Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

TỔNG QUAN VỀ TỈNH AN GIANG -BỘ TÀI LIỆU VỀ CÁC KHU ĐIỂM THAM QUAN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5 MB, 119 trang )

1


2


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ---------------------------------------------------------------------------- 5
TỔNG QUAN VỀ TỈNH AN GIANG------------------------------------------------- 6
ĐIỂM THAM QUAN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ------------------------16
1. Mỹ Hịa Hƣng -------------------------------------------------------------------------16
1.1. Địa danh Cù lao Ơng Hổ ----------------------------------------------------------17
1.2. Khu lƣu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (Tp. Long Xuyên) ------------------19
2. Bảo tàng An Giang (Tp. Long Xuyên)---------------------------------------------26
* Lịch sử phát triển ----------------------------------------------------------------------26
* Các phòng trƣng bày ------------------------------------------------------------------27
3. KHU DI TÍCH VĂN HĨA ĨC EO (HUYỆN THOẠI SƠN) -----------------42
3.1.Tổng quan về nền văn hóa Ĩc Eo -------------------------------------------------42
3.2.Nhà trưng bàyvăn hóa Ĩc Eo------------------------------------------------------43
3.3.Linh Sơn cổ tự -----------------------------------------------------------------------49
3.4.Di tích Nam Linh Sơn tự -----------------------------------------------------------51
3.5. Di tích Gị Cây Thị A và Gò Cây Thị B ------------------------------------------52
3.6.Địa danh Ba Thê --------------------------------------------------------------------54
4. KHU DI TÍCH VĂN HĨA, LỊCH SỬ VÀ DU LỊCH NÚI SAM (TP. CHÂU
ĐỐC) --------------------------------------------------------------------------------------56
4.1. Núi Sam ------------------------------------------------------------------------------56
4.2. Miếu Bà Chúa Xứ ------------------------------------------------------------------58
4.3. Lăng Thoại Ngọc Hầu -------------------------------------------------------------61
4.4. Chùa Tây An ------------------------------------------------------------------------64
4.5. Chùa Hang --------------------------------------------------------------------------66
5. CÙ LAO GIÊNG (HUYỆN CHỢ MỚI) ------------------------------------------69


5.1. Nhà thờ Cù Lao Giêng -------------------------------------------------------------70
5.2.Tu viện Phanxicô --------------------------------------------------------------------75
5.3. Chùa Thành Hoa (chùa Đạo Nằm) ----------------------------------------------78
5.4. Chùa Phước Thành (chùa Chim) -------------------------------------------------78
5.5. Đình Tấn Mỹ ------------------------------------------------------------------------80
5.6. Dinh Ba quan Thượng Đẳng ------------------------------------------------------81
5.7. Làng nghề ở cù lao Giêng ---------------------------------------------------------82
5.8. Du lịch nhà vườn -------------------------------------------------------------------83
6. KHU DU LỊCH NÚI CẤM (HUYỆN TỊNH BIÊN) -----------------------------85
6.1.Núi Cấm ------------------------------------------------------------------------------85
6.2.Chùa Phật Lớn ----------------------------------------------------------------------87
6.3. Chùa Vạn Linh ----------------------------------------------------------------------89
6.4. Miếu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp -----------------------------------------------------91
6.5. Thánh địa Bửu Sơn Kỳ Hương ----------------------------------------------------94
3


VĂN HÓA CHĂM ----------------------------------------------------------------------97
1.Lịch sử cộng đồng ---------------------------------------------------------------------97
2. Đời sống kinh tế ----------------------------------------------------------------------98
3. Đời sống văn hóa ---------------------------------------------------------------------99
VĂN HĨA KHMER ------------------------------------------------------------------ 106
1. Ngƣời khmer ở Nam bộ ------------------------------------------------------------ 106
2. Ngƣời khmer ở An Giang --------------------------------------------------------- 107
2.1 Đời sống kinh tế ------------------------------------------------------------------- 107
2.2.Đời sống văn hóa------------------------------------------------------------------ 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO ------------------------------------------------------------ 116

4



LỜI NÓI ĐẦU
An Giang là vùng đất hội tụ những giá trị lịch sử - văn hóa trong suốt
300 năm hình thành và phát triển. Khơng chỉ có thế mạnh về nông nghiệp,
đây là vùng đất giàu tài nguyên du lịch với sự cộng cƣ của nhiều dân tộc, một
địa phƣơng giàu bản sắc văn hóa. Trong những năm qua, An Giang không
ngừng phát triển thế mạnh du lịch của mình, đƣợc du khách trong và ngồi
nƣớc biết đến nhiều hơn.
Việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch là một đòi hỏi cấp bách của tỉnh
nhà, đặc biệt là đội ngũ hƣớng dẫn viên du lịch tại điểm. Bộ tài liệu về các
khu điểm du lịch trọng điểm tỉnh An Giang đƣợc biên soạn dành cho các
hƣớng dẫn viên du lịch đang hành nghề, mang tính chất tham khảo về 6 điểm
du lịch và 2 nội dung về văn hóa Chăm và Khmer ở tỉnh An Giang. Nội dung
tài liệu bao gồm những kiến thức thuyết minh du lịch về lịch sử, văn hóa của
An Giang đƣợc biên soạn súc tích, tham khảo từ các tài liệu tin cậy, nhằm hỗ
trợ cho việc xây dựng bài thuyết minh tại các điểm du lịch.
Tác giả xin chân thành cám các nhà nghiên cứu, các đơn vị, cơ quan đã
cung cấp tài liệu mà chúng tôi đã kế thừa khi biên soạn tài liệu tham khảo
này. Và cũng mong nhận đƣợc sự góp ý từ quý vị về những hạn chế, thiếu sót
của tài liệu này, trên tinh thần mong muốn biên soạn một cuốn “cẩm nang”
cho hƣớng dẫn viên du lịch của tỉnh nhà.

