Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành của sinh viên trường đại học y dược – ĐHQGHN về phòng chống dịch bệnh covid 19 năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (932.64 KB, 66 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

VŨ THỊ ÁNH

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC – ĐHQGHN
VỀ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19 NĂM 2020

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH Y ĐA KHOA

Hà Nội - 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

Người thực hiện: VŨ THỊ ÁNH

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ
VÀ THỰC HÀNH CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC –
ĐHQGHN VỀ PHỊNG CHỐNG DỊCH
BỆNH COVID-19 NĂM 2020

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH Y ĐA KHOA

Khóa: QH.2015.Y
Người hướng dẫn:
1.


2.

ThS. Nguyễn Thành Trung
ThS. Mạc Đăng Tuấn

Hà Nội - 2021


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành khóa luận này, em
đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của thầy cơ và bạn bè. Với lịng biết ơn sâu
sắc, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới:
Ban chủ nhiệm, thầy cô giáo Bộ môn Y Dược Cộng đồng và Y dự
phòng, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Em xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy/Cô Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ
trong hội đồng khoa học thông qua đề cương, hội đồng khoa học bảo vệ khóa
luận đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho em trong q trình nghiên cứu,
hồn chỉnh khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành y đa khoa.
Em xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới:
ThS. Nguyễn Thành Trung, người thầy kính u đã tận tâm dìu dắt,
giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
ThS. Mạc Đăng Tuấn, thầy đã luôn quan tâm, hết lịng giúp đỡ, chỉ bảo
ân cần trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn tới cha mẹ, anh chị em trong gia
đình, bạn bè đã động viên, chia sẻ với em trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Hà Nội, ngày tháng năm 2021


Vũ Thị Ánh


LỜI CAM ĐOAN
Em là Vũ Thị Ánh, sinh viên khoá QH.2015.Y, ngành y đa khoa, Trường
Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, xin cam đoan:
1.

Đây là luận văn do bản thân em trực tiếp thực hiện dưới sự hướng
dẫn của ThS. Nguyễn Thành Trung và ThS. Mạc Đăng Tuấn.

2.

Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.

3.

Các số liệu và thơng tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ
sở nơi nghiên cứu.

Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Tác giả

Vũ Thị Ánh


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN............................................................................... 3
1.1. Khái niệm – lịch sử COVID – 19.........................................................3
1.2. Dịch tễ học COVID – 19...................................................................... 5
1.3. Hậu quả, ảnh hưởng của dịch bệnh COVID – 19.................................6
1.4. Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID – 19......................9
1.5. Một số nghiên cứu liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành của
sinh viên y khoa đối với COVID – 19.........................................................14
1.5.1.

Nghiên cứu trên thế giới...............................................................14

1.5.2.

Nghiên cứu trong nước.................................................................17

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............20
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu..................................... 20
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................20
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................ 20
2.2. Phương pháp nghiên cứu và thu thập số liệu......................................20
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu...................................................................... 20
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu........................... 20
2.2.3. Công cụ thu thập số liệu............................................................... 21
2.2.4. Các biến số nghiên cứu.................................................................21
2.2.5. Sơ đồ nghiên cứu.......................................................................... 23
2.3. Xử lý số liệu........................................................................................24
2.4. Đạo đức nghiên cứu............................................................................25
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................ 27
3.1.Thực trạng kiến thức, thái độ của sinh viên Trường Đại học Y Dược –

ĐHQGHN về phòng chống dịch bệnh COVID – 19 năm 2020......................27
3.1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu....................................27
3.1.2. Kiến thức của sinh viên Trường Đại học Y Dược – ĐHQGHN về
dịch bệnh COVID – 19 năm 2020............................................................ 28


3.1.3. Thực trạng thái độ của sinh viên Trường Đại học Y Dược –
ĐHQGHN về phòng chống dịch bệnh COVID – 19 năm 2020................33
3.2. Thực trạng thực hành của sinh viên Trường Đại học Y Dược –
ĐHQGHN về phòng chống dịch bệnh COVID – 19 năm 2020..................35
Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................39
4.1. Thực trạng kiến thức, thái độ của sinh viên Trường Đại học Y Dược –
ĐHQGHN về phòng chống dịch bệnh COVID – 19 năm 2020..................39
4.1.1. Kiến thức của sinh viên Trường ĐH Y Dược – ĐHQGHN về
phòng chống dịch bệnh COVID – 19 năm 2020.......................................39
4.1.2. Thái độ của sinh viên Trường đại học Y Dược - ĐHQGHN về
phòng chống dịch bệnh COVID – 19 năm 2020.......................................44
4.2. Thực trạng thực hành của sinh viên Trường Đại học Y Dược –
ĐHQGHN về phòng chống dịch bệnh COVID – 19 năm 2020..................46
KẾT LUẬN.................................................................................................... 49
Kiến thức, thái độ của sinh viên Trường Đại học Y Dược – ĐHQGHN
về phòng chống dịch bệnh COVID – 19 năm 2020.....................................49
1.

1.1. Kiến thức của sinh viên Trường Đại học Y Dược – ĐHQGHN về
phòng chống dịch bệnh COVID – 19 năm 2020.......................................49
1.2. Thái độ của sinh viên Trường Đại học Y Dược – ĐHQGHN về
phòng chống dịch bệnh COVID – 19 năm 2020.......................................49
Thực trạng thực hành của sinh viên Trường Đại học Y Dược –
ĐHQGHN về phòng chống dịch bệnh COVID – 19 năm 2020..................50

2.

