Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

giao an 8 tuan 13

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.94 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần: 13 Tiết: 49. Ngày soạn: 14/11/2015 Ngày dạy: 17/11/2015. BÀI TOÁN DÂN SỐ - Thái An – A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Biết đọc hiểu một văn bản nhật dụng. - Hiểu được sự hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số là đòi hỏi tất yếu của xã hội loài người. - Thấy được sự kết hợp phương thức tự sự với lập luận tạo nên sức thuyết phục cho bài viết. - Thấy được cách trình bày một vấn đề có tính toàn cầu trong văn bản. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Thấy được việc hạn chế gia tăng dân số là một đòi hỏi tất yếu của sự phát triển nhân loại nói chung, đối với dân tộc Việt Nam nói riêng. - Sự chặt chẽ và khả năng lập luận bắt đầu bằng một câu chuyện nhẹ nhàng. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng đọc và phân tích lập luận chứng minh - giải thích trong văn bản nhật dụng.Vận dụng vào bài viết. 3.Thái độ: - Giáo dục học sinh sự hiểu biết về vấn đề dân số và ý thức tuyên truyền cho mọi người C. PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, đọc hiểu, phân tích, tích hợp toán học… D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh - Lớp 8A3 - Vắng: (P;…………………….; KP;……………….….………) - Lớp 8A6 - Vắng: (P;……..………….…..; KP;…….……………….…...) 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu tác hại của thuốc lá và em đã làm gì đối với tệ nạn này? 3. Bài mới: Xã hội nông nghiệp Việt Nam ta xưa thường xem trọng vấn đề con cái, nối dõi, dẫn đến tập quán sinh đẻ tự do, vô kế hoạch, dẫn đến dân số nước ta tăng nhanh vào loại đầu bảng trong khu vực và trên thế giới; dẫn đến đói nghèo và bệnh tật, lạc hậu. Vì thế, mà Đảng và nhà nước đã từ lâu đang cố tìm mọi cách để giải bài toán hắc búa – Bài toán dân số. Vậy bài toán đó thực chất là gì? Bài học hôm nay sẽ trả lời cho câu hỏi đó. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu chung - Gv: Em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả tác phẩm? - Hs: Trả lời. NỘI DUNG BÀI DẠY I. GIỚI THIỆU CHUNG: 1.Tác giả: Thái An 2.Tác phẩm: a. Xuất xứ: Trích từ báo Giáo dục và thời đại chủ nhật, số 28,1995 b. Kiểu văn bản: Văn bản nhật dụng II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN:. HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản - Giáo viên đọc sau đó gọi hs đọc tiếp Yêu cầu: đọc rõ ràng, chú ý các câu cảm, những con 1. Đọc-tìm hiểu nghĩa từ khó. số, những từ phiên âm. GV nhận xét cách đọc - Gv giải thích một số từ khó. 2. Tìm hiểu văn bản - Gv: Xác định bố cục của văn bản, nêu nội dung.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> chính của mỗi phần? - Hs: MB: từ đầu đến “sáng mắt ra”- Vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình. TB: Tiếp theo đến “sang đến ô 31 của bàn cờ – Làm rõ vấn đề kế hoạch hoá gia đình. - Kb: Lời kiến nghị khẩn thiết. *Theo dõi phân thân bài cho biết : - Gv: Để làm rõ vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình, tác giả đã lập luận và thuyết minh trên các ý chính nào, tương ứng với mỗi đoạn văn bản nào? -Hs: 