Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

skkn một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài văn tả người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (685 KB, 49 trang )

A: PHẦN MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng của vấn đề.
Từ xa xưa đất nước Việt Nam ta vốn có truyền thống hiếu học. Bao tấm
gương hiếu học và đã trở thành những nhà bác học thiên tài trong nhiều lĩnh vực.
Hiện nay truyền thống đó ngày càng được phát triển và nhân rộng thêm. Việc học
tập để lĩnh hội tri thức mới giúp cho thế hệ trẻ tiếp thu được những tinh hoa văn
hóa, khoa học kĩ thuật của nhân loại, vững vàng hội nhập quốc tế là vấn đề cấp
bách đang được toàn đảng toàn dân quan tâm hàng đầu. Để đáp ứng được vấn đề
này hệ thống giáo dục là vấn đề cốt lõi. Trong hệ thống giáo dục thì giáo dục bậc
Tiểu học là rất quan trọng. Trong chương trình Tiểu học, cùng với môn Toán, môn
Tiếng Việt có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng sử dụng
Tiếng việt để học tập và giao tiếp trong các môi trường của lứa tuổi. Thông qua
việc dạy học Tiếng Việt góp phần rèn luyện tư duy, cung cấp cho học sinh những
kiến thức sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt
Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ
gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng việt, góp phần thành hình thành con người
Việt Nam trong thời kì đổi mới.
Môn Tiếng Việt gồm nhiều phân môn khác nhau như Tập đọc, Luyện từ và
câu, Kể chuyện, Tập viết, Chính tả, Tập làm văn. Song khó hơn cả đối với người
dạy cũng như đối với người học là phân môn Tập làm văn.
Tập làm văn là phân môn rất quan trọng trong chương trình dạy học Tiểu
học, nó không chỉ giúp cho học sinh hình thành các kĩ năng: Nghe , nói, đọc, viết
mà còn rèn cho học sinh khả năng giao tiếp, quan sát, phân tích tổng hợp và đặc
biệt còn hình thành cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp của con người mới
hiện đại và năng động. Dạy Tập làm văn là dạy học sinh cách nhìn nhận cuộc
sống xung quanh trong thực tế vốn có của nó với cảm xúc thực của các em. Đồng

1



thời cũng dạy các em cách ghi lại sự nhìn nhận ấy qua các văn bản còn gọi là
đoạn văn, bài văn một cách chính xác về đối tượng, về ngữ pháp Tiếng Việt.
Tập làm văn lớp 5 gồm nhiều nội dung, một trong những nội dung chính
của chương trình tập làm văn 5 là văn miêu tả nó có hệ thống xây dựng lí thuyết
riêng cho từng thể loại như: Tả người, tả cảnh vật, tả đồ vật, tả cây cối, tả con
vật... và ở từng thể loại đòi hỏi giáo viên phải có những cách rèn khác nhau để đạt
được những kĩ năng cần thiết. Một bài văn hay, có giá trị không phải chỉ ở chỗ
trình bày mạch lạc, dễ hiểu mà quan trọng hơn đó là sức truyền cảm. Để viết
được bài văn hay các em cần rèn luyện năng lực quan sát, năng lực thu thập thông
tin, năng lực tưởng tượng, năng lực phân tích tổng hợp và các khả năng biểu đạt,
bố cục, tạo phong cách. Làm thế nào để cho học sinh làm văn hay và có hiệu quả
là cả một vấn đề rất khó khăn, cần phải suy nghĩ và dày công nghiên cứu của
những người làm công tác giáo dục.
Trong thực tế giảng dạy tập làm văn phần Tả người, bản thân người giáo
viên là người hướng dẫn đôi khi cũng cảm thấy còn lúng túng, bí từ và không biết
phải hướng dẫn thế nào để học sinh có thể viết được bài hay, có hình ảnh, có cảm
xúc. Một số tài liệu như sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế thì hướng
dẫn chung chung, còn một số sách khác như văn mẫu lại chỉ có các bài văn đã
viết sẵn mà không có một sự hướng dẫn nào để định hướng cho giáo viên cũng
như học sinh. Do vậy tôi luôn luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để cho học sinh
thích làm văn, viết văn chân thật, có cảm xúc và sinh động. Để nâng cao chất
lượng bài dạy và giúp các em rèn luyện kĩ năng sản sinh văn bản, tạo điều kiện
cho học sinh tự tìm và tự thể hiện những ý kiến, suy nghĩ của mình một cách độc
lập, chủ động không máy móc, rập khuôn. Để bạn bè và đồng nghiệp cùng tham
khảo và suy nghĩ, tôi mạnh dạn đề xuất: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5
làm tốt bài văn Tả người", để bạn bè đồng nghiệp cùng tham khảo và suy nghĩ.
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới
Từ những thực tế giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, tôi đưa ra
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài văn Tả người nhằm mục đích sau:


2


- Tìm hiểu những ưu điểm và hạn chế trong quá trình dạy và học của giáo
viên và học sinh.
- Đưa ra một số biện pháp để phát huy các ưu điểm đó và đặc biệt là đề
ra biện pháp khắc phục những hạn chế khi dạy và học văn miêu tả.
- Giúp học sinh có hứng thú với phân môn Tập làm văn và văn Tả người
nói riêng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng
- Học sinh lớp 5 trường Tiểu học Hiến Nam - năm học 2013 - 2014
- Học sinh lớp 5 - trường Tiểu học Hiến Nam - năm học 2014 - 2015
- Học sinh lớp 5C - trường Tiểu học Hiến Nam - năm học 2015 - 2016
- Học sinh lớp 5D - trường Tiểu học Hiến Nam - năm học 2015 - 2016
Phạm vi nghiên cứu
Trường Tiểu học Hiến Nam – TP Hưng Yên – Tỉnh Hưng Yên.

II. Ph-¬ng ph¸p tiÕn hµnh
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu,

tìm giải pháp của đề tài.
1.1. Tình hình thực tế của việc dạy và học:
Sau những năm giảng dạy chương trình lớp 5, qua các đợt kiểm tra bài
viết của học sinh, qua dự giờ thăm lớp khối 5 tôi thấy thực trạng dạy Tập làm
văn tả người lớp 5 như sau:
1.1.1.Về giáo viên:
a. Thực trạng dạy những kiến thức thể loại văn Tả người ở lớp 5:
- Giáo viên chỉ có một con đường duy nhất là hình thành các hiểu biết về
lí thuyết, thể loại văn, kĩ năng làm văn...Phần lớn giáo viên lấy sách giá khoa,

sách giáo viên làm chuẩn để dạy. Trong khi đó các lí thuyết về thể loại nhiều khi
chưa được sách giáo khoa, sách giáo viên đề cập đến. Bên cạnh đó cũng có
những giáo viên thông hiểu về các thể loại bài văn thế nhưng vì phải đảm bảo
3


