Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

bao cao so ket HD truong hoc than thien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.44 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT HƯNG NGUYÊN. Trường THCS Phúc Lợi Số / BC-THCS. CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hưng Phúc, ngày 10 tháng 01 năm 2015. BÁO CÁO SƠ KẾT THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA “XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC”. HỌC KỲ I NĂM HỌC 2014-2015. I- KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA “XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN HỌC SINH TÍCH CỰC” HỌC KỲ I NĂM. HỌC 2014-2015. Ngay từ đầu năm học nhà trường đã tiến hành thành lập Ban chỉ đạo “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ” nhằm đề ra kế hoạch tổ chức thực hiện. Qua một học kỳ thực hiện Nhà trường đã đạt được một số kết quả bước đầu như sau: Trường đã tổ chức phổ biến Chỉ thị 40/CT-BGD&ĐT; Kế hoạch số 307/KHBGD&ĐT và các Công văn của các cấp cho các thầy cô giáo và học sinh toàn trường nắm được đầy đủ mục đích, yêu cầu nội dung, ý nghĩa và tiến hành tổ chức thảo luận tổ, đề ra kế hoạch họat động của tổ mình, nhằm tạo được sự đồng thuận trong việc triển khai thực hiện phong trào thi đua “ xây dựng trường học Thân thiện – Học sinh tích cực ”. Theo 5 nội dung: - Xây dựng trường lớp Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn - Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh, giúp các em tự tin trong học tập. - Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. - Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh, các trò chơi dân gian. - Tổ chức cho học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng địa phương. Căn cứ vào 5 nội dung trên nhà trường phát động trong CBGVNV mỗi người đăng ký một hành động cụ thể theo chức năng nhiệm vụ được phân công nhằm hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” gắn kết với các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không - bốn nôị dung ”, “Mỗi Thầy, Cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Trong buổi sinh hoạt dưới cờ đầu năm học nhà trường đã tổ chức “ diễn đàn học sinh thân thiện- trường học thân thiện ”để quán triệt nội dung Chỉ Thị 40/BGD&ĐT và tạo điều kiện cho học sinh trình bày các ý kiến của mình về nội dung trên. Nhà trường đã tham mưu với Đảng uỷ, UBND các địa phương có học sinh học tại trường về nội dung phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, phối hợp với các ban ngành trong trong hai địa phương xã Hưng Phúc & xã Hưng Lợi để có sự hỗ trợ về mọi mặt, giúp nhà trường thực hiện tốt phong trào này. Được sự chỉ đạo của UBND các địa phương, Ban chỉ đạo Liên ngành của địa phương trong công tác “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã thành lập và xây dựng kế hoạch, phân công cụ thể cho từng thành viên trong ban chỉ đạo để cùng phối hợp thực hiện..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Trong cuộc họp phụ huynh học sinh đầu năm, nhà trường đã triển khai các văn bản chỉ đạo của các cấp có liên quan đến phong trào, trên cơ sở đó báo cáo những nội dung đã làm được, những mặt còn hạn chế của nhà trường và vận động phụ huynh học sinh phối hợp thực hiện theo yêu cầu nội dung của phong trào. Bên cạnh các thuận lợi để thực hiện phong trào, nhà trường vẫn còn các khó khăn khi thực hiện như sau: Sân chơi bãi tập còn chật, đặc biệt là sân bãi tập thể dục thể thao, diện tích còn hẹp, mặt bằng còn thấp không đủ diện tích để thực hiện các hoạt động vui chơi, các hoạt động GDNGLL cho tất cả học sinh toàn trường. Việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh chưa theo kịp với đà phát triển và hội nhập của đất nước. Việc chăm sóc và phát huy các giá trị di tích lịch sử, văn hoá đã được tổ chức nhưng hiệu quả chưa cao. II. Các kết quả đạt được trong học kỳ một vừa qua: 1/ Phong trào xanh-sạch-đẹp: Trường đã rất cố gắng xây dựng phong trào xanh- sạch - đẹp