1: Vấn đề dân số được nhìn nhận từ một bài toán cổ (đó là câu chuyện … biết nhường nào) 2: Bài toán dân số được tính toán từ một chuyện trong Kinh Thánh (Bây giờ … không quá 5%) 3: Vấn đề dân số được nhìn nhận từ thực tế sinh sản của con người (trong thực tế …ô thứ 31 của bàn cờ) * Theo dõi ý 1 cho biết - Gv: Có thể tóm tắt bài toán cổ như thế nào? - Hs: Có 1 bàn cờ gồm 64 ô. Đặt 1 hạt thóc vào ô thứ nhất, ô thứ hai đặt 2 hạt, các ô tiếp theo cứ thế nhân đôi. - Gv: Tại sao có thể hình dung vấn đề gia tăng dân số từ bài toán cổ này? - Gv: Bàn về dân số từ một bài toán cổ, điều đó có tác dụng gì? (gây hứng thú, dễ hiểu với số đông người đọc) - Gv: Hãy tóm tắt bài toán dân số có khở điểm từ chuyện kinh thánh? Các số liệu thuyết minh dân số ở đây có tác dụng gì? - Hs:Cho mọi người thấy được mức độ gia tăng dân số nhanh chóng trên trái đất. *Theo dõi phần thứ 3 của phần thân bài cho biết: - Gv: Dùng phép thống kê để thuyết minh dân số tăng từ khả năng sinh sản của người phụ nữ, tác giả đã đạt được mục đích gì? - Hs: Cắt nghĩa được vấn đề gia tăng dân số từ năng lực sinh sản tự nhiên của phụ nữ. Cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn của gia tăng dân số. - Gv: Theo thống báo của hội nghị Cai-rô, các nước có tỉ lệ sinh con cao thuộc các châu lục nào? Em hiểu gì về thực trạng kinh tế, văn hoá ở các châu lục này? Từ đó em có thể rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xã hội? - Hs: Trả lời. Theo dõi đoạn cuối - Gv: Em hiểu như thế nào về lời nói sau đây của tác giả: Đừng để mỗi con người trên trái đất này chỉ còn diện tích 1 hạt thóc. Muốn thế phải góp phần làm cho chặng đường đi đến ô thứ 64 càng dài lâu hơn càng tốt?. a. Bố cục: 3 phần b.Phân tích: b1. Nêu vấn đề bài toán về dân số: - Không tin > < “sáng mắt ra” -> Diễn đạt tự nhiên, dễ thuyết phục.. b2.Chứng minh vấn đề bài toán dân số. - Vấn đề này được đặt ra từ thời cổ đại + Từ bài toán của nhà thông thái: - Bàn cờ có 64 ô, đặt 1 hạt thóc vào ô số 1, các ô tiếp theo nhân đôi.  So sánh  Con số trong bài toán tăng khủng khiếp giống tốc độ gia tăng dân số thế giới. => Dân số tăng theo cấp số nhân. + Thống kê về tỉ lệ sinh của phụ nữ một số nước - Một người phụ nữ có thể sinh nhiều con. - Các nước chậm phát triển sinh con nhiều. - Tỉ lệ sinh con của một phụ nữ Quốc gia Tỉ lệ Châu Phi 5,8 An độ 4,5 Việt Nam 3,7 Ru-an-đa 8,1 - Những nước chậm phát triển dân số tăng cao.  Sự mất cân đối về dân số và kinh tế xã hội. => Tăng dân số kìm hãm sự phát triển xã hội, là nguyên nhân đến đói nghèo, lạc hậu b3. Giải pháp - Hạn chế sinh đẻ để giảm sự bùng nổ và gia tăng dân số.  Vấn đề nghiêm túc và sống còn của.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Hs: Muốn còn đất để tồn tại, phải sinh đẻ có kế hoạch để hạn chế gia tăng dân số trên toàn cầu. - Gv: Học qua văn bản này đem lại cho em những hiểu biết gì về dân số và kế hoạch hoá gia đình? - Hs: Sự gia tăng dân số là 1 thực trạng đáng lo ngại trên thế giới, là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, lạc hậu. - Gv: Con đường tốt nhất để hạn chế gia tăng dân số là gì? - Hs: Đẩy mạnh giáo dục cho phụ nữ thoát khỉ áp bức không còn phụ thuộc vào quyền lực của