Tải bản đầy đủ (.pdf) (257 trang)

ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.41 MB, 257 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
ĐỒNG NAI

VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

ĐỀ ÁN
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - UBND tỉnh Đồng Nai
Đơn vị thực hiện: Trung tâm Tư vấn Chính sách Nơng nghiệp
Thời gian thực hiện: 2018-2019

HÀ NỘI, 2019


MỤC LỤC

MỤC LỤC.................................................................................................................................... 2
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................................... 6
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................................... 7
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................................... 9
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................................... 10
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN ........................................................................................................ 13
CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN ............................................................................. 14
1.1. Cấp trung ương ................................................................................................................... 14
1.2. Cấp tỉnh............................................................................................................................... 15
CHƯƠNG I. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH ĐẾN
NƠNG NGHIỆP ĐỒNG NAI ................................................................................................... 18


I.

QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM ............................ 18

II.
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.

CÁC KÊNH VÀ CHIỀU TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA HỘI NHẬP .............................. 19
Các hiệp định thương mại tự do ......................................................................................... 19
Chủ nghĩa bảo hộ ................................................................................................................ 24
Chính sách của các đối tác thương mại chính .................................................................... 26
Hàm ý cho nơng nghiệp tỉnh Đồng Nai .............................................................................. 30

CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI .............. 32
I.

ĐẶC ĐIỂM VÀ VỊ THẾ CỦA NGÀNH NƠNG NGHIỆP........................................... 32

II.
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
2.5.

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY CƠNG NGHIỆP ..................................................... 34
Tình hình chung .................................................................................................................. 34

Cà phê ................................................................................................................................. 35
Điều .................................................................................................................................... 35
Tiêu ..................................................................................................................................... 36
Cao su ................................................................................................................................. 37

III.
3.1.
3.2.
3.3.
3.4.

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY ĂN TRÁI ................................................................. 39
Tình hình chung về cây ăn trái ........................................................................................... 39
Xoài .................................................................................................................................... 39
Bưởi .................................................................................................................................... 40
Sầu riêng ............................................................................................................................. 40

IV.
4.1.
4.2.
4.3.

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHĂN NI .................................................................... 42
Tình hình chung về chăn ni ............................................................................................ 42
Chăn ni heo ..................................................................................................................... 43
Chăn ni gà ....................................................................................................................... 44

V. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH GỖ VÀ SẢN PHẨM TỪ GỖ .......................... 45

2



VI. LỰA CHỌN CÁC NÔNG SẢN CHỦ LỰC CỦA ĐỒNG NAI ĐỂ PHÂN TÍCH SÂU
45
CHƯƠNG III. NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH

NƠNG NGHIỆP ĐỒNG NAI . 47

I.
1.1.
1.2.
1.3.

CÁC YẾU TỐ SẴN CĨ CỦA ĐỊA PHƯƠNG .............................................................. 48
Vị trí địa lý.......................................................................................................................... 48
Đặc điểm khí hậu, điều kiện tự nhiên ................................................................................. 48
Quy mơ địa phương ............................................................................................................ 49

II.
2.1.
2.2.
2.3.

NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ ĐỊA PHƯƠNG ........................................... 50
Trình độ lao động ............................................................................................................... 50
Cơ sở hạ tầng ...................................................................................................................... 50
Chính sách và thể chế ......................................................................................................... 51

III.
3.1.

3.2.
3.3.

NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ DOANH NGHIỆP ..................................... 53
Môi trường kinh doanh ....................................................................................................... 53
Sự phát triển của các cụm ngành chế biến nông sản .......................................................... 54
Sự phát triển của doanh nghiệp .......................................................................................... 55

CHƯƠNG IV. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MỘT SỐ NÔNG SẢN CHỦ
LỰC CỦA ĐỒNG NAI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP ...................................................... 56
I.
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.
1.5.
1.6.

NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ ................................................................................................ 57
Tình hình cung-cầu của các sản phẩm cà phê của Đồng Nai ............................................. 57
Chuỗi giá trị và năng lực cạnh tranh ................................................................................... 63
Điều kiện tự nhiên, yếu tố đầu vào ..................................................................................... 66
Công nghiệp hỗ trợ ............................................................................................................. 67
Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến sản phẩm cà phê Đồng Nai ............................ 69
Lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm cà phê Đồng Nai ...................................................... 70

II.
2.1.
2.2.
2.3.

2.4.
2.5.
2.6.

NGÀNH HÀNG ĐIỀU ..................................................................................................... 74
Tình hình cung-cầu của các sản phẩm điều của Đồng Nai ................................................. 74
Chuỗi giá trị và năng lực cạnh tranh ................................................................................... 76
Điều kiện tự nhiên, yếu tố đầu vào ..................................................................................... 82
Công nghiệp hỗ trợ ............................................................................................................. 83
Tác động của hội nhập kinh tế quốc đến sản phẩm điều Đồng Nai ................................... 86
Lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm điều Đồng Nai ......................................................... 88

III.
3.1.
3.2.
3.3.
3.4.
3.5.
3.6.

NGÀNH HÀNG TIÊU...................................................................................................... 92
Tình hình cung-cầu của các sản phẩm tiêu của Đồng Nai.................................................. 92
Chuỗi giá trị và năng lực cạnh tranh ................................................................................... 96
Yếu tố đầu vào .................................................................................................................... 99
Công nghiệp hỗ trợ ........................................................................................................... 101
Tác động của hội nhập kinh tế quốc đến sản phẩm tiêu Đồng Nai .................................. 104
Lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm tiêu Đồng Nai ........................................................ 105

IV. NGÀNH HÀNG HEO .................................................................................................... 110
4.1. Tình hình cung-cầu của các sản phẩm heo của Đồng Nai ................................................ 110

4.2. Chuỗi giá trị và năng lực cạnh tranh ................................................................................. 114

3


4.3.
4.4.
4.5.
4.6.

Điều kiện tự nhiên, yếu tố đầu vào ................................................................................... 120
Công nghiệp hỗ trợ ........................................................................................................... 121
Tác động của hội nhập kinh tế quốc đến sản phẩm heo Đồng Nai................................... 126
Lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm heo Đồng Nai ........................................................ 130

V.
5.1.
5.2.
5.3.
5.4.
5.5.
5.6.

NGÀNH HÀNG GÀ ....................................................................................................... 133
Tình hình cung-cầu của các sản phẩm gà của Đồng Nai .................................................. 133
Chuỗi giá trị và năng lực cạnh tranh ................................................................................. 137
Điều kiện tự nhiên, yếu tố đầu vào ................................................................................... 141
Công nghiệp hỗ trợ ........................................................................................................... 142
Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến sản phẩm gà Đồng Nai ................................. 144
Lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm gà Đồng Nai .......................................................... 146


VI.
6.1.
6.2.
6.3.
6.4.

NGÀNH HÀNG TRÁI CÂY .......................................................................................... 150
Tình hình cung – cầu các sản phẩm trái cây ..................................................................... 150
Tình hình sản xuất tại Đồng Nai ....................................................................................... 152
Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế ............................................................................. 157
Lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm trái cây Đồng Nai .................................................. 161

VII. NGÀNH HÀNG GỖ VÀ SẢN PHẨM TỪ GỖ ............................................................ 163
7.1. Tình hình cung – cầu các sản phẩm gỗ ............................................................................. 163
7.2. Tình hình sản xuất tại Đồng Nai ....................................................................................... 165
7.3. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế ............................................................................. 169
7.4. Lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm gỗ và sản phẩm gỗ Đồng Nai ................................ 173
CHƯƠNG V. TẦM NHÌN, QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CHO NÔNG SẢN ĐỒNG NAI ................................................................................ 175
I. BỐI CẢNH ...................................................................................................................... 175
1.1. Cơ hội ............................................................................................................................... 175
1.2. Thách thức ........................................................................................................................ 177
II. TẦM NHÌN ..................................................................................................................... 179
III. QUAN ĐIỂM................................................................................................................... 179
IV. MỤC TIÊU ...................................................................................................................... 179
V.
5.1.
5.2.
5.3.

5.4.
5.5.
5.6.

GIẢI PHÁP CHUNG ..................................................................................................... 180
Giải pháp thị trường, phát triển thương hiệu và xây dựng kênh phân phối ...................... 180
Giải pháp quy hoạch ......................................................................................................... 181
Giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư thu hút doanh nghiệp ....................... 182
Giải pháp liên kết chuỗi .................................................................................................... 183
Giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ cao ................................................................... 184
Giải pháp thể chế, tổ chức hành chính .............................................................................. 184

VI. ĐỊNH HƯỚNG MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ CHO MỘT SỐ MẶT
HÀNG NÔNG SẢN CHỦ LỰC TỈNH ĐỒNG NAI............................................................ 185
6.1. Định hướng mục tiêu và giải pháp đột phá cho ngành hàng cà phê ................................. 185
6.2. Định hướng mục tiêu và giải pháp đột phá cho ngành hàng điều .................................... 189

4


6.3.
6.4.
6.5.
6.6.
6.7.

Định hướng mục tiêu và giải pháp đột phá cho ngành hàng tiêu ..................................... 194
Định hướng mục tiêu và giảihapáp đột phá cho ngành hàng Heo .................................... 198
Định hướng mục tiêu và giải pháp đột phá cho ngành hàng gà ....................................... 204
Định hướng mục tiêu và giải pháp đột phá cho ngành hàng trái cây ............................... 209

Định hướng mục tiêu và giải pháp đột phá cho ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ ............. 212

VII. KHÁI TOÁN VỐN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN .................................................................... 216
CHƯƠNG VI. DANH MỤC ĐỀ ÁN, DỰ ÁN ƯU TIÊN ..................................................... 219
CHƯƠNG VII. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG KINH TẾ -

XÃ HỘI CỦA ĐỀ ÁN ................ 220

I. HIỆU QUẢ KINH TẾ ........................................................................................................ 220
II. HIỆU QUẢ XÃ HỘI ......................................................................................................... 221
III. HIỆU QUẢ MÔI TRƯỜNG ........................................................................................... 222
CHƯƠNG VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ............................................................................ 223
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 228
PHỤ LỤC ................................................................................................................................ 231
Phụ lục 1. Cam kết cắt giảm thuế quan sản phẩm cà phê tại CPTPP và EVFTA .................... 231
Phụ lục 2. Bảng rà soát thuế quan cho ngành tiêu, điều........................................................... 235
Phụ lục 3: Bảng rà soát thuế quan và lộ trình cam kết cho ngành gỗ và sản phẩm gỗ ............ 238
Phụ lục 4: Đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trên các thị trường chính đối với ngành gỗ và sản
phẩm gỗ .................................................................................................................................... 240
Phụ lục 5. Quy tắc về nguồn gốc xuất xứ cụ thể của các mặt hàng ......................................... 241
Phụ lục 6. Mô tả chi tiết các dòng sản phẩm cà phê tại Đồng Nai ........................................... 244
Phụ lục 7: Khái toán vốn thực hiện Đề án giai đoạn 2019 – 2030 ........................................... 246

5


DANH MỤC HÌNH
Hình II-1. Giá trị sản xuất nơng lâm thủy sản Đồng Nai, 2011-2018 (giá 2010) ..................... 32
Hình II-2. GRDP tỉnh Đồng Nai, 2011-2017 (giá 2010) ........................................................... 33
Hình II-3. Diện tích một số cây cơng nghiệp chủ lực Đồng Nai, 2010 – 2017 .......................... 34

Hình II-4. Sản lượng một số cây công nghiệp chủ lực của Đồng Nai, 2010-2017 .................... 34
Hình II-5. Năng suất xồi tỉnh Đồng Nai 2005-2015 (tạ/ha) .................................................... 40
Hình III-1. Khung phân năng lực cạnh tranh của nơng nghiệp Đồng Nai ................................ 47
Hình III-2. Xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), 2010 - 2017 ................................... 53
Hình IV-1. Khung phân tích lợi thế cạnh tranh của nơng nghiệp Đồng Nai ............................. 56
Hình IV-2. Thị trường cà phê nhân xanh thế giới, 2014-2018 .................................................. 57
Hình IV-3. Thị trường cà phê rang xay thế giới, 2014-2018 ..................................................... 59
Hình IV-4. Cơ cấu thị trường nhập khẩu chất chiết xuất, tinh chất và các chất cô đặc từ cà phê
.................................................................................................................................................... 59
Hình IV-5. Thị trường cà phê hịa tan thế giới .......................................................................... 60
Hình IV-6. Sơ đồ chuỗi giá trị cà phê tại Việt Nam ................................................................... 64
Hình IV-7. Bản đồ về cụm ngành cà phê Đồng Nai, 2018 ......................................................... 68
Hình IV-8. Giá xuất khẩu trung bình cà phê hịa tan, 2008-2017 ............................................. 72
Hình IV-9. Tình hình tiêu dùng cà phê hịa tan hỗn hợp tồn cầu, 2016 .................................. 72
Hình IV-10. Top 10 nước tiêu dùng hạt điều nhân lớn nhất thế giới, 2012 – 2016 ................... 74
Hình IV-11. Chuỗi giá trị điều nhân trắng xuất khẩu của Đồng Nai ........................................ 76
Hình IV-12. Sơ đồ chuỗi giá trị điều rang muối Đồng Nai........................................................ 81
Hình IV-13. Bản đồ vùng sản xuất điều và các cơ sở chế biến điều Đồng Nai, 2018 ............... 84
Hình IV-14. Các dịng sản phẩm điều chính trên thế giới ......................................................... 85
Hình IV-15. Giá mua điều thơ nhập khẩu trung bình từng tháng của Ấn Độ Việt Nam, 20112015 (USD/tấn) .......................................................................................................................... 88
Hình IV-16. Diễn biến cung – cầu tiêu thế giới, 2012-2017 ...................................................... 93
Hình IV-17. Diễn biến giá tiêu đen thế giới, 1983-2018 ........................................................... 93
Hình IV-18. Tình hình xuất khẩu tiêu của Việt Nam sang EU và Mỹ (triệu USD) .................... 94
Hình IV-19. Khối lượng, kim ngạch và đơn giá bình quân tiêu xuất khẩu của Việt Nam, 20132017 ............................................................................................................................................ 95
Hình IV-20. Tỷ lệ tiêu thụ tiêu nội địa của Việt Nam và một số nước ....................................... 95
Hình IV-21. Chuỗi giá trị tiêu xuất khẩu và trong nước của Đồng Nai .................................... 97
Hình IV-22. Phân bổ lợi nhuận dọc chuỗi giá trị hạt tiêu cho thị trường châu Âu ................... 99
Hình IV-23. Tình hình sản xuất tiêu tỉnh Đồng Nai, 2005-2017.............................................. 100
Hình IV-24. Các sản phẩm tiêu và quy trình chế biến trên thế giới ........................................ 101
Hình IV-25. Bản đồ vùng trồng tiêu và cơ sở sản xuất tiêu Đồng Nai, 2018 .......................... 103

Hình IV-26. Tình hình thực thi các quy định dư lượng thuốc BVTV đối với sản phẩm tiêu Việt
Nam .......................................................................................................................................... 106
Hình IV-27. Ba bước chính để gia tăng giá trị cho các loại gia vị và thảo mộc ..................... 108
Hình IV-28. Tình hình tiêu thụ thịt heo tại Việt Nam ............................................................... 111
Hình IV-29. Tổng hợp các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu thịt heo lớn tồn cầu, 2016 ..... 112
Hình IV-30. Luồng thương mại thịt heo chính tồn cầu .......................................................... 113
Hình IV-31. Tỷ lệ tiêu dùng thịt heo chưa qua chế biến của Trung Quốc theo các hình thức bảo
quản .......................................................................................................................................... 113

6


Hình IV-32. Chuỗi giá trị heo ở Đồng Nai, 2018 .................................................................... 116
Hình IV-33. Biểu đồ giá heo hơi của Việt Nam, 2015-2018 .................................................... 119
Hình IV-34. Bản đồ vùng chăn ni, TĂCN, giết mổ, chế biến heo Đồng Nai, 2018 .............. 124
Hình IV-35. Lộ trình cắt giảm thuế nhập của Việt Nam đối với sản phẩm chăn ni............. 129
Hình IV-36. Tổng hợp chi phí sản xuất 1kg thịt hơi xuất chuồng ở quy mơ trang trại theo địa
phương, 2016 ........................................................................................................................... 131
Hình IV-37. Chi phí sản xuất của Việt Nam và một số đối thủ, 2016 ...................................... 131
Hình IV-38. Kim ngạch nhập khẩu thịt heo của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2017 .......... 132
Hình IV-39. Chuỗi giá trị gà chung của Đồng Nai, 2018 ........................................................ 138
Hình IV-40. Sơ đồ chuỗi giá trị chăn ni gà lơng trắng Đồng Nai, 2018 ............................. 138
Hình IV-41. Sơ đồ chuỗi giá trị chăn nuôi gà lông màu Đồng Nai, 2018 ............................... 139
Hình IV-42. Bản đồ vùng chăn nuôi, TĂCN, giết mổ, chế biến gà Đồng Nai, 2018 ............... 145
Hình IV-43. Tình hình nhập khẩu một số trái cây của Việt Nam ............................................. 150
Hình IV-44. Tình hình xuất khẩu trái cây Việt Nam ................................................................ 151
Hình IV-45. Diện tích cây ăn trái Đồng Nai, 2014-2017......................................................... 153
Hình IV-46. Bản đồ vùng trồng và các cơ sở chế biến cây ăn trái Đồng Nai ......................... 155
Hình IV-47. Chuỗi giá trị trái cây Đồng Nai, 2018 ................................................................. 156
Hình IV-48. Số lượng các biện pháp SPS và TBT mà các thị trường nhập khẩu áp dụng đối với

trái cây Việt Nam năm 2015..................................................................................................... 159
Hình IV-49. Tình hình xuất khẩu một số trái cây của Việt Nam, 2010-2017 (triệu USD)....... 162
Hình IV-50. Phân bố khu vực rừng gỗ tỉnh Đồng Nai ............................................................. 166
Hình IV-51. Chuỗi giá trị gỗ và sản phẩm từ gỗ của Đồng Nai .............................................. 167
Hình IV-52. Tình hình phát triển doanh nghiệp chế biến gỗ ở Đồng Nai, 2018 ..................... 169
Hình V-1. Thay đổi cơ cấu tiêu dùng lương thực thực phẩm toàn cầu .................................... 175

