Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Chuyen de bien phap giup hoc sinh lop 3 viet tot doan van

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.9 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG TIỂU HỌC DUY PHÚ. TỔ CHUYÊN MÔN: BA BÀI VIẾT CHUYÊN ĐỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 VIẾT TỐT ĐOẠN VĂN Người viết: Vương Thị Hiền Ngày báo cáo: 20/11/ 2015 I. ĐẶT VÂN ĐỀ Việc dạy cho học sinh lớp 3 viết đoạn văn là rất khó vì vốn từ của các em còn rất nghèo, viết câu đủ thành phần chưa tốt, suy nghĩ vấn đề không thấu đáo lại trình bày thiếu logic. Mặc dù yêu cầu khi viết đoạn đối với học sinh lớp 3 ở mức độ đơn giản chưa đòi hỏi phải đủ 3 phần hay câu văn phải sinh động, giàu ý tưởng. Như đòi hỏi các em phải được bồi dưỡng óc quan sát, thẩm mĩ, viết đúng chủ đề và thể hiện được cảm xúc. Làm được điều đó chính là giúp các em có nền móng cho việc học văn ở những lớp học, bậc học tiếp theo. Mặc khác, cấu trúc chương trình sách giáo khoa lớp 3, phần viết đoạn văn với thể loại tả, kể mà chủ yếu là về người thân, trường, lớp, quê hương, lễ hội,hoạt động thể thao, văn nghệ, hoạt động tập thể, ... Nên rất cần những yếu tố trên. Vì vậy, người giáo viên cần có những biện pháp giúp đỡ để các em có kĩ năng viết tốt đoạn văn ngay từ lớp 3. Chính vì thế, tôi nghiên cứu và thực hiện chuyên đề “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 viết tốt đoạn văn” II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Môn Tập làm văn ngoài việc trang bị kiến thức và rèn luyện các kĩ năng làm văn cho học sinh, nó còn góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy lô-gic, tư duy trừu tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ và hình thành nhân cách cho học sinh. Để đạt được mục tiêu này, giáo viên cần làm cho học sinh hiểu rõ được quan niệm : Muốn học có kết quả môn Tập làm văn thì học sinh phải chịu khó tập dùng từ, đặt câu đặc biệt là viết đoạn văn. Để giúp các em sửa chữa kịp thời các sai sót, biết cách viết đoạn văn hay, đúng yêu cầu và đủ ý tôi mạnh dạn thực hiện chuyên đề này. III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 VIẾT TỐT ĐOẠN VĂN 1. Biện pháp 1: Dạy học phân môn Tập đọc; Luyện từ và câu giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn Các bài Tập làm văn của từng tuần gắn liền với chủ đề, nội dung của bài Tập đọc; Luyện từ và câu. Tác dụng chủ yếu của những từ ngữ trong từng bài Tập đọc; Luyện từ và câu được đề cập tới trong từng bài học là giúp học sinh có vốn từ, tìm được ý để tập dùng từ đặt câu, tập viết đoạn văn xoay quanh chủ đề bài học. Trên cơ sở đó, nâng cao trình độ, năng lực sử dụng Tiếng Việt của học sinh. Điều cần lưu ý ở đây, đối với học sinh lớp 3, dựa vào hệ thống từ ngữ nói trên các em có thể nâng cao, phát triển khả năng từ chỗ dùng từ đặt câu cô lập, trả lời câu hỏi dựa vào câu chuyện, tách rời khả năng liên kết câu ấy thành một đoạn văn, bài văn thuộc thể loại kể chuyện, viết thư, viết đơn, kể lại một buổi sinh hoạt, kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật, ….

