Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Goi de thi vao 10 chuyen hoa PTNK tp HCM 2012 den 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.05 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ THI TUYỂN SINH 10 – PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU MÔN HÓA : 2011 – 2012 - THỜI GIAN :120 phút Câu 1: Xác định các chất và hoàn thành các phương trình hóa học sau:  (Y)dd + H2O (a) (X)r + HNO3(dd)    (Z)r + CO2 (b) (X)r + CO    (Y)dd + (T)k + H2O (c) (Z)r + HNO3(dd)    (Q)dd + (M)k (d) (Z)r + HCl(dd)    (A)r + (D)dd (e) (Y)dd + NaOH(dd)    (X)r + H2O (f) (A)r   Cho biết X là chất rắn màu nâu đỏ, dd: dung dịch ; r: rắn ; k: khí Câu 2: Không dùng thêm hóa chất, hãy nhận biết các dung dịch sau: AgNO3, NaCl, Na2CO3, HNO3. Viết PTHH minh họa Câu 3: Dung dịch NaOH được pha như sau: cân chính xác 2,00 (g) NaOH(r), hòa tan vào nước cất để thu được 0,5(l) dung dịch (a) Hãy tính nồng độ mol của dung dịch thu được (b) Trong thực tế, dung dịch NaOH thu được không thể có nồng độ chính xác như được tính ở câu (a). Hãy giải thích lí do. (c) Để xác định chính xác nồng độ mol của dung dịch NaOH pha ở câu (a) cần dùng 20ml dung dịch có chứa 0,2255 (g) kali hidrophtalat (KHP) để phản ứng hết với 11,7 (ml) dung dịch NaOH. Hãy xác định nồng độ mol chính xác của dung dịch NaOH. Cho biết phản ứng của NaOH và KHP xảy ra như sau:  NaKC8H4O4 + H2O NaOH + KHC8H4O4   Câu 4: Một khoáng vô cơ có công thức xZCO3.yZ(OH)2.tH2O. Sau khi nung đến khối lượng không đổi, thu được một hợp chất có khối lượng chỉ có 41,5% khối lượng khoáng ban đầu. Khi cho 2,43(g) khoáng này tác dụng với dung dịch HCl dư thấy khối lượng giảm mất 0,88(g) và dung dịch có muối M. Cho biết nguyên tố Z chỉ chiếm 25,5% khối lượng của muối. (a) Xác định muối M, nguyên tố Z (b) Xác định CT của khoáng (tìm x,y,z) (c) Viết các PTHH Câu 5: Ankan là hidrocacbon no có tên gọi (tương ứng với số nguyên tử cacbon mạch chính) như sau: metan (1C), etan (2C), propan (3C), butan (4C), pentan (5C), hexan (6C), heptan (7C), octan (8C), nonan (9C), decan (10C). Tên nhánh là tên của ankan, thay đuôi –an bằng đuôi –il. Vị trí của nhánh trên mạnh chính được xác định bằng cách đánh số nguyên tử cacbon của mạnh chính sao cho vị trí của nhánh có số định vị nhỏ nhất. (a) Pristan là 1 ankan có trong mật cá mập, có tên gọi 2,6,10,14 tetrametil pentadecan (19C). Hãy biểu điễn công thức cấu tạo của Pristan. (b) Sắp xếp các ankan sau theo thứ tự nhiệt độ sôi giảm dần: 3,3 –dimetil pentan (A), n-heptan (B), 2metil heptan (C), n-pentan (D), 2-metil hexan (E). (c) Khi đốt cháy 1 mol khí metan lượng nhiệt tỏa ra là 890 kJ và đốt cháy 1 mol khí n-butan tỏa ra 2876 kJ. Nếu dùng làm khí đốt với cùng khối lượng, khí nào tỏa nhiệt lượng nhiều hơn? Giải thích. Nếu đốt cháy 19 (g) hỗn hợp metan và n-butan theo tỉ lệ mol 1:3 thì nhiệt lượng tỏa ra là bao nhiêu (kJ)? Câu 6: Khi đốt cháy hoàn toàn 1 (g) một hợp chất hữu cơ X cho thấy tạo thành 1,6 (l) (đktc) khí cacbonic và 1,286 (g) nước. Tỷ trọng của khí X ở 25oC và 1atm là 2,29 (g/l). Xác định công thức cấu tạo có thể có của X Câu 7:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 2- Etil hexanol (C8H18O) được tổng hợp từ chuỗi phản ứng hóa học sau: O , xt.  H O , xt.  H , xt.  H O , xt.  