Tải bản đầy đủ (.pptx) (42 trang)

Bai 29 Ca nuoc truc tiep chien dau chong Mi cuu nuoc 1965 1973

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.82 MB, 42 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Một số hình ảnh về đường Trường Sơn ..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Một số hình ảnh về đường Trường Sơn ..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Một số hình ảnh về đường Trường Sơn ..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Một số hình ảnh về đường Trường Sơn ..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THỦY NGUYÊN TRƯỜNG THCS THỦY TRIỀU .. Dạy học theo chủ đề tích hợp. ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN HUYỀN THOẠI ..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> NỘI DUNG CHỦ ĐỀ :. - Chủ đề 1 : Đặc điểm .vị trí địa lí của tuyến đường Trường Sơn.. ( Môn Địa lí ) - Chủ đề 2:Lịch sử hình thành ,vai trò của con đường Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ và sự đánh phá của đế quốc Mĩ trên tuyến đường này .( Môn Lịch Sử , Hóa học , Sinh học ) - Chủ đề 3: Con đường Trường Sơn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta hiện nay ( Địa lí ) - Chủ đề 4 :Đường Trường Sơn – niềm kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam đã đi vào thơ ca , nhạc , họa (Môn Ngữ Văn , Âm nhạc , Mĩ Thuật ).

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Chủ đề 1 : Đặc điểm ,vị trí địa lí của tuyến đường Trường Sơn..

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Trường Sơn Bắc gồm nhiều dãy núi song song nhau theo hướng tây bắc - đông nam. Đầu đại Cổ sinh, nơi mà nay là Trường Sơn Bắc vốn chỉ là một địa máng giữa khối nâng Kon Tum và khối Đông Bắc. Vận động uốn nếp Hercynia (250 triệu đến 400 triệu năm trước) đã tạo ra nếp uốn Trường Sơn Bắc dính liền vào khối Kontum. Trải qua những giai đoạn bóc mòn và xâm thực khác nhau trong quá khứ, Trường Sơn Bắc trở thành dãy núi thấp và có một số bề mặt san bằng. Dãy Trường Sơn Bắc chạy từ theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, càng về phía Nam dãyTrường Sơn càng sát bờ biển, có nhiều dãy núi đâm ngang thẳng ra biển như Hoành Sơn (giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình), và Bạch Mã(giữa Thừa Thiên -Huế và Quảng Nam).Sườn phía đông dốc, sườn phía tây thoai thoải. Đoạn từ Vinh (Nghệ An) vào đến Đà Nẵng bề ngang đồng bằng chỉ từ 40 km đến 60 km, chỗ hẹp nhất Đồng Hới(Quảng Bình) chỉ khoảng 37 km. Cao độ trung bình của dãy Trường Sơn Bắc khoảng 2.000 m, thỉnh thoảng có những đỉnh cao trên 2.500 m. Các đỉnh núi cao nhất là: Phu/Pu Xai Lai Leng (biên giới Việt-Lào, Nghệ An) 2711 m, Phu/Pu Ma (Nghệ An) 2194 m, Phu/Pu Đen Đin (Nghệ An) 1540 m, Rào Cỏ (biên giới Việt-Lào, Hà Tĩnh) 2235 m, Động Ngài (Thừa Thiên-Huế) 1774 m, Bạch Mã (ranh giới Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng) 1444 m.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Khối núi Kẻ Bàng ở tỉnh Quảng Bình cao tới 1178 m, có động Phong Nha được công nhận là Di sản văn hóa thế giới..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Các đỉnh núi cao trong dãy núi Trường Sơn Nam gồm: Ngọc Linh(2598 m) cao nhất Nam Trường Sơn và hơn mười ngọn khác cao trên 1200 m cùng thuộc khối núi Ngọc Linh, Ngọc Krinh (2025 m), Kon Ka Kinh (1761 m), Vọng Phu (2051 m), Chư Yang Sin (2405 m), Bon Non (1692 m), Chư Braian (1865 m), M'non Lanlen (1623 m), M'non Pantar (1644 m), và nhiều đỉnh khác.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Các vùng núi trong dãy Trường Sơn lạnh hơn và ẩm hơn so với vùng đồng bằng và sườn núi phía Đông và sườn núi có gió thổi vào thường nhận được nhiều mưa hơn là sườn phía Tây và sườn núi khuất gió. Ở toàn bộ khu vực cao nguyên Kon Tum và Đà Lạt, tại độ cao trên 1.000m lượng mưa thường ở mức hơn 2.000mm/năm và con số này tăng lên theo độ cao. Dọc theo rìa phía Đông của cao nguyên Đà Lạt, lượng mưa hàng năm lên đến 3.850mm và nói chung không có mùa khô. Nhiệt độ ở các vùng núi này ít thay đổi theo mùa và có thể khá lạnh; ở Đà Lạt nhiệt độ trung bình hàng năm là 18.2oC. Tại các độ cao lớn nhất, sương, sương mù và sương đọng góp phần tạo nên một trong những lượng mưa cao nhất ở Việt Nam. Trên đỉnh núi Bạch Mã ở độ cao 1.448m, lượng mưa trung bình là 8.000mm một năm. Cao nguyên Di Linh (vùng núi tận cùng phía Nam của khu vực này) nằm trong vùng bị chắn mưa của các núi Cardamom và núi Con Voi nằm ở phía Tây Nam của Campuchia và do đó có thời tiết khô hơn và thay đổi nhiều hơn theo.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Dân tộc Pacô. Dân tộc Bana.

