Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

SKKN Doc hieu lop 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.31 KB, 29 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU TRONG BÀI TẬP ĐỌC LỚP 4 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong xây dựng cơ bản, khi xây dựng một toà nhà cao tầng hiện đại thì xử lý nền móng thật hết sức quan trọng mà nền móng của ngôi nhà là nằm phía dưới đáy nhà và một phần sâu trong lòng đất nên người thường nhìn bằng đôi mắt thông thường thì không thấy được và cũng không cần quan tâm, người ta chỉ nhìn thấy được các tầng ở trên, chỉ có những nhà xây dựng những nhà chuyên môn mới quan tâm và họ nhìn thấy rõ bản chất, tầm quan trọng, giá trị đích thực của nền móng đó. Móng nhà vững chắc thì ngôi nhà mới vững bền. Trong hệ thống Giáo dục thì có một bậc học được ví như nền móng ngôi nhà đó, đó là bậc Tiểu học. Bậc học đầu tiên và được xác định là “Bậc học là nền tảng của hệ thống Giáo dục Quốc dân. - Bậc tiểu học là bậc học nền tảng có vai trò hết sức quan trọng những cơ sở ban đầu rất cơ bản, bền vững về trí thức hình thành những đường nét để phát triển nhân cách giúp trẻ em có thể học lên bậc trên, hoặc đi học nghề. - Để đạt mục tiêu trên nhà trường Tiểu học đã dạy đủ các môn học cần thiết đó. Tiếng Việt là một trong các môn đó. Quan trọng trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học là tập đọc. Khi trẻ đến trường công việc đầu tiên của các em là phải học: Đọc, và sau đó trẻ phải đọc mới học . - Đọc không đơn thuần là sự giải mã dạng thức chữ viết sang dạng thức âm thanh. Ở đây phải bao hàm cả bốn kỹ năng: Đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu và đọc diễn cảm. Học đọc để giải mã cho đúng thì không khó, nhưng học đọc để biết đọc mới là điều quan trọng biết đọc. Trong trường hợp này bao gồm giải mã đúng và thông hiểu những gì mà mình đọc được. Như vậy là làm thế nào giúp các em đọc tốt điều đó phải phụ thuộc vào giáo viên, người tổ chức, hướng dẫn các em tiếp xúc với văn bản đọc . - Để giúp các em học tốt, nhất định phải có một định hướng rõ ràng là một phương pháp dạy học . - Hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài được biên soạn nhằm phục vụ yêu cầu về hiểu, giúp học sinh hiểu văn bản đọc là cơ sở cho việc đọc hay, đọc diễn cảm. Việc rèn kỹ.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> năng hiểu thông qua hệ thống câu hỏi góp phần chuẩn bị tốt cho học sinh học các môn học khác. - Hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài trong sách giáo khoa như thế nào? Việc sử dụng hệ thống câu hỏi ra sau và đã đem lại kết quả như mong muốn chưa? - Qua bài viết này theo tôi rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh là làm thế nào cho học sinh hiểu bài nhanh và sâu, trong giờ dạy giáo viên phải sử dụng nhiều phương pháp dạy học. Kết hợp cho học sinh trả lời câu hỏi ở nhiều bài tập chuẩn bị trước và chuẩn bị đồ dùng trực quan, tranh ảnh minh hoạ để giảng giải từ hay nội dung bài tập. * Thuận lợi Trong thực tế hiện nay để giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt . Vở bài tập Tiếng Việt đã được thiết kế, mỗi bài tập dưới dạng phiếu bài tập nhằm khắc phục một số hạn chế của sách giaó khoa và nâng cao chất lượng giờ Tập đọc nói riêng và phân môn Tiếng Việt nói chung. Ngoài ra bộ giáo dục đã trang bị tranh minh hoạ cho một số bài tập đọc giúp giáo viên dễ dàng hướng dẫn học sinh khai thác nôị dung bài học. Hiện nay nhà trường Tiểu học đang từng bước đổi mới phương pháp dạy kỹ năng đọc hiểu qua môn tập đọc . Phải đọc các tác phẩm thì mới hiểu ngược lại phải hiểu các tác phẩm thì mới có thể đọc đúng đọc hay. Đọc đúng và đọc hay nâng một bước cao hơn là cảm thụ cái hay cái đẹp của văn chương. *Khó khăn: Qua khảo sát thực tế vấn đề sử dụng vở bài tập Tiếng Việt và tranh minh hoạt để khai thác nội dung bài còn chưa hợp lý. Còn rất nhiều lý do, phần vở bài tập Tiếng Việt (chỉ xét phần tập đọc) có nhiều bài chưa thiết thực với việc tìm hiểu bài nội dung còn đơn điệu, chưa bám sát và phục vụ cho việc tìm hiểu bài đạt hiệu quả cao, một phần vì tranh minh hoạt còn quá ít, có tranh chưa đáp ứng được nội dung bài học đó việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài còn hạn chế. Vì thế tôi chọn nghiên cứu đề tài : (Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu cho lớp 4 trong giờ tập đọc bằng phương pháp sử dụng phiếu bài tập). Qua đề tài này người viết mong góp phần nhìn lại rèn kỹ năng đọc hiểu tập đọc hiện nay ở trường tiểu học. Đưa ra một số biện pháp nhằm giúp các em đạt hiệu quả cao hơn. 2. Mục đích nghiên cứu : Khi nghiên cứu đề tài này mục đích là tìm hiểu, khảo sát tình hình thực tế dạy đọc hiểu (hay hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài) trong giờ Tập đọc lớp 4 nhằm so sánh.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> mối quan hệ đọc hiểu, hiểu và đọc. Từ đó rút ra được những nhận xét, kết luận về vị trí, vai trò quan trọng trong việc đọc hiểu đồng thời tìm ra những biện pháp thích hợp khắc phục những tồn tại khó khăn. Nhằm giúp các em thấy được cái đẹp cái hay quen dần với nghệ thuật văn chương biết cảm thụ văn học làm cho hiệu quả giờ tập đọc cao hơn. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. Nghiên cứu phương pháp rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 4 4. Đối tượng nghiên cứu: Trong mỗi bài dạy ở bất cứ môn nào cũng nhằm hình thành kỹ năng riêng biệt cho học sinh và qua đó sẽ đọng lại ở học sinh. Vấn đề đặt ra trong bài và học sinh có kỹ năng giải quyết những vấn đề đó. Phân môn tập đọc cũng không ngoài mục đích đó, cũng nhằm hướng tới việc hình thành ở học sinh khả năng đọc hiểu nội dung văn bản. Mỗi giờ tập đọc thông thường có ba phần chính : Phần luyện đọc, phần tìm hiểu bài và luyện đọc diễn cảm. Dù dạy thế nào đi chăng nữa thì trong mỗi giờ tập đọc cũng không thể thiếu được một trong ba phần này. Đặc biệt là phần luyện đọc hết sức quan trọng ở bậc tiểu học. Với lý do và mục đích nêu trên đề tài nghiên cứu nhằm rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 4 trong giờ tập đọc để đưa ra những giải pháp nhằm giúp học sinh hiểu và đọc tốt hơn. Nói đến : (Rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh) tức là nói đến phần tìm hiểu bài là đề cập một số vấn đề cần nghiên cứu như : Phương pháp dạy tập đọc ở tiểu học, vở bài tập và cách sử dụng vở bài tập, nội dung bài học, tranh ảnh minh hoạ. 5. Phạm vi nghiên cứu: Do thời gian và năng lực hạn chế nên đề tài chỉ tìm hiểu về cơ sở khoa học của việc thực hiện phân môn Tập đọc ở tiểu học. Tìm hiểu các phương pháp dạy học đã vận dụng trong thực tế ở giờ tập đọc lớp 4 theo chương trình 175 tuần . Từ đó đưa ra những nhận xét đánh giá để nâng cao giờ tập lớp 4. 6. Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được mục đích nói trên cá nhân tôi đã sử dụng các phương pháp sau : + Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. + Phương pháp quan sát tổng kết các kinh nghiệm dạy học ..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> + Phương pháp học thực nghiệm . + Phương pháp đàm thoại . + Phương pháp gợi mở . 