H , xt. Etilen  2  C2 H 4O   2  C4 H 6 O   2  C4 H 8O   2  C8 H14O   2   C8 H16O  Kh u  2  Etil Hexanol. Trình bày chuỗi phản ứng trên dưới dạng công thức cấu tạo. Cho biết phản ứng ngưng tụ:  RCH2CH=CR-CH=O +H2O 2RCH2CH=O   (a) Tính khối lượng 2-etil hexanol được tạo thành từ chuỗi phản ứng trên khi sử dụng khí etilen từ một bình chứa khí có thể tích 75 (l), ở nhiệt độ 27oC, áp suất 16,4atm, và hiệu suất hòa toàn quá trình tổng hợp là 80% (b) Cho 2-etil hexanol phản ứng với anhydric phtalic (C8H4O3, có 1 vòng thơm) tạo thành một hợp chất có công thức phân tử C24H38O4. Đề nghị công thức cấu tạo của hợp chất C24H38O4 ĐỀ THI TUYỂN SINH 10 – PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU MÔN HÓA : 2012 – 2013 - THỜI GIAN :120 phút Câu 1: (a) Bằng cách viết phương trình hóa học, hãy cho biết cách điều chế axit sunfuric từ nguyên liệu là khí hydro sunfua (H2S), không khí và nước. (b) Nêu cách phân biệt hai khí SO3 và SO2 bằng phương pháp hóa học. Viết phương trình phản ứng hóa học để minh họa Câu 2: Nung một hỗn hợp chứa magie cacbonat và canxi cacbonat cho tới khi khối lượng không đổi, thấy khối lượng hỗn hợp giảm mất 47,5%. Xác định phần trăm các chất có trong hỗn hợp ban đầu Câu 3: Cần phải pha bao nhiêu gam dung dịch Al2(SO4)3 17,1% với 100 (g) dung dịch K2SO4 17,4% để thu được dung dịch X chứa 2 muối Al2(SO4)3 và K2SO4 theo tỉ lệ mol 1/1? Sau khi để dung dịch X ở 20oC trong một thời gian dài, tinh thể muối ngậm nước K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O sẽ tách ra. Tính khối lượng tinh thể K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O có thể thu được. Biết rằng ở nhiệt độ 20oC, 100 (g) nước có thể hòa tan tối đa 14 (g) K2SO4.Al2(SO4)3. Câu 4: Hai mẫu bột kim loại, một mẫu là Mg và 1 mẫu là Al, có khối lượng m bằng nhau. Cho mẫu Mg vào 1 bình và mẫu Al vào 1 bình khác, mỗi bình đều chứa 400 (ml) dung dịch HCl 2,0 M, thấy bột kim loại đều tan hoàn toàn. Chia mỗi dung dịch thu được thành 2 phần bằng nhau, lấy 1 phần từ mỗi dung dịch đem cô cạn cẩn thận thu được 2 muối rắn khan có khối lượng khác biệt nhau là 2,76 (g). Tính khối lượng m. Mỗi nửa dung dịch còn lại được thêm 100 (ml) dung dịch NaOH 4,5M, thấy xuất hiện kết tủa, được lọc và nung tới khối lượng không đổi. Tính khối lượng các chất thu được sau khi nung. Viết các phương trình hóa học tương ứng. Câu 5: Bia được sản xuất bằng cách lên men dung dịch có chứa maltozo (C12H22O11). Phản ứng lên men dung dịch maltozo tạo thành rượi etylic và khí cacbonic có số mol bằng nhau. Cho 50,0 (l) dung dịch maltozo có tỉ trọng 1,052 g/cm3, có chứa 8,4% khối lượng maltozo. (a) Viết phương trình phản ứng hóa học và khối lượng rượu etylic tinh khiết được tạo thành từ quá trình lên men hoàn toàn 50,0 (l) dung dịch maltozo trên (b) Nếu từ 50,0 (l) dung dịch maltozo trên thu được 48,4 (l) bia và có tỉ trọng là 1,100 g/cm3, tính phần trăm khối lượng của rượu etylic có trong bia. Câu 6: Để đốt cháy hòa toàn 1 mol hợp chất hữu cơ (A) cần dùng 6 mol khí oxi, tạo thành 2 hợp chất có tỉ lệ khối lượng là 0,51. Cho biết hợp chất hữu cơ A không cho phản ứng với Natri kim loại. (a) Xác định công thức cấu tạo có thể có của A (b) Cho biết A được tạo thành từ hợp chất hữu cơ B và bằng 1 phản ứng hóa học duy nhất. Xác định chất B và công thức cấu tạo đúng của A. Viết phương trình phản ứng từ B tạo thành A.