DANH MỤC BẢNG
Bảng II-1. GTSX và tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Đồng Nai và một
số tỉnh, 2016 ............................................................................................................................... 33
Bảng II-2. Đóng góp của Đồng Nai vào sản xuất cà phê cả nước, 2018 .................................. 35
Bảng II-3. Số lượng đầu con và sản lượng vật nuôi qua các năm ............................................. 42
Bảng II-4. Phân tích về tiềm năng phát triển của 10 nông sản chủ lực của Đồng Nai ............. 46
Bảng III-1. Lao động ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Đồng Nai và một số tỉnh,
2016 ............................................................................................................................................ 50
Bảng III-2. Số lượng doanh nghiệp Đồng Nai và một số tỉnh, 2016 ......................................... 55
Bảng IV-1. Các nhà máy cà phê hòa tan và hòa tan hỗn hợp tại Việt Nam, 2019 .................... 64
Bảng IV-2. Chi phí sản xuất và hiệu quả kinh tế tính trên 1ha điều/năm .................................. 77
Bảng IV-3. Phân bổ lợi nhuận của các tác nhân trong chuỗi hạt điều toàn cầu ....................... 79
Bảng IV-4. Nội dung về quy tắc xuất xứ đối với điều ................................................................ 87
Bảng IV-5. Chi phí chế biến điều nhân của Việt Nam và một số đối thủ, 2016......................... 88
Bảng IV-6. So sánh chi phí sản xuất và hiệu quả kinh tế các loại điều Đồng Nai và một tỉnh
khác, 2018 .................................................................................................................................. 89

7


Bảng IV-7. Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong sản xuất điều của Việt Nam và một số đối thủ,
2016 ............................................................................................................................................ 90
Bảng IV-8. Thực hành về sử dụng phân hóa học và BVTV tại Đồng Nai so với chuẩn ............ 96

Bảng IV-9. Hiệu quả kinh tế của trồng tiêu trên 1 ha (tiêu từ 4 năm trở lên) ........................... 97
Bảng IV-10. Chi phí sản xuất hạt tiêu trên 1 ha tiêu 6-10 tuổi của các nước sản xuất lớn ..... 107
Bảng IV-11. So sánh hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi heo giữa các phương thức chăn
nuôi tại Đồng Nai ..................................................................................................................... 118
Bảng IV-12. Trình độ chun mơn cao nhất về chăn nuôi - thú y của người làm trong cơ sở
chăn ni, 2016 ........................................................................................................................ 121
Bảng IV-13. Tình hình sử dụng lao động của các cơ sở chăn ni ......................................... 121
Bảng IV-14. Khả năng hoạt động của lị mổ............................................................................ 123
Bảng IV-15. Phân tích hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi gà ở Đồng Nai, 2018 .............. 140
Bảng IV-16. Chi phí sản xuất 1 kg hơi gà trắng Đồng Nai và đối thủ cạnh tranh .................. 146
Bảng IV-17. So sánh chi phí gà trắng của Đồng Nai với gà trắng nhập khẩu, 2016 .............. 147
Bảng IV-18. So sánh chi phí sản xuất gà lơng màu Đồng Nai với một số tỉnh, 2018 .............. 148
Bảng IV-19. So sánh quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật của một số thị trường nhập
khẩu trái cây Việt Nam ............................................................................................................. 160
Bảng IV-20. So sánh hàm lượng tối đa cho phép của một số tạp chất theo quy định của EU,
Mỹ, Trung Quốc và Codex ....................................................................................................... 160
Bảng IV-21. Mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam .......... 164
Bảng IV-22. Các thị trường kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ lớn của Việt Nam,
2015-2018 ................................................................................................................................ 164
Bảng V-1. Khái toán vốn thực hiện Đề án giai đoạn 2019 – 2030 .......................................... 217

8


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AANZFTA
ACFTA
AEC
ATIGA
BVTV

CAP
CPTPP
DN
ĐBSCL
EC
EU
FDI
FTA
GDP
GRDP
GTSX
HTX
ICO
INC
IPSARD
ITC
NLTS
OIE
PCI
SME
SPS
TĂCN
TBT
VJEPA
VKFTA
VN-EU FTA
WTO

Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Úc – Niu Di Lân
Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc

Cộng đồng kinh tế ASEAN
Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN
Bảo vệ thực vật
Trung tâm tư vấn chính sách nơng nghiệp
Hiệp định đối tác tồn diện tiến bộ xun Thái Bình Dương
Doanh nghiệp
Đồng bằng sông Cửu Long
Ủy ban châu Âu
Liên minh Châu Âu
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hiệp định thương mại
Tổng sản phẩm quốc nội
Tổng sản phẩm quốc nội theo giá thực
Giá trị sản xuất
Hợp tác xã
Tổ chức cà phê quốc tế
Hội đồng Hạt và quả sấy quốc tế
Viện chính sách chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn
Trung tâm thương mại quốc tế
Nông lâm thủy sản
Tổ chức thú y thế giới
Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Kiểm dịch động thực vật
Thức ăn chăn nuôi
Hàng rào kỹ thuật trong thương mại
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Nhật Bản
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc
Hiệp định tự do thương mại Việt Nam - EU
Tổ chức thương mại Thế giới


9


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tỉnh Đồng Nai có vị trí chiến lược quan trọng thuận lợi cho phát triển kinh tế nông
nghiệp. Đây là tỉnh nằm trong vùng Đông Nam Bộ thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam - vùng phát triển kinh tế năng động nhất cả nước, đặc biệt về cơng nghiệp và dịch
vụ. Tỉnh là cửa ngõ xuống phía Nam của toàn bộ vùng Tây Nguyên và là vùng chun
canh cây cơng nghiệp chủ lực có giá trị cao của Việt Nam (như cà phê, tiêu, điều, cao
su). Đồng thời, Đồng Nai tiếp giáp với TP. Hồ Chí Minh - thị trường tiêu thụ lớn nhất cả
nước và đồng thời là trung tâm khoa học kỹ thuật lớn. Tỉnh cũng là cửa ngõ đi ra thị
trường quốc tế khi tập trung các đầu mối giao thông quan trọng như sân bay, cảng sông,
cảng biển, đường cao tốc.
Đồng Nai cũng có điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi cho sản xuất nơng nghiệp.
Với quỹ đất phong phú, phì nhiêu, nguồn nước dồi dào với lượng mưa lớn và hệ thống
sơng có trữ lượng nước khá và phân bố tương đối đồng đều, tỉnh có nhiều cơ hội để hình
thành các vùng ngun liệu quy mơ lớn ổn định. Khí hậu thời tiết tương đối thuận lợi, ít
có bão lũ, ít bị đe dọa trực tiếp của biến đổi khí hậu như xâm nhập mặn, nước biển dâng.
Do đó, điều kiện tự nhiên ở Đồng Nai phù hợp cho cả chăn nuôi và trồng trọt (cả cây
hàng năm và lâu năm). Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, điện, thủy lợi trong tỉnh cũng
tương đối hoàn thiện, tập trung các trung tâm công nghiệp, dịch vụ kỹ thuật công nghệ
cao. Lực lượng lao động tại chỗ và lao động di cư từ vùng khác đến dồi dào, trẻ, khỏe,
có tư tưởng cởi mở, hịa nhập, khơng phân biệt vùng miền và đặc biệt là nền tảng kỷ luật
lao động và trình độ sản xuất cơng nghiệp đã dần được hình thành trong những năm qua.
Với vị trí chiến lược, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thuận lợi như trên, Đồng
Nai nằm trong số rất ít tỉnh ở Việt Nam có thể phát triển đồng thời cả nông nghiệp và
công nghiệp – dịch vụ chế biến nông sản. Theo Cục thống kế Đồng Nai (2018), kinh tế
Đồng Nai liên tục phát triển với tốc độ tăng trưởng đạt bình quân 8,68%/năm trong giai
đoạn 2010 – 2018. Tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2018 (giá 2010) đạt