KIẾN NGHỊ...................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 52


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
: Đại học Quốc Gia
Đ
Hà Nội
H
Q
: Sinh viên
G
: World Health
H
Organization (Tổ
N
chức Y Tế thế giới)
S
: Trung tâm kiểm
V
sốt và phịng ngừa
W
dịch bệnh
H
O
C
D
C

SARS-CoV-2
: Severe
acute respiratory
syndrome coronavirus the
nd
2
RT-PCR
:
Realtime Polymerase
Chain Reaction


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Một số biến số nghiên cứu........................................................21
Bảng 2.2: Bảng điểm quy ước đánh giá mức độ hiểu biết kiến thức về
COVID – 19 và mức độ thực hành các biện pháp phịng chống dịch
bệnh...........................................................................................................25
Bảng 3.1. Thơng tin chung về đối tượng nghiên cứu................................28
Bảng 3.2. Mức độ hiểu biết các kiến thức cơ bản về COVID – 19
(n=653)......................................................................................................28
Bảng 3.3. Tỉ lệ trả lời đúng quy tắc 5K và 6 bước rửa tay của Bộ Y Tế .. 30

Bảng 3.4. Mối liên quan giữa mức độ hiểu biết chung các kiến thức về
COVID – 19 của sinh viên với giới tính...................................................31
Bảng 3.5. Mối liên quan giữa mức độ hiểu biết chung các kiến thức về
COVID – 19 của sinh viên với năm học...................................................32
Bảng 3.6. Mối liên quan quan giữa mức độ hiểu biết chung các kiến thức
về COVID – 19 với chuyên ngành............................................................33
Bảng 3.7. Mức độ thường xuyên cập nhật thông tin về COVID – 19 của
sinh viên....................................................................................................33

Bảng 3.8. Mức độ tuân thủ khuyến cáo về thực hành các biện pháp phòng
chống dịch.................................................................................................35
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa mức độ thực hành chung các biện pháp
phòng chống dịch COVID – 19 của sinh viên với giới tính.....................36
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa mức độ thực hành chung các biện pháp
phòng chống COVID – 19 của sinh viên với năm học............................. 37
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa mức độ thực hành chung các biện pháp
phòng chống dịch COVID – 19 của sinh viên với chuyên ngành.............38


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Mức độ hiểu biết chung các kiến thức về COVID – 19.......31
Biểu đồ 3.2. Thái độ của sinh viên đối với cơng tác phịng chống dịch
bệnh COVID – 19.....................................................................................34
Biểu đồ 3.3. Mức độ thực hành chung các biện pháp phòng chống dịch
COVID – 19..............................................................................................36


ĐẶT VẤN ĐỀ
Cuối tháng 12 năm 2019, một số ca biểu hiện viêm phổi virus chưa rõ
nguyên nhân lần đầu tiên được báo cáo tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc
[1]. Sau giải trình tự gen, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định tạm thời
với tên gọi 2019 – nCoV hay SARS-CoV-2 (tên tiếng anh là: Severe acute
respiratory syndrome coronavirus the 2nd) [2]. Bệnh do virus SARS-CoV-2
sau được gọi là COVID – 19. COVID – 19 gây ra đại dịch do tốc độ lây lan
nhanh chóng và chưa có bất kỳ biện pháp điều trị đặc hiệu nào [3]. COVID –
kể từ đó đã nhanh chóng lan rộng trên toàn thế giới và được WHO tuyên
bố là đại dịch toàn cầu vào ngày 11 tháng 3 năm 2020 [4].
19


Tính đến ngày 01 tháng 05 năm 2021, dữ liệu từ WHO đã cho thấy có
150 989 419 ca mắc COVID – 19, trong đó 3 173 576 trường hợp đã tử vong
[5]. Tại Việt Nam, theo thông tin từ trang chính thức của Bộ Y Tế, số ca mắc
COVID – 19 tính đến ngày 01 tháng 05 năm 2021 là 2 942 ca và tử vong 35 ca
[6]. Trước tình hình đó, Việt Nam đã triển khai các biện pháp quyết liệt nhằm
ngăn chặn sự xâm nhập, lây lan của dịch bệnh. Đảng, Chính phủ đã có nhiều chỉ
đạo quyết liệt và đúng đắn ngay từ rất sớm, mang lại hiệu quả trong cơng tác
phịng chống dịch bệnh. Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID – 19
được thành lập, thực hiện nhiều phương pháp, huy động sự vào cuộc của toàn bộ
các ban ngành, sự đồng lịng đồng sức của tồn dân. Cùng với sự nỗ lực kiểm
sốt dịch của các cấp chính quyền thì việc tăng cường hiểu biết, nhận thức về
phòng tránh COVID – 19 vô cùng quan trọng và cần thiết với mọi người dân.
Dịch bệnh ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó ngành giáo dục
chịu tác động không nhỏ, rất nhiều trường học từ mầm non, tiểu học đến trung
học, đại học đã cho học sinh, sinh viên nghỉ để tránh dịch, thay phương pháp
giảng dạy trực tiếp bằng phương pháp học trực tuyến. Thế nhưng, mang tính chất
đặc thù về ngành học, sinh viên y khoa là nhóm đối tượng cần tham gia vào việc
hỗ trợ phòng chống dịch, sinh viên y dược là những cán bộ y tế tương lai - những
người sẽ trực tiếp đi đầu trong cơng tác phịng chống các dịch bệnh xảy ra sau
này và sinh viên y khoa cũng là đối tượng ngày ngày thực hành lâm sàng tại
bệnh viện, là đối tượng có nguy cơ cao tiếp xúc với COVID
– 19. Trên thực tế, tại các quốc gia có số ca mắc lớn như Ý, Hoa Kỳ, Vương
1


quốc Anh, sinh viên Y khoa năm cuối đã được tham gia vào công tác phân
loại bệnh nhân để giảm gánh nặng sự quá tải nhân lực y tế [7]. Tính đến 27
tháng 05 năm 2020, đã có hơn 10.000 nhân viên y tế bị nhiễm virus và hơn
100 người tử vong do COVID – 19 [8].
Với vai trò là sinh viên khối ngành khoa học sức khỏe, việc trang bị

kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống dịch bệnh cho bản thân cũng
như cộng đồng là rất quan trọng. Đồng thời nếu có kiến thức, kĩ năng tốt, đối
tượng sinh viên y khoa nói chung hay sinh viên Trường Đại học Y Dược nói
riêng sẽ là kênh truyền thơng đóng góp khơng nhỏ để tun truyền cho mọi
người dân hiểu đúng về sự nguy hiểm của dịch và biết cách phòng chống khoa
học, hiệu quả. Trong thời gian vừa qua, đã có một số nghiên cứu về kiến thức
thái độ hành vi của sinh viên y trong dịch COVID – 19 trên thế giới, nhưng tại
Việt Nam những nghiên cứu nói về kiến thức thái độ và thực hành của sinh
viên y khoa trong đại dịch này cịn hạn chế. Chính vì những lý do trên, chúng
tơi tiến hành thực hiện đề tài: “Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành
của sinh viên Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc Gia Hà Nội về
phòng chống dịch bệnh COVID – 19 năm 2020” với 02 mục tiêu sau:
Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ của sinh viên Trường ĐH Y
Dược – ĐH Quốc Gia Hà Nội về phòng chống dịch bệnh COVID – 19
năm 2020
1.

Mô tả thực trạng thực hành của sinh viên Trường ĐH Y Dược –
ĐH Quốc Gia Hà Nội về phòng chống dịch bệnh COVID – 19 năm 2020
2.

2


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1.

Khái niệm – lịch sử COVID – 19
Ngày 8 tháng 12 năm 2019, thành phố Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc,

Trung Quốc báo cáo về một số trường hợp viêm phổi không rõ nguyên nhân.
Tương tự như những bệnh nhân SARS và MERS, những bệnh nhân này cho thấy
các triệu chứng của viêm phổi do virus, bao gồm sốt, ho và khó thở [9]. Ngày 31
tháng 12, Ủy ban Y tế thành phố Vũ Hán đã thông báo cho công chúng về một
đợt bùng phát viêm phổi không xác định được nguyên nhân, đồng thời báo cáo
cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về thông tin này. Trong vòng 1 tháng, dịch
bệnh đã lây lan ồ ạt đến khắp 34 tỉnh thành của Trung Quốc.

Hình 1.1. Các sự kiện chính của đợt bùng phát COVID – 19 [9]
Những cuộc khảo sát ban đầu đã cho kết quả vào ngày 09 tháng 01 năm
2020, virus mới này thuộc chi Betacoronavirus, lấy tên là coronavirus mới 2019
(2019-nCov). Coronavirus thuộc họ Coronaviridae, có đường kính 65–125 nm,
và chứa một sợi RNA có chiều dài từ 26 đến 32 kb. Coronavirus bao gồm một số
loại, chẳng hạn như alpha, beta, gamma, delta, SARS-CoV, H5N1 cúm A, H1N1
2009, và MERS-CoV [10]. Mức độ tương đồng về trình tự acid amin của SARSCoV-2 là 76,7–77,0% với SARS-CoVs từ cầy hương và người, 75–
3


97,7% so với coronavirus ở dơi và 90,7–92,6% với coronavirus tê tê. Sự
tương đồng về axit amin giữa SARS-CoV-2 và SARS-CoV là 73%. Vì thế,
dơi, tê tê là hai vật chủ được cho là liên quan nhất đến SARS-CoV-2 [11].

Hình 1.2. Cây phát sinh lồi của các trình tự gen có chiều dài đầy đủ của
SARS-CoV-2, SARSr-CoVs và các betacoronavirus khác [9]
Sau đó, Ủy ban Quốc tế về Phân loại virus (ICTV) đã đặt tên cho virus
này là SARS-CoV-2 vào ngày 11 tháng 2 năm 2020 và bệnh do SARS-CoV-2
gây ra sau này gọi là COVID – 19 [12].
SARS-CoV-2 kể từ đó đã nhanh chóng lan rộng trên tồn thế giới với
nhiều quốc gia và được WHO tuyên bố là đại dịch toàn cầu vào ngày 11 tháng 3
năm 2020 [4]. Theo WHO, tính đến ngày 01 tháng 05 năm 2021, trên thế giới

4


có 150 989 419 ca mắc COVID – 19, trong đó 3 173 576 trường hợp đã tử vong
[5].

Tại Việt Nam, theo thơng tin từ trang chính thức của Bộ Y Tế, số ca mắc

COVID – 19 tính đến ngày 01 tháng 05 năm 2021 là 2 942 ca và tử vong 35 ca

[6].
1.2.

Dịch tễ học COVID – 19
Sự khởi phát ca bệnh đầu tiên vào ngày 8 tháng 12 năm 2019, được cho

rằng có liên quan dịch tễ học với một chợ hải sản ở thành phố Vũ Hán, Trung
Quốc. Nơi này không chỉ buôn bán hải sản mà còn cả động vật sống, gia cầm và
động vật hoang dã [13]. Sau đó, một nghiên cứu từ Pháp đã phát hiện SARSCoV-2 bằng phương pháp RT- PCR trong một mẫu lưu trữ từ một bệnh nhân bị
viêm phổi vào cuối năm 2019, cho thấy SARS-CoV-2 có thể đã lây lan ở đó sớm
hơn nhiều so với thời điểm bắt đầu bùng phát. Vì thế, có ý kiến cho rằng chợ hải
sản ở Vũ Hán không phải là nguồn lây nhiễm SARS-CoV-2 ban đầu. Đã có đồn
chun gia của Tổ chức Y tế Thế giới WHO được cử tới làm việc tại Vũ Hán thời
điểm tháng 03 năm 2020 để điều tra về dịch bệnh này. Ông Peter Ben Embarek,
trưởng đồn điều tra cho biết, chưa có bằng chứng để chắc chắn về ca bệnh đầu
tiên và nơi đầu tiên khởi phát dịch bệnh, cần kiểm tra lại các mẫu máu trên khắp
Trung Quốc, Ý và Pháp [14]. Tuy nhiên, báo cáo ban đầu riêng lẻ này không thể
đưa ra câu trả lời chắc chắn về nguồn gốc của SARS-CoV-2 mà cần có nhiều
nghiên cứu xác thực hơn.


