Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Bệnh ô nhiễm thực phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.2 KB, 16 trang )

Bệnh ô nhiễm thực phẩm


ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể, giúp cơ
thể khỏe mạnh, chống lại các mối đe dọa bệnh tật luôn hiện hữu ở khắp mọi
nơi trong mơi trường, giúp con người có thể hoạt động và làm việc. Con
người chúng ta luôn luôn cần đến các chất dinh dưỡng từ thực phẩm để duy
trì sự sống và giúp cơ thể phát triển. Tuy nhiên nếu thường xuyên ăn phải thực
phẩm bẩn, không những cơ thể bị chậm phát phát triển mà đồng thời còn gây
ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng hơn. Từ đó ta thấy được vai trị của thực phẩm
sạch đối với cơ thể là rất quan trọng.
Ngộ độc thực phẩm là một tập hợp các triệu chứng xảy ra sau khi tiêu
thụ thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, bị ô nhiễm hoặc có chất độc, cũng như các
bữa ăn đã bị hư hỏng, ơi thiu hoặc có chất bảo quản và hóa chất. ... nó cũng có
thể được phân loại là một bệnh lây truyền qua thực phẩm, xảy ra do tiêu thụ
thực phẩm bị nhiễm độc.

Ô nhiễm thực phẩm ln là một chủ đề nóng, khơng chỉ ở Việt Nam mà
trên toàn thế giới. Các bài báo liên quan đến ô nhiễm thực phẩm và môi
trường thường xuyên được tìm thấy trên các bản tin. Điều đó đã đại diện cho


sự thật đáng sợ về sự khác biệt về lối sống và tâm lý giữa các cá nhân, cũng
như giữa con người với mơi trường và thiên nhiên.
Vì thế, an tồn thực phẩm và ơ nhiễm mơi trường trở thành mối quan
tâm lớn đối với con người.


NỘI DUNG
1. Ơ nhiễm thực phẩm


“Ơ nhiễm thực phẩm” (cịn gọi là bệnh do thực phẩm - "Ngộ độc thực
phẩm”) gây ra bởi các mầm bệnh (vi khuẩn hoặc virus) hoặc các độc tố (chất
độc sinh ra từ vi trùng) lan truyền qua thực phẩm. Ngộ độc thực phẩm là một
biểu hiện lâm sàng xảy ra sau khi ăn hoặc uống, đồng thời là hiện tượng cá
nhân bị ngộ độc do ăn hoặc uống các loại thực phẩm cụ thể. thực phẩm bị ơ
nhiễm, nhiễm khuẩn, chứa hóa chất độc hại, thực phẩm bị biến chất, ơi thiu
hoặc có chất bảo quản, phụ gia ...nó cũng có thể coi là bệnh truyền qua thực
phẩm, là kết quả của việc ăn thực phẩm bị ô nhiễm. Người bị ngộ độc thực
phẩm thường biểu hiện qua những triệu chứng lâm sàng như nơn mửa, tiêu
chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng... Ngộ độc thực phẩm khơng chỉ gây hại cho
sức khỏe (có thể dẫn đến tử vong) mà còn khiến tinh thần con người mệt mỏi.
1.1.

Nguyên nhân

Ăn, uống thực phẩm đã bị nhiễm vi trùng hoặc nhiễm hóa chất là nguyên
nhân phổ biến nhất của ngộ độc thực phẩm (kim loại nặng, độc tố nấm
mốc ...). Do nhiệt độ mùa hè cao khuyến khích vi sinh vật sinh sơi, nảy nở
nên thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật (vi khuẩn, ký sinh trùng) là nguyên nhân
phổ biến gây ngộ độc thực phẩm mùa hè. Thực phẩm được sản xuất từ động
vật, chẳng hạn như thịt, trứng, cá và sữa, là những thực phẩm giàu protein có
thể dễ dàng tạo ra mơi trường sống thuận lợi cho vi trùng, đặc biệt là vi khuẩn
gây bệnh, phát triển và sau đó ăn vào.
Sinh vật truyền nhiễm, bao gồm cả vi khuẩn khác nhau, vi rút và ký sinh
trùng hoặc độc tố, dịch tiết của chúng là nguyên nhân phổ biến nhất của ngộ
độc thực phẩm. Các loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn cho thực phẩm có thể tồn
tại ở khắp mọi nơi trong khơng khí, đặc biệt khi thời tiết nắng nóng hay giao


mùa cũng làm các vi khuẩn trong thức ăn phát triển nhanh hơn ngồi ra thì

vào các dịp Tết thi nguy cơ ngộc độc cũng thường xuyên xảy ra.
1.2.

