Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây rau má (centella asiatica (l ) urb)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 60 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
------------------

ĐẶNG THỊ QUỲNH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ
THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY RAU MÁ
(Centella asiatica (L.) Urb)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC

HÀ NỘI - 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC



---------

---------

ĐẶNG THỊ QUỲNH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY RAU MÁ
(Centella asiatica (L.) Urb.)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC



Khóa: QH.2016.Y
Người hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Đức Lợi

HÀ NỘI - 2021


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Vũ Đức Lợi - Chủ nhiệm Bộ môn
Dược liệu - Dược học cổ truyền, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia
Hà Nội - người Thầy đã tận tâm hướng dẫn, hết lòng chỉ bảo và tạo mọi điều
kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành khố
luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các Thầy cô trong Bộ môn Dược liệu Dược học cổ truyền của Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu để
hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả quý Thầy cô, ban Giám hiệu
Trường Đại học Y Dược đã dạy dỗ, trang bị kiến thức, tạo điều kiện cho em
trong suốt 5 năm theo học tại trường.
Con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè những người đã
ln theo sát động viên, quan tâm và tạo điều kiện giúp tơi có thể hồn thành
khóa luận này.
Do kiến thức cịn hạn hẹp, thời gian nghiên cứu và thực hiện khóa luận
khơng dài nên Khố luận này của em khơng tránh khỏi thiếu sót. Em rất
mong nhận được những lời nhận xét, góp ý của Q thầy cơ để Khố luận tốt
nghiệp Dược sĩ của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin kính chúc các Thầy cơ sức khỏe, hạnh phúc, thành
công trong cuộc sống, vững bước trên con đường sự nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng


năm 2021

Sinh viên

Đặng Thị Quỳnh


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
DEPT

HMBC

ESI-MS

13

C-NMR

1

H-NMR
IR
(ppm)
J (Hz)
m/z
EtOAc
EtOH
MeOH

d
dd
s


br s
m


DANH MỤC HÌNH ẢNH
STT

Tên h
1

Hình 1.1: Hình ảnh một số lồi

2

Hình 1.2: Hình ảnh cây Rau má

3

Hình 1.3: Khung cấu trúc chung

4

Hình 1.4: Cấu trúc hợp chất 3-g

5


Hình 1.5: Một số sản phẩm từ R

6

Hình 3.1: Đặc điểm các cơ quan

7

Hình 3.2: Đặc điểm vi phẫu thân

8

Hình 3.3: Đặc điểm vi phẫu lá c

9

Hình 3.4: Đặc điểm vi phẫu cuố

10

Hình 3.5: Đặc điểm bột dược liệ

11

Hình 3.6: Sơ đồ chiết xuất các h

12

Hình 3.7: Sơ đồ phân lập các hợ


13

Hình 3.8: Cấu trúc hợp chất RM

14

Hình 3.9: Cấu trúc hợp chất RM

15

Hình 3.10: Cấu trúc hợp chất R


DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT
1

Bảng 3.1: Kết quả đ
trong lá cây Rau má

2

Bảng 3.2: Số liệu p
chất tham khảo

3

Bảng 3.3: Số liệu p
chất tham khảo


4

Bảng 3.4: Số liệu p
chất tham khảo


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.......................................................................... 2
1.1. Tổng quan về chi..................................................................................2
1.1.1. Vị trí phân loại chi..........................................................................2
1.1.2. Đặc điểm thực vật, phân bố của họ Hoa tán và chi Centella..........2
1.2. Tổng quan về loài.................................................................................5
1.2.1. Giới thiệu thực vật..........................................................................5
1.2.2. Đặc điểm thực vật...........................................................................5
1.2.3. Phân bố........................................................................................... 6
1.2.4. Thành phần hóa học........................................................................6
1.2.5. Tác dụng dược lý............................................................................8
1.2.6. Tác dụng và công dụng theo y học cổ truyền...............................11
1.2.7. Một số bài thuốc có Rau má.........................................................11
1.2.8. Một số sản phẩm từ Rau má trên thị trường.................................12
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........13
2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................13
2.1.1. Nguyên liệu.................................................................................. 13
2.1.2. Hóa chất, trang thiết bị................................................................. 13
2.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................14
2.2.1. Xử lý và bảo quản mẫu.................................................................14
2.2.2. Nghiên cứu đặc điểm hình thái.....................................................14
2.2.3. Nghiên cứu đặc điểm vi học.........................................................15