7. Giả thuyết khoa học - Sau khi thực hiện đề tài tỉ lệ học sinh tăng lên từ 10% trở lên thì kết quả đề tài mang tính khả thi và có kết quả tốt. - Sau khi thực hiện đề tài tỉ lệ học sinh tăng lên dưới 5% thì kết quả đề tài không khả thi và kết quả thấp. 8. Cấu trúc của đề tài A. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 4. Đối tượng nghiên cứu 5. Phạm vi nghiên cứu 6. Phương pháp thực hiện 7. Giả thuyết khoa học 8. Cấu trúc của đề tài B. Phần nội dung Chương 1: Cơ sở lý luận I. Mục đích của nội dung tìm hiểu II. Mục đích tác dụng của việc rèn kĩ năng đọc hiểu trong bài tập đọc III. Cơ sở của việc dạy bài tập đọc IV. Phân môn tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4 Chương 2: Cơ sở thực tiễn I. Quan điểm của giáo viên về giờ tập đọc II. Cách tiến hành một tiết tập đọc III. Những phương pháp giáo viên rèn đọc hiểu V. Thực trạng dạy nhằm tìm hiểu bài tập đọc VI. Những kết luận Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả của thao tác tìm hiểu bài tập đọc lớp 4 1. Xây dựng phiếu bài tập và sử dụng phiếu bài tập cho mỗi bài tập đọc.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 2. Chuẩn bị đồ dùng trực quan cho mỗi bài học 3. Giúp học sinh phát hiên các thủ pháp có trong bài 4. Hướng dẫn học sinh liên tưởng và tưởng tượng 5. Đặt tên cho nhân vật tác phẩm 6. Đọc diễn cảm 7. Sửa chữa các lỗi phát âm chặt 8. Biên soạn phiếu đánh giá kết quả học tập Chương 4: Vận dụng các biện pháp thao tác dạy đọc hiểu trong giờ tập đọc: C. Phần kết luận B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN I. MỤC ĐÍCH CỦA NỘI DUNG TÌM HIỂU Như ta đã biết, Tiếng Việt ở bậc Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh, cụ thể là hình thành ở các em ở bốn kĩ năng: Nghe, nói, đọc , viết. Nếu hiểu một cách cặn kẽ thì đọc với tư cách là một phân môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học là một dạng hoạt động lời nói là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu (ứng với hình thức đọc thành tiếng) là quá trình chuyển trực tiếp từ dạng chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm). Vậy cả hai hình thức đọc thành tiếng không thể tách rời nhau với cách hiểu những gì được đọc . Hơn nữa nội dung văn học phản ánh những kinh nghiệm những thành tựu khoa học, tư tưởng tình cảm của thế hệ trước và những người đương thời được ghi lại bằng chữ viết. Chính vì vậy giờ tập đọc giúp cho học sinh biết đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức (còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm để các em thông hiểu được những gì đã đọc, thấy được cái hay cái đẹp trong nội dung tác phẩm. Qua đó các em mới biết tìm hiểu bài, nhận xét, đánh giá và nhận thức được mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội. Từ đó các em chiếm lĩnh được những tri thức văn hoá dân tộc, tiếp thu được văn minh của loài người được lưu trong sách vở. - Mục đích của phân môn tập đọc là phải dạy đọc hiểu , giúp các em cảm thụ tốt bài văn, và hiểu được ngôn ngữ văn học. Đọc hiểu có tác dụng giáo dục tình cảm.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> đạo đức cao đẹp cho người học sinh, đồng thời phát huy sáng tạo và khả năng tư duy, như quá trình phân tích tổng hợp cho các em vì vậy việc rèn kỹ năng đọc đúng, đọc hiểu, đọc diễn cảm là những quá trình có liên quan phải gắn bó mật thiết với nhau phải bổ sung hỗ trợ cho nhau. Do vậy trong giờ tập đọc việc đọc hiểu có ý nghĩa rất lớn ở tiểu học . nó trở thành trong những mục tiêu quan trọng khi dạy môn tập đọc ở trường Tiểu học . II. MỤC ĐÍCH TÁC DỤNG CỦA VIỆC RÈN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU TRONG BÀI TẬP ĐỌC : 1. Quan niệm về đọc : Theo quan niệm đọc là một quá trình biến hình thức chữ viết của văn bản thành hình thức âm thanh ở gốc độ này đọc được hiểu là việc giải mã văn tự ghi âm nếu viết được coi là ký mã thì đọc được coi là giải mã . Gần đây quan niện đọc có sự đổi khác, đọc là quá trình tiếp thu văn bản . Người đọc phải thông hiểu nội dung , tư tưởng các kiến thức trong văn bản đã đọc . 2. Khái niệm đọc hiểu : - Hiệu quả của việc đọc hiểu được đo bằng khả năng thông hiểu nội dung văn bản đọc. Do đó dạy đọc hiểu là dạng đọc có ý thức, kết quả của việc đọc hiểu phải giúp cho hiểu được ý nghĩa của từ , cụm từ ,câu , đoạn ,bài tức là toàn bộ những gì đã đọc , Giáo viên cần có những biện pháp giúp học sinh hiểu bài đọc bắt đầu hiểu nghĩa từ . - Khi đọc giáo viên hướng dẫn học sinh cách sàn lọc những từ hay ý nghĩa cơ bản , đó là từ giúp học sinh hiểu được nội dung bài. Cần có những biện pháp giúp học sinh phát hiện những từ giàu màu sắc biểu cảm như :từ láy, từ đa nghĩa, từ mang nghĩa bóng, tùy có sự chuyển nghĩa văn chương. Tiếp đó cần hướng dẫn học sinh phát hiện những ý nghĩa quan trọng của bài, những câu nêu ý chung của bài, cần tìm được mối quan hệ trong các văn bản để thấy ý nghĩa hàm đủ của nó chứ không phải chỉ có ý nghĩa biểu hiện . 3. Mối quan hệ đọc hiểu : - Tài liệu về phương pháp dạy học ở bậc Tiểu học chia yêu cầu của bài tập đọc thành ba phần: a- Luyện đọc . b- Tìm hiểu..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> c- Đọc diễn cảm. - Cách trình bày như vậy để gây ra sự ngộ nhận. Việc thông hiểu những gì được đọc nằm ngoài quá trình đọc khi yêu cầu về luyện đọc các tài liệu thường nêu đọc đúng, đọc diễn cảm. Viết như vậy là thu hẹp ý nghĩa của đọc. Có nhiều định nghiã về đọc và mỗi định nghĩa thường nhấn mạnh những khía cạnh khác nhau về đọc. Theo quan niệm MR.L vop cho rằng với tư cách phân môn của tiếng mẹ đẻ của trường tiểu học (đọc) là dạng hoạt động lời nói là quá trình chuyển từ dạng thức chữ viết sang lời nói âm thamh và thông hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành tiếng) là quá trình chuyển trực tiếp dạng thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm). Đây là một định nghĩa cho ta một cái nhìn đầy đủ về đọc. Nó cho thấy đọc không chỉ là một công việc giải một bộ mã gồm hai phần chữ viết và phát âm. Không chỉ là sự đánh vần lên thành tiếng theo đứng chữ viết mà còn là một quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu được những gì được đọc. Do đó trong giờ tập đọc kỹ năng không thể tách rời mà chỉ có thể đồng thời cùng phát triển với kỹ năng hiểu. Phải hiểu thì mới khả năng đọc đúng, đọc hay. Đúng và đọc hay lại nâng hiểu một bước cao hơn là cảm nhận cái hay cái đẹp của văn chương . Nhưng trước khi đọc thì bắt buộc người học sinh phải sử dụng bộ mã chữ âm định nghĩa của MRL vóp nhấn mạnh rằng cả hai hình thức đọc thành tiếng và đọc hiểu (đọc thầm) không thể tách rời việc hiểu những gì đã được đọc . Đọc hiểu có sự tác động qua lại lẫn nhau. Đầu tiên phải nắm được một phần của văn bản làm giữ liệu cho việc tìm hiểu bài đọc, từ những hình ảnh , từ người thầy làm cho học sinh hiểu nội dung văn bản. Hiểu sâu nội dung văn bản tức người đọc đã nhập tâm vào tác phẩm , suy tư vào cuộc sống và vật chất lúc dó tư duy của trẻ rằng đã hoạt động, để phân tích cách đọc hợp với tính cách con người trong tác phẩm. Từ cách hiểu của mình thể hiện ra ngoài qua việc đọc thành tiếng cố gắng sao cho việc đọc thành tiếng giọng đọc đúng phải phù hợp với nội dung tác phẩm. Tóm lại kỹ năng đọc học sinh phải có khả năng tìm hiểu bài đọc ở mức độ nhất định. Khi có khả năng đọc tốt học sinh sẽ hiểu đúng đắn cảm thụ sâu sắc. Phương pháp dạy tập đọc đòi hỏi thể hiện những gắn bó chặt chẽ quá trình đọc và quá trình hiểu. Hiểu nội dung cơ bản của bài đọc qua hệ thống từ ngữ, câu. Bố cục và thể loại văn bản để đọc đúng, đọc hay từ đó giúp học sinh cảm thụ dược cái hay, cái đẹp, tư tưởng tình cảm thể hiện ra cách đọc, giọng diễn cảm..