kể khác. - Gv: Em hãy nêu những nét chính về nghệ thuật? - Hs: Trả lời. - Gv: Văn bản nêu lên vấn đề gì? - Hs: Rút ra ý nghĩa. HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học - Hãy trình bày cụ thể tình hình gia tăng dân số ở địa phươnh em? Em biết gì về dân số tỉnh ta hiện nay? (HS tự bộc lộ) - Các vế của câu ghép có quan hệ như thế nào với nhau? Có những quan hệ từ nào thường gặp?. nhân loại. 3. Tổng kết: a. Nghệ thuật: - Sử dụng kết hợp nhiều phương pháp: so sánh, dùng số liệu, phân tích. - Lập luận chặt chẽ. - Ngôn ngữ khoa học, giàu sức thuyết phục. b. Nội dung: Ý nghĩa văn bản: Văn bản nêu lên vấn đề thời sự của cuộc sống hiện đại: dân số và tương lai của dân tộc, nhân loại. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: Bài cũ: Tìm hiểu nghiên cứu tình hình dân số của địa phương, từ đó đề xuất giải pháp cho vấn đề này. Bài mới: - Chuẩn bị bài: “Dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm”. E. RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Tuần: 13 Tiết: 50. Ngày soạn: 16/11/2015 Ngày dạy: 19/11/2015 Tiếng Việt: DẤU. NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẤM. A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu rõ chức năng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. - Biết dùng hai dấu trên trong khi viết. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. 2. Kỹ năng: - Chữa lỗi về dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. 3.Thái độ: - Có ý thức sử dụng trong hoàn cảnh phù hợp. C. PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, phân tích ví dụ, làm việc nhóm... D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh - Lớp 8A3 - Vắng: (P;…………………….; KP;……………….….………) - Lớp 8A6 - Vắng: (P;……..………….…..; KP;…….……………….…...) 2. Kiểm tra bài cũ: - Hãy nêu những quan hệ thường gặp trong câu ghép? - Nêu những quan hệ ý nghĩa có thể có giữa các vế câu? 3. Bài mới: Ngoài các dấu để phân loại các kiểu câu, chúng ta còn học những dấu câu khác: dấu ngang, dấu chấm lửng…, hôm nay, các em tìm hiểu cách sử dụng hai loại dấu: dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung - HS đọc 3 ví dụ Sgk/134. - Gv: Trong 3 ví dụ trên dùng dấu ngoặc đơn có tác dụng gì - Hs:a, Giải thích làm rõ họ ngụ ý chỉ ai b, Thuyết minh về một loài động vật mà tên của nó (ba khía) c, Bổ sung thêm về năm sinh, năm mất. - Gv: Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì nghĩa cơ bản của đoạn trích có thay đổi không? - Hs: Không, vì khi đặt một phần nào đó trong dấu ngoặc đơn thì người viết đã coi đó là phần chú thích, nhằm cung cấp thông tin kèm thêm, chứ nó không thuộc phần nghĩa cơ bản. - Gv: Trong khi dùng dấu ngoặc đơn cần chú ý: Dùng dấu ngoặc đơn với dấu chấm hỏi (?) ( để tỏ ý hoài nghi) và dùng dấu ngoặc đơn với dấu chấm than (!) thể hiện tỏ ý mỉa mai. VD: Trong tất cả những cố gắng của các nhà khai hoá nhằm bồi dưỡng cho dân tộc Việt Nam và dìu dắt họ lên con đường tiến bộ (?) thì phải kể đến bán rượu cồn, thuốc phiện.. NỘI DUNG BÀI DẠY I.TÌM HIỂU CHUNG 1. Dấu ngoặc đơn : +Ví dụ: sgk/134 a. Dùng để giải thích làm rõ “họ” ngụ ý chỉ ai. b. Dùng để thuyết minh (cho biết thêm khến thức) mà tên của nó (ba khía) được dùng để gọi tên một con kênh, nhằm giúp người đọc hình dung rõ hơn đặc điểm của con kênh này. c. Dùng để bổ sung thêm thông tin về năm sinh và mất của nhà thơ Lí Bạch và phần cho người đọc biết thêm Miên Châu thuộc tỉnh nào (Tứ Xuyên). + Kết luận: Ghi nhớ 1: Sgk/134 2. Dấu hai chấm : + Ví dụ: Sgk/135 a. Đánh dấu lời đối thoại. b. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp. c. Đánh dấu phần giải thích lí do.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Gv: Qua phân tích vd hãy cho biết dấu ngoặc đơn dùng để làm gì? (Ghi nhớ sgk) - Gv: Hãy lấy một vài ví dụ trong văn bản đã học và chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc đơn? - Hs đọc ví dụ: - Gv: Dấu hai chấm trong những đoạn trích trên dùng để làm gì? - Hs: a, Lời đối thoại của Dế Mèn nói với Dế Choắt và của Dế Choắt nói với Dế Mèn b, Lời dần trực tiếp (Thép Mới dẫn lại lời của người xưa) c, Phần giải thích lí do thay đổi tâm trạng của tác giả. - Gv: Vậy dấu hai chấm dùng để làm gì? (Ghi nhớ sgk) - Gv: Tìm thêm một vài ví dụ để minh hoạ? * Bài tập nhanh: Thêm dấu hai chấm vào các câu sau cho đúng ý định của người viết: - Người Việt Nam nói “ Học thầy không tày học bạn”, nhưng cũng nói “ Không thầy đố mày làm nên” - Nam khoe với tôi rằng “ Hôm qua cậu ta được điểm 10” HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1: - Gv phân công, hướng dẫn thảo luận nhóm. - Hs thảo luận nhóm trình bày. Bài tập 2: Hs làm việc cá nhân. Bài tập 3: Hs đọc văn bản - GV để HS suy nghĩ lấy tinh thần xung phong, gọi HS khá làm. Bài tập 4: - Được. Khi thay như vậy nghĩa của câu cơ bản không thay đổi, nhưng người viết coi phần trong dấu ngoặc đơn chỉ có tác dụng kèm thêm chứ không thuộc phần nghĩa cơ bản của câu như khi phần này đặt sau dấu hai chấm. - Nếu viết lại “Phong Nha gồm: Động khô và Động nước” thì không thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn, vì trong câu này vế “Động khô và Động nước” không thể coi là thuộc phần chú thích . Bài tập 5: - Sai, vì dấu ngoặc đơn (cũng như dấu ngoặc kép) bao giờ cũng được dùng thành cặp. Phải đặt thêm một dấu ngoặc đơn.. - Phần được đánh dấu bằng dấu ngoặc đơn không phải là bộ phận của câu.. thay đổi tâm trạng của tác giả trong ngày đầu tiên đi học. + Kết luận: Ghi nhớ: Sgk/135. II. LUYỆN TẬP: Bài tập 1 : a. Đánh dấu phần giải thích ý nghĩa của các cụm từ tiệt nhiên, định phận tại thiên thư, hành khan thủ bại hư. b. Đánh dấu phần thuyết minh nhằm giúp người đọc hiểu rõ trong 2.290 m chiều dài của cầu có tính cả phần cầu dẫn. c. Ở vị trí thứ nhất: đánh dấu ngoặc đơn đánh dấu phần bổ sung (chỉ quan hệ lựa chọn). - Ở vị trí thứ hai: dùng để đánh dấu phần thuyết minh để làm rõ các phương tiện ngôn ngữ ở đây là gì? Bài tập 2: a. Đánh dấu (báo trước) phần giải thích cho ý: Họ thách nặng quá. b. Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại (của Dế Choắt nói với Dế Mèn) và phần thuyết minh nội dung mà Dế Choắt khuyên Dế Mèn. c. Đánh dấu (báo trước) phần htuyết minh cho ý: Đủ màu như là những màu nào. Bài tập 3: - Được. Nhưng nghĩa của phần đặt sau dấu hai chấm không được nhấn mạnh bằng..