Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Một số giải pháp nhằm hỗ trợ ngành sản xuất vật liệu xây dựng hướng đến phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.13 KB, 14 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HỖ TRỢ NGÀNH SẢN XUẤT
VẬT LIỆU XÂY DỰNG HƢỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
ThS. Nguyễn Thị Thanh Tâm
Trường Đại học Thương mại
TÓM TẮT
Cùng với sự phát triển chung của đất nước, trong những năm qua ngành sản xuất vật liệu xây
dựng không ngừng được đầu tư, đổi mới và phát triển do q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
mang lại. Có thể thấy rằng vật liệu xây dựng là yếu tố đầu vào, đóng vai trò quan trọng trong việc
xây dựng cơ sở hạ tầng như: nhà ở, tòa nhà và tất cả các loại cơng trình xây dựng khác. Phát triển
vật liệu xây dựng đang từng bước được ngành sản xuất vật liệu xây dựng chú trọng hơn theo hướng
sản xuất xanh, sạch để bảo vệ mơi trường. Bởi vì, q trình sản xuất và kinh doanh vật liệu xây
dựng có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế quốc gia, nền kinh tế tồn cầu, đến mơi trường và xã hội.
“Theo số liệu thống kê, ngành xây dựng sử dụng khoảng trên 30% tổng năng lượng và trên 30%
nguồn nguyên liệu trên toàn cầu, phát thải khoảng 35 đến 40% tổng lượng khí nhà kính trên tồn
thế giới. Những thách thức đối với môi trường này rõ nét hơn ở các nước đang phát triển (như Việt
Nam) - nơi có mức độ xây dựng dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030. Trong đó, phần lớn lượng
khí thải phát sinh là do sản xuất xi măng và sắt thép, tiếp đến là sản xuất nhơm, kính, thủy tinh và
vật liệu cách nhiệt” [9]. Để các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng hoạt động sản xuất kinh
doanh có trách nhiệm với môi trường và cộng đồng, tác giả đã đi sâu nghiên cứu về tổng quan
ngành vật liệu xây dựng Việt Nam, phân tích thực trạng ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thực
trạng sử dụng các chất thải làm nguyên liệu, nhiên liệu thay thế trong sản xuất vật liệu xây dựng,
chỉ ra được những cơ hội và thách thức của ngành vật liệu xây dựng đối với định hướng phát triển
bền vững qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm hỗ trợ ngành sản xuất vật liệu xây dựng ở Việt
Nam hướng đến phát triển bền vững về tăng trưởng kinh tế - giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ
môi trường trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Từ khóa: Vật liệu xây dựng, phát triển bền vững, doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
ABSTRACT
Along with the general development of the country, in recent years, the construction material
industry has been continuously invested, innovated and developed due to the process of
industrialization and modernization. It can be seen that construction materials are inputs, play an
important role in the construction of infrastructure such as houses, buildings and all types of other


construction. Building materials development is gradually getting more attention from the
construction material industry towards green and clean production to protect the environment.
Because, the process of manufacturing and trading building materials has a huge impact on the
national economy, the global economy, on the environment and society.“ ccording to statistics, the
construction industry uses about 30 percents of total energy and more than 30 percents of raw
materials globally, emitting about 35 to 40 percents of total greenhouse gases worldwide. These
environmental challenges are more pronounced in developing countries (like Vietnam), where the
construction level is expected to double by 2030 year. Of which, most of the air emissions are
generated bythe production of cement, iron and steel, followed by the production of aluminum,
801


glass, glass and insulation"[9]. In order for enterprises producing construction materials to have
environmentally and community responsible production and business activities, the author has
studied in-depth an overview of the building materials industry in Vietnam, analyzed the current
situation of the construction material manufacturing industry and the current situation of using
wastes as raw materials, alternative fuels in the production of construction materials, showing the
opportunities and challenges of the building materials industry towards thesustainable development
direction, thereby proposing a number of solutions to support the building material industry in
Vietnam towards sustainabledevelopment about economic growth - solving social problems and
protecting the environment in the processof international economic integration.
Keywords: Building materials, sustainable development, building materials manufacturing
enterprises
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành Vật liệu xây dựng là một trong số các ngành công nghiệp quan trọng của nền kinh tế quốc
dân; nhưng ngành Vật liệu xây dựng cũng là một trong những ngành tiêu thụ một khối lượng lớn tài
nguyên khống sản làm ngun liệu; nhiên liệu trong q trình sản xuất và có thể gây ơ nhiễm mơi
trường. Thực tế cho thấy, ngành vật liệu xây dựng cịn có rất nhiều bất cập đã tồn tại trong một thời gian
dài, phát triển chưa mang tính đồng bộ, bền vững. Trong đó, cơng tác thăm dị, nghiên cứu thực địa, dự
báo tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản dùng để làm vật liệu xây dựng trong lĩnh vực xây dựng và kết

cấu hạ tầng còn hạn chế. Việc khai thác tài nguyên khoáng sản và quản lý cấp phép để được khai thác
của các ngành, địa phương còn lộn xộn, nhiều địa phương chưa thực hiện đúng với các quy định của
Nhà nước và Chính phủ ban hành; tình trạng khai thác tài ngun khống sản trái phép, thậm chí không
phép xảy ra khá phổ biến tại một số địa phương. Về quy hoạch, nhiều nơi chưa xây dựng được một quy
hoạch tổng thể để có thể kiểm sốt, đánh giá và quản lý một cách khoa học, hệ thống; bên cạnh đó
những nơi có quy hoạch thì chất lượng quy hoạch còn yếu kém, phải thường xuyên điều chỉnh liên tục;
kết quả của dự báo nhiều khi chưa sát với nhu cầu thực tế, do đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi
trường đầu tư, hiệu quả và hiệu lực quản lý của Nhà nước. Ngành vật liệu xây dựng vẫn chưa chú trọng
đúng mức đến phát triển các loại vật liệu mới, xanh - sạch - thân thiện với môi trường như các vật liệu
xây không nung, các vật liệu khơng gây ơ nhiễm,… Ngồi ra, cịn tồn tại một số chủng loại vật liệu xây
dựng do tính tốn khơng đúng đã để xảy ra tình trạng có những thời điểm cung vượt quá cầu (như ngành
xi măng),… dẫn đến sự lãng phí trong đầu tư, sản xuất vật liệu xây dựng.
Trong thời gian tới, phát triển vật liệu xây dựng (VLXD) của nước ta cần phải đảm bảo tuân
thủ các định hướng lớn về phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu tăng trưởng kinh tế, áp dụng tiến bộ
khoa học cơng nghệ, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý hiệu quả tài nguyên và bảo vệ
môi trường, đảm bảo an ninh quốc gia, chủ động hội nhập quốc tế, hình thành các điều kiện cơ bản
cho nền kinh tế xanh, ít chất thải, các-bon thấp vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững đất nước.
Do đó, việc nghiên cứu các giải pháp nhằm hỗ trợ ngành sản xuất vật liệu xây dựng hướng đến phát
triển bền vững có ý nghĩa rất lớn, góp phần phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của Việt Nam.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Vật liệu xây dựng
“Vật liệu xây dựng được hiểu là bất kỳ vật liệu có mục đích sử dụng cho ngành xây dựng. Có
một số vật liệu xây dựng là những chất hiện diện trong tự nhiên. Ví dụ như: đất sét, đá, cát, và gỗ,
802


