Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Tính Kiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.5 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
1. Đặt vấn đề..................................................................................................2
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tiết kiệm........................................................3
2.1. Tiết kiệm và nội dung của tiết kiệm..........................................................5
2.2. Vậy ai cần phải tiết kiệm?........................................................................6
3. Những câu chuyện về tính kiệm và câu chuyện phong bì của Hồ chủ
tịch..................................................................................................................6
4. Kết luận, cảm nhận và vận dụng vào bản thân......................................7

1


Hồ Chí Minh là lãnh tụ đặc biệt quan tâm đến xây dựng các
chuẩn mực đạo đức mới của con người Việt Nam. Tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh có sắc thái riêng biệt. Trong tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh có tư tưởng về tiết kiệm. Tư tưởng Hồ Chí Minh về
tiết kiệm có giá trị khoa học và nhân văn to lớn. Giá trị đó thể hiện
rõ nét ở sự giải thích của Người về vai trị, nội dung của tiết kiệm,
về đối tượng và giải pháp thực hành tiết kiệm. Thời nay, tư tưởng
Hồ Chí Minh về tiết kiệm càng trở nên có giá trị và mang tính nhân
văn sâu sắc.
1. Đặt vấn đề
Hiện nay, đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội, cùng với những tác động tích cực và tiêu cực của nền kinh
tế thị trường, một nền đạo đức mới đã và đang hình thành cùng với
hai mặt của nó. Học sinh, sinh viên là thế hệ trẻ, là thế hệ tương lai
của đất nước, đồng thời cũng là những người chịu ảnh hưởng
nhanh nhất và dễ dàng nhất của những trào lưu mới. Là một sinh
viên đã được học Tư tưởng Hồ Chí Minh, liên hệ với bản thân nói
riêng và với thực trạng của học sinh, sinh viên hiện nay nói chung,
em thấy việc học tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về những


đức tính Cần, Kiệm, Liêm, Chính là vơ cùng quan trọng; khơng
phải chỉ vì đó là những phẩm chất đạo đức cơ bản cần có ở mỗi
con người mà theo em hiểu: để đất nước phát triển vững mạnh cần
có những con người mới phát triển toàn diện cả Tài và Đức như
2


Bác Hồ đã dạy. Chính từ cách nhìn nhận đó, em lựa chọn nghiên
cứu sâu hơn về đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Tính Kiệm”.
Tiết kiệm là phẩm chất đạo đức cơ bản của con người. Tư
tưởng Hồ Chí Minh về tiết kiệm có nội dung sâu sắc, mới mẻ, nhân
văn, là một phần quang trọng nhất trong tư tưởng đạo đức của
Người. Đặc biệt, Hồ Chí Minh khơng chỉ nói về tiết kiệm, mà cịn
là tấm gương ngời sáng về thực hành tiết kiệm. Những câu chuyện
của Hồ Chí Minh trong chuyện ăn, ở, mặc, đi lại, làm việc đã trở
thành huyền thoại của đạo đức cách mạng. Người sống một cuộc
sống giản dị, đảm bạc và chỉ sử dụng cho mình những vận dụng
cần thiết. Chữ “Kiệm” của Hồ Chí Minh vừa cụ thể, vừa truyền
thống, vừa hiện đại.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tiết kiệm.
Một ngày sau khi nước nhà giành được độc lập (3-9-1945),
Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ toạ phiên họp đầu tiên của Hội đồng
Chính phủ. Người trình bày sáu nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hồ, trong đó có vấn đề thứ tư cần phải
giải quyết lúc bấy giờ là “Chế độ thực dân đã đầu độc dân ta với
rượu và thuốc phiện. Nó đã dùng mọi thủ đoạn hịng hủ hố dân
tộc chúng ta bằng những thói xấu, lười biếng, gian giảo, tham ơ và
những thói xấu khác. Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo
dục lại nhân dân chúng ta. Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng
ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân