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học Bài cũ: Chuẩn bị bài Dấu ngoặc kép, tìm các dấu ngoặc kép - Có mấy phương pháp thuyết được sử dụng trong Sgk ngữ văn 8. Đọc bài để nắm minh? Nêu đặc điểm của từng định nghĩa dấu ngoặc kép. phương pháp? - Có mấy phương pháp thuyết minh? Nêu đặc điểm của Bài mới: từng phương pháp? - Soạn trước bài: “Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh” E. RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………... Tuần: 13. Ngày soạn: 16/11/2015.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Tiết: 51. Ngày dạy: 19/11/2015 Tập làm văn:. ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH. A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nhận dạng, hiểu được đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức: - Đề văn thuyết minh - Yêu cầu cần đạt khi làm một bài văn thuyết minh - Cách quan sát, tích lũy tri thức và vận dụng các phương pháp để làm một bài văn thuyết minh 2. Kỹ năng: - Xác định yêu cầu của một bài văn thuyết minh . - Quan sát, nắm được đặc điểm, cấu tạo, nguyên lý vận hành, công dụng…của đối tượng cần thuyết minh. - Tìm ý, lập dàn ý, tạo lập một văn bản thuyết minh. 3. Thái độ: - Nghiêm túc trong giờ học. C. PHƯƠNG PHÁP: - Phân tích, vấn đáp, thảo luận nhóm… D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh - Lớp 8A3 - Vắng: (P;…………………….; KP;……………….….………) - Lớp 8A6 - Vắng: (P;……..………….…..; KP;…….……………….…...) 2. Kiểm tra bài cũ: - Muốn có tri thức để làm bài văn thuyết minh, người viết phải làm ntn? - Có mấy phương pháp thuyết minh? Nêu đặc điểm của từng phương pháp? 3.Bài mới : Chúng ta đã biết rằng, để có một bài văn thuyết minh hay, lôi cuốn người nghe, chúng ta phải học tập, nghiên cứu và tích lũy tri thức. Vậy để làm bài văn thuyết minh như thể nào thì bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu chung về Đề văn thuyết minh và Cách làm bài văn thuyết minh Gọi hs đọc đề văn thuyết minh - Gv: Đề nêu lên yêu cầu gì? (Hs: Đối tượng thuyết minh) - Gv: Đối tượng thuyết minh có thể gồm những loại nào? - Hs: con người, đồ vật, di tích, con vật, món ăn, đồ chơi, lễ tết - Gv: Làm sao em biết đó là đề văn thuyết minh - Hs: Không yêu cầu kể chuyện, miêu tả, biểu cảm, tức là yêu cầu giới thiệu, thuyết minh, giải thích - Gv: Hãy cho biết yêu cầu của mỗi đề trong sgk? Và ra một số đề cùng loại? - Hs: Giới thiệu trường em; Giới thiệu đồ vật, một trò. NỘI DUNG BÀI DẠY I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Đề văn thuyết minh - Nêu các đối tượng để người làm bài trình bày tri thức về chúng. (Người, đồ vật, loài vật, di tích…). 2. Cách làm bài văn thuyết minh - Cần tìm hiểu kĩ đối tượng thuyết minh, xác định rõ phạm vi tri thức về đối tượng đó; sử dụng phương pháp thuyết minh thích hợp; ngôn ngữ chính.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> chơi. - Gv: Vậy đề văn thuyết minh yêu cầu điều gì? - HS: trả lời ghi nhớ Sgk, đọc bài văn Xe đạp - Gv: Đối tượng thuyết minh của bài văn là gì? (xe đạp) - Gv: Đề bài này khác đề văn miêu tả ở chổ nào? -Hs: Nếu miêu tả thì phải miêu tả một chiếc xe đạp cụ thể. VD: Chiếc xe đạp của em, của bố em hay của mẹ em, xe đạp màu gì, xe nam hay nữ, xe Việt Nam hay nước ngoài. - Còn đề văn thuyết minh yêu cầu trình bày xe đạp như