Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

GIAO AN NHA TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.19 KB, 14 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ: NHỮNG CON VẬT ĐÁNG YÊU CHỦ ĐỀ NHÁNH : MỘT SỐ CON VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH (CÓ 4 CHÂN ). Thời gian thực hiện : Từ ngày 16/11/2015 đến ngày 20/11/2015 Ngày HĐ ĐÓN TRẺ. THỨ 2. THỨ 4. THỨ 5. THỨ 6. Đón trẻ- trò chuyện: Trò chuyện xem tranh ảnh về 1 số vật nuôi trong gia đình Thể dục sáng : Tập với bài: “Gà trống”. PT ngôn ngữ: HOẠT Nhận biết ĐỘNG tập nói: HỌC CÓ Con chó CHỦ Con mèo ĐỊNH. HĐNT. THỨ 3. PT thể chất: -Đi theo đường thẳng. Trò chơi :Gà trong vườn rau.. PTNT PTtình Bé làm cảm-XH quen với VĐTN: con vật Rửa mặt nuôi như mèo trong gia đình (con mèo). PTtình cảmXH: Tô màu con vật.. VĐ: Trời nắng trời mưa, gà trong vườn rau, MĐ: Dạo chơi quan sát sân trường, quan sát thời tiết, quan sát con vật nuôi. HOẠT ĐỘNG GÓC. - Góc thao tác vai: Cửa hàng bán gà con, vịt con - Góc HĐVĐV: Xâu hình các con vật, nặn thức ăn cho gà vịt, xếp chuồng gà vịt - Góc sách : Xem tranh ảnh về các con vật nuôi trong gia đình, đọc thơ chuyện về chủ đề - Góc vận động: Gà trong vườn, gà vịt chơi bóng, bắt chước tạo dáng con vật. HOẠT ĐỘNG CHIỀU. - Xem tranh ảnh về chủ đề, làm bộ sưu tập những con vật bé yêu cùng cô - Làm quen bài mới, ôn luyện bài cũ - Chơi trò chơi : con chuồn chuồn, Bắt chước tạo dáng - Luyện đọc thuộc bài thơ “Tìm ổ”.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Thứ 2 ngày 16 tháng 11 năm 2015 TRÒ CHUYỆN -ĐIỂM DANH. - Cô nhẹ nhàng đón trẻ vào lớp. Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ - Cô trò chuyện với trẻ về một số con vật nuôi trong gia đình - Điểm danh trẻ có mặt trong ngày, báo ăn THỂ DỤC SÁNG ( từ thứ 2 đến thứ 6 ). Tập với bài : “Gà trống " 1. Mục đích yêu cầu. - Trẻ biết tập các động tác thể dục theo cô. - Trẻ biết phối hợp chân tay để tập các động tác. - Trẻ tập thở vào sâu, thở ra từ từ - Rèn luyện kỷ năng thực hiện bài tập theo yêu cầu - Trẻ thích tập thể dục cho cơ thể khoẻ mạnh. 2. Chuẩn bị. - Sân bãi sạch sẽ,bằng phẳng - Các động tác thể dục. 3. Tiến hành: * Hoạt động 1 : Khởi động - Trẻ đi bình thương- nhanh dần- chạy- chậm dần sau đó cho trẻ đứng thành vòng tròn * Hoạt động 2 : Trọng động Tập với Bài “Gà trống” * Động tác 1: Gà gáy - Giơ 2 tay sang ngang, hít vào thật sâu vỗ 2 tay vào đùi và nói : ò…ó…o * Động tác 2: Gà tìm bạn - Trẻ đứng tự nhiên 2 tay chống hông, nghiêng sang phải, nghiêng sang trái * Động tác 3:Gà mổ thóc Ngồi xổm gõ ngón tay xuống sàn nhà và nói : Tốc…Tốc… * Hoạt động 3 : Hồi tĩnh - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng sân theo tiếng xắc xô. HOẠT ĐỘNG HỌC:. PTNN: Chủ đề: Thế giới động vật Đề tài: Nhận biết tập nói: Con chó - Con mèo I. Mục đích-yêu cầu: 1. Kiến thức: -Trẻ nhận biết và gọi đúng tên: con chó-con mèo -Trẻ biết một số đặc điểm ,bộ phận cơ bản: mắt, tai, miệng, chân, đuôi và chức năng của các bộ phận đó: mắt để nhìn,tai để nghe. 2. Kỹ năng: -Phát triển vốn từ cho trẻ: đây là con chó ,đây là con mèo…. -Hình thành và rèn luyện kỹ năng quan sát, chú ý ,ghi nhớ có chủ định. -Rèn luyện kỹ năng nói trọn câu, đúng từ, không nói ngọng, nói lắp.