Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

Tìm hiểu kiến thức và thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh của người dân tại một số xã thuộc huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.43 KB, 65 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

VŨ THỊ NGỌC QUỲNH

TÌM HIỂU KIẾN THỨC VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC
KHÁNG SINH CỦA NGƯỜI DÂN TẠI MỘT SỐ XÃ THUỘC
HUYỆN QUỲNH PHỤ, TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2020

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

VŨ THỊ NGỌC QUỲNH

TÌM HIỂU KIẾN THỨC VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC
KHÁNG SINH CỦA NGƯỜI DÂN TẠI MỘT SỐ XÃ THUỘC
HUYỆN QUỲNH PHỤ, TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2020

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC

KHÓA: QH.2016.Y
Người hướng dẫn: ThS. Bùi Thị Xuân
ThS. Mạc Đăng Tuấn

HÀ NỘI 2021



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN..................................................................................3
1.1. Đại cương về kháng sinh..............................................................................3
1.2. Tình hình sử dụng kháng sinh.....................................................................5
1.2.1. Trên thế giới............................................................................................5
1.2.2. Tại Việt Nam...........................................................................................7
1.3. Tình hình kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn.......................................9
1.4. Một số nghiên cứu liên quan...................................................................... 11
1.4.1. Khảo sát sự hiểu biết và thói quen sử dụng kháng sinh của người dân
huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ – Đặng Ngọc
Nhi, Đại học Tây Đô, 2017............................................................................. 11
1.4.2. Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh của người dân tại một số
xã, thị trấn trong huyện Tiên Du – tỉnh Bắc Ninh, Khóa luận tốt nghiệp dược
sĩ – Nguyễn Văn Huy, Đại học Dược Hà Nội, năm 2003................................12
1.5. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu............................................................. 12
1.5.1. Giới thiệu về huyện Quỳnh Phụ............................................................ 12
1.5.2. Hệ thống y tế tại huyện Quỳnh Phụ...................................................... 13
CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................15
2.1. Đối tượng nghiên cứu:................................................................................ 15
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:............................................................ 15
2.3. Phương pháp nghiên cứu:.......................................................................... 15
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu:............................................................................. 15
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu:............................................................... 18
2.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:............................................... 18
2.4. Hạn chế của đề tài...................................................................................... 18



CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................. 19
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu............................................... 19
3.2. Thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh của người dân.............................20
3.3. Kiến thức của người dân về kháng sinh và kháng kháng sinh................25
3.3.1. Kiến thức của người dân về kháng sinh................................................ 25
3.3.2. Kiến thức của người dân về kháng kháng sinh...................................... 28
3.3.3. Kiến thức của người dân về kháng sinh theo một số đặc điểm.............29
CHƯƠNG 4 - BÀN LUẬN.................................................................................... 33
4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu:........................................................................ 33
4.2. Thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh của người dân.............................33
4.3. Kiến thức của người dân về kháng sinh và kháng kháng sinh................35
4.3.1. Kiến thức của người dân về kháng sinh................................................ 35
4.3.2. Kiến thức của người dân về kháng kháng sinh...................................... 37
4.3.3. Kiến thức của người dân phân loại theo một số đặc điểm.....................38
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 2: ĐÁP ÁN PHẦN KIẾN THỨC


LỜI CẢM ƠN

Trong q trình thực hiện khóa luận tại Trường Đại học Y Dược – Đại
học Quốc gia Hà Nội, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ để hồn thành
khóa luận tốt nghiệp này.
Lời đầu tiên, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành đến ThS.
Bùi Thị Xuân – giảng viên bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược, cơ đã tận tình
hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cũng như động viên tôi trong

suốt q trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Tơi xin được gửi lời cảm ơn tới ThS. Mạc Đăng Tuấn – giảng viên
bộ môn Y dược công cộng và Y dự phòng, thầy đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt
nhất để tơi hồn thành khóa luận.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô Trường Đại học Y Dược, Đại
học Quốc gia Hà Nội, những người đã truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi
trong suốt 5 năm học tập tại trường.
Sau cùng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, anh chị em và những người
dân tại 3 xã, thị trấn đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q trình lấy số liệu cho
nghiên cứu. Cảm ơn các bạn sinh viên lớp K5 Dược học, khóa QH.2016.Y đã
luôn động viên, giúp đỡ, chia sẻ cùng tôi trong suốt thời gian qua.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2021
Sinh viên

Vũ Thị Ngọc Quỳnh


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Phân loại các nhóm kháng sinh theo cấu trúc hóa học..............................3
Bảng 2.1: Danh sách nhóm chỉ tiêu......................................................................... 17
Bảng 3.1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu....................................................................... 19
Bảng 3.2: Kiến thức của người dân về tổng quan kháng sinh..................................25
Bảng 3.3: Kiến thức của người dân về nguyên tắc sử dụng kháng sinh...................26
Bảng 3.4: Kiến thức của người dân về một số lưu ý khi dùng kháng sinh...............27
Bảng 3.5: Kiến thức của người dân về kháng kháng sinh........................................ 28