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 7: Natri azua (NaN3) được điều chế từ đinito oxit (N2O), Natri kim loại và khí ammoniac, sản phẩm phụ của phản ứng này còn có Natri hidroxit và khí nito. Viết phương trình phản ứng hóa học. Nếu cho 31,2 (g) Natri phản ứng với lượng dư amoniac và đinito oxit thu được 21,0 (g) NaN3. Tính hiệu suất của phản ứng này. ĐỀ THI TUYỂN SINH 10 – PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU MÔN HÓA : 2013 – 2014 - THỜI GIAN : 120 phút Câu 1:(1,5đ) Chỉ dung nước, một dung dịch axít và một dung dịch baz, hãy nêu phương pháp hóa học nhận biệt 5 chất bột sau : Mg, MgCO3, MgSO4, Mg(NO3)2 và MgO.Viết các phương trình phản ứng Câu 2 :(1,5đ) Quặng Trona có công thức là: xNa2CO3.yNaHCO3.ZH2O (x,y,z là số nguyên).Lấy hai mẫu Trona có khối lượng bằng nhau,hòa tan mẫu số 1 vào trong nước và cho phản ứng với dung dịch HCl dư tthu được V lít khí (đktc).Đem mẫu 2 nung tới khối lượng không đổi,thấy chỉ còn 70,35 % khối lương ban đầu,hòa tan vào nước phần thu được sau khi nung và thêm vào HCl dư thu 0,75V lít khí (đktc) . a) Viết phương trình phản ứng b) Xác định x,y,z và viết công thức hóa học đúng của Trona. Câu 3 :(1đ) Kim loại đồng phản ứng với axit nitric tạo dung dịch đồng nitrat và hỗn hợp khí nitơ oxít và nitơ dioxít có tỉ lệ thể tích là 2:3 a) Viết phương trình hóa học b) Nếu sử dụng 10,0 gam đồng cho phản ứng này, tính thể tích hỗn hợp khí tạo thành (đktc) Câu 4 : (2đ) Cho 4 dung dịch khác nhau AgNO3, CuSO4, ZnSO4 và FeSO4 có nồng độ mol bằng nhau.Cho 4 mẫu kim loại X có khối lượng như nhau vào 4 dung dịch trên, mỗi dung dịch có thể tích 200 ml, sau một thời gian đủ lâu để phản ứng xảy ra hoàn toàn , lọc phấn chất rắn,làm khô và cân lại, thấy chỉ có một mẫu kim loại có khối lượng tăng thêm 3,04 gam so khối lượng ban đầu, còn lại có khối lượng không đổi. a) Xác định kim loại X, cho biết Xcó thể là một trong các kim loại Ag, Cu, Zn, Fe. Viết các phương trình phản ứng và tính nồng độ mol của các dung dịch muối ban đầu. b) Cho 100 ml dung dịch NaOH 0,5M vào mỗi bình chứa 100 ml dung dịch ZnSO4 và FeSO4 có nồng độ như trên ( Hai bình chứa hai dung dịch khác nhau ),khuấy đều, lọc thu kết tủa rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi.Viết các phương trình hóa học xảy ra và tính khối lượng các chất rắn thu được sau khi nung từ mỗi dung dịch. Câu 5: (1đ) Cho hỗn hợp khí chứa hai hydrocacbon A,B. Khi hydro hóa 1 lít hỗn hợp này cần dung 1,8 lít khí hydro.Khi đốt cháy 1 lít hỗn hợp khí A,B này thấy tạo thành 2,2 lít khí CO2. a) Xác định CTPT,CTCT và tên gọi hai hydrocacbon A,B và thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí.Tất cả các khí đo cùng điều kiện. b) Tính tỷ khối của hỗn hợp khí A,B so khí hydro. Câu 6:(1,5đ) Hợp chất hữu cơ A có khối lượng 1,42 gam ở 2500C và 1 atm có thể tích 644,8 ml.Dung dịch trong nước cũng lượng A này cho tác dụng với Zn tạo thành 168,3 ml khí hydro(đktc).Phân tích chất A cho thấy có chứa 25,41% C; 3,198% H; 33,85% O. a) Xác định phân tử lượng,CTPT, CTCT của A. b) Viết phương trình phản ứng của A với Zn. Câu 7:(1,5đ) Dầu diesel sinh học (RCOOCH3) được điều chế từ dầu thực vật theo phương trình hóa học:  C3H5(OH)3 + RCOOCH3. C3H5(OCOR)3 + 3CH3OH  .