nội dung, yêu cầu của tiết học (tìm ý, làm dàn bài hay viết một đoạn) cho một đề
bài cụ thể nên họ chưa chú trọng đến việc dạy lí thuyết này. Hầu hết các giáo
viên mới chỉ nói qua về các yêu cầu đối với thể loại, kiểu bài đang học chứ chưa
chú ý đến việc dạy cho học sinh có những hiểu biết khái quát về thể loại, kiểu
bài tập làm văn, so sánh, phân biệt sự giống và khác nhau giữa các thể loại, mối
liên quan giữa các kiểu bài đang học với các kiểu bài đã học. Do không được
dạy kĩ về lí thuyết nên nhiều em còn nhầm lẫn giữa các kiểu bài như Tả người
với Kể về một người.
b. Thực trạng dạy tiết tìm ý và lập dàn ý:
Hoạt động của giáo viên bằng lời nói là chủ yếu. Thao tác hoạt động của
giáo viên nhiều: Ghi bảng, gọi học sinh nhận xét. Nhận xét học sinh trả lời. Giáo
viên phụ thuộc vào sách giáo khoa và sách hướng dẫn giảng dạy, trung thành với
các tài liệu này nên ít có biện pháp sáng tạo.
Ví dụ: Khi dạy văn tả người: Tả cụ già, giáo viên chưa tạo điều kiện để học
sinh nắm bắt từ thực tế, nhiều giáo viên còn dạy chay, không hướng dẫn học sinh
quan sát thực tế nên có nhiều trường hợp học sinh trình bày sự quan sát của mình
qua tưởng tượng, dẫn đến sự vô lí không đáng có trong bài văn. Do cách dạy vậy
mà học sinh đã tả cụ già như: Bà em đã già lắm rồi, răng đã rụng hết nhưng bà em
vẫn bỏm bẻm nhai trầu. Mắt bà em sáng rực, tròn như hai hòn bi ve...
c. Thực trạng tiết tập làm văn viết:
Sau khi học xong tiết Tập làm văn miệng hay lập dàn ý. Giáo viên dặn
học sinh về nhà hoàn thiện dàn bài và viết thành bài văn hoàn chỉnh để giờ sau
học tiết Tập làm văn viết và như thế, trong tiết Tập làm văn viết, học sinh chỉ
làm nhiệm vụ chép lại bài đã chuẩn bị vào giấy kiểm tra hoặc vở Tập làm văn và

đem nộp, thậm chí có em còn nộp luôn bài đã viết ở nhà.
d. Thực trạng tiết trả bài viết:
Mặc dù trong chương trình quy định mỗi đề bài Tập làm văn viết đều có
tiết trả bài riêng nhưng thực tế việc trả bài không được dạy thành tiết (đủ 40
phút). Ở tiết này giáo viên trả bài cho các em và nêu 1 số lỗi, chữa bài qua loa.
Hầu như học sinh không rút được kinh nghiệm làm bài.
4


e. Thực trang của việc dạy Tập làm văn trong các phân môn khác.
Việc dạy phân môn Tiếng việt khác như: Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ
và câu... thì ngoài mục đích giải quyết các nhiệm vụ cụ thể của từng phân môn
còn hướng cho các em biết vận dụng các kiến thức đó vào Tập làm văn. Nhìn
chung giáo viên đã ý thức được vấn đề này nên biết kết hợp việc dạy Tập làm
văn qua các phân môn trên. Tuy vậy, một số giáo viên vẫn chưa chú ý sâu đến
điều đó, dạy tiết nào biết tiết ấy nên đã bỏ qua nhiều kiến thức cũng như kĩ năng
bổ ích, thiết thực cho học sinh trong Tập làm văn.
Tôi đã trực tiếp dạy lớp 5 nhiều năm cùng với việc đi sâu dự giờ thăm lớp
môn Tập làm văn nói chung và văn Tả người lớp 5 nói riêng tôi nhận thấy rằng:
- Giáo viên chưa nắm vững ý đồ, nội dung các bài tập đưa ra trong tiết tập
làm văn tả người.
- Phương pháp giảng dạy còn đơn điệu, rập khuôn máy móc theo sách
hướng dẫn.
- Giáo viên chưa làm rõ các bước cần thiết của 1 tiết học, chỉ quan tâm
đến việc học sinh làm được, viết được đoạn, được bài theo ý cô sao cho nhanh
để giải quyết các bài tập đưa ra trong tiết học. Từ đó học sinh tiếp thu bài một
cách thụ động.
- Giáo viên chưa quan tâm nhiều đến sửa câu, cách dùng từ trong câu,
dùng từ sai của học sinh.
- Chưa tạo được khí thế cho học sinh mở rộng tầm nhìn, liên hệ sâu sắc

trong thực tế hoàn cảnh làm việc, hành động của người được tả để bài viết thêm
phong phú, sinh động.
1.1.2.Về phía học sinh:
Do hạn chế của chương trình sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy
của giáo viên như đã nói ở trên, cùng với sự lơ là trong học tập của các em đã
dẫn việc dạy và học Tập làm văn chưa đạt đến kết quả cao. Phần lớn các em
chưa thực sự chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức, do đó càng ít có sự sáng
tạo. Nhiều khi chưa nắm vững được các kĩ năng cơ bản để làm bài (tìm hiểu đề,
quan sát lập dàn ý, lập dàn bài, triển khai ý, liên kết ý, liên kết đoạn...) dẫn đến
5


nhiều em còn làm bài lạc đề, sắp xếp ý lộn xộn, rời rạc. Đặc biệt là có những em
chưa phân tích kĩ đề bài nên chưa làm đúng yêu cầu của đề và chưa có thái độ,
tình cảm như đề bài yêu cầu.
Ví dụ: Trong bài văn Tả người thân của em, học sinh chỉ viết được bài
văn bằng trình độ của học sinh lớp 2 và thiên về văn kể: "Bố em là thợ xây, bố
em rất cao. Bố em có nước da ngăm đen, tóc xoăn. Em rất yêu bố.”
Hay: "Mẹ có cái tai rất to để nghe em nói cho rõ. Mẹ còn có cái mũi dài
để ngửi. Cái miệng hay cười. Trông mẹ em rất xinh”.
Hệ thống ý trong bài văn của các em còn nghèo nàn. Chỉ rập khuôn theo
sách giáo khoa, theo vở luyện, ít có sáng tạo của bản thân. Số học sinh tìm được
ý diễn đạt mới mẻ là rất hiếm. Khi miêu tả, học sinh chưa biết chọn lọc những
nét tiêu biểu để tả nên đã biến bài văn thành bài kể lan man và cũng ít biết lồng
tình cảm, cảm xúc của mình vào bài. Bài văn của các em đa phần là dùng những
câu đơn để diễn đạt nên còn rời rạc, nặng nề về liệt kê, kể lể. Bài làm còn nhiều
nét sơ lược, các chất để làm văn có hồn thì thật là hãn hữu vì các em chưa thực
sự rung động trước đối tượng tả. Một thực trạng rất phổ biến và dễ thấy ở các
em là chưa biết tự lập dàn bài trước khi viết thành bài văn. Do vậy mà thường
thiếu sót, các ý sắp xếp lộn xộn, lủng củng.