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 3.1. Biểu đồ bệnh của người dân................................................................ 20
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ mức độ bệnh của người dân................................................... 21
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ sự cần thiết của việc khám/chữa bệnh.................................... 22
Biểu đổ 3.4. Biểu đồ thực trạng sử dụng thuốc của người dân................................22
Biểu đồ 3.5. Biểu đồ các yếu tố ảnh hưởng............................................................. 24
Biểu đồ 3.6: Phân loại kiến thức chung của người dân............................................ 29
Biểu đồ 3.7: Phân loại kiến thức theo giới tính........................................................ 30
Biểu đồ 3.8: Phân loại kiến thức theo nhóm tuổi..................................................... 31
Biểu đồ 3.9: Phân loại kiến thức theo chuyên môn.................................................. 32


ĐẶT VẤN ĐỀ
Phát minh ra kháng sinh là thành tựu to lớn của nhân loại. Sự ra đời của
kháng sinh đã đánh dấu một kỷ nguyên mới của y học về điều trị các bệnh
nhiễm khuẩn, đã cứu sống hàng triệu triệu người khỏi các bệnh nhiễm khuẩn
nguy hiểm. Ngoài ra, kháng sinh còn được sử dụng rộng rãi trong trồng trọt,
chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản, … [1].
Tuy nhiên cũng do việc sử dụng rộng rãi và kéo dài, tình trạng dùng
kháng sinh chưa hợp lý, an toàn; lạm dụng thuốc nên mức độ kháng thuốc của
các vi sinh vật (vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm, …) ngày một gia tăng. Mức độ
kháng thuốc ngày càng trầm trọng làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, tiên
lượng xấu, nguy cơ tử vong cao, thời gian điều trị kéo dài, chi phí điều trị tốn
kém, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và cộng đồng [1].
Tình hình kháng thuốc diễn ra phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Tổ
chức y tế thế giới (WHO) đưa ra cảnh báo đến năm 2050, tình trạng kháng
thuốc kháng sinh có thể là nguyên nhân tử vong của 10 triệu người trên tồn
cầu [17]. Nói riêng về Việt Nam, theo một báo cáo của nghiên cứu thực hiện
năm 2007 nhằm đánh giá kiến thức về sử dụng kháng sinh ở khu vực nông
thôn Việt Nam cho thấy, mặc dù đã có các tài liệu hướng dẫn, kiến thức về sử
dụng kháng sinh vẫn còn rất hạn chế và dịch vụ chăm sóc sức khỏe thường

cung cấp kháng sinh một cách không cần thiết cho các trường hợp cảm cúm
thông thường.
Hiện nay, một trong các nguyên nhân dẫn đến kháng kháng sinh là do
việc mua và sử dụng kháng sinh quá dễ dàng, kiến thức về kháng sinh còn
nhiều hạn chế và sai lệch. Kháng sinh dễ dàng bán khơng có đơn khi được yêu
cầu tại 100 % các nhà thuốc, quầy thuốc tại các địa phương khảo sát. Tỷ lệ
người bán thuốc tự chỉ định kháng sinh cho trẻ em tương đối cao (73,9%). Khi
tự chỉ định kháng sinh cho trẻ em, cefixim phổ biến nhất (30,3%) với thời
gian chủ yếu dưới 5 ngày (86,1%) [9]. Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc để điều
trị, phòng chống dịch bệnh trên động vật, cũng như cho mục đích sản xuất đã
làm cho các vi sinh vật thích nghi với thuốc, tạo điều kiện cho nhiều loại vi

1


khuẩn trở nên kháng thuốc, làm cho thuốc kém hiệu quả hoặc khơng có hiệu
quả điều trị [16]. Hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành Dược trong năm
2015 được duy trì ổn định, bảo đảm cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu phòng
bệnh, chữa bệnh. Tốc độ tăng trưởng giá trị tiền thuốc sử dụng năm 2015 tăng
10% so với năm 2014. Tỷ lệ thuốc giả có xu hướng giảm qua các năm (từ năm
2009 đến năm 2015). Tỷ lệ thuốc không đạt chất lượng được khống chế ở
mức thấp khoảng 3% trong những năm gần đây. Tình trạng kháng thuốc đang
diễn biến ngày một phức tạp và nghiêm trọng hơn. Số lượng báo cáo phản
ứng có hại của thuốc gửi về Trung tâm DI & ADR Quốc gia có xu hướng tăng
qua các năm [12].
Tại các vùng nơng thơn, người dân có thói quen tự ý sử dụng thuốc nói
chung và thuốc kháng sinh cịn rất phổ biến. Mong muốn tìm hiểu thêm về
vấn đề này, tơi thực hiện nghiên cứu: “Tìm hiểu kiến thức và thực trạng sử
dụng thuốc kháng sinh của người dân tại một số xã thuộc huyện Quỳnh
Phụ, tỉnh Thái Bình năm 2020” với các mục tiêu dự kiến như sau:

Tìm hiểu thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh của người dân tại ba
xã, thị trấn: An Bài, An Ninh, An Thanh thuộc huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái
Bình.
1.

Tìm hiểu kiến thức của người dân về kháng sinh và kháng kháng
sinh tại ba xã, thị trấn: An Bài, An Ninh, An Thanh thuộc huyện Quỳnh Phụ,
tỉnh Thái Bình.
2.

