiện dạng số 1.3x hoặc 1.6x.
Nếu ta sử dụng ống kính chụp các vật ở xa, đây là một lợi thế, nhưng nếu
chụp ở góc rộng, đây lại là yếu điểm vì ống kính góc rộng sẽ ít ấn tượng hơn nếu
bị cắt đi phần ngoài rìa.
Một số ý kiến cho rằng hệ số này làm thay đổi định dạng tấm ảnh, thay đổi
cả việc dùng các ống kính vốn được thiết kế cho định dạng ảnh khác. Điều này
phần nào cũng đúng.
Giả sử ta có ống kính 100mm. Dùng trên máy 35mm ta có một góc thu hình
nhất định. Nếu gắn lên máy có hệ số thu nhỏ 1.6x, góc thu hình của ta sẽ nhỏ đi và
góc này tương đương với góc thu hình của ống kính 160mm trên máy 35mm.
V.9. Làm gì khi bụi vào ống kính?
Không may đây lại là vấn đề khá hay gặp. Chỉ có một số ống L đắt tiền mới
có gioăng chống bụi. Mọi ống kính khác đều có nhiều khe, kẽ và không khí cũng
như bụi dễ dàng lọt vào. Các ống kính đa tiêu cự càng hay bị mỗi khi ta điều chỉnh
tiêu cự của nó. Nếu có chút bụi trong ống kính thì cũng chưa có vấn đề gì. Nhưng
sẽ đáng ngại nếu bạn thấy các vệt bẩn khi hướng ống kính ngược sáng. Tháo ống
kính và lau hết bụi bên trong là vô cùng phức tạp và tốn tiền, chẳng có gì đảm bảo
là các thấu kính được lắp lại như cũ. Vì vậy trừ khi bụi ảnh hưởng rất nặng đến
tấm ảnh, bạn không nên cố lau sạch các hạt bụi này.
V.10. Nếu có một vết xước ở thấu kính ngoài cùng thì sao?
Những vết xước hoặc sứt sẹo rất nhỏ trên thấu kính ngoài cùng thường làm
người ta hốt hoảng, nhưng thực sự, trong phần lớn trường hợp chụp, chúng không
làm ảnh hưởng đến chất lượng tấm ảnh vì chúng nằm quá xa mặt cảm biến nên
không thể canh nét thấy. Tuy nhiên, chúng có thể gây loé, vì vậy nếu có thể ta nên
tô đen các vết sứt này. Nếu các vết xước quá lớn (dài hơn vài mm) thì có thể gây
ra vấn đề, các vết xước nằm trên thấu kính phía sau còn gây phiền toái hơn nữa.
V.11. Liệu có thể lắp ống nối để biến ống kính 50mm thành ống 100mm
được không?
Có và không. Một câu trả lời chính xác rất phức tạp, nhưng xu hướng là

không thể. Các ống nối (Canon gọi là các ống “extenders”) là các phụ kiện quang
học để tạo sự tương thích giữa thân máy và ống kính. Thực ra đây chỉ là các ống
nối với vài ba thấu kính bên trong để làm tăng chiều dài tiêu cự của ống kính đang

×