228.099,06 tỷ đồng, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: khu vực cơng nghiệp
- xây dựng tăng 9,54%, khu vực dịch vụ tăng 7,01%, khu vực nông lâm thủy sản (NLTS)
tăng 4,42%.
Về nông nghiệp, Đồng Nai là tỉnh phát triển mạnh cả trồng trọt, chăn nuôi và lâm
nghiệp. Đồng Nai là tỉnh có quy mơ chăn nuôi heo, gà lớn nhất cả nước, chăn nuôi theo
quy mô trang trại phát triển và chiếm tỷ trọng lớn. Sản phẩm trồng trọt ở Đồng Nai khá
đa dạng, với 5 loại cây lâu năm chính và đóng vai trị quan trọng gồm: nhóm cây ăn quả
(51.588 ha), điều (37.802 ha), cao su (51.272 ha), cà phê (15.278 ha) và hồ tiêu (19.022
ha). Tỉnh có diện tích và sản lượng điều đứng thứ 2, tiêu đứng thứ 4, cà phê đứng thứ 5
và cao su đứng thứ 6 cả nước. Ngồi ra, nơng nghiệp Đồng Nai cũng phát triển các cây
ngắn ngày như: gạo, bắp, mì, rau... Nếu như chăn ni là nguồn cung cấp chính cho thị
trường thành phố Hồ Chí Minh và nội tỉnh thì ngành trồng trọt đã tham gia mạnh mẽ vào
thị trường xuất khẩu. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như điều nhân, cà phê nhân,
10


cao su, hồ tiêu có tốc độ tăng trưởng nhanh về sản lượng xuất khẩu, năm 2018 tốc độ
tăng trưởng đạt từ 5,5%-69% so với năm trước đó trong đó, hạt điều đạt 37 ngàn tấn tăng
5,5% về lượng, cà phê xuất khẩu trên 221 ngàn tấn tăng 24%, hạt tiêu xuất khẩu tăng
69%, cao su xuất khẩu tăng 14%. Thị trường xuất khẩu của các sản phẩm này tập trung
chủ yếu tại EU, các nước CPTPP và một số nước Đông Nam Á khác. Về công nghiệp
chế biến nông sản, Đồng Nai là một trong những trung tâm chế biến nông sản lớn nhất,
tập trung các nhà máy chế biến cà phê, điều, gỗ, cao su,… không những đáp ứng nhu cầu
trong nước mà còn phục vụ các thị trường xuất khẩu.
Bên cạnh những thành tựu nổi bật trên, nông nghiệp Đồng Nai cũng gặp phải các
vấn đề chung của nông nghiệp Việt Nam hiện nay làm cho tăng trưởng GDP ngành chậm
lại và kém bền vững. Nông sản Đồng Nai có giá trị gia tăng thấp, chủ yếu cạnh tranh
bằng giá rẻ trong khi chất lượng còn thấp, khơng đồng đều, chưa đáp ứng u cầu an tồn
thực phẩm và thiếu bền bền vững về môi trường và tài nguyên. Thị trường tiêu thụ nông
sản chưa ổn định, phụ thuộc nhiều vào thị trường tiểu ngạch Trung Quốc vốn ln bất

ổn, khó lường. Tại các thị trường giá trị cao như Châu Âu, Mỹ, nông sản Đồng Nai như
cà phê, tiêu, điều đã bước đầu thâm nhập nhưng chưa tạo dựng được thương hiệu; vẫn
cịn tình trạng nơng sản xuất khẩu bị trả lại do vi phạm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực
phẩm (sản phẩm tiêu) mà chưa có giải pháp khắc phục triệt để. Hoạt động sản xuất của
một số sản phẩm chủ lực như chăn nuôi heo tại tỉnh đang bị chi phối bởi các tập đoàn
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Đặc biệt, nơng nghiệp chưa có sự gắn kết chặt chẽ và
hiệu quả với công nghiệp. Công nghiệp chế biến tiêu, điều, cà phê, trái cây chủ yếu là
chế biến thơ, ít chế biến sâu, chưa hình thành chuỗi giá trị hồn chỉnh gắn với vùng
nguyên liệu trong và ngoài tỉnh. Doanh nghiệp quy mơ lớn và trung bình trong nước cịn
ít tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp và năng lực cạnh tranh yếu.
Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và hết sức phức tạp.
Một mặt, các quan hệ đa phương toàn cầu đã được đẩy lên một cấp độ mới khi Việt Nam
gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và đã tham gia 12 Hiệp định thương mại
tự do (FTA) và gần 100 hiệp định thương mại song phương khác với mức độ cam kết
khác nhau. Đặc biệt, gần đây, Việt Nam đã tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC),
ký kết các FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác tồn diện và tiến bộ xun Thái Bình
Dương (CPTPP) (thay thế FTA Đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP) và FTA tự do
Việt Nam - EU (EVFTA). Các FTA thế hệ mới hướng đến thiết lập bộ quy tắc thương
mại có tiêu chuẩn và mức độ cam kết cao, phạm vi điều chỉnh rộng và khả năng tác động
lớn và toàn diện đến các vấn đề thương mại và kinh tế trong thế kỷ 21 như vệ sinh an
toàn thực phẩm, hàng rào kỹ thuật thương mại, đầu tư, lao động, tổ chức thể chế, quản
trị, chính sách và môi trường kinh doanh.
Mặt khác, bên cạnh xu thế hội nhập toàn cầu, nhiều quốc gia lớn đang chuyển
sang hướng bảo vệ lợi ích của người sản xuất trong nước, hợp tác song phương dựa trên
tắc có đi có lại. Điển hình là việc Mỹ rút khỏi TPP và khởi động lại các đàm phán song
phương; hay như sự kiện Anh rời khỏi EU (Brexit) và gần đây nhất là nguy cơ bùng phát
11


chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc (Bộ NN&PTNT 2018). Các quốc gia

thường sử dụng các rào cản phi thuế quan để bảo hộ các mặt hàng nông sản của mình.
Chính sách thương mại khơng ổn định của các thị trường lớn này mang lại nhiều rủi ro,
thách thức cho các quốc gia xuất khẩu nông sản như Việt Nam.
Trong bối cảnh hội nhập diễn ra mạnh mẽ, nơng nghiệp tỉnh Đồng Nai sẽ có nhiều
cơ hội thuận lợi để tiếp cận các thị trường lớn giá trị cao, tiếp nhận khoa học công nghệ
hiện đại, phát triển nông nghiệp và công nghiệp – dịch vụ chế biến gắn với nơng nghiệp,
từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo nhiều việc làm có thu nhập cao hơn. Tuy nhiên,
nông nghiệp của tỉnh cũng sẽ đứng trước những thách thức lớn, như các yêu cầu an toàn
thực phẩm ngày càng cao từ các thị trường xuất khẩu, hay sự cạnh tranh gia tăng từ các
sản phẩm chăn nuôi nhật khẩu dẫn đến nguy cơ mất thị trường nội địa.
Nhận thức được vấn đề này, tỉnh Đồng Nai đã ban hành Đề án “Nâng cao năng
lực cạnh tranh các sản phẩm công, nông nghiệp trên địa bản tỉnh trong quá trình hội nhập
cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)”. Tuy nhiên, nội dung đề án nêu trên chưa có những
phân tích về tác động của các FTA mới ký kết gần đây như CPTPP, VKFTA, EVFTA
đối với nông nghiệp Đồng Nai. Từ thực tế nêu trên, có thể thấy Đề án “Nâng cao năng
lực cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp tỉnh Đồng Nai trong bối cảnh hội nhập kinh
tế quốc tế” do Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đồng Nai và Trung tâm Tư vấn Chính sách
Nơng nghiệp (CAP) thuộc Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nơng nghiệp nông
thôn (IPSARD) phối hợp xây dựng là rất cần thiết, góp phần thực hiện chủ trương chung
về hội nhập kinh tế quốc tế trong cả nước và thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông
nghiệp của tỉnh Đồng Nai.

12


MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
Mục tiêu chung của đề án là đánh giá được tiềm năng và yêu cầu của các thị trường
xuất khẩu, xác định được các sản phẩm xuất khẩu mũi nhọn, và đề ra được những định
hướng và giải pháp chính nhằm phát triển một số các ngành hàng nơng sản của tình Đồng
Nai có sức cạnh tranh cao, hiệu quả và bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Đề án

bao gồm các mục tiêu cụ thể sau:
-

Phân tích được tiềm năng và yêu cầu của các thị trường xuất khẩu chính, đánh giá
được lợi thế so sánh và năng lực cạnh tranh của ngành nông nghiệp tỉnh;

-

Đánh giá và lựa chọn các mặt hàng NLTS chủ lực cho tỉnh Đồng Nai trong bối cảnh
hội nhập từ 9 mặt hàng xác định trong Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Nai
và quy hoạch phát triển nông nghiệp của tỉnh đến 2020;

-

Tổng quan các cam kết thương mại liên quan đến các ngành hàng chủ lực được xác
định của tỉnh Đồng Nai (trong khuôn khổ EVFTA, VKFTA, CPTPP và AEC);

-

Phân tích được những điểm đột phá và điểm nghẽn trong các chuỗi giá trị nhằm tăng
năng lực cạnh tranh và nâng cao giá trị của các ngàng hàng chủ lực của Đồng Nai
trong bối cảnh thực thi các cam kết thương mại tự do;

-

Đề xuất những định hướng và giải pháp nâng cao cạnh tranh, hiệu quả và phát triển
bền vững các ngành hàng nông sản chủ lực của tỉnh.

13



CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1.1.

