Tải bản đầy đủ (.doc) (262 trang)

Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả sang thị trường Nhật Bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 262 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

ĐINH CAO KHUÊ

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU RAU QUẢ
CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2021


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

ĐINH CAO KHUÊ

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU RAU QUẢ
CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

Ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Mã số

: 9.62.01.15

Người hướng dẫn khoa học : 1. PGS.TS. TRẦN ĐÌNH THAO
2. TS. NGUYỄN THỊ THỦY



HÀ NỘI - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực và
chưa từng được sử dụng, cơng bố trong bất kì nghiên cứu nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án này đã được
cảm ơn và thơng tin trích dẫn trong đề tài đều được ghi rõ nguồn gốc./.
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Tác giả luận án

Đinh Cao Khuê

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận án, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận án, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới PGS.TS. Trần Đình Thao và TS. Nguyễn Thị Thủy, các thầy cơ đã tận tình
hướng dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
học tập và thực hiện đề tài luận án.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kế hoạch và Đầu tư, Khoa Kinh tế và Phát triển nơng thơn, Học viện Nơng nghiệp
Việt Nam, cùng tồn thể cán bộ, giảng viên của Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo
điều kiện thuận lợi, tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn
thành luận án.

Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, các nhà khoa học, cán bộ, chuyên
viên thuộc Bộ Nông nghiệp & PTNT, Viện chiến lược và chính sách phát triển nơng
nghiệp, nơng thơn; Hiệp hội Rau quả Việt Nam; Lãnh đạo và chuyên viên của Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Bắc Giang, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Bình
Phước, Gia Lai, An Giang, Hải Dương, Ninh Bình,…; cùng với đó là lãnh đạo, cán bộ
công nhân viên của các doanh nghiệp; các tác nhân khác trong ngàn hàng rau quả mà tơi
đã có điều kiện gặp gỡ, khảo sát và các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan, đã đóng
góp những thơng tin vô cùng quý báu và những ý kiến xác đáng, và đã giúp đỡ, tạo điều
kiện cho tôi trong suốt q trình thực hiện đề tài luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn các đơn vị như Cục Trồng trọt, Cục Chế biến và Phát
triển thị trường nông sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Hải quan,
các doanh nghiệp… đã tạo điều kiện, cung cấp số liệu; cùng với đó là các nhà khoa học, cán
bộ cán bộ chuyên môn đã tạo điều kiện giúp tơi xử lý số liệu hồn thành luận án.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận án./.

Hà Nội, ngày

tháng năm 2021

Nghiên cứu sinh

Đinh Cao Khuê

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan......................................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................................ ii

Mục lục.............................................................................................................................iii
Danh mục các từ viết tắt...................................................................................................vi
Danh mục bảng................................................................................................................vii
Danh mục đồ thị...............................................................................................................ix
Danh mục hộp....................................................................................................................x
Danh mục sơ đồ.................................................................................................................x
Trích yếu luận án..............................................................................................................xi
Thesis abstract................................................................................................................xiii
Phần 1. Mở đầu....................................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 3

1.2.1. Mục tiêu chung...................................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.......................................................................................................3
1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................ 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................... 3
1.4.

Những đóng góp mới của luận án..........................................................................4

1.5.


Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án............................................................5

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả..........6
2.1.

Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan............................................... 6

2.1.1. Các nghiên cứu về xuất khẩu rau quả....................................................................6
2.1.2. Các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh mặt hàng rau quả.................................. 12
2.1.3. Các nghiên cứu về chính sách thúc đẩy xuất khẩu rau quả................................. 15
2.1.4. Nhận xét từ tổng quan nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu......................... 18
2.2.

Cơ sở lý luận về xuất khẩu rau quả......................................................................19

2.2.1. Xuất khẩu và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả.......................................... 19
2.2.2. Nội dung nghiên cứu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả..............................30
2.2.3. Yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu rau quả sang thị trường mục tiêu.................... 34
2.3.

Kinh nghiệm thực tiễn về xuất khẩu rau quả....................................................... 39
iii


2.3.1. Kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản và đẩy mạnh xuất khẩu rau quả
sang Nhật Bản của một số quốc gia trên thế giới................................................39
2.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong đẩy mạnh xuất khẩu rau quả sang
thị trường Nhật Bản.............................................................................................43
Tóm tắt phần 2.................................................................................................................44

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................45
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu...............................................................................45

3.1.1. Đặc điểm các vùng sản xuất rau quả của Việt Nam.............................................45
3.1.2. Thị trường Nhật Bản............................................................................................47
3.2.

Phương pháp tiếp cận và khung phân tích...........................................................50

3.2.1. Phương pháp tiếp cận...........................................................................................50
3.2.2. Khung phân tích...................................................................................................52
3.3.

Phương pháp thu thập số liệu...............................................................................54

3.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu....................................................................54
3.3.2. Thu thập thông tin thứ cấp...................................................................................54
3.3.3. Thu thập thông tin sơ cấp.....................................................................................55
3.4.

Phương pháp tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu...............................................59

3.4.1. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu............................................................... 59
3.4.2. Phương pháp phân tích số liệu.............................................................................59
3.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu...............................................................................64


3.5.1. Nhóm chỉ tiêu thực trạng xuất khẩu rau quả sang thị trường Nhật Bản..............64
3.5.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng các giải pháp xuất khẩu...............................65
3.5.3. Nhóm chỉ tiêu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu rau quả...............................65
Tóm tắt phần 3.................................................................................................................66
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận......................................................................67
4.1.

Thực trạng đẩy mạnh xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Nhật Bản....67

4.1.1. Thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Nhật Bản...............................67
4.1.2. Thực trạng các giải pháp của nhà nước nhằm đẩy mạnh xuất khẩu rau quả
Việt Nam sang Nhật Bản..................................................................................... 83
4.1.3. Hiệu quả xuất khẩu rau quả Việt Nam sang Nhật Bản.........................................99
4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường
Nhật Bản............................................................................................................103

iv


4.2.1. Xác định các yếu tố ảnh hưởng..........................................................................103
4.2.2. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố xuất khẩu và giải pháp đẩy mạnh xuất
khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản...................................... 126
4.3.

Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
130

4.3.1. Quan điểm đề xuất giải pháp............................................................................. 130

4.3.2. Căn cứ đề xuất giải pháp....................................................................................130
4.3.3. Các giải pháp đề xuất nhằm đẩy mạnh xuất khẩu rau quả Việt Nam sang
thị trường Nhật Bản...........................................................................................132
Tóm tắt phần 4...............................................................................................................147
Phần 5. Kết luận và kiến nghị........................................................................................149
5.1.

Kết luận..............................................................................................................149

5.2.