Một số triệu chứng

Các triệu chứng của "ngộ độc thực phẩm" bao gồm đau bụng, buồn nôn,
nôn mửa, tiêu chảy, sốt và đau đầu. Bệnh có thể tiến triển nặng hơn là tiêu
chảy ra máu hay một bệnh nghiêm trọng hơn. Những người có nguy cơ mắc
bệnh cao là trẻ em nhỏ tuổi, phụ nữ mang thai, người già và những người có
hệ miễn dịch yếu.
Ngộ độc do ăn phải thức ăn bị nhiễm vi sinh vật hoặc độc tố vi sinh vật:
Ăn thịt gỏi hay thịt cá, và hải sản (sò, trai, nghêu, cua, ghẹ) tươi sống hay
chưa chín kỹ; ăn các món có trứng gà chưa hồn tồn được nấu kỹ; ăn các
món gỏi; uống nước trái cây chưa được diệt khuẩn; sữa và các sản phẩm từ
sữa chưa qua diệt khuẩn. Ngộ độc do ăn phải thức ăn bị biến chất: ôi thiu, để
lâu ngày nên quá hạn sử dụng,... Ngộ độc do ăn phải thức ăn mà bản thân thức
ăn đã có sẵn chất độc: mầm khoai tây, cá nóc, nấm độc, cóc lạ,... Ngộ độc do
ăn phải thức ăn bị nhiễm chất độc hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất
phụ gia thực phẩm.
Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện ở Việt Nam, tình hình ngộ độc thực
phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm ở Việt Nam diễn ra khá nghiêm
trọng. Trung bình mỗi năm có khoảng gần 170 vụ với hơn 5.000 người mắc
và hơn 27 người chết do ngộ độc thực phẩm. Giai đoạn 2011- 2016 đã ghi
nhận 7 bệnh truyền qua thực phẩm, làm hơn 4 triệu người mắc bệnh khiến
123 người chết. Bệnh ung thư mỗi năm khiến 70.000 người chết và hơn
200.000 ca phát hiện mới. Trong đó, có một phần ngun nhân từ sử dụng
thực phẩm khơng an toàn.
Theo điều tra của Hiệp hội Ung thư thế giới, có 35% ca mắc bệnh ung
thư có nguồn gốc từ thực phẩm khơng an tồn và có thể phịng được.



Cùng với đó, việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ
biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế
nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giị chả,
ơ mai… Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y.
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ô nhiễm thực phẩm là
quá trình xử lý và chế biến thực phẩm không hợp vệ sinh. Rửa tay đúng cách
trước và sau khi xử lý thực phẩm là bước vô cùng quan trọng. Bởi khi bỏ qua
bước rửa tay và cầm thực phẩm sau khi đi vệ sinh, xử lý thùng rác hoặc xử lý
thịt sống, cầm thực phẩm ngay cả khi bạn bị nhiễm vi-rút như viêm gan A, có
vết cắt, nhiễm trùng da hoặc vết thương hở trên da; tiếp xúc với bề mặt bị ô
nhiễm, không đeo găng tay khi chế biến thực phẩm… các loại vi-rút dễ dàng
lây truyền qua trái cây, rau và thịt.
Bên cạnh đó, lây nhiễm chéo là sự lây truyền vi khuẩn hoặc vi-rút từ nơi
này sang nơi khác, đối tượng này sang đối tượng khác cũng là nguyên nhân
gây ô nhiễm thực phẩm, mà vơ hình người nội trợ khơng nhận ra trong quá
trình sơ chế và chế biến thức ăn. Lây nhiễm chéo có thể xuất hiện khi sử dụng
thớt để chế biến thịt sống, sau đó lại dùng để chế biến thực phẩm khác. Loại
lây nhiễm này thường gây ra các bệnh liên quan đến thực phẩm, nếu không
chữa trị có thể gây ra những biến chứng sức khoẻ nghiêm trọng. Chính vì vậy,
người nội trợ cần trang bị cho mình và gia đình những cách đơn giản để
phịng lây nhiễm chéo như sử dụng đĩa, dao và thớt riêng khi chế biến rau, trái
cây tươi và thịt, cá, trứng sống. Để riêng đồ sống và đồ chín. Rửa thớt với
nước nóng và nước khử trùng thường xuyên.
Song song đó, nên ăn thực phẩm khi ấm và tránh ăn thức ăn dư thừa
hoặc bỏ qua đêm mà không bảo quản đúng cách. Khi bảo quản thực phẩm ở
nhiệt độ phòng, phần lớn trái cây, rau, ngay cả thực phẩm đã nấu chín cũng dễ
bị hỏng. Vì vậy, cần bảo quản kỹ thức ăn trong tủ lạnh. Cần bảo quản rau và