Theo thống kê, mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm COVID – 19, mức độ có
thể từ nhẹ tới nặng. Ngồi ra, đã có ca bệnh báo cáo về sự lây nhiễm COVID19 qua nhau thai từ mẹ sang con [18].
Các triệu chứng phổ biến của COVID – 19 bao gồm sốt, ho và khó thở.
Các triệu chứng ít phổ biến hơn bao gồm đau đầu, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau
ngực, ớn lạnh. Ở Ý đã có báo cáo ca bệnh gặp triệu chứng rối loạn khứu giác, vị
giác [9]. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 02 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc
nguồn bệnh. Khi khởi phát, COVID – 19 gây sốt, tổn thương đường hô hấp.
Trường hợp nặng, gây viêm phổi, dẫn đến tổn thương nhiều cơ quan khác trong
cơ thể khiến bệnh nhân tử vong, đặc biệt là các trường hợp có bệnh nền. Trong
một báo cáo về 72 314 trường hợp mắc ở Trung Quốc, 81% trường hợp được
phân loại là nhẹ, 14% trường hợp nặng phải thở máy trong phòng
5


chăm sóc đặc biệt (ICU) và 5% nguy kịch (tức là bệnh nhân bị suy hô hấp, sốc
nhiễm trùng và / hoặc rối loạn chức năng cơ quan hoặc suy đa tạng) [9, 19].
COVID – 19 dễ lây từ người sang người thông qua tiếp xúc với dịch cơ
thể của người bệnh. Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một
vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi và mắt họ. Những
người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất
thải của người bệnh.
Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt
tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm.
1.3.

Hậu quả, ảnh hưởng của dịch bệnh COVID – 19

Đại dịch COVID – 19 đã dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng về người trên
toàn thế giới và đặt ra thách thức chưa từng có đối với hệ thống y tế, vấn đề
cung cấp thực phẩm, vấn đề ổn định kinh tế và vấn đề giáo dục.

Vấn đề kinh tế, COVID – 19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh
tế tồn cầu và thị trường tài chính. Đại dịch COVID – 19 tác động trực tiếp
đến mức độ sản xuất của doanh nghiệp và thu nhập của cá nhân gia đình do
mất việc, giảm sức khỏe, giảm năng suất lao động, làm việc tại nhà để thực
hiện các biện pháp giãn cách phòng chống COVID – 19. Ví dụ, tại Trung
Quốc, chỉ số sản xuất trong tháng 2 năm 2020 đã giảm hơn 54% so với giá trị
của tháng trước. Gần một nửa trong số 3,3 tỉ lực lượng lao động toàn cầu đối
mặt với nguy cơ thất nghiệp [20]. Ngoài tác động đến các hoạt động kinh tế
sản xuất, người tiêu dùng thường thay đổi hành vi chi tiêu, chủ yếu do thu
nhập tài chính giảm. Các ngành dịch vụ như du lịch, khách sạn, giao thông
vận tải bị thiệt hại đáng kể do lượng khách du lịch giảm. Việc giảm thiểu rủi
ro kinh tế trong bối cảnh hạn chế giao thương vận tải giữa các quốc gia như
hiện nay là vơ cùng khó khăn.
Đại dịch COVID – 19 cũng tác động tiêu cực tới vấn đề an sinh, an ninh
xã hội. Đại dịch đã và đang ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống an ninh lương thực
trên tồn cầu. Việc đóng cửa biên giới, hạn chế thương mại, các biện pháp giãn
cách xã hội ngăn cản nông dân tiếp cận thị trường, bao gồm cả việc nguyên liệu,
bán ra sản phẩm của họ, do đó làm gián đoạn chuỗi cung ứng thực phẩm,
6


làm giảm khả năng tiếp cận với chế độ ăn lành mạnh. Đại dịch đã làm mất đi
công ăn việc làm, đặt hàng triệu lao động vào nguy cơ. Khi những người trụ
cột gia đình mất việc làm, ốm đau hoặc chết, vấn đề sinh sống cơ bản của
người vợ, những đứa con cũng bị đe dọa, điều này ảnh hưởng tới hạnh phúc
gia đình, tình trạng bạo lực gia đình gia tăng, đặc biệt là đối với những người
ở nhóm thu nhập thấp [33]. Ngồi việc kìm kẹpcuộc sống, thay đổi các mối
quan hệ xã hội, COVID – 19 cịn tác động khơng nhỏ tới sức khỏe tâm thần
của con người. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Oxford đăng
trên tạp chí Lancet Psychiatry hồi tháng 11 năm 2020, khoảng 20% bệnh nhân

COVID – 19 gặp các rối loạn tâm thần sau ba tháng mắc bệnh. Lo âu, trầm
cảm, mất ngủ là những tình trạng phổ biến nhất. Nỗi lo sợ bị nhiễm COVID –
19 còn làm trầm trọng thêm các triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế
(OCD) ở những người đã được chẩn đoán mắc hội chứng này trước đó. Để
giải tỏa căng thẳng, nhiều người tìm đến các chất kích thích như ma túy và
rượu. Đây là một hệ lụy khác do COVID – 19 gây ra.
Đại dịch COVID – 19 tạo ra thách thức không nhỏ với ngành giáo dục
trong bối cảnh giãn cách xã hội nhưng vẫn cần đảm bảo giáo dục toàn diện và
chất lượng. Trong thời gian dừng hoạt động học tập trực tiếp tại trường từ tháng

năm 2020 đến tháng 05 năm 2020, ước tính đã tác động tới 21,2 triệu trẻ
em trên cả nước. Trong một cuộc điều tra của tổ chức Liên hợp Quốc tại Việt
Nam, một nửa số người được phỏng vấn cho biết con họ giảm thời gian học,
học không tập trung hoặc hầu như không học trong thời gian nghỉ tại nhà [33].
2