5


TỔNG QUAN VỀ TỈNH AN GIANG
Thời chúa Nguyễn, đất An Giang thuộc Tầm Phong Long, nƣớc Chân
Lạp (vùng đất nằm giữa sông Tiền và sông Hậu). Đến năm 1757, quốc vƣơng
Chân Lạp Nặc Tôn (Outey II), dâng đất này cho chúa Nguyễn. Đến triều
Nguyễn, vua Gia Long, tổ chức mộ dân, khai hoang định cƣ thuộc trấn Vĩnh

Thanh (1 trong 5 trấn của thành Gia Định). Năm 1832, vua Minh Mạng chia trấn
Vĩnh Thanh thành hai tỉnh An Giang và Vĩnh Long. Địa bàn tỉnh An Giang dƣới
thời nhà Nguyễn rất rộng, bao gồm toàn bộ tỉnh An Giang, thành phố Cần Thơ,
Hậu Giang, Sóc Trăng, phần lớn tỉnh Đồng Tháp và huyện Giá Rai (thuộc tỉnh
Bạc Liêu) hiện nay.
Năm 1832, An Giang là một trong sáu tỉnh đầu tiên ởNam Kỳ lục tỉnh. An
Giang trải qua nhiều biến đổi về địa lý hành chính dƣới thời Pháp thuộc và Việt
Nam Cộng hịa.
Tháng 02/1976, tỉnh An Giang chính thức đƣợc tái lập trở lại, gồm 8 huyện:
Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, Huệ Đức, Phú Châu, Phú Tân, Tịnh Biên, Tri
Tôn và hai thị xã: Long Xuyên, Châu Đốc. Tỉnh lỵ đặt tại thị xã Long Xuyên.
Đến nay tỉnh An Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao
gồm 2 thành phố(thành phố tỉnh lỵ Long Xuyên, đô thị loại I và Châu Đốc), 1
thị xã (Tân Châu, đô thị loại 3) và 8 huyện (An Phú, Châu Phú, Châu Thành,
Chợ Mới, Phú Tân, Thoại Sơn, Tịnh Biên, Tri Tơn), với 156 đơn vị hành chính
cấp xã, phƣờng (21 phƣờng, 16 thị trấn và 119 xã). Hai huyện Tịnh Biên và Tri
Tôn giáp biên giới Campuchia, đƣợc công nhận là huyện miền núi.
Dân số tỉnh An Giang nhiều nhất ở miền châu thổ Cửu Long, với 1.908.352
ngƣời (2019) và đứng hạng thứ 6 ở Việt Nam. Huyện Chợ Mới (307.981 ngƣời)
và thành phố Long Xuyên (272.365 ngƣời) là hai địa phƣơng có dân số đơng
nhất tỉnh1.

1

www. thongkeangiang.gov.vn.
6


Tỉnh An Giang hiện có 29 dân tộc sinh sống, chủ yếu là 4 dân tộc: Kinh
(94,3%), Khmer (4,3%), Chăm (0,7%), Hoa (0,47%)2. Ngƣời Khmer có 93.717

ngƣời, sống tập trung ở 2 huyện miền núi: Tri Tôn, Tịnh Biên, và rải rác ở các
huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn. Ngƣời Chăm có 15.327 ngƣời, cƣ
ngụ tập trung tại các xã đầu nguồn ven sông Hậu nhƣ huyện An Phú, thị xã Tân
Châu, và rải rác ở các huyện Châu Phú, Châu Thành. Ngƣời Hoa có 5.233ngƣời,
ở thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc, thị xã Tân Châu3.
An Giang là nơi xuất phát của một số tôn giáo nội sinh nhƣ Bửu Sơn Kỳ
Hƣơng, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật giáo Hịa Hảo... Hiện trên địa bàn có 9 tơn giáo
đƣợc Nhà nƣớc cơng nhận: Phật giáo, Phật giáo Hịa Hảo, Cao Đài, Công giáo,
Tin Lành, Hồi giáo, Tịnh Độ Cƣ sĩ, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ
Hƣơng…với hơn 1,8 triệu tín đồ (78% dân số tỉnh), 506 cơ sở thờ tự, 1.290 chức
sắc (2017) và trên 3.400 chức việc4.
Tỉnh có 13 tơn giáo với 1.846.040tín đồ (2019): Phật giáo Hịa
Hảo (950.000), Phật giáo (710.453), Cơng giáo (96.653), Cao Đài (60.851), Tứ
Ân Hiếu Nghĩa (36.086), Hồi giáo (15.197), Tin Lành (2.690), Bửu Sơn Kỳ
Hƣơng (2.100), Tịnh độ cƣ sĩ Phật học Việt Nam (1.800), Phật giáo Hiếu nghĩa
Tà Lơn (146)...5.
Vùng đất An Giang địa linh nhân kiệt này đã sản sinh cho đất nƣớc nhiều
nhân tài nhƣ: tƣớng nhà Nguyễn Thƣ Ngọc Hầu cùng hai ngƣời em Nguyễn Văn
Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh An Giang, Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu

2

các dân tộc thiểu số tỉnh An Giang lần thứ III năm 2019, Báo cáo số 01/BC-BCĐ.ĐH, ngày 5/1/2019.
Dẫn theo Võ Văn Thắng – Nguyễn Thị Ngọc Thơ (2020), Dấu ấn văn hóa Pháp trong các cơng trình
kiến trúc ở An Giang cuối thế kỷ XIX – nửa đầu thế kỷ XX, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.
11.
Võ Văn Thắng – Nguyễn Thị Ngọc Thơ (2020), Dấu ấn văn hóa Pháp trong các cơng trình kiến trúc

3


ở An Giang cuối thế kỷ XIX – nửa đầu thế kỷ XX, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr. 13, 15.
4



Ngọc Anh (2020), Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, tr.215.
5

Hà Ngọc Anh (2020), Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính

trị Quốc gia, Hà Nội, tr.213.
7


Kinh, Nguyễn Văn Diện (Ba Quan Thƣợng Đẳng), Chủ tịch nƣớc Tôn Đức
Thắng, Bộ trƣởng Bộ Y tế Nguyễn Văn Hƣởng, Bộ trƣởng Bộ Ngoại giao Ung
Văn Khiêm, Trần Văn Thành, Nguyễn Văn Thới (tác giả Kim cổ kỳ quan),
Nguyễn Chánh Sắt, nhà biên khảo Nguyễn Văn Hầu, nhà văn Nguyễn Quang
Sáng, Anh Đức, Lê Văn Thảo, Viễn Phƣơng, nhạc sĩ Hồng Hiệp (Giải thƣởng
Hồ Chí Minh), nhạc sĩ Phan Nhân (Giải thƣởng Nhà nƣớc về văn học nghệ
thuật), NSƢT Bạch Tuyết, NSƢT Nguyễn Ngọc Bạch, đạo diễn NSƢT Bạch
Lan…6.
An Giang là tỉnh ở miền Tây Nam Bộ, thuộc đồng bằng sông Cửu Long,
một phần nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên. An Giang cách thành phố Hồ
Chí Minh 190km (ngả quốc lộ 1 và quốc lộ 80 đi qua Sa Đéc). Phía Bắc và Tây
Bắc giáp hai tỉnh Kandal và Takeo của Vƣơng quốc Campuchia, dài 104km, Tây
Nam giáp tỉnh Kiên Giang 69km, Đông Nam giáp tỉnh Cần Thơ 45km, Đông
Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp. Chiều dài nhất theo hƣớng Bắc Nam là 86km, theo
hƣớng Đông Tây là 87km.

