Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Chiến lược xuất khẩu thân thiện môi trường của doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ và bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp nông sản Việt Nam trong xuất khẩu rau quả vào thị trường EU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677.94 KB, 12 trang )

CHIẾN ƢỢC XUẤT KHẨU THÂN THIỆN M I TRƢỜNG
CỦA DOANH NGHIỆP THỔ NHĨ KỲ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
CHO DOANH NGHIỆP NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG XUẤT KHẨU
RAU QUẢ VÀO THỊ TRƢỜNG EU
ThS. Phùng Mạnh Hùng
TS. Đỗ Thị Bình
Trường Đại học Thương mại
TÓM TẮT
Nghiên cứu này đề cập tới một số lý thuyết có liên quan tới kinh doanh thân thiện môi trường,
sử dụng phương pháp nghiên cứu dữ liệu định tính và thứ cấp, cụ thể là các báo cáo kinh doanh của
doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ với quy mô mẫu là 22 doanh nghiệp. Từ các báo cáo này, tác giả phân
tích các hành động thân thiện mơi trường tại doanh nghiệp và nhóm chúng vào các chiến lược chức
năng thân thiện môi trường gồm: chiến lược marketing xuất khẩu thân thiện môi trường, chiến lược
nghiên cứu và phát triển sản phẩm xuất khẩu thân thiện môi trường, chiến lược sản xuất xuất khẩu
thân thiện môi trường, chiến lược thu mua xuất khẩu thân thiện môi trường, chiến lược nguồn nhân
lực thân thiện môi trường, chiến lược tài chính thân thiện mơi trường. Từng hành động sẽ được đo
lường tần suất xuất hiện tại các doanh nghiệp. Trên cơ sở các hành động chiến lược thân thiện môi
trường tại một số doanh nghiệp Thỗ Nhĩ Kỳ, tác giả đề xuất giải pháp gồm một số hành động thân
thiện môi trường đối với doanh nghiệp nông sản Việt Nam chuyên xuất khẩu rau quả vào thị trường
EU- một thị trường xem trọng bảo vệ mơi trường.
Từ khóa: kinh doanh thân thiện môi trường, xuất khẩu, chiến lược, doanh nghiệp nông sản,
rau quả, thị trường EU
ABSTRACT
The research mentions theories related to eco-friendly business practices and using qualitative
research method with secondary data which includes business reports of 22 Turkey coporations.
Environmental practices will be analyzed and grouped into environmentally friendly functional
strategies such as: eco-friendly export marketing strategy, eco-friendly export research and
development strategy,eco-friendly export production strategy, eco-friendly export purchasing
strategy, eco-friendly human resource strategy, and eco-friendly financial strategy. Each strategic
action will be measured the frequency of occurrence in Turkey businesses. On the basis of ecofriendly strategies in some Turkish businesses proposing solutions for Vietnamese agro enterprises
specializing in exporting vegetables and fruits into EU market which attaches great importance to


environmental protection.
Keywords:eco-friendly business, export, strategy, agro coporation, vegetables, fruit, EU market
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Các mối lo ngại về môi trường và sinh thái đang trở thành chủ đề thảo luận quan trọng tại các
hội nghị quốc tế trong những thập kỷ gần đây xuất phát từ thực trạng tăng cường các hoạt động
cơng nghiệp hóa ở nhiều quốc gia, từ đó gây ra những tác động nghiêm trọng tới môi trường và đe
89


dọa cuộc sống của con người, những tác động đó là: ơ nhiễm khơng khí và nguồn nước, tình trạng
nóng lên tồn cầu, lũ lụt và xói mịn đất, thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu… (Leonidou và
Leonidou, 2011). Những ảnh hưởng này đã gây ra sức ép rất lớn lên các doanh nghiệp, buộc họ phải
chịu sự giám sát chặt chẽ từ phía: chính phủ các quốc gia, hiệp hội, người lao động, khách hàng…
(Baker và Sinkula, 2005; Gadenne, Kennedy, và McKeiver, 2009). Môi trường đang ngày càng
đóng vai trị quyết định và buộc doanh nghiệp cần phải để ý tới nó khi cân nhắc các hoạt động sản
xuất/ kinh doanh.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp
kinh doanh quốc tế với phương thức xâm nhập phổ biến là xuất khẩu. Đây là phương thức phổ biến
bởi những lợi ích như: giảm thiểu rủi ro, các yêu cầu về nguồn lực khơng nhiều, tính linh hoạt chiến
lược cao (Hultman, Robson, và Katsikeas, 2009). Tuy nhiên, doanh nghiệp xuất khẩu cũng gặp phải
nhiều rào cản môi trường từ phía thị trường quốc tế, đặc biệt là ở những thị trường các nước phát
triển với trình độ dân trí và thu nhập cao, yêu cầu doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chí khơng gây
tổn hại mơi trường trong q trình sản xuất, đảm bảo thương mại cơng bằng và phát triển bền
vững… Về phía các doanh nghiệp xuất khẩu cũng đang chuyển mình với những điều chỉnh trong
chiến lược kinh doanh nhằm hướng tới mục tiêu khai thác cơ hội từ nhu cầu bảo vệ môi trường của
khách hàng (Aragon-Correa và Sharma, 2003; Banerjee, 2001; Buysse và Verbeke, 2003).
Chủ đề nghiên cứu về chiến lược kinh doanh thân thiện môi trường đang trở thành một chủ đề
hấp dẫn, thu hút nhiều học giả thực hiện và công bố các kết quả nghiên cứu của mình trên nhiều tạp
chí uy tín, tuy nhiên phần lớn các nghiên cứu này có cách tiếp cận về chiến lược kinh doanh thân
thiện mơi trường trên thị trường nội địa mà chưa có nhiều nghiên cứu về chiến lược kinh doanh thân

