Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

ke hoach chuyen mon nam hoc 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.88 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT KRÔNG NÔ. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. TRƯỜNG TH. NGUYỄN VIẾT XUÂN. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. Số: 04/KH-CM. Buôn Choah, ngày 13 tháng 10 năm 2015. KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2015 – 2016 - Căn cứ Hướng dẫn số 51/HD-PGD&ĐT ngày 14/9/2015 của Phòng giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2015 – 2016. - Căn cứ Kế hoạch số…/KH-HT ngày 09/10/2015 của trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân về thực hiện nhiệm vụ năm học 2015 – 2016; Chuyên môn trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân xây dựng kế hoạch thực hiện công tác chuyên môn năm học 2015 – 2016 như sau: A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 1. Về mạng lưới trường lớp: Trường có 02 điểm trường, điểm chính đóng tại thôn 5 - Ninh Giang, điểm lẻ đóng tại thôn 1 - Buôn Choah. Năm học 2015 - 2016 toàn trường có 10 lớp (mỗi điểm trường 05 lớp từ lớp 1 đến lớp 5). 2. Tổng số học sinh là 241 h/s (Lớp 1 = 57 h/s, lớp 2 = 38 h/s, lớp 3 = 50 h/s, lớp 4 = 43 h/s, lớp 5 = 53 h/s); Học sinh là người dân tộc thiểu số 179 học sinh chiếm 74,2% (trong đó học sinh dân tộc tại chỗ 37 em chiếm 15,3%). - Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100% - Tỷ lệ huy động trẻ từ 6 – 14 tuổi đi học đạt trên 97% - Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình lớp học đạt 97,0%. - Tỷ lệ học sinh lưu ban chiếm 2,9% 3. Tổng số giáo viên: 16 giáo viên Trong đó: + Giáo viên tiểu học: 12 + Giáo viên bộ môn: 04 Giáo viên thể dục: 01 Giáo viên Mỹ thuật: 01 Giáo viên Âm nhạc: 01 Giáo viên Anh văn: 01 - Tỷ lệ giáo viên/lớp đạt 1,6 giáo viên/lớp. - Trình độ chuyên môn của giáo viên đạt chuẩn 100% Trong đó: Đại học: 05 Cao đẳng: 02 Trung cấp: 09 - 100% giáo viên hoàn thành nhiệm vụ được giao. 4. Về Tổ chức bộ máy chuyên môn gồm: - 01 Phó hiệu trưởng - Phụ trách chuyên môn - 03 Tổ trưởng tổ chuyên môn.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> + Sầm Thị Hoàn - Tổ trưởng Khối 1 + Đinh Thị Hiền - Tổ trưởng Khối 2-3 + Dương Thị Hà - Tổ trưởng Khối 4-5 - 02 Tổ phó Tổ chuyên môn + Phan Thị Hoa - Tổ phó Khối lớp 2-3 + Phạm Văn Hùng - Tổ phó Khối 4-5 4. Về cơ sở vật chất: Trường có 10 phòng học cấp 4 đảm bảo tỷ lệ 1 lớp/phòng. Từ thực trạng nêu trên ta nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn như sau: * Thuận lợi - Số lượng học sinh ở mỗi lớp không quá đông, mỗi lớp đều có 1 phòng riêng; - Tỷ lệ giáo viên/lớp cao (1,6 gv/lớp); - Bộ máy chuyên môn đảm bảo về cơ cấu, đủ về số lượng và đáp ứng được yêu cầu; - Sách, vở của học sinh đa số được cấp nên khá đầy đủ các đầu sách theo yêu cầu tối thiểu. * Khó khăn - Tỷ lệ học sinh là người dân tộc thiểu số khá cao, hầu hết là con em gia đình làm nông khó khăn về kinh tế. Học sinh thuộc diện mồ côi, diện nghèo và cận nghèo chiếm tỉ lệ khá cao; Cha mẹ lo làm kinh tế nên ít quan tâm đến việc học của con em; - Do trường có 02 điểm trường nên giáo viên bộ môn phải dạy lưu động; Giao thông đi lại khó khăn đặc biệt là mùa mưa; mật độ dân cư thưa thớt, ở rải rác xa trường làm ảnh hưởng đến giờ giấc ra vào lớp và chuyên cần của học sinh. - Cơ sở vật chất của nhà trường chưa đầy đủ, thiếu các phòng chức năng cũng như trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho công tác dạy và học; còn 01 lớp phải sử dụng bàn ghế không