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 4. Mục đích của dạy đọc hiểu Mục đích của dạy đọc hiểu là hình thành ở học sinh kỹ năng kỹ xảo đọc hiểu. Kỹ năng kỹ xảo trong tâm lí học bao gồm cả kỹ năng. Kỹ xảo vận động và kỹ năng, kỹ xảo trí tuệ và kỹ năng, kỹ xảo đọc hiểu cũng dựa trên cơ sở đó. Hình thành kỹ xảo đọc hiểu là giúp học sinh kỹ năng, kỹ xảo đọc hiểu văn bản đọc một cách chính xác và nhanh để đạt được đều này trước hết phải giúp học sinh nắm được hệ thống ngữ âm (đọc đúng). Từ đó hướng dẫn học sinh phân tích, tổng hợp khái quát hóa... Để tìm ra nội dung văn bản hay hiểu được văn bản . Dạy đọc hiểu là một bộ phận trong phương pháp dạy đọc Tiếng Việt mà dạy học tiếng việt là một bộ phận khoa học GD nên dạy đọc hiểu phụ thuộc vào những quy luật giáo dục học. Dạy đọc nội dung bài đọc nhằm phát triển trí tuệ hình thành thế giới quan khoa học phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh , giáo dục tư tưởng đạo đức phát triển óc thẩm mỹ giáo dục tổng hợp và giáo dục lao động. Như vậy mục đích dạy học là sự hiện thực hoá mục tiêu giáo dục do giáo dục đọc đề ra. 5. Hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài tập đọc : Để đạt được mục đích của tiết dạy người giáo viên có nhiều phương pháp đưa ra câu hỏi là một những cách học sinh hiểu bài hoặc đánh giá khả năng cảm nhận của học sinh .Thực ra các câu hỏi là những yêu cầu nhỏ đối với học sinh ,để từ những yêu cầu đó học sinh tổng hợp , đạt yêu cầu chung lớn nhất là đọc hiểu bài tập đọc . Các câu hỏi được đưa ra dưới những dạng khác nhau, để giúp học sinh khai thác các mặt kiến thức : kiến thức văn học, kiến thức Tiếng Việt , kiến thức đời sống, câu hỏi để tìm hiểu bài như một cái sườn để giáo viên ,học sinh dựa vào đó tiến hành giờ tập đọc đạt hiệu quả như yêu cầu đề ra. Câu hỏi được sử dụng trong khi giảng bài hay trước khi học sinh đọc ... là do sự sắp xếp của giáo viên mà vẫn đảm bảo một giờ dạy tốt . 6. Mục đích tác dụng của hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài tập đọc với rèn kỹ năng đọc hiểu : Hệ thống trong câu hỏi tìm hiểu bài trong sách giáo khoa đã xây dựng với mục đích chủ yếu là để hướng dẫn học sinh khai thác đầy đủ kiến thức Tiếng Việt trong bài tập đọc . Đồng thời giúp học sinh nâng cao khả năng tư duy lô gíc , khả năng liên hệ giáo dục tình cảm,thẩm mỹ học sinh tiểu học . Đây là hê thống câu hỏi xác lập hợp lý.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> cả ba chức năng: Nhận thức , giáo dục , thẩm mỹ. Hệ thống câu hỏi này có tác dụng giúp học sinh dẫn dắt học sinh hiểu bài để học sinh đọc tốt đó là tác dụng khi câu hỏi đưa ra trước khi học sinh đọc . Nếu các câu hỏi này được đưa ra sau khi học sinh đọc bài thì nó có tác dụng kiểm tra , điều chỉnh cách hiểu cho học sinh cho đúng, nâng cao năng lực cảm thụ văn bản vừa đọc ,học sinh trả lời tốt câu hỏi là đảm bảo được yêu cầu đọc hiểu làm cơ sở cho học môn tập làm văn dựa trên mục đích yêu cầu của bài đọc sách giáo khoa đã xây dựng hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài hệ thống câu hỏi giúp học sinh khai thác các mảng kiến thức một cách lô gíc theo một trật tự hợp lý với tư cách là phân môn Tiếng Việt nên giờ tập đọc chủ yếu là dạy tiếng ( dạy kỹ năng đọc hiểu ) . Mặt khác yêu cầu giờ tập đọc là dạy cả văn , dạy cả năng lực cảm thụ văn chương . Do đó nội dung câu hỏi bao gồm cả kiến thức Tiếng Việt nhưng dù ở bất kỳ dạng nào mục đích chung nhất của hệ thống câu hỏi được đề ra nhằm dạy tích hợp kiến thức ( để hiểu văn bản ) và để ứng dụng bài tập làm văn . III. CƠ SỞ CỦA VIỆC DẠY BÀI TẬP ĐỌC : 1. Cơ sở tâm lý : Như đã nói ở trên Tập đọc là một hoạt động trí tụê phức tạp mà cơ sở là việc tiếp nhận thông tin bằng chữ viết dựa vào hoạt động của cơ quan thị giác. Quá trình này bao gồm các đặc điểm sau : a/ Đọc được xem là một hoạt động có hai mặt quan hệ mặt thiết với nhau, sử dụng bộ mã gồm hai phương diện : Đó là quá trình vận động của mắt, sử dụng bộ mã chữ âm phát ra một cách trung thành những dòng văn tự ghi lại lời nói âm thanh. Từ đó sự vận động của hệ tư tưởng , tình cảm sử dụng bộ mã chữ nghĩa tức là mối quan hệ của các con chữ và các ý tưởng khái niêm bên trong để nhớ và hiểu cho được nội dung những gì đã được đọc . Đọc bao gồm những yếu tố như tiếp nhận bằng mắt, hoạt động của cơ quan phát âm , cơ quan thính giác và thông hiểu những gì đã đọc được . Như vậy được xem là một hoạt động lời nói trong đó các thành tố . - Tiếp nhận dạng thức của từ. - Chuyển dạng thức chữ viết thành âm thanh. - Thông hiểu những gì được đọc ( từ , cụm từ , câu ,đoạn, bài ) Về kỹ năng đọc là một kỹ năng phức tạp đòi hỏi luyện tập một quá trình lâu dài các nhà nghiên cứu đã chia việc hình thành kỹ năng thành ba giai đoạn : - Phân tích ..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Tổng hợp . - Tự động hoá. - Giai đoạn học vần là giai đoạn phân tích của dạng chữ cái và đọc từng tíếng theo cách phát âm . Giai đoạn tổng hợp thì đọc cả từ trọn vẹn, trong đó sự tiếp nhận bằng thị giác và phát âm hầu như là trùng với nhận thức và ý nghĩa tiếp theo sự thông hiểu của ý nghĩa từ trong cụm từ hoặc đi trước sự phát âm tức là đọc được thực hiện trong sự đoán trước ý nghĩa . Bước sang lớp hai và lớp ba bắt đầu học tổng hợp. Trong những năm cuối cấp người ta ít quan tâm đến quá trình đọc và chú ý đến nhiều chiếm lĩnh văn bản . Gần đây người ta chú trọng đến mối quan hệ quy định lẫn nhau của vịệc hình thành kỹ năng đọc và hình thành kỹ năng làm việc với văn bản . Nghĩa là đòi hỏi giờ tập đọc sao cho việc phân tích nội dung bài đọc , đồng thời hướng dẫn hoàn thiện kỹ năng đọc hướng tới đọc có ý thức bài đọc . Như vậy việc đọc như thế nhằm vào sự nhận thức, chỉ có thể xem là đứa trẻ biết đọc khi nó đọc và hiểu bài mình đọc . Đọc hiểu ý nghĩa của chữ viết đó hiểu những gì tạo ra động cơ hứng thú cho việc đọc . c/ Quá trình hiểu văn bản gồm các bước sau . - Hiểu ý nghĩa từ, cụm từ . - Hiểu các câu . - Hiểu các khối đoạn . Tức là tập hợp các câu dùng để phát biểu một ý trọn vẹn mà phức tạp . - Hiểu cả bài . - Học sinh Tiểu học không phải bao giờ hiểu được những gì mình học. Vì thế hình thành năng lực đọc hiểu cho học sinh đề ra các biện pháp cụ thể trong phần tìm hiểu bài của tiết Tập đọc . 2. Cơ sở ngôn ngữ và văn học. Phương pháp dạy bài tập đọc phải dưạ trên ngôn ngữ học nó liên quan mật thiết với vấn đề ngôn ngữ học như vấn đề chính âm, chính tả, chữ viết , ngữ điệu, vấn đề, của câu, đoạn, bài ( thuộc từ vựng học ngữ nghĩa học) . Vấn đề của dấu câu, các kiểu câu (thuộc ngữ pháp học) phương pháp dạy Tập đọc phải dựa trên nghiên cứu của ngôn ngữ học. Việc ngôn ngữ học những vấn đề nói trên để xây dựng , xác định nội dung và phương pháp dạy học. Bốn phẩm chất không.