Ví dụ: Khi viết bài văn Tả cô giáo (thầy giáo), học sinh viết: "Cô giáo em rất
đẹp, hằng ngày cô giảng bài rất hay, viết chữ rất nhanh, rất đep, rất yêu quý em.
Vậy qua quá trình tìm hiểu thực trạng dạy Tập làm văn lớp 5 tôi thấy có
một số vấn đề đáng lưu ý như sau:
- Tập làm văn là phân môn có tính chất tổng hợp: Tập đọc, Luyện từ và
câu, Chỉnh tả, Kể chuyện; được thể hiện tập trung ở bài Tập làm văn. Thế nhưng
việc dạy Tiếng việt, dạy Tập làm văn hiện nay đã theo hướng tích hợp nhưng
chưa được cụ thể, rõ ràng. Về cơ bản, các phân môn Tập đọc dạy độc lập và
người dạy ít chú ý hướng tới đích: Vận dụng kiến thức giờ tập đọc, Luyện từ và
câu... vào dạy Tập làm văn, tìm ý, lập dàn ý, giáo viên đã chú ý dạy tương đối
cẩn thận nhưng chưa dạy cho học sinh thao tác liên hoàn cần có khi làm một bài

6


văn: Đọc kĩ đề - gạch chân các từ quan trọng - tìm ý, lập dàn ý. Dựa trên dàn ý
viết thành bài văn - và cuối cùng là đọc lại, tự kiểm tra bài viết.
- Việc dạy văn mẫu chưa được chú ý và chưa có phương pháp dạy thích
hợp nên học sinh còn chép văn mẫu.
- Tiết trả bài chưa được giáo viên nhìn nhận với vai trò xứng đáng của nó,
dẫn đến việc nhiều giáo viên còn dạy qua loa tiết này, nên chưa hình thành cho
học sinh thói quen rút kinh nghiệm bài làm.
2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp, thời gian
hoàn thành.
2.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận:
- Đọc tài liệu giáo dục có liên quan đến tâm lí học sinh, tài liệu, sách giáo
khoa liên quan đến nội dung nghiên cứu.
- Đọc và tìm hiểu 1 số phương pháp dạy Tiếng việt, các tài liệu bồi dưỡng
học sinh có năng khiếu môn Tiếng việt.
2.2. Phương pháp điều tra quan sát:

- Phỏng vấn học sinh các vấn đề liên quan.
- Đọc và phân tích các bài văn của học sinh.
- Trao đổi về phương pháp dạy với các giáo viên trong khối.
2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
2.5 Tạo ra giải pháp thời gian hoàn thành.
Vấn đề 1: Dạy Tập làm văn qua các phân môn khác.
Vấn đề 2: Rèn kĩ năng sử dụng văn tham khảo trong dạy học Tập làm văn.
Vấn đề 3: Rèn kĩ năng lập dàn bài chi tiết.
Vấn đề 4: Rèn luyện thao tác kĩ năng làm một bài văn.

- Năm học 2013 – 2014; đầu năm học khảo sát, điều tra thực trạng giảng
dạy và học tập.
7


- Cuối năm 2013 -2014 đến năm học 2014 -2015 tìm hiểu và đề ra những
biện pháp khắc phục và áp dụng vào thực tế giảng dạy.
- Cuối kì I năm học 2015 -2016 tổng kết đánh giá và rút kinh nghiệm.
- Việc nghiên cứu tìm ra Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt
bài văn Tả người được hoàn thành vào cuối học kì I năm học 2015 – 2016.

B. PHẦN NỘI DUNG

I. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Từ những thực tế giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, việc
đưa ra Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài văn Tả người nhằm
mục đích sau:
- Tìm hiểu những ưu điểm, hạn chế trong quá trình dạy và học của giáo
viên và học sinh.

- Đưa ra một số biện pháp để phát huy các ưu điểm đó và đặc biệt là đề ra
biện pháp khắc phục những hạn chế khi dạy và học văn miêu tả.
- Giúp học sinh có hứng thú với phân môn Tập làm văn và văn Tả người
nói riêng.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI (những vấn đề cần giải quyết)
Đứng trước thực trạng dạy và học hiện nay yêu cầu đặt ra cấp thiết là phải
đổi mới phương pháp dạy học để học sinh đến với phân môn Tập làm văn thể
loại miêu tả một cách say mê, hứng thú để từ đó có cảm xúc viết văn. Do đó tôi
đi sâu vào nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua đã thu được những kết
quả nhất định. Để khắc phục thực trạng trên, đòi hỏi cá nhân giáo viên và học
8


sinh đều phải nỗ lực và kì công, phải nắm chắc được các phương pháp viết của
từng bài dạy. Tôi đi sâu vào giải quyết những vấn đề sau:
Vấn đề 1: Dạy Tập làm văn qua các môn học khác.
Vấn đề 2: Rèn kĩ năng sử dụng văn tham khảo trong dạy học tập làm văn.
Vấn đề 3: Rèn kĩ năng lập dàn bài chi tiết.
Vấn đề 4: Rèn luyện thao tác kĩ năng làm một bài văn.
Các vấn đề được nêu ở trên cần được giải quyết đồng thời, xen lẫn vào
nhau một cách nhịp nhàng và linh hoạt thì hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều.
III. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
Từ kinh nghiệm dạy học của mình, tôi xin đưa ra một số biện pháp để giải
quyết trình bày các vấn đề được nêu ở trên để học sinh làm tốt bài văn tả người
như sau:
1. Giải quyết vấn đề 1: Dạy Tập làm văn qua các phân môn khác.
Tập làm văn mang tính tích hợp cao. Nó góp phần quan trọng trong việc
thực hiện mục đích của môn Tiếng việt, phản ánh kết quả giảng dạy và học tập
của các phân môn khác và được xây dựng trên cơ sở kết quả nghiên cứu của
nhiều môn khoa học.

Tập làm văn có tính chất tổng hợp, có quan hệ chặt chẽ với việc dạy học
Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu và cả Chính tả. Đây là nơi tiếp nhận và
đây cũng là nơi luyện tập ngày càng nhuần nhuyễn các kĩ năng và kiến thức của
các phân môn trên. Bài Tập làm văn trở thành sản phẩm tổng hợp, là nơi trình
bày kết quả đích thực nhất của việc học Tập làm văn. Do vậy khi dạy các phân
môn của Tiếng việt, giáo viên cần khơi dạy Tập làm văn cho học sinh.
1.1. Dạy Tập làm văn qua phân môn Luyện từ và câu:
Nếu ở giờ tập đọc, giáo viên đưa ra các ngữ liệu để dạy cho học sinh thấy
được cái hay, cái đẹp trong cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, các biện pháp tu từ
và bước đầu vận dụng nó thì ở tiết này, giáo viên cho học sinh tiến hành luyện
tập ứng với kiến thức vừa thu được. Qua các bài luyện từ và câu, giáo viên giúp
các em hiểu biết thêm về sự phong phú của từ vựng trong cách tạo từ các lớp
theo trật tự hoặc trong mối quan hệ về âm, về ngữ nghĩa. Từ đó các em được
9


củng cố những hiểu biết trong cách dùng từ có chọn lọc vừa đảm bảo tính chính
xác, vừa có tác dụng biểu cảm. Phần kiến thức này ngoài dạy ở tiết luyện từ và
câu, tôi còn củng cố và hệ thống hóa bằng các loại bài tập đưa ra ở tiết luyện.
Tôi đã xây dựng một số các bài tập nhằm giúp các em có nhiều vốn từ để vận
dụng trong khi làm bài văn Tả người như sau:
1.1.1. Loại bài tập tìm từ theo chủ đề, đề tài.
a. Dạng 1: Yêu cầu học sinh tìm từ theo chủ đề mở rộng vốn từ:
- Các từ ngữ trong chương trình được sắp xếp theo chủ đề. Khi dạy các
bài này, giáo viên giúp học sinh hệ thống lại các từ ngữ đó và có thể tăng cường
mở rộng thêm.
- Ví dụ: Các em đã được học bài mở rộng vốn từ : Nhân hậu – Đoàn kết
Tuần 3, lớp 4, do vậy khi dạy bài Tổng kết vốn từ: Bài1/Tiết 31/ Tuần 16, tôi
đưa ra bài tập:
"Tìm những từ nói lên lòng nhân hậu và đoàn kết của con người?”