Là một tỉnh có diện tích khá rộng, An Giang đứng thứ tƣ trong số 13 tỉnh ở
đồng bằng sông Cửu Long với 3.424km2,trong đó diện tích đất sản xuất nơng
nghiệp 280.658 ha, đất lâm nghiệp 14.724 ha.
Địa hình ở An Giang khá đa dạng, có đồng bằng, nhiều sơng rạch (đầu
nguồn sông Cửu Long), núi non, lại giáp biên giới. Đồng bằng An Giang có 2
dạng chính: đồng bằng phù sa, tiêu biểu là dạng cồn bãi (cù lao) nhƣ cù lao Ơng
Hổ, Phó Ba (thành phố Long Xun), Bà Hịa (huyện Châu Thành), Bình Thủy,
Khánh Hịa (huyện Châu Phú), Vĩnh Trƣờng (huyện An Phú) của sông Hậu và
cù lao Giêng (huyện Chợ Mới), cù lao Tây, cù lao Ma, Cồn Cỏ (thị xã Tân
Châu). Dạng thứ hai là đồng bằng ven núi, tập trung quanh chân núi Cô Tô
(huyện Tri Tôn), núi Dài (huyện An Phú – Tịnh Biên), núi Cấm (huyện Tịnh
Biên).
Hầu hết các cánh đồng ven núi đã đƣợc khai phá để trồng lúa, hoa màu, cây
ăn quả… Phía tây của tỉnh, chạy song song với biên giới Campuchia là kênh
6

/>8


Vĩnh Tế, dài 87 km, đào năm 1819, nối từ Châu Đốc đến Hà Tiên, là con kênh
đào lớn nhất trong lịch sử Việt Nam thời quân chủ. Do nằm ở đầu nguồn, An
Giang trƣớc đây đều đón mùa nƣớc nổi từ tháng 8 đến tháng 10, cung cấp nhiều
sản vật nhƣ bông điên điển, bông súng, cá linh… làm phong phú thêm nét văn
hóa của một tỉnh ở vùng biên cƣơng Tây Nam này.

Làng bè Long Xuyên (ảnh Nguyễn Thanh Lợi)

* Làng nghề
An Giang là tỉnh tập trung nhiều núi nhất ở châu thổ sông Cửu Long, khá
đa dạng. Cụm núi Sập có 4 núi là núi Sập (cao nhất, 85m), núi Nhỏ, núi Bà và

núi Cậu ở huyện Thoại Sơn. Cụm núi Ba Thê (huyện Thoại Sơn) gồm 5 ngọn:
núi Ba Thê (cao nhất, 221m, chu vi 4.220m), núi Nhỏ, núi Tƣợng, núi Trọi, núi
Chóc. Núi Sam (Học Lãnh Sơn) ở thành phố Châu Đốc cao 228m, chu vi
5.200m. Dãy Thất Sơn (Bảy Núi) nằm ở hai huyện Tri Tơn và Tịnh Biên với các
ngọn núi chính: núi Cấm (Thiên Cấm Sơn, cao nhất Tây Nam Bộ, 705m, chu vi
28.600m), núi Dài (Ngọa Long Sơn), núi Kéc (Anh Vũ Sơn), núi Dài Năm
Giếng (Ngũ Hồ Sơn), núi Nƣớc (Thủy Đài Sơn), núi Tƣợng (Liên Hoa Sơn), núi
Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn) và một số ngọn khác trong dãy này nhƣ núi Trà Sƣ
(Kỳ Lân Sơn), núi Bà Đội Om, núi Nam Qui, núi Phú Cƣờng… Thị xã Tân
Châu có núi Nổi (Phù Sơn)7.

Trịnh Bửu Hồi (2018), Địa chí du lịch An Giang, Sở Văn

7

hóa Thể thao và Du lịch An Giang, tr. 13, 15.
9


Khí hậu ở An Giang cũng tƣơng tự nhƣ các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu
Long, thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa mƣa nắng. Mùa khơ từ tháng
12 đến tháng 4 năm sau, mùa mƣa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. Những năm
gần đây, do biến đổi khí hậu nên mùa mƣa khơng theo quy luật. Nhiệt độ trung
bình 270C, độ ẩm khoảng 80%, lƣợng mƣa trung bình hàng năm gần 1.400mm.
Khí hậu ở núi Cấm khá mát mẻ, đƣợc ví nhƣ “Đà Lạt” của Tây Nam Bộ.
An Giang là tỉnh đứng thứ hai cả nƣớc về sản lƣợng lúavà là thủ phủ của
con cá ba sa, đã đi khắp thế giới. Với nguồn thủy sản dồi dào, đƣợc ví là “An
Giang trên cơm, dƣới cá”. Do địa hình đa dạng, nên ngồi nghề làm ruộng và
đánh bắt thủy sản, ngƣời dân An Giang cịn có nhiều nghề thủ cơng nhƣ dệt,
mộc, đan lát, nắn nồi, chạm khắc đá...

Nghề trồng dâu, nuôi tằm, ƣơm tơ, dệt lụa khá phổ biến, tập trung nhiều
nhất ở vùng Tân Châu, Chợ Mới. Cho đến đầu thế kỷ XX, lụa Tân Châu đã nổi
tiếng một thời vừa bền, vừa đẹp với thƣơng hiệu “lãnh Mỹ A” nức tiếng.Hiện
nay, mặt hàng lụa này đã có mặt trên khắp các sàn diễn danh giá thế giới qua
những sản phẩm thiết kế của Võ Việt Chung. Thổ cẩm ở xã Văn Giáo (huyện
Tịnh Biên) của ngƣời Khmer và ở làng dệt Châu Phong (thị xã Tân Châu) của
ngƣời Chăm nhiều màu sắc, hoa văn sắc sảo, với các mặt hàng nhƣ xà rơng,
khăn tắm, khăn đội, khăn trải bàn, khăn chồng, túi xách, hàng lƣu niệm… luôn
đƣợc cải tiến với những mẫu mã mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du
lịch trong và ngoài nƣớc. Hợp tác xã Thổ cẩm Châu Giang ở ấp Phũm Xoài (xã
Châu Phong, thị xã Tân Châu) có đến 160 mẫu sản phẩm, ln là điểm đến của
khách du lịch quốc tế trên tuyến Mekong8.
Nghề mộc cũng sớm phát triển trên đất Chợ Thủ (huyện Chợ Mới) với
những làng nghề mộc Long Giang, Tấn Mỹ, Mỹ Luông, Long Điền A, Long
Điền B… Các làng nghề này sản xuất những sản phẩm thủ công tinh xảo có tính
nghệ thuật cao, từ đơn giản đến cầu kỳ, phức tạp. Nhiều sản phẩmphục vụ nhu
cầu đời sống nhƣ tủ, bàn ghế, đôn, tràng kỷ… cho đến các mặt hàng địi hỏi tay
8

Trịnh Bửu Hồi (2018), Địa chí du lịch An Giang, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch An Giang, tr.