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 3. Giáo dục -Giáo dục trẻ biết lợi ích của con chó: canh giữ nhà, con mèo: bắt chuột -Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi. II. Chuẩn bị: - Nhạc bài hát “gà trống ,mèo con và cún con” - Lô tô các hình ảnh con chó ,con mèo. - Mỗi trẻ một mũ hình ảnh con chó hoặc con mèo. - Slide các hình ảnh: + slide 1: Con Chó + slide 2: Con Mèo III. Tiến hành:  Ổn định- gây hứng thú - Cô cho trẻ hát bài “gà trống mèo con và cún con” - Các con vừa hát bài hát gì? Trong bài hát nói về những con vật nào? - Gà trống, mèo con và cún con là những con vật nuôi trong gia đình, con vật nào cũng đáng yêu, đáng quý. Để hiểu rõ hơn về các con vật đó, hôm nay cô cháu mình cùng nhau tìm hiểu nhé. 1. Hoạt động 1: Nhận biết - tập nói: con Chó, con Mèo * Nhận biết tập nói con chó. - Cô cho trẻ chơi trò chơi “trốn cô, trốn cô” - Cô mở hình ảnh con chó ra và hỏi trẻ: + Đây là con gì? (Cho lớp, tổ, nhóm, cá nhân nhắc lại) + Cô chỉ vào mắt con chó và hỏi: đây là gì? ( Cho lớp, tổ nhóm, cá nhân nhắc lại) + Mắt chó dùng để làm gì? + Con chó có mấy mắt? + Cô chỉ vào tai chó và hỏi :đây là gì? (Cho lớp, nhóm, cá nhân nhắc lại) + Tai chó dùng để làm gì? + Chó có mấy tai? + Cô chỉ vào miệng chó và hỏi:đây là gì? + Chó kêu như thế nào? + Chúng mình cùng bắt chước tiếng kêu của con chó nào?.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> + Bạn nào giỏi lên chỉ cho cô và cả lớp xem đâu là chân chó? ( cho lớp, nhóm, cá nhân nhắc lại) +Bây giờ chúng mình cùng đếm xem chó có mấy chân nào? + Cô chỉ vào đuôi chó và hỏi: đây là gì? (Cho lớp, nhóm, cá nhân nhắc lại) + Chó sống ở đâu? + Nuôi chó để làm gì? Cô tổng kết: Chó là động vật nuôi trong gia đình, chó có 2 mắt, 2 tai, có miệng và có 4 chân, chó có có lợi ích là canh giữ nhà. * Nhận biết –tâp nói: con mèo + Cô có một câu đố rất hay, các con hãy chú ý lắng nghe và đoán xem đó là con vật gì nhé: Đôi mắt long lanh Màu xanh trong suốt Chân có móng vuốt Vồ chuột rất tài +Các con đoán xem trong câu đố nói về con vật gì? +Cô mở hình ảnh con mèo ra và hỏi trẻ: +Đây là con gì? (cho lớp ,tổ ,nhóm,cá nhân nhắc lại) +Cô chỉ vào mắt mèo và hỏi: đây là gì? (Cho lớp ,nhóm, tổ, cá nhân nhắc lại) + Mắt mèo dùng để làm gì? + Mèo có mấy mắt? + Cô chỉ vào tai mèo và hỏi: đây là gì? + Tai mèo dùng để làm gì? +Mèo có mấy tai? + Cô chỉ vào miệng mèo và hỏi: đây là gì? (Cho lớp, nhóm,tổ ,cá nhân nhắc lại) + Mèo kêu như thê nào? + Chúng mình cùng bắt chước tiếng kêu của con mèo nào? + Cô chỉ vào râu mèo và hỏi : đây là gì? (Cho lớp, tổ, nhóm, cá nhân nhắc lại) + Cô chỉ vào chân mèo và hỏi: đây là gì? (Cho lớp, nhóm, tổ, cá nhân nhắc lại) + Cô cháu mình đếm xem con mèo có mấy chân nhé?.