Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Van 9Tuan 13

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.82 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần : 13 Tiết PPCT: 61,62. Ngày soạn: 14/11/2015 Ngày dạy: 16/11/2015 Văn bản: LÀNG (Trích) Kim Lân. A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Có hiểu biết bước đầu về tác giả Kim Lân – một đại diện của thế hệ nhà văn đã có những thành công từ giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám. - Hiểu và cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Làng. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện hiện đại. - Đối thoại, độc thoại nội tâm; tự sự kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự hiện đại. - Tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu văn bản truyện hiện đại được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một tác phẩm truyện để cảm nhận một văn bản tự sự hiện đại. 3. Thái độ: Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp giải thích minh họa, phân tích, phát vấn, thảo luận nhóm, bình giảng. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS Lớp 9a3 Lớp 9a4 Vắng…………….. Vắng…………….. Phép……….,kp…………….. Phép…………,kp………. 2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu ý nghĩa của hình tượng “Ánh trăng” – Nguyễn Duy? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài mới: Mỗi người dân Việt Nam đều gắn bó với làng quê của mình, nơi sinh ra và sống suốt cả cuộc đời cần lao giản dị. Sống nhờ làng, chết cũng nhờ làng. Người dân trong sáng tác của nhà văn Kim Lân đã thể hiện tình yêu quê hương làng xóm của mình như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong giờ học hôm nay HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY Hoạt động 1: GIỚI THIỆU CHUNG I. GIỚI THIỆU CHUNG: 1.Tác giả: Kim Lân (1920 – 2007) là nhà văn chuyên viết về truyện ngắn và có sáng tác từ - Nêu vài nét chính về tác giả? trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 - Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ? Thể loại - Đề tài sáng tác : cảnh ngộ của người nông dân HS suy nghĩ và trả lời. Gv chốt ý và sinh hoạt làng quê 2. Tác phẩm: GV: Là tác phẩm thành công của văn học Việt a. Xuất xứ: Viết trong thời kỳ đầu của cuộc Nam thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống thực kháng chiến chống Pháp. Đăng lần đầu tiên trên dân Pháp Tạp chí văn nghệ: 1948. b. Thể loại : truyện ngắn II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: Hoạt động 2: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc – Tìm hiểu từ khó: sgk GV: Đọc, kể tóm tắt từng đoạn. Giải thích từ.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> khó: chú ý những từ ngữ địa phương, giải thích thêm một số từ: vạt: mảnh, vùng, khoảng(đất); gồng: gánh một đầu có hàng (quang) còn một đầu không có gì (dùng tay chặn lên đòn gánh); liếp: phên; ghét thậm: ghét lắm; vưỡn: vẫn GV :Tóm tắt đoạn trích? * Tóm tắt: Ông Hai gắn bó với làng chợ Dầu, nhưng vì hoàn cảnh ông phải đi tản cư, ông luôn theo dõi tin tức về làng và ông nhận được tin làng mình theo giặc. Nỗi sầu khổ, tủi nhục làm cho ông Hai không dám trò chuyện với ai và tâm trạng ông vui vẻ trở lại khi tin tức ấy được cải chính. Ông là người có lòng yêu làng và yêu nước sâu nặng GV: Đoạn trích này có thể chia bố cục làm mấy phần? Nêu nội dung từng phần? GV: Để khắc họa nổi bật chủ đề của truyện Kim Lân đã đặt nhân vật chính vào tình huống truyện như thế nào? Tác dụng? HS suy nghĩ và trả lời * Thảo luận 4 nhóm - 3p: Tìm những chi tiết thể hiện tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc? Em có nhận xét gì về những chi tiết đó?. 2. Tìm hiểu văn bản: a. Bố cục: 2 phần - Phần 1: Từ đầu đến “đôi phần” Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu làm Việt gian theo Tây - Phần 2: Còn lại  Tâm trạng ông Hai khi nghe tin cải chính b. Phân tích: b1. Tình huống truyện: * Tình yêu làng, yêu đất nước được bộc lộ trong tình huống đặc sắc: Ông Hai tình cờ nghe tin làng mình theo giặc  Tình huống gây cấn, thử thách làm bộc lộ tình cảm yêu làng, yêu nước sâu sắc của nhân vật b2. Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc - Nỗi đau đớn bẽ bàng “Cổ ông lão nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân”, “lặng đi tưởng như không thở được”, “cười nhạt, vờ đứng lảng sang chỗ khác”  Tâm trạng sững sờ, ngạc nhiên, hốt hoảng - Cúi gằm mặt mà đi, nằm vật ra giường, tủi thân và khóc. Băn khoăn kiểm điểm từng người trụ lại ở làng  Dáng vẻ, cử chỉ, điệu bộ: trốn tránh, xấu hổ, nhục nhã - Bực bội, gắt gỏng vô cớ với vợ, nghe tiếng mụ chủ “trống ngực đập thình thịch, trằn trọc không ngủ được, chột dạ, nơm nớp lo sợ” - Không dám đi đâu, chỉ ở nhà nghe ngóng: “Một…cũng chột dạ….cũng nơm nớp…nín thít…thôi rồi !”  Xung đột nội tâm gay gắt: Nỗi ám ảnh trở thành nỗi sợ hãi trong lòng nhân vật - Bị mụ chủ dọa đuổi khỏi nhà: ông suy nghĩ “Biết đem nhau đi đâu bây giờ” + Về làng: Bỏ kháng chiến, cụ Hồ + Làng: yêu thật. Làng theo Tây: phải thù. GV: Về đến nhà, tâm trạng của ông Hai diễn biến ra sao? Em có nhận xét gì về tâm trạng này? HS: Tìm dẫn chứng, phân tích GV: Qua đoạn trò chuyện với bà Hai, tâm trạng và thái độ của ông Hai thể hiện ra sao? GV: Tâm trạng ông Hai diễn biến như thế nào qua ba bốn ngày sau đó? HS suy nghĩ và trả lời GV: Qua câu chuyện với mụ chủ nhà, vợ chồng ông Hai bị đẩy đến tình thế như thế nào? HS: Tình thế bế tắc, tuyệt vọng HẾT TIẾT 61 CHUYỂN TIẾT 62 GV:Với sự giằng xé nội tâm gay gắt, cuối cùng ông Hai đã quyết định như thế nào? Nhận xét về quyết định ấy? HS suy nghĩ và trả lời GV: Ý nghĩ “Làng …phải thù” Chứng tỏ lòng yêu làng, yêu nước thực sự hoà quyện vào tâm hồn ông lão. Ông quyết định dứt khoát, trong cực  Dứt khoát trong đau khổ kỳ đau khổ, uất hận. Muốn sao thì sao không thể bỏ về làng, phải thù cái làng theo giặc ấy mặc dù trước đây, dù cả cuộc đời ông đã gắn bó máu thịt.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> với nó, vô cùng yêu thương, tự hào về nó. Thế là mâu thuẫn nội tâm trong ông Hai tạm thời tự ông tìm được hướng giải quyết trong tình thế thúc bách. Nhưng trong lòng ông đau đớn biết bao! HS: Đọc diễn cảm đoạn trò chuyện với thằng Húc. GV : Qua lời trò chuyện với đứa con út, thể hiện thái độ gì ở ông Hai? HS: Thái độ yêu – ghét rõ ràng GV: Đoạn văn cảm động diễn tả tình yêu thương con đồng thời thể hiện tâm trạng quyết tâm trung thành với cách mạng, với cụ Hồ. Nước mắt ông lại giàn ra, tràn hai bên má. Đó là tiếng lòng tự giãi bày tâm hồn mình, thủy chung, ân tình với kháng chiến GV: Khi miêu tả về tâm trạng ông Hai, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? * HS chú ý đoạn cuối cùng phần chữ nhỏ GV: Đến diểm đỉnh của câu chuyện, tác giả tìm cách giải quyết mâu thuẫn và tâm trạng của nhân vật ông Hai như thế nào? * Thảo luận theo cặp - 3p: Nét riêng trong tình yêu làng của ông Hai là gì? GV bình: Văn hào Nga I- li-a Ê – ren – bua từng nói: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu đồng quê trở nên lòng yêu Tổ quốc” . Ông Hai là một con người như thế. Tình yêu làng của ông chính là cội nguồn của lòng yêu nước GV: Nhận xét về cách kết thúc truyện? HS: Vui, có hậu GV: Tóm lại, tâm trạng của ông Hai là tâm trạng của ai, trong hoàn cảnh nào? HS: Tâm trạng của người dân yêu làng nước, phải rời làng đi tản cư trong kháng chiến chống Pháp, được đặt trong một tình huống đặc biệt bất ngờ GV : Nêu nghệ thuật và ý nghĩa văn bản? GV chốt : Thông qua nhân vật ông Hai, ta cảm nhận được tình yêu làng hòa quyện, gắn bó với tình yêu nước một cách thống nhất. Đó cũng là tình cảm mới xuất hiện trong tâm hồn, tình cảm của ngừơi nông dân Việt Nam từ sau CMT8/1945, trong kháng chiến chống Pháp Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC GV gợi ý: Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai Khi nghe tin làng theo giặc Tin được cải chính - Chi tiết nghệ thuật đặc sắc: miêu tả tâm lí nhân. - Trò chuyện với con út để tự nhủ, tự giải bày nỗi lòng, “nước mắt ông lão giàn ra”: + Nhà ở làng chợ Dầu; ủng hộ cụ Hồ Chí Minh + Anh em đồng chí biết cho; cụ Hồ soi xét cho Cái lòng của bố con ông: “Có bao giờ dám đơn sai.”  Ý chí quyết tâm, lòng thủy chung với cách mạng =>Tình huống truyện gây cấn, miêu tả tâm lý nhân vật qua lời nói (đối thoại, độc thoại), suy nghĩ và hành động: Tình yêu làng hòa quyện với tình yêu nước. b2.Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin cải chính - Cái mặt buồn thỉu mọi ngày tươi vui rạng rỡ hẳn lên. - Chia quà cho các con. - Lật đật đi qua các gian nhà khác, bô bô, múa tay khoe Tây đốt nhà. - Lại nói chuyện về làng Chợ Dầu  Tâm trạng vui sướng, hả hê, tự hào.. => Tình yêu làng của ông Hai là biểu hiện của tình yêu đối với đất nước, kháng chiến, với cụHồ. Nhân vật ông Hai tiêu biểu cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta thời kháng chiến chống Pháp. 3.Tổng kết: a. Nghệ thuật: b. Nội dung: * Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu làng, tinh thần yêu nước của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.. III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: * Bài cũ: Nắm nội dung và ý nghĩa văn bản. Chú ý phân tích được diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc - Nhớ được một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> vật là người yêu làng, yêu nước sâu sắc, thông miêu tả tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện. qua ngôn ngữ ( đối thoại, độc thoại) , hành động, * Bài mới: Soạn Đối thoại, độc thoạivà độc thoại suy nghĩ.......... nội tâm trong VB tự sự. E. RÚT KINH NGHIỆM:. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. ************************ Tuần : 13 Ngày soạn: 14/11/2015 Tiết PPCT: 63 Ngày dạy: 17/11/2015 Tập làm văn: ĐỐI THOẠI , ĐỘC THOẠI VÀ. ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu được vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. - Biết viết văn bản tự sự có đối thoại và độc thoại nội tâm B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. - Tác dụng của việc sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. 2. Kỹ năng: - Phân tích được đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. - Phân tích vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. 3. Thái độ: Có cái nhìn và sử dụng thích hợp đối với phương ngữ toàn dân và địa phương C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, giải thích minh họa, phân tích, phát vấn, thảo luận D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS Lớp 9a3 Lớp 9a4 Vắng…………….. Vắng…………….. Phép……….,kp…………….. Phép…………,kp………. 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS 3. Bài mới: * Giới thiệu bài mới:Nói đến tự sự, không thể không nói đến nhân vật. Nhân vật là yếu tố trung tâm của văn bản tự sự. Nhân vật tự sự được miêu tả trên nhiều phương diện: ngoại hình, nội tâm, hành động, ngôn ngữ, trang phục…Phần ngoại hình, trang phục chúng ta đã được tìm hiểu ở lớp dưới, còn bây giờ chúng ta đi vào tìm hiểu về ngôn ngữ HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Hoạt động 1: TÌM HIỂU CHUNG Gọi HS đọc đoạn trích sgk/176,177 và trả lời câu hỏi GV: Trong ba câu đầu đoạn trích,ai nói với ai? HS: Miêu tả cuộc đối thoại của người phụ nữ tản cư.trong cuộc đối thoại này có ít nhất hai người tham gia GV: Dấu hiệu nào cho ta biết đó là một cuộc trò. NỘI DUNG BÀI DẠY I. TÌM HIỂU CHUNG: 1.Tìm hiểu yêú tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự * VD: Đoạn trích Sgk/176,177 - Hai lượt lời đối thoại: +Lượt 1 (người phụ nữ A): Sao bảo làng chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà +Lượt 2 (người phụ nữ B): Ấy thế mà bây giờ đổ.