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> thể rời những cơ sở ngôn ngữ học không coi trọng đúng mức những cơ sở này việc dạy đọc mang tính tuỳ tiện và không đảm bảo việc dạy học . IV. PHÂN MÔN TẬP ĐỌC TRONG SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT LỚP 4: 1. Vài nét về phân môn tập đọc . a/ Về chuơng trình : Từ năm học 2001-2002 đến nay chương trình 175 tuần dành cho năm khối lớp ở tiểu học có 378 tiết tập đọc ( trong đó cả HTL ) - Ở lớp 1 tập đọc được học 11 tuần ,mỗi tuẩn 3 tiết. - Ở lớp 2.3 tập đọc được học trong 35 tuần, mỗi tuần 3 tiết . - Ở lớp 4,5 Tập đọc được học trong 35 tuần, mỗi tuần 2 tiết . Tổng số tiết của 5 khối lớp 383 tiết. b/ Về sách giáo khoa : Ở lớp 1 học kỳ hai có các bài tập đọc gồm (văn bản đoạn thơ) các bài tập đọc thường làm : Tìm những âm, vần cho trước trong văn bản và các câu hỏi gợi ý cho học sinh hiểu nội dung bài tập đọc . Bài tập đọc được xếp theo thứ tự tuần , mỗi tuần có 5,6 bài ( mỗi bài tập đọc thuộc lòng , 1 hoặc 2 bài đọc thêm còn lại là bài tập đọc). Ở lớp 2,3 các bài tập đọc gồm : Văn bản, phần chú giải, giải thích những từ khó trong bài. Phần câu hỏi tìm hiểu nội dung bài và phần bài tập ở vở bài tập Tiếng Việt. những câu hỏi nhằm kiểm tra khả năng đọc hiểu .Và những hiểu biết xung quanh bài thơ. Ở lớp 4, 5 các bài tập đọc gồm các phần như : ( văn bản, bài thơ ) chú giải, hướng dẫn đọc câu hỏi cuối bài và bài tập ở vở bài tập Tiếng Việt. Những câu hỏi và vở bài tập giúp học sinh tìm hiểu bài và nghệ thuât của bài đọc để các em đọc bài được tốt hơn. Ở lớp 4 và ở mỗi tuần 2 tiết và cũng là hai bài tập đọc trong đó thường có một bài Tập đọc – HTL . 2. Phân môn tập đọc ở Tiếng Việt lớp 4 : a/ Cấu trúc chung : Phân môn tập đọc lớp 4 được phân bố cả trong 35 tuần , mỗi tuần 2 tiết. b/ Nội dung:.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Các bài Tập đọc ở lớp 4 được xoay quanh 10 chủ đề “Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ, Có chí thì nên ,Tiếng sáo diều, Người ta là hoa đất,Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm, Khám phá thế giới, Tình yêu cuộc sống” với mỗi chủ đề được đào sâu qua các tác phẩm, văn bản điển hình, điều này giúp học sinh nắm chắc hiểu sâu và mở rộng kiến thúc văn học. Có hai tập sách cho từng học kỳ. Trình tự trình bày ở mỗi bài tập đọc không kể văn xuôi hay thơ điều theo một kết cấu chung: Tên bài, nội dung bài, tên tác giả là phần tìm hiểu bài bao gồm: Chú giải các từ khó, câu hỏi và bài tập giúp học sinh hiểu giá trị nội dung của bài văn thơ. 3. Vấn đề phương pháp giảng dạy phần đọc –hiểu trong tiết Tập đọc lớp 4: Qua quá trình tìm hiểu thực tế nhìn chung mỗi tiết tập đọc gồm có ba phần lớn: Luyện đọc, tìm hiểu bài và đọc diễn cảm. Ba phần này có thể tiến hành một lúc, đan xen vào từng bài tuỳ theo mỗi giáo viên. Tuy nhiên dù dạy theo cách nào thì ba phần này vẫn luôn có mối quan hệ hỗ trợ, gắn khít. Phần tìm hiểu bài giúp học sinh hiểu nội dung nghệ thuật của bài, thể hiện hiểu biêt của mình xung quanh bài đọc. Như vậy phần tìm hiểu bài có vai trò quan trọng. Vì đã góp phần làm giàu vốn kiến thức ngôn ngữ vào đời sống và kiến thức văn học cho học sinh, từ đó góp phần hình thành ở các em tính cách cao đẹp . Trong quá trình tìm hiểu bài bước đầu phải biết phân bài ra thành các đoạn dể thuận tiện cho việc tìm hiểu bài, nội dung và nghệ thuật của từng đoạn, như tìm giọng đọc của đoạn đó, từ đó mới hiểu được nội dung toàn bài tốt nhất. Muốn chia đoạn các em phải tìm được những từ, hay câu chủ đề của đoạn. Những kỹ năng này không dễ hình thành ở học sinh tiểu học, đòi hỏi người giáo viên phải trực tiếp hình thành cho học sinh, giáo viên tổ chức, điều khiển hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài của từng đoạn bằng các phương pháp như: Vấn đáp, trực quan... và có thể sử dụng một loạt biện pháp kỹ thuật khác trong giờ dạy như : Kỹ thuật phát hiện ,các thủ pháp nghệ thuật …..Còn đối với học sinh ở mỗi đoạn học sinh cần làm các công việc như : Trả lời câu hỏi hay làm bài tập cho trước để tìm hiểu đoạn tiếp theo cho học sinh phải tìm được các từ khó cần giải nghĩa, học sinh phải khái quát được ý nghĩa của đoạn và từ đó tìm hiểu về vấn đề khác liên quan đến nội dung đoạn..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Quá trình hướng dẫn nội dung khai thác bài , giáo viên cần sử dụng thật linh hoạt các phương pháp phải sáng tạo luôn thay đổi các dạng câu hỏi để gợi mở, dẫn dắt học sinh, tìm hiểu bài cũng như để khai thác nội dung tranh ảnh để minh hoạ. Để phần tìm hiểu bài đạt kết quả cao, nhằm rèn kỹ năng đọc tốt cần phải quan tâm tốt cách tổ chức có hệ thống và lôgíc các nội dung bài sau cho giờ học không bị ngắt quãng, gián đoạn, giáo viên lấy học sinh làm trung tâm, vai trò của giáo viên trong mỗi tiết dạy chỉ là người tổ chức dẫn dắt giúp học sinh tự tìm ra kiến thức mới. Ngoài ra để phần tìm hiểu bài tiến hành được tốt cần phải có các yếu tố khác như cơ sở vật chất, tranh ảnh cho bài học phong phú, đẹp và cuối cùng là trình độ giáo viên. Nếu phối hợp được các yếu tố trên sẽ giúp học sinh hiểu bài và hiểu sâu, hiểu bài mang một cách có hệ thống tăng hiệu quả đọc đúng đọc hay làm cho giờ học sôi nổi. Từ đó tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp cho học sinh yêu thích môn Tiếng Việt, thêm hiểu biết và yêu những cái đẹp của cuộc sống qua từng bài học . CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này ,tôi đã tiến hành điều tra giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Minh Diệu A . Trường Tiểu Học Minh Diệu A được thành lập năm 1994 thuộc xã Minh Diệu huyện Hoà Bình, tỉnh Bạc Liêu. Trường có tất cả 20 lớp có 394 học sinh, trường đạt loại khá trong hai năm với 30 giáo viên được đào tạo như sau : Đại học : Cao đẳng tiểu học :. 1 giáo viên. 11 giáo viên .. Trung học sư phạm12+2 : 07 giáo viên. Trung học sư phạm 9+3 : 9 giáo viên . Về chất lượng học sinh năm qua 2013 – 2014 đạt 60 học sinh giỏi, chiếm15% ; 134 học sinh khá : đạt 33,5% ; 197 học sinh trung bình : 49,25% ; 09 học sinh yếu: 2,25% . Trên đây là mặt thuận lợi mà nhà trường hiện có song trường vẫn còn một số khó khăn và hạn chế : Trường nằm trên địa bàn vùng sâu cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu cho học tập .Trình dộ dân trí thấp đa số dân sống bằng nghề nông nghiệp chiếm 95% ,cuộc sống còn khó khăn quanh năm phải làm mướn nên việc quan tâm đến việc học tâp ở cho học sinh còn hạn chế .Thậm chí có gia đình chỉ nhờ giáo viên giảng dạy. Bên cạnh đó vì hoàn cảnh gia đình còn khó khăn nên cha mẹ cho các em.