Cấp trung ương

-

Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của BCH Trung ương Đảng khóa X về
nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn;

-

Quyết định 2471/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt
Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030

-

Nghị quyết 22-NQ/TW ngày 10/04/2013 của Ban chấp hành trung ương Đảng về
hội nhập quốc tế

-

Quyết định 950/QĐ-TTg ngày 25/07/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Chương
trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020,
định hướng đến năm 2030

-

Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê

duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mơ hình tăng trưởng theo
hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020

-

Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê
duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và
phát triển bền vững

-

Chỉ thị 2039/CT-BNN-KH ngày 20/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT
về việc triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị
gia tăng và phát triển bền vững

-

Nghị quyết 31/NQ-CP ngày 13/05/2014 của Chính Phủ về Chương trình hành động
thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế

-

Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính
sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020.

-

Quyết định số 984/QĐ-BNN-CN ngày 09/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và PTNT về việc Phê duyệt Đề án "Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng
cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững"


-

Quyết định số 1006/QĐ-BNN-TT ngày 13/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và PTNT về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm
2014 - 2015 và giai đoạn 2016-2020

-

Quyết định số 1003/QĐ-BNN-CB ngày 13/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và PTNT về việc Phê duyệt Đề án Nâng cao giá trị gia tăng hàng NLTS trong chế
biến và giảm tổn thất sau thu hoạch

-

Quyết định số 986/QĐ-BNN-KHCN ngày 09/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và PTNT về việc Ban hành Kế hoạch thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng khoa
14


học công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị
gia tăng và phát triển bền vững
-

Quyết định số 1440/QĐ-BNN-KH ngày 27/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và PTNT về việc Phê duyệt Kế hoạch đổi mới cơ cấu và cơ chế đầu tư, nâng cao
hiệu quả đầu tư công phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao
giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới

-


Quyết định số 3346/QĐ-BNN-KH ngày 29/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và PTNT về việc Phê duyệt Kế hoạch Đổi mới cơ chế, chính sách và pháp luật phục
vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển
bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới

-

Quyết định số 4930/QĐ-BNN-KTHT ngày 14/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và PTNT về việc Phê duyệt Kế hoạch Đổi mới tổ chức sản xuất phục vụ tái
cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền
vững, gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2014-2020

-

Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ Về chính sách tín dụng
phục vụ phát triển nơng nghiệp, nơng thơn;

-

Quyết định 1684/QĐ-TTg ngày 30/09/2015 của Thủ tướng chính phủ về việc phê
duyệt chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn
đến năm 2030

-

Quyết định 40/GĐ-TTg ngày 07/01/2016 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt
chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

-


Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/04/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách
khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

-

Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/07/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến
khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

-

Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 07/09/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị
định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp, nông
thôn.

1.2.

Cấp tỉnh

-

Quyết định 2419/2011/QĐ-UBND ban hành ngày 26/9/2011 về Chương trình Phát
triển cây trồng, vật ni chủ lực và xây dựng sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 20112015

-

Quyết định 82/QĐ-UBND ngày 09/01/2013 về việc Ban hành Chương trình hành
động thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng
đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
15



-

Quyết định 36/2013/QĐ-UBND ngày 14/6/2013 về việc Ban hành Quy định về
chính sách hỗ trợ các cơ sở chăn ni trên địa bàn tỉnh Đồng Nai di dời vào vùng
khuyến khích phát triển chăn ni.

-

Quyết định 17/2014/QĐ-UBND ngày 13/5/2014 về việc Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Quy định chính sách hỗ trợ các cơ sở chăn ni trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
di dời vào vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi ban hành kèm theo Quyết định
số 36/2013/QĐ-UBND ngày 14/6/2013.

-

Quyết định 74/2014/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 về việc Quy định mức ưu đãi và
hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai giai đoạn 2015 – 2020;

-

Quyết định số 869/QĐ-UBND ngày 13/4/2015 về việc Phê duyệt Đề án Tái cơ cấu
ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, và phát triển
bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

-

Quyết định số 22/2016/QĐ-UBND ngày 31/3/2016 về việc Ban hành quy định về

mức hỗ trợ trong việc áp dụng quy trình sản xuất nơng nghiệp tốt (VietGAP) trong
nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

-

Quyết định 2251/QĐ-UBND ngày 18/7/2016 về việc Phê duyệt kế hoạch đổi mới tổ
chức sản xuất phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030.

-

Quyết định 52/2016/QĐ-UBND ngày 13/9/2016 về việc Quy định về chính sách hỗ
trợ, nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016
– 2020.

-

Quyết định số 4468/QĐ-UBND ngày 27/12/2016 phê duyệt kết quả thực hiện “Rà
soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh
Đồng Nai giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025”.

-

Quyết định số 4525/QĐ-UBND ngày 29/12/2016 phê duyệt Quy hoạch thủy lợi tỉnh
Đồng Nai đến năm 2025, định hướng đến năm 2035;

-

Quyết định 445/QĐ-UBND ngày 16/2/2017 về việc Phê duyệt Đề án nâng cao năng

lực cạnh tranh các sản phẩm công, nông nghiệp trên địa bàn tỉnh trong quá trịnh hội
nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).

-

Quyết định 34/2018/QĐ-UBND ngày 14/8/2018 về việc Sửa đổi, bổ sung một số
điều quy định về mức hỗ trợ trong việc áp dụng quy trình sản xuất nơng nghiệp tốt
(VietGAP) trong nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ban hành
kèm theo Quyết định số 22/2016/QĐ-UBND ngày 31/3/2016 của UBND tỉnh.

-

Nghị quyết 143/2018/NQ-HĐND ngày 07/12/2018 về việc Quy định chính sách hỗ
trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
16


-

Quyết định 4406/QĐ-UBND ngày 10/12/2018 về việc Phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh
cơ giới hóa, giảm tổn thất trong nơng nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm
2030 tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”.

17


CHƯƠNG I. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ CÁC
TÁC ĐỘNG CHÍNH ĐẾN NƠNG NGHIỆP ĐỒNG NAI
I.


Q TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Trong hơn 20 năm qua, Việt Nam đã mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, nâng cao vị
thế của quốc gia trên trường quốc tế. Giai đoạn 1995-2000, Việt Nam bắt đầu gia nhập
tổ chức các quốc gia Đông Nam Á (1995) và đàm phán các hiệp định thương mại song
phương. Giai đoạn 2001-2010, Việt Nam đẩy mạnh hội nhập theo chiều rộng với sự kiện
lớn nhất là gia nhập WTO vào năm 2007, đánh dấu sự hội nhập toàn diện của Việt Nam
vào nền kinh tế toàn cầu. Cho đến nay, Việt Nam đã tham gia ký kết 12 FTA với 56 quốc
gia và nền kinh tế trên thế giới, trong đó 6 FTA do Việt Nam chủ động tham gia ngồi
khn khổ nội khối ASEAN hoặc với nước đối tác của ASEAN. Hiện nay, đã có 11 FTA
đã chính thức có hiệu lực và 1 FTA chưa có hiệu lực (FTA ASEAN-Hồng Kông). Đồng
thời, Việt Nam tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN (2015), đã kết thúc đàm phán EVFTA
(2016), đang đàm phán 3 FTA tự do khác (Trung tâm WTO 2018).
Ở giai đoạn trước năm 2011, hầu hết các FTA mà Việt Nam tham gia đều với các
đối tác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, chủ yếu đề cập tự do hóa thương mại
hàng hóa với mức độ tự do hóa cịn hạn chế và chủ yếu tác động đến thương mại và một
số vấn đề về thể chế. Giai đoạn 2011 đến nay, các FTA đi theo một xu hướng mới trong
đó mở rộng nhiều đối tác phát triển ở nhiều khu vực khác nhau, không chỉ những lĩnh
vực thương mại mở cửa truyền thống, mà còn gắn với nhiều cam kết mở cửa thương mại
dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, mua sắm cơng, mơi trường, lao động và có tác động mạnh
đến thương mại, thể chế và nhiều vấn đề khác, điển hình là hiệp định CPTPP và EVFTA.
Các FTA thế hệ mới này có mức độ cam kết sâu rộng và mức độ bao phủ lớn. Thêm vào
đó, trong khu vực ASEAN, Việt Nam và các quốc gia thành viên đã thúc đẩy hình thành
cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) mở ra nhiều điều kiện mới thuận lợi cho trao đổi kinh
tế, chính trị và văn hóa giữa các nước (Bộ NN&PTNT 2018).

18


II.


CÁC KÊNH VÀ CHIỀU TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA HỘI NHẬP

2.1.