Kiến nghị............................................................................................................150

Danh mục các cơng trình đã cơng bố liên quan đến kết quả luận án.............................151
Tài liệu tham khảo......................................................................................................... 152
Phụ lục...........................................................................................................................172

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ATTP

An tồn thực phẩm

BQ


Bình qn

CP

Chính phủ

ĐGC

Đánh giá chung

DN

Doanh nghiệp

GTGT

Giá trị gia tăng

HH

Hàng hóa

HTX

Hợp tác xã

KHCN

Khoa học cơng nghệ


NK

Nhập khẩu

NN&PTNT

Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn



Quyết định

STD

Độ lệch chuẩn

TB

Trung bình

TĐPTBQ

Tốc độ phát triển bình qn

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

USD


Đơ la mỹ

VN

Việt Nam

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

XK

Xuất khẩu

VN

Việt Nam

vi


DANH MỤC BẢNG
STT
3.1.

Tên bảng
Trang
Tổng hợp số mẫu khảo sát.................................................................................58


4.1.

Tổng số cơ sở chế biến rau quả năm 2019........................................................ 69

4.2.

Số trường hợp vi phạm các quy định về an toàn vệ sinh, kiểm dịch sản
phẩm của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2015- 2019..............75

4.3.

Giá trị rau quả nhập khẩu của Nhật Bản từ Việt Nam.......................................78

4.4.

Mặt hàng và kim ngạch xuất khẩu rau tươi của Việt Nam sang Nhật Bản
giai đoạn 2015 - 2019........................................................................................80

4.5.

Mặt hàng và kim ngạch xuất khẩu của quả tươi của Việt Nam sang Nhật
Bản giai đoạn 2015 - 2019................................................................................ 81

4.6.

Mặt hàng và kim ngạch xuất khẩu rau quả chế biến của Việt Nam sang
Nhật Bản giai đoạn 2015 - 2019........................................................................82

4.7.


Đánh giá của các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả sang Nhật về chính
sách đất đai........................................................................................................................ 84

4.8.

Đánh giá của các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả sang Nhật về chính
sách thuế, phí, bảo hộ mậu dịch và bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu...................90

4.9.

Đánh giá của các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả sang Nhật Bản về chính

sách tín dụng......................................................................................................91
4.10.

Đánh giá của các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả sang Nhật Bản về chính

sách khoa học cơng nghệ...................................................................................93
4.11.

Đánh giá của các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả sang Nhật Bản về chính

sách liên kết.......................................................................................................96
4.12.

Đánh giá của các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả sang Nhật Bản về chính

sách xúc tiến xuất khẩu..................................................................................... 97
4.13.


Đánh giá của các doanh nghiệp về việc ban hành một số chính sách hỗ
trợ sản xuất, chế biến và xuất khẩu nơng sản....................................................99

4.14.

Chi phí, giá thành và giá bán một số mặt hàng rau quả xuất sang Nhật
Bản của Việt Nam (tính bình qn 1 tấn sản phẩm)........................................100

4.15.

Thông tin chung của khách hàng Nhật Bản.....................................................107

4.16.

Đánh giá của các doanh nghiệp Việt Nam về nhu cầu và tiềm năng thị
trường tiêu thụ sản phẩm rau quả của Nhật Bản.............................................109

vii


4.17.

Đánh giá của các doanh nghiệp Việt Nam về mức độ đáp ứng các rào cản
thương mại của Nhật Bản ............................................................................... 111

4.18.

Diện tích một số cây ăn quả chủ lực xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn
2015-2019 ....................................................................................................... 113


4.19.

Sản lượng một số cây ăn quả chủ lực xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn
2015-2019 ....................................................................................................... 113

4.20.

Diện tích cây rau, đậu của Việt Nam phân theo vùng giai đoạn 2015-2019 .... 114

4.21.

Sản lượng rau, đậu xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2015-2019 ................ 115

4.22.

Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam ........................................................ 116

4.23.

Đánh giá của các doanh nghiệp về tiềm năng và lợi thế trong phát triển
sản xuất rau quả của Việt Nam ....................................................................... 117

4.24.

Đánh giá của các doanh nghiệp về chất lượng rau quả Việt Nam xuất khẩu
vào Nhật Bản .................................................................................................. 119

4.25.

Đánh giá của các doanh nghiệp Việt Nam về cơ sở hạ tầng phục vụ sản

xuất và xuất khẩu rau quả của Việt Nam ........................................................ 120

4.26.

Đánh giá của các doanh nghiệp về khoa học và công nghệ phục vụ xuất
khẩu rau quả của Việt Nam ............................................................................ 121

4.27.

Các doanh nghiệp tự đánh giá về năng lực của mình khi tham gia xuất
khẩu rau quả sang thị trường Nhật Bản .......................................................... 123

4.28.

Đánh giá của các doanh nghiệp Việt Nam về năng lực của các đối thủ
cạnh tranh ....................................................................................................... 124

4.29.

Đánh giá của doanh nghiệp về sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà
nước trong xúc tiến thương mại cho xuất khẩu rau quả sang thị trường
Nhật Bản ......................................................................................................... 125

4.30.

Ma trận hệ số tải nhân tố của các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất
khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Nhật Bản ......................................... 127

4.31.


Hệ số ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả xuất khẩu rau quả của Việt
Nam sang thị trường Nhật Bản ....................................................................... 128

4.32.

Phân tích SWOT đối với xuất khẩu hàng rau quả sang Nhật Bản .................. 131

viii


DANH MỤC ĐỒ THỊ
STT
3.1.

Tên đồ thị
Tổng diện tích trồng cây ăn quả và cây rau của Việt Nam giai đoạn
2015 – 2019 ...........................................................................................................

4.1.

46

Số lượng và tốc độ phát triển các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu rau quả
tươi của Việt Nam sang Nhật Bản giai đoạn 2016 – 2019 ....................................

4.2.

Trang

68


Số lượng và tốc độ phát triển các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu rau quả
chế biến của Việt Nam sang Nhật Bản giai đoạn 2016 - 2019 ..............................

69

4.3. Số lượng doanh nghiệp và kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang
thị trường Nhật Bản, 2016-2019 ...........................................................................

70

4.4. Tỉ trọng rau quả nhập khẩu Nhật Bản từ các quốc gia năm 2019 .........................

77

4.5.

Thị phần và giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Nhật Bản giai đoạn
2001-2018 ..............................................................................................................

79

4.6. Lợi thế so sánh hiện hữu (RCA) mặt hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam
giai đoạn 2001-2018 ............................................................................................

101

4.7. Chi phí nguồn lực trong nước (DRC) và lợi thế cạnh tranh (DRC/SER) một
số mặt hàng rau quả Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản ...................................
4.8.