2.2.4. Phương pháp định tính các nhóm chất hữu cơ có trong lá cây Rau
má........................................................................................................... 15
2.2.5. Phương pháp chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc một số hợp
chất có trong lá cây Rau má................................................................... 19


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN..................................................21
3.1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật.......................................................... 21
3.1.1. Mơ tả đặc điểm hình thái..............................................................21
3.1.2. Đặc điểm vi phẫu thân..................................................................22
3.1.3. Đặc điểm vi phẫu lá......................................................................23
3.1.4. Đặc điểm vi phẫu cuống lá...........................................................24
3.1.5. Đặc điểm bột dược liệu................................................................ 24
3.2. Nghiên cứu thành phần hóa học.......................................................25
3.2.1. Kết quả định tính các nhóm chất bằng phương pháp hóa học......25
3.2.2. Kết quả chiết xuất, phân lập một số hợp chất trong lá cây Rau má
................................................................................................................ 26
3.2.3. Kết quả xác định cấu trúc của các hợp chất phân lập được..........29
3.3. Bàn luận.............................................................................................. 35
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................38
Kết luận......................................................................................................38
Kiến nghị....................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
Với điều kiện khí hậu và vị trí địa lý thuận lợi, nước ta có một hệ thực
vật vơ cùng phong phú và đa dạng. Từ xa xưa, ông cha ta đã biết sử dụng cây
cỏ trong tự nhiên làm thuốc phòng bệnh và chữa bệnh nhưng chủ yếu dựa vào

kinh nghiệm dân gian, có sự khác nhau giữa các vùng miền. Phần lớn các cây
thuốc ở Việt Nam chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ nhất là về thành
phần hóa học và tác dụng sinh học. Vì vậy đây sẽ là một hướng nghiên cứu sẽ
có nhiều triển vọng trong tương lai.
Cây Rau má (Centella asiatica L.) má thuộc chi Centella của họ
Apiaceae [1]. Ở Việt Nam, cây Rau má mọc hoang hoặc được trồng phổ biến
khắp nơi, cây thường được tìm thấy tại những chỗ ẩm mát [6]. Các tác dụng
sinh học chính của Rau má được cho là do các saponin triterpenoid chiếm ưu
thế, đặc biệt là asiaticosid, madecassosid, acid asiatic và acid madecassic [26],
các hợp chất phenolic và flavonoid cũng được chứng minh là có hoạt tính sinh
học cụ thể chống lại độc tính thần kinh và các rối loạn liên quan đến stress
oxy hóa. Rau má được biết đến như một loại cây thuốc có khả năng điều trị
nhiều loại bệnh [6, 26]. Cây có nhiều tác dụng đã được nghiên cứu như tăng
cường collagen giúp cải thiện quá trình chữa lành vết thương nhỏ, sẹo phì đại
và bỏng [26, 27], bảo vệ tim mạch, chống xơ vữa động mạch, hạ huyết áp, hạ
lipid máu, chống đái tháo đường, chống oxy hóa và chống viêm [28, 34]. Mặc
dù cây Rau má đã được biết tới từ rất lâu nhưng hiện nay vẫn có rất nhiều
cơng trình mới cơng bố về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của nó.
Để góp phần cung cấp những cơ sở tiền đề cho việc nhận biết và sử dụng có
hiệu quả cây Rau má làm thuốc ở Việt Nam, đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm
thực vật và thành phần hóa học của cây Rau má (Centella asiatica L.
Urb.)” được thực hiện nhằm mục tiêu như sau:
1.

Nghiên cứu được các đặc điểm thực vật và xác định được tên khoa
học của mẫu cây Rau má.

2.

Định tính được các nhóm chất hữu cơ có trong lá cây Rau má.


3.

Chiết xuất, phân lập, xác định cấu trúc một số chất từ lá cây Rau má.