những thực phẩm không phải rau trong hộp riêng hoặc để tách riêng nhằm
tránh lây bẩn làm hỏng thực phẩm. Các gia đình khi lưu trữ thực phẩm trong
tủ lạnh, cần thường xuyên làm sạch tủ lạnh. Nên lưu trữ thực phẩm đúng nơi,
đúng nhiệt độ. Cần làm sạch bếp sau khi chế biến thực phẩm để tránh thực
phẩm bị nhiễm bẩn do kiến, gián, chuột…, Bác sĩ Quyền thông tin thêm./.
Các nhà khoa học xác định trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản,
vận chuyển, kinh doanh thực phẩm; nếu khơng tn thủ nghiêm túc những
quy trình bảo đảm an tồn, vệ sinh thì có thể tạo nên những nguy cơ làm cho
thực phẩm bị ô nhiễm. Theo đó các nguy cơ xảy ra khi điều kiện và tạp chất
có trong thực phẩm có thể gây bệnh hoặc tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe con
người. Vì vậy những nguy cơ này cần phải được kiểm soát một cách chặt chẽ
trong quá trình đã nêu trên. Nguy cơ ngộ độc thực phẩm được tạo ra từ các
yếu tố sinh học, hóa học và vật lý sẽ làm cho thực phẩm khơng bảo đảm an
tồn, vệ sinh cho người sử dụng nên được gọi là thực phẩm bị ô nhiễm. Mặc
dù người sản xuất, chế biến khơng có chủ ý cho vào thực phẩm các chất gây
nguy hại nhưng trên thực tế chúng lại có mặt trong thực phẩm do hậu quả của
việc sản xuất, chế biến, xử lý, đóng gói, bao gói, vận chuyển, lưu giữ hoặc có
thể do ảnh hưởng của môi trường. Vấn đề này cần được toàn xã hội quan tâm
khi thực tế đang phải đối mặt với các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra hàng loạt
ở một số nơi trong suốt thời gian qua.
2. Ô nhiễm thực phẩm
2.1.

Nguy cơ từ yếu tố sinh học

Yếu tố sinh học làm cho thực phẩm bị ô nhiễm, khơng bảo đảm an tồn,
vệ sinh có nguồn gốc từ các loại vi khuẩn, vi-rút, ký sinh trùng gây bệnh. Con
đường gây ô nhiễm thực phẩm do tác nhân sinh học này có thể xuất phát từ
súc vật bị bệnh, môi trường, cách chế biến và bảo quản. Thực phẩm bị ô
nhiễm do súc vật bị bệnh sau khi giết mổ khơng được nấu chín kỹ trước khi



