Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tài liệu Tiểu luận "Các mô hình kinh tế hợp tác trong nông nghiệp nông thôn” docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.37 KB, 13 trang )


----------










Đề Tài: Các mô hình kinh tế hợp tác trong
nông nghiệp nông thôn










Tin học ứng dụng
May-2010
1
I MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Nền kinh tế Việt Nam trong thời kì bao cấp hay đổi mới nói chung và nền nông nghiệp Việt Nam nói riêng thì Kinh tế
hợp tác vẫn là nền tảng của nền kinh tế bền vững phát triển. Thực tế cho thấy phong trào hợp tác hóa ở nước ta trải qua


nhiều bước thăng trầm. Tuy vậy, sau một thời gian hoạt động đặc biệt là giai đoạn xây dựng đất nước thời bình, mô hình
Hợp tác xã kiểu cũ đã ngày càng tỏ ra không phù hợp với yêu cầu lịch sử phát triển kinh tế trong điều kiện mới. Số hợp tác
xã làm ăn có hiệu quả chỉ còn chiếm tỷ lệ thấp, đa số không thích ứng được với nền kinh tế thị trường sôi động, nhạy bén.
Từ thực tế đó, vấn đề đặt ra là: làm thế nào để mô hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã thích ứng được với nền kinh tế thị trường,
đem lại hiệu quả cho những người trực tiếp tham gia hợp tác xã nói riêng và góp phần thúc đẩy cho nền nông nghiệp Việt
Nam phát triển nói chung, đang trở thành một đề tài quan trọng thiết thực cần phải nghiên cứu, để tìm ra lời giải thực sự
sáng tạo và mang tính thuyết phục nhất. Như vậy, việc nghiên cứu mô hình Kinh tế hợp tác, hợp tác xã là nhiệm vụ của tất
cả mọi người, đặc biệt là đối với cán bộ và sinh viên chuyên nghành nông nghiệp. Để phục vụ tốt hơn cho kết quả học tập
tôi xin trình bày đề tài:”Các mô hình Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp nông thôn”


1.2 Mục tiêu
• Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp nông thôn.
• Thấy được những thay đổi, những bước đi phù hợp của Kinh tế hợp tác gắn với quá trình phát triển của đất nước.
• Chỉ ra được những tồn tại, khó khăn trong quá trình phát triển Kinh tế hợp tác.
• Định hướng lớn trong phát triển Kinh tế hợp tác.

Tin học ứng dụng
May-2010
2
1.3 Phạm vi, đối tượng nhiên cứu.
1.3.1 Khái niệm
Các chủ thể trong nền kinh tế nếu đơn lẻ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thường bị thiệt thòi, chịu nhiều bất
lợi. Chính vì vậy, để khắc phục những khó khăn bất lợi, duy trì công việc làm ăn cho mình, những người cùng lĩnh vực
sản xuất kinh doanh tại một khu vực, địa bàn nhất định đã tìm cách liên kết hợp tác với nhau theo từng tổ; từng nhóm
nhỏ đó là tiền thân của các tổ chức hợp tác xã (HTX) sau này.
Kinh tế hợp tác là một hình thức quan hệ kinh tế hợp tác tự nguyện, phối hợp, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các chủ thể
kinh tế, kết hợp sức mạnh của từng thành viên với ưu thế sức mạnh tập thể giải quyết tốt hơn những vấn đề của sản xuất,
kinh doanh và đời sống kinh tế, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và lợi ích của mỗi thành viên.
1

.3.2 Các mô hình kinh tế hợp tác

Trong nền kinh tế nước ta hiện nay đang tồn tại nhiều loại hình kinh tế hợp tác. Mỗi loại hình phản ánh đặc điểm, trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất và hình thức phân công lao động tương ứng. Do đó, nó có đặc điểm riêng về nguyên
tắc hoạt động, cơ cấu tổ chức và phát huy tác dụng trong điều kiện nhất định. Bởi vậy, việc làm rõ những đặc điểm nói
trên của từng loại hình kinh tế hợp tác để lựa chọn những loại hình phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các hình thức
kinh tế hợp tác phát huy tác dụng đem lại hiệu quả cho phát triển kinh tế xã hội.
1.3.2.1 Kinh tế hợp tác giản đơn.
Đây là các tổ hội nghề nghiệp, các tổ chức nhóm hợp tác và các tổ chức kinh tế hợp tác.Quan hệ ràng buộc giữa các
thành viên chủ yếu được xây dựng trên cơ sở tình cảm, tập quán, truyền thống cộng đòng không mang tính pháp lý.
Mục đích hoạt động kinh doanh của các thành viên giống nhau, nhằm cộng tác, trao đổi kinh nghiệm, giúp đõ nhau
trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mỗi thành viên.
Tin học ứng dụng
May-2010
3
1.3.2.2 Hợp tác xã.