171; Khảo sát ngày 24/9/2020.
10


nghề cao nhƣ phù điêu, bao lam, hoành phi, liễn đối… đã đi vào ca dao nhƣ một
niềm tự hào:
Long Điền, Chợ Thủ quê anh
Trai chuyên làm tủ, gái sành cửi canh9.
Do ảnh hƣởng từ các đập thủy điện trên sông Mekong, những năm gần đây,

Tây Nam Bộ hầu nhƣ khơng cịn những mùa nƣớc nổi, làng nghề đóng ghe
xuồng cũng khơng cịn phát triển nhƣ trƣớc.
Làng tranh kiếng Bà Vệ (xã Long Điền B, huyện Chợ Mới) có tuổi đời trăm
năm. Sản phẩm rất đa dạng với nhiều thể loại, tiêu thụ khắp các tỉnh từ Cà Mau,
Bạc Liêu, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ, Mỹ Tho, Bình Dƣơng, Đồng Nai,
ra đến tận miền Trung nhƣ Khánh Hòa, Phú n. Ngày nay, nghề tranh kiếng
nơi đây khơng cịn nhƣ thời hoàng kim vào thập niên 1980, với hàng trăm hộ sản
xuất, ghe hàng ra vào tấp nập suốt cả con kinh10.
Ngồi ra cịn có các làng nghề khác nhƣ: làng rèn Phú Mỹ, làng đan lát Chợ
Mới, làng nhang Bình Đức…
*Ẩm thực
Ở vùng đất có sự giao lƣu mạnh mẽ giữa văn hóa của các dân tộc, đặc biệt
là Khmer và Chăm, nên An Giang đƣợc xem là “thiên đƣờng” của ẩm thực,với
nhiều món ăn phong phú. Sinh thái đa dạng, mang sắc thái đặc trƣng của sông
nƣớc nơi đây đã sản sinh ra những nguồn nguyên liệu dồi dào trong các món ăn
địa phƣơng. Hình ảnh cây thốt nốt đã trở thành biểu trƣng cho văn hóa Khmer ở
An Giang. Nhiều sản phẩm làm ra từ loại cây này:đƣờng thốt nốt, thạch thốt nốt,
nƣớc thốt nốt. Ai đi du lịch An Giang, nhất là khi đến viếng miếu Bà Chúa Xứ
núi Sam ở Châu Đốc mà chƣa thƣởng thức đặc sản này thì kể nhƣ là chƣa có trải
nghiệm đầy đủ khi đến vùng đất địa linh này. “Bia chua Bảy Núi” là loại thức
uống có gas tự nhiên độc đáo của đồng bào Khmer Bảy Núi, nó đƣợc chế biến từ
nƣớc thốt nốt và một số thảo dƣợc lấy từ núi cao, có tác dụng thơng huyết bầm,
Trịnh Bửu Hồi (2018), Địa chí du lịch An Giang, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch An Giang, tr.

9

173, 175.
Nghề vẽ tranh kiếng ở Bà Vệ, />
10


11


thải độc rất tốt11. Rƣợu đinh lăng cũng là đặc sản của vùng Bảy Núi, có tác dụng
nhƣ nhân sâm, nhiều sinh tố B1 và 13 loại axit amin cần thiết cho cơ thể, giúp
tăng cƣờng trí nhớ, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Bông điên điển, cá linh vốn là những thức ăn bình dân thì nay đã trở thành
những sản vật nổi tiếng khi khách du lịch đến với vùng đất này.

Bông điên điển và cá linhở An Giang(ảnh Nguyễn Thanh Lợi)

Hai huyện miền núi Tịnh Biên, Tri Tơn là nguồn cung cấp thịt bị của tỉnh,
đặc sản thƣơng hiệu, món cháo bị ăn với trái chúc (một loại gần giống trái
chanh) làm cho tơ cháo bị hấp dẫn hơn. Bị nƣớng, bị nấu lá giang có mặt
thƣờng xuyên trong các nhà hàng đặc sản cho tới bình dân ở hai huyện này.

Lòng bò, bò nấu lá giang, bò nƣớng ở ấp Núi Két, xã Thới Sơn, huyện
Tịnh Biên (ảnh Nguyễn Thanh Lợi)
Bún cá (bún nƣớc lèo) Châu Đốc là nét riêng trong văn hóa ẩm thực của
“làng bún” Việt Nam, với đặc trƣng màu vàng nghệ. Bên cạnh đó là bún nƣớc
kèn (bún kèn) nấu với cá lóc hoặc cá bơng. Bún mắm có mùi vị đặc trƣng của
mắm.
11

Bia chua Bảy Núi, />12


Chè bƣởi An Giang có vị ngọt thanh của đƣờng thốt nốt, mùi thơm của
bƣởi và đậu xanh, vị béo của nƣớc cốt dừa, đƣợc Tổ chức Kỷ lục Việt Nam ghi
nhận là một trong những món ăn đặc sản của Việt Nam. Quán chè bƣởi Thúy

Nghị trên đƣờng Trần Hƣng Đạo với tuổi đời trên 30 năm đã trở thành điểm đến
thú vị khi du khách ghé thăm thành phố Long Xuyên.