3


tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập”. Để làm được những
điều đó, Người đề nghị “mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần
nhân dân bằng cách thực hiện: CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH”
Để giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều tác phẩm viết về vấn đề này,
Ngay từ năm 1927, trong tác phẩm “Đường Kách mệnh”, chương
đầu tiên của cuốn sách là Tư cách một người cách mệnh và tiêu
chuẩn đầu tiên trong tư cách một người cách mệnh chính là: cần
kiệm. Sau này là các tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (10-1947), “
Thực hành tiết kiệm, chống tham ơ, lãng phí, chống bệnh quan
liêu” (1952). “Đạo đức cách mạng” (12-1958) và các bài báo như
“Chớ kiêu ngạo, phải khiêm tốn”, “Cần kiệm liêm chính”, “Cần
tẩy sạch bệnh quan liêu mệnh lệnh”, “Nâng cao đạo đức cách
mạng, quét sách chủ nghĩa cá nhân”... Trước lúc đi xa, trong bản
Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, Người
nhắc “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ
phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm
liêm chính, chí cơng vơ tư...” và “Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ
chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của
nhân

dân”.
Cần, Kiệm, Liêm, Chính là những khái niệm đạo đức cũ ,

được Hồ Chí Minh tiếp thu, chọn lọc, đưa vào những yêu cầu và
nội dung mới. Đây là phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động


4


hàng ngày của mỗi người, là đại cương đạo đức Hồ Chí Minh,
Người viết:
“Trời có bốn mùa: Xn, Hạ, Thu, Đơng
Đất có bốn phương: Đơng, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính
Thiếu một mùa thì khơng thành trời
Thiếu một phương thì khơng thành đất
Thiếu một đức thì khơng thành người”.
(Hồ Chí Minh tồn tập. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2000, t.5, tr.631)
Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, bọn phong kiến ngày xưa nêu ra
Cần, Kiệm, Liêm, Chính nhưng khơng bao giờ thực hiện mà lại bắt
nhân dân tuân theo để phụng sự quyền lợi cho chúng. Ngày nay, ta
đề ra Cần, Kiệm, Liêm, Chính cho cán bộ thực hiện làm gương cho
nhân dân là để đem lại hạnh phúc cho dân. Với ý nghĩa như vậy,
Cần, Kiệm, Liêm, Chính cũng là một biểu hiện cụ thể, một nội
dung của phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân”.

5


2.1. Tiết kiệm và nội dung của tiết kiệm.
Theo Hồ Chí Minh, tiết kiệm “là khơng xa xỉ, khơng hoang
phí, không bừa bãi”. Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, mà những
việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì bao nhiêu cơng, tốn bao
nhiêu của cũng vui lịng. Tiết kiệm là tích cực. “Tiết kiệm khơng

phải là ép bộ đội, cán bộ và nhân dân nhịn ăn, nhịn mặc. Trái lại,
tiết kiệm cốt để giúp vào tăng gia sản xuất, mà tăng gia sản xuất là
để dần dần nâng cao mức sống của bộ đội, cán bộ và nhân dân. Nói
theo lối khoa học, thì tiết kiệm là tích cực, chứ khơng phải là tiêu
cực”.
Để phục vụ cho kháng chiến và kiến quốc. Để tăng thêm tiền
vốn xây dựng đất nước. Điều này càng quan trọng khi nước ta là
nước dân chủ nhân dân, khơng thể tích lũy vốn theo kiểu thực dân,
đế quốc bằng cách cướp bóc thuộc địa, bóc lột cơng nhân, nơng
dân, vay nợ nước ngồi... Để nhanh chóng đưa nước ta ra khỏi tình
trạng nghèo nàn lạc hậu, hậu quả của 80 năm đô hộ, vơ vét của đế
quốc Pháp rồi đến phát xít Nhật.
Nội dung của tiết kiệm
Tiết kiệm sức lao động. Tức là phải tổ chức sắp xếp cho khéo,
phải nâng cao năng suất lao động, “1 người làm bằng 2, 3 người”.
Tiết kiệm thời giờ. Bác nói: “Thời giờ tức là tiền bạc”; “Một tấc
bóng là một thước vàng”. “Ai đưa vàng bạc vứt đi, là người điên
rồ. Thì ai đưa thời giờ vứt đi, là người ngu dại” . Tiết kiệm thời giờ