thậm chí cành cây và lá… Tất cả những vật liệu xây dựng này đều đã được sử dụng để xây dựng
các tịa nhà” [9].
“Ngồi các vật liệu xây dựng tự nhiên, cũng có rất nhiều sản phẩm nhân tạo đã được sử dụng
để phục vụ ngành xây dựng. Sản xuất các vật liệu xây dựng là một ngành công nghiệp được thiết

lập ở nhiều nước và việc sử dụng các vật liệu này thường được tách ra thành các ngành nghề chuyên
môn cụ thể, chẳng hạn như nghề mộc, cách nhiệt, hệ thống ống nước, và công việc lợp mái. Vật liệu
xây dựng có chức năng cung cấp thành phần của nơi sinh hoạt và các cấu trúc bao gồm cả nhà” [9].
Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 04 năm 2016 về quản lý vật liệu xây dựng quy
định “các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, bao gồm: Quy hoạch phát triển vật liệu xây
dựng, quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng; hoạt động đầu tư, sản xuất vật liệu xây dựng;
quản lý chất lượng, kinh doanh vật liệu xây dựng; chính sách phát triển vật liệu xây dựng Tiết kiệm
tài nguyên khoáng sản, Tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường. Riêng đối với vật liệu xây
dựng kim loại và vật liệu xây dựng khơng có nguồn gốc từ khống sản, Nghị định này chỉ Điều
chỉnh về quản lý chất lượng và kinh doanh” [7].
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- “Vật liệu xây dựng là sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ, vơ cơ được sử dụng để tạo nên cơng
trình xây dựng, trừ các trang thiết bị điện và thiết bị công nghệ” [7].
- “Vật liệu xây dựng chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng, bao gồm: Xi măng, vật liệu ốp lát
(ceramic, granit, cotto, đá ốp lát nhân tạo, đá ốp lát tự nhiên), sứ vệ sinh, kính xây dựng, vôi, vật
liệu chịu lửa” [8].
- “Vật liệu ốp lát là vật liệu xây dựng được sử dụng để ốp, lát các cơng trình xây dựng” [7].
- “Sứ vệ sinh là sản phẩm có nguồn gốc từ gốm sứ dùng để lắp đặt trong các cơng trình vệ
sinh, phịng thí nghiệm và các phòng chuyên dụng khác” [7].
- “Vật liệu xây dựng Tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, Tiết kiệm năng lượng, thân thiện với
môi trường bao gồm: Vật liệu xây không nung, vật liệu xây dựng được sản xuất từ việc sử dụng
chất thải làm nguyên liệu hoặc nhiên liệu, vật liệu xây dựng có tính năng Tiết kiệm năng lượng vượt
trội so với vật liệu cùng chủng loại” [7].
- “Khoáng sản làm nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng chủ yếu bao gồm: Đá làm đá ốp
lát, đá làm vôi, cát trắng silic, cao lanh, đất sét trắng, fenspat, đất sét chịu lửa, đơlơmít, bentơnít và
các loại khoáng sản làm xi măng (gồm: Đá làm xi măng, sét làm xi măng và phụ gia xi măng), được
quy hoạch trên phạm vi cả nước” [8].
- “Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thơng thường là các loại khống sản được quy định tại
Khoản 1 Điều 64 của Luật Khoáng sản” [7].
2.2. Phát triển bền vững

“Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt
trong xã hội hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa” [15]. Khái niệm
này hiện đang là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc
thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa,... riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với
quốc gia đó.
803


Theo Tổ chức ngân hàng phát triển châu Á (ADB): "Phát triển bền vững là một loại hình phát
triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường.
Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả
năng của chúng ta đáp ứng các nhu cầu của thế hệ trong tương lai" [9].
“Về nguyên tắc, phát triển bền vững là quá trình vận hành đồng thời ba bình diện phát triển:
kinh tế tăng trưởng bền vững, xã hội thịnh vượng, cơng bằng, ổn định, văn hóa đa dạng và mơi
trường được trong lành, tài ngun được duy trì bền vững. Do vậy, hệ thống hoàn chỉnh các nguyên
tắc đạo đức cho phát triển bền vững bao gồm các nguyên tắc phát triển bền vững trong cả “ba thế
chân kiềng” kinh tế, xã hội, môi trường” [15].
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bài báo sử dụng phương pháp nghiêu cứu bằng cách thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp là
những thơng tin đã có sẵn hoặc là các kết quả nghiên cứu đã có từ trước được tập hợp để phục vụ
cho việc nghiên cứu. Dựa trên những kết quả thu thập được giúp cho tác giả có cái nhìn tổng quan
về thực trạng kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ở Việt Nam, ảnh hưởng
của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến môi trường, thấy được những cơ hội
và thách thức của ngành vật liệu xây dựng đối với định hướng phát triển bền vững. Các nguồn dữ
liệu thứ cấp thu thập được bao gồm: Báo cáo cập nhật ngành xi măng, nghị định của chính phủ về
quản lý chất thải và phế liệu, về quản lý vật liệu xây dựng, quyết định của thủ tướng chính phủ về
Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng… và một số bài báo liên quan đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
Bên cạnh đó, để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, tác giả còn thu thập được một số nhận
định, quan điểm của những người lãnh đạo trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng tại Việt Nam để

thấy được xu hướng phát triển của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng trong tương lai, giải thích lý
do để có được những dự án giúp phát triển bền vững doanh nghiệp vật liệu xây dựng ở Việt Nam.
Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng một số phương pháp thống kê dữ liệu của các năm, so sánh giữa các
năm với nhau, qua đó tổng hợp, phân tích xu hướng tăng giảm trong thời gian tới, chỉ rõ lý do tăng
giảm của các con số, thấy được những bất cập còn tồn tại nhằm đề xuất các giải pháp khả thi. Các
số liệu đưa ra trong bài báo để phân tích thực trạng được trích dẫn từ những nguồn đáng tin cậy, là
cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thực trạng về ngành sản xuất vật liệu xây dựng và quá trình sử dụng các chất thải làm
nguyên, nhiên liệu thay th trong sản xuất vật liệu xây dựng ở Việt Nam
4.1.1. Thực trạng về ngành sản xuất vật liệu xây dựng ở Việt Nam
Trong những năm gần đây ngành Vật liệu xây dựng ở nước ta phát triển mạnh, không chỉ đáp
ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu đến nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế
giới. Theo dự thảo “Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, định
hướng đến năm 2030” do Viện Vật liệu xây dựng soạn thảo, nhu cầu một số sản phẩm vật liệu xây
dựng trong tương lai sẽ tăng đáng kể [12], [13].
804