102

Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu rau quả Việt Nam theo quốc gia nhập khẩu
năm 2019 .............................................................................................................

103

4.9. Kim ngạch và tốc độ tăng trường nhập khẩu rau quả của thị trường Nhật Bản
giai đoạn 2014 -2019 ...........................................................................................

105

4.10. Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu trái cây của Nhật Bản năm 2019 .......................

105

4.11. Thị phần sản phẩm đồ hộp của các quốc gia xuất khẩu chính sang Nhật Bản ....

106

4.12. Tần suất tiêu dùng rau quả của người dân Nhật Bản ..........................................

108

4.13. Nơi mua các sản phẩm rau quả của người dân Nhật Bản ....................................

108

ix



DANH MỤC HỘP
STT

Tên hộp

4.1. Mức độ đáp ứng các quy định của Nhật Bản về các mặt hàng

Trang

rau

quả Việt Nam......................................................................................................... 75
4.2. Đánh giá của doanh nghiệp về các khó khăn trong tiếp cận chính sách đất đai....85
4.3. Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã tạo điều kiện giúp cho doanh nghiệp
dễ tiếp cận được với các vùng nguyên liệu............................................................87
4.4. Quản lý sản xuất của Việt Nam còn nhiều hạn chế, gây các ảnh hưởng tiêu
cực đến tái cơ cấu ngành rau quả...........................................................................88
4.5. Ý kiến đánh giá của doanh nghiệp về chính sách tín dụng....................................92
4.6. Đánh giá của người dân về vai trò của doanh nghiệp trong liên kết sản xuất
rau xuất khẩu..........................................................................................................95
4.7. Lợi ích của thương lái khi liên kết với các doanh nghiệp xuất khẩu.....................95

DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT

Tên sơ đồ

Trang


2.1. Mạng lưới phân phối hàng rau quả xuất khẩu........................................................29
3.1. Khung phân tích nghiên cứu xuất khẩu rau quả sang Nhật Bản............................ 53
4.1. Các bước tổ chức xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Nhật Bản............72
4.2. Chuỗi giá trị rau quả Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản..................................... 73

x


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Đinh Cao Khuê
Tên luận án: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Nhật
Bản
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 9.62.01.15

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu rau quả
Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, từ đó đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả
Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong thời gian tới, góp phần nâng cao năng lực
cạnh tranh sản phẩm rau quả của Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp: tiếp cận theo chuỗi giá trị; tiếp cận khu vực cơng
và khu vực tư; tiếp cận có sự tham gia; tiếp cận hệ thống; các phương pháp thu thập số
liệu thứ cấp từ các tài liệu sách báo, tạp chí, luận án, internet, các báo cáo tổng kết của
các cơ quan ban ngành có liên quan và phương pháp thu thập số liệu sơ cấp như phỏng
vấn điều tra người sản xuất, cán bộ nhân viên và lãnh đạo các doanh nghiệp xuất khẩu
rau quả sang Nhật, cán bộ quản lý từ Trung ương đến địa phương để thu thập các thơng

tin, số liệu có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Phương pháp: thống kê mô tả, so sánh,
phân tích SWOT, cho điểm, hệ số RCA, hệ số DRC, phân tích nhân tố khám phá với
thang đo Likert (EFA), cho điểm với thang đo Likert. Phương pháp phân tích hồi quy đa
biến được sử dụng để phân tích và rút ra các kết luận cho nghiên cứu.
Kết quả chính và kết luận
Giai đoạn 2016 – 2019, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Nhật
Bản có sự biến động theo chiều hướng tăng trưởng. Số lượng các doanh nghiệp tham gia
xuất khẩu rau quả sang Nhật Bản và các loại mặt hàng rau quả của Việt Nam được cấp
phép xuất khẩu rau quả sang Nhật Bản tăng lên khá nhanh. Tuy nhiên, việc xuất khẩu
rau quả của Việt Nam sang Nhật Bản vẫn còn gặp nhiều thách thức, khó khăn, giá trị rau
quả Việt Nam nhập khẩu sang Nhật bản còn thấp so với tổng giá trị mà Nhật Bản dành
cho nhập khẩu rau quả. Yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm đồng thời các rào cản
thương mại phức tạp là một trở ngại lớn cho Việt Nam.
Việt Nam là quốc gia có kim ngạch xuất khẩu rau quả vào Nhật Bản lớn trên thế
giới. Tuy nhiên, kim ngạch các mặt hàng rau quả Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản vẫn
chiếm tỷ lệ khiêm tốn so với 8 quốc gia xuất khẩu lớn còn lại (chỉ khoảng 0,9% vào năm

xi


2016 và tăng lên hơn 1,29% vào năm 2019). Trong nhóm rau củ, thân lá thì nhóm củ
khoai là mặt hàng chủ đạo, sau đó tới nấm, các loại đậu, cà rốt. Rau gia vị cũng được
xuất khẩu nhưng khá ít chủ yếu là mùi, tía tơ. Nhóm trái cây và vỏ có thể ăn được chủ
yếu bao gồm hạt điều, thanh long, chuối, dừa, vải, xoài. Các sản phẩm chế biến rau cũng
tập trung sản phẩm đặc trưng của vùng nhiệt đới như cà, kiệu muối, dưa leo, măng. Các
loại quả chế biến cũng tập trung các loại như hạt điều, hạnh nhân, mứt và ô mai các loại,
các sản phẩm chế biến từ dứa.
Hiện Việt Nam đã được phép xuất khẩu một số loại quả tươi sang Nhật Bản gồm
xoài, chuối, vải, thanh long, các loại quả nhiệt đới này cịn nhiều dư địa tăng trưởng.
Ngồi ra, các sản phẩm trái cây và rau chế biến từ xoài, vải, dứa, rau chân vịt… của Việt