đúng quy cách; - Trình độ chuyên môn, năng lực công tác, sự nhận thức của mỗi giáo viên không đồng đều làm ảnh hưởng đến công tác dạy học và đổi mới phương pháp. B. NHIỆM VỤ NĂM HỌC I. Nhiệm vụ chung Tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” lồng ghép với các cuộc cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Tập trung chỉ đạo việc quản lí, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; điều chỉnh nội dung dạy học và đánh giá, xếp loại phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống; Từng bước vận dụng mô hình trường học mới (VNEN), thực hiện dạy Tiếng việt 1 – Công nghệ giáo dục; đổi mới phương pháp dạy học và đảnh giá học sinh theo Thông tư 30/2014/TTBGDĐT; tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; tăng.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số; củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; phấn đấu đạt mức chất lượng tối thiểu, thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, thực hiện lộ trình chuyển đổi sang dạy học cả ngày. Đổi mới công tác quản lí chỉ đạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục; đề cao trách nhiệm, khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí. II. Nhiệm vụ và giải pháp cụ thể 1. Công tác tuyển sinh, duy trì sĩ số học sinh a) Nhiệm vụ: - Huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1. - Huy động 100% trẻ em trong độ tuổi từ 6-14 được đến trường. - Duy trì 100% sĩ số học sinh. c) Giải pháp - Tổ chức điều tra, thu thập, quản lí chính xác số trẻ trong độ tuổi từ 6 - 14 tuổi trên địa bàn để huy động trẻ đi học. - Thành lập Ban tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh theo hướng dẫn của Phòng GD&ĐT. - Phối kết hợp với trường Mầm non để nắm chắc số trẻ 5 tuổi. - Tham mưu với chính quyền địa phương chỉ đạo các ban ngành đoàn thể cùng phối hợp với nhà trường thực hiện tốt “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường” và “Khai giảng năm học mới” coi đây là ngày hội giáo dục của địa phương. 2. Thực hiện nội dung, chương trình và sách giáo khoa a. Nhiệm vụ - Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. - Từng bước nhân rộng mô hình trường học mới (VNEN) theo hướng dẫn số 16/HD-PGD&ĐT ngày 24/9/2014 của Phòng GD&ĐT. - Tăng cường thêm Toán và Tiếng việt cho học sinh; thành lập các Câu lạc bộ sở thích, các tiết Giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh. - Thực hiện chương trình Tiếng việt 1 - Công nghệ giáo dục. - 100% giáo viên và học sinh có đủ các đầu sách hiện hành theo quy định tối thiểu của Bộ GDĐT, ngoài ra khuyến khích học sinh, giáo viên tự trang bị thêm cho mình những đầu sách cần thiết khác. b. Giải pháp - Chỉ đạo giáo viên dạy đúng, dạy đủ nội dung chương trình theo chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học, chủ động điều chỉnh nội dung học cho phù hợp với đối tượng học sinh; soạn giáo án theo mẫu “3 trong 1” vừa là giáo án, vừa là phiếu hướng dẫn học, vừa là phiếu liên lạc với cha mẹ học sinh. Tuyệt đối không giao bài tập về nhà cho học sinh. - Thực hiện 04 nội dung trong mô hình trường học mới (Tổ chức lớp học, không gian lớp học, tổ chức hoạt động học, đánh giá học sinh)..