một phương tiện giao thông phổ biến. Do đó cần trình bày cấu tạo, tác dụng của loại phương tiện này. - Gv: Văn bản thuyết minh này thường có mấy phần , mỗi phần ở đây nêu nội dung gì ? - Gv: Đối với phần mở bài chúng ta giới thiệu chung về xe đạp như thế nào? Trong bài đoạn nào là giới thiệu? Có thể diễn đạt bằng cách khác được không? - Hs: Có thể được: có thể nói: Xe đạp là phương tiện giao thông phổ biến, không ai là không biết. - Gv: Với phần thân bài: Để giới thiệu về cấu tạo của xe đạp, thì phải dùng phương pháp gì? - Phương pháp phân tích, chia một sự vật ra thành nhiều bộ phận tạo thành để lần lượt giới thiệu - Gv treo tranh xe đạp cho Hs quan sát - Gv: Nên chia chiếc xe đạp ra mấy phần để trình bày? - Hs: Ba bộ phận: hệ thống truyền động, hệ thống điều khiển , hệ thống chuyên chở - Gv: Có thể có cách phân tích khác không? - Hs: Không, nếu trình bày theo lối liệt kê thì không nói được cơ chế hoạt động của xe đạp VD: Xe đạp có khung, bánh xe, càng xe, xích, líp, đã, bàn đạp. - Gv: Em có nhận xét gì về cách làm bài? (Ghi nhớ sgk) HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn Luyện tập. - Gv: Hãy lập ý và dàn ý cho đề bài: Giới thiệu trường em? - Hs thảo luận nhóm trình bày, nhận xét cho nhau. - Gv: Chốt ý, đánh giá.. xác, dễ hiểu.. + Bố cục 3 phần a. Mb: Giới thiệu đối tượng thuyết minh b. Tb: - Trình bày cấu tạo - Nêu tác dụng của đồ vật - Nêu cách sử dụng, bảo quản (Trình bày chính xác, dễ hiểu những tri thức khách quan về đối tượng như cấu tạo, đặc điểm, lợi ích,…bằng các phương pháp thuyết minh phù hợp) - Kb: Vai trò, ý nghĩa của đồ vật trong đời sống hiện nay. + Ghi nhớ: sgk / 140. II. LUYỆN TẬP Đề bài : Giới thiệu trường em + MB: Tên trường, ngày thành lập + TB: Vị trí, diện tích của trường, đóng ở phường (xã), quận (huyện), thành phố (tỉnh) - Các khu vực của trường: Phòng Giám hiệu, số phòng học, vườn trường, thư viện. - Các lớp học: (số lượng mỗi khối mấy lớp) - Số lượng giáo viên: nam, nữ - Các thành tích của trường trong đào tạo, thi đua..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học. Chuẩn bị bài “Luyện nói: thuyết minh về một thứ đồ vật”.Chuẩn bị các kiến thức về cái bình thủy để thuyết minh. - Sưu tầm, tìm hiểu những tri thức khách quan về các đối tượng gần gũi với đời sống.. + KB: Vị trí của nhà trường trong đời sống xã hội ở địa phương. Tình cảm của em đối với trường III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Bài cũ: - Tìm ý và lập dàn ý cho bài văn thuyết minh theo yêu cầu. Bài mới: - Chuẩn bị: “Chương trình địa phương phần Văn”. E. RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …... Tuần: 13. Ngày soạn: 10/11/2015.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Tiết: 52. Ngày dạy: 13/11/2015 Văn bản: CHƯƠNG. TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN. A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu biết thêm về các tác giả văn học ở địa phương và các tác phẩm văn học viết về địa phương trước 1975. - Bước đầu biết thẩm bình và biết được công dụng tuyển chọn tác phẩm văn học. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Cách tìm hiểu các nhà văn, nhà thơ ở địa phương. - Cách tìm hiểu các tác phẩm văn, thơ viết về địa phương. 