Nam ngày càng có tiềm năng xuất khẩu tại thị trường Nhật Bản.
Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới việc xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị
trường Nhật Bản là: Nhu cầu, tiềm năng thị trường của Nhật Bản; Năng lực của các đơn vị
có sự tham gia xuất nhập khẩu rau quả; Chất lượng, thương hiệu của sản phẩm rau quả Việt
Nam; Sự phát triển của khoa học công nghệ; Tiềm năng và lợi thế trong phát triển sản xuất
rau quả của Việt Nam; Sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước trong xúc tiến thương
mại cho xuất khẩu rau quả sang thị trường Nhật Bản; Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ xuất
khẩu. Qua kết quả chạy mơ hình bằng phầ mềm STATA cho thấy, cả 9 nhóm yếu tố ảnh
hưởng đến kết quả xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đều có hệ số hồi
qui riêng phần có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%;
Trên cơ sở phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng, nghiên cứu đã đề ra 2
nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
trong thời gian tới bao gồm: (1) Giải pháp đối với các cơ quan quản lý nhà nước bao gồm
các giải pháp (i) Tăng cường sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước trong thực hiện
chính sách và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm rau quả sang Nhật Bản; (ii) Phát triển
khoa học công nghệ và đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao
chất lượng, giá trị mặt hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam; (iii) Phát triển hệ thống
logistic ngành rau quả và công nghiệp phụ trợ cho xuất khẩu rau quả; (iv) Tăng cường thu
hút đầu tư vào lĩnh vực sản xuất rau quả xuất khẩu. (2) Giải pháp đối với các doanh nghiệp
và người sản xuất rau quả xuất khẩu bao gồm: (i) nâng cao hiểu biết về văn hoá kinh doanh
của doanh nghiệp Nhật Bản và văn hoá tiêu dùng của người tiêu dùng Nhật Bản; (ii) xây
dựng vùng nguyên liệu chuyên canh chất lượng cao; (iii) đảm bảo chất lượng sản phẩm;

(iv) phát triển khoa học kỹ thuật trong các DN; (v) nâng cao chất lượng quản trị doanh
nghiệp; (vi) xây dựng thương hiệu cho sản phẩm; (vii) đẩy mạnh nghiên cứu thị trường
và chủ động tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại; (viii) xây dựng và củng cố
mối liên kết giữa người sản xuất nông nghiệp, thu mua, DN chế biến xuất khẩu.

xii



THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Dinh Cao Khue
Thesis title: Solutions to promote Vietnamese fruits and vegetables exports to Japan
Major: Agricultural Economics

Code: 9.62.01.15

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objective
Based on the current effectiveness and potential of Vietnamese fruits and vegetables
exports, based on solutions of promoting Vietnamese fruits and vegetables export to Japan
in recent years, based on the factors that affect Vietnamese vegetables, fruits exports and
affect its solutions, The thesis proposes solutions to increase the export of vegetables and
fruits of Vietnam to meet the requirements of this fastidious market.

Materials and Methods
The thesis uses a participatory approach method; value chain approach method;
institutional access method; regional approach method; Systematic approach method along
with the methods of collecting secondary data from books, magazines, dissertations,
internet, summary reports of relevant government agencies, and methods of collecting
primary data such as interviewing the producers, staff members and leaders of fruit and
vegetable exporting enterprises in Japan, officers from ministry to local levels to collect
related data. In addition, methods such as descriptive statistics, comparative statistics,
SWOT analysis, , RCA coefficient of comparison, DRC coefficient, exploratory factor
analysis with Likert scale (EFA), scoring by Likert scale, multiple regression analysis
Variables are used to analyze and make the conclusion for the thesis.

Main findings and conclusion
In 2016 - 2019, Vietnamese fruits and vegetables export turnover to Japan

fluctuated with the growing trend. The number of enterprises participating in exporting
vegetables and fruits export segment to Japan and the categories of Vietnamese
vegetables and fruits licensed to export to Japan has increased rapidly in recent years.
However, the exports of vegetables and fruits from Vietnam to Japan still faces many
challenges and difficulties. Strict product quality requirements and complex trade
barriers are major obstacles for Vietnam leading to the value of Vietnamese vegetables
and fruits imported to Japan is still modest compared to its potential.
Vietnam is one of the exporting countries that have the largest export turnover of
vegetables and fruits to Japan. However, the export turnover of Vietnamese vegetables and
fruits exported to Japan only accounts for a modest proportion compared to the other eight
largest exporting countries (accounting for only about 0.9% in 2016 and increase to

xiii


more than 1.29% in 2019). In the category of vegetables and leaves, the group of
potatoes is the main product, followed by mushrooms, beans, carrots. Herbs are also
exported, but mostly are coriander, perilla. The group of edible fruit and peels is mainly
cashew nuts, dragon fruits, bananas, coconuts, litchi, and mangoes. Processed products
are mostly tomato, salted palanquin, cucumber, bamboo shoots, cashew nuts, almonds,
all kinds of jam and apricot, and processed pineapple.
Among the nine largest export countries of fruits and vegetables to Japan, Vietnam
has the fastest growth with an average increase rate of 12% of export turnover a year in the
period of time from 2015 to 2019. Currently, Vietnam has a permit to export mango,
banana, lychee, dragon fruit to Japan, these tropical fruits have plenty of room to grow in
the Japanese market. In addition to this, Vietnamese processed fruits and vegetables made
from mango, litchi, pineapple, spinach … are very well-received in Japan.
The basic factors affecting Vietnamese fruits and vegetable export to Japan
including Japanese market demand; the capacity of organizations involved in the import and
export of fruits and vegetables; the brand name and quality of Vietnamese fruits and

vegetables; The development of science and technology; the Potentials and advantages of
fruits and vegetable production in Vietnam; the coordination of government agencies in
trade promotion for fruits and vegetable exports to Japan; the development of infrastructure
for exports. The regression models using STATA interprets that all 9 groups of factors
affecting the efficiency of Vietnamese fruit and vegetable exports to Japan have regression
coefficients that are statistically significant at the significance level. 1%, 5% and 10%.
The thesis proposes 02 groups of solutions to promote the export of Vietnamese
fruits and vegetables to Japan, including: On the basis of analyzing the current situation and
influencing factors, the thesis proposes two groups of solutions to promote the Vietnamese
vegetables and fruits to the Japanese market in the coming time, including: (1) Solutions to
the Goverment agencies, including (i) Strengthening coordination of Government agencies
in implementing policies and solutions to promote export of fruits and vegetables to Japan;
(ii) Developing science and technology and the application of technical advances to
improve the quality and value vegetables and fruits; (iii) Developing logistics systems and
other supporting industries for fruits and vegetables export; (iv) Increasing investment
attraction in fruits and vegetables production sector for export. (2) Solutions for enterprises
and producers of vegetables and fruits for export include: (i) improving understanding of
Japanese business culture and consumption culture of Japanese consumers; (ii) building
high quality specialized farming material areas; (iii) product quality assurance; (iv)
scientific and technical development in enterprises; (v) improving the quality of corporate
governance; (vi) product branding; (vii) promote market research and actively participate in
trade promotion activities; (viii) building and strengthening linkages between agricultural
producers, purchasing, and export processing enterprises.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngành nông nghiệp Việt Nam những năm gần đây đã và đang tham gia mạnh