Bảng 1: Dự báo nhu cầu một số sản phẩm VLXD giai đoạn đ n năm 2030
Năm 2018
TT

Sản phẩm

ĐVT
Tiêu thụ

TCSTK


Năm 2025

Năm 2030

1

Xi m ng

Tr. Tấn

95,9

97,66

106,8

123,9

2

Vật liệu xây

Tỷ Viên

26,0

28,0

34,57


41,59

3

Vật liệu l p

Tr. m

2

527,2

-

775,7

880,7

4

G ch gớm ớp lát

Tr. m

2

754,44

901,6


819,9

942,28

5

Sứ vệ sinh

Tr. SP

16,0

23,25

21,96

31,69

6

Kính xây d ng

Tr. m

185,00

207,9

210,5


225,1

7

Vôi

Tr. Tấn

4,8

2,378

6,44

7,75

8

Bê tông

Tr. m

32,5

50,0

207,33

258,25


2

2

Ngu n: ximang.vn [12]

Để đáp ứng được nhu cầu vât liệu xây dựng trong thời gian tới, ngành vật liệu xây dựng cần
sử dụng một khối lượng lớn nguyên, nhiên liệu cho sản xuất. Do đó việc sử dụng các chất thải, phế
thải cơng nghiệp làm nguyên, nhiên liệu thay thế trong sản xuất vật liệu xây dựng sẽ có ý nghĩa rất
lớn về tiết kiệm tài ngun khống sản và bảo vệ mơi trường.
Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các doanh nghiệp vật liệu
xây dựng đang gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và dự báo tình hình khó
khăn đó có thể vẫn tiếp diễn trong thời gian tới.
“Theo số liệu thống kê tổng hợp được và báo cáo nhanh từ các Hiệp hội Xi măng, Gốm sứ
xây dựng, Thủy tinh và kính xây dựng... và một số doanh nghiệp hiện nay, cùng với việc sụt giảm
của thị trường bất động sản, cho ta thấy lĩnh vực vật liệu xây dựng cũng chịu ảnh hưởng nặng nề
của dịch bệnh. Sản lượng sản xuất và năng suất tiêu thụ một số chủng loại vật liệu xây dựng chính
như: xi măng; gạch ốp lát; sứ vệ sinh; kính xây dựng trong các tháng đầu năm 2020 bắt đầu có xu
hướng giảm mạnh vì nhiều cơng trình phải dừng hoạt động do dịch covid 19” [2], [9].
“Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, do vật liệu xây dựng luôn gắn liền với sự phát triển của lĩnh
vực bất động sản và nhu cầu đầu tư xây dựng của người dân. Do vậy, khi thị trường bất động sản
sụt giảm nghiêm trọng về nguồn cung mới cũng như sức cầu của hầu hết các phân khúc nhà ở thì sẽ
đồng nghĩa với việc nhu cầu về vật liệu xây dựng như sắt thép; xi măng; gạch xây; gạch men; thiết
bị nội thất;… đều có xu hướng giảm mạnh” [10].
“Theo số liệu ghi nhận được từ báo cáo tổng kết ngành xi măng, sản xuất xi măng trong quý
I/2020 đạt sản lượng 19,55 triệu tấn, giảm 11,4% so với mức 22,06 triệu tấn của cùng kỳ năm 2019
(tức quý I/2019). Bên cạnh đó, sản lượng tiêu thụ cũng chỉ ở mức 17,85 triệu tấn, giảm 20,9%. Do
sức tiêu thụ chậm, lượng tồn kho bình qn tồn ngành sản xuất xi măng trong nước đã tăng lên 4,8
triệu tấn, tăng 135,3% và gấp 2,35 lần so với cùng kỳ năm 2019 là 2,04 triệu tấn. Trong khi đó,
lượng xi măng xuất khẩu cũng chỉ ở mức 6,6 triệu tấn, giảm 21,4%” [2].

805


H nh 1: C cấu tiêu thụ xi măng tại Việt Nam
Ngu n: Hiệp hội xi măng Việt Nam, FPTS tổng hợp - Báo cáo cập nhật ngành xi măng T04/2020 [2]

Qua biểu đồ cơ cấu tiêu thụ xi măng cho thấy, xi măng Việt Nam xuất khẩu đi thị trường các
nước trên thế giới chiếm tỷ lệ thấp 35% do ảnh hưởng của dịch bệnh; còn xi măng sử dụng trong
nước thì có sự chênh lệch đáng kể vì nhiều mục đích khác nhau: xây nhà để ở chiếm 31%, cơ sở hạ
tầng chiếm 22%, xây nhà không để ở chiếm 12%, điều đó khẳng định hoạt động xây dựng ở nước ta
đang diễn ra mạnh trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng trong ngành xây
dựng tăng cao.
Nhóm doanh nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu cao sẽ có kết quả kinh doanh sụt giảm sâu trong
quý I/2020, hồi phục kém trong giai đoạn còn lại của năm.
Bảng 2: Thị phần xuất khẩu ớc tính của một số doanh nghiệp lớn
trong ngành và sản l ợng xuất khẩu QI/2020
Công su t
(triệu t n)

% Tiêu thụ
nội ịa

% Xu t
khẩu

Thị trƣờng
chính

Ƣớc tính sản lƣợng
xu t khẩu QI/2020


Cơng Thanh

5,0

34%

66%

Trung Q́c

-19%

VISSAI

11,2

49%

51%

Bangladesh

-12%

Xn Thành

5,3

52%


48%

Nam Phi

-15%

B m Sơn (BCC)

3,4

76%

24%

Trung Q́c

-18%

Hồng Mai (HOM)

1,4

83%

17%

Phillipines

-14%


Doanh nghiệp
i măng

Ngu n: Hiệp hội Xi măng Việt Nam, FPTS ước tính [2]

Theo ghi nhận, sản lượng xuất khẩu QI/2020 của các doanh nghiệp xi măng đều bị ảnh hưởng
trên 10% so với cùng kỳ. Trong đó, hầu hết bị ảnh hưởng là khối doanh nghiệp tư nhân với nhà máy
công suất lớn tập trung ở khu vực Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ n, Hà Tĩnh). Với tình hình
xuất khẩu kém khả quan có thể kéo dài cho đến hết năm, các doanh nghiệp này đang chuyển hướng
sang thị trường nội địa, dồn áp lực tiêu thụ lên các thị trường xung quanh khu vực nhà máy, tạo sức
ép rất lớn tới hoạt động tiêu thụ xi măng trong nước [2].
“Cùng chung khó khăn là lĩnh vực gốm sứ xây dựng với sản lượng sản xuất gạch ốp lát đạt
120,5 triệu m2 - giảm 7,3% so với cùng kỳ và lượng tiêu thụ đạt 55 triệu m2 - giảm tới 52,2%. Đáng
chú ý, lượng tồn kho gạch ốp lát tăng tới 98,1%, tương đương 158,5 triệu m2.
806