Các hiệp định thương mại tự do

Phần này tập trung rà sốt những FTA bao gồm CPTPP, EVFTA, AEC, VKFTA1,
ACFTA2 có tác động lớn với xuất nhập khẩu của nông sản nói chung. Các phân tích sâu
cho một số nơng sản chủ lực của Đồng Nai bao gồm cây công nghiệp, chăn nuôi, trái cây,
gỗ và sản phẩm từ gỗ được phân tích sâu trong Chương IV, tại các Mục 1.5, 2.5, 3.5, 4.5,
5.5, 6.4 và 7.4.
Cam kết thuế quan
Trong khuôn khổ hiệp định CPTPP, các nước thành viên cắt giảm trên 48% số
dịng thuế nơng nghiệp về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực và đạt mức trên 60% sau
10 năm, riêng Úc, Niu Di Lân và Singapore thì hầu hết các dịng thuế nơng sản về 0%
ngay năm đầu tiên. Trong khuôn khổ hiệp định EVFTA, Việt Nam cắt giảm 24% số dịng
thuế nơng sản cam kết về 0% ngay năm đầu và cắt giảm 99% sau 10 năm. Các nước EU
cắt giảm về 0% lần lượt năm 1 và sau 10 năm là 74,6% và 97,3% số dịng thuế nơng
nghiệp cam kết. Nhìn chung, về cam kết thuế của các nước CPTPP và EU áp đối với
hàng nông sản nhập khẩu từ Việt Nam, các nước đã tham gia những FTA với Việt Nam
(AANZFTA3, ATIGA4, VJEPA5) như Úc, Niu Di Lân, Brunei, Singapore, việc thực hiện
cắt giảm thuế đã vào giai đoạn cuối theo lộ trình cam kết, dư địa thuế hầu như không
đáng kể. Thuế suất hiện hành của các nước này áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu chính
của Việt Nam đa phần đã về 0% (điều, tiêu, cà phê…). Một số mặt hàng (rau quả chế
biến) vẫn còn dư địa thuế nhưng cũng ở mức thấp, từ 0-5%. Đối với các nước thành viên
khác trong CPTPP và EU đã tham gia WTO, các nước này áp dụng lộ trình cắt giảm thuế
ngắn đối với các mặt hàng còn dư địa thuế cao, đặc biệt đối với các sản phẩm chế biến.
Mexico giảm thuế nhập khẩu tiêu, điều từ 20% về 0% ngay trong năm đầu tiên, EU xóa
bỏ gần như hồn tồn thuế nhập khẩu rau quả tươi ngay khi EVFTA có hiệu lực. Tuy

nhiên, đối với một số mặt hàng nông sản cần được bảo hộ, các nước này vẫn được phép
duy trì hàng rào thuế quan. Điển hình, Mexico áp thuế từ 0-245% với lộ trình cắt giảm
15 năm cũng đối với mặt hàng kể trên.
Trong phạm vi ATIGA/AEC, các quốc gia cam kết cắt giảm trên 95% số lượng
các dòng thuế, trừ các mặt hàng nhạy cảm, nhạy cảm cao (đường, gạo, lá thuốc lá). Cho
đến nay các quốc gia ASEAN6 (Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và
Thái Lan) đã hoàn thành các cam kết cắt giảm thuế quan đối với tồn bộ các nơng sản,
riêng các nước CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) theo lộ trình hồn tất
cam kết vào 2018, tuy nhiên có một mặt hàng nằm trong danh mục nhạy cảm cao sẽ được
FTA Việt Nam – Hàn Quốc
FTA ASEAN – Trung Quốc
3
FTA ASEAN – Úc – Niu Di Lân
4
Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN
5
FTA Việt Nam – Nhật Bản
1
2

19


các nước tiếp tục trì hỗn thực thi (ví dụ như Việt Nam gia hạn thực hiện cam kết với
Đường mía đến 2020). Hiện nay, phần lớn các dịng thuế nhập khẩu của các nước trong
danh mục cắt giảm hầu hết đã cắt giảm về mức 0-5%, chỉ duy trì chủ yếu các danh mục
mặt hàng không cắt giảm và danh mục mặt hàng nhạy cảm.
Cam kết nguồn gốc xuất xứ
Cam kết này chỉ ra rằng sản phẩm xuất khẩu muốn được hưởng ưu đãi thuế quan
khi sang các nước thành viên của FTA thì phải chứng minh rằng sản phẩm xuất khẩu đạt

yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ (xem chi tiết Phụ lục 5. Quy tắc về nguồn gốc xuất xứ cụ
thể của các mặt hàng). Về cơ bản, AEC, CPTPP và EVFTA đều phát triển quy định nguồn
gốc xuất xứ dựa trên nền tảng WTO. Phương pháp xác định nguồn gốc xuất xứ cụ thể,
EVFTA, CPTPP và AEC chia hàng hóa làm hai nhóm:
(i) Nhóm 1: hàng hóa có xuất xứ thuần túy, được sản xuất tại 1 hay nhiều bên là
thành viên trong hiệp định. Tại một quốc gia, nhóm (1) thường được xác định gồm: vật
nuôi, cây trồng, thủy sản được sinh ra, nuôi dưỡng và đánh bắt tại lãnh thổ quốc gia đó.
các hàng hóa sản xuất tại đó từ chính nhóm các sinh vật trên hoặc dẫn xuất của chúng.
(ii) Nhóm 2: hàng hóa được sản xuất tồn bộ tại lãnh thổ của một hoặc nhiều Bên
sử dụng ngun phụ liệu khơng có xuất xứ (tức là có xuất xứ từ các nước khơng phải
thành viên) với điều kiện hàng hóa thỏa mãn các quy tắc xuất xứ cụ thể cho từng ngành.
Nhóm 2 được xây dựng dựa trên các tiêu chí chủ yếu là: hàm lượng giá trị khu vực, Giới
hạn tỷ lệ ngun vật liệu khơng có xuất xứ trong q trình sản xuất, gia cơng; Tiêu chí
chuyển đổi chương (HS cấp độ 2 số), nhóm (HS cấp độ 4 số) và phân nhóm (HS cấp độ
6 số) mã số HS của sản phẩm cuối cùng so với mã số HS của nguyên vật liệu tham gia
vào quá trình sản xuất; Công đoạn gia công cụ thể; Công đoạn gia công, chế biến thực
hiện trên nguyên liệu có xuất xứ thuần túy.
CPTPP và EVFTA cho phép nhà sản xuất, nhà xuất khẩu và thậm chí nhà nhập
khẩu được tự chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa xuất nhập khẩu để được hưởng ưu đãi
thuế quan đặc biệt của các FTA này với điều kiện phải đạt được ngưỡng kim ngạch xuất
nhập khẩu theo quy định. Ngoài ra,doanh nghiệp được chủ động trong việc khai báo và
chịu trách nhiệm về xuất xứ cho hàng hóa do mình sản xuất, xuất nhập khẩu. Cơ chế này
giúp đơn giản hóa quy trình thủ tục, cắt giảm thời gian và chi phí cho DN, nâng cao tỷ lệ
tận dụng ưu đãi trong các FTA, đồng thời giảm rủi ro cho các cơ quan cấp phép và bớt
gánh nặng cho hải quan. Riêng trong ASEAN, cơ chế này mới được thí điểm triển khai
áp dụng đối với doanh nghiệp đủ điều kiện6 trong ASEAN nhưng chưa được áp dụng phổ
biến.

Là nhà sản xuất đồng thời là nhà xuất khẩu hàng hóa do chính thương nhân/DN sản xuất, không vi phạm quy định
về xuất xứ trong 02 năm gần nhất

6

20


Cam kết về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật (SPS) và hàng
rào kỹ thuật trong thương mại (TBT)
AEC, CPTPP và EVFTA về cơ bản đều tuân thủ theo Hiệp định SPS của WTO là
đặt ra các nguyên tắc chung trong việc ban hành các biện pháp SPS và TBT, mà khơng
có quy định cụ thể cho từng mặt hàng như cam kết cắt giảm thuế quan và quy tắc nguồn
gốc xuất xứ. Trong khuôn khổ các hiệp định này, các nước được quyền áp dụng các biện
pháp SPS/TBT để bảo vệ sức khỏe động thực vật, con người; đảm bảo các quy chuẩn/tiêu
chuẩn minh bạch đối với hàng hóa nhập khẩu và phải dựa trên các cơ sở khoa học được
công nhận. Các biện pháp này không tạo ra rào cản thương mại bất hợp lý, đồng thời phải
đảm nguyên tắc về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia như trong WTO. Đặc biệt, các
hiệp định có yêu cầu chặt chẽ về nghĩa vụ minh bạch hóa SPS/TBT khi yêu cầu cụ thể
khoảng thời gian từ khi góp ý kiến tới lúc ban hành và nơi bố cáo biện pháp là 60 ngày.
Các quốc gia có năng lực chuẩn bị bằng chứng khoa học tốt, có nền tảng hệ thống các
tiêu chuẩn SPS, TBT trong nước đang áp dụng ở mức cao thì có thể đưa ra các biện pháp
áp dụng với hàng hóa nhập khẩu ở mức cao.
Các biện pháp SPS và TBT của các nước được thể hiện phổ biến nhất thông qua
(i) các tiêu chuẩn, quy chuẩn cụ thể mà một nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu
và (ii) quy trình kiểm định, đánh giá sự phù hợp của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu
chuẩn, quy chuẩn đó. Các cam kết SPS và TBT thường khuyến khích các quốc gia xây
dựng hài hịa hóa các tiêu chuẩn quốc tế được thừa nhận chung, công nhận tương đương
và thừa nhận lẫn nhau các quy định này để tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại hàng
hóa. Khi xây dựng các biện pháp hài hóa thì sẽ không cần phải chứng minh bằng khoa
học.
Trong AEC, các cam kết SPS và TBT cũng được quy định trong ATIGA bao gồm
thúc đẩy xây dựng các biện pháp tương đương, hài hịa hóa sử dụng chung, nâng cao