1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về chi
1.1.1. Vị trí phân loại chi
Vị trí phân loại chi Centella được tóm tắt như sau [1]:
Giới Thực vật (Plantae)
Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida)
Phân lớp Thù du (Cornidae)
Bộ Ngũ gia bì (Araliales)
Họ Hoa tán (Apiaceae)
Phân họ: Mackinlayoideae
Chi: Rau má (Centella)
1.1.2. Đặc điểm thực vật, phân bố của họ Hoa tán và chi Centella
1.1.2.1. Đặc điểm thực vật
Họ Hoa tán là một họ lớn trong hệ thực vật trên Trái đất. Các cây trong
họ Hoa tán thường là cây thân thảo, có gióng rỗng và mấu. Lá đơn chia thùy
có khi chẻ thùy lông chim 1 hay nhiều lần, mọc cách, không có lá kèm,
thường có mùi thơm. Cuống phình ra hình bẹ ôm lấy thân [1, 3-6].
Hoa nhỏ, cụm hoa tán đơn hay tán kép (tán gồm nhiều tán), có lá hoa
tạo thành một vòng tổng bao. Hoa nhỏ đều hay không đều do cánh hoa các
hoa xung quanh phát triển lệch. Hoa lưỡng tính hay đơn tính; mẫu 5; 4 vòng.
Nhị đẳng số và xếp xen kẽ với cánh hoa. Bộ nhụy 2 lá nỗn dính ở mặt trong,

2 vịi tự do với đầu nhụy hơi phồng lên. Đỉnh bầu có đĩa mật loe [1, 3-6].
Quả bế thường có cánh dẹt do hai mảnh ghép lại, khi chín thì tách thành
2


2 quả bế dính nhau ở đỉnh [1].
Theo APG III, họ Hoa tán chia làm 4 phân họ [18]:
-

Apioideae với khoảng 400 chi, 3200 loài

-

Azorelloideae với khoảng 21 chi, 155 loài

-

Mackinlayoideae với khoảng 10 chi, 98 loài

-

Saniculoideae với khoảng 10 chi, 355 loài.

Chi Centella - Rau má thuộc phân họ Mackinlayoideae, gồm khoảng 20
loài.
Đặc điểm thực vật của chi Centella: cây cỏ mọc bị, lá mọc so le, phiến
lá hình thận, gân chân vịt, cụm hoa tán đơn gồm 1-5 hoa [4].
1.1.2.2. Phân bố
Trên thế giới họ Hoa tán có hơn 400 chi và 3800 loài, phân bố hầu như
khắp thế giới, nhất là vùng ôn đới núi cao. Việt Nam có khoảng 20 chi, trên

30 lồi, phần lớn được trồng để làm gia vị, hương liệu, lấy tinh dầu (Thìa là,
Rau mùi, Cần tây, Mùi tàu,…), làm thuốc [1].
Chi Centella có khoảng 40 lồi, phân bố ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt
đới nhất là ở Bắc Phi và Ostraylia [4, 7].


nước ta có một lồi Centella asiatica L. [10, 15].

3


Hình 1.1: Hình ảnh một số lồi thuộc chi Centella
1.1.2.3. Cơng dụng
Cơng dụng: Các lồi thực vật thuộc họ Hoa tán ở Việt Nam có khoảng
20 chi, trên 30 lồi, phần lớn được trồng để làm gia vị, hương liệu, lấy tinh
dầu (Thìa là, Rau mùi, Cần tây, Mùi tàu,…), làm thuốc [1].
Là thức ăn quan trọng, ví dụ như Cà rốt (Daucus carota), làm thuốc
(Angelica spp., Ligusticum spp.), làm gia vị (Eryngium foetidum, Coriandrum
sativum), là nguồn cung cấp nhựa, mỹ phẩm và cây làm cảnh [1, 4].

4


1.2. Tổng quan về lồi
1.2.1. Giới thiệu thực vật


Tên khoa học: Centella asiatica (L.) Urb., (Hydrocotyle asiatica L.

Trisanthus cochinchinensis Lour.) [6].



Tên nước ngồi: Phanok (Vientian), trachiek ktranh (Campuchia),

Indian pennywort (Anh), Centelle, Bévillacque (Pháp) [3, 5, 6].


Tên tiếng việt: Rau má, Tích tuyết thảo, Liên tiền thảo [6].



Họ: Hoa tán (Apiaceae hoặc Umbelliferae) [1].

1.2.2. Đặc điểm thực vật
Rau má là một lại cây thân thảo, cao 7-10 cm. Thân mảnh, mọc bị, hơi
có lơng khi cịn non, bén rễ ở các mấu [7]. Thân phân nhánh nhiều trên mặt
đất, thân gầy, nhẵn [6].
Lá mọc so le, nhưng thường tụ họp 2-5 cái ở một mấu, có cuống mảnh,
dài từ 3-5 cm có khi đến 7-8 cm [7], phiến hình thận hoặc gần trịn [3], mép
khía tai bèo rộng 2-4 cm trong những nhánh mang hoa và dài 10-12 cm trong
những nhánh thường [6].