mẽ vào q trình hội nhập tồn cầu với các hiệp định thương mại tự do đa phương
và song phương. Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu (XK) nông sản của Việt Nam đạt
32,1 tỷ USD và tăng lên 41,3 tỷ USD năm 2019, chiếm 15,6% tỷ trọng kim ngạch
xuất khẩu hàng hóa của cả nước. Trong đó, đã có 10 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ
USD, 7 mặt hàng đạt trên 2 tỷ USD, gồm: Gạo, cà phê, điều, gỗ, tôm, cá tra và rau
quả (3,75 tỷ USD) (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2020). Đặc biệt, năm
2020 bất chấp dịch bệnh Covid 19, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam vẫn
duy trì đạt mức 41,25 tỷ USD (Bộ Cơng thương, 2020). Nhiều chuyên gia đánh giá
đây là “kỳ tích xuất khẩu nơng sản lập đỉnh giữa đại dịch tồn cầu”.
Là một trong những mặt hàng quan trọng trong ngành nông nghiệp Việt Nam,
nhóm hàng rau quả đang thể hiện là nhóm hàng nơng sản chủ lực có tăng trưởng kim
ngạch xuất khẩu nhanh qua các năm. Giá trị rau quả xuất khẩu của Việt Nam đã tăng
từ 2,4 tỷ USD lên 3,74 tỷ USD trong giai đoạn 2016- 2019. Mặc dù đóng góp trong
tổng kim ngạch xuất khẩu nơng sản chưa cao, song xuất khẩu rau quả của Việt Nam
còn có dư địa khá lớn. Theo dự báo của Hiệp hội Rau quả Việt Nam, nhu cầu tiêu
thụ rau của thế giới tiếp tục tăng từ 3 - 3,5%, trong khi sản lượng rau quả sản xuất ra
chỉ tăng 2,8%. Sự thiếu hụt nguồn cung này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam
xuất khẩu ra thị trường quốc tế (Hiệp hội Rau quả Việt Nam, 2019). Trong khu vực,
Việt Nam là nước xuất khẩu rau quả đứng thứ ba sau Phillipines và Thái Lan, các
mặt hàng rau quả của Việt Nam đã xuất khẩu đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ
(Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, 2019), với các thị trường truyền
thống là Trung Quốc, ASEAN, Nga. Sản phẩm rau quả Việt Nam đã thâm nhập vào
thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản.
Nhật Bản là một thị trường có tiềm năng song tổng giá trị xuất khẩu rau quả
của Việt Nam sang thị trường này khá khiêm tốn, đạt 75,2 triệu USD (năm 2014) lên
122,34 triệu USD (năm 2019). Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị
trường này mới chỉ chiếm khoảng 1,2%, mặc dù luôn đứng trong top 5 thị trường
xuất khẩu rau quả của Việt Nam (Hiệp hội Rau quả Việt Nam, 2019). Theo USDA
(2020), nhu cầu tiêu dùng quả tươi của Nhật Bản tăng lên đối với người cao


1


tuổi với xu hướng thích trái cây có vị ngọt, dễ bóc và dễ chuẩn bị. Đây là một cơ
hội cho các loại trái cây nhiệt đới của Việt Nam, đặc biệt là các loại quả như
chuối, xoài, thanh long, vải đã được phép xuất sang Nhật Bản. Ngoài ra, Nhật
Bản với thể chế chính trị ổn định, mức sống người dân cao sẵn sàng chi trả cho
một sản phẩm chất lượng tốt, nhưng kèm theo là yêu cầu khắt khe đối với chất
lượng sản phẩm tiêu dùng – đây chính là thị trường nhập khẩu rau quả có tiềm
năng rất lớn của Việt Nam. Hơn nữa, giữa Nhật Bản và Việt Nam có sự gần gũi
về mặt địa lý và có những nét tương đồng về văn hóa, tập quán tiêu dùng, điều
này càng tạo nhiều thuận lợi cho Việt Nam có thể tăng cường xuất khẩu rau và
trái cây sang Nhật Bản (Hiệp hội Rau quả Việt Nam, 2019). Đẩy mạnh xuất khẩu
rau quả sang thị trường Nhật Bản khơng những đóng góp vào phát triển thị
trường, mà còn giúp tăng cường năng lực sản xuất, kinh doanh cho ngành rau quả
Việt Nam để thích ứng với các tiêu chuẩn khắt khe, không chỉ phục vụ thị trường
Nhật Bản, mà còn các thị trường khác như EU, Mỹ khi các hiệp định thương mại
tự do thế hệ mới có hiệu lực.
Xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu rau quả nói riêng chịu ảnh hưởng
lớn từ mơi trường kinh tế vĩ mô, thị trường nước nhập khẩu và các yếu tố nội tại của
doanh nghiệp (DN) xuất khẩu. Các nghiên cứu trước đây thường tập trung vào phân
tích xu hướng xuất khẩu nơng sản nói chung của một quốc gia và phân tích ảnh
hưởng của mơi trường kinh tế vĩ mơ như tỷ giá hối đối, tăng trưởng thị trường nội
địa, lạm phát (Özgur & Abdulakadir, 2018; Braha & cs., 2017; Hatab
& cs., 2010), hoặc độ mở cửa thương mại, cung nông sản thế giới (Shobande, 2019;
Israel, 2020), hay như phân tích yếu tố bên trong DN ảnh hưởng tới kết quả xuất
khẩu (Maurel, 2009; Mohamed & cs., 2018). Rất ít có các nghiên cứu về xuất khẩu
sản phẩm của một ngành hàng cụ thể sang một quốc gia cụ thể và kết hợp đánh giá
các yếu tố bên trong và bên ngoài tới năng lực xuất khẩu sang một quốc gia cụ thể.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu trong nước về xuất khẩu rau quả sang thị trường Nhật

Bản cũng như các chính sách của chính phủ đối với xuất khẩu nơng sản nói chung và
rau quả nói riêng sang Nhật Bản cịn rất thiếu vắng, ít cập nhật, ví dụ như Đinh Bảo
Linh (2016); Vũ My (2012); Dương Hồng Nhung & Trần Thi Cúc (2005). Gần đây,
Phạm Ngọc Ý (2019) cũng có nghiên cứu về ảnh hưởng của chiến lược marketing
của doanh nghiệp tới kết quả xuất khẩu rau quả của các doanh nghiệp (DN), song chỉ
là các yếu tố nội tại doanh nghiệp . Khoảng trống nghiên cứu về lý luận cũng như
thực tiễn đặt ra câu hỏi đối với nghiên cứu về xuất khẩu một nhóm