thiện môi trường với định hướng thị trường quốc tế. Không chỉ có chính quyền và khách hàng trong
nước mới quan tâm và đòi hỏi doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn mơi trường mà chính quyền
nước ngồi cũng đang ngày càng gia tăng các quy định pháp luật hướng tới bảo vệ môi trường tự
nhiên (Rugman và Verbeke, 1998), khách hàng nước ngoài cũng đang ngày càng ý thức được các
vấn đề sinh thái và nhạy cảm với môi trường (Miles và Covin, 2000), xem đó như là những giá trị
trong chiến lược khác biệt hóa mà doanh nghiệp nên theo đuổi trong bối cảnh mơi trường kinh
doanh có tính cạnh tranh và năng động cao (Bellesi, Lehrer, và Tal, 2005).
Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu nông sản của Việt Nam khơng nằm ngồi xu hướng
này. Với điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng thuận lợi đã hỗ trợ cho người nông dân và các doanh
nghiệp chế biến nông sản Việt Nam sản xuất và xuất khẩu nông sản đi nhiều nước trên thế giới,
Việt Nam được đánh giá là có lợi thế cạnh tranh xuất khẩu nơng sản và còn nhiều dư địa tăng
trưởng, kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2019 đạt khoảng 17 tỷ USD. Trong số các mặt hàng
nơng sản xuất khẩu hàng đầu thì rau quả hiện tại có giá trị xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch xuất
khẩu đạt 3,75 tỷ USD và được xem là mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong thời gian tới. Bốn quốc gia
và vùng lãnh thổ mà Việt Nam xuất khẩu rau quả nhiều nhất xếp theo thứ tự giảm dần là: Trung
Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Liên minh châu u (EU). Trong đó đáng chú ý là thị trường EU được
dự báo sẽ có tốc độ tăng trưởng cao và vượt qua các thị trường còn lại về kim ngạch xuất khẩu. Tuy
nhiên, điểm đáng chú ý của thị trường EU chính là các rào cản kỹ thuật thương mại (TBT), rào cản
kiểm dịch động/thực vật (PSP), đặc biệt là rào cản về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững.
Trong đó, các yêu cầu về thực hiện hoạt động kinh doanh một cách có trách nhiệm, tn thủ luật lao
động, bảo vệ mơi trường tự nhiên của một bộ phận khách hàng tại khu vực Tây và Bắc u đang nổi
lên và không ngừng tăng trưởng chính là một rào cản quan trọng buộc các doanh nghiệp xuất khẩu
90


rau quả Việt Nam cần xem xét lại chiến lược kinh doanh theo hướng thân thiện với môi trường để
đáp ứng yêu cầu của thị trường này. Xuất phát từ những luận cứ trên, tác giả nghiên cứu chiến lược
kinh doanh xuất khẩu định hướng thân thiện môi trường của các doanh nghiệp xuất khẩu Thổ Nhĩ
Kỳ, tổng kết thành bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp đối với các doanh nghiệp xuất khẩu
rau quả Việt Nam nhằm tăng cường khả năng xuất khẩu vào thị trường các quốc gia thuộc Liên

minh châu Âu (EU).
2. MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Các nghiên cứu có liên quan cho rằng, kinh doanh thân thiện môi trường là một lĩnh vực
nghiên cứu vượt ra ngồi các ngun tắc thơng thường, bởi vì nó là một q trình thống nhất hồn
tồn với kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp, trong đó bao gồm các hoạt động: giảm chất thải,
ngăn chặn ô nhiễm, quản lý sản phẩm và thực thi trách nhiệm xã hội để đạt được lợi thế cạnh tranh
trong nỗ lực học hỏi và phát triển khơng ngừng (Hart, 2005). Có nhiều quan điểm khác nhau từ phía
các học giả khi định nghĩa về kinh doanh thân thiện môi trường, nhưng tựu chung lại đó là các
chính sách, các thủ tục và các hành động vì mơi trường có thể được triển khai thông qua phát triển
các chiến lược quản trị môi trường nhằm nắm bắt các cơ hội kinh doanh như: giảm chi phí (chi phí
năng lượng, nguyên liệu, lao động), tăng doanh thu và lợi nhuận (thông qua khác biệt hóa sản
phẩm) và cải thiện mối quan hệ với các bên liên quan (Ambec và Lanoie, 2008; Banerjee, 2001;
Menon, Menon, Chowdhury, và Jankovich, 1999; Lee và Ball, 2003).
Trách nhiệm xã hội (CSR) và kinh doanh thân thiện môi trường đều có mối quan tâm chung là
các vấn đề mơi trường. Do vậy, các nghiên cứu thực hiện trong hai lĩnh vực này bắt đầu có điểm
chung (Montiel, 2008). Một số học giả cho rằng kinh doanh thân thiện môi trường là một phần quan
trọng của trách nhiệm xã hội (CSR) vì mục tiêu cuối cùng hướng đến là mang lại lợi ích cho cộng
đồng (Babiak và Trendafilova, 2011). Ủy ban châu u định nghĩa CSR là một khái niệm kết hợp
giữa các mối quan tâm về xã hội với các mối quan tâm về môi trường trong các chức năng chiến
lược và tự nguyện tương tác với các bên liên quan (Ủy ban châu Âu, 2002).
Thêm vào đó, vấn đề kinh doanh thân thiện môi trường đã trở nên sáng tỏ ở nhiều khía cạnh
vào những năm 1990 và các nghiên cứu bắt đầu nở rộ từ những năm 2000. Những nghiên cứu đầu
tiên về kinh doanh thân thiện môi trường bắt nguồn từ những năm 1960 với sự ra đời của khái niệm
marketing xã hội (Kotler và Levy, 1969). Khi chủ đề nghiên cứu này bắt đầu gây được chú ý và thu
hút sự quan tâm của nhiều học giả, những khám phá mới trong nghiên cứu bắt đầu xuất hiện như:
marketing vì mục đích cao đẹp (Varadarajan và Menon, 1988), marketing môi trường (Drumwright,
1994), trách nhiệm xã hội (Brown và Dacin, 1997), chủ nghĩa môi trường bên trong doanh nghiệp
(Banerjee, Iyer, và Kashyap, 2003), sự bền vững dựa trên định hướng thị trường (Crittenden,
Crittenden, Ferrell, và Pinney, 2011).
Sự gia tăng các nghiên cứu về chủ đề này cũng xuất phát từ chính sự cải thiện trong mối quan