Các sản phẩm sứ vệ sinh có sản lượng sản xuất đạt 4,5 triệu sản phẩm, giảm 6,2% với lượng
tiêu thụ 2 triệu sản phẩm - giảm 37,5%, đưa con số tồn kho lên 6,5 triệu sản phẩm - tăng 150% so
với cùng kỳ.
Mặc dù các đơn hàng xuất khẩu gạch ốp lát, sứ vệ sinh trong tháng 1, 2 năm 2020 chưa bị ảnh
hưởng nhiều nhưng sang tháng 3 thì hầu hết bị ngưng trệ do lệnh phong tỏa của các nước châu Âu,
Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước SE N” [6].
“Đối với lĩnh vực kính xây dựng, sản lượng sản xuất trong quý I đạt 55,8 triệu m2 quy tiêu
chuẩn (QTC) - giảm 4,2% so với cùng kỳ. Sản lượng tiêu thụ đạt 14,8 triệu m2 QTC, giảm 61,5%
và tồn kho 91,4 triệu m2 QTC - tăng tới 292%. Hiện nay, ngồi Cơng ty Nipon Sheet Glass xuất
khẩu 100% sản phẩm ra nước ngồi thì trong quý I chưa bị ảnh hưởng nhiều, còn lại các doanh
nghiệp kính trong nước khác thì lượng xuất khẩu hầu như không đáng kể” [6].
Ngày 06/08/2020 Công ty Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) tổ chức lễ tôn vinh và

trao chứng nhận Top 10 Công ty uy tín ngành Xây dựng - Vật liệu xây dựng (XD-VLXD) năm 2020.
Bảng 3: Danh sách 10 công ty vật liệu xây dựng uy tín năm 2020
STT

Tên cơng ty vật liệu xây dựng uy tín năm 2020

1

Cơng ty c ph n tập đo n Hịa Phát

2

T ng cơng ty Viglacera - CTCP

3

Công ty c ph n Vicostone

4

Công ty c ph n g An Cường

5

Cơng ty c ph n nh a Bình Minh

6

Công ty c ph n nh a thi u niên Tiền Phong


7

Công ty c ph n Eurowindow

8

Công ty TNHH Siam City Cement (Việt Nam)

9

Công ty c ph n đ u tư Phan Vũ

10

Công ty c ph n Đồng Tâm

Ngu n: Vietnam Report, 2020 [5]

Đây là kết quả nghiên cứu độc lập của Vietnam Report [5], “được xây dựng dựa trên nguyên
tắc khoa học và khách quan. Uy tín của các công ty được đánh giá dựa trên nghiên cứu về ảnh
hưởng của các yếu tố tài chính, hình ảnh doanh nghiệp trên truyền thông và đánh giá của các
chuyên gia trong ngành, cụ thể bao gồm: (1) Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính gần
nhất (có so sánh, đối chiếu và đánh giá với các chuẩn của ngành); (2) Uy tín truyền thơng được
đánh giá bằng phương pháp Media Coding - mã hóa các bài viết về cơng ty trên các kênh truyền
thơng có ảnh hưởng; (3) Khảo sát chuyên gia trong ngành; khảo sát doanh nghiệp về tình hình kinh
doanh, thị trường hoạt động, số lượng và chất lượng dự án… trong giai đoạn 2019-2020 cũng được
sử dụng như yếu tố bổ sung nhằm xác định vị thế của doanh nghiệp trong ngành” [5].
Các chuyên gia đánh giá: “Nhìn chung, sản lượng tiêu thụ sản phẩm vật liệu xây dựng trong
các tháng đầu năm 2020 đều có xu hướng giảm; trong đó, lĩnh vực kính xây dựng và gạch ốp lát có
sản lượng tiêu thụ sụt giảm mạnh nhất, tương ứng 61,5% và 52,2% so với cùng kỳ do ảnh hưởng

bởi dịch bệnh. Một số các chủng loại vật liệu xây dựng khác như vật liệu xây, lợp, đá, cát, sỏi cũng
807


có xu hướng giảm sản lượng tiêu thụ từ 10-20% so với cùng kỳ. Trước tình hình này, các doanh
nghiệp đã chủ động giảm sản lượng sản xuất để hạn chế lượng tồn kho sản phẩm” [6].
“Đối với thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp vẫn tiếp tục thực hiện xuất khẩu theo các hợp
đồng đã ký. Tuy nhiên, do dịch bùng phát hầu hết ở các nước, việc hạn chế đi lại giữa các quốc gia
có dịch cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc xuất khẩu của doanh nghiệp” [6].
“Do đó, các doanh nghiệp khơng thể ký thêm hợp đồng xuất khẩu mới, hợp đồng cũ thực hiện
chậm, chi phí giá thành tăng, thời gian lưu kho bãi kéo dài, nhân cơng bốc xếp, vận tải hàng hóa bị
đình trệ... Sản lượng xuất khẩu trong quý I của một số doanh nghiệp giảm từ 13-20% (tùy từng lĩnh
vực); trong đó, xuất khẩu xi măng giảm 13%. Do lượng tiêu thụ chậm, những tháng đầu năm 2020,
một số doanh nghiệp đã buộc phải giảm giá bán sản phẩm từ 10-12% so với quý IV/2019. Một số
nguyên vật liệu và thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế phải nhập khẩu từ nước ngoài (chủ yếu từ
Trung Quốc) phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp bị đình trệ trong tháng 2 và đầu
tháng 3. Tuy nhiên, việc cung cấp đã trở lại bình thường thời điểm cuối tháng 3” [6].
“Bộ Xây dựng cũng nhận định, khó khăn của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
trong quý I chỉ là bước đầu, diễn biến có thể phức tạp hơn trong quý II và có thể kéo dài. Nếu tình
hình dịch bệnh khơng sớm được khống chế, nguy cơ một số doanh nghiệp phải dừng sản xuất là
hoàn tồn có thể xảy ra, kéo theo hàng vạn lao động sẽ phải nghỉ việc - Bộ Xây dựng cảnh báo” [5].
4.1.2. Thực trạng sử dụng các chất thải làm nguyên, nhiên liệu thay thế trong sản xuất vật liệu
xây dựng
Việc xử lý, tái sử dụng, tái chế các chất thải, phế thải công nghiệp nhằm giảm thiểu ô nhiễm
môi trường đang là sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên ở nước ta xử lý, tái sử dụng, tái
chế các chất thải, phế thải cơng nghiệp nói chung và sử dụng các chất thải , phế thải làm nguyên
liệu, nhiên liệu thay thế trong sản xuất vật liệu xây dựng nói riêng vẫn chưa tương xứng với tiềm
năng và chưa được như mong muốn. Tình hình sử dụng một số chất thải, thải công nghiệp làm
nguyên liệu, nhiên liệu thay thế trong sản xuất vật liệu xây dựng như sau:
“Chất thải các nhà máy nhiệt điện đốt than và nhà máy hóa chất phân bón. Mặc dù Chính phủ