tại trường cụ thể đã làm được một số việc sau: Trong hè nhà trường đã cải tạo lại khu vực vệ sinh tự hoại khá khang trang, đảm bảo vệ sinh, có khu vực vệ sinh riêng cho CBGV & học simh; Cải tạo bồn hoa & trồng thêm cây cảnh, cây bóng mát. Học sinh toàn trường đã có ý thức trong giữ gìn vệ sinh sân trường, lớp học, cầu thang, nhà vệ sinh... Hằng tuần học sinh nhà trường đều có kế hoạch vệ sinh trường học và vệ sinh đường phố, cổng trường ...sạch sẽ. Tuy sân trường còn hẹp nhưng hệ thống cây xanh bóng mát, cây cảnh , bồn hoa được thiết kế một cánh hài hoà toát lên không gian thoáng mát một vẻ đẹp tự nhiên xanh- sạchđẹp. Nhà trường tổ chức cho các em lao động giữ gìn vệ sinh lớp học, trang trí và sắp xếp bàn ghế ngay ngắn, đẹp. Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh chung. 2/ Dạy và học có hiệu quả: Nhà trường đã tập trung cho công tác đổi mới phương pháp nâng cao chất lượng dạy-học và đã đạt được các thành tích cụ thể : Nhà trường đã tổ chức sinh hoạt tổ, nhóm, các chuyên đề, đã tập huấn cho giáo viên về sinh hoạt chuyên môn trực tuyến , bước đầu giáo viên đã đi vào hoạt động sinh hoạt chuyên môn trực tuyến giúp cho giáo viên có điều kiện học tập ,trao đổi chuyên môn và nâng cao tay nghề Nhà trường chỉ đạo dạy học có hiệu quả, hầu hết giáo viên bộ môn đều soạn giảng sử dụng CNTT và ĐDDH, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích học sinh chuyên cần, tích cực, chủ động sáng tạo và có ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh. Đội ngũ thầy cô giáo nhà trường đã quyết tâm thân thiện trong dạy học, không ngừng cập nhật tri thức khoa học, trình độ nghiệp vụ, nâng cao tay nghề để áp dụng phương pháp dạy học tích cực, khơi gợi tình cảm, hứng thú, chủ động tìm tòi, sáng tạo trong học tập cho học sinh. Môi trường nhà trường thân thiện giúp cho việc thực hiện Đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên có nhiều thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Nhà trường ngay từ đầu năm đã tổ chức thi khảo sát để phân loại đối tượng để tổ chức dạy bồi dưỡng HS khá giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Việc tổ chức dạy phụ đạo tại trường đã giúp học sinh yếu đã tạo ra sự thân thiện thực sự giữa giáo viên với học sinh, giúp nhiều em tiến bộ trong học tập, phần nào hạn chế tình hình học sinh bỏ học hiện nay. Triển khai hoạt động dạy thêm ,học thêm trong nhà trường nhằm mục đích nâng cao chất lượng đại trà. Trong học kỳ I vừa qua kết quả xếp loại hai học lực và hạnh kiểm mặt như sau: Về học lực: 22/388 = 5,67% HS xếp loại Giỏi ; upload.123doc.net/388 = 30,41% xếp loại Khá; 210/388 = 54,12% xếp loại Trung bình, 37/388 = 9,54% xếp loại yếu và 0 % xếp loại Kém. Về Hạnh Kiểm: 265/388 = 68,30% xếp loại Tốt, 85/388 = 21,91% xếp loại Khá, 1/388 = 0,26% xếp loại Trung bình, và 0 % xếp loại Yếu. Học sinh giỏi huyên lớp 9: Đạt giải 18giải KK trong đó đạt 2 giải 3 . 3/ Việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh: Qua các môn học giáo viên đã tích hợp các kỹ năng sống cho HS thông qua các bài giảng trong các môn GDCD, Lịch Sử, Địa lý cả các môn khoa học tự nhiên... Kỹ năng sống còn được xem như một biểu hiện quan trọng của năng lực TL-XH giúp cho cá nhân vững vàng trong cuộc sống. Việc trang bị văn hoá và kỹ năng sống cần phải được song hành với nhau. Một điều rất cần hiện nay trong nhà trường là giáo dục cho HS một nền tảng sâu hơn về giá trị sống và kỹ năng sống. Giáo dục về giá trị sống để giúp cho các em biết thế nào là tôn trọng, yêu thương, tự do... Ý thức được những giá trị căn bản này, các em sẽ trang bị nhận thức và bản lĩnh tốt hơn. Cần dạy cho các em nhiều hơn về các kỹ năng sống, xử lý tình huống như kỹ năng tư duy, giao tiếp, ra quyết định, lắng nghe... Những kỹ năng này phải được rèn luyện, qua trao đổi thảo luận mà hơn ai hết người thầy và cha mẹ, bạn bè các em và cuộc sống thực tế nữa sẽ giúp cho các em vững vàng trong cuộc sống sau này. Cụ thể như sau: Nhà trường giáo dục kỹ năng sống để học sinh có thể thích ứng với những hoàn cảnh, tình huống và các điều kiện khác nhau của đời sống xã hội; cung cấp cho học sinh, những thông tin về nghề nghiệp, định hướng và tư vấn nghề cho học sinh. Tăng cường các hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi về kỹ năng sống như: nấu ăn, sơ cấp cứu, kiến thức về sức khỏe sinh sản… trong đó, học sinh giữ vai trò chủ thể, được phát huy tích tích cực, tự chủ, tự giác, được phát biểu ý kiến riêng về những điều các em quan tâm. Từ đó, rèn luyện kỹ năng nhận diện vấn đề, xử lý tình huống, tự khẳng định, biết cách từ chối khi không tham gia, biết xử lý tình huống linh hoạt, thói quen sinh hoạt theo tổ, nhóm trong học tập và các hoạt động khác, biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi… 4/ Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh Tiếp tục đẩy mạnh việc sưu tầm, đưa các trò chơi, các loại hình nghệ thuật dân gian vào nhà trường một cách thường xuyên, liên tục. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa như tổ chức Hội sau khai giảng gồm các trò chơi dân gian như kéo co, đập om đất, bịt mắt bắt dê, ô ăn quan , tổ chức các câu lạc bộ Lịch sử, Tiếng anh, Văn học ,tổ chức biểu diễn văn nghệ dân gian qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, tổ chức trại truyền thống , thi rung chuông vàng ... Ngoài ra nhà trường cũng tổ chức các hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp, các sự kiện, lễ hội trong năm, tổ chức thăm viếng chia sẽ các em học sinh của trường bị bệnh nan y, tổ chức các hoạt động từ thiện ... để nhà trường và Hội Cha mẹ học sinh phối hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Nhà trường cũng đã phối hợp cùng Công Đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động vui chơi, dã ngoại trong các dịp lễ nhằm tạo điều kiện để các thầy cô giáo có điều kiện giảm stress và giao lưu, hiểu biết lẫn nhau, tạo sự đoàn kết ngày.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> càng lớn trong HĐSP và đặc biệt sự thân thiện giữa những người thầy được củng cố lâu bền. Nhà trường đã có biện pháp thích hợp huy động sự hỗ trợ của các đơn vị, cá nhân, các cựu học sinh ủng hộ, hỗ trợ cho các hoạt động ngoại khóa, các trò chơi dân gian. 5/ Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương. Nhà trường đã tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về di tích, danh nhân, lễ hội truyền thống của huyện, tỉnh và địa phương, của đất nước bằng nhiều hình thức. Khuyến khích học sinh biên soạn các chương trình đố vui, xây dựng kịch bản về lịch sử, tìm hiểu các cuộc thi ... dưới sự hướng dẫn cố vấn của các giáo viên. Nhà trường đã được phân công chăm sóc đài tưởng niệm của hai xã Hưng Phúc và Hưng Lợi, mỗi giáo viên, học sinh phải có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng của địa phương và đất nước. Giới thiệu các di tích của địa phương với bạn bè. Nhà trường đã tổ chức tốt các hoạt động đền ơn đáp nghĩa nhận chăm sóc và có quà tặng các gia đình thương binh-liệt sỹ, gia đình neo đơn không nơi nương tựa… Phải nói rằng để thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” chịu trách nhiệm chính là Nhà trường nhưng rất cần có sự quan tâm của các cấp Uỷ Đảng, Chính quyền, các ban ngành đoàn thể ủng hộ tham gia. Với Trường THCS Phúc Lợi sự phối hợp của Hội cha mẹ học sinh, của các ban ngành đoàn thể Chính quyền và nhân dân địa phương một cách tích cực và hiệu quả đã giúp cho trường bước đầu huy động được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để trường có được một môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Trên đây là bản báo cáo sơ kết thực hiện phong trào “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” học kỳ I năm học 2014 – 2015 của trường THCS Phúc Lợi TM. BAN CHỈ ĐẠO PHÓ HIỆU TRƯỞNG Nơi gửi: - PGD&ĐT (để báo cáo); - UBND xã Hưng Phúc (để báo cáo); - UBND xã Hưng Lợi (để báo cáo); - Lưu VT.. Lê Văn Duệ.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×