hệ giữa doanh nghiệp với các nhà hoạch định chính sách, các nhóm liên quan và khách hàng
(Banerjee, 2002; Menon & Menon, 1997). Sự gia tăng sức ép từ các bên liên quan như qua thể chế
luật pháp và sự lo ngại của cộng đồng là động cơ nhen nhóm cho sự nổi lên của những nét mới
trong nghiên cứu, tập trung vào những ảnh hưởng tới môi trường bắt nguồn từ hoạt động của doanh
nghiệp (Passarini, Pereira, de Brito Farias, Calarge và Satana, 2014). Những dẫn chứng có thể được
tìm thấy trong cách mạng cơng nghiệp bắt đầu từ những năm 1700 và chính nó đóng vai trị chính
cho sự gia tăng hàng hóa, rác thải và ơ nhiễm môi trường, sự chuyển đổi sang nền kinh tế chủ nghĩa
91


tư bản (Hobsbawm, 1975), phong trào bảo tồn và tăng cường nhận thức sinh thái những năm 1850
(Buchholz, 1991), phong trào chủ nghĩa tiêu dùng những năm 1970 (Peattie, 1995), những quy định
chặt hơn của các chính phủ đối với vấn đề môi trường những năm 1980 (Menon và Menon, 1997).
Kinh doanh thân thiện môi trường cũng nhận được nhiều chú ý từ các học giả nghiên cứu
marketing và quản trị, sự phát triển của lĩnh vực nghiên cứu phân mảnh này là sự kết hợp của nhiều
học thuyết khác nhau (quan điểm dựa trên nguồn lực, lý thuyết năng lực động, thuyết các bên liên
quan, thuyết thể chế). Eric G. Olson (2008) cho rằng chiến lược thân thiện môi trường hay chiến
lược xanh là một chiến lược bổ sung vào trong các chiến lược kinh doanh và chiến lược chức năng,
chiến lược thân thiện môi trường là nền tảng để doanh nghiệp đưa ra các quyết dịnh ảnh hưởng tích
cực tới mơi trường. Quan điểm dựa trên nguồn lực kết nối tới đánh giá chiến lược kinh doanh thân
thiện môi trường bằng cách tập trung vào các đánh giá bên trong doanh nghiệp (Shrivastava, 1995).
Theo quan điểm dựa trên nguồn lực cổ điển, các nguồn lực độc đáo là có giá trị và khó bắt chước có
thể giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh trong dài hạn (Conner, 1991). Penrose (1959)
xem doanh nghiệp là một tập hợp các nguồn lực và chú trọng tới vai trò của nguồn lực trong việc
đạt hiệu suất vượt trội. Tuy nhiên, Hart (1995) đã mở rộng thuyết này bằng việc xem xét ảnh hưởng
đến từ môi trường tự nhiên và biện luận rằng doanh nghiệp cần thích ứng với sự thay đổi của điều
kiện môi trường thông qua xây dựng và sử dụng những nguồn lực mới, doanh nghiệp cần phát triển
các nguồn lực độc đáo để đáp ứng nhu cầu xã hội về môi trường tự nhiên thông qua cải thiện tính
hợp pháp xã hội, tích hợp vai trị của các bên liên quan như là một phần trong quá trình phát triển
bền vững trong doanh nghiệp. Thuyết năng lực động là sự kết hợp giữa bản chất thay đổi của nguồn

lực và năng lực, nổi lên như là một học thuyết mở rộng của RBV (Eisenhardt và Martin, 2000).
Thuyết này cho rằng năng lực động là khả năng tích hợp, xây dựng và tái định hình lại các năng lực
bên trong và bên ngồi để thích ứng với sự thay đổi của môi trường (Teece et al., 1997). Teece và
cộng sự cũng cho rằng một chiến lược thân thiện môi trường chủ động bao gồm kết hợp những
năng lực khơng lặp lại và có thể so sánh, vì vậy chiến lược này là sự kết hợp giữa kinh doanh và
mơi trường tự nhiên, có đặc điểm đặc trưng của năng lực động và cho phép doanh nghiệp thích ứng
với sự thay đổi của môi trường và dẫn tới những ảnh hưởng tích cực lên lợi thế cạnh tranh (AragonCorrea và Sharma, 2003). Freeman (1984) cho rằng bên liên quan là bất kỳ tổ chức hay cá nhân có
ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi các hành động của doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần phải đáp
ứng kỳ vọng của bên liên quan bởi vì mọi quyết định quản trị đều bị chi phối bởi bên liên quan. Đó
là lý do doanh nghiệp kết hợp các chiến lược kinh doanh thân thiện môi trường vào trong các chức
năng kinh doanh chung chính là để kết nối và đáp ứng với mối lo ngại về sinh thái của bên liên
quan. Scott và Christensen (1995) khi bàn về thuyết thể chế thì cho rằng đó là cấu trúc các quy định
mang tính quy phạm và được nhận thức rõ ràng từ đó tạo nên sự ổn định trong hành vi xã hội.
Thuyết thể chế nhấn mạnh sự hợp tác của doanh nghiệp với môi trường, các áp lực về xã hội và văn
hóa lên doanh nghiệp, từ đó buộc doanh nghiệp thay đổi. Jennings và Zandbergen (1995) chỉ ra lợi
ích của thuyết thể chế là lý giải các yếu tố cưỡng chế bao gồm các quy định chung và các yêu cầu
luật pháp chính là động cơ thúc đẩy doanh nghiệp chấp nhận và triển khai các chiến lược kinh
doanh thân thiện môi trường.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu này là báo cáo kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu
Thổ Nhĩ Kỳ chuyên xuất khẩu vào thị trường EU ở các ngành nghề khác nhau. Các doanh nghiệp
được chọn đều là những doanh nghiệp đang triển khai chiến lược kinh doanh thân thiện môi trường
92