đã ban hành Nghị định 24a Về quản lý vật liệu xây dựng; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
định số 1696/QĐ-TTg, ngày 23/09/2014 Về một số giải pháp thực hiện xử lý tro, xỉ, thạch cao của các
nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất phân bón để làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và
Quyết định số 452/QĐ-TTg, ngày 12/4/2017 Phê duyệt Đề án đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch
cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây
dựng và trong cơng trình xây dựng. Bộ Xây dựng và Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng và công
bố nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến phế thải các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất, phân
bón: TCVN 8825 Phụ gia khống cho bê tơng đầm lăn, TCVN 10302:2014 - Phụ gia hoạt tính tro bay
dùng cho bê tông, vữa và xi măng, TCVN 11833:2017 Thạch cao phospho dùng để sản xuất xi măng,
TCVN 12249:2018 Tro xỉ nhiệt điện làm vật liệu san lấp - yêu cầu chung... Nhưng trên thực tế, tổng
lượng tro, xỉ chỉ tiêu thụ được hơn 30% (tương đương 5 triệu tấn) so với tổng lượng thải ra hàng năm”
[12]. “Như vậy, 70% tồn đọng đang gây áp lực rất lớn về bãi chứa và vấn đề bảo vệ môi trường. Hiện
nay, một số cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng đã nghiên cứu, đầu tư cơng nghệ để có thể sử dụng tro,
xỉ, thạch cao thay thế nguyên liệu trong sản xuất vật liệu xây dựng không nung, sản xuất xi măng, bê
tông, làm vật liệu san lấp trong các công trình xây dựng. Cụ thể, tro bay đã được dùng làm phụ gia
khống cho bê tơng khối lớn tại một số nhà máy thủy điện (Sơn La, Lai Châu, Bản Chát…) và làm
808


phụ gia tại một số nhà máy xi măng (Hoàng Thạch với tỷ lệ trộn 14%, Sông Gianh với tỷ lệ trộn lên
đến 18%). Trong xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, tro bay đã được sử dụng làm phụ gia
khống để sản xuất bê tơng đầm lăn (RCC), bê tông mác cao. Tro bay cũng được làm nguyên liệu
trong sản xuất vật liệu xây dựng như bê tông bọt, bê tơng khí chưng áp, gạch bê tơng hoặc làm
nguyên, nhiên liệu trong sản xuất gạch nung (Công ty Gạch Nam Sơn)” [12].
Thạch cao thu hồi từ các nhà máy nhiệt điện đã được sử dụng trong sản xuất xi măng với khối
lượng không lớn, đang được nghiên cứu sử dụng trong sản xuất tấm thạch cao. Thạch cao phospho
đang được sử dụng trong sản xuất xi măng, nhưng tỷ lệ sử dụng còn thấp so với khối lượng thạch
cao thu được.
Phế thải ngành luyện kim. Xỉ lò cao được sử dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng (chủ yếu
làm phụ gia khống hoạt tính cho xi măng) ở nước ta từ những năm 60 của thế kỷ trước, sau khi

khu Liên hợp Gang Thép Thái Nguyên đi vào sản xuất. Do đó các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia liên
quan đã được công bố: TCVN 4315:2007 Xỉ hạt lò cao dùng để sản xuất xi măng, TCVN
4316:2007 Xi măng portland xỉ hạt lò cao, TCVN 11586:2016 Xỉ hạt lị cao nghiền mịn cho bê tơng
và vữa xây dựng... Hiện nay xỉ lò cao được sử dụng hết khối lượng thải ra; các doanh nghiệp sản
xuất thép như tập đồn Hịa Phát, Formosa đã và đang đầu tư các dây chuyền nghiền xỉ lò cao hạt
hỏa để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu sản phẩm Xỉ hạt lò cao nghiền mịn theo
TCVN 11586:2016. Đối với xỉ thép sử dụng chủ yếu làm cốt liệu cho bê tông, vật liệu nền đường
giao thông, vật liệu san lấp; theo Chỉ dẫn kỹ thuật “Xỉ gang và xỉ thép sử dụng làm vật liệu xây
dựng”, ban hành kèm theo Quyết định 430/QĐ-BXD ngày 16/05/2017 của Bộ Xây dựng. Tuy nhiên
lượng sử dụng chưa nhiều.
Phế thải công nghiệp Dệt May, Da Giày. Loại phế thải này hiện đang được Công ty Xi măng
INSEE sử dụng làm nhiên liệu thay cho lị nung clinker, ở Cơng ty INSEE nhiệt năng từ nhiên liệu
thay thế (Phế thải công nghiệp Dệt May, Da Giày, dầu thải, vỏ trấu…) chiếm đến 25% tổng nhu cầu
nhiệt năng sử dụng trong sản xuất.
Phế thải công nghiệp khai thác than. Đất, đá thải khai thác than đang được sử dụng làm
nguyên liệu ở Công ty Xi măng Quán Triều; thay một phần đất sét ở Cơng ty Xi măng Hồng
Thạch; đã nghiên cứu sử dụng làm nguyên, nhiên liệu sản xuất gạch nung nhưng chưa được ứng
dụng trong thực tế. Do đó hiện nay các phế thải công nghiệp khai thác than chủ yếu vẫn làm vật liệu
san lấp.
Chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải này ở nước ta ngày càng tăng theo sự phát triển dân số và đơ
thị hóa và đang trở thành một hiện trạng đáng lo ngại, gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay chất thải
rắn sinh hoạt được xử lý chủ yếu là đốt và chôn lấp. Việc tái chế thành nhiên liệu thay thế trong sản
xuất xi măng đã được đề cập đến ở nhiều Hội thảo, Tuyên bố Vicem - FLSmidth, dự án (Xi măng
Bút Sơn - Kawasaki, Xi măng Trung Sơn - Loesche GmbH); tuy nhiên đến nay vẫn chỉ là ý tưởng
chưa khả thi trong thực tế.
Nhìn chung, tiềm năng sử dụng các chất thải, phế thải công nghiệp để làm nguyên liệu, nhiên
liệu thay thế cho sản xuất vật liệu xây dựng ở nước ta khá lớn và rất đa dạng. Tuy nhiên, hiện nay
việc biến tiềm năng thành hiện thực vẫn còn bất cập [4], [12].
4.2. C hội và thách thức của ngành vật liệu xây dựng đối với định h ớng phát triển bền vững
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vật liệu xây dựng

nâng cao trình độ, năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh và mở ra nhiều cơ hội đổi mới và phát
809