6


của mình và tiết kiệm thời giờ của người khác. Tiết kiệm tiền của.
Phải tiết kiệm tiền của của Nhà nước, của nhân dân và của chính
mình. Việc này liên quan tới tiết kiệm sức người, tiết kiệm thời
giờ.
Kiệm là tiết kiệm (tiết kiệm thời gian, tiết kiệm công sức, tiết
kiệm của cải…) của nước, của dân; “không xa xỉ, khơng hoang
phí, khơng bừa bãi”, khơng phơ trương hình thức, không liên hoan,
chè chén lu bù. Tiết kiệm không phải là bủn xỉn. Khi khơng nên

tiêu xài thì một hạt gạo, một đồng xu cũng khơng nên tiêu. Khi có
việc đáng làm, việc lợi ích thực sự cho dân thì tốn bao nhiêu công,
bao nhiêu của cũng không tiếc.
2.2. Vậy ai cần phải tiết kiệm?
Tất cả mọi người đều phải tiết kiệm. Trước hết là các cơ quan,
bộ đội, các xí nghiệp. Nội dung tiết kiệm phải cụ thể, thiết thực
ngay trong vị trí cơng tác của mình. Bộ đội, chiến sĩ thì tiết kiệm
đạn, quân nhu, chiến lợi phẩm...; cán bộ cơ quan hành chính thì tiết
kiệm thời gian, giấy, mực...; cán bộ tư pháp tiết kiệm thời giờ cho
dân khi triển khai nhanh công việc...
3. Những câu chuyện về tính kiệm và câu chuyện phong bì
của Hồ chủ tịch.
Nội dung câu chuyện: bài học về sự tiết kiệm.
Trước kia, Thông tấn xã Việt Nam hàng ngày đều đưa bản tin
lên cho Bác xem. Khi in một mặt, Bác phê bình là lãng phí giấy.

7


Sau đấy Thông tấn xã in hai mặt bằng rônêô, nhoè nhoẹt khó đọc
hơn nhưng Bác vẫn đọc. Sang năm 1969, sức khoẻ Bác yếu và mắt
giảm thị lực, Thông tấn xã lại gửi bản tin in một mặt để Bác đọc
cho tiện. Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn Người
chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì tiết
kiệm hoặc dùng làm giấy viết. Ngày 10-5-1969, Bác đã viết lại
toàn bộ đoạn mở đầu bản Di chúc lịch sử bằng mực xanh vào mặt
sau tờ tin Tham khảo đặc biệt ra ngày 3-5-1969. Từ giữa năm
1969, sức khoẻ Bác yếu đi nhiều nên Bộ Chính trị đề nghị: Khi bàn
những việc quan trọng của Đảng, Nhà nước thì Bác mới chủ trì,
cịn những việc khác thì cứ bàn rồi báo cáo lại sau, Bác cũng đồng

ý như vậy.
Hay câu chuyện phong bì của Hồ chủ tịch. Hồ chủ tịch dùng
một cái phong bì hơn 2, 3 lần. Người nói:
“Trung bình, cái phong bì là 180 phân vng giấy (0,018m²).
Mỗi ngày, các cơ quan, đoàn thẻ và tư nhân trong nước ta ít nhất
cũng dùng hết một vạn cái phong bì, tức là 180 thước vuông giấy.
mỗi tháng là 5.400 thước. Mỗi năm là 64.800 thước vuông giấy.
Nếu ai cũng tiết kiệm, dùng một cái phong bì 2 lần, thì mỗi
năm chỉ tốn một nửa giấy, tức là 32.400 thước vng. Cịn 32.400
thước thì dành cho các lớp bình dân học vụ, thì chẳng tốt sao?
Hơn nữa, nhờ tiết kiệm giấy, mà tiền bạc và cơng phu làm
giấy có thể thêm vào việc kiến thiết khác, thì càng ích lợi hơn…”

