Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.25 KB, 9 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT ĐAKRÔNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS TT KRÔNG KLANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Số: 02/QCCTNB- THCS QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành theo Quyết định số: 02/QĐQCCTNB-THCS ngày 15 tháng 01 năm 2015. của Hiệu Trưởng Trường THCS Thị Trấn Krông Klang) --------Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1: Các căn cứ để xây dựng quy chế. - Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lí hành chính đối với các cơ quan nhà nước; - Thông tư số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006 của Liên Bộ Tài chính - Nội vụ hướng dẫn thực hiện nghị định số 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ - Thông tư số 18/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát cho đối với các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; - Quyết định số 25/2006/QĐ-TTg ngày 26/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chương trình hành động của Chính phủ về thực hành tiết kiệm chống lãng phí; - Chỉ thị số 10/2006/CT-TTg ngày 23/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc giảm văn bản, giấy tờ hành chính trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước; - Nghị định số 103/2007/NĐ-CP ngày 14/6/2007 của Chính phủ về việc Quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; - Căn cứ Quyết định số 906/QĐ-UB ngày 29/10/2007 của UBND huyện Đakrông về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn huyện. - Căn cứ thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Quy định Chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông . - Căn cứ Quyết định số: 2697/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 về việc quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh. - Căn cứ Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT- BGDDT- BNV-BTC ngày 8/3/2013 về thực hiện chế độ trả lương dạy thêm đối với nhà giáo trong các cơ sở công lập. Điều 2: Mục đích và Quy chế chi tiêu nội bộ. Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường THCS Thị Trấn Krông Klang bao gồm các quy định về tiêu chuẩn, chế độ, định mức chi, hình thức thanh toán áp dụng.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> thống nhất trong nhà trường nhằm đảm bảo chế độ chính sách cho CB, GV, NV và công tác sử dụng ngân sách của nhà trường. Quy chế chi tiêu nội bộ được xây dựng nhằm phù hợp với đặc điểm hoạt động của Trường THCS Thị Trấn Krông Klang góp phần tạo quyền chủ động cho Hiệu trưởng trong quản lý chi tiêu tài chính; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ, nâng cao chất lượng công tác. Đây cũng là biện pháp để thực hành tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả kinh phí được cấp của nhà trường. Điều 3: Các nguyên tắc để xây dựng quy chế - Phải phụ hợp với các hoạt động đặc thù, khả năng ngân sách của đơn vị. - Định mức chi, mức khoán và sử dụng không vượt quá chế độ, định mức chi tiêu hiện hành do cơ quan thẩm quyền quy định. - Phải đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động. - Mọi chi phí chi tiêu phải có chứng từ hợp lý, hợp pháp, hợp lệ. - Phải được thảo luận rộng rãi, dân chủ, công khai trong nhà trường. - Phải có ý kiến tham gia của tổ chức công đoàn và của các thành viên trong đơn vị. Điều 4: Đối tượng thực hiện quy chế Toàn bộ cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường bao gồm cả nhà giáo trong biên chế và ngoài biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao trách nhiệm thực hiện nghiêm túc bản quy chế này. Chương II: NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ A - Nguồn Tài chính Điều 5: Kinh phí quản lý hành chính giao để thực hiện chế độ tự