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> chuyện trao đổi qua lại? HS: Hai lượt lời đối thoại: GV: Câu “Hà, nắng gớm,về nào…..” ông Hai nói với ai? GV: Đây có phải là một câu đối thoại không? Vì sao? Trong đoạn trích còn có câu nào kiểu này không? Hãy dẫn ra các câu đó? HS: Câu nói trống không, bâng quơ của ông Hai. Câu nói này không hướng tới một người tiếp nhận cụ thể nào,cũng không có ai đáp lại. Do đó đây là một lời độc thoại. GV: Những câu như: Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…”là những câu ai hỏi ai? Tại sao những câu này không có gạch đầu dòng như những câu đã nêu ở điểm (a) và (b)? HS: Đây là những câu ông Hai tự hỏi chính mình, chúng không phát thành tiếng mà chỉ là một mạch ngầm diễn ra trong đầu ông Hai. * Thảo luận 4 nhóm - 5p: Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện diễn biến của câu chuyện và thái độ của những người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp họ? Đặc biệt chúng đã giúp nhà văn thể hiện thành công những diễn biến tâm lý của nhân vật ông Hai như thế nào? HS: Tạo cho câu chuyện có không khí gần gũi, thật như cuộc sống đang diễn ra trong thực tế, tạo tình huống để tác giả khai thác nội tâm nhân vật GV: Tóm lại thế nào là đối thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự? HS: Rút ra kết luận GV chốt ý Hoạt động 2: LUYỆN TẬP * Hs thảo luận nhóm – 3 phút bài tập 1/178 Đoạn văn có mấy lời chào, mấy lời đáp ? Nhận xét gì về lời đáp của ông Hai ? Tác dụng của hình thức đối thoại. đốn ra thế đấy  Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Trong văn bản, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp. - Câu “Hà, nắng gớm, về nào…..”  Độc thoại - Những câu như: Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…”  Độc thoại nội tâm. 2. Ghi nhớ: SGK/178 II. LUYỆN TẬP: Bài 1/178 - Nhân vật bà Hai có 3 lượt lời (1)- Này, thầy nó ạ. (2)- Thầy nó ngủ rồi à? (3)- Tôi thấy người ta đồn….. (Các đoạn văn tham khảo trong chương trình có sử - Nhân vật ông Hai có 2 lượt lời dụng độc thoại nội tâm : (1) - Mẹ tôi giọng khản đặc…..khóc nhiều (Cuộc chi (2)- Gì? tay của những con búp bê, SGK Ngữ Văn 7 tập 1) (3)- Biết rồi! - Anh bước vội vàng với những bước dài rồi dừng * Ông Hai bỏ lượt lời phải đáp lại bà Hai ở lần 1 lại kêu to: ………..buông xuống như bị gãy thể hiện tâm trạng chán chường đến mức không (Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng) muốn nói đến cái chuyện đang làm ông đau lòng ấy GV: hướng dẫn HS làm bài tập 2/178 nữa Đoạn đầu: kể về kỉ niệm trường lớp đã qua  Lượt lời 2,3 đều trả lời cộc lốc thể hiện sự miễn.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Đoạn hai: kể về cuộc gặp gỡ, đối thoại với một bạn học gặp tại thời điểm đó Đoạn ba: những suy nghĩ của bản thân về người bạn đó, về thầy, cô giáo, ….