ăn; mơi trường đất, nước, khơng khí bị ơ nhiễm làm ảnh hưởng; cách chế biến
thực phẩm không tuân thủ vệ sinh cá nhân từ người chế biến với tay nhiễm
bẩn, ho hay hắt hơi mang mầm bệnh có sẵn; cách bảo quản thực phẩm không
bảo đảm điều kiện vệ sinh, khơng có dụng cụ che đậy sự xâm nhập của ruồi,
bọ, chuột...
 Ô nhiễm thực phẩm do vi khuẩn:
Thường gặp nhất, theo thống kê các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại
nước ta có nguyên nhân từ nhiễm vi khuẩn chiếm tỷ lệ từ 50 đến 60%. Trong
thực tế, vi khuẩn có thể được tìm thấy ở hầu hết mọi nơi trong môi trường;
phân, nước thải, rác, bụi và thực phẩm tươi sống đều là nguồn vi khuẩn nguy
hiểm. Nhiều loại vi khuẩn sống ở da, tay, miệng, đường hơ hấp, đường tiêu
hóa, đường tiết niệu, bộ phận sinh dục và các vùng khác trên cơ thể con
người. Các loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm thường gặp là Bacillus
cereus, Escherichia coli, Campylobacter jejuni, Listeria monocytogenes,
Staphylococcus aureus, ...
Vi khuẩn sinh sản thông qua nhân đôi, và tỷ lệ tăng trưởng và sống sót
của chúng bị ảnh hưởng bởi nhiều biến số bao gồm oxy, nhiệt độ, độ ẩm, độ
axit, v.v. Vi khuẩn nhân lên cực kỳ nhanh chóng trong các điều kiện thích hợp,
và có thể nhân đơi số lượng trong vịng 20 phút; trong vịng 8 giờ, một con vi
khuẩn có thể phát triển lên đến hơn 17 triệu con. Hầu hết vi khuẩn có thể sống
và phát triển ở nhiệt độ từ 10 đến 60 ° C, nhưng chúng thường bị tiêu diệt ở
khoảng 100 ° C. Nhiệt độ từ 25 đến 45 độ C là lý tưởng để hầu hết vi khuẩn
trong thực phẩm phát triển có hại. Do đó, thức ăn chế biến sẵn nên được tiêu
thụ ngay lập tức thay vì để ở nhiệt độ phòng lâu hơn 2 giờ. Hầu hết vi khuẩn
không thể sinh sản, nếu ở nhiệt độ dưới 3oC, và sự phát triển cũng rất chậm
chạp. Tuy nhiên, một số vi khuẩn vẫn có thể phát triển mạnh ở nhiệt độ từ 3
đến 10oC. Tất cả các vi khuẩn không thể sinh sôi khi tiếp xúc với nhiệt độ



hoặc điều kiện lạnh. Vi khuẩn có thể bị tiêu diệt trong vài phút khi đun sôi và
tiệt trùng. Tuy vậy, một số loại vi khuẩn có nha bào hoặc độc tố do vi khuẩn
tiết ra có khả năng chịu đựng được ở nhiệt độ cao thì có thể khơng bị tiêu diệt
hay phá hủy ở nhiệt độ sôi.
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng nhiệt độ đông lạnh từ âm 12oC đến
0oC ngăn chặn mọi sự phát triển của vi khuẩn, nhiệt độ tủ lạnh từ 0 đến 5oC
không cho vi khuẩn phát triển, khoảng nhiệt độ nguy hiểm từ 5 đến 60oC cho
phép vi khuẩn phát triển nhanh chóng, kể cả vi khuẩn gây bệnh cho thực
phẩm ngộ độc, và nhiệt độ vừa đủ nóng từ 60 đến 75oC có thể ngăn chặn sự
phát triển của vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Hầu hết vi trùng bị tiêu diệt ở
nhiệt độ sôi từ 75oC trở lên, đáng chú ý là nhiệt độ sơi đến 100oC.
 Ơ nhiễm thực phẩm do vi-rút
Vi-rút là vi sinh vật có kích thước nhỏ hơn vi khuẩn nhiều lần, muốn
phát hiện chúng phải sử dụng kính hiển vi điện tử để phóng đại to ra hàng vạn
lần mới nhìn thấy được. Vi-rút có đặc điểm chịu đựng ở nhiệt độ lạnh, khơng
chịu được ở nhiệt độ nóng và tia tử ngoại; chúng dễ bị tác động ảnh hưởng
của các chất sát khuẩn như formol, cồn, độ acid và kiềm cao. Loại vi-rút gây
ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm thường có mặt trong
ruột người. Các loại nhuyễn thể sống trong vùng nước bị ô nhiễm, rau quả
tưới nước có phân người hoặc những món ăn sống được chế biến trong điều
kiện mất vệ sinh hay bị nhiễm vi-rút có thể gây bệnh bại liệt, viêm gan... Virút cũng có khả năng lây nhiễm từ phân qua tay người tiếp xúc hoặc từ nguồn
bị nhiễm phân vào thực phẩm và chỉ cần một số lượng rất nhỏ chúng có thể
gây bệnh cho người. Các loại vi-rút hiện diện ở người có thể lây nhiễm sang
thực phẩm hoặc trực tiếp lây sang người khác trước khi gây bệnh. Trong các
vụ ngộ độc thực phẩm, vi-rút thường được phát hiện là Enterovirus, Hepatitis
A virus, Hepatitis E virus, Norovirus, Rotavirus...