Hình 1.2: Hình ảnh cây Rau má [6]

5


Cụm hoa hình tán đơn mọc ở nách lá gồm 1-5 hoa nhỏ không cuống
màu trắng hoặc phớt đỏ [3]. Hoa giữa khơng có cuống, tổng bao có 2 hoặc 3
mảnh hình trái xoan lõm, dạng màng, cánh hoa hình tam giác hoặc trái xoan;

nhị có chỉ nhị ngắn, bao phấn hình mắt chim; bầu hình cầu [7].
Quả màu nâu đen, đỉnh lõm, có 7-9 cạnh lồi, nhẵn hoặc có lơng nhỏ, có
vân mạng [7]. Quả dẹt rộng 3-5 mm có sống hơi rõ [6].
Sinh thái: Cây mọc thành đám trên các bãi hoang, bờ ruộng, ven đường,
dọc đường sắt, nơi ẩm mát, mùa ra quả kéo dài từ tháng 4 đến tháng 6 [3, 41].

1.2.3. Phân bố
Cây có nguồn gốc từ các khu vực ẩm ướt của các vùng nhiệt đới hoặc
cận nhiệt đới như Đông Nam Á. Sau đó, được di thực đến Ấn Độ, Sri Lanka,
Nam Phi và Madagascar, và cũng có mặt ở đơng nam Mỹ [3, 4]. Tại Việt
Nam, cây Rau má mọc hoang hoặc được trồng phổ biến khắp nơi. Cây thường
được tìm thấy tại những chỗ ẩm mát. Ngồi ra, người ta cịn tìm thấy cây Rau
má ở các nước nhiệt đới châu Á, Ostraylia, châu Phi và châu Mỹ.
1.2.4. Thành phần hóa học
Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học của Rau má, tuy
nhiên kết quả nghiên cứu chưa có sự thống nhất [6]. Tùy theo điều kiện tự nhiên
của khu vực hay mùa thu hái mà thành phần cũng như tỷ lệ các hợp chất hóa học
có trong cây Rau má có sự sai khác. Rau má chứa các hợp chất hóa học thuộc
nhiềm nhóm khác nhau [7]. Một số hợp chất được biết đến như: saponin,
alkaloid, flavonoid, saccharid, beta caroten, sterol, một số nguyên tố vi lượng
kim loại (Ca, Mg, P, Zn,…), các loại vitamin (B1, B2, B3, C, K) [2, 13].


Saponin: Phần trên mặt đất của cây Rau má có các saponin triterpen

5 vịng [40] và các sapogenin của chúng, chủ yếu thuộc nhóm ursan. Một số ít
thuộc nhóm oleanan và lupan. Các hợp chất triterpenoid thuộc nhóm ursan
được xem là hoạt chất chính trong Rau má. Cho đến nay đã có hơn 20 chất
6



được phân lập với hơn nửa trong số đó là các saponosid [8]. Các
saponin quan

trọng trong Rau má là: asiaticosid (madecassol), madecassosid, irahmosid,
brahmiosid [13].
Ngồi ra cịn có thankunisid, isothankunisid.
Các acid trong Rau má là acid asiatic, acid brahmic, acid isobrahmic.
Rau má khơng được chứa dưới 2% triterpen ester glucosid [12,
17].

Hình 1.3: Khung cấu trúc chung các hợp chất
Triterpenoid [7]
Acid asiatic
Asiaticosid
Acid madecassic
Madecassosid
• Alcaloid: Hydrocotylin có cơng thức phân tử C22H38O8N có nhiệt

độ
nóng chảy từ 210-212 ℃. Chất này cho các muối oxalat (độ chảy 295
℃), muối picrat (độ chảy 110-112 ℃), muối cloroclatinat (độ chảy
134-136 ℃) [11, 12].
• Tinh dầu: Phần trên mặt đất của cây Rau má mọc ở Malaysia

có 41

thành phần trong đó có 80% là các sesquiterpen và 10% là
gremacren-D. Cây Rau má mọc ở Srilanca chứa tinh dầu, trong đó
có α-copaen 14%, β-caryophylen 12%, trans-β-farnesen 53% và α-humulen

9% [7].