xuất phát từ đòi hỏi của một bộ phận người tiêu dùng châu Âu. Số lượng doanh nghiệp được chọn
là 22 doanh nghiệp ở các ngành nghề: nông sản, thủy sản, may mặc, chế biến gỗ, đồ uống giải khát,
đều là những ngành hàng có nguy cơ gây tổn hại cao đối với mơi trường. Dữ liệu sẽ được bóc tách
thành các chủ đề (cấp 1) và khái niệm (cấp 2), trong đó chủ đề là các chiến lược kinh doanh thân
thiện môi trường đang triển khai: chiến lược marketing, chiến lược R&D, chiến lược sản xuất, chiến

lược nguồn nhân lực, chiến lược thu mua, chiến lược tài chính. Các khái niệm là các phương hướng
và hành động mà các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ đang triển khai tại từng lĩnh vực chức năng, giải
thích cho từng chiến lược kinh doanh thân thiện môi trường. Từng khái niệm này sẽ được đo lường
tần suất xuất hiện trong phạm vi 22 doanh nghiệp là mẫu nghiên cứu.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Chi n l ợc marketing xuất khẩu thân thiện môi tr ờng
Bảng 1. Các hành động triển khai chi n l ợc marketing xuất khẩu
thân thiện môi tr ờng tại các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ
Chủ ề

Chi n ư c marketing
thân thiện môi trường

Các hành ộng triển khai

Tần su t xu t hiện

G n nh n v đ ng g i th n thiện môi trường

9

Phát tri n các sản ph m sinh thái

8

H p tác với các thành viên kênh phân phối

4

S d ng d ch v logistics thân thiện môi trường


4

N l c truyền thông đ nh hướng bảo vệ môi trường

1

Chi t khấu đ c biệt khuy n khích hành vi mua thân thiện môi trường

1

Kết quả xử lý dữ liệu thể hiện 6 hành động để triển khai chiến lược marketing thân thiện mơi
trường mà doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ áp dụng, đó là: gắn nhãn và đóng gói sản phẩm thân thiện môi
trường, phát triển các sản phẩm sinh thái, hợp tác với các thành viên kênh phân phối, sử dụng
logistics thân thiện môi trường, nỗ lực truyền thông định hướng bảo vệ mơi trường, chiết khấu đặc
biệt để khuyến khích hành vi mua thân thiện mơi trường. Trong đó, phần lớn doanh nghiệp háo hức
với thiết kế sản phẩm thân thiện môi trường để đáp ứng kỳ vọng xanh của khách hàng để tiếp tục
vận hành ở thị trường quốc tế. Một trong số các doanh nghiệp dẫn chứng các thùng hàng của họ
được đóng từ nguyên liệu gỗ lấy từ những cánh rừng cơng nghiệp tái tạo có kiểm sốt, lấy gỗ từ đây
họ được cấp chứng nhận FSC là chứng nhận của hội đồng quản lý rừng (Forest Stewardship
Council), đây là yêu cầu bắt buộc của khách hàng quốc tế. Một doanh nghiệp khác thì quan tâm tới
làm cho 90% trong số các mặt hàng xuất khẩu trở nên nhẹ hơn thơng qua đổi mới sản phẩm, đó là
một nỗ lực 4 năm và sử dụng hệ thống logistics thu hồi, kết quả là làm giảm lượng phát thải khí
CO2 do mức tiêu thụ năng lượng ít hơn và doanh nghiệp này cũng sử dụng ít xe tải hơn khi vận
chuyển hàng hóa.
4.2. Chi n l ợc nghiên cứu và phát triển sản phẩm thân thiện môi tr ờng
Chiến lược nghiên cứu và phát triển sản phẩm tập trung vào phát triển các sản phẩm và công
nghệ mới, sạch hơn để ít gây tổn hại tới mơi trường (Shrivastava, 1995). Kết quả nghiên cứu chỉ ra
các hành động mà doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ đang triển khai trong khuôn khổ chiến lược R&D là:
hợp tác với các tổ chức bên ngoài để triển khai hoạt động kinh doanh thân thiện môi trường, phát

triển sản phẩm và công nghệ nhằm tối thiểu hóa ảnh hưởng tiêu cực tới mơi trường, có đội ngũ
93


chuyên gia nghiên cứu tập trung vào phát triển sản phẩm thân thiện môi trường. Đáng chú ý là hoạt
động hợp tác với các tổ chức bên ngoài hỗ trợ doanh nghiệp triển khai hoạt động kinh doanh thân
thiện môi trường được xem là hoạt động phổ biến nhất. Một trong những doanh nghiệp triển khai
hành động này chia sẻ họ đang trong quá trình phát triển một loại bình chữa cháy bằng điện, không
gây hại cho môi trường và hoạt động hồn tồn tự động mà khơng cần con người can thiệp, do vậy
nó có tiềm năng rất lớn tại các thị trường xuất khẩu, dự án này được hỗ trợ bởi Hội đồng nghiên cứu
công nghệ và khoa học Thổ Nhĩ Kỳ - TUBITAK (The Scientific and Technological Research
Council of Turkey).
Bảng 2. Các hành động triển khai chi n l ợc R&D xuất khẩu thân thiện
môi tr ờng tại các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ
Các hành ộng triển khai

Tần su t
xu t hiện

H p tác với các t chức ên ngo i đ tri n khai ho t đ ng kinh doanh thân
thiện môi trường

