Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Tài liệu CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ ỐNG KINH – Phần 2 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.03 KB, 19 trang )

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
VỀ ỐNG KINH – Phần 2
V.16. Thế nào là độ mở của ống kính?Độ mở của ống kính là thuộc tính
quan trọng thứ hai sau chiều dài tiêu cự. Lấy mắt người làm ví dụ. Tròng mắt có
một đồng tử có thể co dãn để điều chỉnh lượng ánh sáng vào mắt tuỳ vào tình trạng
ánh sáng tự nhiên. Lúc trời tối, đồng tử mở rộng để cho nhiều ánh sáng vào hơn,
khi ra ngoài nắng nó lại co vào để giảm lượng ánh sáng, tránh làm hỏng mắt. Phần
lớn cá ống kính máy ảnh đều có một cơ cấu tương tự đồng tử của mắt người- một
màng chắn bằng kim loại hoặc nhựa có thể điều chỉnh để kiểm soát lượng ánh
sáng đi qua. Chính cái lỗ có kích thước thay đổi được trên cái màng chắn đó được
gọi là độ mở của ống kính và được biểu thị bằng một giá trị số học ký hiệu là f.
Giá trị này quyết định lượng ánh sáng sẽ được ống kính cho đi qua và là tỷ số giữa
chiều dài tiêu cự và đường kính lỗ mở trên màng chắn.
Ví dụ, ta chỉnh đường kính lỗ mở của ống kính 50mm bằng 6,25mm, ta có
khẩu độ f/8 (50/6,25=8). Nói chung, cứ mỗi lần chỉnh tăng hoặc giảm khẩu độ một
nấc là ta đã tăng gấp hai hoặc giảm đi một nửa diện tích của lỗ mở. Vì bản thân
khẩu độ đã chứa yếu tố chiều dài tiêu cự (tử số) nên mỗi ống kính đều cho một
lượng sáng như nhau đi qua nếu được đặt ở cùng một giá trị khẩu độ bất kể chiều
dài tiêu cự của ống kính là bao nhiêu (tất nhiên không tính đến sự hao hụt ánh
sáng vì phải đi qua nhiều thấu kính).
Dãy khẩu độ thông dụng của ống kính phim 35mm và các máy ảnh số SLR:
1.0 1.4 2 2.8 4 5.6 8 11 16 22 32
tuy nhiên phần lớn các ống kính đều không có đủ cả dãy khẩu độ trên.
Mỗi lần chuyển khẩu độ một nấc là ta tăng hoặc giảm lượng sáng đi hai lần
đồng thời tăng hoặc giảm diện tích lỗ mở hai lần, chuyển từ f/2.8 sang f/4 là giảm
lượng sáng đi hai lần và giảm diện tích lỗ mở hai lần, ta có một dãy số với công
bội bằng 1,4 (căn bậc hai của 2) mặc dù khi in trên ống kính theo truyền thống
người ta chỉ in theo dãy số trên.Ống kính của các định dạng phim lớn có thể có giá
trị khẩu độ nhỏ hơn nữa như f/64 chẳng hạn.
Dãy số này có vẻ phức tạp nhưng thật ra khá đơn giản, chỉ cần nhớ hai số
đầu 1.0 và 1.4, sau đó nhân đôi lên, 1.0 thành 2; 4; 8 rồi 16; 32 còn 1.4 thành 2.8;