(Học sinh có thể tìm các từ: yêu quý, kính trọng, trên kính dưới nhường,
hiếu thảo, gần gũi, thân mật, hòa thuận, đầm ấm, gắn bó, thương yêu, đùm bọc,
che chở, san sẻ, chan hòa...)
Hay trong tiết luyện của tuần này tôi đưa thêm cho các em bài tập:
"Tìm các từ miêu tả tính tình vui vẻ của một người?”
(Do đã được học bài mở rộng vốn từ: Lạc quan yêu đời ở lớp 4 nên
hầu hết các em tìm được các từ: Vui vẻ, vui sướng, vui thích, vui tính, vui
tươi, vui nhộn...)
Từ đó, tôi đã giúp các em có vốn từ ngữ về miêu tả đặc điểm tính cách
của người, giúp các em vận dụng vào viết văn. Các em dễ dàng viết được
như sau:
Bạn Phương là một người vui vẻ, sống chan hòa với mọi người. Phương
sẵn sàng giúp đỡ bạn bè lúc khó khăn. Ở nhà, đối với ông bà, cha mẹ Phương là
người cháu rất hiếu thảo, đối với em Phương là người chị dịu dàng, luôn nhường
nhịn các em...

10


Lưu ý: Đối với đối tượng học sinh có năng khiếu, song song với việc mở
rộng vốn từ, giáo viên có thể cho các em luyện nói câu, nói đoạn.
b. Dạng 2: Yêu cầu học sinh mở rộng vốn từ dựa trên kiến thức từ loại.
Khi dạy về từ loại, đối với các bài tập: Danh từ - Động từ - Tính từ giáo
viên có thể đưa ra các bài tập để phục vụ trực tiếp cho bài Tập làm văn của
các em.
Ví dụ:
* Tìm những từ chỉ hoạt động:
- Hoạt động của thầy cô giáo: giảng bài, soạn bài, hướng dẫn, dạy bảo,
uốn nắn...
- Hoạt động học tập của học sinh: học bài, viết bài, đọc bài, nghe giảng,

chăm chú, luyện tập, thực hành, phát biểu...
- Hoạt động nấu ăn của mẹ: Sửa soạn, cặm cụi, tất bật xào, nấu...
* Tìm những từ chỉ hoạt động về:
- Tính tình của một bạn học sinh ngoan: ngoan ngoãn, dịu dàng thân
thiện, cởi mở, vui vẻ, hòa nhã...
- Hình dáng của một em bé: hồn nhiên, ngây thơ, nhí nhảnh, mũm mĩm,
trắng hồng, nũng nịu....
Ngoài các yêu cầu tìm danh từ, động từ, tính từ giáo viên cũng cần chú ý
dạy học sinh bài tập thay thế các danh từ bằng các đại từ chỉ ngôi thích hợp để
câu văn không bị lặp từ. Việc dạy học sinh xác định cách dùng từ đúng với từ
loại, tiểu loại của chúng bằng cách xây dựng các bài tập dựa trên ngữ liệu là các
lỗi dùng từ sai của học sinh và để học sinh tự sửa, giúp các em rút ra được cách
dùng từ thế nào cho đúng.
Ví dụ: Sửa đoạn văn sau bằng cách dùng đại từ thay thế.
Bàn tay mềm mại của cô giáo viết ra những dòng chữ thật đều và đẹp.
Viết xong, cô giáo ngắm nhìn bài viết của mình rồi ngắm nhìn chúng em mỉm
cười. Cô giáo như muốn khuyến khích chúng em hãy viết đẹp giống như mình.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại đoạn văn nhiều lần.
- Tìm các từ bị lặp lại trong đoạn văn: cô giáo, chúng em.
11


- Hãy tìm các đại từ chỉ người hoặc các từ đồng nghĩa với các từ đó để
thay thế.
Học sinh đã tìm và sửa lại như sau:
Bàn tay mềm mại của cô giáo viết ra những dòng chữ thật đều và đẹp.
Viết xong, cô ngắm nhìn bài viết của mình rồi ngắm nhìn chúng em mỉm cười.
Người mẹ dịu dàng ấy như muốn khuyến khích đàn con thơ ngây hãy viết đẹp
giống như mình.
c. Dạng 3: Yêu cầu học sinh mở rộng vốn từ dựa trên kiến thức cấu tạo từ.

Ví dụ: Khi dạy bài tiết luyện tập làm bài văn Tả người tuần 17, tôi đưa
loại bài tập dựa trên kiến thức từ loại mà các em đã học ở lớp 4. Cụ thể là các
bài tập sau:
1). Tìm những tiếng ghép với tiếng hiền để tạo thành từ ghép chỉ tính nết
của người? (hiền lành, hiền hậu, hiền từ, hiền thục...)
2). Tìm những từ chứa tiếng ” xinh” để tả hình dáng của người?
(xinh xinh, xinh xắn, nhỏ xinh...)
3). Tìm nghững từ ghép, từ láy chỉ các hoạt động của người? (nhanh
nhẹn, hoạt bát, cần mẫn, chăm chỉ, thức khuya, dậy sớm, xốc vác...)
Tóm lại khi dạy dạng bài tập này giáo viên cần phải khéo léo khi lồng
ghép các bài tập và hướng dẫn đúng mức, hợp lý nhằm giúp học sinh phát hiện
ra các từ ngữ xoay quanh một đề tài nhất định như tả cụ già hay em bé, tả giáo
viên hay công nhân, nông dân...Tả chân dung hay tả hoạt động...Từ đó giúp các
em có thể lựa chọn từ thích hợp đã tìm được ở dạng bài tập này để miêu tả tính
cách, hình dáng của một người nhằm phục vụ trực tiếp đến việc dùng từ đặt câu
chính xác phù hợp văn cảnh khi làm văn Tả người của các em.
1.1.2 Loại bài tập củng cố. Kiểm tra về nghĩa của từ.
Khi được luyện tập trên những bài này, học sinh nắm chắc được nghĩa
của từ và hiểu rằng trong nhiều trường hợp, để diễn đạt một điều gì đó thì
không phải chỉ có duy nhất một từ mà còn bao nhiêu từ khác gần nghĩa,
đồng nghĩa có thể thay thế cho nó. Từ đó mà bài văn của các em có cách
diễn đạt phong phú hơn.
12


Bài 1: Cho các từ sau:
Cao lớn, trung thực, lười nhác, giả dối, nhỏ bé, chăm chỉ, sần sùi, trắng
trẻo, mịn màng, lực lưỡng, mảnh khảnh, đen đủi, mập mạp, còm nhom, gian
giảo, nhút nhát, bạo dạn, chất phác, nhu nhược, hèn yếu, anh dũng, siêng năng,
lười biếng...