• Các hợp chất polyacetylen: Rau má

có chứ 14 hợp chất

polyacetylen, trong đó có 5 hợp chất đã được nhận dạng:
pentadeca-2, 9-dien-4, 6-diyn-1-ol acetat; 3, 8-diacetoxypentadeca -1, 9-dien-4,
6-diyn; 3-hydroxy-8-acetoxy pentadeca-1, 9-dien-4, 6-diyn; 3-hydroxy-10-acetoxypentadeca-1, 8-dien-4,
7


6-diyn và pentadeca-1, 8-dien-4, 6-diyn-3, 10-diol [7, 8].


Flavoloid: Các flavoloid bao gồm kaempferol, quercetin, 3-glucosyl

quercetin, 3-glucosyl kaempferol [12, 15].

Hình 1.4: Cấu trúc hợp chất 3-glucosyl quercetin [12]


Steroid: Các hợp chất steroid bao gồm: β-sitosterol, stigmasterol,

campestrol [12, 42].


Dầu béo: Các glycerin của các acid oleic, linoleic, lignocric,


palmitic, stearic, linolenic, elaidic [13].


Các acid amin: Acid glutamic, serin, alanin.



Các nhóm thành phần khác: Tanin, carotenoid, vitamin C,

oligosaccharid (centelose) [6-8, 12, 42].
1.2.5. Tác dụng dược lý
Các nghiên cứu in vitro và in vivo đã cho thấy cây Rau má có những
lợi ích quan trọng đối với sức khỏe như chống đái tháo đường, chữa lành vết
thương, kháng khuẩn, chống oxy hóa, tăng cường trí nhớ và các hoạt động
bảo vệ thần kinh [6, 8, 29].
Vào những năm 1940, các nhà khoa học đã bắt đầu tiến hành nghiên
cứu về tác dụng của cây Rau má. Nhờ những hoạt chất hóa học thuộc nhóm
saponins, triterpenoid Rau má được biết đến với những lợi ích sau:
➢ Đối với da

C. asiatica có hiệu quả trong việc điều trị các vết thương nhỏ [37], vết

8


thương phì đại cũng như bỏng, bệnh vẩy nến và xơ cứng bì. Cơ chế hoạt động
liên quan đến việc thúc đẩy tăng cường collagen giúp cải thiện quá trình chữa
lành vết thương nhỏ [26, 27, 37], sẹo phì đại và bỏng, đồng thời cải thiện độ bền
của da mới hình thành cũng như ức chế giai đoạn tăng sinh của sẹo lồi [25].
Một số nghiên cứu đã chứng minh dịch chiết từ Rau má có tác dụng kích

hoạt q trình phân chia tế bào và thúc đẩy sự tổng hợp collagen của các mơ liên
kết, giúp hình thành tế bào da mới, hỗ trợ làm lành vết thương. Chính nhờ sự
kích thích mau lên da non, Rau má được ứng dụng trong ngành mỹ phẩm với
mục đích xóa vết nhăn, làm chậm q trình lão hóa, làm đẹp da [26].
➢ Trị bệnh phong, lao

Hoạt chất asiaticosid có trong Rau má đã được chứng minh có hiệu quả
trong điều trị bệnh phong do làm tan lớp màng sáp bọc vi khuẩn phong, đồng
thời giúp tăng cường hệ miễn dịch chống lại nhóm chủng khuẩn này [7].
Asiaticosid và oxy-asiaticosid được dùng để điều trị một số thể bệnh lao [7, 23].
➢ Tác dụng đối với hệ tim mạch

Rau má chứa lượng lớn các chất có tác dụng chống tăng lipid máu, chống
oxy hóa đầy hứa hẹn [38], giúp ngăn ngừa mắc các bệnh lý về tim mạch. Đồng
thời, hoạt chất Bracoside A chiết xuất từ Rau má có tác dụng kích thích bài tiết
oxit nitric (NO) của mơ. Từ đó giúp làm giãn nở vi động mạch, hỗ trợ máu lưu
thông qua mô tốt hơn, giảm nhanh cơn đau tim. Song song q trình đó, chất độc
tích tụ trong cơ thể được đào thải ra ngoài dễ dàng hơn [28, 34].