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> + Cô chỉ vào đuôi mèo va hỏi; đây là gì? (Cho lớp, nhóm, tổ, cá nhân nhắc lại) + Mèo sống ở đâu? + Nuôi mèo để làm gì? Cô tổng kết: Mèo là động vật nuôi trong gia đình, mèo có 2 mắt, 2 tai, có miệng, có râu mèo, 4 chân và đuôi, mèo có lợi ích là bắt chuột. + Ngoài con mèo và con chó ra thi các con còn biết những con vật nào nuôi trong gia đình nữa? =>Giáo dục trẻ: Con chó, con mèo đều là những con vật nuôi trong gia đình rất đáng yêu và có nhiều lợi ích. Vì vậy mà các con phải biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các con vật đó nhé.  So sánh: con chó - con mèo +Giống nhau: - Đều là những con vật nuôi trong gia đình, có 2 mắt, 2 tai, có chân và đuôi. +Khác nhau: Mèo có râu còn chó thì không, chó sủa gâu gâu, mèo kêu meo meo. 2. Hoạt động 2: Luyện tập –củng cố Trò chơi 1: Nêu đặc điểm đoán tên con vật Cô phát cho mỗi trẻ 1 lô tô hình ảnh con chó và con mèo. khi cô nói đặc điểm của con vật nào thì trẻ tìm và gọi tên con vật đó. Trò chơi 2: Về đúng nhà Cô làm 2 ngôi nhà, 1 ngôi nhà có hình con mèo và 1 ngôi nhà có hình con chó. Cô phát cho mỗi trẻ 1 chiếc mũ có hình con chó hoặc con mèo. Trẻ đi thành vòng tròn vừa đi vừa hát bài con chó con mèo. Khi bài hát kết thúc thì trẻ phải về đúng nhà của mình. * Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương trẻ ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY. ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ........

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Thứ 3 ngày 17 tháng 11 năm 2015 TRÒ CHUYỆN -ĐIỂM DANH. - Cô nhẹ nhàng đón trẻ vào lớp. Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ - Cô trò chuyện với trẻ về một số con vật nuôi trong gia đình - Điểm danh trẻ có mặt trong ngày, báo ăn THỂ DỤC SÁNG. Tập với bài : “Gà trống " 1. Mục đích yêu cầu. - Trẻ biết tập các động tác thể dục theo cô. - Trẻ biết phối hợp chân tay để tập các động tác. - Trẻ tập thở vào sâu, thở ra từ từ - Rèn luyện kỷ năng thực hiện bài tập theo yêu cầu - Trẻ thích tập thể dục cho cơ thể khoẻ mạnh. 2. Chuẩn bị. - Sân bãi sạch sẽ,bằng phẳng - Các động tác thể dục. 3. Tiến hành: * Hoạt động 1 : Khởi động - Trẻ đi bình thương- nhanh dần- chạy- chậm dần sau đó cho trẻ đứng thành vòng tròn * Hoạt động 2 : Trọng động Tập với Bài “Gà trống” * Động tác 1: Gà gáy - Giơ 2 tay sang ngang, hít vào thật sâu vỗ 2 tay vào đùi và nói : ò…ó…o * Động tác 2: Gà tìm bạn - Trẻ đứng tự nhiên 2 tay chống hông, nghiêng sang phải, nghiêng sang trái * Động tác 3:Gà mổ thóc Ngồi xổm gõ ngón tay xuống sàn nhà và nói : Tốc…Tốc… * Hoạt động 3 : Hồi tĩnh - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng sân theo tiếng xắc xô.. Đề tài : ĐI THEO HƯỚNG THẲNG. Trò chơi :GÀ TRONG VƯỜN RAU I. Mục đích -Yêu cầu : - Kiến thức : Trẻ biết tên bài tập “đi theo huớng thẳng” - Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng đi thẳng về phía trước, đầu không cúi. - Thái độ : Trẻ biết tham gia vào hoạt động, làm được động tác theo cô và đoàn kết khi tham gia chơi. II. Chuẩn bị : - Mô hình nhà búp bê, hoa cỏ đẹp xung quanh và cây xanh che bóng mát. - Gà con bằng mủ - Mủ gà cho mổi trẻ III. Tiến hành hoạt động : *Hoạt động 1 : Khởi động.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Cô và trẻ cùng đi 1 vòng kết hợp bài hát “Đàn gà con”. Trẻ đi theo cô từ chậm đến nhanh, chậm lại chuyển đội hình hàng ngang ngồi xuống. - Các con ơi búp bê rất thích nuôi những chú gà con vậy cô cháu ta cùng mang tặng búp bê gà con thật dễ thương để mỗi ngày búp bê cho gà ăn nhé. - Nhà búp bê phải đi theo hướng thẳng không quẹo ở đâu hết vậy cô cháu ta cùng đi nhé ! *Hoạt động 2: Trọng động * Vận động cơ bản : Đi trong đường hẹp - Cô hướng dẫn lần1 ( không giải thích ) - Cô hướng dẫn lần 2 ( giải thích ) + TTCB: Cô đứng ngay mức qui định, khi nghe hiệu lệnh cô đi thẳng về phía trước, đầu không cúi. - Cô làm mẫu lần 3 theo tín hiệu. - Cho cháu làm thử . - Cô đọc : Này các bạn ơi Ta cùng đi nhé Mang tặng búp bê Những chú gà con Bé thật là vui. -Cháu thực hiện thử.- Cho các cháu thực hiện lần 1 ( Cô chú ý sửa sai cho cháu ). - Cô cho trẻ lần lượt thực hiện lần 2 ( cầm gà con tặng búp bê) - Cô mở nhạc ”Đàn gà con”- Cô hướng dẫn lần cuối.- Hỏi lại đề tài. * Trò chơi : “ Gà trong vườn rau” - Cô hát: “ Con gà trống” - Các con ơi gà vào vườn rau nhà bạn búp bê cắn phá vậy cô cháu ta cùng giúp bạn đuổi gà đi nhé qua trò chơi” gà trong vườn rau” - Cách chơi : Cô cho trẻ đội mủ giả làm gà trống, cô làm người coi vườn, những chú gà vào vườn rau cắn phá kêu ò ó o o, ngừoi coi vườn chạy ra đuổi gà, những chú gà chạy ra khỏi vườn rau *Hoạt động 3: Hồi tỉnh - Cho trẻ chơi “ uống nước” * Nhận xét – tuyên dương: - Cắm hoa. HOẠT ĐỘNG CHIỀU. 1 Đọc bài đồng dao : Dung dăng dung dẻ - Mục đích: Kích thích trẻ hứng thú đọc thơ Luyện cho trẻ đọc lưu loát - Chuẩn bị : Tâm thế trẻ vui vẻ thoải mái - Tiến hành Cô giới thiệu tên bài đồng dao “dung dăng dung dẻ” Cô cùng trẻ dắt tay nhau đi quanh phòng, vừa đi vừa đọc : “Dung dăng dung dẻ.......Xì xà xì xụp” Đến câu cuối “Xì xà xì xụp”, cô và trẻ cùng ngồi xuống, Sau đó tro chơi được lặp lại Cho trẻ chơi 3-4 lần 2- Vệ sinh ăn chiều - Nêu gương trẻ cuối tuần ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY. ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(8)</span> ....................................................................................................................................................... ....... Thứ 4 ngày 18 tháng 11 năm 2015 .. PTNN: BÉ LÀM QUEN VỚI CON VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH. ( CON MÈO) I. Mục đích -Yêu cầu : - Kiến thức : Trẻ nhận biết được tên gọi, tiếng kêu, đặc điểm nổi bậc của con mèo - Kỹ năng : Trẻ biết gọi tên lặp lại các từ theo cô, biết trả lời các câu hỏi theo sự gợi ý của cô. - Thái độ : Biết yêu thương con vật nuôi trong gia đình. II. Chuẩn bị : -Tranh vẽ con mèo. - Tranh con mèo đang bắt chuột, con chó đang giử nhà trên máy laptop. - Máy hát - Tranh lô tô hình con mèo, con chó. - Tranh to con mèo, con chó dán ở bảng. III. Tiến hành hoạt động : *Hoạt động 1 : “ Ổn định trò chuyện ” - Cô cháu cùng hát: Gà trống mèo con và cún con - Các con ơi trong gia đình của bé có nuôi rất nhiều con vật dễ thương như gà trống mèo con và cún con , vậy để xem chú mèo có những đặc điểm gì cô cháu ta cùng quan sát nhé. *Hoạt động 2 : “ Trò chuyện với trẻ” -Cô đọc: “Con mèo mà trèo cây cao Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà Chú chuột đi chợ đường xa Mua mắm mua muối giổ cha chú mèo -Cô gợi ý trẻ trả lời các câu hỏi của cô - Nhìn xem nhìn xem ! + Tranh vẽ con gì? + Mèo có mấy chân? + Mèo kêu thế nào? + Mèo giúp mọi người bắt gì? - Mèo là con vật nuôi trong gia đình giúp mọi người bắt chuột. - Cho trẻ xem 1 số hình ảnh về mèo bắt chuột, chó đang giữ nhà @ Giáo dục : các con mèo là con vật nuôi trong gia đình bạn nào có nuôi mèo nhớ nhắc ba mẹ cho mèo ăn để mèo giúp mọi người bắt chuột, các con còn nhỏ không được ôm mèo vào lòng nhé, mèo cào rất đau. *Hoạt động 3: “ Bé tham gia trò chơi cùng cô ” - Trò chơi : “ Ai chọn đúng”..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Nghe vẽ nghe ve nghe vè cô đố: “Đôi mắt long lanh Màu xanh trong vắt Chân có móng vuốt Vồ chuột rất tài”. Là con gì thế? - Các con ơi trong gổ cô có các con vật nuôi trong gia đình vậy cô sẽ cho các con cùng chơi trò chơi xem ai chọn đúng nhé - Cách chơi: Cô phát cho mổi trẻ 1 gổ trong đó có tranh lôtô con chó, con mèo, trẻ cầm tranh con chó, con mèo chạy lên dn đúng vào tranh con chó, con mèo của cô để phía trước, xem bạn nào chọn và dán đúng theo yêu cầu cô. - Hát” Rửa mặt như mèo” * Nhận xét – tuyên dương: - Cắm hoa. . HOẠT ĐỘNG GÓC - Chuyển sang góc học tập: cho trẻ xem sách về những con vật nuôi trong gia đình . HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Chơi trò nu na nu nống - Cho trẻ quan sát về các con vật nuôi trong gia đình, các con vật nhóm gia cầm gà, vịt . HOẠT ĐỘNG ĂN NGỦ: 1- Hoạt động ăn: Trẻ ăn không ngậm cơm, không nhả cơm, ăn hết suát. 2- Hoạt động ngủ: Không phá bạn, nằm đúng chỗ, ngủ sâu, ngon giấc. . HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Chơi vận động : Chơi trò chơi: dung dăng dung dẻ, Nu na nu nống, hát các bài hát về các con vật đáng yêu. . NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY - Thực hiện như ngày thứ hai.  TRẢ TRẺ Vệ sinh cho cháu quần áo gọn gàng chuẩn bị ra về. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ........