<span class='text_page_counter'>(15)</span>

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Chủ đề 2:Lịch sử hình thành ,vai trò của con đường Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ và sự đánh phá của đế quốc Mĩ trên tuyến đường này.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Tháng 1/1959, Ban chấp hành TW Đảng họp Hội nghị lần thứ 15 (khoá II) đưa ra chủ trương lãnh đạo nhân dân miền Nam kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng, đưa cách mạng miền Nam đi từ khởi nghĩa từng phần đến tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Hội nghị TW 15 có ý nghĩa lịch sử to lớn, làm dấy lên cao trào “đồng khởi” ở Miền Nam, mở ra bước phát triển mới, chuyển cách mạng miền Nam sang một thời kỳ phát triển nhảy vọt. Để chi viện sức người, sức của cho cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam, Đảng ta đã quyết định tổ chức tuyến đường vận tải chiến lược đường Trường Sơn- đường Hồ Chí Minh trên bộ và trên biển..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Ngày 19/5/1959, tuyến đường vận tải quân sự chiến lược đường Trường Sơn ra đời. Đoàn 559 vinh dự được giao nhiệm vụ tổ chức tuyến chi viện chiến luợc này. Lực lượng ban đầu gồm 500 cán bộ chiến sĩ “quân đi tính từng người, hàng chuyển tính từng cân”, do Thượng tá Võ Bẩm chỉ huy. Điểm đầu tuyến đường là khu rừng Khe Hó- Bãi Hà, Do Linh, Quảng Trị- điểm khởi đầu cho một trận đồ bát quát giữa đại ngàn Trường Sơn. Đoàn vừa vận chuyển vừa mở đường hành quân. Với phương châm: "đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng" để đảm bảo bí mật tối đa..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Con đường có độ cao cao nhất và độ dài dài nhất: Con đường nằm trên dãy núi Trường Sơn kéo dài qua lãnh thổ ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Tại Việt Nam, đỉnh cao nhất là 2.178m Trước ngày mở chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, đường Trường Sơn có 5 trục dọc 21 trục ngang với tổng chiều dài là 18.710km, gồm cả 5.980km đường ngang và 5.020km đường vòng tránh. (Nguồn :Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam ).

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Ngăn chặn , đánh phá của đế quốc Mĩ. Ném bom rải thảm bằng B.52 ..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Dải chất độc màu da cam ..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> .Mỗi khi trái gió trở trời Lại thấy trong người đau buốt tim gan Sinh con nhiễm chất da cam Cười mà nước mắt rơi sang mắt người… ( Nỗi đau da cam – Phạm khắc Hỵ ).

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn . Trong các chiến dịch đánh phá từ năm 1965 đến năm 1972, Mỹ đã huy động khoảng 733.000 chuyến máy bay, đánh phá khoảng 152.000 trận; ném xuống các tuyến đường Trường Sơn gần 4 triệu tấn bom đạn. Hơn 20.000 bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân giao thông đã hy sinh; hơn ba vạn người bị thương, khoảng 14.500 xe - máy các loại, hơn 700 khẩu súng pháo bị hư hỏng; hơn 90.000 tấn hàng hóa bị đánh cháy...