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Thực hiện chương trình TV1-CNGD, cần làm tốt “02 tuần không”, dạy đâu được đó. 3. Thực hiện thời gian biểu a. Nhiệm vụ - Thực hiện theo hướng dẫn số 08/HD-PGD&ĐT ngày 27/7/2015 và Hướng dẫn số 04/HD-PGD&ĐT ngày 05/4/2012 của Phòng GD&ĐT. b. Giải pháp - Xây dựng Thời khóa biểu 33 tiết/lớp/tuần - Xây dựng thời gian biểu cụ thể như sau: + 35 tuần thực học. + Ngày tựu trường 14/8/2015 + Học kỳ I bắt đầu từ 17/8/2015 gồm 18 tuần thực học (2 Tuần sinh hoạt tập thể - “2 tuần không” bắt đầu từ ngày 17/8 đến ngày 28/8/2015). Học chính thức bắt đầu từ ngày 31/8/2015. + Học kỳ II bắt đầu từ 11/01/2015 gồm 17 tuần thực học. + Ngày hoàn thành chương trình tiểu học trước ngày 30/5/2015 + Thời gian dạy - học trên lớp cụ thể như sau: Học T33, 8 buổi/tuần, 4 tiết/buổi, 8 tiết/ngày; Thứ hai, thứ tư, thứ sáu học cả ngày; Thứ ba, thứ năm học buổi sáng, riêng sáng thứ ba học 5 tiết. Buổi sáng Nội dung Buổi chiều 7g00 đến 7g15 - Thể dục - Sinh hoạt đầu giờ 13g00 – 13g15 7g15 – 7g55 - Học tiết 1 13g15 – 13g55 7g55 – 8g00 - Nghỉ giữa tiết 1 và tiết 2 13g55 – 14g00 8g00 – 8g40 - Học tiết 2 14g00 – 14g40 8g40 – 9g00 - Thể dục – Ra chơi 14g40 – 15g00 9g00 – 9g40 Học tiết 3 15g00 – 15g40 9g40 – 9g45 - Nghỉ giữa tiết 3 và tiết 4 15g40 – 15g45 9g45 – 10g30 - Học tiết 4 15g45 – 16g30 10g30 – 11g00 - Học tiết 5 (Đối với 01 ngày học 1 buổi có 5 tiết) 4. Nâng cao chất lượng dạy và học a. Nhiệm vụ - Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. - Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh; đổi mới phương pháp đánh giá học sinh theo hướng động viên, khích lệ. - Hướng dẫn học sinh tổ chức tốt các hoạt động học. b. Giải pháp - Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán để bồi dưỡng, tham gia tập huấn và triển khai thực hiện, làm mô hình tại trường. - Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên theo hướng dẫn của Phòng GD&ĐT..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Cử giáo viên cốt cán tập huấn lại các chuyên đề đã được tiếp thu tại sở, Phòng cho giáo viên; tạo mọi điều kiện cho giáo viên tự bồi dưỡng. - Tổ chức dạy học theo nhóm đối tượng học sinh: + Dạy học cho học sinh dân tộc thiểu số: Tổ chức cho sinh dân tộc học cùng với các học sinh khác. Khuyến khích việc tổ chức các trò chơi học tập, các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ mang tính dân tộc; Vận dụng linh hoạt công văn số 896/BGD&ĐT-GDTH ngày 13/02/2006 trong việc dạy học tiếng Việt cho phù hợp với đặc điểm đối tượng học sinh dân tộc thiểu số. + Dạy học cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn: Tổ chức dạy hòa nhập cho trẻ lang thang, cơ nhỡ. Có kế hoạch giúp đỡ các em về đồ dùng học tập, tập vở, quần áo để bảo đảm nhu cầu tối thiểu để các em đến lớp. Chương trình học tập trung vào các môn Tiếng Việt, Toán; thông qua các môn học khác để dạy và rèn cho trẻ kĩ năng nói, đọc, viết và tính toán. Việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh có hoàn cảnh khó khăn cần căn cứ vào mức độ đạt được so với nội dung chương trình giáo dục đã được điều chỉnh (do hiệu trưởng quyết định). + Giáo dục cho học sinh khuyết tật: Thực hiện theo Quy định về Giáo dục hoà nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật ban hành tại Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT ngày 22/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thực hiện phân loại, đánh giá khả năng trẻ khuyết tật khi tiếp nhận vào trường để có biện pháp giảng dạy và giáo dục phù hợp đối với từng học sinh. Đối với trẻ khuyết tật nặng, giáo viên chỉ cần lựa chọn một số môn học phù hợp với năng lực của các em để dạy. Các môn còn lại tổ chức để các em được tham gia và chỉ đánh giá sự tiến bộ của học sinh. Không xem đối tượng học sinh này là “ngồi nhầm lớp”. Việc đánh giá học sinh khuyết tật theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và sự tiến bộ của