Phương pháp dạy học trực tuyến cũng cịn gây nhiều khó khăn với phụ huynh
và học sinh ở thời gian đầu. Đặc biệt, trẻ em vùng dân tộc thiểu số và trẻ em
khuyết tật bị tác động nặng nề hơn so với nhóm trẻ em khác do khó khăn
trong điều kiện tiếp cận công nghệ học tập mới.
Vấn đề sức khỏe toàn cầu và áp lực lên hệ thống y tế là vấn đề lớn cần
quan tâm. Tính đến ngày 01 tháng 05 năm 2021, dữ liệu từ WHO đã cho thấy có
150 989 419 ca mắc COVID – 19, trong đó 3 173 576 trường hợp đã tử vong

Tại Việt Nam, theo thơng tin từ trang web chính thức của Bộ Y Tế, số ca
mắc COVID – 19 tính đến ngày 01 tháng 05 năm 2021 là 2 942 ca và tử vong
35 ca [5]. Những thiệt hại về người là vô cùng to lớn và không thể bù đắp.
[5].

7



Về vấn đề hệ thống y tế, cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh trong thời kì
dịch bệnh. Ngồi tác động trực tiếp từ COVID – 19 tới người bệnh, những
người đang điều trị bệnh mãn tính cần được theo dõi, điều trị định kì tại bệnh
viện cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, những chương trình sàng lọc bệnh tật
cộng đồng như ung thư vú, ung thư đại trực tràng cũng bị tạm dừng. Dịch vụ
điều trị bị gián đoạn ở nhiều quốc gia. Hơn một nửa (53%) quốc gia được
khảo sát đã gián đoạn một phần hoặc hoàn toàn các dịch vụ điều trị tăng huyết
áp; 70% dịch vụ tiêm chủng định kỳ ở các nước chịu tác động từ dịch COVID
– 19; 49% điều trị bệnh tiểu đường và các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu
đường; 42% cho điều trị ung thư, và 31% cho các trường hợp khẩn cấp về tim
mạch [21]. Dịch vụ phục hồi chức năng đã bị gián đoạn ở gần 2/3 (63%) quốc
gia, mặc dù phục hồi chức năng là chìa khóa để phục hồi sức khỏe sau khi bị
bệnh nặng do COVID – 19. Tại Việt Nam, người cao tuổi, người mắc bệnh
không lây nhiễm như bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn
tính, ung thư, bệnh thận giai đoạn cuối… bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn bởi tác
động của dịch bệnh COVID – 19. Hệ thống y tế đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi
gánh nặng kép các bệnh truyền nhiễm và không lây nhiễm. Ở cấp độ cộng đồng,
người dân bắt đầu có những thay đổi trong việc sử dụng dịch vụ y tế từ tháng 04
năm 2020. Theo một khảo sát của Liên Hợp Quốc ghi nhận, số lượng người dân
tới thăm khám của bệnh viện đa khoa Hải Phòng giảm 80%. Người dân hạn chế
tới bệnh viện và những nơi đông người để giảm nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Từ
tháng 03 tới tháng 04 năm 2020, số lượng trẻ em dưới 5 tuổi đến thăm khám tại
các trung tâm y tế cộng đồng giảm 48%, số trẻ em được tiêm chủng giảm 75%
và số phụ nữ mang thực hiện đều đặn công tác tiền sản giảm 20% [20]. Tình
trạng giảm các hành vi tìm kiếm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe gây ảnh hưởng
tới sức khỏe và tính mạng người dân vì tình hình bệnh tật có thể nặng lên do
người bệnh khơng được theo dõi, xử trí kịp thời và đúng cách.


Theo dõi tình hình các quốc gia trong khu vực. Tại Thái Lan, ngày 18
tháng 04 năm 2021 ghi nhận số ca mắc mới COVID – 19 ở mức cao nhất từ
đầu dịch với 1767 ca cùng 2 ca tử vong, đưa tổng số ca mắc ở nước này lên
42352 ca, trong đó 101 ca khơng qua khỏi. Thái Lan đã đóng cửa các đường
bay nội địa, hệ thống y tế đang có nguy cơ q tải khi tình hình số ca nhiễm

8


tăng lên, một số người dân đã lên mạng xã hội để kêu gọi tìm giường bệnh
cho gia đình và bạn bè, những lời kêu gọi này làm dấy lên lo ngại hệ thống y
tế của đất nước đang bị đẩy đến giới hạn [22]. Ngày 24 tháng 03 năm 2021,
Bộ Y Tế Ấn Độ cho biết trong vòng 24 giờ, nước này đã ghi nhận 332 730 ca
mắc COVID mới và 2 263 ca tử vong. Tổng số ca mắc tính đến ngày 01 tháng
05 năm 2021 là 19 164 96 ca và tử cong 211 853 trường hợp. Ramanan
Laxminarayan, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Dịch bệnh tại New Delhi, cho
biết: “Mọi thứ đã vượt khỏi tầm kiểm sốt. Ơxy cạn kiệt. Rất khó để tìm
giường bệnh. Khơng thể làm xét nghiệm vì phải chờ đợi hơn một tuần lễ. Hệ
thống y tế rất đang chịu rất nhiều áp lực”. Các phương tiện truyền thông mô tả
xác người chết vì COVID – 19 được nhìn thấy khắp nơi ở thủ đơ New Delhi,
nơi được ghi nhận trung bình 5 phút có 1 ca tử vong [23]. Trước tình hình
diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên thế giới, Việt Nam cần hết sức cảnh
giác, người dân không thể chủ quan, cần thực hiện nghiêm các biện pháp
phòng chống dịch bệnh mà Chính phủ và Bộ Y Tế đã ban hành.
1.4.

Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID – 19

COVID – 19 ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng
lây truyền từ người sang người. Virus lây từ người này sang người kia thông

qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan
của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị
phơi nhiễm.
Đối phó với dịch bệnh, Đảng, Chính phủ và các cơ quan chức năng đã
khẩn trương vào cuộc, chỉ đạo quyết liệt và kịp thời, đồng bộ các giải pháp
phòng chống COVID – 19 ngay từ khi dịch xuất hiện, huy động các cấp các
ngành và kêu gọi, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Bộ Y Tế đã đưa ra các biện pháp phòng chống sự lây lan của COVID –
và khuyến cáo người dân nghiêm túc thực hiện. Quy tắc 5K bao gồm 5
biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID – 19 Khẩu trang – Khử khuẩn –
Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế, cụ thể là:
19

9


Khẩu trang: Đeo khẩu trang thường xuyên tại nơi công cộng,
nơi tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu
cách ly.
1.

Khử khuẩn: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung
dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/ vật dụng thường xuyên tiếp xúc
(tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…). Giữ vệ sinh,
lau rửa và để nhà cửa thơng thống.
2.

3.

Khoảng cách: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.


4.

Không tụ tập đông người.

Khai báo y tế: thực hiện khai báo y tế trên App NCOVI; cài
đặt ứng dụng BlueZone tại địa chỉ để
được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID – 19.
5.

10


Hình 1.3: Thơng điệp 5K của Bộ Y Tế [6]
Một yếu tố không thể không nhắc đến để đạt được hiệu quả phịng chống
dịch bệnh, đó là sự phát huy tốt vai trị của cơng tác giáo dục, truyền thơng. Tại
Việt Nam, với mục tiêu truyền thông “Kịp thời - Minh bạch - Chính xác và Tin
11


cậy”, cơng tác thơng tin, tun truyền về phịng chống COVID – 19 được
triển khai hiệu quả trên tất cả các phương tiện truyền thơng như trên báo chí,
tin nhắn điện thoại, mạng xã hội, các ứng dụng trên nền tảng internet, truyền
thông trực tiếp trong cộng đồng…
Bộ Y Tế đã huy động lực lượng nhân viên y tế, phối hợp cùng các cơ
quan chức năng tại địa phương thực hiện tuyên truyền, nhằm nâng cao kiến
thức, hiểu biết, trách nhiệm và khả năng thực hành những biện pháp để người
dân bảo vệ bản thân, gia đình khỏi dịch bệnh. Vai trị truyền thơng của các
tuyến y tế cơ sở có điều kiện gần dân, sát dân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Khuyến cáo của các chuyên gia, bác sĩ được cập nhật liên tục trên các

phương tiện truyền thông. Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông cho
biết, từ ngày 1/2 đến 31/5/2020, báo chí đã đăng tải tổng số 560.048 tin, bài
về dịch COVID – 19, trong đó, về sắc thái, tin tích cực chiếm tỉ lệ 41,96%.
Khi Việt Nam bước sang trạng thái “bình thường mới”, tỉ lệ tin bài liên quan
đến dịch COVID – 19 vẫn được các cơ quan báo, đài tiếp tục duy trì từ 2840% tỉ lệ tin, bài về phục hồi, về chiến sỹ áo trắng, cán bộ, chiến sỹ quân đội,
công an gác dọc biên giới, phát triển kinh tế nhưng khơng chủ quan trong
phịng chống dịch bệnh. Trong 5 tháng đầu năm 2020, trên không gian mạng
Việt Nam có gần 17 triệu đề cập (dịng trạng thái, bình luận) liên quan tới tình
hình dịch COVID – 19 ở Việt Nam [24].
Đảng, Chính phủ và Bộ Y Tế đã áp dụng các biện pháp phòng chống
dịch dựa trên những vấn đề có tính ngun tắc, định hướng chiến lược của
trung ương, giao trách nhiệm cho các địa phương trên tinh thần “4 tại chỗ” và
phát huy đầy đủ trách nhiệm, thẩm quyền của UBND, chủ tịch UBND các
tỉnh/thành phố, trưởng Ban Chỉ đạo các tỉnh/thành phố. Các địa phương căn
cứ vào các hướng dẫn chun mơn để có các biện pháp chống dịch cần thiết,
phù hợp với từng giai đoạn.
Giai đoạn đầu: từ ca mắc đầu tiên xác định ngày 23 tháng 01 năm 2020 và
sau đó là các ca về từ thành phố Vũ Hán - Trung Quốc, người nhập cảnh vào Việt
Nam và người trở về từ các quốc gia đang có dịch ở Châu Âu, Châu Mỹ,… Ngày
6 tháng 02 năm 2020, nhiều địa phương quyết định cho học sinh nghỉ

12


học để phòng chống dịch. Tới ngày 12 tháng 02 năm 2020, Vĩnh Phúc quyết
định cách ly toàn bộ xã Sơn Lơi (huyện Bình Xun, Vĩnh Phúc) để ngăn
chặn dịch bệnh lây lan. Ngày 17 tháng 03 năm 2020, Thủ tướng đã quyết định
tạm dừng cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, lực lượng
quân đội kiểm soát chặt chẽ biên giới, đồng thời thực hiện cách ly tập trung
14 ngày đối với mọi trườn g hợp nhập cảnh. Nhiều biện pháp mạnh mẽ đã

được thực hiện trong giai đoạn 1 của dịch bệnh theo chiến lược phát hiện sớm
nguồn lây, cách ly kịp thời, khoanh vùng nhanh, dập dịch triệt để [25].
Giai đoạn 2 ghi nhận từ cuối tháng 07 năm 2020 với các trường hợp mắc
mới tại thành phố Đà Nẵng và một số tỉnh, thành phố. Bộ Y Tế đã thiết lập Bộ
Chỉ huy tiền phương chống dịch tại Đà Nẵng; đồng thời huy động chuyên gia
giỏi đầu ngành và hơn 2000 cán bộ của các cơ sở y tế trung ương và địa phương
hỗ trợ Đà Nẵng, Quảng Nam và các tỉnh khu vực miền Trung chống dịch.