Chè bƣởi Thúy Nghị (ảnh Nguyễn Thanh Lợi)
Châu Đốc đƣợc biết đến nhƣ một “vƣơng quốc mắm” với vài chục loại
mắm: mắm thái, mắm cá linh, mắm cá lóc, mắm cá trèn, mắm cá chốt, mắm cá
sặt…), trong đó đặc sắc nhất vẫn là mắm thái. Hai con sông lớn nhất của
Mekong là sông Tiền và sông Hậu đều chảy qua tỉnh, lại nằm ở thế đầu nguồn,
nên đã tạo ra một “vựa cá” An Giang với nhiều loại khô: cá tra phồng, cá sặt bổi,
cá nhái (cá lìm kìm), cá lóc (An Phú, Thoại Sơn, Chợ Mới), cá chốt…

Mắm Châu Đốc (ảnh Nguyễn Thanh Lợi)
13


Khơ bị Châu Đốc nổi tiếng từ mấy chục năm nay, đƣợc chế biến cơng phu,
vệ sinh, đóng gói bao bì có thể mang đi xa.
Tung lị mị (lạp xƣởng bò) là đặc sản của ngƣời Chăm ở Tân Châu, Châu
Đốc, đặc biệt là của làng Chăm Châu Phong đã đƣa danh tiếng của sản phẩm
này đi xa. Cơ sở sản xuất của anh Anas đã đƣợc công nhận là sản phẩm đƣợc
cấp giấy chứng nhận OCOP12, tham gia hội chợ nơng sản ở thành phố Hồ Chí
Minh. Món này giống nhƣ lạp xƣởng, chỉ khác là trộn thêm cơm nguội, phơi 3
nắng sẽ lên men chua. Có thể ăn nƣớng hoặc chiên, kèm chuối chát, rau sống,
khế chua.

Lạp xƣởng bị của ngƣời Chăm Châu Giang
(ảnh Nguyễn Thanh Lợi)
*Tín ngưỡng
Tín ngƣỡng dân gian ở An Giang cũng khá phong phú, với các lễ hội dân
gian nhƣ lễ Kỳ yên, lễ hội miếu Bà Chúa Xứ, lễ hội đền thờ Quản cơ Trần Văn

Thành, lễ hội đình Châu Phú... Cộng đồng ngƣời Khmer có lễ Chơl Chnam
Thmây, lễ hội Đua bị, lễ Dolta.Ngƣời Hoa cúng Ơng Bổn, Thần Tài…Ngƣời
Chăm có lễ liên quan đến Hồi giáo nhƣ Ramadan13, lễ Haji14…
“Mỗi xã, phƣờng một sản phẩm” (One commune, one product viết tắt thành OCOP), mơ hình đƣợc

12

học tập từ phong trào “Mỗi làng một sản phẩm của của Nhật Bản” (One village, one product viết tắt
thành OVOP). Phong trào này đƣợc triển khai đầu tiên ở Nhật Bản từ thập niên 70 của thế kỷ trƣớc và
đã mang lại nhiều lợi ích cho ngƣời dân.
13

Có nét tƣơng tự nhƣ lễ hội Dolta của ngƣời Khmer và Tết 15/7 của một số dân tộc khác ở Việt Nam

[Hoàng Nam (2015), Đại cương Nhân học văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 213].
14


Đình Vĩnh Tế (Tp. Châu Đốc, ảnh Nguyễn Thanh Lợi)
Trên địa bàn tỉnh An Giang, bên cạnh các tôn giáo nhƣ Phật giáo, Cơng
giáo, Tin Lành, Hồi giáo, cịn có nhiều tôn giáo bản địa nhƣ Bửu Sơn Kỳ
Hƣơng, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật giáo Hịa Hảo.
An Giang có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, tạo nên
một đời sống tâm linh, văn hóa mang bản sắc riêng, trong đó có lễ hội Bà Chúa
Xứ thu hút khách thập phƣơng cả nƣớc, là lễ hội dân gian lớn nhất ở Nam Bộ.

14

Lễ tiễn đƣa những ngƣời học giỏi, có đức hạnh, có khả năng tài chính hành hƣơng về Mecca. Trong


buổi lễ này, ngƣời Chăm mặc trang phục đạo Hồi, ăn tiệc ở thánh đƣờng và phải ăn bốc bằng tay. Các
cơ gái đã đính hơn đi thăm gia đình chồng tƣơng lai, các cơ gái chƣa đính hơn đi thăm ngƣời thân và
tiếp bạn bè. Trong cuộc đời của mình, họ ln muốn đến Mecca một lần. Ai hành hƣơng ở Mecca về
suốt đời sẽ mang tên Haji trƣớc tên riêng của mình [Hồng Nam (2015), Đại cương Nhân học văn hóa
Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 213].
15


ĐIỂM THAM QUAN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Mỹ Hòa Hưng
Mỹ Hòa Hƣng là một xã cù lao nằm trên dịng sơng Hậu thuộc thành phố
Long Xun, diện tích tự nhiên 2.128ha, có 5.424 hộ với 22.325 nhân khẩu,
đƣợc chia thành 9 ấp. Trong đó diện tích đất nơng nghiệp 860ha chủ yếu trồng
lúa, hoa màu, vƣờn cây ăn trái và một phần chăn ni thủy sản.Cù lao Ơng Hổ
thuộc xã Mỹ Hòa Hƣng (tp. Long Xuyên, An Giang). Từ Long Xuyên muốn qua
cù lao Ông Hổ từ 1 trong 2 bến phà: bến phà Trà Ôn hoặc bến phà Ơ Mơi.
Đây là vùng đất đƣợc ngƣời Việt khai phá sớm ở Nam Bộ, đã có ngƣời Việt
sinh sống cách nay gần 300 năm. Làng An Hòa, xã Mỹ Hòa Hƣng, thời Pháp
thuộc, trƣớc năm 1919 là làng An Hòa, tổng An Phú, tỉnh Châu Đốc, là quê
hƣơng của chủ tịch nƣớc Việt Nam Tơn Đức Thắng15.
Cù lao Ơng Hổ có chiều dài 8km, chiều ngang nơi rộng nhất 5km, nằm
chếch về hƣớng Tây Bắc thành phố Long Xuyên khoảng 4km. Cù lao nối tiếp
với cồn Bà Hòa ở thƣợng lƣu và cù lao Phó Ba, cồn Phó Huế ở hạ lƣu, chia sông
Hậu thành hai luồng nƣớc, rộng phía tả ngạn, hẹp phía hữu ngạn. Cù lao Ơng Hổ
nằm song song với cù lao Ông Chƣởng - cù lao lớn nhất An Giang16. Ngã ba
sông Hậu và rạch Ơng Chƣởng nằm đối diện góc Đơng Bắc của cù lao.