chủ gồm: - Nguồn Ngân sách nhà nước cấp, các khoản thu phí theo chế độ quy định. - Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. - Kinh phí quản lý hành chính giao thực hiện chế độ tự chủ được điều chỉnh trong các trường hợp sau: + Do điều chỉnh nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền. + Do điều chỉnh biên chế hành chính theo quyết định của cấp có thẩm quyền. + Do nhà nước thay đổi chính sách tiền lương, thay đổi dự toán phân bổ NSNN. Điều 6:Nguồn tài chính giao nhưng không thực hiện chế độ tự chủ: - Chi sữa chữa lớn,mua sắm TSCĐ có giá trị lớn mà kinh phí thường xuyên không đáp ứng được hoặc kinh phí thực hiện đề án trang cấp thiết bị và phương tiện làm việc được cấp có thẩm quyền giao. - Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao. - Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. - Kinh phí thực hiện tinh giảm biên chế. - Kinh phí đào tạo CBCC. - Kinh phí nghiên cứu khoa học. - Vốn đầu tư XDCB theo dự án được duyệt..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> B - Quy định về sử dụng kinh phí và chi tiêu nội bộ Điều 7: Chi tiền lương - Tiền lương và phụ cấp thực hiện theo Thông tư số: 07/2013/TT-BNV ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội có tính chất đặc thù . Tiền lương được chi hàng tháng (kể từ sau ngày 15 trở đi) tuỳ theo tình hình rút hạn mức kinh phí được cấp tại Kho bạc nhà nước huyện. Điều 8: Chi làm thêm giờ, dạy thừa giờ Quản lý chặt chẽ thời gian làm thêm giờ, chỉ bố trí CBVC làm thêm giờ khi khối lượng công việc cần phải hoàn thành gấp rút để đảm bảo kịp thời gian theo quy định mà không thể thực hiện hết trong giờ hành chính. Định mức làm thêm giờ, dạy thừa giờ thực hiện theo quy định của Luật lao động hoặc các văn bản do Liên bộ GD&ĐT-BNV ban hành. 1. Chi làm thêm giờ: Chế độ làm thêm giờ được thanh toán theo Quý. Hàng tháng vào ngày 25 cá nhân phải tự kê làm thêm giờ kèm theo giấy đề nghị thanh toán để trình hiệu trưởng kiểm tra, ký duyệt. Kế toán tổng hợp theo Quý và thanh toán theo chế độ làm thêm giờ. Không thanh toán làm thêm giờ cho các công việc vì mục đích cá nhân. Chứng từ thanh toán làm thêm giờ cần có: - Lịch bố trí trong tuần làm thêm giờ tuần. - Giấy kê làm thêm giờ của cá nhân (Theo mẫu số: C01C-HD) được chuyên môn trực tiếp quản lý và được Hiệu trưởng duyệt, trong đó có ghi rõ nội dung công việc, thời gian thực hiện làm thêm giờ và bảng chấm công hàng tháng . 2. Dạy thừa giờ: - Thực hiện chế độ dạy thừa giờ cho giáo viên được tính theo kỳ và được thanh toán vào cuối mỗi Học kỳ. Cuối mỗi tháng giáo viên dạy thừa giờ phải tự kê làm thêm giờ để trình chuyên môn phụ trách cấp học kiểm tra, xác nhận. Cuối Học kỳ phó Hiệu trưởng tổng hợp số giáo viên, số tiết dạy thừa giờ của mỗi học kỳ để trình Hiệu trưởng duyệt. Trên cơ sở đó Kế toán thực hiện công tác thanh toán chế độ dạy thêm giờ cho giáo viên theo qui định. Không thanh toán dạy thay cho giáo viên đang thiếu tiết/giờ tiêu chuẩn hoặc giáo viên dạy hỗ trợ nhau để nghỉ giải quyết việc cá nhân (đã được lãnh đạo đồng ý) Điều 9: Quản lý sử dụng điện, nước Khi CB-GV ra khỏi phòng làm việc kiểm tra tắt cá thiết bị điện có sử dụng điện, nước tuyệt đối không để thiết bị ở trạng thái chờ. Nghiêm cấm việc sử dụng điện, nước sử dụng vì mục đích cá nhân. Bảo vệ cuối giờ làm việc có trách nhiệm kiểm tra điện, khoá nguồn nước chính và báo cáo kịp thời tình hình vi phạm nội quy sử dụng điện, nước của các bộ phận để có biện pháp chấn chỉnh. Điện chiếu sáng phải bật tắt đúng giờ quy định. Mỗi bộ phận phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, tự giác tiết kiệm 10% lượng điện nước tiêu thụ so với năm trước ..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Nước uống quy định 5.000 đ/người/tháng . Điều 10: Quản lý, sử dụng vật tư văn phòng. 