2


1CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về kháng sinh
- Định

nghĩa:

Kháng sinh (antibiotics) là những chất kháng khuẩn (antibacterial
substances) được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật (vi khuẩn, nấm,
Actinomycetes), có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật khác.
Hiện nay từ kháng sinh được mở rộng đến cả những chất kháng khuẩn có
nguồn gốc tổng hợp như các sulfonamid và quinolon [1].
- Phân

loại theo cấu trúc hóa học [1]:

Bảng 1.1: Phân loại các nhóm kháng sinh theo cấu trúc hóa học


TT

Tên nhóm

1

Beta-lactam

2

Aminoglycosid

3

Macrolid

4

Lincosamid

5

Phenicol

6

Tetracyclin

7


Peptid

8

Quinolon

3


Các fluoroquinolon: Thế hệ 2,3,4
9

Các nhóm kháng sinh khác
Sulfonamid
Oxazolidion
5-nitroimidazol
- Nguyên

tắc sử dụng [1]:

● 5 nguyên tắc khi sử dụng kháng sinh:
Dùng kháng sinh không đúng làm giảm hiệu quả của thuốc
Kháng sinh không giúp điều trị các bệnh do virus như cúm, cảm lạnh
Dùng kháng sinh đúng để đảm bảo hiệu quả của thuốc
Không chia sẻ thuốc kháng sinh với người thân hoặc bạn
bè Chỉ dùng kháng sinh khi có đơn của bác sỹ
Lựa chọn thuốc kháng sinh phụ thuộc hai yếu tố: người
bệnh và vi khuẩn gây bệnh.



Yếu tố liên quan đến người bệnh cần xem xét bao gồm: lứa
tuổi, tiền sử dị ứng thuốc, chức năng gan - thận, tình trạng suy giảm
miễn dịch, mức độ nặng của bệnh, bệnh mắc kèm, cơ địa dị ứng…
Nếu là phụ nữ: cần lưu ý đối tượng phụ nữ có thai, đang cho con bú
để cân nhắc lợi ích/nguy cơ.
Về vi khuẩn: loại vi khuẩn, độ nhạy cảm với kháng sinh của
vi khuẩn. Cần cập nhật tình hình kháng kháng sinh để có lựa chọn
phù hợp. Cần lưu ý các biện pháp phối hợp để làm giảm mật độ vi
khuẩn và tăng nồng độ kháng sinh tại ổ nhiễm khuẩn
● Đường dùng thuốc
Đường tĩnh mạch: Thường được lựa chọn do nhanh đạt nồng
độ thuốc trong máu và mô tế bào.
Đường tiêm bắp: có thể sử dụng nhưng khơng đảm bảo về
tốc độ hấp thu của thuốc và không ổn định.
Đường uống: Chỉ dùng khi chuẩn bị phẫu thuật trực tràng,
đại tràng.


4


Đường tại chỗ: Hiệu quả thay đổi theo từng loại phẫu thuật (trong phẫu
thuật thay khớp, sử dụng chất xi măng tẩm kháng sinh).
● Thời gian dùng thuốc:
Các trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ và trung bình thường đạt kết quả sau
7 - 10 ngày nhưng những trường hợp nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn ở
những tổ chức mà kháng sinh khó thâm nhập (màng tim, màng não, xươngkhớp…), bệnh lao… thì đợt điều trị kéo dài hơn nhiều [1]. Tuy nhiên, một số
bệnh nhiễm khuẩn chỉ cần một đợt ngắn như nhiễm khuẩn tiết niệu - sinh dục
chưa biến chứng (khoảng 3 ngày, thậm chí một liều duy nhất). Khơng nên
điều trị kéo dài để tránh kháng thuốc, tăng tỷ lệ xuất hiện tác dụng khơng

mong muốn và tăng chi phí điều trị.
Để điều trị thành công nhiễm khuẩn phụ thuộc nhiều yếu tố, bao
gồm tình trạng bệnh lý, vị trí nhiễm khuẩn và sức đề kháng của người bệnh.
Các kiến thức về phân loại kháng sinh, về sinh khả dụng, đường dùng thuốc
sẽ giúp cho việc lựa chọn kháng sinh và xác định lại chế độ liều tối ưu cho
từng nhóm kháng sinh, là cơ sở để thực hiện các nguyên tắc sử dụng kháng
sinh hợp lý. Đây cũng là những nội dung quan trọng đối với mỗi thầy thuốc
để bảo đảm hiệu quả - an toàn - kinh tế và giảm tỷ lệ kháng kháng sinh trong
điều trị.


1.2. Tình hình sử dụng kháng sinh
1.2.1. Trên thế giới
Hiện nay thị trường thuốc kháng sinh trên thế giới rất đa dạng và phong
phú về chủng loại và số lượng. Thuốc kháng sinh đang được dùng một cách
tràn lan, kể cả những bệnh nhẹ, bệnh không phải do vi khuẩn gây ra.
Theo thống kê năm 2015, từ năm 2000 đến năm 2010, tổng lượng
kháng sinh tiêu thụ trên toàn thế giới tăng 30% [14]. Xét về mặt lợi nhuận,
kháng sinh được xếp vào nhóm có lợi nhuận cao. Theo báo cáo của WHO
năm 2014, chi phí thiệt hại do đề kháng kháng sinh có thể lên đến 100.000 tỷ
đơ la, và 10 triệu người có thể chết nếu khơng có các biện pháp hành động
kiên quyết hơn để giải quyết tình trạng đề kháng kháng sinh [17]. Bác sỹ
chuyên khoa nội bệnh viện truyền nhiễm A. Beucler, bệnh viện trung tâm

5


Juvissy-Sur.orge, cộng hoà Pháp viết rằng: “Trong bệnh học cộng đồng, nếu
nghiên cứu lại bệnh án hoặc các bản thống kê sử dụng kháng sinh cho một
bệnh nhất định thì thấy thuốc kháng sinh chưa được sử dụng đúng mức.