8


Cái thí dụ ấy rất rõ rệt, dễ hiểu. Đối với giấy như thế, đối với
mọi thứ vật liệu khác đều như thế.
Câu chuyện đã cách đây mấy chục năm nhưng đến nay vẫn
cịn ngun giá trị; nó đã tốt lên phẩm chất sáng ngời của Bác và
ẩn chứa trong đó nhiều triết lý sâu sắc, những bài học quý báu cho
hôm nay và mai sau.
4. Kết luận, cảm nhận và vận dụng vào bản thân
Ý nghĩa của câu chuyện tiết kiệm là sử dụng hợp lý, có hiệu
quả tiền của, thời gian, cơng sức lao động, nhằm tích lũy thêm vốn
cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, nâng cao mức sống
nhân dân. Tiết kiệm phải từ cái nhỏ đến cái lớn, khơng xa xỉ, hoang
phí, bừa bãi, phơ trương, hình thức. Người tiết kiệm là người biết
cân đối, chi tiêu có kế hoạch, có tính tốn, xem xét đầy đủ các yếu
tố, nhằm giảm bớt hao phí trong quy trình sản xuất, trong hoạt

động, nhưng vẫn đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Trong bối
cảnh nước ta vừa khắc phục hậu quả chiến tranh vừa tập trung phát
triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, thì vấn đề tiết kiệm càng phải
được quan tâm và thực hiện nghiêm túc. Chỉ có tiết kiệm mới có
thể tăng thêm nguồn lực vật chất xây dựng đất nước, chỉ có tiết
kiệm mới góp một phần nhanh chóng đưa nước ta thốt khỏi tình
trạng nghèo nàn, lạc hậu. Nhưng trong quan niệm của Bác, “Tiết
kiệm không phải là bủn xỉn, không phải là “xem đồng tiền to bằng
cái nống”, gặp việc đáng làm cũng không làm, đáng tiêu cũng

9


không tiêu. Tiết kiệm không phải là ép bộ đội, cán bộ và nhân dân
nhịn ăn, nhịn mặc. Trái lại, tiết kiệm cốt để giúp vào tăng gia sản
xuất, mà tăng gia sản xuất là để dần dần nâng cao mức sống của bộ
đội, cán bộ và nhân dân. Nói theo lối khoa học, thì tiết kiệm là tích
cực, chứ không phải là tiêu cực”.
Trong bối cảnh hiện nay, khi mà chúng ta đang thực hiện việc
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thì cần
lắm những mẩu chuyện về đức tính cao đẹp của Bác. Nó làm cho
mỗi người chúng ta – đặc biệt là đội ngũ cán bộ cơng chức phải
biết tự nhìn lại mình. Sống giản dị, chân thật và tiết kiệm, hết lòng
hết sức phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân. Thế hệ trẻ ngày nay
cần nhìn vào đó để sống tốt hơn, đấu tranh chống lại lối sống hời
hợt, sáo rỗng.
Nghe kể về Bác để mỗi chúng ta nghiêm túc tự suy ngẫm lại
bản thân mình, nhắc nhở bản thân cần phải ra sức phấn đấu, tu
dưỡng và rèn luyện đạo đức, phải thực hiện được "nói đi đơi với
làm". Đối với chúng ta, thực sự việc đó khơng phải là một việc quá

khó khăn. Đừng bao giờ nghĩ rằng phải làm được những việc lớn
lao, phải thực hiện được những cái cao siêu thì mới thể hiện được
tinh thần tiết kiệm của mình. "Kiệm" đơn giản chỉ là tắt một chiếc
quạt, tắt một cái đèn, khóa lại một vịi nước khi không sử dụng; là
tận dụng sử dụng hiệu quả thời gian, một tờ giấy, một cây viết,... là
biết giữ gìn tài sản của cơng, ln ln tự nhắc nhở bản thân không