- Hãy chia các từ trên thành hai nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm.
- Tìm những cặp từ trái nghĩa trong cùng nhóm.
Ở bài tập này giúp học sinh có khả năng lựa chọn một từ trong nhóm
từ cùng nghĩa - gần nghĩa - trái nghĩa để diễn đạt chính xác nội dung của
một câu văn, đoạn văn mà mình định viết. Ngoài ra, loại bài tập này không
chỉ giúp các em diễn đạt một cách tinh tế nội dung tư tưởng của mình mà
còn cung cấp thêm vốn từ tránh những trường hợp sử dụng từ nhầm lẫn (về
nghĩa và sắc thái biểu cảm).
Bài 2: Hãy gạch chân dưới những từ dùng chưa phù hợp rồi sửa lại
cho đúng.
- Cô giáo em có nước da đen sì. Giọng nói của cô oang oang.
- Hùng chạy đuổi nhau trên sân trường thở hồng hộc.
- Bạn Hiếu là người có tấm lòng bác ái.
- Bố mẹ em rất được ông bà trọng vọng.
Với dạng bài tập này, tôi đã tiến hành làm như sau:
1. Phát hiện từ dùng sai
2. Sửa lại cho đúng
Để giải quyết yêu cầu 1, tôi dẫn dắt để học sinh thấy được đối tượng miêu
tả là ai, thái độ của người viết đối với người định tả thế nào, từ dùng ở hoàn
cảnh đó đúng chưa?...
Dựa vào định hướng của cô, học sinh đã xác định được những từ dùng
chưa phù hợp như sau:
- Cô giáo em có nước da đen sì. Giọng nói của cô oang oang.
- Hùng chạy đuổi nhau trên sân trường thở hồng hộc.
- Bạn Hiếu là người có tấm lòng bác ái.
13


- Bố mẹ em rất được ông bà trọng vọng
Để giải quyết yêu cầu 2, giáo viên cần giúp học sinh nhận ra được các từ

gạch chân ở trên dùng chưa thích hợp với đối tượng và văn cảnh tả:
- Đối tượng được tả trong câu văn trên là ai? (Cô giáo, bạn bè, người thân)
- Họ có mối quan hệ với em ra sao? (là thầy cô dạy mình, là bạn bè, là
người thân....)
- Khi muốn nói về người tốt hoặc người thân, bạn bè, nói về tình cảm của
bề trên với bề dưới mà chúng ta dùng các từ gạch chân như văn cảnh trên đã thể
hiện được sự kính trọng hay tôn trọng chưa? (chưa được).
- Vậy ta phải thay thế chúng như thế nào? (Tìm các từ có cùng nghĩa, trái
nghĩa,... để thay thế)
Giáo viên cho học sinh thi đua tìm từ thay thế và tự sửa lại cho phù hợp
văn cảnh.
Nếu học sinh yếu không tìm được thì giáo viên có thể cung cấp nhóm từ
cho học sinh lựa chọn. Như:
- Đen sì: đen nhẻm, da nâu, da bánh mật, da dám nắng...
- Oang oang: vang vang, ông ổng, thánh thót, trầm ấm, trong trẻo....
- Hồng hộc: hổn hển, phì phò....
- Bác ái: nhân hậu, nhân ái, thương người...(Giáo viên lưu ý khi học sinh
lựa chọn từ bác ái, nhân ái là: dùng từ này không sai nhưng chỉ nên dùng khi
nói về một người quan trọng, một vĩ nhân còn nói về người bình thường như
chúng ta trong cuộc sống hằng ngày thì không nên).
- Trọng vọng: tin yêu, tin tưởng, đề cao, đánh giá cao...
Qua đó học sinh đã sửa được câu như sau:
- Cô giáo em có nước da bánh mật. Giọng nói của cô trầm ấm
(thánh thót).
- Hùng vừa thi chạy xong thở hổn hển.
- Bạn Hiếu có tấm lòng nhân hậu (thương người).
- Bố mẹ em rất được ông bà tin tưởng (tin yêu).

14



Vậy bài tập này nhằm giúp học sinh nhận biết được lỗi dùng từ sai,
biết tìm từ khác để thay thế, sửa chữa khi dùng từ chưa chính xác. Ngoài ra
bài tập còn cung cấp và làm giàu vốn từ cho học sinh, tạo điều kiện thuận
lợi cho các em lựa chọn khi miêu tả hình dáng, tính nết của một người. Đặc
biệt lưu ý là khi tả người, cách dùng từ phải phù hợp với đối tượng miêu tả,
thể hiện được thái độ, tình cảm với người được tả.
1.1.3 Loại bài tập về từ láy:
Ví dụ: Khi dạy tiết 30 (tuần 15). Bài 3: Tìm các từ ngữ miêu tả hình dáng
người như mái tóc, đôi mắt, khuôn mặt, làn da, vóc người, tôi còn yêu cầu các
em là tìm thêm các từ láy tả hình dáng, giọng nói của người.
Tôi thường yêu cầu các em như: Hãy tìm các từ láy miêu tả người?
- Tả mái tóc: mượt mà, lơ thơ, dày dặn, xơ xác, lưa thưa, óng ả...
- Tả đôi mắt: lay láy, mơ màng, sâu thăm thẳm, đỏ đọc...
- Tả khuôn mặt: bầu bĩnh, bầu bầu tròn trịa, bụ bẫm, nhẹ nhõm, vuông
vức, đầy đặn, nho nhã, tươi tỉnh...
- Tả giọng nói: thánh thót, ngân nga, nhẹ nhàng, trong trẻo, ông ổng, oang
oang, khà khà...
- Tả thân hình: vạm vỡ, mập mạp, to bè bè, lực lưỡng, thanh mảnh, dong
dỏng, thon thả, khỏe khoắn...
- Dáng đi: uyển chuyển, thướt tha, ưỡn ẹo, khệnh khạng, tấp tểnh,
hấp tấp....
- Tả đôi tay: gầy gầy, xương xương, thon thả, nhỏ nhắn.....
- Tả làn da: trắng treo, trắng nõn nà, ngăm ngăm, mịn màng, nhẵn nhụi,
nhăn nheo, sần sùi, xù xì, đen đúa, hông hào, xanh xao, vàng vọt...
- Tả hàm răng: Đều đặn, đều như hặt bắp, trắng phau, trắng tinh,
khấp khểnh...
- Tả tính tình: gần gũi, dịu dàng, nết na, cầu kì, cẩn thận, chỉn chu, khéo
léo, cấm cảu, gắt gỏng, càu nhàu...
Sau khi học sinh tìm xong các từ theo yêu cầu, tôi giúp các em thấy được

tầm quan trọng của những từ láy, nhất là các từ gợi hình ảnh, gợi âm thanh đều
15


có sức gợi tả, gợi cảm cao. Nếu sử dụng nó trong văn miêu tả nói chung và văn
tả người nói riêng sẽ tăng giá trị biểu đạt cho câu văn, bài văn, làm cho câu văn,
bài văn giàu hình ảnh và sinh động hơn.
Tóm lại loại bài tập này góp phần làm giàu vốn từ cho học sinh, một
lần nữa giúp học sinh có thêm sự lựa chọn từ ngữ để miêu tả sao cho sinh
động và giàu hình ảnh hơn.
1.1.4 Loại bài tập về thành ngữ, quán ngữ, tục ngữ:
Ngoài việc cung cấp, làm giàu thêm vốn từ cho các em thì giáo viên cũng
cần quan tâm đến việc dạy thành ngữ, quán ngữ và tục ngữ thông dụng nhằm
giúp cho cách diễn đạt của các em trong sáng, nhuần nhuyễn và sinh động, ngôn
ngữ phong phú mang đậm bản sắc dân tộc. Sau khi học sinh học xong bài 2 tiết
30 tuần 15 tôi cho thi đố vui trong mục hoạt động tập thể của tiết sinh hoạt lớp
hoặc những giờ luyện Tiếng việt, tiết mở rộng vốn từ theo chủ đề...nếu thấy
thích hợp. Sau đó tôi cho học sinh liên hệ sử dụng một số thành ngữ, tục ngữ,
quán ngữ trong văn miêu tả, giúp các em nhận biết là sử dụng trong trường hợp
nào để tả người:
+ Quan hệ gia đình:
- Chị ngã em nâng.
- Anh em như thể chân tay.
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
- Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
- Con có cha như nhà có nóc.
- Con hơn cha là nhà có phúc.
- Cá không ăn muối cá ươn,
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.