10

Phát tri n sản ph m và công nghệ nh m tối thi u hóa ảnh hưởng tiêu c c tới
mơi trường

6

C đ i ngũ chuyên gia nghiên cứu tập trung vào phát tri n sản ph m thân thiện

môi trường

2

Chủ ề

Chi n ư c R&D thân
thiện môi trường

4.3. Chi n l ợc sản xuất thân thiện môi tr ờng
Các vấn đề liên quan đến vận hành sản xuất thân thiện môi trường là giảm rác thải và sản xuất
tinh gọn (King và Lenox, 2001). Theo kết quả nghiên cứu, các doanh nghiệp đều nhấn mạnh tầm
quan trọng của việc tích hợp các vấn đề mơi trường vào trong q trình sản xuất bằng nhiều hành
động: trang bị hệ thống quản trị môi trường, giảm tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình
sản xuất và triển khai cách tiếp cận sản xuất thân thiện môi trường. Phần lớn các doanh nghiệp là
mẫu nghiên cứu đã thiết lập hệ thống quản lý môi trường trong các nhà máy nhằm mục tiêu bảo vệ
môi trường. Một doanh nghiệp khẳng định họ đã bắt đầu trang bị các hệ thống quản trị môi trường
ISO 9001, ISO14001 và ISO 18001 từ 6 năm trước và hiện nay sản phẩm của họ được người tiêu
dùng tại Tây và Bắc u đón nhận rất nhiệt tình.
Bảng 3. Các hành động triển khai chi n l ợc sản xuất xuất khẩu
thân thiện môi tr ờng tại các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ
Chủ ề

Các hành ộng triển khai
môi trường

14

Giảm tác đ ng tiêu c c đ n môi trường trong quá trình sản xuất


6

Tri n khai cách ti p cận sản xuất thân thiện môi trường

5

Trang b hệ thống quản
Chi n ư c sản xuất
thân thiện môi trường

Tần su t
xu t hiện

4.4. Chi n l ợc nguồn nhân lực thân thiện mơi tr ờng
Nguồn nhân lực với vai trị là một trong những thành phần cấu thành nên chiến lược chung
của doanh nghiêp, cần được tuyển dụng, đào tạo và tham gia giám sát các vấn đề về môi trường
(Ramus, 2001). Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số doanh nghiệp đã bắt đầu triển khai kết hợp vấn
đề môi trường vào trong chức năng nguồn nhân lực thông qua: đào tạo cho nhân sự và ủy quyền cho
nhân sự về các vấn đề môi trường. Nhiều doanh nghiệp đánh giá ý thức về môi trường và bảo vệ
94


môi trường trong đội ngũ nhân sự ngày càng cao thông qua việc tổ chức nhiều hội thảo, các buổi
đào tạo và thảo luận chuyên sâu. Một doanh nghiệp trong mẫu khẳng định họ đã tổ chức các chương
trình giáo dục và đào tạo về môi trường như là một u cầu thường xun có tính định kỳ. Tiếp
theo, họ trình chiếu slide gồm âm thanh và hình ảnh về ô nhiễm môi trường trên bốn màn hình lớn
đặt tại các quầy cà phê bên trong nhà máy nhằm tăng cường nhận thức của người lao động về bảo
vệ môi trường.
Bảng 4. Các hành động triển khai chi n l ợc nguồn nhân lực thân thiện
môi tr ờng tại các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ

Chủ ề

Tần su t
xu t hiện

Các hành ộng triển khai

Chi n ư c nguồn nhân
l c thân thiện môi trường

Đ o t o nhân s về các vấn đề môi trường

5

Ủy quyền cho nhân s về các vấn đề môi trường

2

4.5. Chi n l ợc thu mua thân thiện môi tr ờng
Với chiến lược thu mua thân thiện mơi trường, có một ngun tắc là cần tuân thủ các yêu cầu
môi trường từ các thành viên phía dưới trong chuỗi cung ứng để phát triển một chiến lược thu mua
thân thiện mơi trường và tích hợp (Aragon-Correa, Hurtado-Torres, Sharma, và Garcia-Morales,
2008; Darnall, Henriques, và Sadorsky, 2008). Các doanh nghiệp thích làm việc với các đối tác
cung ứng có cam kết tn thủ nghiêm túc ít nhất là ở mức tối thiểu các tiêu chuẩn về môi trường
(Simpson, Taylor, và Barker, 2014). Các hành động nổi bật mà doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ triển khai
liên quan tới chiến lược thu mua thân thiện môi trường gồm: hợp tác với nhà cung ứng nhằm tuân
thủ quy định môi trường, ưu tiên mua nguyên liệu thân thiện môi trường, giao dịch với nhà cung
ứng nhạy cảm môi trường, yêu cầu nhà cung ứng tuân thủ tiêu chuẩn môi trường. Phần lớn doanh
nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ đã thể hiện nỗ lực và sự cố gắng, thể hiện qua cách mà họ tích hợp các mối lo
ngại mơi trường vào trong chức năng thu mua của doanh nghiệp.