Những kháng sinh mới ra đời làm cho bác sỹ kê đơn những kháng sinh mới
đắt tiền mà xa rời việc sử dụng kháng sinh an toàn hợp lý”.
Nhiều bệnh nhiễm khuẩn như tả, sốt rét và lao quay trở lại nhiều vùng
trên thế giới. Trong khi đó thuốc kháng sinh và nhiều thuốc khác nhanh chóng
mất hiệu lực do tăng vi khuẩn kháng thuốc. Vi khuẩn kháng kháng sinh chiếm
tới 60% nhiễm khuẩn mắc phải tại các bệnh viện ở Mỹ. Ước tính rằng
700.000 đến vài triệu ca tử vong mỗi năm và tiếp tục là mối đe dọa lớn đối
với sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới [17]. Mỗi năm tại Hoa Kỳ, ít nhất
2,8 triệu người bị nhiễm vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh và kết quả là ít nhất
35.000 người tử vong [11]. Nhiều chủng kháng thuốc trong lao, sốt rét, tả, ỉa
chảy, viêm phổi đã gây tác động lớn. Cịn q ít thuốc mới được triển khai để
thay thế các thuốc đã mất hiệu lực. Mặt khác có những lượng lớn kháng sinh
được sử dụng trong chăn ni sản xuất thịt. Vì vậy vi khuẩn kháng thuốc đã
truyền từ chuỗi thực phẩm vào người tiêu dùng [17].
Theo thông báo của WHO, Mỹ là một điển hình sử dụng kháng sinh
khơng đúng, một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy 61% đơn thuốc dùng Vancomycin
không đúng chỉ định. Theo Trung Tâm Kiểm Sốt và Phịng bệnh của Mỹ,
một nửa trong số 133 triệu liều thuốc kháng sinh được sử dụng hàng ngày bên
ngồi bệnh viện là khơng cần thiết. Chúng được dùng trong các nhiễm trùng
virus, vốn không đáp ứng với thuốc kháng sinh. Cơ quan Quản Lý Thuốc và
Thực Phẩm Mỹ đã đề nghị dán lời cảnh báo lên các lọ thuốc kháng sinh, nhắc
chỉ nên kê đơn khi thật cần thiết [5].
Đến cuối thế kỷ 20, chi phí cho nghiên cứu phát triển một thứ thuốc
mới trung bình là 500 triệu USD, với một thuốc kháng sinh bị kháng, để có
kháng sinh mới thì phải tốn rất nhiều tiền. Các nhà khoa học cũng đã cảnh báo
thế giới đang đứng trên bờ vực của việc khủng hoảng sức khoẻ cộng đồng do
tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn gia tăng. Tại một hội nghị quốc tế
họp tại Luân Đôn 16/7/1996 các nhà 5 vi trùng học bàn về kháng thuốc của vi

6



khuẩn. Tình hình đa kháng của vi khuẩn gia tăng, nhiều bệnh nhân khơng cịn
đáp ứng với kháng sinh và tử vong do khơng có thuốc có hiệu lực.
1.2.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, bệnh nhiễm khuẩn là một trong các bệnh chủ yếu trong
cộng đồng. Do đó việc dùng kháng sinh trong điều trị là không thể tránh khỏi.
Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy trong 8 tháng đầu năm 2009, trị giá
nhập khẩu thuốc kháng sinh vào Việt Nam đạt mức cao nhất tính đến thời
điểm đó, là 154 triệu USD, tăng 75% so cùng kỳ năm ngối. Đây là nhóm
thuốc có lượng nhập khẩu lớn nhất, chiếm 25% về lượng và 24% về trị giá
trong tổng số thuốc được nhập hiện nay . Theo thống kê của Bộ Y Tế, chi phí
cho kháng sinh chiếm từ 40-50% tổng chi phí thuốc [8] và có khoảng 100 tấn
thuốc kháng sinh nhập vào Việt Nam hàng năm. Những năm gần đây, mạng
lưới cung ứng thuốc ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ, đảm bảo nhu cầu phòng
và chữa bệnh cho người dân, ngay cả người dân ở vùng sâu vùng xa, khắc
phục tình trạng khan hiếm thuốc trước kia, đáp ứng được nhu cầu điều trị của
công tác y tế. Trong đó, thuốc kháng sinh là nhóm thuốc được sử dụng rộng
rãi ở Việt Nam và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị thuốc nhập khẩu cũng
như sản xuất hàng năm của nước ta. Giai đoạn 2012 – 2014, nhóm thuốc điều
trị kí sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm 25% đến 28% trong số các thuốc
nước ngồi đăng kí được cấp phép lưu hành. Trong số 20 hoạt chất có nhiều
số đăng kí nhất mỗi năm, có khoảng 6 đến 9 hoạt chất là kháng sinh [6].
Mặc dù Bộ Y tế cũng như hệ thống y tế địa phương có những hướng
dẫn bằng văn bản, cơng văn cũng như tuyên truyền, giáo dục nhưng việc sử
dụng thuốc của người dân vẫn chưa thật hợp lý, còn nhiều thiếu sót và sai
lệch. Việt Nam có mức độ sử dụng kháng sinh cao hơn xấp xỉ 5 lần so với số
liệu được công bố từ Hà Lan [3]. Theo Luật Dược số 105/2016/QH13 nghiêm
cấm bán lẻ thuốc kê đơn mà khơng có đơn [10]. Nhưng trên thực tế, năm
20007, một nghiên cứu đã báo cáo 78% kháng sinh được mua bán không cần

