Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tài liệu Sự duy trì của trạng thái cảm ứng quang kỳ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.6 KB, 10 trang )


Sự duy trì của trạng
thái cảm ứng quang kỳ



Sự thích thú trong vấn đề nầy xuất phát
từ sự quan sát sự tượng hoa của những
cây bị ảnh hưởng quang kỳ, đó là hiệu
quả kéo dài sau khi cây được chiếu sáng
ở những chu kỳ sáng-tối thích hợp. Kết
quả thí nghiệm về hiệu quả của kích
thích gián đọan cũng là bằng chứng cho
thấy sự kích thích nhiều cũng được giữ
lại trong điều kiện không kích thích.

Tuy nhiên, vấn đề chủ yếu của cây quang
cảm là trong điều kiện kích thích dưới
mức tối hảo, hiệu quả kích thích kéo dài
rất ngắn và cây trở lại tình trạng sinh
trưởng ngay khi hiệu quả kích thích kết
thúc. Sau khi kích thích, những đỉnh sinh
trưởng không chuyển qua điều kiện sinh
sản đều phục hồi sự sinh trưởng dinh
dưỡng. Đối với cây ra hoa một lần hoặc
cây hàng niên được kích thích tối đa sẽ
không phục hồi trở lại sự sinh trưởng
dinh dưỡng bởi vì tất cả những đỉnh sinh
trưởng nầy đều không có thể quay trở lại
theo hướng ra hoa.
Trạng thái kích thích hình như rất bền bỉ


trong một số loài đáng chú ý và đây là
những đặc tính mà loài nầy được ưu tiên
nghiên cứu. Sau khi kích thích ở mức tối
thiểu, quá trình phát triển của cây ngày
ngắn Xanthium theo hướng ra hoa và đậu
trái chậm nhưng liên tục trong nhiều
tháng. Cuối cùng thì những cây nầy cũng
biến đổi thành điều kiện sinh trưởng,
nhưng sự biến đổi nầy chỉ xảy ra trên
một số chồi 6 tháng sau khi kích thích.
Sự đảo ngược nhanh hơn có thể đạt được
bằng cách kích thích lại và tỉa chồi hơi
mạnh thúc đẩy hình thành chồi mới liên
tục.
Tính ổn định của trạng thái kích thích
trên cây Xanthium có lẽ liên quan đến
đặc tính kỳ lạ của sự “kích thích gián
tiếp” biểu hiện trên cây nầy, được Lona
(1946) và phát hiện đầu tiên và sau đó
được nghiên cứu bởi Zeevaart (1958).
Nếu cây Xanthium ra hoa được tháp trên
một cây sinh trưởng dinh dưỡng, cây sinh
trưởng sẽ ra hoa. Nếu cây được kích
thích gián tiếp nầy được tháp trên một
cây sinh trưởng dinh dưỡng khác, cây
nầy cũng sẽ ra hoa và có thể thành nguồn
cung cấp nguồn kích thích cho các cây
sinh trưởng dưỡng khác. Điều nầy cho
thấy rằng trạng thái kích thích có thể
được chuyển qua mắt tháp nhiều lần mà

không suy giảm sự đáp ứng với sự ra
hoa.
Điều ấn tượng đạt được qua những thí
nghiệm trên cây Xanthium là điều kiện ra
hoa lây truyền giống như bệnh do virus
gây ra (Bonner và Liverman, 1953). Do
đó, sự thúc đẩy sự ra hoa hoặc là được
tạo ra theo cơ chế tự lập hoặc là thúc đẩy
sự tổng hợp bởi chính nó theo cơ chế
phản hồi rõ ràng trong tế bào đang phát
triển, hoặc là trong chồi hay trong lá
(Zeevaart, 1976).
Chỉ có ba loài khác là cây ngày ngắn-dài
Bryophyllum daigremontianum
(Zeevaart và Lang, 1962), cây ngày dài
Silene armeria (97) và cây ngày ngắn lá
xanh Perilla (Deronne và Blondon,
1977) có cùng đặc tính cảm ứng gián
đoạn với cây Xanthium. Tuy nhiên,
ngược với cây Xanthium, cây
Bryophyllum và Perilla cảm ứng dưới
mức tối hảo trở lại sự sinh trưởng đơn
giản bởi vì điều kiện không thích hợp
(Van de Pol, 1972 và Zee vaart, 1969).
Mặc dù sự đảo ngược trở lại tình trạng
sinh trưởng cũng thường gặp trên những
cá thể được kích thích dưới mức tối hảo
trên cây Perilla lá đỏ, Zeevaart (1958)
tìm thấy rằng một lá được kích thích của

×