5.6; 11 rồi 22.
Tránh lẫn, số nhỏ (2.8 chẳng hạn) tương ứng với đường kính lỗ sáng lớn, ta
có nhiều ánh sáng hơn (“mở khẩu”), số to (f/22) tương ứng với lỗ sáng nhỏ, ta có
ít ánh sáng hơn (“khép khẩu”). Ngoài việc làm thay đổi thời chụp, khẩu độ ảnh
hưởng đến vùng ảnh rõ (DOF).
Chữ f thường được in nghiêng chỉ để cho đẹp, dấu chéo để chỉ phân số, ví
dụ: f/4 chỉ độ mở bằng một phần tư chiều dài tiêu cự. Chữ f thay cho “focal”,
“factor” hay “focal length” tuỳ ý thích của bạn.
Lưu ý là không phải tất cả các ống kính đều chỉnh khẩu độ bằng lỗ màng
chắn. Nhiều ống kính chỉ có một khẩu độ duy nhất mà thôi. Các ống kính dạng
gương phản chiếu không có lỗ mở nên không chỉnh được khẩu độ, các máy ảnh rẻ
tiền- loại dùng một lần- cũng có một giá trị khẩu độ thôi.
V.17. Thế nào là các ống kính nhanh và ống kính chậm?
Đây chỉ là một thuật ngữ đời thường để chỉ giá trị khẩu độ tối đa mà ống
kính có thể đạt được. Ống kính chậm có khẩu độ tối đa khá nhỏ, cho ít ánh sáng đi
qua và để duy trì thời chụp tốt ta cần giảm tốc độ chụp, ống kính nhanh thì trái lại,
giá trị khẩu độ tối đa khá lớn, cho nhiều ánh sáng đi qua và ta có thể để tốc độ
chụp nhanh.
Khẩu độ lớn cho nhiều ánh sáng đi qua, vì vậy ta thường thích các ống kính
nhanh hơn các ống kính chậm. Thứ nhất, ống kính nhanh cho phép chụp cả nơi
thiếu sáng sử dụng ánh sáng tự nhiên, không cần ánh sáng nhân tạo. Thứ hai, ống
kính nhanh nhìn qua khung ngắm dễ hơn vì ra có nhiều ánh sáng đi qua hơn.
Một ống kính có khẩu tối đa là f/1.4 là một ống kính nhanh, nếu chỉ đạt 5.6
thì khá chậm. Vì khẩu độ có liên quan đến cả chiều dài tiêu cự nên thường khá dễ
dàng chế tạo các ống kính 50 mm nhanh (khẩu tối đa thường đạt 1.8) nhưng rất
khó chế tạo các ống kính 200 có khẩu tối đa lớn như trên.
Nói chung, thiết kế một ống kính nhanh phức tạp hơn ống kính chậm nên
thường đắt hơn. Chế tạo ống kính nhanh đa tiêu cự khó hơn chế tạo ống kính
nhanh một tiêu cự. Ống kính nhanh thường kích cỡ lớn hơn ống kính chậm cùng
tiêu cự.

Các ống kính tự động lấy nét của hệ EOS có mô tơ lấy nét đặt trong ống
kính chứ không phải trong thân máy. Một số ống kính lấy nét nhanh hơn các ống
kính khác, tuy nhiên đây hoàn toàn là khái niệm khác, không phải nói đến đặc tính
quang học đang bàn ở trên.
V.18. Vùng ảnh rõ (depth of field) là gì?
Khi lấy nét lên một vật thể nào đó, vật thể này không phải là thứ duy nhất
hiện lên sắc nét. Những vật thể gần hơn hoặc xa hơn vật thể chính này cũng có thể
hiện nên sắc nét tuy không được như đối tượng chính. Khoảng cách giữa các đối
tượng hiện hình tương đối sắc nét trên tấm ảnh cuối cùng của bạn được gọi là
vùng ảnh rõ. Kiểm soát vùng ảnh rõ là một kỹ năng nhiếp ảnh quan trọng có thể
tác động đến sự thu hút của tấm ảnh cuối cùng.
Bạn đang chụp chân dung ai đó ngoài trời, vị trí này cho một ánh sáng tự
nhiên nhưng bạn khó kiểm soát phần hậu cảnh. Nếu bạn đang trong công viên, bạn
sẽ không muốn phần hậu cảnh đầy những cành cây loà xoà, hỗn độn. Bạn muốn
vùng ảnh rõ thật cạn và lấy nét vào mắt người mẫu, đó là nơi bạn muốn nét nhất.
Vùng ảnh cạn sẽ đẩy các cành cây ra ngoài vùng lấy nét, bạn sẽ có một hậu cảnh
mềm mại, với màu xanh dịu nhẹ.
Nhưng nếu bạn chụp một bông hoa trong tự nhiên với bầu trời, núi non hấp
dẫn, bạn sẽ muốn mọi thứ hiện lên sắc nét, lúc này bạn lại muốn vùng ảnh rõ thật
lớn. Có ba yếu tố giúp ta kiểm soát vùng ảnh rõ:
- Khẩu độ: Là yếu tố quan trọng điều khiển vùng ảnh rõ, khẩu độ mở lớn
cho vùng ảnh rõ cạn và ngược lại. Chụp cái gì đó khi ánh sáng yếu, ta mở khẩu hết
cỡ (f/1.8 chẳng hạn) để lấy được nhiều ánh sáng, vùng ảnh rõ sẽ ngắn lại và sẽ trở
thành vấn đề vì việc lấy nét chính xác sẽ khó khăn hơn. Chụp ngoài trời thì ngược
lại, ta hay phải khép khẩu để tránh thừa sáng, vùng ảnh rõ lớn, việc kiểm soát bố
cục sẽ khó khăn.
- Chiều dài tiêu cự: Yếu tố này tạo ra nhiều khác biệt. Ống góc rộng, tiêu cự
ngắn cho vùng ảnh rõ lớn hơn ống tiêu cự dài. Điều này rất có ích. Ống góc rộng
chụp phong cảnh cho vùng ảnh rõ sâu, ống tiêu cự dài chụp chim muông, cho
vùng ảnh rõ cạn, dễ cô lập đối tượng, tạo hiệu quả đẹp.