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Nhân dân Hải Phòng chi viện sức người , sức của vì miền Nam ruột thịt ..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Đường Trường Sơn huyền thoại.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> La Thị Tám (sinh tháng 10 năm 1949 tại xã Vĩnh Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) là một nữ anh hùng Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, là nguyên mẫu nữ nhân vật trong bài hát "Người con gái sông La" của nhạc sĩ Doãn Nho. Năm 1967, lúc vừa tròn 18 tuổi, La Thị Tám gia nhập đội thanh niên xung phong và được biên chế vào đơn vị chủ lực Đại đội 2- Giao thông vận tải từ tháng 12-1967 đến tháng 8-1968, đóng tại xã Đồng Lộc. Bà được giao nhiệm vụ đứng trên một quả đồi cao, phía trái của ngã ba Đồng Lộc vào những lúc máy bay Mỹ ném bom để đếm số lượng bom kẻ thù trút xuống. Sau khi máy bay Mỹ vừa đi là La Thị Tám chạy xuống cắm tiêu đánh dấu cho công binh đến phát nổ. Suốt 200 ngày đêm ròng rã, bà đã đếm và cắm tiêu được một số lượng bom lớn: 1205 quả. Ngày 22 tháng 12 năm 1969 , bà được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân khi.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Huyền thoại về 10 cô gái ở ngã ba Đồng Lộc. Tiểu đội xếp hàng ngang Không thấy em về Cúc ơi Chín bạn đã quây quần Chỉ còn thiếu mình em thôi Em nằm nơi mô mịt mù khói lửa Đồng Lộc xác xơ cánh chim lìa bầy Cúc ơi em nằm nơi nào Lòng đất sâu thì lạnh lắm mà áo em lại mỏng Da em xanh và mái tóc còn xanh Về với anh Cúc ơi… Về đi thôi ơi Cúc ơi… Về tắm dòng sông trong Ngàn Phố Về ăn trái quýt đổ Sơn Bằng Cơm chiều chưa ăn Gối còn thêu dở Đồng đội đang chờ em Đũa găm mà cơm úp Đồng đội khóc tên em Cạn khô mà dòng lệ Ở đâu em ơi... Về thôi Cúc ơi… Nằm đâu em ơi… Về thôi Cúc ơi… ( Cúc ơi !- Yến Thanh ).

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Đường Trường Sơn huyền thoại Bằng những cố gắng không ngừng các chiến sĩ Trường Sơn đã mở được 1.200 km đường mới ở Đông Trường Sơn vào đến Lộc Ninh và 1.240 km đường được nâng cấp ở Tây Trường Sơn. Một số hệ thống các đường dọc, đường ngang, đường vòng tránh, đường ống xăng dầu, hệ thống kho dự trữ đã nối liền hậu phương miền Bắc với các chiến trường.. Hệ thống đường ống xăng dầu mới được xây dựng 1.311 km nối liền với hệ thống của cả nước 1.712 km bao gồm 113 trạm bơm, 46 kho dự trữ với hệ thống bể chứa khoảng 327.800m3. Ngày 17/1/1975, xăng dầu vận hành bằng đường ống đã vào tới Bù Gia Mập (Đông Nam Bộ)..