( Phụ đạo học sinh yếu kém) Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Chuẩn bị bài Luyện nói: + Nhóm 1 lập đề cương cho câu 1/179 + Nhóm 2 lập đề cương cho câu 2/179 + Nhóm 3- 4 lập đề cương cho câu 3/179. cưỡng của ông Hai khi buộc phải trả lời bà Hai Bài 2/178 : HS viết đoạn văn tự sự chủ đề về trường lớp, thầy cô, bạn bè có sử dụng yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: * Bài cũ: HS cần nắm khái niệm và hiểu được đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn tự sự. - Liên hệ thực tế sử dụng đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm và rút ra bài học sử dụng đối thoại, độc thoại, và độc thoại nội tâm một cách hiểu biết, hiệu quả. * Bài mới: Chuẩn bị bài Luyện nói:Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm. E. RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………........................ *************************** Tuần : 13 Ngày soạn: 14/11/2015 Tiết PPCT: 64 Ngày dạy: 19/11/2015 Tập làm văn: LUYỆN NÓI: TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN. VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu được vai trò của tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. - Biết kết hợp tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện. - Tác dụng của việc sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện. 2. Kỹ năng: - Nhận biết được các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong một văn bản . - Sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện . 3. Thái độ: Vận dụng yếu tố nghị luận kết hợp miêu tả nội tâm trong văn tự sự, câu chuyện.... C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, giải thích minh họa, phân tích, phát vấn, thảo luận D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh Lớp 9a3 Lớp 9a4 Vắng…………….. Vắng…………….. Phép……….,kp…………….. Phép…………,kp………. 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là đối thoại? Độc thoại? Độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài mới: Khả năng nói trước tập thể, trước đám đông, không phải ai cũng có được. Vì vậy luyện nói là một trong những kỹ năng được môn Ngữ Văn bổ sung và chú ý nhiều hơn trước. Giờ học này với những kiến thức đã chuẩn bị theo hướng dẫn, các em sẽ thể hiện khả năng nói của mình trước tập thể lớp..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Hoạt động 1: CỦNG CỐ KIẾN THỨC Gv củng cố lại một số kiến thức liên quan đến văn tự sự, yếu tố nghị luận trong văn tự sự, ngôi kể, người kể, trình tự kể, sự việc được kể….. Vai trò của các yếu tố nghị luận trong văn tự sự…. Gv phát vấn, HS trả lời, Gv chốt ý Hoạt động 2: LUYỆN TẬP GV kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS + Nhóm 1 lập đề cương cho câu 1/179 + Nhóm 2 lập đề cương cho câu 2/179 + Nhóm 3 - 4 lập đề cương cho câu 3/179 - Sau khi kiểm tra, GV cho HS trao đổi trong nhóm để có một đề cương nói thống nhất, hợp lý. GV hướng dẫn HS thực hành nói trước lớp Yêu cầu mỗi nhóm cử đại diện của mình lên bảng,quay xuống phía các bạn và trình bày bài nói của nhóm mình.Cả lớp theo dõi và chuẩn bị nhận xét * HS nhận xét ưu, nhược điểm trong việc trình bày miệng của HS vừa nói trước lớp. NỘI DUNG BÀI DẠY I. CỦNG CỐ KIẾN THỨC: - Sự việc được kể, người kể, ngôi kể, trình tự kể…trong tác phẩm tự sự - Các yếu tố nghị luận được sử dụng để làm cho việc tự sự sâu sắc hơn với việc bày tỏ quan điểm, lập trường, cách nhìn nhận, đánh giá… - Các yếu tố miêu tả được sử dụng để làm hiện lên hình ảnh nhân vật với các đặc điểm diện mạo, hành động và nội tâm nhân vật - Trong đoạn văn tự sự, các yếu tố nghị luận, miêu tả không được lấn át tự sự. II. LUYỆN TẬP: 1.Lập ý : Đề 1: a. Diễn biến của sự việc - Nguyên nhân nào dẫn đến việc làm sai trái của em? - Sự việc gì? Mức độ có lỗi đối với bạn? - Có ai chứng kiến hay chỉ một mình em biết? b. Tâm trạng - Tại sao em phải suy nghĩ, dằn vặt? Do em tự vấn lương tâm hay có ai nhắc nhở? - Em có những suy nghĩ cụ thể như thế nào? Đề 2: a. Không khí chung của buổi sinh hoạt lớp - Là buổi sinh hoạt định kỳ hay đột xuất ? - Có nhiều nội dung hay chỉ có