triển. Sự bùng nổ của các công nghệ thế hệ mới đang mở ra một thời đại phát triển mới với trí tuệ
nhân tạo (AI) trong nền kinh tế số. Cuộc cách mạng này đang tạo ra cơ hội và cả thách thức đối với
sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp sản xuất vật liệu
xây dựng.
4.2.1. Cơ hội
Thời gian qua, có thể thấy rằng công tác quản lý của Nhà nước và Chính phủ về vật liệu xây
dựng và các khống sản làm vật liệu xây dựng đã đạt được những thành cơng đáng kể, góp phần
đưa ngành sản xuất vật liệu xây dựng trở thành một trong những ngành đạt được tỷ lệ nội địa hóa
cao nhất, qua đó phần nào giúp hạ giá thành sản phẩm, không ngừng nâng cao chất lượng nên đã
đáp ứng gần như mọi nhu cầu của người dân, tạo đà tăng trưởng kinh tế cho đất nước.
“Theo các chuyên gia, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
sản xuất VLXD có cơ hội bứt phá bằng việc ứng dụng công nghệ vào để nghiên cứu và sản xuất ra
các loại VLXD mới, thân thiện với môi trường. Các doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội để phát triển
nếu không muốn bị “đào thải”. Lợi thế của doanh nghiệp vật liệu xây dựng ở Việt Nam chính là
việc ứng dụng thành công giá trị khoa học công nghệ sản xuất trong cách mạng cơng nghiệp 4.0, tự
động hóa, gắn với đổi mới hoàn thiện quản trị doanh nghiệp, giữ ổn định sản xuất, tiết kiệm trong
các khâu đầu vào, nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản
phẩm, tạo ra các loại sản phẩm ngày càng có chất lượng cao hơn, mẫu mã cạnh tranh trên thị
trường” [1].
Đánh giá về triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và tăng trưởng của ngành
VLXD nói riêng trong trung và dài hạn, nhiều doanh nghiệp trong ngành vẫn giữ thái độ lạc quan
khi tỷ lệ đơ thị hóa cịn ở mức thấp, nền kinh tế trong nước tăng trưởng cao và ổn định, cùng với
nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng ở khắp các khu vực và các dự án bất động sản thương mại, nhà ở và
du lịch còn nhiều tiềm năng. Trong đó, thị trường nhà ở dân dụng có xu hướng phát triển ổn định
trong trung hạn, cịn phân khúc xây dựng cơng nghiệp sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ vào làn sóng dịch
chuyển các cơ sở sản xuất vào Việt Nam.

Thương chiến Mỹ - Trung, Hiệp định CPTPP sẽ góp phần tác động chuyển hướng dịng vốn
đầu tư từ Hoa Kì và Trung Quốc sang Việt Nam cùng một số nước ASEAN, tiếp tục kích cầu ngành
Bất động sản khu công nghiệp, ngành Xây dựng và cả ngành VLXD. Việc gia tăng cạnh tranh sẽ
khiến thị trường đòi hỏi các sản phẩm mới để phục vụ cho nhu cầu xây dựng ngày càng đa dạng, từ
đó tạo cơ hội cho các doanh nghiệp vật liệu xây dựng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển nhằm
nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và uy tín của mình.
4.2.2. Thách thức
Tuy nhiên, vật liệu xây dựng Việt Nam cũng đang đứng trước những thách thức không nhỏ do
nhu cầu phát triển bền vững mang lại.
Trước hết là nhu cầu đầu tư đổi mới công nghệ, đầu tư chiều sâu để nâng cao chất lượng sản
phẩm, nâng cao sức cạnh tranh và nâng cao việc bảo vệ môi trường nói đúng hơn là cơng nghệ thân
thiện mơi trường. Đây là nhu cầu vừa cấp thiết, vừa là khát khao cháy bỏng của các doanh nghiệp.
Trong đó, thiếu nguồn lực tài chính là rào cản lớn nhất, bên cạnh đó là sự mất cân đối cung - cầu
trên thế giới, trong khu vực và ngay tại Việt Nam. Hiện nay, nguồn cung vật liệu xây dựng đã vượt
quá nhu cầu, cạnh tranh đã hết sức khốc liệt, xuất khẩu gặp khó khăn cả thị phần lẫn giá cả, mẫu
810


mã, chất lượng. Đầu tư công nghệ mới hiện nay gắn liền với công suất lớn. Chỉ công suất dây
chuyền sản xuất lớn mới hạ được giá thành, mới tăng được năng suất lao động, đồng nghĩa với việc
tăng áp lực cạnh tranh.
Ngồi ra, theo xu thế thế giới, phí môi trường đánh vào sản xuất công nghiệp ngày càng tăng,
điều này đồng nghĩa với việc tăng giá thành sản xuất, giảm năng lực cạnh tranh khi xuất khẩu. Vật
liệu xây dựng Việt Nam hiện nay đang là ngành hàng sản phẩm xuất khẩu đi hầu hết các quốc gia
trên thế giới, kể cả đến các nước công nghiệp phát triển. Phí mơi trường hiện nay được chia ra nhiều
loại, rất có thể phí sẽ chồng phí. Trước đây phí môi trường đánh chung cho một nhà sản xuất, không
phân biệt, tách bạch chất thải khí, chất thải rắn, chất thải lỏng.
“Sự bùng phát và diễn biến khó lường của dịch Covid-19, sự bất ổn chính trị từ các cường
quốc như Hoa Kỳ, Trung Quốc… khiến người dân có xu hướng tích cóp các nhu yếu phẩm và hàng
tiêu dùng nhanh, thay vì chi tiêu vào các bất động sản. Chính phủ Việt Nam cũng vừa ký kết thành