1.Văn phòng phẩm cho giáo viên đứng lớp: Văn phòng phẩm khoán cho từng giáo viên chủ động mua sắm. Nhà trường quy định các loại VPP phục vụ giảng dạy của từng giáo viên như sau: - Giáo án - Sổ điểm cá nhân - Số báo giảng - Sổ kế hoạch cá nhân - Sổ dự giờ - Sổ hội họp - Bút viết các loại - Phấn viết không bụi * Định mức khoán 200.000đồng/người/1năm học. 2.Văn phòng phẩm cho cán bộ quản lý, nhân viên: - VPP nhà trường do nhân viên Văn phòng mua sắm và thanh toán theo thực tế hàng hoá trên cơ sở dự trù hoặc kế hoạch mua sắm đã được Hiệu trưởng duyệt, hoá đơn hợp lệ. - Văn phòng phẩm (VPP) phục vụ cho Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, văn phòng, kế toán, thư viện, thanh toán theo thực tế mua sắm.(có danh sách cấp phát). Mực máy in vi tính: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các bộ phận sử dụng máy in có bản báo hết hoặc báo hỏng đề nghị thay hoặc đổ mực, có xác nhận của bộ phận (Kèm theo tờ trình xin đổ mực ), gửi bộ phận kế toán để đối chiếu, kiểm tra, trình hiệu trưởng, trước khi thay hoặc đổ mực in. Điều 11: Báo chí và ấn phẩm. Hạn chế việc mua các loại báo, khuyến khích đọc báo điện tử; chỉ mua những loại sách, tạp chí........ Quy định về sử dụng điện thoại cố định : 1. Đối với Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng: Thực hiện thanh toán theo định mức cước phí sử dụng điện thoại cố định, thanh toán theo hoá đơn của Bưu điện.(Nhưng không quá 200.000đ/tháng 2. Mức khoán (bao gồm thuế VAT ) điện thoại cố định như sau: Điện thoại văn phòng (Văn phòng quản lý cần đăng ký số để điện thoại di động như: Hiệu trưởng, Hiệu phó, kế toán, văn phòng, thư viện, đoàn đội, Phòng GD&ĐT và các cơ quan liên quan đến công việc giao dịch ): 200.000đ/tháng. 3. Kế toán có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, tổng hợp việc thanh toán theo đúng quy định. Số vượt mức khoán được trừ vào tiền lương hàng tháng. 4. Máy điện thoại đặt tại các bộ phận nếu không có đăng ký trước các số máy cần điện và điện vì mục đích cá nhân thì cá nhân phải chịu trách nhiệm chi trả. Điều 12: Thanh toán tiền tàu xe, công tác phí và nghỉ phép năm. (theo mẫu mới) - Chỉ bố trí đi công tác khi có sự cần thiết, đúng thành phần, đúng nội dung công việc nếu đi tập huấn, sinh hoạt chuyên đề hoặc mạng lưới chuyên môn... thì thời gian đi về phải đúng giấy triệu tập của cấp có thẩm quyền..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Căn cứ Quyết định số: 2697/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 về việc quy định chế độ công tác phí,chế độ chi hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh. - Căn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, căn cứ tính chất công việc của chuyến đi công tác và trong phạm vi nguồn kinh phí được giao. - CBGV,nhân viên được cử đi công tác mà tự túc phương tiện thì được thanh toán tàu, xe không quá mức tối đa như sau: 1.Thanh toán tiền tàu xe: - Đi công tác nội tỉnh (không có vé xe): Từ trên 10 km và dưới 20km được tính 2.000đ/km, từ trên 20km trở lên được tính 1000đ/km. 2. Phụ cấp lưu trú đi nội tỉnh: - Đi công tác cấc trụ sở cơ quan từ 10 km trở lên (đối với khu vực, hải đảo, vùng núi khó khăn, vùng sâu) và từ 15 km trở lên đối với các vùng còn lại: - Mức tối đa cho các vùng nội tỉnh như sau: +Vùng đồng bằng: 100.000đồng/ngày/người, nếu đi về trong ngày 70.000đồng /người/ngày + Vùng trung du: 120.000đồng/ngày/người, nếu đi về trong ngày 85.000đồng /người/ngày - Đi công tác vùng sâu,biên giới, hải đảo: + Khu vực I: 130.000đồng/ngày/người, nếu đi về trong ngày 90.000đồng/ngày/người + Khu vực II: 140.000đồng/ngày/người, nếu đi về trong ngày 100.000đồng/ngày/người + Khu vực III: 150.000đồng/ngày/người, nếu đi về trong ngày 110.000đồng/ngày/người 3.Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác: a.Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ đi công tác ngoại tỉnh: Theo hình thức khoán - Đi công tác ở quận thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí minh, thành phố Hải phòng, thành phố Cần Thơ, Thành phố Đà Nẵng và thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh. Mức khoán tối đa là 300.000đồng /ngày/người; - Đi công tác tại huyện thuộc thành phố trực thuộc trung ương, tại thị xã, thành phố còn lại thuộc tỉnh; mức khoán tối đa không quá 250.000đông/ngày /người; - Đi công tác tại các vùng còn lại: Mức khoán tối đa không quá 200.000 đồng/ngày/người b.Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ đi công tác nội tỉnh: Theo hình thức khoán Đi công tác nội tỉnh nếu cách trụ sở cơ quan từ 20 km trở lên thanh toán mức khoán: 150.000đồng/ngày(đêm)/người không cần hoá đơn đối với CBGV và nhân viên. Nếu dưới 20km chỉ thanh toán tiền xe đi về theo số ngày thực tế công tác. c.Thanh toán tiền nghỉ trọ đi công tác trong huyện: Đi công tác trong huyện nếu cách trụ sở cơ quan từ 10 km trở lên thanh toán tiền nghỉ trọ: 50.000đồng/ngày(đêm)/người không cần hoá đơn. Nếu dưới 10 km chỉ thanh toán tiền xe đi về theo số ngày thực tế công tác. * Căn cứ để thanh toán:.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Công tác phí được một quý thanh toán một lần vào 20 tháng cuối quý. chứng từ thanh toán gồm: - Giấy cử đi công tác của thủ trưởng hoặc giấy triệu tập của cấp trên. - Giấy đi đường có xác nhận nơi đến công tác (theo mẫu) - Giấy đề nghị thanh toán của người đi công tác. Thời gian tính phụ cấp lưu trú theo giấy đi đường được ghi đúng theo lịch đi công tác. Trong trường hợp đi công tác đột xuất phải kèm theo giấy giớ thiệu. Sau 3 ngày đi công tác về cá nhân phải kê thanh toán (theo mẫu số C12HD) và giấy đề nghị thanh toán (theo mẫu số C37HD). Quá thời gian trên không có giá trị thanh toán. 4. Khoán công tác phí cho CBCC đi công tác lưu động: - Khoán tiền công tác phí cho CBQL, Nhân viên đi công tác lưu động làm việc với các cơ quan chức năng thuộc UBND huyện theo mức khoán như sau: + Hiệu trưởng: 120.000đồng/tháng; Phó hiệu trưởng: 80.000 đồng/tháng; + Kế toán: 100.000 đồng /tháng; Văn phòng; 80.000 đồng/tháng; Thủ quỹ Thư viện 60.000 đồng/tháng; Thiết bị 60.000 đồng/tháng; TPT Đội 80.000 đồng/tháng. 5. Khoán công tác phí cho CBGV, NV đi công tác 15 ngày trở lên: - Khoán tiền công tác phí cho CBGV, NV đi công tác 15 ngày : 100.000đồng/ngày (gồm tiền xe, tiền phụ cấp lưu trú, tiền trọ) 6.Thanh toán tiền phụ cấp tàu, xe đi phép năm: - Căn cứ thông tư số 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011. Quy định về chế độ thanh toán tiền nghĩ phép hàng năm đối với cán bộ công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc trong cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Thông tư quy định 2 nhóm đối tượng được thanh toán tiền phương tiện đi lại, tiền phụ cấp đi đường khi nghĩ phép hàng năm. Thông tư quy định 2 nhóm đối tượng được thanh toán tiền phương tiện đi lại; tiền phụ cấp đi đường khi nghỉ phép hàng năm. Thứ nhất, cán bộ, công chức đang công tác tại vùng sâu, vùng xa, núi cao, hải đảo có hệ số phụ cấp khu vực từ mức 0,5 trở lên có đủ điều kiện được nghỉ phép hàng năm theo pháp luật lao động quy định, được thủ trưởng cơ quan, đơn vị đồng ý cấp giấy cho đi nghỉ phép năm về thăm gia đình, cha mẹ, vợ hoặc chồng, con hoặc thăm quê quán. Thứ hai, cán bộ, công chức công tác tại vùng còn lại có đủ điều kiện được nghỉ phép hàng năm theo pháp luật lao động quy định, được thủ trưởng cơ quan, đơn vị đồng ý cấp giấy cho đi nghỉ phép năm để thăm vợ hoặc chồng; con; cha, mẹ (cả bên chồng hoặc bên vợ). Điều 13: Chi hội nghi, tập huấn Chi triệu tập hội nghị khi thực sự cần thiết và đã chuẩn bị chu đáo về nội dung, được cấp