 Ô nhiễm thực phẩm do ký sinh trùng:

Ký sinh trùng là những sinh vật sống ký sinh trong cơ thể của các sinh
vật khác đang sống gọi là vật chủ, chúng lấy thức ăn dinh dưỡng từ các sinh
vật đó để sống, tồn tại và phát triển. Hầu hết các loại ký sinh trùng đều bị chết
và mất khả năng gây bệnh ở nhiệt độ âm 15 oC. Trong thực phẩm, ký sinh
trùng thường hay gặp là các loại giun sán ký sinh như sán dây, sán lá gan, sán
lá phổi, giun xoắn...
2.2.

Nguy cơ từ yếu tố hóa học

Thực phẩm có thể bị nhiễm các chất độc hại trong quá trình sản xuất và
chế biến, gây hại cho sức khỏe con người. Các chất gây ô nhiễm môi trường
như chì trong khói xe, sơn, men sứ, chất hàn, hoặc cadmium từ nước thải xử
lý, bùn, chất bẩn, rác và quặng là những ví dụ về các hợp chất hóa học thường
gây ô nhiễm thực phẩm. Thuốc trừ sâu, phân bón, thuốc thú y, chất tăng trọng,
chất tăng tốc, và các loại hóa chất nơng nghiệp khác ... Chất tạo màu, hương
liệu, chất tạo ngọt, chất ổn định, chất chống oxy hóa, chất tẩy rửa, và các chất
phụ gia thực phẩm khác ... không được sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản
xuất Các chất gây ô nhiễm trong hộp đựng và bao bì thực phẩm khơng được
cho là có ở đó. Các chất độc tự nhiên có thể có trong thực phẩm như mầm
khoai, sắn, măng, nấm độc, cá nóc, cóc; nhuyễn thể hai mảnh vỏ như hàu, trai
và trai có vỏ cứng; và độc tố nấm mốc như độc tố nấm mốc aflatoxin, có thể
được tìm thấy trong ngô mốc, lạc, đậu và cùi dừa. Các trường hợp bị ngộ độc
do chất độc tự nhiên có trong thực phẩm thường xảy ra trong tình trạng cấp
tính rất nặng, tỷ lệ tử vong khá cao như ngộ độc măng, nấm độc, cá nóc, cóc...
hoặc nếu bị nhiễm lâu dài có thể ảnh hưởng khơng tốt đến sức khỏe.
2.3.

Nguy cơ từ yếu tố vật lý


Trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm; một số trường hợp các
mảnh kim loại, thủy tinh, mảnh gỗ, sỏi, sạn, đất, xương, lơng, tóc... có thể bị


nhiễm vào thực phẩm gây ảnh hưởng nguy hại cho người sử dụng như làm
gãy răng, hóc xương; tổn thương niêm mạc miệng, dạ dày, ruột... Ngồi ra,
tình trạng ơ nhiễm phóng xạ có thể do các sự cố ảnh hưởng như bị rị rỉ phóng
xạ từ các trung tâm nghiên cứu phóng xạ, nhà máy điện nguyên tử... hoặc
thực vật, động vật được nuôi trồng trong vùng môi trường bị ơ nhiễm phóng
xạ kể cả nước uống; sự sai sót trong việc bảo quản thực phẩm bằng chiếu tia
phóng xạ cũng sẽ làm cho thực phẩm bị ô nhiễm chất phóng xạ, gây nguy hại
cho người dùng khi ăn uống những loại thực phẩm này.
Hàng ngày con người đang phải đối mặt với tình trạng ngộ độc thực
phẩm xảy do nhiều nguyên nhân khác nhau từ yếu tố sinh học, hóa học và vật
lý. Trong đó vi khuẩn gây bệnh hiện diện ở các loại thức ăn bị ô nhiễm là tác
nhân gây ngộ độc thực phẩm khá phổ biến. Ngoài ra những tác nhân khác
cũng thường gặp như ngộ độc do nhiễm các chất độc tự nhiên có trong thực
phẩm. Hiện nay trường hợp ngộ độc thực phẩm khơng phải xảy ra với tính
cách đơn lẻ trong từng gia đình, từng hàng qn mà có xu hướng phát triển
lan rộng ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng từ những bếp ăn tập thể hay dịch
vụ cung cấp bữa ăn cho nhiều người nhằm phục vụ đối tượng học sinh ở
trường học, công nhân ở công ty... Đáng lưu ý là những trường hợp ngộ độc
thực phẩm xảy ra hàng loạt làm cho hàng chục, hàng trăm người bị nguy hiểm
phải cấp cứu tại chỗ và chuyển đến bệnh viện. Vì vậy việc phịng ngừa ngộ
độc thực phẩm cần được quan tâm và là trách nhiệm của toàn xã hội phải
được thể hiện bằng những biện pháp cụ thể vì nguy cơ gây ngộ độc có rất
nhiều yếu tố ảnh hưởng.
3.