- Con hát, mẹ khen hay.
- Cắt dây bầu dây bí,
Ai nỡ cắt dây chị dây em
- Khôn ngoan đối đáp người ngoài,
16


Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
- Kính trên nhường dưới.
- Máu chảy ruột mềm.
- Tay đứt ruột xót.
+ Quan hệ thầy trò:
- Không thầy đố mày làm nên.
- Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
- Kính thầy yêu bạn.
- Tôn sư trọng đạo.
Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy.
+ Quan hệ bạn bè:
- Học thầy không tầy học bạn.
- Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ
- Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao.
- Bán anh em xa. Mua láng giềng gần.
- Thua thầy một vạn không bằng kém bạm một li.
- Bạn bè con chấy cắn đôi.
- Bạn nối khố.
- Bốn biển một nhà.
- Buôn có bạn, bán có phường.
- Bạn bè là nghĩa tương tri,

Sao cho sau trước chọn bề mới yên.
+ Nhận xét về con người:
- Tài sắc vẹn toàn, khôi ngô tuấn tú, đẹp như hoa, đẹp như tiên, nghiêng
nước nghiêng thành, trắng như tuyết, đỏ như son, khỏe như trâu, khỏe như voi,
hiền như đất, hiền như Bụt, nóng như lửa.
+ Nói về như vất vả, khó nhọc:

17


- Vượt núi băng rừng, trèo đèo lội suối, chân lấm tay bùn, hai sương một
nắng, thức khuya dậy sớm, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời.
Loại bài tập này giúp học sinh làm giàu vốn thành ngữ tục ngữ của
mình, hiểu được nghĩa của thành ngữ tục ngữ. Qua đó các em có thể sử
dụng trong mọi tình huống giáo tiếp và sử dụng trong văn tả người như nêu
tình cảm của người viết với người được tả hay nhận xét về mối quan hệ của
đối tượng miêu tả trong bài với mọi người xung quanh hay nhận xét về tính
cách, vẻ đẹp hình dáng, tâm hồn... của đối tượng tả, trong bài văn tả người
không chỉ sử dụng có từ đơn, từ ghép, từ láy mà còn có cả thành ngữ, tục
ngữ, ca dao... làm cho bài văn có ngôn từ đa dạng, xúc tích, phong phú hơn.
1.1.5. Dạy Tập làm văn qua đơn vị câu, dấu câu:
Một thực trạng khá phổ biến ở các bài văn của học sinh hiện nay là học
sinh thường viết những câu " què”, câu " cụt” và bài viết không có dấu ngắt câu.
Có khi trong cả bài viết các em chỉ ngắt câu để phân biệt ba phần: Mở bài, thân
bài, kết bài. Vì vậy, trước hết giờ học về câu cần rèn cho học sinh kĩ năng viết
câu đúng. Có thể thực hiện điều này qua việc cho các em làm các bài tập thực
hành về câu, sửa các viết sai câu và dùng sai dấu trong tiết Trả bài Tập làm văn.
Một số bài học sinh viết như sau:
Bài 1: "Mẹ em đẹp lắm mẹ có dáng người nhỏ nhắn nước da trắng hồng
đôi bàn tay dịu dàng của mẹ làm không biết bao nhiêu là việc cho em và gia

đình mẹ đẹp người và cũng đẹp cả nết..”
Bài này học sinh chỉ sai là không chấm câu còn ý và nội dung thì đảm
bảo. Vậy tôi yêu cầu học sinh đọc và xác định:
- Đoạn văn trên tác giả tả đến đặc điểm nào của mẹ?
- Mỗi đặc điểm đó có tương tương với một ý không?
- Mỗi ý diễn đạt trọn vẹn có tương đương với một câu không?
- Hãy ngắt đoạn văn trên thành các câu tương đương với mỗi ý vừa xác
định được: đặt dấu chấm và viết hoa câu cho đúng.
Qua gợi ý học sinh đã sửa được như sau:

18


" Mẹ em đẹp lắm. Mẹ có dáng người nhỏ nhắn, nước da trắng hồng. Đôi
bàn tay dịu dàng của mẹ làm không biết bao nhiêu là việc cho em và gia đình.
Mẹ đẹp người và cũng đẹp cả nết...”
Bài 2: Sửa các dòng chưa thành câu cho thành câu:
- Trên gương mặt hồng hào.
- Chòm râu trắng ấy.
- Trong đôi mắt sâu thẳm của mẹ.
- Bằng tình thương yêu cô truyền cho tôi.
Yêu cầu học sinh chữa các dòng cho thành câu bằng hai cách khác nhau:
bỏ một từ hoặc thêm bộ phận chủ ngữ, vị ngữ (đây thường là những dòng có các
từ "khi”, "qua”, "trên”,"trong” đứng ở đầu câu đó là những trạng ngữ dài hoặc
chỉ là một ngữ danh từ mà học sinh lầm tưởng là câu). Trong quá trình sửa sai
tôi còn lưu ý thêm cho học sinh ngoài việc diễn đạt bằng những câu đơn còn
phải diễn đạt bằng câu ghép hoặc câu có nhiều thành phần thì câu văn, đoạn văn
sẽ không khô khan cứng nhắc mà trái lại rất mượt mà, sinh động. Các em có thể
viết được những câu văn cấu tạo không chỉ có thành phần chính (chủ ngữ-vị
ngữ) mà còn có nhiều thành phần phụ nhằm diễn tả sinh động đối tượng được

nói đến (về màu sắc, hình dạng, kích thước, tính chất, hoặc đặc điểm riêng) qua
việc làm các bài tập thực hành phân loại và viết các kiểu câu theo cấu tạo.
Ví dụ: Tách các bộ phận câu, ghép các bộ phận câu cho trở thành câu
đúng, thêm bộ phận thích hợp vào chỗ trống trong câu, đặt câu theo mô hình,
theo đề hoặc cấu trúc cho sẵn, chuyển hai câu đơn thành câu ghép theo yêu cầu.
Qua các bài tập câu, dấu câu, giáo viên giúp các em rèn luyện kĩ năng sử dụng
dấu câu, đặt câu. Qua đó học sinh thấy rằng: Muốn diễn đạt đúng ý, tình cảm
của mình đối với người định tả và để người đọc, người nghe thông hiểu và cảm
nhận được nội dung ý tứ của bài văn thì phải biết diễn đạt thành câu rõ ý, đủ lời.
Từ đó giúp các em làm quen với các kiểu câu khi diễn đạt và cấu trúc của một
câu đúng, câu đủ thành phần, có thói quen và ý thức viết đúng câu, sử dụng
đúng dấu câu. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc viết đoạn, viết bài tốt hơn.
1.1.6 Loại bài tập viết đoạn văn ngắn theo chủ đề, đề tài:
19