Dịng kênh xanh quanh cù lao Ơng Hổ17

15


/>
16

/>
17

/>16


Bao quanh cù lao là những làng bè nuôi cá, nhà hàng nổi.Trên cù lao, kênh
rạch khá chằng chịt, có các vƣờn cây ăn trái, khu lƣu niệm Chủ tịch Tơn Đức
Thắng, miếu Ơng Hổ, các làng nghề rèn, mộc, dệt chiếu…Ngồi việc tham quan
di tích, du khách có thể trải nghiệm cuộc sống sông nƣớc Nam Bộở cù lao với
các hoạt động làm ruộng, cấy lúa, đánh bắt cá trên kênh rạch, thử làm nghề rèn,
mộc, dệt chiếu; hay đạp xe tham quan cù lao, đi thuyền trên kênh rạch, tham
quan bè cá, cùng chăm sóc, thu hoạch, thƣởng thức trái cây; cùng thu hoạch rau,
đánh bắt cá với ngƣời dân và thƣởng thức đặc sản địa phƣơng bằng thành quả
lao động của mình18.
1.1. Địa danh Cù lao Ơng Hổ
Ngày nay, du khách đến ngôi chùa cổ Bửu Long sẽ bắt gặp ngơi mộ Ơng
Hổ khi vào chùa. Truyền thuyết xƣa kể lại rằng, thuở xƣa vùng đất này hoang
vu, một hơm có hai ơng bà già đi giăng câu dƣới sơng, giữa lúc dơng gió bão
bùng, ơng nhìn thấy một con mèo đang nhoi lên mặt nƣớc. Ông tìm cách vớt lên,
đƣa vào bờ ơng bà mới phát hiện đó là con hổ con bị cụt đi. Ơng bà đem về
nuôi dƣỡng. Mỗi bữa cho ăn cá, hổ rất nghe lời. Dân làng sợ hổ ăn thịt ngƣời và
phá đồ đạc, nên rình đâm hổ khiến nó chạy vào rừng. Vài ngày sau nó quay trở
lại, khơng hề ăn gà vịt của dân làng. Sau khi ông bà qua đời vì bị dịch tả, hổ chỉ
cịn lại một mình. Cái chịi ọp ẹp của hai ơng bà bị mƣa gió làm tả tơi nhƣng hổ
vẫn khơng bỏ đi, dân làng thƣơng tình cho thức ăn. Những đêm trắng sáng nó

ngồi gục đầu trƣớc mộ ơng bà. Thời gian sau nó vơ núi sống. Mỗi năm đều quay
lại trƣớc ngày giỗ. Chừng 15, 20 năm sau, trong lần về lại nơi ông bà mất, hổ
gặp bão lớn và chết lúc bơi qua sông, xác trôi về gần làng cũ. Dân làng vớt xác
đem chơn, nhớ con hổ có nghĩa nên lập miếu thờ. Từ đó có tên gọi cù lao Ông
Hổ19.

18

/>
19

Nguyễn Ngọc Quang (chủ biên) (2016), Văn học dân gian An Giang, quyển 1, Nxb Văn hóa dân

tộc, Hà Nội, tr.66-67. Truyền thuyết này có nhiều dị bản với nội dung tƣơng tự.
17


Chiếc cổng có hình hai chú hổ biểu trƣợng của xứ cù lao20
Mộ của “Ông Hổ” đã đƣợc trùng tu rất nhiều lần và đã đƣợc cất mới vào
năm 2007. Hàng năm, lễ giỗ Ông Hổ đƣợc tổ chức vào ngày 28/10 âm lịch với
sự tham gia của rất nhiều du khách gần xa. Trƣớc đây lễ giỗ tổ chức đến 2-3
ngày với nhiều hoạt động vui chơi giải trí, văn hóa, thể thao, cũng là dịp cầu
mong mùa màng bội thu, dân làng khỏe mạnh, không xảy ra dịch bệnh. Trong
dịp này thƣờng có hát bội, đờn ca tài tử, cải lƣơng, múa lân; các trò chơi dân
gian nhƣ: đua ghe, bắt vịt, đẩy gậy, đập nồi…21.

Mộ Ông Hổ ở Bửu Long cổ tự(ảnh Nguyễn Thanh Lợi)

20


/>
cua-giang.html.
21

/>18


1.2. Khu lưu niệm Chủ tịch TônĐức Thắng (Tp. Long Xuyên)
* Cuộc đời và sự nghiệp của Tôn Đức Thắng
Tôn Đức Thắng (1888-1980) sinh ngày 20/8/1888, tại làng Mỹ Hòa Hƣng
(cù lao Ông Hổ), tổng Định Thành, hạt Châu Đốc (xã Mỹ Hòa Hƣng, tp. Long
Xuyên, tỉnh An Giang nay), trong một gia đình trung nơng. Cha ơng là Tơn Văn
Đề, mẹ là Nguyễn Thị Dị. Quê ngoại của Tôn Đức Thắng ở rạch Cái Sơn, xã Mỹ
Phƣớc, tổng Định Thành, quận Châu Thành, tỉnh Long Xuyên (nay thuộc
phƣờng Mỹ Phƣớc, tp. Long Xuyên).
Lúc nhỏ, ông học chữ Hán với thầy Nguyễn Thƣợng Khách, một nhà nho
yêu nƣớc của phong trào Duy tân, về sau học ở Trƣờng tiểu học Long Xun.
Năm 1907, ơng học tại Trƣờng Cơ khí Á Châu (École des mécaniciens de
Saigon, thƣờng gọi là Trƣờng Bá Nghệ Sài Gòn, nay là Trƣờng Cao đẳng Kỹ
thuật Cao Thắng ở TP.HCM), làm nghề thợ máy. Năm 1916, Tôn Đức Thắng
sang Pháp làm lính thợ ở quân cảng Toulon.
Cách mạng tháng 10 Nga thành công (7/11/1917), Pháp và các nƣớc đế
quốc liên minh chống lại nƣớc Nga Xô Viết cịn non trẻ. Ơng làm việc trên
chiến hạm France đi vào biển Đen, chống lại nƣớc Nga. Ngày 19/4/1919, cùng
với thủy thủ Pháp phản chiến, ông kéo cờ đỏ trên chiến hạm để ủng hộ giai cấp
vô sản Nga. Năm 1920, Tơn Đức Thắng bị trục xuất về Sài Gịn. Tại đây ông
thành lập Công hội Đỏ, hoạt động ở Sài Gịn – Chợ Lớn. Năm 1925, ơng lãnh
đạo cơng nhân xƣởng Ba Son bãi công, lãn công, kéo dài thời gian sửa chữa tàu
chiến cho Pháp chuẩn bị sang đàn áp cách mạng Trung Quốc.
Năm 1927, Tôn Đức Thắng tham gia Kỳ bộ Thanh niên Nam Kỳ. Cuối năm