đơn tại các nhà thuốc tư nhân [4]. Người bán thuốc tại các tỉnh, thành phố
khác bán kháng sinh không kê đơn cho trẻ em cao hơn 4,225 lần so với người
bán thuốc tại Thành phố trung ương đặc biệt (Hà Nội và TP. HCM); tại quầy
thuốc nhiều hơn 1,873 lần so với nhà thuốc [9]. Theo khảo sát ở một số tỉnh

7


chỉ 20% số lượng thuốc được mua theo đơn. Tiền thuốc các bệnh viện mua
chỉ chiếm 1/10 doanh số bán ra của các doanh nghiệp dược, tỷ lệ này trái
ngược với các nước tiên tiến [8].
Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng kháng sinh trong bệnh viện được thống kê như
sau: nội trú sử dụng kháng sinh chiếm 77,1% so với tổng số, ngoại trú sử
dụng kháng sinh chiếm 59,9% so với tổng số bệnh nhân, người bệnh tự mua
kháng sinh chiếm 41,1% so với tổng số người mua. Kháng sinh hiện nay mua
dễ dàng, người bệnh tự mua kháng sinh để điều trị mặc dù chưa đủ kiến thức
để sử dụng đúng loại, đúng thời gian, dẫn đến sự kháng thuốc của vi khuẩn.
Ví dụ Gentamycin có tới 70% dùng dưới 2 ngày kể cả điều trị ngoại trú và
điều trị nội trú. Chỉ dùng kháng sinh 1 ngày: 43% với Chloramphenicol, 32%
với Gentamycine, 26% với Ampicilin. Việc không chấp hành đầy đủ quy chế
kê đơn diễn ra thường xuyên mặc dù ai cũng biết, cũng vi phạm mà không ai
xử lý, điều này dẫn tới tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh ngày càng gia
tăng [8].
Trong những năm qua một số giải pháp được đưa ra nhằm hướng dẫn
sử dụng kháng sinh hợp lý được tiến hành. Nhiều Hội đồng thuốc và điều trị ở
các bệnh viện đã hoạt động có hiệu quả. Đưa ra được các nguyên tắc lựa chọn,
đánh giá thuốc để điều trị, đã ban hành 119 hướng dẫn điều trị bằng kháng
sinh. Quy định chỉ các xí nghiệp đạt GMP mới được phép sản xuất thuốc
kháng sinh nhóm (beta-lactam để tránh nhiễm chéo. Các trung tâm thơng tin
thuốc, trung tâm ADR tích cực tập huấn in ấn bản tin gửi tới các cơ sở điều

trị. Việc giáo dục truyền thông về sử dụng thuốc hợp lý an tồn được đẩy
mạnh. Tuy vậy thành tích đạt được cịn thấp, khơng như mong muốn. Ngun
nhân của việc sử dụng kháng sinh chưa hợp lý là:
- Thiếu

thông tin về thuốc. Hiện nay mạng lưới thông tin về thuốc ở
nước ta chưa hoàn chỉnh từ trung ương đến cơ sở.
- Cơ

chế thị trường tác động đến người kê đơn. Mặc dù có các qui chế
và các tài liệu hướng dẫn về kháng sinh, việc bán kháng sinh khơng có đơn
vẫn là tình trạng diễn ra phổ biến ở Việt Nam.

8


1.3. Tình hình kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn
Hiện nay tính kháng thuốc của vi khuẩn thay đổi theo thời gian và theo
vùng địa lý. Tình hình kháng kháng sinh rất trầm trọng ở tất cả các quốc gia
trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới
sự kháng thuốc của vi khuẩn, nhưng ngun nhân chính là do sử dụng kháng
sinh cịn chưa đúng cách. Rất nhiều loại kháng sinh có thể mua ở bất cứ đâu
mà không cần đơn thuốc. Bệnh nhân sử dụng kháng sinh với liều lượng và
thời gian tùy ý không cần sự chỉ dẫn của thầy thuốc. Do vậy sự đề kháng của
khuẩn với kháng sinh ngày càng gia tăng và lan rộng gây khó khăn cho
việc chẩn đoán và điều trị. Số liệu nghiên cứu giám sát ANSORP từ tháng
1/2000 đến tháng 6/2001 của 14 trung tâm từ 11 nước Đông Nam Á cho thấy
tỷ lệ kháng của vi khuẩn S. pneumoniae rất cao. Trong số 685 chủng vi khuẩn
S. pneumoniae phân lập được từ người bệnh, có 483 (52,4%) chủng khơng
cịn nhạy cảm với penicillin, 23% ở mức trung gian và 29,4% đã kháng với

penicillin. Tỷ lệ kháng erythromycin cũng rất cao, ở Việt Nam là 92,1%, Đài
Loan là 86%, Hàn Quốc là 80,6%, Hồng Kông là 76,8% và Trung Quốc là
73,9%.
vi