một nội dung là phê bình,góp ý cho bạn Nam ? - Thái độ của các bạn đối với Nam ra sao? b. Nội dung ý kiến của em - Phân tích nguyên nhân khiến các bạn có thể hiểu lầm bạn Nam: Khách quan, chủ quan, cá tính của bạn Nam, quan hệ của bạn Nam…. - Dùng những lý lẽ, dẫn chứng để khẳng định bạn Nam là một người bạn tốt - Cảm nghĩ của em về sự hiểu lầm đáng tiếc đối với bạn Nam và bài học chung trong quan hệ bạn bè Đề 3: a. Xác định ngôi kể - Nếu đóng vai Vũ Nương thì ngôi kể là ngôi thứ nhất và xưng “tôi” b. Xác định cách kể - Tập trung phân tích sâu sắc những suy nghĩ, tình cảm của nhân vật Vũ Nương. Nói cách khác phải hoá thân vào nhân vật Vũ Nương để kể lại câu chuyện - Các nhân vật và các sự việc còn lại chỉ có vai trò như một cái cớ để nhân vật tôi giãi bày tâm trạng của mình 2. Luyện nói trên lớp :.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> + GV tổng kết nhắc nhở những lỗi cần tránh trong việc nói trước tập thể Cử đại diện nhóm trình bày trước lớp. HS khác nghe, nhận xét, bổ sung ( nếu có) GV nhận xét ưu, nhược điểm của HS trong giờ học. GV đánh gía, ghi điểm cho những HS đã trình bày trước lớp. * GV nhận xét, đánh giá. 1-Ưu điểm: 2-Tồn tại: 3-Đánh giá, ghi điểm. Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Đọc trước các đề trong SGK.. HS thực hành luyện nói trên lớp - Bài tập 1: Nhóm 1 - Bài tập 2: Nhóm 2 - Bài tập 3: Nhóm 3 – 4 III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: *Bài cũ: - Cần luyện tập nói trước lớp thật nhiều, đặc biệt là kĩ năng thuyết trình một vấn đề nào đó trước tập thể - Tìm hiểu sự kết hợp giữa yếu tố nghị luận và miêu tả trong truyện Lặng lẽ Sa Pa *Bài mới: - Chuẩn bị: Tự học có HD : Người kể chuyện trong VBTS.HD bài viết số 3. E. RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………....... …………………………………………………………………………………………………………….. ************************* Tuần : 13 Ngày soạn: 14/11/2015 Tiết PPCT: 65 Ngày dạy: 21/11/2015 Tập làm văn : Tự học có hướng dẫn. NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ. HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu người kể chuyện là hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm truyện. - Thấy được tác dụng của việc lựa chọn người kể chuyện trong một số tác phẩm đã học. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Vai trò của người kể chuyện trong tác phẩm tự sự - Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện. 2. Kỹ năng: - Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện. - Những hình thức kể chuyện trong tác phẩm tự sự. - Đặc điểm của mỗi hình thức người kể chuyện trong tác phẩm tự sự 3. Thái độ: - Giáo dục Hs biết xác định ngôi kể, người kể chuyện trong văn bản tự sự. Nhập vai phù hợp – kể chuyện có hiệu quả. C.PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, giải thích minh họa, phân tích, phát vấn, thảo luận nhóm D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS Lớp 9a3 Lớp 9a4 Vắng…………….. Vắng…………….. Phép……….,kp…………….. Phép…………,kp………. 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 3. Bài mới:.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> * Giới thiệu bài mới: Ở các lớp 6 ,7, 8 chúng ta đã được học về ngôi kể và chuyển đổi ngôi kể, trong chương trình Ngữ văn lớp 9, các em tiếp tục được học nâng cao hơn một bước về người kể chuyện và ngôi kể trong văn tự sự, cụ thể như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu trong giờ học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Hoạt động 1: TÌM HIỂU CHUNG * HS đọc đoạn trích SGK/192 GV: Cho biết đoạn trích trên kể về ai, về sự việc gì ? Ai là người kể về các nhân vật và sự việc trên ? GV: Những dấu hiệu nào cho biết ở đây các nhân vật không phải là người