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Khi cho 6,75 gam dầu diesel sinh học phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH thấy tạo thành 0,80 gam CH3OH.Khi đốt cháy ,dầu diesel sinh học tạo thành hai chất có thể tích ở trạng thái khí bằng nhau( cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất) a) Xác định công thức phân tử của dầu diesel sinh học. b) Tính thể tích không khí cần thiết (m3) ở 280C và 1 atm để đốt cháy hoàn toàn 1 kg dầu diesel sinh học.Cho biết không khí chứa 20% thể tích oxy. c) Tính khối lượng Metanol sử dụng(kg) và khối lượng dầu diesel thu được (kg) nếu sử dụng 100 kg dầu thực vật.Cho biết khối lượng Metanol thực tế sử dụng gấp 4 lần so với khối lượng lý thuyết và hiệu suất phản ứng là 92%. ĐỀ THI TUYỂN SINH 10 – PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU MÔN HÓA : 2014 – 2015 - THỜI GIAN : 120 phút Caâu 1: (1,5 ñ) Cho chuỗi phản ứng sau và cho biết X là một loại quặng.. Xác định các chất và viết các phương trình hóa học tương ứng. Câu 2 : (1,0 đ) Các cặp chất nào dưới đây không thể cùng tồn tại trong dung dịch nước? Giải thích bằng phương trình hóa học. (a) FeCl3, HNO3; (b) BaCl2, Na2SO4; (c) KHCO3, KOH; (d) Na2SO3, HCl; (e) NaOH, KCl; (f) CuSO4, NaOH; (g) AgNO3, HCl; (h) AlCl3, H2SO4 Câu 3 : (1,0 đ) Cho 200g dung dịch natri hiđroxit có nồng độ 2,0% phản ứng với X(g) dung dịch axit nitric có nồng độ 6,3%, thu được dung dịch có nồng độ muối natri nitrat là 2%. Tính khối lượng X(g) dung dịch axit nitric đã dùng. Câu 4 : (1,5 đ) Có thể điều chế khí oxi bằng cách phân hủy các chất KClO3, HgO, KMnO4, H2O (a) Viết các phương trình phản ứng hóa học này (b) Nếu dùng khối lượng các chất như nhau, chất nào trong 4 chất trên tạo thành thể tích khí oxi nhiều nhất? Chất nào tạo thành thể khí oxi ít nhất? Giải thích Câu 5 : (2,0 đ) Cho 50 mL dung dịch A có chứa các muối đồng clorua, nhôm sunfat và đồng sunfat. Cho lượng dư dung dịch NaOH vào 50 mL dung dịch A ở trên, thu được kết tủa B và dung dịch C. Lọc lấy kết tủa, sau đó đun nóng kết tủa B đến khối lượng không đổi thu được 4,8 gam chất rắn D. Chia dung dịch C thành 2 phần bằng nhau. Phần 1: Sục khí CO2 dư vào, thu được kết tủa E, nung kết tủa E đến khối lượng không đổi thu được 1,02 g chất rắn F. Phần 2: Axit hóa bằng dung dịch HCl cho đến khi dung dịch trong suốt, sau đó cho dung dịch BaCl2 dư vào, thu được 8,155 g kết tủa G. (a) Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra. (b) Tính nồng độ mol mối muối trong dung dịch A. Câu 6 : (1,5 đ).