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> nghỉ học để giúp gia đình. Từ những lí do đã nêu trên dẫn đến chất lượng học tập của các em không cao, nên ảnh hưởng đến việc giáo dục của nhà trường . Quá trình tìm hiểu điều tra thực tiễn về hiện trạng giảng dạy giờ tập đọc nói chung ở tiểu học và lớp 4 nói riêng ,bằng các hình thức và phương pháp khác nhau :Dự giờ trắc nghiệm phỏng vấn, quan sát ….Tôi thu được một số vấn đề đáng lưu ý như sau : I. QUAN ĐIỂM CỦA GIÁO VIÊN VỀ GIỜ TẬP ĐỌC Nhìn chung giáo viên Tiểu học đều coi trọng giờ tập đọc . Nhưng qua thực tế cho thấy cả hai đối tượng giáo viên, học sinh , kỹ năng đọc hiểu của thầy và trò ở Tiểu học nói chung còn hạn chế. Giáo viên do trình độ không đều ,khả năng tiếp thu vận dụng không cao. Số giáo viên ở các lớp đầu cấp cho rằng trong tiết Tập đọc phần tìm hiểu nội dung là rất quan trọng. Do đó giáo viên trong tiêt dạy cho học sinh gần 2/3 lớp được đọc học sinh đọc không đạt yêu cầu .Nhưng về phần luyện đọc còn xem nhẹ nên chưa được coi trọng đây thật sự là mối lo ngại và giáo viên chưa thấy hết tầm quan trọng của giờ Tập đọc đối với các môn học khác. Riêng các giáo viên ở các lớp cuối cấp cho rằng phân luyện đọc phần tìm hiểu bài có tầm quan trọng ngang nhau. Thông thường giáo viên chia đoạn cho học sinh. Trong quá trình tìm hiểu bài giáo viên lệ thuộc quá nhiều vào sách hướng dẫn thường sử dụng câu hỏi ở sách giáo khoa, vở bài tập Tiếng Việt (96 %) chỉ có 4% giáo viên đạt câu hỏi bên ngoài và khi gặp những từ khó cần giải nghĩa, 20% giáo viên tự cho học sinh tự tìm hiểu, 80% giáo viên cho học sinh giải thích từ có thể, còn lại do giáo viên giải thích vấn đề tìm hiểu bài nghệ thuật ít để ý tới (chỉ có 10% hỏi trả lời là có cho tìm hiểu nghệ thuật của bài). II. CÁCH TIẾN HÀNH MỘT TIẾT TẬP ĐỌC : Qua tìm hiểu thực tiễn giáo viên dạy lớp 4 và các lớp khác trả lời giống nhau về câu hỏi cách tiến hành hai phần chính của bài tập đọc: phần luyện đọc, tìm hiểu và đọc diễn cảm sau. III. NHỮNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO VIÊN RÈN ĐỌC HIỂU : Như ta đã biết hiện nay tiểu học đã sử dụng nhiều phương pháp Tập đọc mới tiến bộ như: Phương pháp vấn đáp, gợi mở, phương pháp trực quan, phương pháp nêu vấn đề,phương pháp luyện tập ,thảo luận nhóm... mặc dù các phương pháp dạy học đã được cải tiến, nhưng nhìn chung giáo viên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu dạy học..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Ví dụ : Giáo viên nặng về phần tìm hiểu không chú trọng phần tìm luyện đọc, hoặc quá coi trọng phần tìm hiểu mà coi nhẹ mục đích yêu cầu giờ tập đọc, đọc để hiểu mà hiểu tốt thì sẽ đọc tốt. Học sinh còn nặng về học vẹt, còn bị giáo viên áp đặt hiểu biết phạm vi bài chưa phát triển tư duy, chưa dẫn dắt để học sinh phát hiện cái hay của tác phẩm. Nặng về giờ nội khoá mà chưa coi trọng giờ ngoại khoá và khuyến khích học sinh đọc thêm các tác phẩm ở nhà chưa sử dụng kết hợp nhiều cách đọc để làm giờ học trở nên sinh động gây hứng thú tập đọc . Sách giáo khoa đưa ra cái hợp lý , nhưng giáo viên sử dụng toàn bộ những câu hỏi đó vào phần tìm hiểu bài nhưng chưa có phần điều chỉnh cho phù hợp để bổ sung kịp thời. Sử dụng quá máy móc bài soạn ,sách hướng dẫn của giáo viên . V. THỰC TRẠNG DẠY NHẰM TÌM HIỂU BÀI Ở LỚP 4: Qua tìm hiểu bài và dự giờ lớp 4 nhìn chung giờ tập đọc được dạy theo trình tự sau: 1. Kiểm tra bài cũ : Học sinh đọc giáo viên kiểm tra ,học sinh hiểu và cảm thụ bài trước bằng cách nêu một vài câu hỏi có tính chất kết hợp về nội dung hoặc hình thức của bài học. 2. Bài mới : A. Giới thiệu bài : (kết hợp tranh nếu có ) giáo viên nêu một vài nét về tác giả,về xuất xứ hoàn cảnh sáng tác về giá trị văn học của bài học . B. Hướng dẫn bài mới: * Hoạt động 1: Hương dẫn luyện đọc : - Giáo viên đọc mẫu lần một hoăc cho học sinh tiếp nối nhau đọc. - Gv kết hợp chữa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó trong bài - Vài học sinh đọc lại toàn bài - Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài * Hoạt động 2 :Tìm hiểu bài: - Giáo viên chia đoạn cho học sinh. - HS lần lượt đọc thầm từng đoạn sau đó GV nêu câu hỏi. - HS trả lời câu hỏi , HS khác nhận xét . - GV nhận xét, kết luận ..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - HS rút ra nội dung của bài học, HS khác nhận xét. - GV kết luận nội dung bài. * Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm: - GV gọi HS đọc lại toàn bài. - GV hướng dẫn HS tìm giọng đọc và cách đọc hay. - GV treo bảng phụ có đoạn văn chọn hướng dẫn đọc diễn cảm. + GV đọc mẫu, HS lắng nghe. + HS tìm cách đọc và luyện đọc. + Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. + GV nhận xét . + Cho vài HS đọc diễn cảm toàn bài. + GV nhận xét. 3. Củng cố : - Một học sinh đọc lại cả bài , - Đặt một số câu hỏi để kiểm tra nhận thức đọc của học sinh . - Giáo viên tóm tắt và liên hệ thực tế . 4. Dặn dò và nhận xét tiết học : - Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau , - Nhận xét đánh giá tiết học VI. NHỮNG KẾT LUẬN : Sau khi tiến hành, tìm hiểu và điều tra thực tiễn, tôi rút ra một số kết luận sau : - Giờ tập đọc có vai trò, vị trí rất quan trọng ở tiểu học . - Giáo viên nhận thức được ý nghĩa của việc dạy đọc và nhiệm vụ chính của việc dạy đọc. Trong giờ Tập đọc giáo viên sử dụng phối hợp nhiều phương pháp dạy học mới luôn coi trọng là trung tâm giáo viên là người tổ chức và dẫn dắt vấn đề học sinh là người chủ đông , sáng tạo,tìm ra kiến thức mới một cách linh hoạt. Trong giờ học các thao tác tìm hiểu chưa được quan tâm chú ý đúng mức .Nhận thức của giáo viên về thao tác này chưa được chính xác . Vì thế thời gian dành cho phần này cũng như các bước tìm hiểu bài giáo viên thực hiện chưa tốt . Bài tập của phân môn tập đọc và vở bài tập Tiếng Việt chưa hợp lý với nội dung cần tìm hiểu bài tập đọc.Vì thế vẫn đến tình trạng giáo viên lúng túng trong việc.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> phối hợp tìm hiểu bài và giải bài tập. Tranh ảnh minh hoạt cho bài tập còn quá ít, khiến cho giáo viên không thể khai thác hết nội dung. Phần lớn giáo viên ít hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài nghệ thuật của bài tập đọc . CHƯƠNG III :MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA THAO TÁC TÌM HIỂU BÀI TẬP ĐỌC LỚP 4 - Từ việc nghiên cứu cơ sở thực tiễn cơ sở lý luận của việc dạy học tôi đã nhận thấy thực tế dạy học chưa đáp ứng yêu cầu của dạy đọc của tiểu học.Vì thế khắc phục những hạn chế, phát hiện những ưu điểm hiện có ở thực tế . - Tôi xin đưa ra một số biện pháp với mong muốn là có thể nâng cao hiệu quả tìm hiểu bài và hiệu quả rèn đọc hiểu của giờ Tập đọc lớp 4 nói riêng và tiểu học nói chung . 1. Xây dựng phiếu bài tập và sử dụng phiếu bài tập cho mỗi bài tập đọc: - Ở Tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng mỗi tiết Tập đọc điều có trong vở bài tập Tiếng Việt, tuy nhiên hệ thống bài tập chưa phải là hệ thống văn bản mẫu mực. Có nhiều bài có thể dạy đọc nhớ khó dạy đọc hiểu do nội dung rời rạc, không có chiều sâu cho nên cần xây dựng lại những bài tập cho từng bài để khai thác hết nội dung của bài. - Phiếu bài tập luôn phù hợp với trình độ học sinh.Với những học sinh có trình độ phát triển nhanh, phiếu bài tập chính là phương tiện giúp học sinh bộc lộ hoạt động trí tuệ và nâng lực của mình trong việc đọc hiểu .Với những học sinh phát triển chậm, phiếu học tập là tài liệu hướng dẫn học sinh tiếp nhận sự hướng dẫn của giáo viên. Để từ đó có cơ sở hoàn thành nhiêm vụ tiết học đối học sinh phát triển bình thường, phiếu học tập phải gơi ý cho trước khi các em đến lớp và hoàn thành bài nâng cao sau khi học trên lớp . - Đối với giáo viên phiếu bài tập là một tài liệu tham khảo tốt giúp người dạy tìm hiểu quá trình tham gia việc làm của học sinh. Trong giờ học để chỉ dẫn phù hợp. Phiếu bài tập cần được giao trước cho học sinh khi vào bài mới . - Biên soạn phiếu bài tập này không ai khác chính là giáo viên. Thiết kế phiếu bài tập cho từng tiết dạy trong quá trình chuẩn bị giờ lên lớp cho đối tượng học sinh xác định cụ thể..