2


hàng hóa nơng sản sang một quốc gia. Đây cũng là đòi hỏi cần thiết của ngành,
các DN mà các nhà nghiên cứu hoạch định chính sách cần quan tâm giải quyết.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu rau
quả Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, từ đó đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất
khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Luận giải và làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về xuất khẩu rau
quả;
- Đánh giá thực trạng xuất khẩu rau quả và các giải pháp đẩy mạnh xuất
khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong thời gian qua;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang
thị trường Nhật Bản;
- Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị
trường Nhật Bản trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về

xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản và giải pháp thúc đẩy
xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
Các đối tượng khảo sát bao gồm các nhà quản lý đến từ Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Viện Chiến lược và
chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn, Hiệp hội Rau quả Việt Nam; phỏng
vấn các tác nhân tham gia xuất khẩu rau quả sang Nhật Bản như lãnh đạo, cán bộ
nhân viên các doanh nghiệp có xuất khẩu rau quả sang thị trường Nhật Bản,
người sản xuất,… và các đối tượng khác có liên quan đến đề tài.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau
quả của Việt Nam sang Nhật Bản, đề tài thực hiện tại 2 quốc gia: Việt Nam và
Nhật Bản. Tại Việt Nam gồm các tỉnh thuộc Đồng bằng Sơng Hồng, Trung du và
miền núi phía Bắc, Tây Ngun và Đồng Bằng Sông Cửu Long là nơi xuất phát

3


điểm của các chuỗi cung ứng rau quả sang thị trường Nhật Bản. Tại Nhật Bản gồm 2
thành phố Osaka và Tokyo - đây là nơi tiêu thụ rau quả của Việt Nam xuất sang.

Phạm vi thời gian của số liệu: Xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường
Nhật Bản giai đoạn 2014 – 2019, một số số liệu cập nhật năm 2020. Các số liệu
điều tra được thực hiện trong năm 2019, và 2020. Các giải pháp đề xuất trong
thời gian tới.
Phạm vi nội dung: Đề tài luận án tập trung đánh giá thực trạng xuất khẩu
rau quả của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản, bao gồm quy trình xuất khẩu,
mức độ đáp ứng yêu cẩu sản phẩm, kết quả và hiệu quả xuất khẩu, và phân tích
các giải pháp chính sách của Nhà nước hỗ trợ cho xuất khẩu rau quả nói chung và
sang thị trường Nhật Bản nói riêng. Các giải pháp đề xuất đẩy mạnh xuất khẩu
rau quả sang thị trường Nhật Bản tập trung vào khu vực nhà nước và các doanh

nghiệp chế biến, xuất khẩu.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1.4.1. Về lý luận
Đề tài luận án bổ sung, luận giải rõ hơn khung lý luận về nghiên cứu xuất
khẩu nông sản hàng hóa. Nghiên cứu về xuất khẩu hàng hóa (nơng sản, rau quả)
khơng chỉ tiếp cận ở góc độ doanh nghiệp, mà phải bao gồm tiếp cận cả chuỗi giá
trị hàng hóa, bao gồm cả khu vực hỗ trợ thơng qua các chính sách đối với ngành
và các hoạt động hỗ trợ khác. Đánh giá kết quả xuất khẩu hàng hóa nơng sản của
một quốc gia khơng chỉ dừng lại ở tăng trưởng kim ngạch cũng như lợi thế so
sánh, mà hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp cần được đưa vào
và coi như là một thước đo về tính khả thi về mặt kinh tế trong hoạt động xuất
khẩu. Ngoài các yếu tố đã được nghiên cứu trước đây, mức độ cạnh tranh tại thị
trường nhập khẩu và sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt
động xuất khẩu được đưa vào nghiên cứu như là các yếu tố ảnh hưởng tới khả
năng xuất khẩu nông sản sang thị trường mục tiêu.
1.4.2. Về thực tiễn
Đề tài luận án cho thấy xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Nhật
Bản là hoạt động có tiềm năng, với số doanh nghiệp tham gia vào thị trường này
cũng như tổng kim ngạch xuất khẩu gia tăng mạnh mẽ qua các năm, sản phẩm xuất
khẩu có lợi thế so sánh và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Mặc dù vậy, Việt
Nam chưa có một chính sách nào cụ thể về khuyến khích xuất khẩu rau quả

4


cũng như chưa có chính sách đặc thù cho thị trường Nhật Bản, mà các chính sách
và giải pháp chủ yếu là đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu nông sản nói chung và
đa phần các chính sách chỉ được đánh giá ở mức trung bình bởi các doanh
nghiệp. Nghiên cứu cho thấy sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước trong
xúc tiến thương mại cho xuất khẩu sản phẩm rau quả sang thị trường có ảnh

hưởng lớn nhất tới kết quả xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Nhật
Bản; tiếp theo là mức độ phát triển của khoa học công nghệ phục vụ sản xuất và
xuất khẩu rau quả sang Nhật Bản và các yếu tố khác. Đề tài luận án cũng đề xuất
năm nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị
trường Nhật Bản, nêu rõ các nhóm ngành hàng ưu tiên tại các vùng sinh thái và
các giải pháp cụ thể, đặc thù cho thị trường Nhật Bản.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
Ý nghĩa về khoa học: có nhiều nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu của các
nước trên thế giới cũng như hàng hóa nơng sản của Việt Nam song ngành hàng
rau quả ít được chú trọng, do đó khung nghiên cứu cũng như các tiêu chí đánh giá
hoạt động xuất khẩu rau quả còn khá chung chung. Nghiên cứu này góp phần làm
phong phú và hồn thiện hơn cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu, xúc tiến xuất
khẩu rau quả của Việt Nam sang một thị trường nhất định.
Ý nghĩa về thực tiễn: đề tài cung cấp bộ số liệu, thông tin phong phú về hiện
trạng xuất khẩu nơng sản, các chính sách hỗ trợ xuất khẩu nông sản, và đặc biệt là
đánh giá của các doanh nghiệp về các chính sách này. Đề tài luận án cũng đề xuất hệ
thống các chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường
Nhật Bản. Đây là các thông tin quý giá và là cơ sở tham vấn cho các nhà hoạch định
chính sách, các Bộ ngành, các cơ quan liên quan trong việc hoạch định, thực thi và
hỗ trợ các chính sách, các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam
sang các nước nói chung, và rau quả sang thị trường Nhật Bản nói riêng.