Giai đoạn 3 ổ dịch bùng phát tại Hải Dương, với sự xuất hiện của chủng
mới virus biến thể có khả năng lây nhiễm nhanh để phù hợp với tình hình thực
tế chống dịch, Bộ Y Tế đã chỉ đạo thực hiện hiệu quả chiến lược về truy vết
thần tốc, khoanh vùng nhanh, lấy mẫu xét nghiệm diện rộng, phong toả hẹp để
hạn chế tối đa tác động đến đời sống an sinh xã hội của người dân.
Hiện tại, Nhà nước tích cực thúc đẩy thiết lập trạng thái bình thường
mới, thực hiện mục tiêu kép, duy trì liên tục các hoạt động kinh tế, hỗ trợ thiết
thực cho người lao động mất việc làm bị giảm sâu thu nhập và hỗ trợ doanh
nghiệp trong sản xuất kinh doanh. Ngay cả khi thực hiện giãn cách xã hội vẫn
triển khai các biện pháp đảm bảo sản xuất kinh doanh, xuất nhập cảnh.
Chính vì thế, nước ta đạt được những thành cơng bước đầu rất quan
trọng, đó là số người nhiễm COVID – 19 và số người tử vong trên tổng số dân
thuộc nhóm thấp nhất thế giới. Chi phí cho cơng việc này là thấp so với nhiều
nước, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Thế nhưng, chặng đường đẩy lùi dịch bệnh COVID – 19 chưa dừng lại,
người dân không thể chủ quan với bệnh dịch bệnh mà vẫn cần hết sức đề cao
cảnh giác, tuân thủ quy định, khuyến cáo của Nhà nước.

13


Đối với ngành Y tế nói riêng, ngồi những mặt đã và đang làm tốt, đại

dịch COVID – 19 cũng nhắc nhở hệ thống Y tế cần nâng cao công tác y tế cơng
cộng, y tế dự phịng, cơng tác giáo dục tuyên truyền chăm sóc sức khỏe và nâng
cao năng lực tuyến y tế cơ sở để có thể sẵn sàng đương đầu với các thách thức
trong tương lai. Ngày 17 tháng 3 năm 2021, tại Hà Nội, Bộ Y Tế đã tổ chức “Hội
thảo về tăng cường tính bền vững và khả năng chống chịu của hệ thống Y tế Việt
Nam”. Hệ thống Y tế Việt Nam đã không ngừng nỗ lực để nâng cao hiệu quả
hoạt động, hướng đến mục tiêu công bằng, hiệu quả, chất lượng và bền vững,
đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của Nhân dân. Tuy nhiên, hệ thống Y tế
cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức với gánh nặng bệnh tật kép và vấn
đề già hóa dân số. Thực trạng này đòi hỏi hệ thống Y tế Việt Nam cần tiếp tục
được củng cố để đảm bảo sự phát triển bền vững và duy trì khả năng đáp ứng với
các khó khăn, thách thức trong tương lai.

1.5.

Một số nghiên cứu liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành của

sinh viên y khoa đối với COVID – 19
1.5.1. Nghiên cứu trên thế giới
- Về kiến thức của sinh viên y khoa với đại dịch COVID – 19:
Tác giả Ronald Olum cùng các cộng sự thực hiện thu thập số liệu từ 13
tháng 04 năm 2020 đến 19 tháng 04 năm 2020 trên 741 sinh viên y khoa từ năm
thứ nhất đến năm thứ năm, đã đưa ra đánh giá về kiến thức của sinh viên 9
trường Y khoa ở Uganda: 671 sinh viên (91%) có kiến thức tốt, đa số sinh viên

khoa xác định sốt, ho và khó thở là các triệu chứng lâm sàng chính của
COVID – 19 (lần lượt là 95%, 85% và 88%). Đa số các sinh viên năm cuối có
kiến thức tốt hơn so với các sinh viên năm nhất [4].
y


Tác giả Mohammad Hossein Taghrir cùng các cộng sự đã thu thập
thông tin từ ngày 26 đến ngày 28 tháng 2 năm 2020. Đối tượng tham gia là
sinh viên y khoa Iran (năm thứ 5-7), cỡ mẫu 240 sinh viên. Tỉ lệ trả lời đúng
các câu hỏi kiến thức về COVID – 19 trung bình là 86,96%. Trong đó, 79,6%
sinh viên có mức độ hiểu biết tốt, 13,8% sinh viên có mức độ hiểu biết trung
bình và 6,7% sinh viên có mức độ hiểu biết thấp [26].