có thẩm quyền cho phép. Nếu phải tổ chức hội nghị thì phải căn cứ vào các chế độ, định mức được quy định theo Quyết định số: 2697/QĐUBND ngày 31/12/2010 về việc quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Tổ chức hội nghị 1 năm 1 lần, không phô trương hình thức, chi tiêu theo tinh thần tiết kiệm, + Tiền trang trí + Tiền in ấn (hoặc mua tài liệu phục vụ hội nghị) + Chi hổ trợ tiền ăn cho đại biểu không hưởng lương từ ngân sách quy định của Nhà nước: 40.000đ/người + Tiền nước uống theo thực tế 3.000đ/ngày/người Thời gian thanh toán không quá 5 ngày sau khi kết thúc hội nghị hoặc tập huấn (Thủ tục thanh toán theo quy định hiện hành) Điều 14: Quản lý chi phí nghiệp vụ chuyên môn: Chi phí nghiệp vụ chuyên môn bao gồm: Chi mua sắm hàng hoá vật tư; chi mua, in ấn, phô tô tài liệu; phục vụ cho công tác chuyên môn như: tổ chức chuyên đề của từng bộ môn, tổ chức các hoạt động dạy và học...; Chi hổ trợ thi giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi…Các tổ chuyên môn lập dự trù chuyển Văn phòng tổng hợp trình hiệu trưởng duyệt chi. - Chi tiền tổ trưởng, tổ phó, đoàn đội 200.000đồng/năm học - Chi in ấn phục vụ chuyên môn theo số lượng thực tế được duyệt. - Chi đồng phục cho giáo viên thể dục theo quy định như: Áo quần thể thao, giày tất… mức khoán 1.000.000đồng/năm. (Giáo viên: 600.000đồng, giáo viên kiêm nhiệm: 400.000đồng) - Chi hỗ trợ tiền dạy ngoài trời cho GV thể dục: Chi theo số tiết thực tế dạy ngoài trời, theo mức lương tối thiểu chung (1%). - Chi hỗ trợ Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp: bình quân 70.000,đ/người đối với cấp huyện; 150.000đ/người đối với cấp tỉnh . - Chi hỗ trợ 1 năm 1 lần vào cuối năm cho hoạt động của các Ban hội đồng hoạt động. - Chi hỗ trợ xây dựng các đề án của nhà trường - Chi hỗ trợ chuyên đề cấp trường tối đa không quá 150.000đ/1 tiết (Có chứng từ kèm theo) - Chi khen thưởng: + Khen thưởng học sinh (bao gồm giấy khen, quà tặng): Đối với học sinh giỏi: 40.000đ/học sinh/năm, Đối với học sinh khá : 20.000đ/học sinh/năm. + Khen thưởng CB, GV và NV: Đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện thưởng 100.000đ/người. Đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh thưởng 200.000đ. + Khen thưởng giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi đạt giải cấp huyện 350.000 đồng, 300.000đồng, 250.000đ, 200.000đ cho các giải nhất, nhì, ba, khuyến khích/1 người/ 1 lần trong năm. ( Chỉ lấy giải cao nhất trong một lần thi) + Khen thưởng giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi đạt giải cấp tỉnh 500.000đ, 450.000đ, 400.000đ, 350.000đ cho các giải nhất, nhì, ba, khuyến khích/1 người/ 1 lần trong năm + Khen thưởng giáo viên bồi dưỡng thể dục thể thao: 300.000đồng + Khen thưởng giáo viên bỗi dưỡng mỹ thuật: 200.000đồng - Các khoản chi phục vụ chuyên môn khác chưa được quy định ở trên thỉ được thanh toán theo thực tế nhu cầu và quy định mức chi của Nhà nước..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> * Căn cứ để thanh toán: Thực hiện theo kế hoạch của năm học đã xây dựng được hiệu trưởng phê duyệt từng tháng, quý. Các cá nhân được giao nhiệm vụ căn cứ vào kế hoạch lập dự trù kinh phí và giấy đề nghị tạm ứng gửi bộ phận kế toán trước một tuần để trình lãnh đạo phê duyệt. Thời gian thanh toán không quá 3 ngày kể từ ngày kết thúc. Thủ tục thanh tạm ứng: Tổ chức, cá nhận viết giấy tạm ứng. Thủ tục thanh toán: Được quy đinh tại Quyết định số 185/BTC Điều 15: Chi mua sắm sửa chữa thường xuyên: Chi mua sắm sửa chữa thường xuyên tài sản phải thực hiện đúng dự toán đề ra, phù hợp với các quy định hiện hành của nhà nước. Trang bị tài sản cho cán bộ phải phù hợp với đối tượng sử dụng, phù hợp với khả năng ngân sách. Khuyến khích dùng những tài sản thiết bị trong nước sản xuất. Quá trình sử