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Cho khí metan vào một bình kín chịu được áp suất, sau khi nhiệt phân thu được axetilen, hiđro và metan chưa phản ứng. Phân tích hỗn hợp khí thu được cho thấy hỗn hợp này có tỷ khối so với hiđro bằng 6,4. (a) Tính hiệu suất của phản ứng. (b) Tính thành phần % theo thể tích và theo khối lượng của các khí có trong hỗn hợp thu được. Câu 7 : (1,5 đ) Cho một hidrocacbon X phản ứng với clo có mặt ánh sáng tạo thành một hợp chất hữu cơ Y có chứa 60,76% C, 9,28% H và 29,96% Cl. Cho biết X không làm mất màu nước brom và Y có khối lượng mol nhỏ hơn 200 g/mol. (a) Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của hidrocacbon X và sản phẩm Y. (b) Tiến hành khử HCl chất Y thu được hợp chất Z. Cho Z phản ứng với nước, xúc tác axit tạo thành hợp chất T. Viết công thức cấu tạo của Z, T và các phương trình hóa học. (c) So sánh độ tan trong nước và nhiệt độ sôi của Y và T. Giải thích. ĐỀ THI TUYỂN SINH 10 – PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU MÔN HÓA : 2015 – 2016 - THỜI GIAN : 120 phút Câu 1 (1,5đ): Hãy viết các phương trình hóa học của các phản ứng sau: C.  (A) + O2  .  (B) (A) + NaOH   (B) (D). t oC    t oC   . (E) + SiO2 (C) + SiO2. t oC    t oC   . (C) + (A) + H2O. (C) + Ca(H2PO4)2. (E) + (A). (C) + (I).  . (G) (H) + (A)  . (D) + NaH2PO4. NaCl + (A) + H2O. Câu 2(1,5đ): Khi hòa tan 1,95 gam hỗn hợp Mg và Al trong 250 gam dung dịch H 2SO4 6,5% thấy tạo thành 2,24 lít khí (đktc). a. Viết các phương trình hóa học. b. Tính thành phần % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. c. Tính nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch thu được. Câu 3(1,0đ): 1. Cần bao nhiêu mililit nước để hòa tan 27,8 gam FeSO 4.7H2O để thu được dung dịch FeSO4 9% ( theo khối lượng). Cho tỷ trọng của nước là 1 g/ml. 2. Cần thêm bao nhiêu gam FeSO4.7H2O vào dung dịch FeSO4 9% ở câu (1) trên để thu được dung dịch FeSO4 20% ( theo khối lượng). Câu 4(1,5đ): Hòa tan 5,00 gam mẫu đất đèn( thành phần chính là canxi cacbua, có chứa tạp chất trơ không tan) vào 500 gam nước ( d =1,0 g/ml). Sau khi quá trình hòa tan xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp (X) và 1,613 lít khí (đktc). Tách lọc phần không tan từ hỗn hợp (X), thu được dung dịch (Y) có khối lượng 492,2 gam. Lấy 20,0 gam dung dịch (Y), thêm nước vào để được 50,0 ml dung dịch (Z). Để phản ứng hoàn toàn với 10,0 ml dung dịch (Z) cần 9,0 ml dung dịch HCl 0,02M. a. Tính % tạp chất trơ có trong đất đèn. b. Tính độ tan ( gam chất tan trong 100 gam nước) của chất tan trong dung dịch (Y)..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> c. Xác định thành phần và khối lượng của các chất không qua lọc. Câu 5(1,0đ): Axit axetic có thể tác dụng được với những chất nào trong các chất sau đây: (1) Mg; (2) KOH; (3) Fe2O3; (4) NaCl; (5) CaCO3 ; (6) NaHCO3. Viết các phương trình hóa học ( nếu có). Ghi rõ “ không phản ứng” nếu không có phản ứng xảy ra. Câu 6(1,5đ): Đốt cháy hoàn toàn m gam hidrocacbon (A) với lượng vừa đủ oxi rồi cho sản phẩm thu được qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, sau đó qua bình đựng Ca(OH)2 dư. Sau phản ứng thấy khối lượng bình 1 tăng 9,0 gam và bình 2 có 50,0 gam kết tủa. a. Tính m gam. b. Xác định công thức phân tử của hidrocacbon (A). Cho biết hỗn hợp khí ban đầu có hidrocacbon (A) và oxi vừa đủ để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Hỗn hợp khí này có tỷ khối so với hidro là 17,7. c. Xác định công thức cấu tạo của hidrocacbon (A). Cho biết hidrocacbon (A) không làm mất màu dung dịch brom. Hidrocacbon (A) cho phản ứng với một phân tử clo khi có ánh sáng tạo thành một hợp chất hữu cơ có chứa một nguyên tử clo. Câu 7(2,0đ): Hỗn hợp (B) gồm hai rượu có công thức C nH2n+1OH và CmH2m+1OH ( cho n < m). Cho 3,9 gam (B) tác dụng hết với Na thấy thoát ra 1,12 lít H 2 (đktc). Nếu hóa hơi mỗi rượu có khối lượng như nhau, trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, rượu CnH2n+1OH có thể tích hơi gấp 1,875 lần thể tích hơi của rượu CmH2m+1OH. a. Hãy xác định công thức phân tử của mỗi rượu trong (B). b. Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi rượu trong (B). c. Viết các công thức cấu tạo có thể có của mỗi rượu trong (B). d. Tính thể tích khí O2 (đktc) cần thiết để đốt cháy hoàn toàn 3,9 gam (B)..

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

×