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Khi dạy Luyện từ và câu, tôi quan tâm đến việc rèn kĩ năng diễn đạt và củng cố, khắc sâu bài học hôm nay để học sinh vận dụng vào bài văn trong tuần. Ngoài ra, đối với học sinh lớp 3, vốn từ của các em còn nghèo, học sinh sử dụng từ chưa phù hợp, diễn đạt còn lủng củng. Đa số học sinh chưa biết cách dùng từ gợi tả, gợi cảm và các biện pháp tu từ. Hơn nữa, kiến thức về cuộc sống xung quanh các em còn ít ỏi nên vận dụng hiểu biết trong thực tế để viết đoạn văn, bài văn còn hạn chế. Vì vậy, tôi nhấn mạnh những từ cần chú ý, mở rộng thêm vốn từ theo tùng bài học, tủng chủ đề cho các em. 2. Biện pháp 2: Dùng hệ thống câu hỏi gợi ý và đọc đoạn văn mẫu Để học sinh hoàn thành tốt bài Tập làm văn, tôi tham khảo các tài liệu nói về việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm áp dụng vào thực tế giảng dạy. Đồng thời để vận dụng phương pháp học mới: “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh”,tôi luôn luôn tổ chức, khuyến khích học sinh tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề và tự chiếm lĩnh kiến thức. Khi thực hiện phần hướng dẫn học sinh viết đoạn văn, tôi tiến hành như sau: - Cho học sinh đọc cá nhân nhiều lần, đồng thanh một lần - Đề bài yêu cầu làm gì ? Em sẽ viết thế nào? (Câu này tôi gọi những HS có khả ngăng thực hiện) - Đọc đoạn văn mẫu của giáo viên cho học sinh bắt chước: trước khi cho học sinh làm bài, tôi đọc chậm đoạn văn, bài văn mẫu, học sinh nghe và có thể ghi lại những từ hay, then chốt. Sau đó, học sinh vận dụng vào viết đoạn văn. Với cách hướng dẫn đó, tất cả học sinh đều hoàn thành bài tập ngay tại lớp. Ngoài ra, với số học sinh khá, giỏi, tôi gợi ý cho các em viết câu văn có hình ảnh so sánh, nhân hoá, biết cách dùng từ gợi tả, gợi cảm để đoạn văn, bài văn thêm sinh động, gợi cảm. 3. Biện pháp 3: Giúp học sinh nối câu tạo đoạn tốt hơn Khi liên kết các câu tạo thành đoạn văn HS thường chỉ nghĩ gì viết đó sao cho đủ số lượng câu, không chú ý đến nội dung, ý nghĩa của các câu đã liên kết chưa. Nên tôi hướng dẫn các em sắp xếp các câu văn cho phù hợp với nội dung bài và trình bày phải đúng bố cục: Câu mở đoạn (tức là giới thiệu đoạn văn theo yêu cầu đề bài mình định viết) sau đó là thân đoạn (những câu nói về nội dung đoạn văn), cuối cùng là câu kết đoạn (có thể nêu cảm nghĩ hoặc nêu một nhận xét về nội dung vừa viết) 4. Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh thực hành viết đoạn văn Để HS có kĩ năng viết đoạn, đối với từng bài tập thực hành viết tôi tiến hành theo các bước sau: - Xác định chắc yêu cầu đề bài - HS thực hành nói theo yêu cầu đã xác định (nếu bài không có phận luyện nói) - GV nhận xét, bổ sung - HS viết theo yêu cầu của bài tập (Gv giúp đỡ thêm HS còn yếu trong kĩ năng viết) - GV chấm, nhận xét một số bài.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> *Những vấn đề cần chú ý khi yêu cầu HS viết đoạn văn - Đối với những bài có câu hỏi gợi ý GV không yêu cầu HS phải viết đoạn văn bằng cách trả lời câu hỏi theo gợi ý - Cần phải tôn trọng những suy nghĩ sáng tạo của các em dù rất nhỏ; - Cần coi trọng khâu chấm, nhận xét sửa chữa của các em và cả GV. 5. Biện pháp 5: Chấm chữa bài Khi học sinh làm bài vào vở bài tập Tiếng Việt, tôi yêu cầu một em làm ở bảng phụ để cả lớp cùng chữa bài. Tôi hướng dẫn học sinh chấm bài của bạn làm trên bảng để cả lớp rút kinh nghiệm. Khi nhận xét bài làm của bạn, học sinh thường nhận xét một cách chung chung mà học sinh nào cũng có thể nói được, đại khái như : Đoạn văn của bạn hay; Đoạn văn diễn đạt trôi chảy; Đoạn văn của bạn có tính sáng tạo; Đoạn văn có ý, diễn đạt hay…Để phát huy tính tích cực, động não hoạt động của học sinh, ngoài những câu hỏi gợi mở chung về yêu cầu của bài làm văn, tôi tập cho học sinh nhận xét bài của bạn một cách cụ thể hơn ví dụ như : - Đoạn văn sử dụng từ hay là hay chỗ nào? Từ nào hay? - Đoạn văn hay là hay chỗ nào ? Đoạn nào hay Đọc cho các bạn nghe! - Sai về dùng từ, từ đó là từ nào? Sửa lại như thế nào? - Đoạn văn lủng củng chỗ nào? Sửa lại như thế nào?... Sau đó, tôi gợi ý vài em đọc bài của mình để giáo viên và cả lớp cùng nhận xét sửa sai. Số bài còn lại, giáo viên sẽ chấm và phát ra cho học sinh ở buổi học tăng dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Khi chấm bài, tôi đã vận dụng 7 quy ước chấm bài mà chuyên đề của Phòng giáo dục quy định: - Sai chính tả gạch chân cả chữ ( _ ) - Dùng từ sai khoanh tròn ( 0 ) - Chỗ cần có dấu phẩy làm dấu sổ ( / ) nếu thiếu từ móc sót () - Thiếu dấu chấm cũng làm dấu sổ ( / ) và đồng thời gạch chân chữ đầu câu kế tiếp vì không viết hoa. - Chỗ cần xuống dòng thì dùng 2 dấu sổ ( // ) - Dùng từ chính xác, hay đóng khung - Câu hay{…}! Câu lủng củng{…}? Vì học sinh đã nắm được các quy ước chấm bài của giáo viên nên khi nhìn thấy các kí hiệu này, học sinh nhận ra ngay các lỗi sai của mình và biết cách sửa lại cho đúng. Người viết Vương Thị Hiền.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

×