Các vi khuẩn thường gặp trong bệnh viện Việt Nam theo báo cáo của
ASTS – Chương trình theo dõi kháng kháng sinh của nước ta năm 2006 bao
gồm các vi khuẩn: E.coli, trực khuẩn mủ xanh, Klebsiella, A.baumannii, tụ
cầu vàng [21]. Theo số liệu của đơn vị ASTS do GS Lê Đăng Hà - Giám đốc
Bệnh Viện Y Học Lâm Sàng Các Bệnh Nhiệt Đới làm chủ nhiệm, trong 3 năm
1999 đến 2001, có 16 loại vi khuẩn gây bệnh thường gặp thì vi khuẩn nhiễm
trùng chủ yếu là vi khuẩn Gr (-) (64,9%). Trong số vi khuẩn Gr (-) E. Coli
chiếm tỷ lệ cao nhất (22,4%). Mức độ kháng của E. Coli cũng cao (trên 50%
với 4 kháng sinh: Ampicilin, Tetracyclin, Chloramphenicol, Co-trimoxazol)
[8].
Tỷ lệ vi khuẩn có khả năng đề kháng với thuốc kháng sinh ngày càng
tăng nhanh và viễn cảnh sẽ là những vũ khí chúng ta đã có trong tay mất dần
hiệu lực. Con người rốt cuộc sẽ có thể trở thành kẻ chiến bại nếu chúng ta

9


khơng có thêm các vũ khí mới hay khơng có một chiến lược thích hợp để sử
dụng các vũ khí trong tay một cách hữu hiệu.
Tình trạng kháng thuốc kháng sinh xảy ra khi một loại vi sinh vật tiến
hóa để đề kháng mạnh hơn hoặc hoàn toàn với kháng sinh mà trước đây có
thể trị được [15,16]. Sự đề kháng phát sinh thông qua một trong ba cách: đề
kháng tự nhiên trong một số loại vi khuẩn; gen đột biến; hoặc bởi một lồi có
được sức đề kháng từ một loài khác [20]. Kháng thể xuất hiện một cách tự
nhiên do những đột biến ngẫu nhiên; hoặc do sự tích tụ dần dần theo thời

gian, và vì lạm dụng thuốc kháng sinh [18]. Vi khuẩn kháng thuốc đang ngày
càng khó điều trị, địi hỏi thuốc thay thế hoặc liều lượng, có thể tốn kém hơn
hoặc độc hơn. Vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh được gọi là đa kháng
(MDR). Tại Hoa Kỳ, Trung tâm Kiểm sốt và Phịng ngừa Bệnh tật đã xác
định được 18 loại vi trùng và nấm đã trở thành nên đa kháng thuốc và hiện
nay đang đe dọa sức khỏe công cộng [13].
Vi khuẩn kháng thuốc xâm nhập không những ở các cơ sở y tế, mà cịn
có mặt rộng rãi trong cộng đồng và hệ quả là khơng chỉ các đối tượng có
nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn như trẻ em, người cao tuổi, người bị bệnh mãn
tính, … mà cả các đối tượng khác được coi là ít nguy cơ cũng bị đe doạ. Hơn
nữa hiện nay vi khuẩn đa đề kháng đã xuất hiện ngày càng nhiều hơn không
chỉ trong nhiễm khuẩn bệnh viện mà ngay cả trong nhiễm khuẩn cộng đồng.
Qua đó chúng ta cần xác định được tầm quan trọng của việc phòng
ngừa đề kháng kháng sinh trong bối cảnh khi sự phát minh ra kháng sinh mới
trên thế giới ngày càng giảm thì mức độ đề kháng kháng sinh ngày càng gia
tăng, ở Việt Nam đã ở mức báo động. Việc sử dụng kháng sinh không hợp lý,
không hiệu quả đang là vấn đề có phạm vi ảnh hưởng rộng khắp ở mọi cấp độ
chăm sóc y tế, là nguyên nhân làm tăng đáng kể chi phí khám chữa bệnh, tiền
mua kháng sinh ln chiếm khoảng 50% kinh phí thuốc của các bệnh viện [1].
Biện pháp hạn chế gia tăng đề kháng kháng sinh:
Phải lựa chọn đúng kháng sinh và đường dùng thuốc thích hợp, hiểu
được xu hướng đề kháng kháng sinh tạo địa phương mình.
-

10


Phải sử dụng kháng sinh đúng liều lượng, đúng khoảng cách liều và
đúng thời gian quy định.
-


Phải có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh, đặc biệt đối với các phụ
nữ có thai, người già, người bị suy gan, suy thận…
-

Phải biết các nguyên tắc chủ yếu về phối hợp kháng sinh. Kết hợp bừa
bãi hoặc kết hợp quá nhiều kháng sinh có thể gia tăng độc tính, đối kháng
dược lý và gia tăng đề kháng.
-

-

Sử dụng kháng sinh dự phịng theo đúng ngun tắc.

-

Có chiến lược quay vịng kháng sinh hợp lý.

-

Thực hiện tốt cơng tác kiểm sốt nhiễm khuẩn: Ngăn ngừa lây truyền

khuẩn đề kháng mạnh giữa người bệnh với người bệnh, giữa người bệnh
với nhân viên y tế hoặc ngăn ngừa lây lan từ môi trường trong các cơ sở chăm
sóc y tế bằng rửa tay và phòng ngừa bằng cách ly đối với người bệnh và nhân
viên y tế mang các vi khuẩn đề kháng mạnh.
1.4. Một số nghiên cứu liên quan
vi

1.4.1. Khảo sát sự hiểu biết và thói quen sử dụng kháng sinh của người

dân huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ – Đặng
Ngọc Nhi, Đại học Tây Đô, 2017 [2]
- Đề tài được nghiên cứu tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang năm
2017.
- Kiến

thức khảo sát: sự hiểu biết và thói quen sử dụng kháng sinh của

người dân.
- Kết

quả nghiên cứu cho thấy:

Thực trạng kiến thức về thuốc kháng sinh, về bệnh của người dân còn
rất hạn chế. Có tới 46,9% ở xã Vĩnh Trạch và 30,7% ở thị trấn Phú Hòa chưa
nghe về thuốc kháng sinh. Sự nhận thức về bệnh nhiễm trùng cũng còn rất
kém. Tỷ lệ người nhận biết sai thuốc kháng sinh thông thường còn lớn. Từ
thực trạng hiểu sai về thuốc kháng sinh sẽ dẫn đến hậu quả tất yếu là sử dụng
sai thuốc kháng sinh.