Bảng 5. Các hành động triển khai chi n l ợc thu mua thân thiện
môi tr ờng tại các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ
Chủ ề
CL thu mua thân
thiện môi trường

Các hành ộng triển khai

Tần su t xu t hiện

H p tác với các nhà cung ứng nh m tuân thủ quy đ nh môi trường

13

Ưu tiên mua nguyên iệu đ u vào thân thiện với môi trường

11

L a ch n h p tác với nhà cung ứng nh y cảm môi trường

10

Yêu c u nhà cung ứng tuân thủ các tiêu chu n về môi trường

4

Một doanh nghiệp chia sẻ họ triển khai các hành động môi trường cách đây 1 năm liên quan tới
móc treo quần áo. Trước đây họ thường ném các móc quần áo hỏng ra mơi trường nhưng giờ họ gửi
chúng ngược trở lại nhà cung ứng để tìm cách sửa chữa. Bằng một bài học nhỏ này họ đang tìm cách
hợp tác nhiều hơn với nhà cung ứng để giảm rác thải đổ ra môi trường trong hoạt động kinh doanh quốc

tế. Một doanh nghiệp khác cũng đang tìm giải pháp với vấn đề xả khói ra mơi trường của những xe tải
chở nguyên liệu từ nhà cung ứng vì các khách hàng quốc tế của họ rất quan tâm tới vấn đề này.
4.6. Chi n l ợc tài chính xuất khẩu thân thiện mơi tr ờng
Một chiến lược chức năng bền vững khác quan trọng với môi trường đó là tài chính với sự
quan tâm chủ yếu đặt vào hiệu suất môi trường doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng thế nào tới hiệu quả tài
95


chính (Curcio và Wolf, 1996). Kết quả nghiên cứu các hành động về tài chính thân thiện mơi trường
doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ đang triển khai là: Đóng góp tài chính vào các hoạt động bảo vệ mơi
trường, chú ý tới vấn đề tiết kiệm chi phí và bảo vệ mơi trường, chú ý tới vấn đề chi phí mơi trường.
Phần lớn các doanh nghiệp đều nhấn mạnh tới sự cần thiết của các khoản đầu tư lớn vào giải quyết
ơ nhiễm mơi trường và mục đích khoản đầu tư này là để có một ảnh hưởng tích cực lên hiệu quả tài
chính doanh nghiệp trong tương lai dài hạn. Một doanh nghiệp chia sẻ học đã cố gắng chuyển đổi
tồn bộ hơi nước dư thừa trong q trình sản xuất thành nước, mục đích của việc này là để giảm
lượng nước tiêu thụ trong nhà máy và giảm lượng khí thải Cacbon. Trong 10 năm doanh nghiệp đã
giảm 32% lượng nước tiêu thụ và 52% lượng khí Co2 xả ra mơi trường. Kết quả bền vững này địi
hỏi nguồn đầu tư lớn, tư duy dài hạn đối với thị trường quốc tế.
Bảng 6: Các hành động triển khai chi n l ợc tài chính xuất khẩu
thân thiện mơi tr ờng tại các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ
Chủ ề
Chi n ư c tài chính
thân thiện mơi trường

Các hành ộng triển khai

Tần su t xu t hiện

Đ ng g p t i ch nh v o các ho t đ ng bảo vệ môi trường


13

Chú ý tới vấn đề ti t kiệm chi phí và bảo vệ mơi trường

11

Chú ý tới vấn đề chi ph môi trường

2

5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU RAU QUẢ VIỆT
NAM VÀO THỊ TRƯỜNG CÁC QUỐC GIA LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)
Chiến lược xuất khẩu thân thiện môi trường của các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ thể hiện
thông qua các hành động chiến lược tại các lĩnh vực chức năng khác nhau, là những bài học
kinh nghiệm quý giá mà doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp nơng sản Việt Nam
nói riêng trong xuất khẩu mặt hàng rau quả vào thị trường EU cần phải học tập để nâng cao khả
năng cạnh tranh của rau quả Việt Nam tại thị trường này. Trong bối cảnh hiệp định tự do
thương mại Việt Nam - EU đã bắt đầu có hiệu lực triển khai từ tháng 8/2020 hứa hẹn sẽ tạo ra
nhiều động lực để doanh nghiệp nơng sản Việt Nam có thể bứt phá vì thuế đối với rau quả nhiệt
đới từ Việt Nam về 0% từ thời điểm hiệp định có hiệu lực sẽ giúp rau quả Việt Nam cạnh tranh
tốt hơn, tuy nhiên đó khơng phải là tất cả vì người tiêu dùng EU sẵn sàng chi trả cao hơn cho
rau quả tốt cho sức khỏe và sản phẩm đó đảm bảo chuỗi cung ứng bền vững, bảo vệ môi trường.
Vấn đề này các doanh nghiệp nông sản Việt Nam thực hiện chưa tốt, thể hiện ở một số khía
cạnh: Sản phẩm xuất khẩu vào thị trường EU chủ yếu là dạng tươi và sản phẩm chế biến chiếm
tỷ trọng thấp, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu chưa đa dạng (chủ yếu: dứa, thanh long, cơm dừa,
chơm chơm, xồi), số lượng doanh nghiệp được cấp chứng nhận Gobal Gap cịn ít vì khơng đủ
năng lực, sự kết nối giữa các chủ thể trong chuỗi cung ứng còn lỏng lẻo, thị phần rau quả tại EU
chỉ chiếm chưa đến 1% trong khi khu vực này tiêu thụ 45% lượng rau tồn cầu, chưa quan tâm
nhiều tới vấn đề mơi trường trong chuỗi cung ứng. Để cải thiện năng lực cạnh tranh của rau quả
Việt Nam tại thị trường châu Âu, tác giả đề xuất một số giải pháp đối với các doanh nghiệp

nông sản Việt Nam, cơ quan ban ngành của Việt Nam:
Một là, doanh nghiệp cần phối hợp và yêu cầu sự hỗ trợ từ phía cơ quan ban ngành để đạt
được chứng nhận Global Gap. Rau quả cần có chứng nhận ở dạng này hay dạng khác, cho dù đó
là GlobalGAP, chứng nhận hữu cơ, thương mại bình đẳng,… Mặc dù nhằm chuẩn hóa theo
GlobalG P nhưng hiện nay tiêu chuẩn VietGAP vẫn chưa tương ứng với GlobalG P và do đó
96