Một số ô nhiễm thực phẩm đe dọa tới tính mạng

Khơng giống như ngộ độc thơng thường, khi ăn phải những thực phẩm

mang mầm bệnh này, tính mạng của bạn có thể bị đe dọa:
 Botulinum: Thực phẩm đóng hộp


Nhiễm botulinum là một bệnh hiếm gặp, có khả năng gây tử vong liên
quan đến thực phẩm đóng hộp hoặc bảo quản khơng đúng cách. Thực phẩm
đóng hộp làm thủ cơng đặc biệt có nguy cơ, cũng như mật ong, thịt ướp muối,
cá lên men, hun khói, hoặc cá muối. Các triệu chứng bao gồm chuột rút, nơn,
khó thở, khó nuốt, nhìn đơi, và yếu hoặc liệt.
 Viêm gan A: Chế biến thực phẩm không đúng cách
Viêm gan A là một vi-rút tấn cơng vào gan và có thể gây sốt, mệt mỏi,
buồn nôn, sụt cân và vàng da. Hầu hết các trường hợp nhiễm đều nhẹ. Bệnh
có thể lan truyền khi người bị bệnh không rửa tay đúng cách, sau đó chạm vào
thực phẩm hoặc những thứ được đưa vào miệng.
 Campylobacter: Thịt gia cầm chưa chín
Chỉ một giọt nước chảy ra từ thịt gà sống có thể gây ra bệnh
campylobacter căn bệnh ít được biết đến này là nguyên nhân thứ hai gây ngộ
độc thực phẩm ở Mỹ. Các triệu chứng có thể bao gồm sốt, đau bụng, tiêu chảy
và nôn.
 Vi-rút Norwalk: Chế biến thực phẩm không đúng cách
Norovirus là thủ phạm phổ biến nhất gây nôn và tiêu chảy, và thường
kéo dài từ 24 đến 48 giờ. Vi-rút Norwalk nhiễm vào thực phẩm khi nhân viên
chế biến thực phẩm không rửa tay sau khi dùng toilet. Các thực phẩm như salát hay động vật thân mềm có vỏ sống gây nguy hiểm vì chúng khơng được
nấu chín trước khi ăn.

 Vibrio vulnificus
Vibrio vulnificus là một vi khuẩn sống trong nước biển ấm và có thể
nhiễm vào động vật hai mảnh vỏ, đặc biệt là hàu. Nhiễm V. vulnificus gây ra

các triệu chứng tiêu hóa giống như nhiều bệnh do thực phẩm khác, nhưng ở
những người có hệ miễn dịch suy yếu nó có thể phát triển thành nhiễm trùng
máu đe doạ tính mạng.


 Ciguatera
Ngộ độc ciguatera xảy ra khi ăn các loài cá rạn san hô như cá mú hoặc cá
hồng mà trước đó cá đã ăn một số loại tảo biển. Triệu chứng diễn ra trong
vòng 6 tiếng sau khi tiếp xúc và có thể bao gồm: Nóng rát hoặc cảm giác
châm chích ở tay hoặc chân, đau đầu, buồn nơn, nôn, tiêu chảy, ảo giác,...
4. Thực phẩm sạch
Thực phẩm sạch còn được gọi là thực phẩm hữu cơ. Nếu được hiểu theo
đúng nghĩa đen của nó là những thực phẩm khơng chứa các chất hóa học độc
hại từ thuốc trừ sâu bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, bảo quản,
các kim loại nặng trong đất, thậm chí là không bị nhiễm bẩn bởi các loại vi
sinh vật hay bụi bẩn có trong khơng khí…
Để có được thực phẩm sạch, người cần phải áp dụng phương pháp trồng
trọt không có sự can thiệp từ các loại hóa chất cơng nghiệp, hoặc để có năng
suất cao hơn cần tốn rất nhiều cơng sức chăm sóc kết hợp ứng dụng các kỹ
thuật khoa học hiện đại. Các sản phẩm thực phẩm sạch hiện nay trước khi
được phép đưa ra thị trường tiêu thụ phải trải qua bước kiểm tra chất lượng rất
nghiêm ngặt và phải được cấp giấy chứng nhận của cơ quan chức năng.
Sản phẩm được chứng nhận là thực phẩm sạch phải đồng thời thỏa mãn 4 yêu
cầu là khơng sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật độc hại, chất
kích thích tăng trưởng, chất gây biến đổi gen.
Mỗi loại thực phẩm sạch đều có một mức độ an toàn khác nhau, tuy
nhiên đảm bảo nhất vẫn là thực phẩm hữu cơ. Bởi khi sử dụng những thực
phẩm này bạn có thể hồn tồn n tâm về chất lượng cũng như về độ an toàn
so với các thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ được bày bán tràn lan
ngồi chợ.