Theo một nghiên cứu của Nyuk Jet Chong và Zoriah Aziz, C. asiatica
có thể có lợi cho việc cải thiện các dấu hiệu và triệu chứng của suy giãn tĩnh
mạch mạn tính [22].
➢ Giảm căng thẳng, tăng khả năng tập trung, cải thiện trí nhớ ở người

già

9


Hợp chất Bracoside B có trong Rau má có tác dụng lên hệ thần kinh

trung ương, làm tăng cường chất trung gian chuyển hóa giúp não bộ hoạt
động tốt hơn. Nhờ đó, tăng khả năng tập trung và hỗ trợ cải thiện trí nhớ ở
người cao tuổi. Bên cạnh đó, triterpenoid từ Rau má có cơng dụng tăng cường
chức năng thần kinh và giảm sự lo lắng, giúp giảm căng thẳng [23, 24].
➢ Điều trị ung thư

Các nghiên cứu gần đây đã phát hiện các thành phần hóa học có trong
Rau má có tác dụng giúp ổn định DNA, ngăn chặn tế bào biến tính thành ung
thư.
Đã có nghiên cứu chỉ ra C.asiatica có tác dụng chống oxy hóa, chống
lại các cytokin gây viêm và chết tế bào suy kiệt từ đó làm giảm tình trạng suy
kiệt do ung thư [20].


Một số tác dụng khác

Rau má có tác dụng làm giảm nhẹ cơn khó thở do dị ứng ở chuột lang
được tiêm kháng nguyên, kháng lại nọc độc rắn, nâng cao tỷ lệ sống, kéo dài
thời gian cầm cự của chuột đã tiêm nọc rắn hổ mang [7].
Nghiên cứu của Abas và các cộng sự đã chỉ ra rằng dịch chiết cồn của
cây Rau má có tác dụng kiểm sốt đường huyết và mỡ máu trên mơ hình
chuột béo phì bị tiểu đường [35].
Nước sắc Rau má có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn đối với tụ
cầu vàng và trực khuẩn mủ xanh, virus herpes II [13, 34, 36].
➢ Độc tính:

Khơng tìm thấy bằng chứng về độc tính cấp của Rau má khi nghiên cứu
trên chuột, tuy nhiên về lâu dài có ảnh hướng đến trong lượng cơ thể và lượng
tiêu thụ thức ăn của chuột [39]. Ngoài ra hợp chất asiaticosid làm giảm khả
năng sinh sản ở chuột nhắt cái. Rau má có tác dụng độc khi dùng liều rất lớn


10


hoặc dùng thời gian kéo dài. Rau má có thể gây nhức đầu chóng mặt, ở người
mẫn cảm có thể dẫn đến hôn mê [7].
1.2.6. Tác dụng và công dụng theo y học cổ truyền
Tính vị: vị hơi đắng, tính hàn [6].
Quy kinh: quy vào 3 kinh tỳ, can và thận [6].
Công năng: Thanh nhiệt trừ thấp, giải độc, tiêu sưng.
Chủ trị: Hoàng đản thấp nhiệt, tiêu chảy, thổ huyết, chảy máu cam, nhọt
độc sưng, tiểu tiện rắt buốt [6].
Tác dụng và cơng dụng: Theo Trung y, Rau má có tác dụng thanh nhiệt,
dưỡng âm, lợi tiểu, nhuận gan và giải độc. Thông thường, Đông y thường sử
dụng Rau má làm thuốc bổ và chủ trị các chứng bệnh như hư khí, rơm sẩy,
bạch đới, tả lỵ, mụn nhọt, chữa thổ huyết, sát trùng,…[3, 6].
Dân gian thường dùng Rau má trị cảm mạo phong nhiệt, thủy đậu, sởi,
sốt da mặt vàng, viêm họng, viêm khí quản, ho, viêm đường tiết niệu, đái rắt,
đái buốt, còn dùng trị thổ huyết, chảy máu cam, tả lỵ, khí hư bạch đới [6, 7,
11].
Rau má thường được dùng ăn sống hoặc ép lấy nước, pha đường uống
cho mát.
1.2.7. Một số bài thuốc có Rau má
Chè giải nhiệt: Rau má 15,3%, vỏ đậu xanh 15,3%, bạch biển đậu
15,3%, bạch môn đông 15,3%, sinh địa 9,18%, sa sâm 7,65%, lá tre 7,65%,
cam thảo 4,6%, bạch chỉ 2,26%. Hãm uống trong ngày.
Chữa tiêu chảy cấp tính: Rau má sao vàng 10 g, biển đậu 12 g, hoắc
hương, hương phụ, hạt mã đề mỗi vị 8 g, sa nhân 3 g gừng 2 g. Sắc uống ngày
một thang.