1928, ông bị Pháp bắt, ngày 26/7/1929, bị kêu án 20 năm khổ sai, đày đi Côn
Đảo. Cách mạng Tháng Tám 1945 thắng lợi, ông trở về đất liền (23/9/1945),
tham gia Xứ ủy Nam Bộ (tháng 10/1945), đắc cử vào Quốc hội nƣớc Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa (6/1/1946). Tháng 3/1946, ông đƣợc Chủ tịch Hồ Chí Minh
mời ra Hà Nội giữ nhiều cƣơng vị quan trọng của đất nƣớc: Chủ tịch Mặt trận
Liên Việt, Trƣởng ban Thƣờng trực Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Trung ƣơng Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch danh dự Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam,
19


Chủ tịch Hội hữu nghị Việt – Xô, Chủ tịch danh dự Ủy ban Bảo vệ hịa bình thế
giới của Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Hịa bình thế giới, Chủ tịch nƣớc Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa và Chủ tịch nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tháng 12/1955, Tôn Đức Thắng là ngƣời Việt Nam đầu tiên đƣợc nhận giải
thƣởng Lênin “Vì hịa bình và hữu nghị giữa các dân tộc” và Huân chƣơng
Lênin năm 1967. Ông cũng là ngƣời đầu tiên đƣợc trao tặng Huân chƣơng Sao
vàng, huân chƣơng cao quý nhất của nƣớc ta vào tháng 8/1958.
Chủ tịch Tôn Đức Thắng mất ngày 30/3/1980 tại Hà Nội. Ông là tấm gƣơng
cao quý, suốt đời phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân22.
* Khulưu niệm Chủ tịch Tơn Đức Thắng
Từ bến phà Ơ Mơi (thành phố Long Xuyên), theo đƣờng thủy khoảng 3km
là đến cù lao Ông Hổ. Khu lƣu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng nằm trên cù lao
thuộc ấp Mỹ An, xã Mỹ Hòa Hƣng, thành phố Long Xuyên (An Giang).
Khu lƣu niệm hình thành sau khi Bộ Văn hóa cơng nhận là di tích lịch sử
văn hóa cấp quốc gia vào năm 1984. Đến năm 1988 (kỷ niệm 100 năm ngày
sinh Chủ tịch Tơn Đức Thắng), nơi này chỉ có ngơi nhà lƣu niệmthời niên thiếu
và một nhà trƣng bày nhỏ, vừa là nơi làm việc của Ban quản lý di tích và một
phịng trƣng bày hình ảnh về thời niên thiếu, cuộc đời sự nghiệp của Chủ tịch
Tơn Đức Thắng.
Diện tích khu nhà lúc bấy giờ là 0,6 ha, trong đó khu nhà di tích là 0,4 ha,

cịn lại là Văn phịng Ban quản lý và nhà trƣng bày nhỏ nằm trong ngơi nhà làm
việc của Ban quản lý di tích.
Năm 1998, kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, khu
lƣu niệm đƣợc mở rộng thêm 5,8 ha, để xây thêm đền thờ, nhà trƣng bày về thân
thế và sự nghiệp, nhà lƣu niệm thời niên thiếu của bác, công viên cây xanh.
Tháng 7-2012, khu lƣu niệm đƣợc Chính phủ cơng nhận là di tích quốc gia
đặc biệt, 1 trong số 23 di tích quốc gia đặc biệt vào thời điểm đó.

22

Nhiều tác giả (2013), Địa chí An Giang, Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang, tr. 902-903; Bùi Đình

Phong (chủ biên) (2007), Tơn Đức Thắng tiểu sử, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
20


Khu lƣu niệm Chủ tịch Tơn Đức Thắng
(ảnh Đinh Hồng Vĩnh Trƣờng)
* Ngôi nhà nơi Chủ tịch Tôn Đức Thắng chào đời
Qua khỏi cổng chào là ngôi nhà sàn mang dáng dấp của làng quê Nam Bộ.
Ngôi nhà bao gồm: nhà ở, cổng chính, hàng rào, ngõ vào nhà, một khoảng sân
trồng hoa kiểng, vƣờn cây ăn trái… Toàn bộ kiến trúc nhìn ra đƣờng lộ và bờ
sơng.
Tại ngơi nhà này, ngày 20/8/1888, ông bà Tôn Văn Đề và Nguyễn Thị Dị
đã sinh ra ngƣời con ƣu tú cho quê hƣơng đất nƣớc là Tôn Đức Thắng. Nhà do
ông Tôn Văn Đề xây vào năm 1887, trên nền đất cũ, kiểu nhà sàn, lót ván bằng
gỗ thao lao. Chiều cao nhà sàn từ nền đất là 0,7m, chân cột làm bằng đá tảng ở
núi An Giang có hình tháp nón cụt, diện tích ngơi nhà 11,5x12,6m.
Ngơi nhà sử dụng chủ yếu nguyên liệu gỗ, kiểu nhà bát dần khá phổ biến ở
Nam Bộ. Từ bên ngồi nhìn vào, ngơi nhà có vẻ thấp, mái bè rộng sang hai bên,

nhƣng vào bên trong thì nhà lại cao ráo, thơng thống do các cột cái cao hơn các
cột khác. Kiến trúc ngôi nhà theo kiểu ba gian, hai chái, với 24 cột chính và các
cột phụ, chia làm 7 hàng.
Ở gian chính giữa ngơi nhà là bàn thờ, phía trên có các bao lam chạm trỗ
hình hoa lá, chim thú. Bàn thờ tổ tiên đƣợc đặt trang trọng ở gian giữa, sau các
bao lam và nghi thờ Bác Tôn. Trên tủ thờ là đỉnh trầm cao 0,6m, ngang
0,2x0,3m, có 2 đầu đƣợc đắp nổi đầu rồng ở thân đỉnh và 4 đầu rồng nhỏ hơn ở
4 chân. Sau tủ thờ là ghế thờ đứng hai cấp: bên trái thờ ông bà thân sinh Bác
21