Thật khơng khó để nhận ra, vì con người tồn tại cần có các yếu tố khơng
khí để thở, nước để uống và cái để ăn. Còn muốn sống khỏe, sống lâu hơn


nữa, bên cạnh thói quen sống lành mạnh, những cái chúng ta ăn uống vào cơ
thể cũng cần lành mạnh. Nếu ăn phải những thực phẩm nhiễm bẩn, thực phẩm
ngậm hóa chất, chúng ta đều rõ hậu quả. Nhẹ thì ngộ độc, nặng thì lâu dần
tích tụ thành ung thư.
Về thành phần dinh dưỡng theo các nghiên cứu của các nhà khoa học, so
với thực phẩm thông thường, thực phẩm sạch khơng hề có hàm lượng dinh
dưỡng cao hơn. Nhưng cái đó khơng phải mấu chốt, mà cái quan trọng ở đây
như đã nói, chúng ta cần sử dụng thực phẩm sạch để có thể sống khỏe khoắn,
lành mạnh. Điều đó có nghĩa là khi sử dụng các thực phẩm sạch, chúng ta sẽ
hạn chế được tỷ lệ lớn việc mắc phải các bệnh nguy hiểm như khi dùng loại
thực phẩm khơng rõ nguồn gốc ngồi chợ.
Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ
thể, đảm bảo sức khỏe con người nhưng đồng thời cũng là nguồn có thể gây
bệnh nếu khơng đảm bảo vệ sinh. Khơng có thực phẩm nào được coi là có giá
trị dinh dưỡng nếu nó khơng đảm bảo vệ sinh.


KẾT LUẬN
Vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phịng các bệnh gây ra từ
thực phẩm, có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã
hội, góp phần bảo vệ mơi trường cũng như nâng cao chất lượng sống và sức
khoẻ con người.
Mục tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho người
tiêu dùng không bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc.
Do đó, thực phẩm phải đảm bảo lành và sạch. Người tiêu dùng cần tìm hiểu
và lựa chọn thực phẩm rõ nguồn gốc, bày bán ở những địa điểm cao ráo, sạch

sẽ. Hoặc bằng kinh nghiệm tích luỹ từ thực tế để rút ra kinh nghiệm trong lựa
chọn thực phẩm an toàn cho bữa ăn đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, nhận
biết những nguyên nhân gây nên tình trạng ơ nhiễm thực phẩm sẽ giúp phịng
tránh nguy cơ ăn phải thực phẩm bẩn gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Do vậy, vấn đề đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm để phịng các bệnh
gây ra từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh
tế và xã hội, bảo vệ môi trường sống của các nước đã và đang phát triển, cũng
như nước ta. Mục tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho
người ăn tránh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc;
thực phẩm phải đảm bảo lành và sạch.
Để phòng tránh các bệnh gây ra do mất vệ sinh an toàn thực phẩm, mỗi
chúng ta hãy nâng cao kiến thức lựa chọn thực phẩm an toàn - Và nói khơng
với thực phẩm “bẩn”.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Wikipedia, Ngộ độc thực phẩm
2. Trần Đình Dũng, An tồn vệ sinh thực phẩm trong chế biến và bảo
quản các sản phẩm thủy sản lên men truyền thống
3.

Phạm Đức Lượng, Giá trình vệ sinh và an toàn thực phẩm



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×