học sinh là chính; đảm bảo quyền được chăm sóc và giáo dục của tất cả học sinh. Mỗi học sinh khuyết tật đều được lập hồ sơ theo dõi quá trình học tập theo quy định của Bộ GD&ĐT. - Tổ chức dạy tăng tiết tập trung vào 02 môn Toán và Tiếng việt cho học sinh. - Thành lập các Câu lạc bộ sở thích, bố trí các giáo viên còn thiếu tiết phụ trách dạy thêm vào buổi chiều thứ ba trong tuần. - Thành lập Hội đồng tự quản, các Ban ở các lớp để các tự quản, tự tổ chức các hoạt động học dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 5. Công tác phổ cập GDTHĐĐT và Chống mù chữ a. Nhiệm vụ Tiếp tục củng cố, duy trì kết quả PCGDTHĐĐT có những giải pháp tích cực để phấn đấu đạt chuẩn một cách thực chất, vững chắc và phấn đấu đạt chuẩn mức độ 2. b. Giải pháp - Tổ chức điều tra, thu thập, quản lí số liệu về PCGDTH thật chính xác và cập nhật kịp thời trẻ trong độ tuổi từ 6 - 14 tuổi chưa đến trường trên địa bàn một cách cụ thể..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Tham mưu với chính quyền địa phương chỉ đạo các ban ngành đoàn thể cùng phối hợp với nhà trường thực hiện. - Thực hiện Thông tư số 36/2009/TT-BGDĐT ngày 04/12/2009 ban hành Quy định kiểm tra, công nhận PCGDTH và PCGDTH-ĐĐT của Bộ GD&ĐT và các văn bản hướng dẫn của Sở GD&ĐT, của Phòng GD&ĐT.. Tiếp tục rà soát, xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra định kì, có những giải pháp tích cực để phấn đấu đạt chuẩn một cách thực chất, vững chắc và phấn đấu đạt chuẩn mức độ 2. - Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của học sinh, phân loại và đề xuất các giải pháp hỗ trợ các em đi học, không để các em bỏ học vì hoàn cảnh khó khăn. - Tập trung nâng cao chất lượng học, hạn chế tỷ lệ học sinh lưu ban. 6. Các hoạt động ngoài giờ lên lớp a. Nhiệm vụ - Chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt các hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp. - Thành lập các Câu lạc bộ sở thích. - Tích hợp giáo dục các nội dung như Quyền trẻ em, Kỹ năng sống, Tiết kiệm năng lượng, An toàn giao thông, Vệ sinh trường lớp, Vệ sinh cá nhân, Phòng bệnh theo mùa v…v… vào trong các hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp. - Tập luyện cho học sinh tham gia các hội thi. b. Giải pháp - Xây dựng Kế hoạch, Chương trình Giáo dục ngoài giờ lên lớp. - Tổ chức cho học sinh đăng ký vào các câu lạc bộ. - Bố trí giáo viên phụ trách. - Phối hợp với tổng phụ trách theo dõi, kiểm tra, đánh giá. 7. Công tác kiểm tra, đánh giá a. Nhiệm vụ - Đối với học sinh đánh giá học sinh theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014. - Đối với giáo viên đánh giá, xếp loại CM-NV giáo viên theo Quyết định số 48/2000/QD-BGD&ĐT ngày 13/11/2000 và chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 04/5/2007. b.Giải pháp - Xây dựng kế hoạch kiểm tra toàn diện, kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chuyên đề rải đều trong năm học, đảm bảo 100% giáo viên đều được kiểm tra. - Phân cấp kiểm tra. III. Chỉ tiêu 1. Tập thể - Tổ tiên tiến: 20% - Lớp tiên tiến: 30% 2. Học sinh - Duy trì 100% sĩ số học sinh. - Học sinh Hoàn thành chương trình lớp học từ 95% trở lên..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Học sinh hoàn thành chương trình tiểu học 100% - Học sinh đạt “Vở sạch – Chữ đẹp” từ 25% trở lên. - Học sinh được khen thưởng từ 20% trở lên (50 h/s) - Có học sinh đạt giải trong các hội thi do cấp huyện tổ chức. 3. Giáo viên - Chiến sĩ thi đua 4,3% (1 giáo viên) - Lao động tiên tiến 30% (7 giáo viên) - Hồ sơ mẫu 17% (03 bộ) - Giáo viên dạy giỏi cấp trường 30% (7 giáo viên) - Giáo viên chủ nhiệm giỏi 30% (3 giáo viên) - Đạt giải trong các Hội thi từ cấp huyện trở lên. C. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG I. Thời gian, chế độ làm việc - Tổ chuyên môn sinh hoạt 2 tuần một lần (Lần 1 vào chiều thứ năm của tuần cuối cùng tháng hiện tại, lần 2 vào chiều thứ năm tuần thứ hai của tháng liền sau). - Tiết “Chào cờ” đầu tuần giáo viên dạy ở điểm nào thì chào cờ ở điểm đó, giáo viên không có tiết thì tự chọn điểm phù hợp để chào cờ. - Giáo viên dạy tiết 1 phải đến trước 15 phút sinh đầu giờ để hướng dẫn học sinh sinh hoạt. - Giáo viên dạy xong tiết 2 có trách nhiệm hướng dẫn học sinh trong giờ ra chơi. - Giáo viên dạy tiết cuối có trách nhiệm hướng dẫn học sinh dọn dẹp lớp, khóa cửa, theo dõi cho đến khi học sinh ra về khỏi cổng trường. - Giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện nhiệm vụ trực tuần theo sự phân công của Tổng phụ trách. II. Hồ sơ 1. Hồ sơ của Tổ khối - Kế hoạch năm, tháng, tuần. - Sổ ghi biên bản (ghi nội dung sinh hoạt của tổ 2 lần/tháng; ghi những nhận xét, đánh giá, xếp loại tổ viên 1 lần/tháng). - Phiếu báo giảng. - Phiếu dự giờ thao giảng. 2. Hồ sơ của giáo viên - Giáo án: Giáo án soạn xong trước giờ lên lớp, lên lớp mang theo giáo án; Giáo viên muốn soạn giáo án bằng máy vi tính thì đăng ký với chuyên môn nhà trường, nhà trường tổ chức sát hạch trình độ tin học của giáo viên vào thời điểm thích hợp, giáo án soạn bằng máy vi tính phải đảm bảo về thể thức trình bày văn bản theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV; giáo viên có thể trao đổi giáo án với nhau nhưng cần điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng học sinh. - Sổ chủ nhiệm theo mẫu chung của nhà trường. - Sổ hội họp.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Sổ sinh hoạt chuyên môn và dự giờ - Sổ Chi đội hoặc Sổ Nhi đồng (Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp). - Sổ Bồi dưỡng thường xuyên - Sổ theo dõi chất lượng học sinh - Phiếu liên lạc * Hồ sơ của giáo viên được bao bọc, dán nhãn tên theo quy định chung của khối. 3. Hồ sơ học sinh - Hồ sơ: Gồm Đơn xin nhập học, Học bạ, Giấy khai sinh có đóng dấu đỏ của nhà trường ở mặt sau và các giấy tờ như Sổ hộ khẩu, Giấy xác nhận hộ nghèo, cận nghèo v...v... - Sách giáo khoa tối thiểu theo quy định của Bộ GD&ĐT; - Vở gồm: 1.Vở Toán, 2. Vở chính – Vở luyện viết (lớp 1), 3. Vở Tập làm văn – LT&C (đối với lớp 2,3,4,5) 4. Vở ghi chung (T.Đọc, Kể chuyện, Đạo đức, Âm nhạc, Mỹ thuật, Khoa học, LS-ĐL, TNXH) 5. Vở Anh văn 6. Vở nháp, 7. Vở tăng cường - Đồ dùng học tập: Bút kim mực xanh, bút chì, thước, êke, đo độ, compa, sắp nặn, màu, hộp lắp ráp kỹ thuật, v...v... * Khuyến khích học sinh mua thêm một số loại vở bài tập, sách – vở phải được bao bọc, dán nhãn tên cẩn thận. III. Một số quy định khác - Thao giảng theo khối, mỗi khối 1tiết/tháng (khối cùng nhau soạn giáo án, phân công người dạy, tổ chức dự giờ, nhận xét, đánh giá). - Giáo viên dự giờ 02 tiết/tháng. - Xây dựng chuyên đề: Mỗi khối xây dựng 01 chuyên đề/học kì. - Mỗi giáo viên đăng ký tên 01 SKKN hoặc NCKHSPUD/năm học ngay trong Hội nghị CC-VC; nộp SKKN hoặc NCKHSPUD trong tháng 11; Tổ khối chấm sơ khảo vòng 1, tuyển chọn nộp về nhà trường chấm sơ khảo vòng 2, tuyển chọn dự thi cấp huyện. - Làm đồ dùng dạy học: Giáo viên lên lớp phải sử dụng đồ dùng dạy học, thường xuyên làm đồ dùng dạy học; Tổ khối tổ chức hướng dẫn tổ viên làm, giới thiệu, triển lãm đồ dùng dạy học 1 lần/học kì; Nhà trường tổ chức cho giáo viên giới thiệu, triển lãm đồ dùng dạy học 1 lần/năm. Trên đây là kế hoạch chuyên môn năm học 2015 - 2016 của trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân đề nghị các tổ khối, giáo viên liên quan nghiêm túc thực hiện. HIỆU TRƯỞNG. PHỤ TRÁCH CHUYÊN MÔN.