10


nên phung phí vào những việc khơng cần thiết. Người người, nhà
nhà, nơi nơi thực hiện tiết kiệm theo Bác thì một tương lai "dân
giàu, nước mạnh" thật sự khơng còn xa nữa.
Trong nhiệm vụ bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, Hồ
Chí Minh nhắc đến vai trị, nhiệm vụ của các thế hệ đi trước, chăm
lo, đào tạo, bồi dưỡng các thế hệ đi sau làm sao để họ tiến bộ hơn
mình. Theo Người, thế hệ đi sau tiến bộ hơn thế hệ đi trước mới
tốt. Nếu thế hệ đi sau không bằng thế hệ đi trước là khơng tốt.
Hồ Chí Minh quan niệm: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng
cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Để “trồng người”
thì vai trị của giáo dục là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nội dung
và phương pháp giáo dục phải tồn diện cả Trí – Đức – Thể – Mỹ ,
phải đặt đạo đức, lý tưởng và tình cảm cách mạng , lối sống xã hội
chủ nghĩa lên hàng đầu. Hai mặt đức, tài thống nhất với nhau,
khơng tách rời nhau. Trong đó “đức” là gốc, là nền tảng cho tài
năng phát triển. Phải kết hợp giữa nhận thức và hành động, lời nói
với việc làm..Có như vậy mới có thể “học làm người”.
Người cũng khẳng định rằng: “Đạo đức cách mạng không
phải từ trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng
ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng

sáng, vàng càng luyện càng trong.”. Trong thực tế, do không chú ý
việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức hàng ngày (giống như “soi
gương”, “rửa mặt”) nên có những người mới hơm qua cịn được
mọi người tin u, q mến thì ngày hơm sau đã trở thành người
11


có tội với Đảng, với dân. Có những người trong lúc đấu tranh thì
hăng hái, trung thành, khơng sợ hiểm nguy, khổ cực. Song đến khi
có ít quyền lực trong tay thì đâm ra kiêu ngạo, xa xỉ, tham ơ, lãng
phí, quan liêu.
Cần, Kiệm, Liêm, Chính là một trong những nội dung quan
trọng nhất trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, được coi là đại
cương đạo đức Hồ Chí Minh. Đồng thời, Cần, Kiệm, Liêm, Chính
cũng chính là những phẩm chất quan trọng cần có ở mỗi người,
cần phải được rèn luyện gắn với hoạt động thực tiễn hàng ngày.
Việc rèn luyện những phẩm chất đạo đức này cho học sinh, sinh
viên, thanh niên trí thức lại càng quan trọng hơn, vì họ là “người
chủ tương lai của nước nhà”.
Vì vậy theo em Việc giáo dục các phẩm chất Cần, Kiệm,
Liêm, Chính học sinh, sinh viên đã được thực hiện từ lâu. Tuy
nhiên, từ việc nhận thấy tầm quan trọng của việc giáo dục những
phẩm chất ấy cho học sinh, sinh viên đồng thời qua việc nghiên
cứu việc thực hiện những phẩm chất này của học sinh, sinh viên
trong giai đoạn hiện nay, theo em, những phương pháp cần thiết để
giáo dục các phẩm chất đó cho học sinh, sinh viên là:
Thứ nhất, cần phải bồi dưỡng thế giới quan, phương pháp luận
của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nắm vững
phương pháp luận biện chứng duy vật giúp cho con người xem xét
sự vật, hiện tượng khách quan một cách đúng đắn, tránh cho ta


12


mắc phải bệnh chủ quan duy ý chí tùy tiện trong hoạt động thực
tiễn.
Thứ hai, cần phải tuân thủ và thực hiện tốt các nguyên tắc xây
dựng đạo đức mới mà Bác đã nêu để xây dựng nền tảng đạo đức
mới trong đời sống xã hội nước ta. Đó là: Nói đi đơi với làm, phải
nêu gương về đạo đức. Xây phải đi đôi với chống, phải tạo thành
phong trào trong quần chúng rộng rãi. Phải tu dưỡng đạo đức suốt
đời.
Thứ ba, đề cao vai trò của sự giáo dục từ gia đình, nhà trường
và cả xã hội. Trong gia đình, thế hệ trước làm gương cho thế hệ
sau. Giáo dục các phẩm chất đạo đức nói chung và các phẩm chất
Cần, Kiệm, Liêm, Chính cho học sinh, sinh viên nói riêng có lẽ
phải bắt đầu bằng cách dạy cho tốt những môn học như: lịch sử,
địa lý, văn học, đạo đức và nhất là môn giáo dục công dân, những
môn chú trọng phần dạy người, cụ thể là những con người Việt
Nam ở thế kỷ 21 này trước những vấn đề lớn của dân tộc, của đất
nước và của thế giới, trong đó có những vấn đề như lối sống xa
hoa, lãng phí; tham nhũng; lối sống chủ nghĩa cá nhân…Tuy nhiên
cần phải thay đổi phương pháp giảng dạy đối với những mơn học
đó để chúng khơng cịn là những môn vô bổ, chán ngán, là những
bài giảng khô khan trên lớp học được trả lại cho thầy cô và nhà
trường bằng những bài thi trên giấy và được ghi nhận bằng những
con số vô hồn trên học bạ. Cùng với đó, các tổ chức Đồn – Đội –