14


Tác giả Harish Chandra Neupane thực hiện khảo sát về kiến thức liên
quan đến COVID – 19 trên 181 đối tượng là nhân viên y tế và sinh viên y
khoa trong một bệnh viện ở Nepal, từ 22 tháng 04 năm 2020 đến 28 tháng 04
năm 2020 cho kết quả: tổng số 35 (19,3%) người được hỏi có kiến thức "Tốt";
105 (58%) người được hỏi có kiến thức "Khá" và 41 (22,7%) người được hỏi
có kiến thức "Kém" về các khía cạnh khác nhau của COVID – 19. 166 người
(91,7%) người được hỏi trả lời đúng rằng theo khuyến nghị của CDC, thời
gian rửa tay ít nhất là 20 giây. 91,7% số người tham gia trả lời đúng về tiêu
chuẩn chẩn đoán xác định COVID – 19 [27].
Tác giả Pranav D Modi và các cộng sự thực hiện khảo sát về kiến thức của
sinh viên y khoa và nhân viên y tế tại vùng đô thị Mumbai, cỡ mẫu 1562 đối
tượng và thời gian thu thập số liệu từ ngày 12 đến ngày 19 tháng 3 năm 2020,
cho kết quả: Nhìn chung, có 71,2% số đối tượng trả lời đúng. Phương thức lây
truyền chính của virus là qua đường giọt bắn được 62% số người trả lời đúng.
75% số người được hỏi biết rằng đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn,
83% biết vệ sinh tay là phương pháp phòng chống lây nhiễm, tuy nhiên chỉ
52,5% số người được hỏi biết về phương pháp vệ sinh tay đúng cách [28].
Ashraf I. Khasawneh và các cộng sự thực hiện khảo sát 1404 sinh viên y
khoa ở Jordan về kiến thức liên quan đến COVID – 19 từ ngày 16 đến ngày 19
tháng 3 năm 2020, cho kết quả: một nửa số sinh viên cho rằng virus có thể lây

truyền qua thực phẩm bị ô nhiễm (53,3%), chỉ 38,6% cho rằng đường phân miệng khơng có khả năng là nguồn lây truyền. Hầu hết sinh viên đều đồng ý rằng
virus có khả năng lây truyền qua các tương tác vật lý trực tiếp như bắt tay
(93,7%), hôn (94,7%) hoặc tiếp xúc với bề mặt bị ô nhiễm (97,4%), 91% sinh
viên chắc chắn rằng virus lây qua đường giọt bắn [29]. Trong khi một số ít học
sinh (19,3%) tin rằng khẩu trang có tác dụng bảo vệ chống lại sự lây nhiễm
COVID – 19, thì 60,6% trong số họ tin rằng chỉ những người bị nhiễm COVID

– 19 mới nên đeo khẩu trang để giảm lây truyền.
Tác giả M. Saqlain thực hiện khảo sát vào ngày 25 tháng 3 năm 2020 đến
ngày 05 tháng 04 năm 2020, trên 377 đối tượng là bác sĩ, dược sĩ và y tá, từ tất
cả các cơ sở y tế ở Punjab, Parkistan đủ điều kiện tham gia cuộc khảo sát cho kết
quả: 93,2% số người tham gia có kiến thức tốt nhưng thú vị là dược sĩ
15


(94,7%, N = 179) có kiến thức tốt hơn bác sĩ (93,3%, N = 112) nhưng sự khác
biệt không đáng kể [30].
- Về thái độ của sinh viên y khoa với đại dịch COVID – 19:
Nghiên cứu của tác giả Ronald Olumcho kết quả 550 sinh viên các trường
Y ở Uganda (74%) có thái độ tích cực đối với việc phòng ngừa COVID
– 19. Sinh viên y khoa nữ cũng có thái độ tiêu cực hơn đáng kể (aOR 0,7, KTC
95% 0,5-1,0; P = 0,04) đối với việc phòng ngừa COVD – 19 hơn sinh viên nam.
Hầu hết những người tham gia đồng ý rằng họ sẽ đi kiểm tra tại cơ sở y tế nếu họ
tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm COVID – 19. Tổng cộng 80% (n = 592) sẵn sàng
tham gia điều trị bệnh nhân COVID – 19 khi được kêu gọi [4].

Ashraf I. Khasawneh và các cộng sự thực hiện khảo sát 1404 sinh viên
y khoa Jordan cho kết quả: 41,9% sinh viên được khảo sát cho biết họ sẽ
không quá căng thẳng nếu bản thân bị nhiễm bệnh, điều thú vị là 59 sinh viên
nói rằng nếu họ bị nhiễm bệnh, họ sẽ làm mọi cách để tránh bị cách ly (4,2%)

[29]. 3,1% sinh viên không quan tâm đến COVID – 19, 13,1% sinh viên quan
tâm ở mức độ thấp, 45,5% sinh viên quan tâm ở mức độ trung bình và 38,3%
quan tâm ở mức độ nhiều [29].
- Về thực hành của sinh viên y khoa với đại dịch COVID – 19:
Tác giả Ronald Olum đã khảo sát trên 741 sinh viên 9 trường Y khoa ở
Uganda cho kết quả: chỉ có 57% (n = 426) có thực hành tốt để phịng ngừa
COVID – 19. Đa số học sinh giữ khoảng cách an toàn (61% thực hiện tốt, 35%
thỉnh thoảng), đeo khẩu trang khi đi ra ngồi (23% ln ln, 38% thỉnh thoảng,
39% khơng thực hiện) và rửa tay đúng cách (48% luôn luôn, 48% thỉnh thoảng)

Sinh viên y khoa các năm cuối, sinh viên dược đều có kết quả thực hành
tốt hơn đáng kể so với các sinh viên còn lại.
[4].

Tác giả Mohammad Hossein Taghrir cùng các cộng sự đã thu thập thông
tin từ ngày 26 đến ngày 28 tháng 2 năm 2020. Đối tượng tham gia là sinh viên

khoa Iran (năm thứ 5-7), cỡ mẫu 240 sinh viên. Tỉ lệ thực hành các biện
pháp phịng ngừa trung bình đạt 94,47%; và 94,2% được đánh giá là thực hiện
tốt các biện pháp phòng ngừa [26].
y

16


×