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> P.HIỆU TRƯỞNG. KẾ HOẠCH THÁNG (Ban hành kèm theo kế hoạch chuyên môn số 04 /KH-CM ngày 13/10/2015). Tháng. Nội dung công việc. 7/2015 - Từ ngày 01-15/7/2014 tuyển sinh năm học 2015 – 2016. - Biên chế lớp. 8/2015 - Tham gia bồi dưỡng CM-NV hè 2015 - 14/8/2015 tựu trường, - 17 – 28/8 tổ chức “Tuần sinh hoạt tập thể, “2 tuần không” đối với lớp 1. - 31/8 Học chương trình Tuần 1. - Bàn giao chất lượng học sinh - Tập huấn chuyên môn cho giáo viên - Khai giảng năm học mới. - Hoàn thiện Thời khoá biểu - Dạy chương trình tuần 1,2,3,4,5 - Kiện toàn công tác tổ chức lớp. - Dự giờ, kiểm tra chuyên môn. 9/2015 - Kiểm tra đồ dùng dạy học của GV. - Kiểm tra đồ dùng học tập của HS. - Báo cáo đầu năm. - Kháo sát đầu năm. - Bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch của Phòng và Nhà trường. - Dự giờ, kiểm tra giáo viên. 10/2015 - Dạy chương trình tuần 6,7,8,9 - Duy trì sĩ số học sinh - Dự giờ, kiểm tra chuyên môn. - Tham gia Hội nghị CC-VC và Hội nghị đại biểu công đoàn. - Bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch của Phòng và Nhà trường. - Tập huấn Dạy Mỹ thuật theo phương pháp của Đan Mạnh. 11/2015 - Dạy chương trình tuần 10,11,12,13. - Tiếp tục duy trì sĩ số học sinh. - Dự giờ, kiểm tra chuyên môn - Tham gia dự thi GVCNG cấp huyện - Kỷ niệm ngày “Nhà giáo Việt Nam” 20/11. Bổ sung.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 12/2015. 1/2016. 2/2016. 3/2016. 4/2016. 5/2016. - Thống kê phổ cập năm 2015 - Bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch. - Tham gia Hội thao truyền thống do Phòng GD&ĐT tổ chức. - Dạy chương trình tuần 14,15,16,17,18. - Ra đề, tổ chức kiểm tra HKI - Xét khen thưởng HKI - Sơ kết HKI - Triến khai kế hoạch HKII - Chấm SKKN-NCKHSPUD cấp trường. - Bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch. - Nghỉ tết dương lịch (Thứ Sáu 01/01/2016) - Dạy chương trình HKII tuần 19,20,21 - Chấm “Vở sạch – Chữ đẹp” của HS. - Nghiệm thu đồ dùng dạy học của tổ. - Bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch - Dạy chương trình HKII tuần 23,24 - Nghỉ tết Nguyên đán - Bính Thân – 2016. - Tiếp tục ổn định, duy trì sĩ số HS sau tết. - Bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch của Nhà trường. - Dạy chương trình HKII tuần 25,26,27,28 - Tiếp tục duy trì sĩ số học sinh. - Dự giờ, kiểm tra chuyên môn. - Bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch. - Tiếp tục duy trì sĩ số học sinh. - Dạy chương trình HKII tuần 29,30,31,32. - Dự giờ, kiểm tra chuyên môn. - Bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch. - Duy trì, ổn định sĩ số học sinh. - Dạy chương trình tuần 33,34,35 - Ra đề, tổ chức kiểm tra HKII - Xét khen thưởng HKII - Tổng kết BDTX 2015-2016 - Tổng kết năm học - Xây dựng kế hoạch dạy hè. - Điều tra phổ cập.. Trên đây là nội dung kế hoạch hằng tháng của chuyên môn, đề nghị Tổ trưởng, giáo viên căn cứ xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể cho tổ. Trong quá trình thực hiện sẽ có sự điều chỉnh cho phù hợp.. Nơi nhận: - Phòng GD&ĐT (để b/c) - Chi bộ (để b/c). P.HIỆU TRƯỞNG.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Lãnh đạo nhà trường (để chỉ đạo) - Các tổ chức (để phối họp) - Lưu VT, CM.

<span class='text_page_counter'>(12)</span>

×