Tiết luyện từ ở lớp 4-5 có loại bài dùng từ đặt câu, viết thành một đoạn
văn ngắn theo chủ đề đã xác định nhằm luyện cho học sinh cuối bậc Tiểu học kĩ
năng sử dụng từ ngữ ở mức độ cao, trực tiếp phục vụ cho việc làm văn nói-viết.
Ở những bài tập này, giáo viên gợi ý hướng làm bài cho các em bằng một số câu
hỏi nhằm viết một đoạn văn mạch lạc, đúng chủ đề cho trước (hoặc vấn đề do
học sinh tự chọn theo yêu cầu của đề bài).
Ví dụ: (Bài tập 2 tiết 28. Ôn tập về từ loại trang 143 Tiếng Việt 5 tập 1)
đã yêu cầu học sinh dựa vào khổ thơ 2 của bài Hạt gạo làng ta để viết một đoạn
văn ngắn tả mẹ đi cấy giữa trưa tháng sáu.
Hay (bài tập 4 tiết 30. Bài tổng kết vốn từ trang 151 Tiếng Việt lớp 5
tập 1). Yêu cầu của bài là dùng một số từ (khoảng 5 từ ngữ) ở bài 3 để đặt
câu viết một đoạn văn ngắn tả về hình dáng của một người thân hoặc một
người em quen biết.
- Sau khi cho học sinh đọc sách giáo khoa, xác định yêu cầu bài tập, giáo

viên gợi ý bằng một số câu hỏi sau:
+ Người em định tả là ai? (bà, bố, mẹ, cô giáo.)
+ Đề bài yêu cầu tả chân dung hay hoạt động của người?
+ Người đó có hình dáng hay hoạt động gì nổi bật?(mái tóc, khuôn mặt,
dáng đi, tư thế, tác phong, hành động trong lúc làm việc).
- Ngoài việc giúp học sinh nắm vững bài học, hiểu yêu cầu bài tập, giáo
viên còn phải lưu ý thêm: để viết được đoạn văn ngắn theo yêu cầu thì phải xác
định được nội dung và tìm ý, sắp xếp các ý rồi tìm cách diễn đạt sao cho phù
hợp với nội dung đó. Nhờ vào định hướng trên học sinh đã viết như sau:
"Bà nội em đã ngoài 70 tuổi. Mái tóc của bà bạc phơ luôn búi cao sau
gáy. Gương mặt già với nhiều nếp nhăn hằn sâu. Lưng đã hơi còng, chân tay gầy
guộc nhưng dáng đi của bà vẫn còn nhanh nhẹn lắm.”(Bài tập 4 tiết 30)
"Mẹ em có dáng người nhỏ bé, lọt thỏm trong bộ quần áo bà ba đen. Mái
tóc dài được mẹ búi cao để khi cúi xuống cấy tóc không bi bẩn. Đôi tay của mẹ
đang thoăn thoắt như múa trên mặt ruộng. Thỉnh thoảng mẹ lại đứng lên cho
lưng đỡ mỏi và đưa mắt nhìn những hàng mạ thẳng tắp vừa mới cấy xong có vẻ
20


hài lòng. Nhìn cách mẹ chia mạ, chăng dây và cấy em thán phục mẹ biết bao.”
(bài tập 2 tiết 28).
Loại bài tập này, với cách làm trên, sẽ giúp học sinh xác định rõ nội
dung và chủ đề của đoạn văn định tả, xác định rõ bố cục của đoạn văn tránh
được hiện tượng viết đoạn văn không rõ chủ đề, không rõ nội dung hoặc lạc
yêu cầu của bài và khi viết bài văn các em sẽ xác định được đoạn này ở vị trí
nào trong bài tránh được tình trạng lặp ý, lặp đoạn làm cho bài văn có chỗ
thừa chỗ thiếu, lủng củng.
1.2. Dạy Tập làm văn qua phân môn Kể chuyện và Tập đọc.
Qua việc dạy các bài kể chuyện, Tập đọc, giáo viên cung cấp cho học sinh
nhiều vốn sống một cách gián tiếp, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cho các em.

Chính những tình cảm cao đẹp đó kết hợp với vốn sống trực tiếp giúp các em có
thêm hểu biết và cảm xúc để làm các bài văn miêu tả đặc biệt là tả người.
* Khi dạy kể chuyện, giáo viên chú ý dạy cho học sinh cách kể chuyện có
trình tự theo các diễn biến của cốt truyện bằng lời văn của mình, thể hiện thái
độ, tình cảm đối với nhân vật, với hành động của nhân vật.
Ví dụ: Khi dạy bài kể chuyện ” Pa-xtơ và em bé”
Sau khi hướng dẫn các em kể tìm hiểu về nhân vật Pa-xtơ như sau:
GV: Để tiêm vác xin cứu em bé, Pa-xtơ đã phải trăn trở như thế nào?
HS: Ông phải day dứt nhiều đêm.
GV: Hành động và việc làm của ông đã cho ta biết ông là người như
thế nào?
HS: là thầy thuốc có trách nhiệm, nhiệt tình cứu chữa bệnh nhân, giàu
lòng nhân hậu.
GV: Em có tình cảm gì đối với nhân vật Pa-xtơ?
HS: Yêu quý, kính trọng, khâm phục tài năng của ông.
GV: Vậy khi miêu tả tính cách của một con người ta không nhất thiết
phải nói trực tiếp là người đó tốt hay xấu... mà có thể đi sâu vào miêu tả cử
chỉ hành động của nhân vật kết hợp với nêu cảm xúc của người viết, từ đó

21


giúp cho người dọc hiểu và hình dung ra được nhân vật đó như thế nào,
tính cách của nhân vật đó ra sao.
* Khi dạy các bài Tập đọc, ngoài việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội
dung và hình thức nghệ thuật của bài, giáo viên còn có nhiệm vụ giúp học sinh
tích lũy được kinh nghiệm để làm văn. Việc yêu cầu các em trả lời các câu hỏi
tìm hiểu bài, nhất là những câu đòi hỏi các em phải tư duy, không ngoài mục
đích dạy cho các em những kĩ năng làm văn. Khi trả lời các câu hỏi, muốn trả
lời đúng và hay thì học sinh không những phải hiểu được nội dung mà các em

còn phải huy động vốn từ ngữ của mình và lựa chọn hình thức diễn đạt sao cho
có hiệu quả nhất. Loại câu hỏi gợi sự liên tưởng, tưởng tượng của học sinh đã
trực tiếp giúp các em phát triển sức liên tưởng, óc tưởng tượng – những yếu tố
cần thiết để làm văn.
Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc ” Một chuyên gia máy xúc” có những chi
tiết sau:
"Tôi nhìn thấy một người ngoại quốc cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên
như một mảng nắng...Bộ quần áo xanh màu công nhân, thân hình chắc và khỏe,
khuôn mặt to chất phác, tất cả gợi lên ngay từ phút đầu những nét giản dị, thân
mật...Đôi mắt sâu và xanh...Đôi tay to và chắc”.
Ngoài việc hướng dẫn cho học sinh hiểu được nội dung của câu chuyện,
tôi còn hướng dẫn cho các em nhận biết được các yếu tố có liên quan đến văn tả
người như sau:
- GV: Bài tập đọc thuộc thể loại văn gì?
- HS: Kể chuyện.
- GV: Nội dung là kể chuyện song tác giả đã xen lồng văn tả người các
em ạ. Vậy tác giả đi sâu vào tả đặc điểm gì của anh A-lếch-xây?
- HS: Tả dáng vẻ.
- GV: Vậy khi tả chân dung của một người, ta có thể đi sâu vào tả
ngoại hình của nhân vật đó có những nét nổi bật về hình dáng. Ở bài này
tác giả đã rất tinh tế khi lựa chọn đặc điểm nổi bật về hình dáng để tả anh
A-lếch-xây vì anh là người ngoại quốc có hình dáng khác hẳn hình dáng của
22