dụng nếu để mất mát, hư hỏng do chủ quan thì cá nhân sử dụng phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị sử lý kỷ luật tuỳ theo mức độ sai phạm. Thủ tục thanh toán được quy đinh tại Quyết định số 185/BTC. Điều 16: Chi hoạt động ngoài giờ lên lớp Chi hỗ trợ hoạt động Hội khỏe Phù đổng, thể dục, thể thao, văn nghệ tham gia các hội thi của Ngành, Huyện, thị trấn và của nhà trường... tổ chức. Tùy theo nội dung hoạt động để hổ trợ thích hợp. Chú ý: Do nguồn ngân sách cấp năm 2015 thấp hơn các năm trước nên nguồn kinh phí chi cho các hoạt động và phần thưởng, mua sắm sẽ hạn chế thấp hơn quy định. Chương III: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 17: Hiệu lực quy chế chi tiêu nội bộ Quy chế được điều chỉnh và đã được thông qua tại cuộc họp cán bộ - giáo viên, nhân viên ngày 15 tháng 01 năm 2015 được thực hiện công khai trong nhà trường. Trong qua trình thực hiện có vướng mắc hoặc có những vần đề chưa hợp lý, đề nghị CB, GV và NV phản ánh lại với BCH Công đoàn trường hoặc Ban giám hiệu nhà trường để xem xét, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp. Quy chế chi tiêu nội bộ của trường ban hành theo Quyết định số 02/QĐCTNB ngày 15/01/2015 của Hiệu trưởng trường THCS Thị Trấn Krông Klang. Quy chế này áp dụng cho việc chi tiêu nội bộ của trường THCS Thị Trấn Krông Klang và có hiệu lực kể từ ngày 15/ 01/2015. Nơi nhận. HIỆU TRƯỞNG. - Phòng GD&ĐT huyện; - Phòng TC-KH, KBNN huyện; - Hiệu trưởng, CĐ, Kế toán - Lưu.. Trần Quang Tùng PHÒNG GD&ĐT ĐAKRÔNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS TT KRÔNG KLANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Số 02: QĐ-THCS.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Krông Klang, ngày 15 tháng 01 năm 2015 QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành quy chế chi tiêu nội bộ năm 2015 HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN KRÔNG KLANG Căn cứ Quyết định số: 1363/2005/QĐ-UBND ngày 29 tháng 8 năm 2005 về việc tách trường Tiểu học Đakrông thành trường Tiểu học số 2 Đakrông và trường tiểu học số 2 Đakrông trực thuộc phòng GDĐT Huyện Đakrông; Căn cứ Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy định chế độ làm việc đối với giáo viên Căn cứ vào Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của bộ tài chính hướng dẫn nội dung xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ của đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tự chủ; Căn cứ TTLT số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17 tháng 1 năm 2006 của LBTC, BNV, hướng dẫn thực hiện nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2007 của chính phủ quy định chế độ chi tiêu tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước, Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CPcủa Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm vụ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, chi tiêu tiết kiệm hiệu quả, công khai dân chủ trong toàn đơn vị; Căn cứ quyết định số: 2697/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 về việc quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh; Căn cứ vào biên bản cuộc họp thông qua qui chế chi tiêu nội bộ ngày 14 tháng 01 năm 2015 về việc tham gia thảo luận, dự thảo sữa đổi bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ. QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Nay ban hành quy chế chi tiêu nội bộ của Trường THCS Thị Trấn Krông Klang. Điều 2. Tập thể cán bộ công chức trong đơn vị có trách nhiệm thực hiện tốt các qui định trong quy chế ; Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 15/01/2015./. Nơi nhận: - Phòng GD&ĐT Huyện; - Phòng TCKH; - KBNN Huyện; - Ban giám hiệu nhà trường; -Lưu văn phòng,kế toán. HIỆU TRƯỞNG. Trần Quang Tùng.
<span class='text_page_counter'>(10)</span>