kể chuyện ? HS:Các nhân vật đều trở thành đối tượng miêu tả một cách khách quan. Mặt khác, ngôi kể và lời văn không có sự thay đổi, không xưng tôi hoặc xưng tên một trong ba nhân vật đó GV: Những câu “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”, “những người con gái sắp xa ta, …nhìn ta như vậy”…là nhận xét của người nào? Về ai? HS:Lời nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta . GV: Câu “những người con gái…như vậy”, người kể chuyện như nhập vai vào nhân vật anh thanh niên để nói hộ suy nghĩ và tình cảm của anh ta , nhưng vẫn là câu trần thuật của người kể chuyện . Câu nói đó vang lên không chỉ nói hộ anh thanh niên mà là tiếng lòng của rất nhiều người trong tình huống đó GV: Nếu câu nói này là câu nói trực tiếp của anh thanh niên thì ý nghĩa, tính khái quát của câu nói có sự thay đổi không . HS Tính khái quát sẽ bị hạn chế rất nhiều GV: Vì sao có thể nói : Người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật ? HS: Căn cứ vào chủ thể đứng ra kể câu chuyện , đối tượng được miêu tả, ngôi kể, điểm nhìn và lời văn GV: Qua ngữ liệu trên, hãy cho biết trong văn bản tự sự ta có thể kể theo những ngôi nào, tác dụng của từng ngôi ? GV:Người kể chuyện trong văn bản tự sự có vai trò gì? * HS rút ra ghi nhớ SGK/193 Hoạt động 2: LUYỆN TẬP -HS đọc yêu cầu BT GV: hướng dẫn HS làm bài tập HS thảo luận nhóm 4 phút .Các nhóm trình bày miệng trước lớp .. NỘI DUNG BÀI DẠY I. TÌM HIỂU CHUNG 1.Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự *Đoạn trích: SGK/192 - Kể về phút chia tay giữa người hoạ sĩ già , cô kĩ sư và anh thanh niên - Người kể không xuất hiện trong câu chuyện. - Người kể ở ngôi thứ 3 =>Người kể dường như biết hết mọi việc. Các nhân vật đều trở thành đối tượng miêu tả một cách khách quan.. 2. Ghi nhớ : (SGK/193) .. II. LUYỆN TẬP 1-Bài tập 1 ( SGK/193) - Cách kể ở đoạn trích này là nhân vật “ tôi ”(ngôi thứ nhất) - chú bé – trong cuộc gặp gỡ cảm động với mẹ mình sau những ngày xa cách - Tác giả hóa thân vào nhân vật chú bé Hồng - Ưu điểm và hạn chế của ngôi kể này:.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Nhóm khác nhận xét , bổ sung . GV đánh giá. + Người kể dễ đi sâu vào tâm tư, tình cảm miêu tả được những diễn biến tâm lý tinh vi, phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật “tôi”. + Hạn chế: trong việc miêu tả bao quát các đối tượng khách quan sinh động, khó tạo ra cái nhìn HS đọc yêu cầu bài tập 2. nhiều chiều, do đó đễ gây nên sự đơn điệu trong GV hướng dẫn HS làm bài tập giọng văn trần thuật HS thảo luận nhóm 4 phút .Các nhóm trình bày 2-Bài tập 2 (b) :(SGK/194) miệng trước lớp . Chọn một trong ba nhân vật là người kể chuyện, Nhóm khác nhận xét , bổ sung . sau đó chuyển đoạn văn trích ở mục I thành một GV đánh giá đoạn văn khác, sao cho nhân vật, sự kiện, lời văn và cách kể phù hợp với ngôi thứ nhất . Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: *HƯỚNG DẪN BÀI VIẾT SỐ 3 - HS xem và đọc kĩ các đề bài SGK/ 191. Chú ý đề *Bài cũ: số 3 - Nắm được thế nào là người kể chuyện ở ngôi thứ - Lập dàn ý và tìm ý trước ở nhà cho đề bài số 3 nhất, thứ ba, vai trò của người kể chuyện - Chú ý và xem kĩ loại văn tự sự, nghị luận và miêu - Ghi lại hình dung của em về một người kể chuyện tả nội tâm đã học ở những bài trước trong một văn bản - Yêu cầu: bài viết phải kết hợp sử dụng yếu tố *Bài mới: nghị luận và miêu tả nội tâm -Soạn : “ Lặng lẽ Sa Pa” Gv gợi ý: HS có thể ghi lại người kể chuyện trong văn bản “Làng” – Kim Lân E. RÚT KINH NGHIỆM:. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. ………………………………………………………………………………………………………...

<span class='text_page_counter'>(11)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×