<span class='text_page_counter'>(29)</span>

<span class='text_page_counter'>(30)</span>

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Ta khẩn trương hoàn thành các mặt công tác chuẩn bị để sẵn sàng đánh địch, bảo vệ đường vận chuyển chiến lược và kho tàng. - Các lực lượng thuộc đoàn 559 tiếp tục kế hoạch chấn chỉnh về tổ chức, bổ sung nhiệm vụ để nhanh chóng phù hợp với yêu cầu chiến đấu trực tiếp: trang bị thêm súng đạn; rút bớt cán bộ, nhân viên cơ quan ở các binh trạm và kho ra để tổ chức thêm lực lượng chiến đấu; huấn luyện diễn tập theo phương án tác chiến; tăng thêm lực lượng phòng không để bảo vệ tuyến vận chuyển; tổ chức di chuyển sơ tán các kho tàng, chuyển hàng tránh xa các trọng điểm có thể đánh phá. - Tổ chức các chốt chặn ở các khu vực Cô-rôc, Cô-bôc, điểm cao 660,… - Các đơn vị chủ lực của binh đoàn 70 và sư đoàn 2 căn cứ vào nhiệm vụ tác chiến đã được phân công, lần lượt vào vị trí quy định. Một bộ phận lực lượng khẩn trương chiếm lĩnh vị trí chiến đấu, sẵn sàng đối phó với địch ngay, đề phòng địch có thể đánh ra trước hoặc trong khi ta đang triển khai đội hình chiến dịch. - Trung đoàn 24 của sư đoàn 304 đảm nhiệm chốt ở điểm cao 351, cầu Cha Ki trên trục Đường 9 để ngăn chặn địch từ Lao Bảo lên Bản Đông. - Các lực lượng của B5 cũng gấp rút triển khai bám địch và tích cực đánh địch. Từ ngày 4 tháng 2 năm 1971 đã có trận pháo kích đầu tiên và tiếp sau đó ta đã đánh nhiều trận phục kích vào quân Mỹ, VNCH đang cơ động trên đoạn đường Bộng Kho, Đầu Mầu, tập kích vào đội hình lữ đoàn 1 của sư đoàn 5 bộ binh cơ giới Mỹ làm nhiệm vụ bảo vệ phía sau cho VNCH ở các khu vực Kẽ Sóc, Ba lào, Bộng Kho. -Các lực lượng vũ trang ở miền Bắc, nhất là ở quân khu 4, đã nâng thêm một bước trình độ sẵn sàng chiến đấu toàn diện, quyết tâm đánh và tiêu diệt địch tại chỗ nếu chúng liều lĩnh tiến công ra quân khu 4 để phối hợp với chiến trường Đường 9 – Nam Lào..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> Bộ đội Việt Nam tiến công trên mặt trận đường 9 Nam Lào,đập tan hoàn toàn âm mưu của Mỹ ngụy chặt đứt đường mòn Hồ Chí Minh.. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng tại chỗ, các đơn vị chủ lực được phân công đã tích cực kịp thời đánh địch và đạt kết quả tốt. Ở cánh Nam: Khi địch đổ quân xuống chiếm dãy điểm cao Nam Đường 9, chúng đã bị các lực lượng tại chỗ diệt 8 đại đội, bắn rơi 40 máy bay lên thẳng, chặn đứng không cho địch chiếm các điểm cao Phu Ta Păng (639 và 229), bao vây áp sát địch ở các điểm cao 478, 923, 550, 532. Ở Đường 9: Các trung đoàn 24 và 102 kiên cường bám giữ chốt kết hợp cơ động đánh địch giải tỏa diệt trên 300 tên, phá hủy nhiều xe tăng thiết giáp. Ở Bản Đông: Các lực lượng bộ binh (trung đoàn 36), pháo binh, đặc công tiếp tục bao vây áp sát, tập kích tiêu hao tiêu diệt địch..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> Chủ đề 3 :Con đường Trường Sơn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta hiện nay.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> Sau khi chiến tranh kết thúc, trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Chính phủ đã giao cho Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu quy hoạch để hình thành trục dọc đường bộ xuyên Việt thứ hai (sau Quốc lộ 1A) ở phía Tây Tổ quốc với tên gọi ban đầu là “Xa lộ Bắc Nam”. Trong quá trình nghiên cứu, hoạch định và xây dựng đề án, nhiều ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương và cán bộ lão thành cách mạng bày tỏ nguyện vọng được đặt tên cho công trình Xa lộ Bắc Nam là “Đường Hồ Chí Minh”. Vì theo những người tâm huyết, đường Hồ Chí Minh không những từ lâu đã có tên gọi rất quen thuộc đối với nhân dân Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới cũng từng biết đến con đường này thông qua cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Việc lấy tên một vị Lãnh tụ vĩ đại, Anh hùng dân tộc và Danh nhân văn hoá thế giới để đặt cho một công trình lớn chạy suốt chiều dài đất nước là điều vô cùng xứng đáng. Hơn nữa đường Hồ Chí Minh từ Bắc vào Nam, từ Nam ra Bắc còn thể hiện ý chí của Bác “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi”. Chính vì vậy, công trình Xa lộ Bắc Nam đã được Đảng và Chính phủ đổi tên thành công trình “Đường Hồ Chí Minh”..