người Việt Nam ta. Các em nên học tập cách tả ngoại hình này của nhà văn
Hồng Thủy khi các em học thể loại văn tả người trong những tuần tới.
Hay khi dạy bài Thái Sư Trần Thủ độ (tuần 20) có những câu văn diễn tả
hoạt động đối thoại của Trần Thủ Độ với các nhân vật khác trong câu chuyện:
- Ngươi có phu nhân xin làm cho chức câu đương, không thể ví như các

câu đương khác. Vì vậy, phải chặt một ngón chân để phân biệt.
- Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép nước như thế, ta còn trách gì nữa.
- Quả nhiên có chuyện như vậy. Xin bệ hạ cứ quở trách thần và thưởng
cho người nói thật.
Thể loại văn của bài này cũng giống như bài trước nên các em cũng dễ
dàng nhận ra vì đã nhận diện nhiều ở học kì I. Do vậy tôi đi sâu vào khai thác
nội dung sau:
- GV: Bài kể về nhân vật có xen tả đặc điểm hình dáng hay tính cách (tả
chân dung) của nhân vật không?
- HS: Không tả trực tiếp chân dung của nhân vật.
- GV: Vậy tác giả tả điểm gì của nhân vật?
- HS: Tả về cử chỉ, hành động, lời nói, việc làm của nhân vật Thái sư Trần
Thủ Độ.
- GV: Việc tả như vậy có giúp ích gì cho người đọc không?
- HS: Giúp người đọc hình dung ra tính cách của nhân vật.
GV: Vậy khi tả người các em cũng có thể chọn cách đặc tả về hoạt
động, cử chỉ lời nói của nhân vật để từ đó giúp người đọc hình dung ra
nhân vật được tả có hình dáng hoặc tính nết như thế nào.
Với cách dạy này sẽ giúp các em học tập cách tả và làm tốt các đề bài Tập
làm văn tiết 32/ tuần 16 hay tiết 39/ tuần 20 hơn.
* Việc dạy cho học sinh tìm hiểu, cảm thụ những bài văn, bài thơ hay đã
tạo cho các em hứng thú để làm văn. Có hứng thú và cảm xúc, học sinh dễ dàng
tìm từ, chọn ý giúp cho việc diễn tả được sinh động hấp dẫn. Ngoài việc sử dụng
chính hệ thống những câu hỏi trong sách giáo khoa để dạy Tập làm văn, giáo
viên cũng cần chọn các ngữ liệu khác để dạy, bằng cách gợi cho học sinh phát
23


hiện những tín hiệu nghệ thuật (cách dùng từ, đặt câu, cách sử dụng một số biện
pháp tu từ, sử dụng dấu câu) có trong bài Tập đọc và hướng dẫn các em phân

tích cái hay, cái đẹp, giải thích cơ chế của nó, sau đó giáo viên đưa ra những văn
cảnh, tình huống, yêu cầu học sinh tập diễn đạt theo mẫu.
Ví dụ khi dạy bài: 'Hạng A Cháng”, "Người ăn xin”, "Bà tôi” có những
câu văn đặc tả và những hình ảnh sinh động nhờ vào tài sử dụng các biện pháp
nghệ thuật, cách dùng từ, viết câu... mà tác giả đã dùng như:
"Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông đồng”. (bài Bà tôi Tiếng Việt lớp 5 – tập 1).
"A Cháng đẹp người thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như
lim, bắp tay, bắp chân rắn như trắc, gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng
như cái cột đá trời trồng”.
"A Cháng đeo cày. Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo
cung ra trận”. (bài Hạng A Cháng - Tiếng Việt lớp 5 – tập 1).
"Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại. Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã
găm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!” ( bài Người ăn
xin - Tiếng Việt lớp 4 – tập 1).
Tôi đã dạy các em học tập:
- Cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật để tả người cho sinh động, giàu
hình ảnh hơn như biện pháp so sánh trong bài Bà tôi và bài Hạng A Cháng.
- Cách biểu lộ tình cảm trực tiếp trong bài qua những câu cảm, cách dùng
dấu phẩy, dấu ba chấm, dấu chấm cảm để bài văn trở nên có cảm xúc, gần gũi
với người đọc như ở bài Người ăn xin.
Ngoài ra, tôi cũng lưu ý cho học sinh trong các bài tập đọc tác giả đã kết
hợp tả hình dáng với tả các động tác lao động; tả người lao động với quang cảnh
nơi họ làm việc; chọn lọc những chi tiết để nói lên sức khỏe, sự làm việc hùng
dũng, nhịp nhàng của nhân vật. Ví dụ như bài: Người thợ rèn, Công nhân sửa
đường. Vậy ta có thể áp dụng cách miêu tả này vào bài tả chị bán hàng làm việc
lúc đông khách hay tả anh thợ xây đang xây nhà, tả bác nông dân đang cày
ruộng... chúng ta phải tả kết hợp hình dáng với các động tác lao động (lấy hàng,
24



đưa hàng, nhận tiền, trả tiền thừa hay căng dây, xúc vữa, chặt gạch, cách đặt
viên gạch, điều khiển trâu cày...) Tả người lao động với quang cảnh nơi họ đang
làm việc (cách bài trí gian phòng, sắp xếp, trưng bày các mặt hàng hay nơi công
trường gạch, gỗ bê tông ngổn ngang). Chọn lọc những chi tiết nói lên sự tháo
vát, nhanh nhẹn, khéo léo, sự làm việc hăng say, nhiệt tình của chị bán hàng hay
anh thợ nề, của bác nông dân...
* Tóm lại: Việc dạy học sinh Tập làm văn Tả người không nên chỉ chờ
đến giờ Tập làm văn mà cần kết hợp dạy nó trong khi dạy các phân môn khác,
làm được điều này sẽ khiến cho việc giảng dạy cũng như học Tập làm văn của
giáo viên và học sinh nhẹ nhàng và có chất lượng hơn.
2. Giải quyết vấn đề 2: Rèn kĩ năng sử dụng văn tham khảo trong dạy
học tập làm văn.
Trước hết, cần phải xác định những "bài văn mẫu” ở đây không phải là
những sản phẩm mang tính chuẩn mực mà nó chỉ là những tài liệu có chọn lọc
đưa ra để tham khảo và học tập. Bởi thế, một vấn đề đặt ra cho giáo viên Tiểu
học là trong giảng dạy Tập làm văn có nên dùng những "bài văn mẫu” hay
không? Nếu có thì dùng như thế nào? Theo tôi, việc sử dụng những "bài văn
mẫu” này là điều nên làm nhưng sử dụng nó như thế nào, điều đó còn tùy thuộc
vào đặc điểm nhận thức của học sinh từng lớp, vào sự linh hoạt sáng tạo trong
giảng dạy của giáo viên. Do vậy việc sử dụng những bài văn tham khảo này cần
được giáo viên tính toán, cân nhắc kĩ về nhiều mặt: Dùng vào lúc nào? Dùng cả
bài hay một đoạn? Dùng để giúp học sinh học tập điều gì? (về nội dung, cách
trình bày và diễn đạt). Tránh sử dụng một cách tùy tiện, lạm dụng gây ảnh
hưởng đến nền nếp học tập phân môn Tập làm văn. Như vậy, việc giáo viên giúp
học sinh vận dụng linh hoạt hợp lí các "bài văn mẫu” là rất quan trọng. Để giúp
học sinh sử dụng văn tham khảo tốt hơn tôi thường làm như sau:
1. Chọn tài liệu tham khảo.
2. Chọn bài và phân tích bài.
3. Chọn lọc câu, từ hay, hình ảnh đẹp.
4. Áp dụng để viết đoạn, bài.

25


×