Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Trời lạnh, bệnh mày đay hành người ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.71 KB, 5 trang )

Trời lạnh, bệnh mày đay hành người

Những ngày qua, khí hậu các tỉnh phía Bắc trở rét, hanh khô kéo dài
khiến nhiều người có biểu hiện da khô ráp, nổi sẩn và ngứa.
Bác sĩ Nguyễn Thành, Trưởng khoa Khám bệnh, Viện Da liễu Quốc gia
cho hay, một ngày khoa tiếp nhận trên 15 bệnh nhân đến khám liên quan đến
bệnh mày đay – một bệnh thường xảy ra vào những ngày mùa đông hanh
khô.
Trên thực tế số người mắc các bệnh về da vào mùa đông rất cao nhưng
không phải ai cũng đến viện khám. Đây là bệnh do thời tiết nên có thể tự điều
trị tại nhà.
Ngứa khắp người, gãi xước da
”Mỗi lần tắm xong, mặc quần áo vào, nhất là đồ len dạ, cảm giác người
nóng ran và ngứa khắp người, những lúc đó chỉ còn cách dùng kem dưỡng ẩm bôi
lên mới hy vọng dứt cơn ngứa…”, chị Mai Dung, ở Hoàng Mai, Hà Nội đang ”say
sưa” kể về nỗi khổ của mình với đồng nghiệp.
Hoá ra nỗi khổ đó không chỉ riêng của chị Dung mà nhiều người cũng bị
trong những ngày qua. Người thì ngứa ở lưng, ở tay, ở chân… thậm chí cả mông.
Còn bàn tay của chị Hương, chủ cửa hàng làm đầu Thu Hương trên phố
Cầu Giấy, Hà Nội mấy hôm nay đỏ tấy, khô ráp và ngứa. Công việc hàng ngày đòi
hỏi chị phải tiếp xúc nhiều với hoá chất như dầu gội đầu, thuốc nhuộm tóc, hấp
tóc… khiến đôi bàn tay bị ”xâm hại”. ”Sử dụng găng tay thì không thật và làm rất
chậm nhưng bỏ ra thì bàn tay nứt nẻ hết. Ban ngày động nước nhiều còn đỡ nhưng
tối đến nó khô hết lại cảm giác rát bỏng và ngứa hành hạ rất khó chịu. Kem dưỡng
ẩm bôi không đỡ vì thời tiết này khô hanh quá lại tiếp xúc với hoá chất quá nhiều”,
chị Hương nói.
Tất cả đều có chung biểu hiện lúc đầu là khô da rồi dần dần căng ra gây
ngứa. Nếu cố chịu đựng không gãi, sử dụng kem dưỡng ẩm sẽ đỡ. Nhưng khi đã
gãi thì vết mẩn đỏ càng lan và gây khó chịu. Tuy nhiên, khi thời tiết ấm, đỡ hanh
khô thì tình trạng trên sẽ tự hết.
BS. Nguyễn Thành cho hay, đây là bệnh rất nhiều người mắc phải vào mùa


đông, nhất là thời điểm hanh khô. Những bệnh nhân có cơ địa da khô càng dễ
phát. Phản ứng của người bệnh khi bị khô da là ngứa, gãi gây xước da.
Cách chữa đơn giản và hiệu quả nhất mà mọi người thường áp dụng là hạn
chế sử dụng nước quá nóng, tiếp xúc với hoá chất, đặc biệt nên sử dụng kem
dưỡng ẩm.
Khô ráp da còn do bệnh mày đay
Theo BS. Nguyễn Thành, một trong những nguyên nhân bệnh mày đay gia
tăng những ngày qua do biên độ dao động nhiệt độ ngày và đêm lớn.
Người bệnh thường có biểu hiện da đỏ, xuất hiện phù nề nhanh nhưng cũng
mất nhanh phụ thuộc vào khả năng điều trị.
Bệnh mày đay có 2 thể: cấp tính và mạn tính.
Mày đay cấp tính xảy ra đột ngột và xuất hiện ở bất kỳ vùng da, niêm mạc
nào trên cơ thể, biểu hiện các nốt sẩn, phù nề màu hồng hoặc đỏ. Ngứa là triệu
chứng điển hình nhất của mày đay. Ngứa rất dữ dội, càng gãi càng ngứa. Có khi
gãi chảy máu vẫn không đỡ ngứa. Nốt sẩn ngứa kéo dài vài ba phút đến vài ba giờ
rồi lặn. Bệnh có thể biểu hiện ở đường tiêu hóa gây đau quặn bụng, nôn, tiêu chảy,
thậm chí xảy ra ở tổ chức não gây phù nề rất nguy hiểm.
Mày đay mạn tính xảy ra khi bệnh xuất hiện kế tiếp nhau nhiều lần hoặc
cách quãng, không kể số lượng nốt sẩn nhiều hay ít. Mày đay mạn tính gặp ở
nhiều dạng khác nhau như: mày đay thành vòng, thành vạch, mày đay xuất huyết,
mày đay mụn nước.
Trong tuần này, khoa khám bệnh đã điều trị cho một bệnh nhân N.T.P. 35
tuổi, ở Hà Nội mắc mày đay mạn tính. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau
bụng, nôn. Các cơn đau không liên tục mà theo từng đợt. Sau khi khám và cho
thuốc uống thể trạng bệnh nhân đã khá hơn và được xuất viện ngay trong ngày.
BS. Nguyễn Thành cho hay, trường hợp như bệnh nhân này không phải ai
cũng gặp. Tuy nhiên, khi bị bệnh mày đay, nên đến khám bác sĩ để được xác định
nguyên nhân và có chỉ định thích hợp cho từng loại mày đay.
Những ngày này, khi độ ẩm xuống thấp, thời tiết hanh khô gây khó
chịu cho làn da.

BS. Nguyễn Thành có lời khuyên với mọi người, nếu phải ra đường nên
dùng khẩu trang, mũ và sử dụng kem dưỡng da trước khi ra đường 1 tiếng đồng
hồ. Khi thấy da khô vùng nào có thể dùng kem bôi lên chỗ đó. Nếu người nào có
da nhạy cảm không nên tiếp xúc nhiều với hoá chất, nếu buộc phải dùng nên đi
găng tay. Với những trường hợp nặng, nên đến khám bác sĩ khi có biểu hiện ngứa.


×