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Thư 5 ngày 19 tháng 11 năm 2015. Dạy hát: Rửa mặt như mèo VĐTN: Rửa mặt như mèo. I. Mục đích, yêu cầu: - Trẻ chú ý nghe cô hát. - Hát vuốt theo cô, minh hoạ theo bài hát. - Hiểu nội dung bài hát. - Giúp trẻ cảm nhận được trọn vẹn giai điệu của bài hát. - Giúp trẻ quen dần nhịp điệu của bài hát. - Trẻ biết tên bài hát:" Rửa mặt như mèo". - Phát triển tai nghe âm nhạc và khả năng cảm thụ âm nhạc. - Giáo dục trẻ trật tự, lắng nghe cô hát, không chọc phá bạn. II. Phương Pháp: - Biểu diễn diễn cảm. - Đàm thoại + giải thích + thực hành. III Chuẩn bị: - Khăn tay cho cô. - Tranh con mèo. - Băng + máy casset. - Đôi hình vòng cung. IV. Tiến trình giờ học: - Cô cho trẻ chơi trò chơi: " Mưa to- mưa nhỏ". - Cô đố các con cô có cái gì đây? À! Đây là chiếc khăn tay, chiếc khăn tay có thêu hình con chim đang đậu trên cành hoa đó. ( Cô cho trẻ xem hình khăn tay.). - Cô có một bài hát nói về chiếc khăn tay. Đó là bài " Chiếc khăn tay". Các con nói đi. - Bây giờ, cô sẽ hát cho các con nghe. - Cô hát mẫu lần 1+ mở máy + động tác minh hoạ. - Cô vừa hát cho các con nghe bài gì vậy? - Các con thích nghe cô hát nữa không?.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Cô hát lần 2 + động tác minh hoạ. * Diễn giải nội dung: Các con ơi! Chiếc khăn tay mẹ may cho em. Trên chiếc khăn tay có thêu hình con chim đậu trên cành hoa rất đẹp. Các con nhớ giữ khăn sạch để lau mặt, lau tay nhé! - Có một người bạn cũng hát rất hay các con cùng lắng nghe nha! + Cô mở máy cho trẻ nghe. - Các con vừa nghe hát bài gì đó? - Các con chơi với cô trò chơi nha:" Ú..à". - Cô đố các con: Cô có bức tranh gì đây?. À! Đúng rồi. Có một bài hát cũng nói về con mèo rất hay. Cô sẽ hát cho các con nghe nha ! - Cô hát lần 1+ động tác minh hoạ. - Cô vừa hát bài gì vậy các con? - Cô hát lần 2. : Bạn mèo rửa mặt không có sạch nè con, mẹ bạn mèo không có thương bạn mèo, bạn mèo ngồi khóc đó. Các con đừng có bắt chước bạn mèo nhé! Phải rửa mặt bằng khăn sạch hàng ngày thì mới không bị đau mắt, và mẹ sẽ thương. - Ai đây các con? - Bạn mèo rửa mặt có sạch không ? - Nên bạn mèo bị làm sao? - Các con đừng bắt chước bạn mèo như vậy là không ngoan nhé! - Cả lớp vỗ tay và hát với cô nha. - Cả lớp hát hai lần với cô. . Mời tổ. . Mời nhóm. . Mời cá nhân. - Cả lớp hát lại một lần nữa. À! Cô vừa dạy cho các con hát bài gì vậy? - Cô cho trẻ chơi :"Bồ ơi Bồ". - Các con có thích cô múa không? - Cô múa mẫu lần 1 + Mở máy. - Cô vừa múa cho các con xem bài gì vậy? - À!. Khi múa :" Lêu lêu rửa mặt như mèo" thì các con vuốt ria mép như mèo nhé. Xấu xấu lắm thì các con chỉ, chẳng được mẹ yêu thì các con lắc tay, khăn mặt đâu mà ngồi liếm mép, đau mắt rồi lại khóc meo meo thì các con dụi mắt nhé! - Cô múa lần 2. - Cho cả lớp múa 2 lần. : Cô vừa cho các con múa bài gì vậy? - Hôm nay cô thấy lớp mình học ngoan và giỏi nè! Lần sau cô sẽ cho các con múa tiếp nha! Bây giờ, các con làm những chú mèo đi chơi nha. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY. ....................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(12)</span> ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ........ Thứ 6 ngày 20 tháng 11 năm 2015. PTTM: TÔ MÀU CON VẬT GIA SÚC (Đề tài) I- Mục đích yêu cầu: + Kiến thức: - Trẻ biết tô màu các con vật gia súc. - Biết sáng tạo vào sản phẩm của mình. + Kỹ năng: - Trẻ biết cách sử dụng màu phù hợp, tô màu không lan ra ngoài. - Trẻ biết sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên, kết hợp với vật liệu công nghiệp để tạo thành sản phẩm. + Thái độ, hành vi: - Trẻ có lòng ham thích tạo ra bức tranh của mình. - Giáo dục trẻ biết yêu thương, có ý thức chăm sóc, bảo vệ con vật nuôi. II- Chuẩn bị: - Tranh mẫu gợi ý của cô. - Dụng cụ tạo hình. Nguyên vật liệu. - Giấy A4. Bút màu. Kéo. Hồ. - Giá trưng bày sản phẩm mang hình vuông, hình tròn. III- Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: Mở đầu hoạt động. - Rối: Các bạn đọc đồng dao hay quá! Bài đồng dao các bạn vừa đọc nói về con vật nào ? - Rối: Đúng rồi! Nói về bạn mèo. Bạn mèo cùng nhóm với mình đấy! - Rối: Đó là nhóm gia súc! Nhóm của mình có rất nhiều bạn phải không ? - Rối: Vậy các bạn hãy cố gắng tô màu bọn mình cho đẹp nhé! * Hoạt động 2: Trẻ nêu ý tưởng. - Cô chào các con! -Hôm nay, cô cho c/c tô màu các con vật thuộc nóm gia súc, c/c có thích không ? - “Cô hỏi, cô hỏi” Con định tô màu con gia súc nào ? Và tô màu ra sao ? - Còn con nào tô màu con gia súc nào khác nữa không ? Con hãy nói về cách tô màu của mình cho các bạn cùng nghe? - Có con nào nói về con gia súc mà mình sắp tô màu hay không ? Và nói cho cô và các bạn nghe về cách tô màu của mình ? * Con sẽ dùng nguyên vật liệu gì ? * Cô có chuẩn bị các nguyên vật liệu ở các nhóm. Con hãy về nhóm để thực hiện và có sáng tạo để tranh mình thêm đẹp. Thực hiện xong, bạn trai giá mang chữ số 1, bạn gái giá mang chữ số 2..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> * Hoạt động 3: Trẻ thực hiện. - Trẻ thực hiện (cô theo dõi, gợi ý, động viên để trẻ hoàn thành sản phẩm) - Trưng bày sản phẩm. - Nhận xét lớp. - Hỏi giá mang chữ số mấy ? Cô cùng trẻ chọn sản phẩm. - Cô góp ý bổ sung 1 vài sản phẩm chưa hoàn chỉnh. * Hoạt động 4: Trò chơi “Thi ai nhanh” -Cô cho 3 đội, mỗi đội 5 trẻ thi ghép tranh con vật thuộc nhóm gia súc được nuôi trong gia đình. Sau thời gian 01 bài hát đội nào ghép đúng và nhanh sẽ là đội thắng cuộc. * Giáo dục tư tưởng: - “Cô đố, cô đố” Khi nhà c/c có nuôi gia súc, c/c sẽ phải làm sao ? - Đúng rồi! Có như thế thì mới giữ không bị ô nhiểm môi trường và giữ được dòng nước trong sạch cho mọi người cùng sử dụng. * NXTD cắm hoa. ( HOẠT ĐỘNG CHƠI: Cho cháu chơi ở các góc chủ đề “Động vật gia súc nuôi trong gia đình” J HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: 1- Quan sát: Cho trẻ quan sát cây xanh trong sân trường. 2- Cung cấp kiến thức: Dạy trẻ “ Chuyện của thỏ con” - Cô kể lần 1 - Cô kể lần 2 kết hợp tranh và đàm thoại nội dung - Cho trẻ kể lại 3- TCVĐ: Trò chơi “Hổ bắt lợn” HOẠT ĐỘNG CHIỀU. 1 Vui văn nghệ : Hát: Cô và mẹ- VĐ theo nhạc: Tập tầm vông - Yêu cầu: Trẻ biểu diễn hứng thú bài hát “ Cô và mẹ’’ Vận động nhịp nhàng bài hát:“Tập tầm vông’’ 2- Nêu gương cuối tuần: ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY. ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....... GIÁO VIÊN SOẠN. KÝ DUYỆT CỦA BGH.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Trần Thị Nhung Phú.

<span class='text_page_counter'>(15)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×