5


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU RAU QUẢ
2.1. TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN
Có nhiều hướng tiếp cận nghiên cứu khác nhau về giải pháp đẩy mạnh XK
rau quả nhưng trong phạm vi nghiên cứu và hướng tiếp cận chính của đề tài luận

án là đi theo lát cắt nghiên cứu về tình hình thực hiện các chính sách vĩ mơ của
Nhà nước về thúc đẩy XK rau quả và việc tiếp cận các chính sách và giải pháp vĩ
mơ của các tác nhân chính trong chuỗi giá trị rau quả xuất khẩu nên việc nghiên
cứu tổng quan các cơng trình nghiên cứu tác giả cũng đi theo 3 lát cắt chính là
tổng quan các nghiên cứu về xuất khẩu rau quả, năng lực cạnh tranh (để đánh giá
tiềm năng và lợi thế của rau quả) và các nghiên cứu về chính sách thúc đẩy XK.
2.1.1. Các nghiên cứu về xuất khẩu rau quả
Hiện nay, có khá ít các nghiên cứu ngoài nước chủ yếu về xuất khẩu rau
quả nói chung của các quốc gia, ít đề cập tới xuất khẩu rau quả từ một quốc gia
hay một vùng lãnh thổ sang một quốc gia khác. Chủ yếu là các nghiên cứu về
xuất khẩu rau quả nói chung.
Umarxodjaeva (2020) nghiên cứu tiềm năng sản xuất và đa dang hóa xuất
khẩu rau quả của Uzbekistan, sử dụng số liệu thứ cấp chuỗi thời gian và kỹ thuật hồi
quy nhằm phân tích thực trạng xuất khẩu rau quả, các yếu tố ảnh hưởng, thách thức
đối với giải quyết các vấn đề trong hệ thống hỗ trợ cũng như trong khâu phát triển
sản xuất rau quả của nước này. Nghiên cứu cho thấy các biến như tăng trưởng GDP,
thuế nhập khẩu, tỷ giá hối đối có ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu rau quả của
nước này. Tuy nhiên, do số liệu hạn chế (19 quan sát) nên dường như mơ hình này
khơng có độ tin cậy cao. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng để phát triển xuất khẩu, cần
sản xuất ra những sản phẩm hấp dẫn người tiêu dùng nước ngoài với chất lượng và
mẫu mã đẹp. Việc thiết lập một hệ thống chứng nhận chất lượng cho các sản phẩm
xuất khẩu đóng vai trị quan trọng trong việc cải thiện sức cạnh tranh của ngành rau
quả trong bối cảnh sản phẩm của nước này không tuân thủ các yêu cầu về tiêu chuẩn
quốc tế về chất lượng, đặc biệt an toàn thực phẩm.
Bobokulovich & Yulchiyena (2020) nghiên cứu về triển vọng phát triển các
doanh nghiệp rau quả cho xuất khẩu tại cộng hòa Uzbekistan, quốc gia này xuất
khẩu rau quả chủ yếu sang các nước Kyrgyzstan, Kazakhstan, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Nghiên cứu này sử dụng số liệu thứ cấp với phương pháp thống kê mô tả, sử dụng

6



các chỉ tiêu như tốc độ tăng trưởng, thị phần... Kết quả cho thấy tỷ lệ trái cây và
rau trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2019 của nước này là 7%, chủ yếu ở thị
trường cộng hòa Kazakhstan. Năng lực chế biến rau quả của nước này cũng đã
được cải thiện với xuất khẩu của họ, với kim ngạch rau xuất khẩu lên tới 542,4
triệu đô la Mỹ, xuất khẩu trái cây đạt 658,1 triệu đô la Mỹ năm 2019. Nghiên cứu
này đơn thuần mô tả kết quả xuất khẩu, khơng phân tích sâu và lượng hóa các
yếu tố ảnh hưởng tới kết quả xuất khẩu rau quả của các doanh nghiệp.
Phạm Ngọc Ý (2019) nghiên cứu về kết quả xuất khẩu và chiến lược
marketing xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam, sử dụng
số liệu điều tra doanh nghiệp và kết quả xuất khẩu được đo lường theo cách tiếp
cận dưới góc độ phi phi kinh tế. Trong đó, 23 biến quan sát dùng để đo lường 5
khái niệm nghiên cứu (kết quả xuất khẩu, chiến lược sản phẩm, chiến lược giá,
chiến lược truyền thông tiếp thị và chiến lược phân phối) đã được hình thành. Tất
cả các biến quan sát được đánh giá thông qua thang đo Likert 07 mức độ. Kết quả
xuất khẩu của các doanh nghiệp rau quả chịu tác động trực tiếp bởi 4 yếu tố thành
phần của chiến lược marketing xuất khẩu (sản phẩm, giá, truyền thông tiếp thị, và
phân phối). Nghiên cứu này đơn thuần đánh giá các yếu tố bên trong ảnh hưởng
tới kết quả xuất khẩu rau quả của doanh nghiệp.
Tương tự nghiên cứu của Phạm Ngọc Ý, Ngo Thi Ngoc Huyen & Nguyen
Viet Bang (2021) nghiên cứu kết quả XK nông sản của các DN ở Việt Nam. Số
liệu thu thập thông qua khảo sát 232 DN, và được phân tích bằng phương pháp
phân tích nhân tố khám phá và phân tích nhân tố khẳng định. Kết quả cho thấy
hiệu suất XK bị ảnh hưởng bởi các chiến lược tiếp thị, các đặc điểm và khả năng
của DN, đặc điểm quản lý, đặc điểm thị trường trong nước, thị trường nước ngoài
đặc điểm và các rào cản xuất khẩu. Các chiến lược tiếp thị bị ảnh hưởng bởi đặc
điểm và năng lực của DN, đặc điểm quản lý và nước ngoài đặc điểm thị trường.
Nghiên cứu này tập trung các yếu tố nội tại của DN ảnh hưởng tới khả năng XK.
Azam & Shafique (2018) nghiên cứu về thương mại rau quả của Trung Quốc,

chỉ ra Nhật Bản là thị trường xuất khẩu chính thứ 3 của nước này. Nghiên cứu này
chỉ sử dụng phương pháp thống kê mơ tả và phân tích SWOT, cho thấy điểm mạnh
của ngành hàng rau quả Trung Quốc như chi phí lao động thấp, Chính phủ có các kế
hoạch và chiến lược phát triển dài hạn, các điểm yếu như chuỗi cung ứng chưa hoàn
chỉnh, rủi ro cao trong sản xuất như mất mùa, năng suất thấp; an toàn thực phẩm
chưa cao, hệ thống phân phối và cơ sở hạ tầng chưa phát triển tương xứng với sự
phát triển của ngành, đất đai sản xuất đang dần bị bạc màu. Chính phủ đang dần tập