không đáp ứng được các yêu cầu của nhiều khách hàng châu Âu. Vấn đề này cần được giải
quyết trong ngắn hạn. Đáp ứng được chi phí chứng nhận đã là một rào cản nhưng xây dựng bí
quyết kỹ thuật để vượt qua các tiêu chuẩn nhằm đạt được chứng nhận lại là một rào cản lớn hơn
nhiều. Doanh nghiệp nông sản cần phối hợp với các cơ quan ban ngành để đầu tư nhiều hơn
trong việc cải thiện các tiêu chuẩn và quy trình sản xuất. Nhà nước có thể tài trợ kinh phí ban
đầu cho chứng nhận cũng là điều cần thiết nhưng trong trung và dài hạn, các nhà sản xuất cần
phải tự chủ tài chính để trở thành ngành công nghiệp bền vững. Các chứng nhận đặc biệt quan
trọng đối với các sản phẩm tươi, nhưng cũng không nên đánh giá thấp tầm quan trọng của nó
đối với các sản phẩm chế biến.
Hai là, xây dựng chuỗi cung ứng bền vững. Người tiêu dùng EU đang ngày càng quan tâm
hơn đến tính minh bạch trong quá trình sản xuất rau quả mà họ sử dụng. Trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp (CSR) đang ngày càng được chú ý trên thị trường EU và cần được phát triển ở
mức độ ngành hàng cũng như cần được xem là một kế hoạch chi tiết để các doanh nghiệp làm
theo. Đây cũng có thể là đối tượng được cấp chứng nhận, không chỉ là quy định một cách lỏng
lẻo. Nghĩa là tất cả các công ty trong chuỗi cung ứng sẽ phải thực hiện nỗ lực bảo vệ môi
trường và các hoạt động thể hiện trách nhiệm xã hội. Các tổ chức, đơn vị (như Cục Xúc tiến
thương mại) cùng với các hiệp hội ngành hàng cũng cần xây dựng chiến lược liên quan đến
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với ngành hàng rau quả và ngành chế biến. Ngoài ra,
cần nhiều nỗ lực hơn nữa để phát triển các phương thức canh tác hữu cơ nhằm chống lại dịch
bệnh và diệt trừ sâu bọ.
Ba là, xây dựng tuyến đường vận chuyển bền vững. EU hiện cũng đang tiến tới giảm thiểu
nhập khẩu khí thải carbon. Điều này có tác động đặc biệt đối với vận tải hàng không; mặc dù một

đề xuất hấp dẫn trong trung hạn dường như khơng có khả năng duy trì bền vững trong dài hạn. Thứ
nhất, đề xuất của EU về việc dán nhãn liên quan đến dấu carbon; thứ hai, nhận thức của người tiêu
dùng ở châu Âu sẽ tạo ra sự chuyển hướng sang hình thức vận tải đường biển (hình thức vận tải tạo
ra dấu carbon thấp hơn). Mặc dù chi phí và độ tin cậy của mạng lưới vận tải ở Việt Nam là thách
thức khá lớn. Đối với sản phẩm tươi sống, đó sẽ là một thách thức đáng kể bởi các
dây chuyền đông lạnh của vận tải đường biển sẽ cần phải giúp kéo dài thời gian bảo quản hơn so
với đường hàng không. Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, sự phát triển kỹ thuật
cũng hết sức cần thiết để cho phép vận chuyển các loại rau quả ngoại lai từ Việt Nam sang châu Âu
bằng đường biển với dây chuyền làm lạnh đảm bảo. Điều này đòi hỏi sự hỗ trợ tài chính từ Chính
phủ Việt Nam, cũng như thu hút đầu tư từ các nguồn khác như vốn FDI. Trọng tâm chính của các
hoạt động phát triển ngành hàng cần hướng tới các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) tại Việt Nam.
Hơn nữa, kiến thức từ các nhà sản xuất và xuất khẩu rau quả nước ngồi sẽ có giá trị giúp thúc đẩy
các liên doanh.
Bốn là, cải thiện vấn đề đóng gói và thiết kế bao bì xuất khẩu. Việc đóng gói và thiết kế bao
bì cho các sản phẩm thực phẩm hiện nay chưa thực sự tốt và phù hợp với thị trường châu Âu. Mặc
dù các sản phẩm Việt Nam có thể được tìm thấy trong các siêu thị dành cho người châu Á nhưng
tiêu chuẩn về bao bì và thiết kế cho thị trường ngách này tương đối thấp và không thể so sánh được
với yêu cầu của các nhà bán lẻ thực phẩm phổ biến ở châu Âu.

97


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ambec, S., & Lanoie, P. (2008), Does it pay to be green? A systematic overview, Academy of
Management Perspectives, pp.45-62.
2. Aragon-Correa, J. A., & Sharma, S. (2003), A contingent resource-based view of proactive
corporate environmental strategy, Academy of Management Review, pp.1-88.
3. Aragón-Correa, J. A., Hurtado-Torres, N., Sharma, S., & García-Morales, V. J. (2008),
Environmental strategy and performance in small firms: A resource-based perspective, Journal
of Environmental Management, pp.88-103.