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Cần nắm rõ quá trình hiểu văn bản gồm hai cấp độ cơ bản ở mỗi cấp độ thường thiết kế các câu hỏi cho phù hợp ,đúng đắn cần đưa vào tính chất cơ bản để xây dựng hệ thống câu hỏi như : + Tính hướng đích. + Tính đơn giản dễ hiểu. + Tính tự nhiên. + Tính vừa sức . a/ Rà soát lại hệ thống câu hỏi bài tập của sách giáo khoa .Với những câu hỏi bài tập mà nội dung hợp lý sử dụng được thì công việc chỉ còn là chuyển những câu hỏi bài tập thành bài tập không yêu cầu học sinh dùng lời nói mà được bằng hành động vật chất như : viết, vẽ, tô ……. Dưới những hình thức bài tập trắc nghiệm ,các bài tập có thể xây dựng phiếu . Nối ô thích hợp với nhau •. Gạch dưới từ theo yêu cầu câu hỏi .. •. Điền từ vào ô trống.. •. Đánh dấu vào trước câu mà em cho là đúng .. •. Viết câu trả lời . - Những nội dung nêu trên được xây dựng thành các bài tập phù hợp với đặc. điểm học sinh từng lớp . - Trong quá trình tìm hiểu bài giáo viên xen kẽ nội dung tìm hiểu bài và cho học sinh sửa bài tập trong phiếu được sửa sẵn. - Bài tập yêu cầu giải nghĩa những từ quan trọng, từ “chìa khóa” của bài. Đây là dạng bài tập rất hiếm của sách giáo khoa hiện hành. Nhiều lúc sách chọn không đúng từ để giải nghĩa vì đó không phải từ quan trọng nhất của bài. Còn hình thức phổ biên nhất là sách giáo khoa giải nghĩa sẵn học sinh chỉ cần nhắc lại chứ không có tác dụng các dạng bài tập dạy nghĩa khác nhau. - Mặt khác như tâm lý ngôn ngữ học đã chỉ ra, để nhớ và hiểu những gì được đọc, người đọc không phải xem tất cả những chữ quan trọng như nhau mà cần sàng lọc những từ “chìa khoá”. Những nhóm từ cơ bản, những từ có vấn đề cần chọn những từ này để giải nghĩa vì đó là những từ giúp ta hiểu được nội dung của bài. Trong những bài khoá văn chương đó là những từ dùng đặt tạo nên giá trị của bài..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> - Chúng ta biết đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật là giàu hình ảnh có sức biểu cảm và có tính đa nghĩa. - Các bài tập đọc dạng đọc hiểu một văn bản , văn chương cần bộc lộ rõ đặc trưng này. Cần có những bài tập giúp học sinh phát hiện ra những đặt tính nghệ thuật và đánh giá, giá trị của chúng trong việc biểu đạt nội dung. Đó là những từ giàu sắc màu, biểu cảm như các từ láy những từ mang nghĩa bóng, đa nghĩa ... - Dạng bài tập yêu cầu học sinh phát hiện những câu quan trọng của bài, những câu nêu đại ý của chủ đề của bài : - Cần có những bài tập giúp học sinh phát hiện ra mối quan hệ bên trong của văn bản để thấy nghĩa hàm ẩn của nó chứ không chỉ có nghĩa hiển hiện . - Cần dạy cho học sinh biết đọc giữa các hàng chữ để tìm ra chủ đề là điều tác giả muốn gửi gắm vào bài văn, bài thơ. + Dạng bài tập yêu cầu khái quát ý của đoạn, bài . + Dạng bài tập này không có trong sách giáo khoa tiểu học. Mục đích bài tập này giúp cho học sinh có kỹ năng tóm tắt văn bản, rút ra ý chính của nó, với những tác phẩm văn chương học sinh biêt phân tích đề tài, chủ đề, trả lời được câu hỏi. - Đây là một số kỹ năng thiết yêu phải hình thành khi dạy đọc. Vì vậy tuy sách giáo khoa không nêu lên thành yêu cầu, trong giờ Tập đọc, nhiều giáo viên vẫn yêu cầu học sinh tìm đại ý, chủ đề và thực tế và cho thấy rằng đây là một công việc khó đối với học sinh mà còn khó đối với giáo viên. Do đó cần xây dựng những hình thức bài tập phù hợp đi từ dễ đến khó. Đầu tiên cần cho học sinh đi từ bài tập lựa chọn, những câu trả lời có sẵn cuối cùng mới yêu cầu học sinh tóm tắt ý chính của đoạn, bài tìm ra đại ý. - Tiếp theo là những bài tập yêu cầu đặt tên khác cho bài học sinh có thể đặt tên theo đề tài hoặc chu đề hoặc cả hai tuỳ theo tên bài có sẵn . - Bài tập tìm đại ý cũng đi từ việc lựa chọn những phương án cho sẵn một đại ý phù hợp. - Cuối cùng là dạng bài tập yêu cầu học sinh tự xác định đại ý, chủ đề của hình thức bài tập : viết tiếp vào câu trả lời : Bài này kể, hoặc tả, nói ….. •. Bài này nói lên ……… 2. Chuẩn bị đồ dùng trực quan cho mỗi bài học :.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Để giúp học sinh nhớ bài nhanh và lâu, mỗi bài học cần phải có các dồ dùng trực quan, đồ dùng trực quan có thể là tranh ảnh hay vật thật ... minh họa cho bài hay những từ cần giải thích để giáo viên đễ dàng hướng dẫn học sinh khai thác nội dung bài . 3. Giúp học sinh phát hiện các thủ pháp có trong bài : - Trong tác phẩm văn học nói chung đặt biệt là thơ ,các thủ pháp nghệ thuật đóng vai trò quan trọng . nếu phát hiện các thủ pháp nghệ thuật ấy trong bài là đã tìm mang ra được ý của tác giả . Có thể hướng dẫn học sinh bằng cách : Cho học sinh phát hiện những từ ngữ được lập lại nhiều lần trong đoạn , bài để nhằm mục đích nhấn mạnh điều gì . - Hướng dẫn học sinh phát hiện những kết hợp bất thường để hiểu dụng ý của tác giả. Dạy cho học sinh phát hiện những thủ pháp nghệ thuật trong bài đọc cần cho học sinh hiểu các thủ pháp phải sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, sáng tạo và độc đáo đó nói lên điều gì? đó là quan trọng nhất cần phải đạt được khi hướng dẫn . 4. Hướng dẫn học sinh liên tưởng và tưởng tượng : - Liên tưởng là này nghĩ đến chuỵên khác từ chuyện người ngẫm ra chuyện mình , liên tưởng văn chương là từ một câu, một đoạn, một bài gợi ra những suy nghĩ, cảm xúc về những con người đã sống, đã cảm, đã trải ... tưởng tượng là tạo ra trong tâm trí hình ảnh về cái không có trước mắt hoặc không hề có. 5. Đặt tên cho nhân vật tác phẩm : - Nhiệm vụ này yêu cầu học sinh nhận xét , đánh giá về nhân vât và nói ý nghĩa , tư tưởng chủ đề của tác phẩm , nhưng nếu gọi là “đặt tên” thì yêu cầu dường như mới lạ lý thú hơn với trẻ em. 6. Đọc diễn cảm : - Khi học sinh đã hiểu và cảm thụ được vẻ đẹp của tác phẩm thì giáo viên cần giúp cho học sinh biết đọc diễn cảm các tác phẩm. Kỹ năng đọc diễn cảm được xây dựng trên ba phương diện : - Giọng đọc “vui hay buồn , hào hứng hay êm ả” nhịp điệu nhanh chậm hay dồn dập... - Ngắt giọng tâm lý : Ngắt giọng dù không có dấu câu với chủ ý gây ấn tượng . 7. Sửa chữa các lỗi phát âm chặt :.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> -Phải chuẩn bị các lỗi phát âm lệch nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng có thể vận dụng các phương pháp sau : * Phương pháp luyện theo mẫu : Cho học sinh nghe giọng đọc , nhìn khuôn miệng của giáo viên khi phát âm , tách vần mẫu rồi đọc theo trong quá trình phát âm . * Phương pháp chữa vào cấu âm : Giáo viên mô tả âm vị mắc lỗi và đem so sánh với cấu âm chuẩn, kèm theo hình ảnh minh hoạ hoặc . * Phương pháp luyện tập tổng hợp rồi mới phân tích : Chữa lỗi phát âm phần vần, nhất thiết phải theo phương pháp này . - Giáo viên dùng phương pháp trực giác để rèn luyện cho học sinh phát âm mặc theo đúng chữ viết sau đó phân tích các thành phần và phân tích âm vị mắc lỗi để học sinh nhận diện. - Đưa ngữ cảnh để khu biệt nét nghĩa tạo cho học sinh ý thức phân biệt âm đúng âm sai - Phương pháp đi từ âm sai đến âm đúng qua âm trung gian. Giáo viên dùng phương pháp trực quan cho học sinh tập sử dụng các giác quan để làm các yếu tố bổ sung tích cực và chuyển qua một giai đoạn trung gian để trẻ có thể nhận thức nhanh và tự điều chỉnh. - Dùng một âm trung gian hoặc có cùng Phương thức phát âm, hoặc có chung hay gần nhau về tiêu điểm cấu âm, hoặc cùng thanh tính, để học sinh đi từ phát âm sai, qua trung gian để thành âm đúng. 8. Biên soạn phiếu đánh giá kết quả học tập - Sau mỗi tiết dạy, mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi kỳ giáo viên cần kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh và lấy nó làm để làm cơ sơ để điều chỉnh lại phương pháp dạy của mình sao cho phù hợp với mục đích chính làm sao cho học sinh đều hiểu bài . - Vì thế cần biên soạn các phiếu để đánh giá kết quả đó . - Phiếu đánh giá kết quả học tập của học sinh bao gồm nội dung : + Đánh giá mức hiểu nội dung của bài đọc của học sinh bao gồm cả năng lực và cảm thụ. + Đánh giá mức độ hoàn thành của việc làm để hình thành kỹ năng đọc văn bản ..