1.3.2.2.1 Định nghĩa
Hợp tác xã (HTX) là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện
góp vốn, góp sức lập ra theo quy đinh của Luật HTX để phát huy thế mạnh tập thể của từng xã viên tham gia HTX, cùng
nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát
triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các ngĩa vụ
tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
 Có thể thấy rằng HTX là tổ chức không còn thuần khiết, nó vẫn có tính chất của tổ chức kinh tế tập thể như trước
đây nhưng đã thay đổi theo hướng giống doanh nghiệp.
2.2.2 Đặc điểm của Hợp tác xã.
• HTX là một tổ chức kinh tế tự chủ, hoạt động như doanh nghiệp nhưng có tính chất xã hội.
• HTX có tối thiểu 07 xã viên gồm cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện lập ra do nhu cầu và lợi ích
chung

• Xã viên góp vốn, góp sức vào hợp tác xã.
• Vốn của HTX thuôc sử hữu tập thể.

• HTX là tổ chức có tư cách pháp nhân Việt Nam chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi
vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của hợp tác xã.
1.3.2.2.2 Nguyên tắc tổ chức hoạt động của HTX
Tin học ứng dụng
May-2010
4
• Tự nguyện gia nhập và ra hợp tác xã theo quy định của điều lệ HTX
• Quản lí dân chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi.
• Chia lãi bảo đảm kết hợp lợi ích của xã viên với sự phát triển của HTX, của cộng đồng và do đại hội xã
viên quyết định.
1.3.2.2.3 Vai trò của HTX
Hợp tác xã có vai trò cực kỳ quan trọng, nhất là các nước đang phát triển như nước ta đang trong giai đoạn:”Bước đi
đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước”Hoạt động của HTX nông nghiệp có tác động to lớn, tích
cực đến hoạt đọng sản xuất của hộ nông nghiệp nông dân. Nhờ có hoạt động của HTX; mà các yếu tố đầu vào và các
khâu dịch vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp được cung cấp kịp thời đầy đủ đảm bảo chất lượng, các khâu sản xuất
tiếp theo được đảm bảo là cho hiệu quả sản xuất xủa hộ nông dân được nâng lên.
Thông qua hoạt động dịch vụ vai trò điều tiết của HTX nông nghiệp được thực hiện, sản xuất của hộ nông dân được
thực hiện theo hướng tập trung, tạo điều kiện hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên môn hóa.Ví dụ dịch vụ làm
đất, dịch vụ tưới nước, dịch vụ tưới nước, dịch vụ bảo vệ thực vật… đòi hỏi sản xuất của hộ nông dân phải thực hiện
thống nhất trên từng cánh đồng và chủng loại giống, về thời vụ gieo trồng và chăm sóc. HTX là nơi tiếp nhận những trợ
giúp của Nhà nước tới hộ nông dân, vì vậy hoạt động của HTX có vai trò làm cầu nối giữa Nhà nước với hộ nông dân
một cách hiệu quả trong một số trường hợp, khi có nhiều tổ chức tham gia hoạt động dịch vụ của hộ nông dân hoạt động
của HTX là đối tượng buộc các đối tượng phải phục vụ tốt hơn.
1.3.3 Kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp
HTX nông nghiệp là một trong các hình thức cụ thể của kinh tế HTX trong nông nghiệp, là tổ chức kinh tế của những
người nông dân có nhu cầu và nguyện vọng, tự nguyện liên kết lại đẻ phối hợp giúp đỡ nhau phát triển kinh tế hoặc đáp
ứng tốt hơn các nhu cầu về đời sống của mỗi thành viên, tổ chức và hoạt động theo các nghuyên tắc luật pháp quy định,

có tư cách pháp nhân.

×