13



Hội cần tổ chức những buổi tọa đàm, thảo luận… về những vấn đề
thực hiện đạo đức nói riêng và thực hiện Cần, Kiệm, Liêm, Chính
nói riêng cho học sinh, sinh viên; đẩy mạnh triển khai có hiệu quả
cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”. Nên đưa những nội dung giáo dục các phẩm chất Cần,
Kiệm, Liêm, Chính cho học sinh, sinh viên.
- Cần: học sinh sinh viên phải học tập, lao động chăm chỉ, cần

cù, siêng năng. Tuy nhiên, siêng năng và kế hoạch phải đi đơi với
nhau. Nếu khơng có kế hoạch, điều nên làm trước mà để làm sau,
điều nên làm sau mà đưa làm trước, như thế sẽ hao tốn thời giờ,
mất nhiều cơng mà kết quả ít. Cần cũng có nghĩa là phải biết cách
ni dưỡng, phân bổ cả tinh thần, vật chất và lực lượng của mình
một cách hợp lý để làm việc lâu dài.
- Kiệm: học sinh sinh viên phải biết sống tiết kiệm. Cần phải
biết tiết kiệm tiền của, bởi người xưa có nói “Mạnh vì gạo, bạo vì
tiền” hoặc “Nghèo đi đơi với hèn”, là học sinh sinh viên hầu hết
mọi người đều sống nhờ vào sự chu cấp của bố mẹ, của gia đình;
cần phải biết cách lập kế hoạch chi tiêu một cách hợp lý, khơng
nên phung phí cho việc ăn chơi xa xỉ. Thời giờ cũng phải được tiết
kiệm như của cải. Của cải hết cịn có thể làm thêm nhưng khi thời
giờ đã qua rồi, không bao giờ kéo trở lại được. Biết tiết kiệm thời
giờ của mình, lại phải tiết kiệm thời giờ của người khác.
- Liêm: học sinh sinh viên phải có cuộc sống trong sạch, cố
gắng phấn đấu học tập thật tốt, học tập vì mục đích góp phần xây
14


dựng đất nước giàu mạnh hơn, không tham lam, tham tiền của, địa

vị, lợi danh…
- Chính: học sinh sinh viên phải sống cuộc sống thẳng thắn,
không gian tà, mưu lợi cá nhân, làm những điều sai trái mà phải
luôn đứng về chính nghĩa, đứng về lẽ phải, bảo vệ sự cơng bằng;
đồng thời cũng phải biết tự phê bình, tự nhận ra khuyết điểm và
sửa chữa sai lầm để phát triển bản thân ngày càng tốt hơn. Người
xưa rất có lý khi nói rằng: “Người ta khơng chết bởi núi non cao
nhưng có khi chết bởi mơ đất thấp”. Núi non cao người ta cịn thấy
được mà tránh, cịn mơ đất thấp thì do chủ quan khơng để ý nên dễ
dàng vấp ngã. Theo Bác Hồ, đã là người thì ai cũng có chỗ hay,
chỗ dở, chỗ tốt, chỗ xấu, ai cũng có thiện – ác trong lịng. Vấn đề
là chúng ta có dám nhìn thẳng vào mình khơng, thấy cái hay , cái
thiện để phát huy và thấy cái dở, cái xấu để khắc phục là vì lẽ đó.

15



×