7


trung vào phát triển nông thôn, áp dụng tiêu chuẩn Euro GAP, đầu tư công nghệ
sản xuất hạt giống, cây giống; đầu tư vào các hệ thống kho lạnh.
Johnson (2016) khi nghiên cứu về thương mại rau quả của Hoa Kỳ đã chỉ ra
rằng cán cân thương mại rau quả của nước này có xu hướng thâm hụt qua các năm
và vị trí của Hoa Kỳ đã chuyển từ nước xuất khẩu rau quả ròng từ những năm 1970
sang nhập khẩu ròng. Nghiên cứu chủ yếu sử dụng thống kê mô tả, xác định các yếu
tố ảnh hưởng tới thương mại rau quả của Hịa Kỳ bao gồm chính sách thuế quan cởi
mở đối với các mặt hàng rau quả nhập khẩu; nhu cầu tiêu thụ về các mặt hàng rau
quả của Mỹ tăng cao; hoặc như biến động tỷ giá hối đối và thay đổi cơ cấu trong
ngành cơng nghiệp thực phẩm của Hòa Kỳ, sự gia tăng đầu tư ra nước ngồi của Mỹ
và sự đa dạng hóa trong việc tìm cung ứng thị trường của các cơng ty. Việc xác định
các yếu tố ảnh hưởng này dựa trên phân tích định tính và chủ yếu là các yếu tố nội
tại trong nước, chưa đề cập tới thị trường nhập khẩu.
Skintzi (2016) nghiên cứu về triển vọng xuất khẩu trong lĩnh vực rau quả của
Hi Lạp, sử dụng công cụ thống kê mô tả về kim ngach xuất khẩu, tăng trưởng và thị
phần xuất khẩu rau quả của Hi Lạp, cho thấy tốc độ tăng trưởng nhập khẩu rau quả
từ Nhật Bản vào Hi Lạp là 10,6%, đây là thị trường nhập khẩu rau quả trong top 5
của Hi Lạp. Nghiên cứu cũng đề cập tới cuộc khủng hoảng kinh tế là nguyên nhân
làm suy yếu hoạt động xuất khẩu trái cây và rau quả của Hy Lạp. Trong khi thị phần

của Hy Lạp tăng lên ở các thị trường lớn và năng động như Mỹ, Nga, Trung Quốc và
Nhật Bản và ở các nước láng giềng như Bulgaria và Roma-nia, thì nó lại giảm ở các
thị trường châu Âu truyền thống như Đức, Anh, Ý, Hà Lan, Ba Lan, Pháp và Bỉ. Do
đó, có hai mục tiêu song song mà Hy Lạp cần phải thực hiện: củng cố sự hiện diện
của mình tại các thị trường lớn và đang phát triển, bao gồm cả Nhận Bản và giữ thị
phần tại các thị trường truyền thống của châu Âu.

Đinh Bảo Linh (2016) nghiên cứu về xuất khẩu rau quả Việt Nam đã phân
tích tiềm năng về rau quả của Việt Nam, cảnh báo về những rủi ro và thách thức
mới đối với xuất khẩu rau quả trong tương lai, trong đó yếu tố an tồn thực phẩm
là yếu tố được tác giả cho là quyết định quan trọng nhất đến việc xuất khẩu bền
vững trái cây và rau quả. Tác giả cũng khuyến cáo nhà xuất khẩu phải đảm bảo
chất lượng sản phẩm trong tất cả các bước trong chuỗi cung ứng, từ sản xuất đến
bao bì phải đảm bảo an tồn. Bên cạnh đó yếu tố đa dạng hóa sản phẩm và thị
trường, vấn đề thương hiệu sản phẩm cũng là những nhân tố ảnh hưởng đến xuất
khẩu rau quả Việt Nam.

8


Sujoy & Bibhas (2015) sử dụng các chỉ số thống kê mô tả và hệ số bảo hộ
danh nghĩa (NPC) đề đánh giá xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của rau quả Ấn
Độ xuất khẩu. Kết quả xuất khẩu về tốc độ tăng trưởng của một số loại rau và gia
vị về số lượng và giá trị xuất khẩu là tích cực và đáng kể. NPC của một số loại
rau và gia vị nhỏ hơn 1 và cho thấy khả năng cạnh tranh xuất khẩu của các nhóm
hàng hóa này. Mặc dù vậy, thị phần xuất khẩu nông sản của Ấn Độ đã liên tục
giảm, nghiên cứu này để xuất việc tăng cường khâu chế biến nông sản nhằm gia
tăng giá trị sản phẩm cho Ấn Độ trong thời gian tới.
Perera (2015) sử dụng chỉ số Herfindahl-Hirschman để đánh giá mức độ
tập trung xuất khẩu và mức độ đa dạng hóa về thị trường và sản phẩm của xuất

khẩu rau quả của Srilanka. Kết quả cho thấy giá trị thực của trái cây tươi xuất
khẩu đã tăng 13% với mức độ biến động cao. Xuất khẩu rau tươi đã tăng 6% với
mức độ biến động thấp. Hiệu quả tăng trưởng này được thúc đẩy nhiều hơn do
giá trị thực của các sản phẩm xuất khẩu (từ 1990-2012) tăng lên. Tuy nhiên, các
sản phẩm mới và thị trường mới đã đóng góp ít hơn 3% vào mức tăng trưởng
hiện tại. Điều này cho thấy tăng trưởng xuất khẩu phụ thuộc vào giá trị xuất khẩu
của các đối tác thương mại và dịng sản phẩm hiện có. Việc sử dụng chỉ số
Herfindahl-Hirschman khả thi với trường hợp của Srilanka do số dịng sản phẩm
khá ít, rõ ràng (khoảng 20 loại) và số liệu rất chi tiết cho các loại sản phẩm này.
Delelegne (2014) nghiên cứu về kết quả xuất khẩu trái cây và rau ở Ethiopia qua
khả sát các doanh nghiệp xuất khẩu và sử dụng thang đo Likert để đánh giá các yếu tố
ảnh hưởng tới kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp. Nghiên cứu khẳng định Ethiopia
có tiềm năng tốt để sản xuất và xuất khẩu các loại trái cây và rau quả có giá trị cao có
thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nghiên cứu đã tìm ra các yếu tố quyết định chính
đối với hiệu quả xuất khẩu trái cây và rau quả bao gồm: (i) Sự phù hợp về khí hậu đối
với nhiều loại cây trồng; (ii) Giá nhân công rẻ; (iii) Gần với thị trường Châu Âu và
Trung Đơng; (iv) Các chính sách hỗ trợ phát triển ngành nông nghiệp như: miễn thuế
cho các nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực này trong tối thiểu năm năm, giải quyết các vấn
đề về cơ sở hạ tầng như đường, nước và điện, thiết lập Hiệp hội các nhà sản xuất nông
nghiệp xuất khẩu Ethiopia. Mặc dù vậy nghiên cứu cũng đề cập tới những hạn chế như
sản xuất quy mô nhỏ, thiếu liên kết, chưa đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu của Liên
minh Châu Âu và Thị trường Trung Đông.

Yeray & cs. (2014) nghiên cứu về cơ hội kinh doanh và xuất khẩu rau của
Ghana, sử dụng phương pháp thống kê mô tả dựa trên số liệu thứ cấp, và phương
pháp so sánh đối chuẩn (benchmarking) với các đối thủ khác trên thị trường (cho

9



×