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> - Để đảm bảo thời gian và chất lượng tiết học .Tuỳ từng văn bản từng nội dung bài đọc cụ thể mà người dạy lựa chọn phương pháp phù hợp để giờ dạy đạt mục đích cao. - Học sinh đọc trước văn bản, chuẩn bị phiếu bài tập trong sách giáo khoa. - Giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ cho tiết dạy những câu hỏi dẫn dắt học sinh phải đơn giản, cô đọng, hàm xúc, dễ hiểu, gợi mở số lượng câu hỏi chừng mực vừa phải, mỗi câu hỏi làm một bước đi đến mục đích . - Giáoviên phải thật linh hoạt, sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp vào bài giảng sau cho thật uyển chuyển, nhẹ nhàng và hiệu quả cao . Các đồ dùng dạy học tranh ảnh, vật thật để minh hoạ cho giờ dạy không thể thiếu trong tiết dạy. - Để giờ học thành công phải kể đến giờ dạy của giáo viên. Muốn vậy giáo viên phải luôn rèn luyện, trau dồi kiến thức, luôn thay đổi phương pháp cho phù hợp với sự hiện tượng xã hội hiện nay. * Trên đây là việc đặt ra vấn đề tăng cường dạy học đọc hiểu không có nnghĩa là tăng cường thời gian tìm hiểu bài giảm bớt thời gian luyện đọc ,giờ tập đọc coi trọng chất lượng đọc tạo ra sự gắn bó hữu cơ giữa hiểu và đọc thành tiếng hoàn thiện kỹ năng đọc đúng , đọc hay và nâng cao cảm thụ văn học cho học sinh . CHƯƠNG IV : VẬN DỤNG CÁC BIỆN PHÁP THAO TÁC DẠY ĐỌC HIỂU TRONG GIỜ TẬP ĐỌC . - Các thao tác trong giờ tập đọc có liên quan mật thiết với nhau, không nên xem nhẹ khâu nào. Mỗi thao tác có một vị trí nhất định của nó .Tuỳ thuộc vào từng bài dạy, tuỳ nội dung mà giáo viên lựa chọn những biện pháp thích hợp trong bài giảng của mình để làm sao đạt được mục đích cuối cùng bài học. - Sau đây tôi xin chọn bài “Đôi giày ba ta màu xanh” để soạn bài dạy thực nghiệm lớp 4 của Trường TH Minh Diệu A thuộc xã Minh Diệu, huyện Hoà Bình, tỉnh Bạc Liêu . Để thực hiện giáo án thực nghiệm tôi soạn một phiếu bài tập tươmg ứng và cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà (phiếu học tâp được trình bài ở cuối đề tài) . Lớp 4Đ của cô Hồ Thị Cẩm Lan. Lớp 4C của cô Nguyễn Thị Vân Anh ..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Qua điều tra ban đầu, tôi thấy hai lớp này có số học sinh là 48, trình độ học sinh tương đương nhau và được thể hiện bằng số liệu sau: Lớp 4Đ 27. Lớp 4C 21. + Số học sinh trên chuẩn. 12. 12. + Số học sinh đạt chuẩn. 13. 07. + Số học sinh dưới chuẩn. 02. 02. -Tổng số học sinh :. Ở hai lớp này, tôi tiến hành lần lượt như sau : - Lớp 4Đ dạy thực nghiệm. - Lớp 4C dạy bình thường. Để thực hiện giáo án này, tôi cũng soạn một bài tương ứng và cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà(trình bày ở cuối đề tài). Phiếu bài tập được trình bày ở cuối đề tài. * Dưới đây là nội dung giáo án mà tôi tiến hành thực nghiệm . GIÁO ÁN BÀI SOẠN DẠY THỰC NGHIỆM Môn : Tập đọc lớp 4 Bài : Đôi giầy ba ta màu xanh I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 1. Đọc lưu loát toàn bài. Nghỉ hơi đúng, tự nhiên ở những câu dài để tích ý. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể và tả chậm rãi, nhẹ nhàng, hợp với nội dung hồi tưởng lại niềm ao ước ngày nhỏ của chị phụ trách khi nhìn thấy đôi giầy ba ta màu xanh: vui, nhanh hơn khi thể hiện niềm xúc động, vui sướng khôn tả của cậu bé lang thang lúc được tặng đôi giầy. 2. Hiểu ý nghĩa của bài: Để vận động cậu bé lang thang đi học, chị phụ trách đã quan tâm tới ước mơ của cậu, làm cho cậu rất xúc động, vui sướng vì được thưởng đôi giầy ba ta trong buổi đến lớp đầu tiên. II / ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC : Giáo viên: Phóng to tranh trong sách giáo khoa ; đôi giầy ba ta thật ; phiếu bài tập. Học sinh: Đọc và tập trả lời câu hỏi trước bài học. III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> HOẠT ĐÔNG DẠY CỦA THẦY. HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA TRÒ. A.KIỂM TRA BÀI CŨ: - Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ “Nếu chúng mình có phép lạ”. Hỏi học sinh 1: Câu thơ nào được lặp lại -Câu thơ “Nếu chúng mình có phép lạ” nhiều lần trong bài? Việc lặp lại nhiều lần được lặp lại nhiều lần (Lúc bắt đầu khổ câu thơ ấy nói lên điều gì?. thơ, lặp lại 2 lần khi kết thúc bài thơ). Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết.. - Gọi học sinh 2 đọc và nêu câu hỏi: Bài -Bài thơ nói về ước mơ của các bạn nhỏ thơ này nói lên điều gì?. muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.. B. DẠY BÀI MỚI: 1. Giới thiệu bài: - Các em đã từng được ai đó tặng quà chưa? Khi đó cảm giác các em cảm thấy thế nào? (Rất vui, rất thích). Giáo viên: Đúng vậy, nếu ta được ai đó tặng một món quà dù là nhỏ chúng ta cũng cảm thấy vui và thích thú. Các em hãy đọc bài Đôi giày ba ta để biết chị phụ trách Đội trong truyện bằng tình thương yêu và sự quan tâm đến ước mơ của cậu bé sống lang thang trên đường phố đã nghĩ ra cách gì để mang lại cho cậu niềm vui sự tin yêu trong buổi đầu đến lớp. Giáo viên ghi tựa bài: - Cho học sinh xem tranh. Giáo viên hỏi: Bức tranh vẽ ai, với nội dung gì? (Bức tranh vẽ Lái đang đeo trên cổ đôi giày ba ta màu xanh tỏ vẻ rất vui sướng trước sự chứng kiến của cô phụ trách và các bạn). 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài. - Đoạn 1: Giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, với nội dung hồi tưởng lại niềm ao ước ngày nhỏ của chị phụ trách khi nhìn thấy đôi giầy ba ta màu xanh. Nhấn giọng những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của đôi giày (Đẹp làm sao, cao, ôm sát chân, dáng thon thả...).