11


1.4.2. Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh của người dân tại một
số xã, thị trấn trong huyện Tiên Du – tỉnh Bắc Ninh, Khóa luận tốt nghiệp
dược sĩ – Nguyễn Văn Huy, Đại học Dược Hà Nội, năm 2003 [7]
- Đề

tài được nghiên cứu tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh năm 2003.


- Kiến
- Kết

thức khảo sát: thực trạng sử dụng kháng sinh của người dân.

quả:

Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh còn rất lạm dụng, nhiều người
sử dụng thuốc kháng sinh mà khơng hề có kiến thức về thuốc kháng sinh. Số
người sử dụng thuốc kháng sinh đúng bệnh chỉ chiếm 68,01% ở thị trấn Lim
và 57% ở xã Phú Lâm. Còn lại 31,99% ở thị trấn Lim và 43% ở xã Phú Lâm
dùng thuốc kháng sinh sai bệnh, trong đó có tới 18,66% ở thị trấn Lim và
24% ở xã Phú Lâm sử dụng thuốc kháng sinh cho cảm cúm, sổ mũi. Nguyên
nhân là do người dân thiếu kiến thức về sử dụng thuốc kháng sinh.


Nguồn thơng tin về thuốc kháng sinh cịn kém, thơng tin để hiểu
biết về thuốc kháng sinh tới người dân khơng có hệ thống, nhiều nguồn khơng
có độ tin cậy cao, khơng có cơ sở y tế đứng ra phổ biến cho người dân về
thuốc kháng sinh. Tỷ lệ người nhận biết sai thuốc kháng sinh thơng thường
cịn lớn. Có 11,85% ở thị trấn Lim và 15,38% ở xã Phú Lâm cho rằng Panadol
là thuốc kháng sinh, 14,07% ở thị trấn Lim và 14,10% ở xã Phú Lâm cho rằng
Decolgen là thuốc kháng sinh. Từ thực trạng hiểu sai về thuốc kháng sinh ở
trên sẽ dẫn việc sử dụng sai là điều tất yếu.


1.5. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu
1.5.1. Giới thiệu về huyện Quỳnh Phụ
- Về


tỉnh Thái Bình:

Vị trí địa lý: là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Hồng, nằm
trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng kinh tế: Hà Nội –
Hải Phòng – Quảng Ninh. Phía bắc giáp tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và thành
Phố Hải Phịng, phía tây và tây nam giáp tỉnh Nam Định và Hà Nam, phía
đơng giáp vịnh Bắc Bộ.


12


Đơn vị hành chính: tỉnh có 7 huyện (Quỳnh Phụ, Đông Hưng, Hưng
Hà, Kiến Xương, Tiền Hải, Thái Thụy, Vũ Thư) và 01 thành phố trực thuộc
tỉnh (thành phố Thái Bình), trong đó có 284 xã, phường, thị trấn. Dân số Thái
Bình năm 2005 là 1860.6 nghìn người.


- Về

huyện Quỳnh Phụ:

Vị trí địa lý: là huyện nằm chính giữa phía bắc tỉnh, được hợp nhất
từ 2 huyện Quỳnh Côi và Phụ Dực vào năm 1969. Theo thống kê năm 2009,
dân số huyện Quỳnh Phụ là 245.188 người, mật độ dân số đạt 1.170
người/km².


Đơn vị hành chính: Huyện Quỳnh Phụ có 38 đơn vị hành chính cấp
xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Quỳnh Côi và An Bài.



Giao thông: Đường bộ có quốc lộ 10 chạy qua phần phía đơng
huyện, theo hướng Đơng Bắc - Tây Nam, từ Hải Phịng sang huyện Đơng
Hưng và thành phố Thái Bình. Đường thủy: sơng Luộc, sơng Hóa, sơng Diêm
Hộ.
1.5.2. Hệ thống y tế tại huyện Quỳnh Phụ


Hệ thống y tế trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ hiện có:
- Bệnh

viện đa khoa Phụ Dực: hiện có 4 phịng, 11 khoa với 135 cán bộ
cơng nhân viên, quy mô 300 giường bệnh. Mỗi năm bệnh viện đón tiếp
100.000 lượt bệnh nhân, trong đó có 12.000 lượt điều trị nội trú, trung bình
350 ca phẫu thuật mỗi năm và chưa xảy ra tai biến chuyên khoa [19].
- Bệnh

viện đa khoa Quỳnh Cơi: hiện có 117 cán bộ, công nhân viên với

quy mô 150 giường bệnh và trung bình 500 – 600 lượt bệnh nhân mỗi ngày.
- Trung

tâm y tế huyện Quỳnh Phụ: sát nhập với Trung tâm Dân số KHHGĐ ngày 21/9/2018 trực thuộc Sở Y tế Thái Bình, có cơ cấu tổ chức gồm
1 giám đốc và 3 phó giám đốc, 3 phịng, 5 khoa và 38 trạm y tế các xã, thị
trấn.
Trên địa bàn huyện không phát hiện ổ dịch lớn. Tổ chức giám sát và
thực hiện tốt các cơng tác tun truyền, phịng chống dịch bệnh, đặc biệt là

13



dịch Covid 19. Cơng tác chăm sóc sức khỏe cho người dân ngày càng được
tăng cường. Chất lượng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế được nâng cao, cơ
sở vật chất được đầu tư chuẩn hóa và hiện đại, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức
khỏe của nhân dân huyện Quỳnh Phụ và các vùng lân cận.