Tôn, bên phải thờ ông bà Tôn Đức Nhung (em trai và em dâu Bác Tôn). Bậc cấp
cao hơn thờ Cửu Huyền Thất Tổ. Ghế thờ đặt trên sập gỗ thao lao.
Trên vách thờ là bộ trang kiếng, kích thƣớc 1,2x1,6m, gồm 3 khung dính
liền nhau, vẽ hình lƣỡng long, khung dƣới vẽ hình bƣớm bay.
Bộ ván ngựa đặt ở tiền sảnh, có kích thƣớc 2,3m x 1,56m, gồm 3 tấm gỗ
mun dài 2,3x0,52x0,04m, ghép mộng lại với nhau. Bộ ván đặt trên 2 “con ngựa
gỗ”, có cơng dụng nhƣ chiếc đi văng. Đây là bộ ván Bác Tôn đã nằm lúc nhỏ và
thời niên thiếu.
Bộ bàn ghế tiếp khách cũng đƣợc đặt ở tiền sảnh, thƣờng có trong các gia
đình trung lƣu, là kỷ vật xƣa của ngơi nhà nay đã trở thành hiện vật tại di tích.
Chiếc lu bằng gốm men xanh lá cây, cao 0,56m, nắp đậy bằng nhôm, đặt
trên giá gỗ 3 chân bằng thao lao, cao 0,75m, đặt ở tiền sảnh gần cửa đi vào gian
thứ ba.
* Khu mộ chí
Phía sau ngơi nhà của Chủ tịch Tơn Đức Thắng là khu mộ chí, nơi an nghỉ
của hai thân sinh Bác Tôn và vợ chồng em trai thứ tƣ của Bác Tôn là Tôn Đức
Nhung. Khu mộ đƣợc Bảo tàng An Giang tôn tạo lại phần nền năm 1994. Diện
tích khu mộ là 110m2, hình vng, nằm trong khu di tích rộng 3.000m2, xung
quanh là những khóm hoa mai, hoa ngâu, hoa trang.

* Đền tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng
Ngôi đền đƣợc xây dựng trên một khn viên rộng rãi, thống mát bên bờ
sơng Hậu, với diện tích mặt bằng 1.600m2, có hình vng.Kiến trúc chính của
ngơi đền tọa lạc trên một nền cao, 4 hƣớng đi vào đền đều có 3 bậc cấp: Bậc thứ
nhất có 9 cấp, bậc thứhai có 7 cấp, bậc thứ ba có 3 cấp. Các bậc cấp và mặt nền
ngôi nhà lát bằng đá granit của vùng Bảy Núi (An Giang).

22


Đền tƣởng niệm Chủ tịch Tơn Đức Thắng
(ảnh Đinh Hồng Vĩnh Trƣờng)
Ngơi đền có kiến trúc truyền thống Việt Nam, kiểu mái hai cấp, lợp ngói
đại ống đỏ, trên nóc có đắp hình “lƣỡng long tranh châu”, các đầu đao bốn phía
đắp hình rồng.
Ở chánh điện có các bao lam chạm trỗ cơng phu, với các họa tiết hình hoa
sen, hoa cúc, hoa mai, dây lá. Bao lam bên trên chánh điện chạm lộng hình rồng
chầu cuốn thƣ, khắc tên Chủ tịch Tôn Đức Thắng, viết theo lối chữ giả cổ, mạ
vàng. Phía dƣới hai con rồng là họa tiết chạm lộng hình ảnh cây tre Việt Nam,
với những nét chắc khỏe. Phần dƣới cùng đỡ bao lam là hình hai cá hóa long,
chạm khắc tinh xảo, cơng phu.
Bao lam hai bên chánh điện cũng có hoạt tiết hình lá tre, bên trong là tƣợng
bán thân của Bác Tôn đƣợc đúc bằng đồng, đặt trên một bục cao. Phía sau bức
tƣợng là phù điêu mặt trống đồng Ngọc Lũ, biểu tƣợng cho hồn thiêng sông núi.
* Nhà trưng bày thân thế sự nghiệp Chủ tịch Tơn Đức Thắng
Ngơi nhà có diện tích 314m2, nằm đối diện với đền tƣởng niệm, mang dáng
dấp ngôi đền chùa truyền thống Việt Nam, với kiểu một gian, hai chái, nóc có cổ
lầu, mái lợp ngói đại ống đỏ. Bên trong các vì kèo là bê tơng, nhƣng kết cấu
giống kiến trúc đình làng xƣa. Mặt trƣớc nhà là phù điêu hình con hổ (biểu trƣng
cho cù lao Ơng Hổ). Bên trong ngơi nhà trƣng bày các hiện vật giới thiệu về

cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, từ thời niên thiếu ở quê nhà
cho đến lúc tham gia cách mạng và những năm tháng cuối đời. Các hiện vật khá
23


phong phú, đƣợc sắp xếp một cách khoa học, đã kể lại một cách sinh động về
cuộc đời của một vị chủ tịch nƣớc ở đất phƣơng Nam.

Nhà trƣng bày sự nghiệp Chủ tịch Tơn Đức Thắng
(ảnh Đinh Hồng Vĩnh Trƣờng)
Khu vực trƣng bày ngồi trời cịn có một số hiện vật liên quan đến cuộc
đời hoạt động của Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
Chiếc chuyên cơ chở lãnh đạo nhà nƣớc do Liên Xô tặng, đã đƣa Chủ tịch
Tôn Đức Thắng từ Hà Nội vào Sài Gòn để dự lễ mít tinh kỷ niệm ngày chiến
thắng 30/4/1975 tổ chức vào ngày 15/5/1975. Máy bay YAK-40 đƣợc chế tạo
năm 1960 tại Liên Xô, dài hơn 20m, cao 6,5m, sải cánh 25m. Bên trong còn 12
ghế, một giƣờng ngủ cho Bác, 1 bàn làm việc. Do chuyên cơ bị hỏng ở sân bay
Liên Khƣơng (Đà Lạt), nên khu di tích đã tiếp nhận lại để làm hiện vật trƣng bày
vào năm 2007.

Máy bay đƣa Bác Tôn vào miền Nam năm 1975 và xe Peugot 404
đƣa rƣớc bác đi làm việc ở Hà Nội
(ảnh Đinh Hoàng Vĩnh Trƣờng)
24


Chiếc tàu giang cảnh do chế độ cũ để lại, là hiện vật đồng thời đã chở Bác
Tôn từ thành phố Long Xuyên về thăm quê ở xã Mỹ Hòa Hƣng vào tháng
10/1975. Tàu dài hơn 9m, rộng 2,6m, khung mui tàu bằng inox, phủ vải bạc
21m2, chất liệu composit, đƣợc phục chế và đƣa vào trƣng bày năm 2010.


Tàu giang cảnh (ảnh Đinh Hoàng Vĩnh Trƣờng)
Nhà ATK (An toàn khu) là nơi ở và làm việc của Bác tại thôn Yên Thƣợng
(xã Trung Yên, huyện Sơn Dƣơng, tỉnh Tuyên Quang) trong kháng chiến chống
thực dân Pháp (cuối năm 1949 đến cuối năm 1951), rộng 4m, dài 6m, cột tròn,
dùng để làm việc, tiếp khách và nghỉ ngơi23.

Mơ hình nhà ATK (ảnh Đinh Hoàng Vĩnh Trƣờng)

23

Tài liệu do Khu lƣu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng cung cấp.
25


×