năng lực SPS khu vực và tham gia giải quyết các nội dụng SPS và TBT gây trở ngại
thương mại chung. Nội dung các cam kết này khá đơn giản, tương tự như trong WTO.
Để xây dựng một thị trường ASEAN thống nhất, các quốc gia cũng thúc đẩy việc hài hòa
các tiêu chuẩn sản phẩm, quy chuẩn kỹ thuật và quy chế quản lý đối với các sản phẩm.
Theo Hiệp định nông nghiệp đã ký kết, các nước đã thành lập nhóm đặc trách về tiêu
chuẩn sản phẩm trồng trọt ASEAN. Nhóm đã xây dựng được 19 tiêu chuẩn chung
ASEAN. ASEAN cũng đã cơng bố bản quy trình GAP chung và quy trình VIETGAP
cũng đã được xây dựng dựa trên quy trình chung này. Tuy nhiên, đến nay dù đã có 6 Hiệp
định/Thỏa thuận trong ASEAN về tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp nhưng chưa có văn
bản nào cho các sản phẩm nông nghiệp.
Cam kết SPS và TBT trong EVFTA hướng tới mục tiêu loại bỏ các biện pháp đang
được áp dụng nhưng gây ra những trở ngại bất hợp lý trong thương mại. Các quốc gia
EU thường ban hành các quy định chung về SPS và TBT của toàn khối bao gồm giới hạn
dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), mức tối đa đối với một số chất nhất định, độc
21


tố nấm, kim loại nặng, vi trùng, chất ngoại lai, nitrat, phụ gia, hương liệu, tiêu chuẩn chất
lượng, dãn nhãn, bao gói. Mặt khác, các quốc gia EU cũng có các quy định chung về
chứng nhận như về quy trình và cách thức kiểm dịch, kiểm tra chất lượng. Trong trường
hợp sản phẩm liên tục bị phát hiện không tuân thủ quy định, EU sẽ tăng tần suất kiểm tra
và các điều kiện chứng nhận.
Khác với AEC và EVFTA, trong CPTPP khơng có các quy định chung vì CPTPP
khơng phải là một khu vực kinh tế chung. Mỗi nước trong CPTPP sẽ có một quy định
riêng về các biện pháp SPS/TBT miễn là phải tuân thủ theo các nguyên tắc của hiệp định
khi ban hành các biện pháp. Do vậy, tùy vào từng nước mà các quy định về SPS/TBT
cao hay thấp. Các nước phát triển trong CPTPP cũng sẽ có các yêu cầu cao như Nhật
Bản, Úc, Canada.
Như vậy, có thể thấy các quy định của EVFTA đồng bộ và nghiêm ngặt, các quy
định trong CPTPP cũng sẽ cao và chặt chẽ ở một số thị trường trong khi AEC có mức độ

trung bình. Các sản phẩm của Việt Nam có thể khơng gặp khó khăn khi xuất khẩu trong
nội bộ khối ASEAN nhưng sẽ gặp nhiều thách thức ở các thị trường EU và CPTPP khi
nhiều quốc gia trong hai hiệp định này là các nước phát triển, có hệ thống tiêu chuẩn
trong nước ở mức rất cao, cao hơn so với với các quốc gia khu vực ASEAN.
Cam kết về đầu tư
Các cam kết đầu tư trong các FTA chủ yếu vẫn tuân thủ và dựa trên nền tảng
WTO. Riêng các cam kết đầu tư trong khuôn khổ AEC, CPTPP và EVFTA thì mức độ
cam kết tồn diện và ràng buộc cao hơn. Các hiệp định đều quy định các nội dung cơ bản
về i) đối xử với nhà đầu tư của nước thành viên không kém ưu đãi hơn trong nước hoặc
ngoài khối; ii) cấm sử dụng các chính sách đầu tư cản trở thương mại/điều kiện hoạt động
(bao gồm yêu cầu hàm lượng nội địa, hạn chế xuất nhập khẩu, rào cản trao đổi ngoại tệ);
iii) quy tắc chung về xử lý tranh chấp giữa nhà đầu tư nước và nhà nước. Cam kết đầu tư
AEC, CPTPP quy định thêm nhiều điểm mới như: đền bù thiệt hại cho nhà đầu tư trong
khối trong trường hợp xung đột vũ trang, bất ổn xã hội và chính sách nhà nước, khơng
trưng dụng hoặc quốc hữu hóa khoản đầu tư trừ một số ngoại lệ; công nhận chuyển nhượng
tài sản; nhà đầu tư có quyền kiện nhà nước. CPTPP còn mở rộng thêm quy định cấm yêu
cầu sử dụng công nghệ và yêu cầu cấp phép. Như vậy, có thể thấy những điểm mới của
cam kết đầu tư trong phạm vi CPTPP, AEC tăng quyền lợi cho các nhà đầu tư, thuận lợi
hóa mơi trường đầu tư và kinh doanh cho các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, các
hiệp định này cũng quy định rõ về quyền của nước thành viên từ chối tiếp nhận đầu tư khi
nhà đầu tư vi phạm pháp luật, an ninh quốc phòng, đạo đức.
Một trong những nguyên tắc đáng chú ý nhất trong các cam kết đầu tư của CPTPP
là ngun tắc “ratchet” (chỉ tiến khơng lùi), theo đó cơ quan sở tại của các quốc gia thành
viên CPTPP không được ban hành các quy định kém ưu đãi và gây bất lợi cho hoạt động
đầu tư của doanh nghiệp so với các quy định trước đó đã ban hành. Điều này đòi hỏi,
22


chính quyền các địa phương phải cân nhắc rất kỹ đưa ra các ưu đãi thu hút đầu tư vì một
khi đã ban hành thì khơng thể rút lại được nữa.

Riêng trong khuôn khổ EVFTA, EU và Việt Nam đã tách riêng nội dung bảo hộ
đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư (ISDS) ra khỏi hiệp
định EVFTA thành hiệp định riêng – gọi là Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA). Đến nay, EU
và Việt Nam đã thống nhất được các nội dung của IPA. Trong đó, hai bên cam kết dành
sự đối xử cơng bằng, bình đẳng, bảo hộ an toàn và đầy đủ các khoản đầu tư và nhà đầu
tư của nhau. Trong trường hợp có xung đột sẽ ưu tiên giải quyết bằng đàm phán và hòa
giải, sau đó mới giải quyết qua cơ quan giải quyết tranh chấp do Ủy ban thương mại
EVFTA chỉ định qua cấp sơ thẩm, phúc thẩm. Kết quả giải quyết tranh chấp sẽ là cơ sở
cuối cùng các bên phải tuân thủ.
Kể từ khi tham gia WTO, về cơ bản, Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết về
đầu tư trong WTO và các FTA (xóa bỏ và khơng áp dụng mới các biện pháp bị cấm).
Trong một số lĩnh vực còn mở rộng tự nguyện mạnh mẽ cho các nhà đầu tư nước ngồi,
trong đó có cả lĩnh vực nơng nghiệp.
Về điều kiện đầu tư, trên cơ sở rà soát phạm vi WTO, các FTA đã ký và các luật,
pháp lệnh, nghị định có liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các cơ quan,
bộ ngành xây dựng Danh mục điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy
định tại khoản 1, Điều 13 Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/20157. Danh mục này
chưa tính đến cam kết trong hiệp định EVFTA và CPTPP do chưa chính thức có hiệu lực
thực thi, nhưng về cơ bản vẫn phù hợp. Trước đây, Việt Nam cấm các tổ chức kinh tế có
vốn đầu tư nước ngồi khơng được tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa trực tiếp từ
nông dân tại Việt nam để xuất khẩu, bao gồm việc mở địa điểm để mua gom hàng hóa
xuất khẩu, tuy nhiên hiện nay quy định này đã được bãi bỏ nhằm tạo thuận lợi để thu hút
đầu tư vào nông nghiệp và phù hợp hơn với cam kết quốc tế.
Về các chính sách ưu đãi, hiện nay Việt Nam cũng đã ban hành nhiều chính sách
liên quan đến hỗ trợ, ưu đãi cho đầu tư vào nông nghiệp nói chung và trong trồng trọt nói
riêng, điển hình là Nghị định 57/2018/NĐ-CP thay thế nghị định 210/2013/NĐ-CP (hiện
đang được đề xuất sửa đổi) về chính sách khuyến khích đầu tư vào nơng nghiệp nơng
thơn trong đó có các ưu đãi dành cho tất cả các tổ chức được thành lập và đăng ký hoạt
động theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm cả các tổ chức có vốn đầu tư nước
ngồi được thành lập tại Việt Nam. Về mặt thủ tục đầu tư, Việt Nam đã bãi bỏ một số

khâu thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư. Trước đây, Việt Nam yêu cầu phải khảo sát đầu
tư, phải có văn bản cho phép của địa phương, văn bản đồng ý của các bộ ngành, thậm chí
dự án lớn cần phải xin ý kiến của thủ tướng thì hiện nay áp dụng theo mơ hình nước phát
triển chỉ u cầu ngành/lĩnh vực đầu tư đó khơng bị cấm thì nhà đầu tư được phép tham
gia đầu tư. Tuy nhiên, thủ tục đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngồi cịn kém thuận

7

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thị hành một số điều của Luật đầu tư.