- Khoảng cách đến đối tượng: Nếu ta dí sát đối tượng (như khi chụp cận
cảnh), vùng ảnh rõ sẽ ít và ngược lại.
Thực tế, bạn phải luôn tính toán cả ba yếu tố trên để tạo ra được hiệu quả
mong muốn trên tấm ảnh của mình.
Cũng nên biết rằng cỡ phim cũng ảnh hưởng đến vùng ảnh rõ, phim lớn
hoặc trung bình dễ tạo ra vùng ảnh rõ thật cạn hơn là các cỡ phim nhỏ. Đây là lý
do khiến các máy ảnh bình dân dạng ngắm-chụp thường cho ảnh có chiều sâu lớn.
Tuy nhiên làm chủ được tốt ba yếu tố trên bạn có thể kiểm soát vùng ảnh rõ mà
không cần đổi sang máy ảnh khác.
Khái niệm về vùng ảnh rõ trên chỉ được diễn giải một cách dễ hiểu, bạn
phải làm những phép toán vô cùng phức tạp mới có thể tính toán được thật chính
xác, nhưng những diễn giải đơn giản như trên cũng đủ để bạn cho ra những bức
ảnh đẹp.
V.19. Các con số La mã trên thân ống kính biểu thị điều gì?
Các nhà sản xuất ống kính Nhật, trong đó có Canon dùng luôn đặc tính
quang học để phân biệt các ống kính khác nhau (Châu Âu theo truyền thống
thường đặt tên theo kiểu của Chiến tranh giữa các vì sao để mô tả thiết kế của các
ống kính như: “Tessar”, “Biogon” hay “Super Angulon”). Thỉnh thoảng một ống
kính ra đời với các đặc tính cơ bản giống hệt một ống kính đang lưu hành, để phân
biệt giữa các ống kính này, Canon dùng một ký tự La mã bắt đầu bằng II, vì vậy
bạn không bao giờ có ống kính ký hiệu I, dù đôi khi có người nhắc đến “mark I”
để chỉ ống kính đời cũ khi đời mới của nó chào đời. Cách gọi mark II, mark III…
cũng khá phổ biến trong giới chơi đồ ảnh.
Đôi khi các ống kính đời mới có những cải tiến hơn ống cũ, cũng có khi lại
kém hơn và thỉnh thoảng người ta phân biệt chúng bằng các đường vạch dấu. Ví
dụ: Ống 50mm 1.8 II khá hơn đời trước về chất lượng chế tạo nhưng chất lượng
quang học thì giống hệt, 28-80 3.5-5.6 USM II hoàn toàn kém hơn phiên bản đầu,
28-105 3.5-4.5 và 28-105 3.5-4.5 II cơ bản giống nhau, khác chút xíu bề ngoài.
Các ký hiệu La mã này hoàn toàn chẳng nói lên điều gì về sự khác biệt chất lượng
cả. Canon còn đánh số kiểu này cho các loa che ống kính như đã nói trên.

V.20. Sự khác biệt giữa các mô tơ lấy nét (AFD, MM, USM)?
Khác với các nhà sản xuất máy ảnh khác, Canon đặt mô tơ lấy nét trong các
ống kính chứ không phải trong thân máy khi hệ thống EOS ra đời. Điều này được
cho là khôn ngoan vì mô tơ này được thiết kế theo từng yêu cầu của ống kính. Một
ống kính dài cần một mô tơ lớn, ống kính nhỏ hơn chỉ cần mô tơ vừa phải mà thôi.
Nếu mô tơ này lắp trong thân máy, nó sẽ hoạt động y như nhau cho dù bạn lắp ống
kính gì đi nữa.
Canon sử dụng nhiều công nghệ khi chế tạo các mô tơ này. Hai dạng sơ
khai đầu tiên thì không được ký hiệu trên vỏ ống kính, muốn biết thì chỉ có cách
tra sách mà thôi.
- Mô tơ lấy nét kiểu điện từ truyền thống: Loại mô tơ này dùng nguyên tắc
điện từ thông thường để vận hành trục quay. Các vấu nhỏ và các bánh răng biến
chuyển động quay thành các chuyển động cần thiết để lấy nét.
- Mô tơ dạng vòng cung (AFD- Arc-form drive): Dùng trên một số ống
kính đời cũ, giá thấp. Thực chất đây là một mô tơ điện nhỏ, đơn giản kèm một bộ
truyền lực, khá ồn vì tiếng vo vo của động cơ điện, tiếng nghiến của bánh răng, tốc
độ hoạt động không nhanh. Khoảng cách từ mô tơ đến các thấu kính lấy nét là
không lớn, các ống kính tiêu cự dài với AFD lấy nét khá chậm.

×