14


2CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Người dân tại 3 xã, thị trấn: An Bài, An Ninh, An Thanh thuộc huyện
Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:
- Địa

điểm: Nghiên cứu tiến hành tại 3 xã, thị trấn: An Bài, An Ninh, An
Thanh và Trường Đại học Y – Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Thời

gian:

Thời gian tiến hành nghiên cứu: từ tháng 6/2020 đến tháng 5/2021.
Thời gian tiến hành khảo sát: từ tháng 9/2020 đến tháng 02/2021.
2.3. Phương pháp nghiên cứu:
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu:
Thực hiện nghiên cứu mơ tả cắt ngang, để hồn thành mục tiêu đề ra,
nghiên cứu chia làm 2 giai đoạn:

- Giai

đoạn 1: Thu thập thông tin và số liệu: Tiến hành khảo sát, đánh
giá thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh và kiến thức người dân trên địa bàn
huyện Quỳnh Phụ.
- Giai

đoạn 2: Phân tích thơng tin và số liệu; kết luận xu hướng và
hướng đi trong tương lai. Sử dụng các kỹ năng: nghiên cứu tài liệu, xử lý số
liệu, phân tích thống kê, vẽ biểu đồ…
Mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu:
Mẫu là người dân sinh sống trên địa bàn 3 xã, thị trấn: An Bài, An
Ninh, An Thanh thuộc huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
Tiêu chuẩn lựa chọn: Người dân đồng ý tham gia khảo sát, tuổi từ 16
tuổi trở lên, có thời gian sinh sống tại địa phương ít nhất 3 tháng.


15


Tiêu chuẩn loại trừ: người dân không đạt những tiêu chuẩn trên hoặc
người không đủ hành vi năng lực dân sự.




Cách tính cỡ mẫu:

Theo tài liệu “Xác định cỡ mẫu nghiên cứu” của tác giả Nguyễn
Trương Nam – Viện nghiên cứu Y – Xã hội học, áp dụng công thức tính cỡ

mẫu với quần thể khơng xác định có số mẫu dưới 10000 và cho kết quả là các
biến rời rạc nhằm xác định một tỉ lệ khơng có sự so sánh:
n = Z² (1- ∝ ) .

.(1− )

2

²

Trong đó:
●n

là cỡ mẫu dùng cho nghiên cứu

●p

là tỷ lệ ước tính dựa trên các nghiên cứu trước đó, hoặc là nghiên

cứu thử
●d

là khoảng sai lệch cho phép giữa tỷ lệ thu được từ mẫu và tỷ lệ của

quần thể
● Z (1-



2


) phụ thuộc hệ số tin cậy (1- ∝) và được tra trong bảng tính

sẵn.
Theo “Phương pháp tính cỡ mẫu cho một nghiên cứu y học” của tác giả
Nguyễn Văn Tuấn – Viện nghiên cứu y khoa Garvan, Sydney, Australia thì hệ
số Z là hằng số chuẩn, lấy ra từ phân phối chuẩn phụ thuộc vào sai số d. Một
nghiên cứu bình thường chấp nhận sai sót 1-5%, ta coi sai số 3% nên d = 0,03
và Z = 1,96.
Trong quá trình nghiên cứu thử với 54 mẫu tại thị trấn An Bài xác định
được tỷ lệ người dùng thuốc kháng sinh đúng theo nguyên tắc chiếm khoảng
20% trong số những người tham gia khảo sát.
Do đó p = 0,2.
Thay vào công thức ta được:
N = 1,96².
= 683
0,2.(1−0.2)

16


Trên thực tế đề tài đã được thực hiện ở 3 xã, thị trấn: An Bài, An Ninh
và An Thanh, do vị trí địa lý 3 xã, thị trấn này nằm gần nhau, thuận tiện cho
quá trình lấy mẫu. Thị trấn An Bài có 5 thơn, xã An Thanh có 4 thơn, xã An
Ninh có 6 thơn, tổng cộng 15 thôn. Tiến hành lấy mẫu tại tất cả 15 thôn, mỗi
thơn 55 hộ, được 825 mẫu. Sau khi phân tích và xử lý số liệu, có 750 kết quả
khảo sát đạt yêu cầu.
- Xác

định biến số:


Danh sách các nhóm chỉ tiêu được thu thập qua phiếu khảo sát và được
trình bày qua bảng:
Bảng 2.1: Danh sách nhóm chỉ tiêu

Tên biến

Giới tính
Tuổi
Nghề nghiệp

Kiến thức về kháng
sinh
Kiến thức về kháng
kháng sinh
Thói quen sử dụng thuốc của người dân
Thực trạng sử dụng
thuốc
Thói quen tìm hiểu,
trau dồi kiến thức

17


×