2. Kỹ năng: - Sưu tầm, tuyển chọn tài liệu văn thơ viết về địa phương. - Đọc- hiểu và thẩm bình thơ văn viết về địa phương. - Biết cách thống kê tài liệu, thơ văn viết về địa phương. 3. Thái độ : - Nghiêm túc trong giờ học. C. PHƯƠNG PHÁP: - Làm việc nhóm, phỏng vấn, sưu tầm, đọc hiểu, phân tích... D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh - Lớp 8A3 - Vắng: (P;…………………….; KP;……………….….………) - Lớp 8A6 - Vắng: (P;……..………….…..; KP;…….……………….…...) 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra lần cuối kết quả chuẩn bị của hs 3. Bài mới : Bấy lâu nay các em học văn học nước nhà, văn học của một số quốc gia trên thế giới. Vậy văn học ở Lâm Đồng nói chung ở địa phương Đạ Tông phát triển ra sao thì tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu chung I. TÌM HIỂU CHUNG: - Gv phát bảng nhóm cho các nhóm thống kê 1. Danh sách tác giả văn học Lâm Đồng. các tác giả mà nhóm sưu tầm được. Số Họ và Bút Năm Tác phẩm - Hs: Lam việc nhóm, trình bày kết quả. TT tên danh sinh trên bảng nhóm. 1 Trương Hạnh phúc - Gv: Treo 4 bảng nhóm lên bảng, nhận xét Quỳnh 1931 và đánh giá. Tổ quốc - Hs: Nghe để bổ sung thêm kiến thức lớn vô cùng 2. - Gv: Gọi hs đọc bài thơ, bài văn viết về địa phương mà các em thích (Tác giả: không nhất thiết là người địa phương) - Hs đọc, trao đổi ý kiến về những tác phẩm ấy. Cũng có thể cho đề xuất tác phẩm khác. Phạm vũ. Khẩu súng 1936 Sao hôm sao mai hành tinh cô đơn 3 Chu Bá Minh Tinh Nam màng Bạc 1944 4 Lê Bá Tùng Tiếng Cảnh Nguyên Chim từ quy 2. Một số văn bản viết về quê hương em.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện tập - Gv giới thiệu với lớp một tác giả văn học người Đà Lạt - Đọc bình phẩm một bài thơ về Đà Lạt.. - Thơ 4 chữ: Số táo quân - Thơ 5 chữ: Đà Lạt - Thơ lục bát: Nói về Bùi Thị Xuân II. LUYỆN TẬP: 1.Tác giả: Nhà thơ Hồ Bá Cảnh 2. Bài thơ: HỒ THAN THỞ (Nguyễn Trung An) Đau gì mà mãi mãi thở than Lệ rơi thành tiếng ngân vang vô hồi Đau lòng chi lắm hồ ơi! Để cho trần thế mượn lời khóc than. Sao không đối mặt với đời. Lại than thở hộ kiếp người hôm nay.. GIỚI THIỆU TÁC PHẨM TIÊU BIỂU - Tập thơ: Giọt mưa xứ lạnh. Đà lạt trong thơ thơ trong Đà lạt. - Bài thơ: Với chiều Đà Lạt của: Hồ Thụy Mỹ Hạnh. Đà Lạt trăng mờ của: Hàn Mặc Tử. Mùa thu Đà Lạt của Nguyễn Thị Nghĩa. LangBiang mối tình muôn thuở của Phạm Văn Thảnh. MÙA THU ĐÀ LẠT (Nguyễn Thị Nghĩa) Trời chiều lành lạnh thoảng hơi sương Bóng nước hồ trông ngỡ bóng gương Tiền hạ nắng vàng vươn thảm cỏ Đón thu mây trắng quyện làn hương Chờ tin bạn cũ cài trong gấm Gửi gió tình thơ vượt dặm trường Muốn góp trầm tư vào một gói Tặng người tri kỉ chốn tha phương HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Chuẩn bị bài: “Vào nhà ngục Quãng Đông Bài cũ: cảm tác”. Đọc văn bản, tìm hiểu đặc điểm thể - Sưu tầm tranh ảnh, lập sổ tay về các nhà thơ, thơ, nội dung bài thơ. nhà văn địa phương. Bài mới: - Soạn bài: “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”. E. RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …..

<span class='text_page_counter'>(12)</span>

<span class='text_page_counter'>(13)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×