cơng Hiệp định EVFT , đồng nghĩa với việc các sản phẩm vật liệu châu Âu sẽ tham gia vào thị
trường Việt Nam với chất lượng cao, mẫu mã đa dạng và đem lại thách thức không hề nhỏ cho các
doanh nghiệp trong nước. Đặc biệt, ngành xi măng tiếp tục phải đối mặt với tình trạng dư thừa
nguồn cung, dẫn đến sự bất ổn của toàn bộ doanh nghiệp xi măng trong ngành” [6], [9]. Theo dự
báo của Bộ Xây dựng, “trong năm 2020, nhu cầu tiêu thụ xi măng nội địa ước tính sẽ tăng từ 4-5%
so với năm 2019. Nhưng dịch bệnh và thiên tai đang diễn ra sẽ ảnh hưởng lớn đến thu nhập của
người dân và nhu cầu về nhà ở sẽ giảm trong thời gian ngắn” [2].
“Theo thống kê của FiinPro, trong quý 1/2020, ngành xây dựng - vật liệu đã ghi nhận mức giảm
9,5% đối với doanh thu và 10,2% đối với lợi nhuận sau thuế. Kết quả khảo sát của Tổng cục Thống kê
thực hiện trong quý 1/2020 chỉ ra rằng có đến 47,5% số doanh nghiệp kinh doanh khó khăn hơn,
33,7% số doanh nghiệp giữ được ổn định và 18,8% số doanh nghiệp kinh doanh tốt hơn” [10].
Bên cạnh đó, cơng tác bảo vệ mơi trường trong q trình sản xuất vật liệu xây dựng còn một
số tồn tại hạn chế như: Thủ tục xin cấp phép đồng xử lý chất thải rất phức tạp, với chi phí cao về
quan trắc mơi trường trong giai đoạn vận hành triển khai thực hiện nên chưa khuyến khích được các
đơn vị tham gia.
Sự thay đổi nhanh một số quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường
phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh,… trong quá trình chuẩn bị đầu tư dự án, thi công xây dựng
và các hoạt động của dự án như việc đánh giá tác động của mơi trường, cơng tác kiểm tra, xác nhận
đã hồn thành cơng trình bảo vệ mơi trường, cùng với quan trắc môi trường định kỳ (theo tháng,
theo quý,…) quan trắc môi trường tự động, việc được cấp phép xả thải… đã gây khơng ít khó khăn,
vướng mắc trong q trình áp dụng vào thực tếcác doanh nghiệp vật liệu xây dựng tại Việt Nam.
Chưa xây dựng hoàn thiện các cơ chế chính sách cụ thể nhằm khuyến khích doanh nghiệp sản
xuất vật liệu xây dựng có thể chuyển đổi được cơng nghệ sản xuất từ thủ công sang tiên tiến hiện đại
đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như giảm thuế phí bảo vệ mơi trường, tiếp cận
các nguồn vốn vay ưu đãi, giảm lãi suất tiền vay cho doanh nghiệp và một số hỗ trợ khác,…
Mặt khác, hệ thống văn bản chính sách của Nhà nước và Chính phủ cịn chưa thích ứng nhanh
với phát triển thực tế để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất trong nước nên sử dụng các
chất thải trong quá trình sản xuất làm nguyên liệu nhằm hạn chế việc khai thác khoáng sản và phát
triển các vật liệu thay thế thân thiện với môi trường.
811



4.3. Một số giải pháp hỗ trợ ngành sản xuất vật liệu xây dựng ở Việt Nam h ớng đ n phát
triển bền vững
Trong những năm vừa qua, với sự nỗ lực không ngừng của ngành sản xuất vật liệu xây dựng,
có thể thấy được ngành vật liệu xây dựng đã phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ về số lượng, chất
lượng và chủng loại, đáp ứng được ngày càng cao nhu cầu về xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển
đô thị và nhà ở. Khi Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, ngành VLXD trong nước cũng
chịu sự tác động của các xu thế phát triển trên thế giới. Do đó, việc ban hành các chủ trương, chính
sách để ngành cơng nghiệp VLXD phát triển nhanh và bền vững là một yêu cầu cấp bách.
Thứ nhất, để tăng cường sử dụng VLXD mới, Nhà nước và Chính phủ cần xây dựng và hồn
thiện cơ chế chính sách quản lý VLXD, tạo điều kiện thuận lợi về mơi trường để các doanh nghiệp có
thể tiếp cận được, tham gia và ứng dụng được các công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất. Đồng thời
công bố rộng rãi, phổ biến những hiệu quả thực tiễn của các cơng trình sử dụng VLXD mới.
Thứ hai, trong thời gian tới, Nhà nước cần xây dựng cơ chế chính sách, sửa đổi, hoàn thiện
các văn bản quy phạm pháp luật theo hướng khuyến khích đầu tư sản xuất VLXD sử dụng tiết kiệm
năng lượng, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, nâng cao tỷ lệ sử dụng nguyên liệu và nhiên liệu tái
chế từ phế thải công nghiệp, nông nghiệp, rác thải sinh hoạt, giảm lượng phát thải để bảo vệ môi
trường. Hạn chế, tiến tới dừng các hoạt động sản xuất VLXD sử dụng không hiệu quả tài nguyên
thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường. Cụ thể, chấm dứt hoạt động các cơ sở sản xuất không đáp ứng
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng sản phẩm và môi trường; nâng thuế suất thuế tài
nguyên đối với đất sét để sản xuất gạch nung; ban hành quy định về chứng nhận và dán “nhãn
xanh” cho các sản phẩm vật liệu xây; miễn, giảm thuế giá trị gia tăng cho các sản phẩm vật liệu xây
được chứng nhận và dán “nhãn xanh”; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh
nghiệp có các sản phẩm được chứng nhận và dán “nhãn xanh”, hoặc sử dụng các chất thải làm
nguyên liệu, nhiên liệu thay thế với tỷ lệ hợp lý…
Thứ ba, Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp
luật và các cơ chế, chính sách; đồng thời tăng cường kiểm tra giám sát việc thực thi nhằm tăng
cường sử dụng các chất thải, phế thải công nghiệp làm nguyên liệu và nhiên liệu thay thế cho sản
xuất vật liệu xây dựng trong các doanh nghiệp. Nhà nước cần xây dựng hệ thống tiêu chí chuẩn về

mơi trường làm cơ sở lựa chọn, sàng lọc các loại hình sản xuất khác nhau và công nghệ sản xuất
nhằm phục vụ cho việc thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài, xem xét, phê duyệt các dự án đầu
tư và đánh giá, xếp hạng tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất trong giai đoạn
hoạt động.
Thứ tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Xây dựng và các Bộ, Ngành liên quan thường xuyên
tiến hành tổ chức nghiên cứu ứng dụng các công nghệ, thiết bị xử lý, tái chế các chất thải, phế thải
công nghiệp thành các nguyên liệu, nhiên liệu thay thế; cũng như công nghệ sử dụng chúng trong
sản xuất vật liệu xây dựng. Cần tiếp tục nhiệm vụ quan trọng là hỗ trợ các đơn vị tìm hiểu và nghiên
cứu để phát triển các vật liệu mới thân thiện với môi trường; tiến hành tổ chức thẩm định các tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến vấn đề xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao,…để làm vật liệu
xây dựng và công bố tiêu chuẩn quốc gia theo quy định hiện hành.
Thứ năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần là đơn vị chủ trì, phối kết hợp các cơ quan liên
quan để tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động khai thác khoáng sản, và đẩy nhanh
tiến độ triển khai công tác điều tra địa chất về tài ngun khống sản trong đó có khoáng sản làm
812