23


tiện hơn so với các nhà đầu tư trong nước như yêu cầu phải có giấy chứng nhận đầu tư
trong thủ tục đăng ký kinh doanh.
Như vậy, có thể thấy hiện nay, Việt Nam tương đối mở cửa cho đầu tư trong lĩnh
vực nơng nghiệp, trong đó có trồng trọt, thậm chí cịn đẩy mạnh mở cửa hơn so với cam
kết, trừ một số hạn chế hiện nay về thủ tục đầu tư, thu gom hàng lẻ và thuê đất trực tiếp
từ nông hộ, thành lập cơ sở bán lẻ. Điều này mở ra cơ hội thu hút đầu tư nhưng cũng sẽ
đặt ra các thách thức về gia tăng cạnh tranh đối với các doanh nghiệp Đồng Nai.
Cam kết về sở hữu trí tuệ
Nhìn chung các FTA đều tơn trọng hiệp định TRIPs trong khuôn khổ WTO về
cam kết sở hữu trí tuệ với các nội dung chính sau: (i) công nhận bảo hộ nhãn hiệu, chỉ
dẫn địa lý, bằng sáng chế, thơng tin bí mật; (ii) hợp tác giữa các nước để xây dựng hệ
thống chính sách và thực thi cam kết; (iii) minh bạch hóa, đảm bảo thực thi bình đẳng và
cơng bằng, khơng phân biệt đối xử. Trong khi AEC chỉ lồng ghép một số vấn đề về sở
hữu trí tuệ trong các nội dung khác thì EVFTA và CPTPP được cho là có các u cầu
cao hơn (thường được gọi là TRIPs+). EVFTA có quy định riêng về giống cây trồng.
Riêng CPTPP, các tiêu chuẩn trong nhiều trường hợp cao hơn tiêu chuẩn tương ứng của
WTO như bảo hộ quyền tác giả cả mùi hương, âm thanh, bảo hộ cơ sở dữ liệu thử nghiệm,

bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nơng hóa phẩm,… EVFTA và CPTPP không chỉ bao
gồm nghĩa vụ bảo hộ, mà còn rất coi trọng vấn đề đảm bảo thực thi pháp luật về bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ khi yêu cầu bảo hộ “đầy đủ” (adequate) và “hiệu quả” (effective) và
hình sự hóa việc xử lý các hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ, tùy theo mức độ, từ biện pháp
hành chính, cảnh cáo đến phạt tù.
Riêng với EVFTA, về chỉ dẫn địa lý, khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam sẽ bảo
hộ 171 chỉ dẫn địa lý của EU và EU sẽ bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam. Các chỉ
dẫn địa lý của Việt Nam đều liên quan tới trái cây, mật ong, và hải sản, tạo điều kiện cho
một số chủng loại nông sản của Việt Nam xây dựng và khẳng định thương hiệu của mình
tại thị trường EU. Các chỉ dẫn địa lý của EU chủ yếu là về các đồ uống có cồn và thực
phẩm như pho mát và thịt.
Nội dung cam kết này rất đáng lưu ý đối với ngành trồng trọt vì ngành trồng trọt
liên quan trực tiếp đến bảo hộ giống cây trồng, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu. Pháp luật Việt
Nam về sở hữu trí tuệ đã trải qua 02 lần sửa đổi lớn (năm 2005 và 2009) và theo kết quả
rà soát của VCCI, được đánh giá là đã tuân thủ hoàn toàn TRIPs và về cơ bản tuân thủ
EVFTA. Đối với EVFTA chỉ còn 4 cam kết chưa tuân thủ cần phải sửa đổi các văn bản
pháp luật, trong đó có quy trình và cách thức bảo hộ đối với 171 chỉ dẫn địa lý của EU liệt
kê trong EVFTA.

2.2.

Chủ nghĩa bảo hộ

Bên cạnh xu thế hội nhập chung, trong những năm gần đây chủ nghĩa bảo hộ cũng
đang xuất hiện trở lại (ví dụ như phong trào Brexit hay việc Mỹ rút khỏi hàng loạt FTA
24


đa phương) tạo nên những tác động khó lường đối với nông nghiệp của Việt Nam cũng
như tỉnh Đồng Nai. Điển hình là cuộc xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn

đang diễn ra căng thẳng. Đến tháng 7/2018, Trung Quốc chính thức áp dụng thuế nhập
khẩu bổ sung 25% vào 545 hàng hóa của Mỹ (trong đó có các nơng sản gồm đậu tương,
cá hồi, tơm hùm, thịt, rau quả) tương đương 34 tỷ USD và đưa ra danh sách 16 tỷ USD
mặt hàng dự kiến áp dụng bổ sung thuế suất 25%. Tháng 8 Mỹ tiếp tục chính thức áp đặt
mức thuế bổ sung 25% đối với số hàng hóa trị giá 16 tỷ USD vào Mỹ. Trung Quốc cũng
đáp trả lại tương tự. Tháng 7/2018, Mỹ đã xem xét áp dụng mức thuế quan bổ sung với
lượng hàng hóa trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc và Trung Quốc cũng tuyên bố áp
dụng thuế bổ sung 5-25% đối với 60 tỷ hàng hóa của Mỹ nếu Mỹ thực hiện gói 200 tỷ.
Tuy nhiên, cả hai bên vẫn chưa đưa ra lộ trình chi tiết về việc đánh thuế này. Kịch bản
nghiêm trọng nhất là Mỹ mở rộng diện áp thuế với lượng hàng hóa trị giá trên 500 tỷ
USD của Trung Quốc và hai bên sẽ áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt khác kèm theo.
Xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc sẽ có tác động rất phức tạp gồm cả hai
chiều tích cực và tiêu cực đến nông nghiệp Việt Nam. Một mặt, đây là cơ hội để Việt
Nam tăng xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc và Mỹ, đồng thời có thể nhập
khẩu các sản phẩm từ Mỹ có chất lượng mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh yếu như
ngun liệu thức ăn chăn ni (TĂCN), phân bón. Bên cạnh đó, cũng có thể có xu hướng
chuyển hướng đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam để lấy xuất xứ từ Việt Nam xuất
khẩu sang Mỹ hoặc, đặc biệt đối với những mặt hàng đã qua chế biến. Mặt khác, những
mặt hàng của Mỹ không thể xuất sang Trung Quốc và ngược lại từ Trung Quốc không
thể sang Mỹ do bị áp thuế suất cao có khả năng tràn vào Việt Nam, cạnh tranh trực tiếp
với các sản phẩm của Việt Nam tại thị trường trong nước cũng như trên thị trường nước
thứ ba. Thêm vào đó, việc “mượn xuất xứ” của Việt Nam từ Trung Quốc hoặc Mỹ, đặc
biệt là Trung Quốc, có thể gây ra sức ép lớn trong quản lý gian lận thương mại, tiêu chuẩn
chất lượng sản phẩm cũng như nguy cơ của dòng đầu tư trong chế biến NLTS kém chất
lượng, không đảm bảo các tiêu chuẩn bền vững về môi trường đối với Việt Nam, đặc biệt
là dòng đầu tư di dời khỏi Trung Quốc. Việc gia tăng gian lận thương mại sẽ thúc đẩy
Mỹ và Trung Quốc gia tăng các biện pháp kiểm soát thương mại đối với NLTS của Việt
Nam. Mặt khác, thương mại giữa các nước hạn chế, cũng sẽ giảm nhập các nguồn nguyên
liệu từ Việt Nam.
Các nông sản của Đồng Nai sẽ chịu ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại này là

heo và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (đậu nành, bắp). Năm 2016, xuất khẩu heo sống
của Việt Nam sang Trung Quốc khoảng 66.000 tấn tương đương 118,5 triệu USD và xuất
khẩu 49 tấn thịt heo đông lạnh tương đương 0,1 triệu US (IPSARD 2017). Hiện tại mặt
hàng thịt heo và phụ phẩm (nội tạng) của Mỹ đã bị Trung Quốc áp thuế cao lên đến 4050%, sẽ bị áp bổ sung thêm 25% cộng thêm 10% thuế giá trị gia tăng có thể tăng lên đến
mức trung bình khoảng 80%. Với mức thuế này, sản phẩm thịt heo và phụ phẩm của Mỹ
khó có thể xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong
nước, năm 2018, Trung Quốc cần nhập khoảng 1,5 triệu tấn thịt heo từ các nước khác
25


×