<span class='text_page_counter'>(35)</span>

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Công trình đường Hồ Chí Minh đã mang lại hiệu quả rõ rệt đối với cuộc sống của hàng chục triệu đồng bào các dân tộc, đặc biệt là các dân tộc ít người vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng trước đây; rút ngắn khoảng cách giữa miền ngược với miền xuôi, miền núi với đồng bằng; hỗ trợ Quốc lộ 1A khi giao thông bị ách tắc trong mùa mưa lũ; đảm bảo an ninh quốc phòng; góp phần thắng lợi vào công cuộc xoá đói, giảm nghèo và thúc đẩy mạnh mẽ sự nghiệp công nhiệp hoá, hiện đại hoá đất nước..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> Chủ đề 4 :Đường Trường Sơn – niềm kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam đã đi vào thơ ca , nhạc , họa….

<span class='text_page_counter'>(38)</span> Chính ở nơi gian khổ, hiểm nguy, cận kề với cái chết, con người lại luôn luôn lạc quan và sống những phút giây đẹp nhất, như nhà thơ Tố Hữu viết: " Ðường ra trận mùa này đẹp lắm Trường Sơn Ðông nhớ Trường Sơn Tây. Đó cũng là nguồn cảm xúc vô vận cho nhiều thế hệ văn nghệ sĩ, để từ đó cho ra đời những bài ca đẹp nhất, trở thành tiếng nói đồng điệu của hàng triệu con tim nhiều thế hệ. Qua lăng kính người nghệ sĩ, hình ảnh cao đẹp, thế giới nội tâm của người chiến sĩ cách mạng được hiện lên muôn màu muôn vẻ, đầy cảm xúc trữ tình, lung linh cùng với dải Trường Sơn trùng điệp.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê . Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng (Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật .).

<span class='text_page_counter'>(40)</span> Đêm ấy, trăng vằng vặc sáng rực cả đại ngàn. Thốt nghĩ cảnh Trường Sơn lúc này y hệt cảnh rừng Việt Bắc năm nào hồi kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ đã miêu tả trong bài thơ Cảnh khuya... thế là tôi liền rút cây bút, dưới ánh trăng viết lên lòng bàn tay mấy câu thơ đầu tiên - nhà thơ Nguyễn Trung Thu kể lại. ( Tin tức Online ).

<span class='text_page_counter'>(41)</span> Tại khu căn cứ Nước Trong, xe tăng 847 bị trúng đạn địch và Lê Duy Ứng bị hất tung ra khỏi xe. Khi tỉnh dậy, trước mắt ông là một màu tối đen. Giữa phút giây mong manh của sự sống và cái chết, Lê Duy Ứng nghĩ tới Bác Hồ. Bằng sự tưởng tượng và sự ngưỡng mộ từ trái tim đầy nhiệt huyết của người lính, lấy ngón tay làm ngòi bút, ông đã vẽ chân dung Bác cùng với lá cờ Tổ quốc, cờ Đảng và ghi đậm dòng chữ: “Ánh sáng niềm tin! Con xin nguyện dâng Người tuổi thanh xuân” bằng chính dòng máu đang chảy từ đôi mắt vừa trúng đạn của mình. Tượng Bác trên đỉnh Trường Sơn ( Họa sĩ Lê Duy Ứng ) ( Lăng kính văn hóa ).

<span class='text_page_counter'>(42)</span> - Niềm tự hào của dân tộc Việt Nam . - Trường Sơn đã đi vào các loại hình nghệ thuật.. Chủ đề 4 Chủ đề 2. - Lịch sử hình thành . - Ngăn chặn và đánh phá của Mĩ . - Đường Trường Sơn huyền thoại . - Thắng lợi của ta .. Chủ đề 3 - Con đường GTVT . - Góp phần phát triển KT, VH , XH , AN , QP.. Chủ đề 1. Đường Trường Sơn huyền thoại.. -. Vị trí , giới hạn . Đặc điểm địa hình. -Khí hậu. Dân cư ..

<span class='text_page_counter'>(43)</span>

×