vật liệu xây dựng để từ đó có đầy đủ thông tin, số liệu phục vụ cho việc lập quy hoạch hàng năm,
cho chiến lực phát triển bền vững ngành sản xuất vật liệu xây dựng.
Thứ sáu, Bộ Tài chính cần rà soát, bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành các chính sách mới về các
loại thuế, phí cụ thể như: thuế xuất khẩu, thuế tài nguyên, phí bảo vệ mơi trường,… để phù hợp với
tình hình thực tế; bên cạnh đó Bộ cũng cần có những cơ chế chính sách ưu đãi để khuyến khích các
tổ chức, cá nhân nên sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên khoáng sản của đất nước hoặc sử dụng từ
phế thải của quá trình sản xuất, tiêu dùng; hay vật liệu mới thay thế được vật liệu tự nhiên, thân
thiện với môi trường. Cần nâng tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của ngân hàng, tạo điều
kiện cho vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi… cũng có thể hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành; tuy
nhiên vẫn phải phù hợp với sự phát triển chung của các ngành kinh tế và sự khuyến khích các doanh
nghiệp đầu tư vật liệu xanh, cơng trình xanh - xu hướng được dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ
- nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường của ngành VLXD.
Thứ bảy, Ủy ban nhân dân các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương phải khơng ngừng rà

sốt các quy hoạch của Nhà nước và Chính phủ về những tài ngun khống sản làm vật liệu xây
dựng thông thường; kiểm tra và cấp phép cho hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn theo
hướng cần hạn chế tối đa việc sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung, thống kê và loại bỏ các cơ sở
khai thác, chế biến vẫn đang áp dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm ra môi trường xung quanh.
Dừng mọi hoạt động đầu tư mới, đầu tư mở rộng các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung vì nó có ảnh
hưởng khơng tốt đến môi trường. Không được sử dụng cát tự nhiên được khai thác từ lịng sơng để
làm vật liệu san lấp, đặc biệt là cần đẩy mạnh việc sử dụng cát nghiền nhân tạo phục vụ cho làm bê
tông và vữa thay thế cát tự nhiên.
Thứ tám, trong thời gian tới, khi dịch bệnh qua đi, ngành bất động sản hoạt động mạnh trở lại
thì nhu cầu về nhà ở sẽ tăng cao, Nhà nước và Chính phủ cần hướng ngành sản xuất vật liệu phải
coi trọng thị trường trong nước, nhưng cũng không ngừng hướng đến thị trường xuất khẩu để nâng
cao chất lượng sản phẩm đầu ra, tăng giá trị và tính cạnh tranh của sản phẩm vật liệu xây dựng trên
trường quốc tế. Bên cạnh đó, việc phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng phải luôn hướng đến
sự ổn định, bền vững về tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường trên
cơ sở sử dụng các nguồn tài nguyên khoáng sản một cách tiết kiệm, hiệu quả để đáp ứng được nhu
cầu sử dụng trong nước ngày càng cao và tham gia xuất khẩu ra các nước trên thế giới.
5. KẾT LUẬN
Ở nước ta hiện nay, đầu tư xây dựng chiếm tỷ trọng khoảng 70% đầu tư xã hội, trong đó vật
liệu xây dựng chiếm từ 30 - 50% tổng đầu tư xây dựng. Do đó, phát triển ngành VLXD không chỉ
giúp ngành xây dựng, bất động sản phát triển bền vững mà cịn góp phần quan trọng cho phát triển
kinh tế, xã hội. Theo đó, trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cần hướng đến phát
triển bền vững ngành VLXD; áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất VLXD; tiết kiệm
tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính; gắn sản xuất VLXD với
tái chế, tái sử dụng các chất thải công nghiệp, nông nghiệp, xử lý rác thải và bảo vệ môi trường; đẩy
mạnh sản xuất các chủng loại VLXD có giá trị kinh tế cao; nâng cao năng lực cạnh tranh của các
sản phẩm VLXD trên thị trường trong nước và quốc tế.
Đóng góp của bài viết: Tác giả đã đề xuất được một số giải pháp nhằm hỗ trợ ngành sản xuất
vật liệu xây dựng ở Việt Nam hướng đến phát triển bền vững về kinh tế - xã hội - môi trường; các
giải pháp tập trung vào rà soát, sửa đổi, bổ sung một số chính sách của Nhà nước và Chính phủ
813



nhằm hỗ trợ ngành sản xuất vật liệu xây dựng hướng đến sản xuất xanh, sạch và tiếp cận được các
nguồn hỗ trợ của các Bộ, Cơ quan ban ngành; có thể thấy các giải pháp đưa ra khá sát với tình hình
thực tế hiện nay của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng và bắt kịp xu hướng của cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở thu thập dữ liệu thứ cấp thơng qua các
bài báo, tạp chí, bản tin ngành sản xuất vật liệu xây dựng… Trong tương lai, tác giả mong muốn có
nhiều thời gian và nguồn lực hơn nữa để đi sâu nghiên cứu về quá trình tăng trưởng và phát triển
bền vững ngành sản xuất vật liệu xây dựng bằng các nghiên cứu thông qua thu thập và xử lý dữ liệu
sơ cấp để có thể xây dựng được mơ hình nghiên cứu và đưa ra những giải pháp thiết thực hơn cho
ngành vật liệu xây dựng Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Châu An (2019), “Ngành vật liệu xây dựng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”,
www.cafeland.vn.
2. Báo cáo cập nhật ngành xi măng (Tháng 04/2020), FPT Securities.
3. Chính phủ (2015), Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu ngày 22 tháng 11.
4. Đức Chung (2020), Sản xuất xanh: Xu hướng phát triển bền vững của ngành vật liệu xây dựng,
Diễn đàn năng lượng.
5. Công bố Top 10 cơng ty uy tín ngành Xây dựng - Vật liệu xây dựng năm 2020, Vietnam
Report, vietnamreport.net.vn
6. Thu Hằng (2020), “Khó khăn trong sản xuất vật liệu xây dựng chưa có điểm dừng”, Báo điện tử
Đảng cộng sản Việt Nam.
7. Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng, ban hành ngày 05/04/2016.
8. Nghị định số 95/2019/NĐ-CP về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24a/2016/NĐCP ngày 05 tháng 04 năm 2016 của chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng, ngày 16 tháng 12
năm 2019.
9. “Phát triển bền vững là mục tiêu, là thách thức với vật liệu xây dựng”. Tạp chí Vật liệu Xây
dựng, Số 10/2019.
10. Phát triển ngành vật liệu xây dựng theo hướng cơ giới hóa, tự động hóa, 25/08/2020,
VLXD.org (TH/Cơng thương).

11. Quyết định 1266/QĐ -TTg ngày 18/8/2020, Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam
thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến 2050.
12. Thái Duy Sâm (2020), “Tăng cường sử dụng các chất thải làm nguyên, nhiên liệu thay thế trong
sản xuất vật liệu xây dựng”, Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, ().
13. Nguyễn Ngọc Thía (2019), “Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá thực hiện tăng trưởng xanh ngành
công nghiệp Việt Nam: áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng”. Luận án Tiến sỹ,
ngành Kinh tế học, Mã số: 9310101, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
14. Tổng cục Thống kê (2018), Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê tháng 6/2018.
15. VCCI (2018), “Bộ chỉ số DN bền vững”, Hội đồng DN vì sự Phát triển bền vững Việt Nam.
814



×