4. Babiak, K., & Trendafilova, S. (2011), CSR and environmental responsibility: Motives and
pressures to adopt green management practices, Corporate Social Responsibility and
Environmental Management, pp.11-24.
5. Baker, W. E., & Sinkula, J. M. (2005), Environmental marketing strategy and firm
performance: Effects on new product performance and market share, Journal of the Academy of
Marketing Science, pp.461-475.
6. Banerjee, S. B. (2001), Managerial perceptions of corporate environmentalism: Interpretations
from industry and strategic implications for organizations. Journal of Management Studies,
pp.489-513.
7. Banerjee, S. B. (2002), Corporate environmentalism: The construct and its measurement,
Journal of Business Research, pp.177-191.
8. Banerjee, S. B., Iyer, E. S., & Kashyap, R. K. (2003), Corporate environmentalism: Antecedents
and influence of industry type, Journal of Marketing, pp.106-122.
9. Bellesi, F., Lehrer, D., & Tal, A. (2005), Comparative advantage: The impact of ISO 14001
environmental certification on exports, Environmental Science Technology, pp.1943-1953.
10. Brown, T. J., & Dacin, P. A. (1997), The company and the product: Corporate associations and
consumer product responses, The Journal of Marketing, pp.68-84.
11. Buchholz, R. A. (1991), Corporate responsibility and the good society: From economics to
ecology: factors which influence corporate policy decisions, Business Horizons, pp.1-19.
12. Buysse, K., & Verbeke, A. (2003), Proactive environmental strategies: A stakeholder
management perspective, Strategic Management Journal, pp.453-470.
13. Commission, E. (2002), Corporate social responsibility: A business contribution to sustainable
development, Luxembourg: Office for Official Publications of the European Communities.
14. Conner, K. R. (1991), A historical comparison of resource based theory and five schools of
thought within industrial organization economics: Do we have a new the ory of the firm?
Journal of Management, pp.121-154.
15. Crittenden, V. L., Crittenden, W. F., Ferrell, L. K., Ferrell, O. C., & Pinney, C. C. (2011),
Market-oriented sustainability: A conceptual framework and propositions, Journal of the
Academy of Marketing Science, pp.71-85.
98



16. Curcio, R. J., & Wolf, F. M. (1996), Corporate environmental strategy: Impact upon firm value,
Journal of Financial and Strategy, pp.21-31.
17. Darnall, N., Henriques, I., & Sadorsky, P. (2008), Do environmental management systems
improve business performance in an international setting?, Journal of International
Management, pp.364-376.
18. Drumwright, M. E. (1994), Socially responsible organizational buying: Environmental concern
as a noneconomic buying criterion, The Journal of Marketing, pp.1-19.
19. Eisenhardt, K. M., & Martin, J. A. (2000), Dynamic capabilities: What are they?,Strategic
Management Journal, pp.1105-1121.
20. Freeman, R. E. (1984), Strategic management: A stakeholders approach, Boston:
Pitman/Ballinger.
21. Gadenne, D. L., Kennedy, J., & McKeiver, C. (2009), An empirical study of environmental
awareness and practices in SMEs, Journal of Business Ethics, pp.45-63.
22. Hart, S. L. (1995), A natural-resource-based view of the firm, Academy of Management Review,
pp.986-1014.
23. Hart, S. L. (2005), Innovation, creative destruction and sustainability, Research-Technology
Management, pp.21-27.
24. Hobsbawm, E. (1975), The age of capitalism, New York: Scribner.
25. Hultman, M., Robson, M. J., & Katsikeas, C. S. (2009), Export product strategy fit and
performance: An empirical investigation, Journal of International Marketing, pp.1-23.
26. Jennings, P. D., & Zandbergen, P. A. (1995), Ecologically sustainable organizations: An
institutional approach, Academy of Management Review, pp.1015-1052.
27. King, A. A., & Lenox, M. J. (2001), Lean and green? An empirical examination of the
relationship between lean production and environmental performance, Production and
Operation Management, pp.244-256.
28. Kotler, P., & Levy, S. J. (1969), Broadening the concept of marketing, The Journal of
Marketing, pp.10-15.
29. Lee, K. H., & Ball, R. (2003), Achieving sustainable corporate competitiveness,Greener

Management International, pp.89-104.
30. Leonidou, C. N., & Leonidou, L. C. (2011), Resrearch into environmental marketing/
management: A bibliographic analysis, European Journal of Marketing, pp.68-103.
31. Menon, A., & Menon, A. (1997), Enviropreneurial marketing strategy: The emergence of
corporate environmentalism as market strategy, The Journal of Marketing, pp.51-67.
32. Menon, A., Menon, A., Chowdhury, J., & Jankovich, J. (1999), Evolving paradigm for
environmental sensitivity in marketing programs: A synthesis of theory and practice, Journal of
Marketing Theory and Practice, pp.1-15.
33. Miles, M. P., & Covin, J. G. (2000), Environmental marketing: A source of reputational,
competitive, and financial advantage, Journal of Business Ethics, pp.299-311.
99


34. Montiel, I. (2008), Corporate social responsibility and corporate sustainability: Separate pasts,
common futures, Organization & Environment, pp.245-269.
35. Passarini, K. C., Pereira, M. A., de Brito Farias, T. M., Calarge, F. A., & Santana, C. C. (2014),
Assessment of the viability and sustainability of an integrated waste management system for the
city of Campinas (Brazil), by means of ecological cost accounting, Journal of Cleaner
Production, pp.479-488.
36. Peattie, K. (1995), Environmental marketing management, London, England: Pitman Publishing.
37. Penrose, E. (1959), The theory of the firm, New York: John Wiley & Sons.
38. Ramus, C. A. (2001), Organizational support for employees: Encouraging creative ideas for
environmental sustainability, California Management Review, pp.85-105.
39. Rugman, A. M., & Verbeke, A. (1998), Corporate strategies and environmental regulations: An
organizing framework, Strategic Management Journal, pp.363-375.
40. Scott, W. R., & Christensen, S. (1995), The institutional construction of organizations:
International and longitudinal studies, Thousand Oaks: Sage Publications Inc.
41. Shrivastava, P. (1995), The role of corporations in achieving ecological sustainability, Academy
of Management Review, pp.936-960.
42. Simpson, M., Taylor, N., & Barker, K. (2004), Environmenta responsibility in SMEs: Does it

deliver competitive advantage, Business Strategy and the Environment, pp.156-171.
43. Teece, D. J., Pisano, G., & Shuen, A. (1997), Dynamic capabilities and strategic management,
Strategic Management Journal, pp.509-533.
44. Varadarajan, P. R., & Menon, A. (1988), Cause-related marketing: A coalignment of marketing
strategy and corporate philanthropy, The Journal of Marketing, pp.58-74.

100



×