<span class='text_page_counter'>(25)</span> tưởng tượng của cô bé nếu được mang giầy (Bước đi sẽ nhẹ và nhanh hơn trước cái nhìn thèm muốn của các bạn). - Đoạn 2: Giọng nhanh, vui hơn khi thể hiện niềm xúc động vui sướng khôn tả của cậu bé. Nhấn giọng những từ ngữ gợi cảm, gợi tả (Ngẩn ngơ, nhìn theo, tay run run, môi mấp máy, bên chân ngọ nguậy, nhảy tưng tưng).. b. Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 1: - Gọi vài học sinh đọc đoạn 1.. Đoạn 1: Từ đầu ... cái nhìn thèm muốn của các bạn tôi.. Giáo viên kết hợp giúp hs hiểu các từ : Ba ta, vận động, cột, chú ý sửa lỗi phát âm cho học sinh. Chú ý: + Đọc đúng câu cảm: Chao ôi! Đôi giày mới đẹp làm sao!-Giọng trầm trồ thán phục. + Nghỉ hơi đúng (Tự nhiên) ở câu dài: Tôi tưởng tượng nếu mạng nó vào chắc nhẹ và nhanh hơn, tôi sẽ chạy trên những. con. đường. đất. mịn. trong. làng/trước cái nhìn thèm muốn của các bạn tôi.. - Một, hai em đọc lại cả đoạn.. (Nhấn giọng ở những từ gạch chân). - Hs đọc thầm, đọc thành tiếng đoạn 1, trả lời câu hỏi.. + Nhân vật “tôi” là ai?. + Là một chị phụ trách Đội TNTP.. + Ngày bé chị đã từng mơ ước điều gì?. + Có một đôi giày ba ta màu xanh như đôi giày của anh họ chị.. Hãy dùng bút chì gạch chân những câu Cổ giày ôm sát chân, chân và giày làm văn miêu tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta.. bằng vải cứng, dáng thon thả, màu vải như màu da trời những ngày thu. Phần thân gần sát cổ có hai hàng khuy dọc, luồn 1 sợi dây trắng nhỏ vắt ngang.. Cho HS quan sát đôi giày thật, giải thích.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> làm rõ vẻ đẹp của đôi giày. Mơ ước của chị phụ trách Đội ngày ấy có Mơ ước của chị phụ trách Đội ngày ấy đạt được không?. không đạt được . Chị chỉ tưởng tượng mang đôi giày thì bước đi sẽ nhẹ nhàng và nhanh hơn, các bạn sẽ thèm muốn.. GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm Chao ôi!Đôi giày mới đẹp làm sao! Cổ đoạn (Theo gợi ý 2a). giày ôm sát chân. Thân giày làm bằng vải cứng dáng thon thả, màu vải như màu da trời những ngày thu. Phần thân gần sát cổ có hai hàng khuy dọc, luồn 1 sợi dây trắng nhỏ vắt ngang. Tôi tưởng tượng nếu mang nó vào/ chắc bước đi sẽ nhẹ nhàng và nhanh hơn, tôi sẽ chạy trên những con đường đất mịn trong làng/ Trước cái nhìn thèm muốn của các bạn tôi.... Giáo viên đọc diễn cảm mẫu (Chú ý nhấn giọng của những từ gạch chân). HS đọc diễn cảm theo cặp. Một vài HS thi đọc. GV theo dõi, sửa chữa. c. Luyện đọc và thi đọc đoạn 2: -Giáo viên sửa lỗi phát âm và giải nghĩa các từ (bata, vận động, cột) -HS đọc theo cặp. -Một, hai em đọc cả đoạn. -Hs đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi. - Chị phụ trách Đội được giao nhiệm vụ + Vận động Lái, một cậu bé nghèo, sống gì?. lang thang trên đường phố, đi học.. - Chị phát hiện ra Lái thèm muốn cái gì?. + Lái ngẩn ngơ nhìn theo đôi giày ba ta màu xanh của một cậu bé đang dạo chơi.. - Vì sao chọ lại biết điều đó?. + Vì chị đi theo Lái khắp các đường phố.. - Chị đã làm gì để động viên cậu bé Lái + Chị quyết định sẽ thưởng cho Lái đôi.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> trong ngày đầu đến lớp?. giày ba ta màu xanh trong ngày đầu đến lớp. HS trả lời theo suy nghĩ:. - Tại sao chị phụ trách Đội lại chọn cách + Vì chị biết được ước muốn, mơ ước của đó?. Lái/Vì ngày nhỏ chị đã từng mơ ước có được đôi giày ba ta màu xanh như Lái/ Chị muốn đem lại niềm vui cho Lái/ Chị muốn Lái đi học... - Hãy dùng bút chì gạch chân + Tay Lái run run, môi mấp máy, mắt hết. những chi tiết nói lên sự cảm động và nhìn đôi giày, lại nhìn xuống đôi bàn niềm vui của Lái khi nhận đôi giày.. chân...ra khỏi lớp, Lái cột hai chiếc giày vào nhau, đeo vào cổ nhảy tưng tưng.. GV nói thêm: Ở đây tác giả dùng nghệ thuật miêu tả tâm trạng của Lái rất đặc sắc( Sử dụng hàng loạt các từ láy để miêu tả sự xúc động không thể nói nên lời của Lái: môi mấp máy – định nói nhưng không nói được, tay run run vì cảm động, nhảy tưng tưng thể hiện niềm vui sướng khôn tả siết. Giáo viên hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc đoạn sau: Hôm nhận giày, tay Lái run run, 2 HS thi đọc. môi cậu mấp máy, mắt liếc nhìn đôi giày, lại nhìn xuống đôi bàn chân mình, đang ngọ nguậy dưới đất. Lúc ra khỏi lớp, Lái cột hai chiếc giày vào nhau, đeo vào cổ, nhảy tưng tưng. - GV đọc mẫu diễn cảm, chú ý nhấn giọng những từ ngữ gạch chân. - GV theo dõi, nhận xét, uốn nắn. C. CỦNG CỐ-DĂN DÒ:.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> - Em có suy nghĩ gì khi học xong bài này? (Qua bài này em thấy chị phụ trách Đội là người có tấm lòng nhân hậu, hiểu trẻ em nên đã vận động được cậu bé lang thang đi học, làm cậu xúc động, vui sướng vì được thưởng đôi giày mơ ước trong buổi đầu tiên đi học). - Giáo viên: Các em ạ! Các em phải biết sống nhân hậu như chị phụ trách Đội thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn, có như vậy các em mới có được những người bạn tốt và sẽ có nhiều niềm vui trong cuộc sống. - Dặn học sinh đọc lại bài nhiều lần và chuẩn bị (Đọc và tìm hiểu nội dung bài: Thưa chuyện với mẹ). Giáo viên nhận xét tiết học. SO SÁNH KẾT QUẢ THƯC NGHIỆM VÀ DẠY ĐỐI CHIẾU.. Cùng cùng một loại phiếu kiểm tra đánh gia kết quả cho cả hai lớp thực nghiệm, đối chiếu (kèm theo cuối đề tài). TỔNG SỐ Số học sinh trả lời đạt HỌC SINH Số lượng Tỷ lệ. LỚP Lớp. Số học sinh trả lời không đạt Số lượng. Tỷ lệ. 100%. 0. 0%. 90,48%. 2. 9,52%. 4Đ. thực. 27. 27. nghiệm. Lớp 4C. 21 19 bình thường C. PHẦN KẾT LUẬN. Qua dạy thực nghiệm giờ tập đọc có áp dụng một số biện pháp , tôi thấy kết quả thu được ở giờ dạy thực nghiệm cao hơn giờ dạy bình thường .Điều đó chứng tỏ rằng giáo viên sử dụng linh hoạt các phương pháp trong phần tìm hiểu bài . - Tuy từng bài mà giáo viên lựa chọn áp dụng những biện pháp cho phù hợp để làm thế nào giờ dạy Tập đọc đạt kết quả cao nhất. Muốn thế giáo viên cần có những yêu cầu sau: - Luôn luôn tự bồi dưỡng đồng nghiêp . Tự trau dồi kiến thức của mình , để nâng cao trình độ chuyên môn. Nghiên cứu kỹ tài liệu và sách giáo khoa để xác định mục đích yêu cầu của bài dạy . - Trước giờ dạy :.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> + Giáo viên soạn lại những bài tập ở vở bài tập Tiếng Việt thành các phiếu , Để vận dụng những bài tập tích cực vừa điều chỉnh những bài chưa phù hợp với nội dung bài và mở rộng thêm một số bài tập thích ứng với yêu cầu cảm thụ từng bài + Chuẩn bị dồ dùng trực quan cho mỗi bài Tập đọc đồ dùng trực quan đề cặp ở đây có thể là ảnh chụp, vật mô phỏng ... Trong giờ dạy : + Lấy học sinh làm trung tâm trong giờ dạy. Giáo viên là người tổ chức hướng dẫn mội học sinh điều được tham gia một cách tích cực vào quá trình hoạt động học, sử dụng triệt để phiếu bài tập và luôn có hướng để học sinh suy nghĩ tìm ra kiến thức của bài học. + Giáo viên cân phối hợp các phương pháp linh hoạt, khéo léo để giờ học nhẹ nhàng, thoải mái, nhưng kích thích được tinh thần học của học sinh . + Các câu hỏi đưa ra trong quá trình tìm hiểu bài thât ngắn gọn và dễ hiểu, gợi mở số lượng câu hỏi chừng mực, mỗi câu hỏi phải có một bước đi đến gần hơn mục đích giờ học . +Tuy nhiên biện pháp bao giờ cũng chỉ là công cụ, yếu tố con người mới là quyết định cho sự thành công của giờ dạy. Vì thế đòi hỏi người giáo viên phải có lòng nhiệt tình, tận tâm với nghề nghiệp, yêu nghề, mến trẻ với tất cả tầm lòng chân tình của người giáo viên và tay nghề phải thật vững chất có óc sáng tạo cộng thêm lòng say mê học tập, sự cần cù thông minh của học sinh. Từ hai nhân tố này kết hợp lô- gíc chặt chẽ vớí nhau thì làm cho giờ dạy đạt hiệu quả. - Do thời gian nghiên cứu còn có hạn, đề tài đã hoàn thiện song chắc chắn không thiếu những điều hạn chế, rất mong sự đóng góp chân thành của thầy, cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài này hoàn thiên hơn nhằn nâng cao chất lượng giờ tập đọc ở Tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng . Minh Diệu , ngày 19 tháng 7 năm 2015. Người viết Lương Thị Cẩm Lệ.

<span class='text_page_counter'>(30)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×