11


Chữa vàng da: Rau má 100 g, nhân trần hoặc bồ bồ, chi tử mỗi vị 30 g,
vàng đắng 3 g. Sắc uống ngày một thang [7].
1.2.8. Một số sản phẩm từ Rau má trên thị trường

Hình 1.5: Một số sản phẩm từ Rau má

12


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Nguyên liệu
Cây Rau má được thu hái tại xã Cẩm Chế, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải
Dương vào tháng 12 năm 2020. Mẫu lá được thu hái, phơi sấy, bảo quản trong
túi nilon kín, làm nguyên liệu cho các phản ứng định tính thành phần hóa học
và chiết xuất, phân lập hợp chất. Bảo quản, lưu mẫu tại: Bộ môn Dược liệu –
Dược học cổ truyền, Trường Đại học Y Dược, ĐHQGHN (số hiệu tiêu bản:
UMP-102021).
2.1.2. Hóa chất, trang thiết bị
2.1.2.1. Dung mơi, hóa chất
Hóa chất dùng trong tẩy nhuộm vi phẫu: nước javen, acid acetic, xanh
metylen, đỏ son phèn và nước cất,...
Các dung môi dùng để chiết xuất và phân lập: ethanol (EtOH), etyl acetat


(EtOAc), chloroform (CHCl3), n-hexan, metanol (MeOH), đicloromethan
(DCM),...
Các hóa chất dùng để định tính: H2SO4, NH3, NaOH, Mg, HCl, FeCl3,
Na2CO3, thuốc thử Liebermann, Baljet, Legal, Mayer, Bouchardat,
Dragendorff, Fehling A, B,…
Hóa chất dùng trong sắc ký cột: bản mỏng tráng sẵn pha thường
silicagel F254 (Merck), pha đảo RP-18 F254s (Merck), chất hấp phụ silicagel
pha thường (cỡ hạt 63-200 μm, Merck), acid sulfuric 10%/ethanol.
Các hóa chất đạt tiêu chuẩn phân tích.
2.1.2.2. Trang thiết bị
Kính hiển vi soi vi phẫu gắn camera: Meiji Infinity 1 (Nhật Bản) tại Bộ
môn Dược liệu - Dược học cổ truyền, Trường Đại học Y Dược, ĐHQGHN.
13


Kính hiển vi soi nổi gắn camera: Optika (Ý) tại Bộ môn
Dược liệu - Dược học cổ truyền, Trường Đại học Y Dược,
ĐHQGHN.
Các loại cột sắc ký, đèn tử ngoại tại Viện Dược liệu.
Máy đo phổ hồng ngoại (IR) FT-IR Spectrophotometer (Perkin
Elmer, Mỹ) tại Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt
Nam.

Máy đo phổ khối Agilent 1100 LC/MSD tại Viện Hóa học,
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Máy đo phổ cộng hưởng từ hạt nhân (1H-NMR,

13

C-NMR,


DEPT, HSQC, HMBC) Bruker AM500 FT-NMR tại Viện Hóa học, Viện
Hàn lâm Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam.
Một số các thiết bị khác.
2.2.

Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Xử lý và bảo quản mẫu
Mẫu dược liệu gồm dược liệu tươi và dược liệu đã phơi
khô sau khi thu hái. Dược liệu được bảo quản như sau:
Mẫu dược liệu cắt làm vi phẫu là mẫu tươi, sau khi có mẫu tiến
hành làm

ngay.
Mẫu dược liệu dùng để soi bột được sấy khơ, nghiền
thành bột, bảo quản trong lọ có nút kín, có ghi nhãn và để nơi
khơ ráo.
Mẫu dược liệu dùng để định tính, chiết xuất, phân lập,
nhận dạng cấu trúc hóa học được sấy ở nhiệt độ <50℃ trong
tủ sấy, bảo quản trong túi nilon kín, để nơi khơ ráo, tránh ánh
sáng mặt trời.
2.2.2. Nghiên cứu đặc điểm hình thái


Phân tích hình thái thực vật: mơ tả đặc điểm hình thái
theo phương pháp mơ tả phân tích.

14



×