Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

KET LUAN CHUYEN DE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.12 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

UBND TỈNH BÌNH THUẬN
<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b>


<b>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM </b>
<b>Độc lập </b><b> Tự do </b><b> Hạnh phúc </b>


Số: 2358/SGDĐT-GDTrH <i> Bình Thuận, ngày 04 tháng 12 năm 2015 </i>


<b>THÔNG BÁO </b>


<b>Kết quả sinh hoạt chuyên đề các tổ cốt cán bộ môn </b>


<b>Mỹ thuật, Thể dục, Tốn, Giáo dục cơng dân, Âm nhạc cấp THCS </b>
<b>Học kỳ I, năm học 2015-2016 </b>


Thực hiện Kế hoạch hoạt động của tổ cốt cán bộ môn: Mỹ thuật, Thể dục,
Tốn, Giáo dục cơng dân, Âm nhạc cấp THCS ở học kỳ I, năm học 2015-2016;
các Tổ cốt cán bộ môn cấp THCS đã tổ chức sinh hoạt chuyên đề theo kế hoạch
đề ra, nội dung cụ thể như sau:


<b>I. Sinh hoạt chuyên đề môn Mỹ thuật </b>
<b>1.</b> Thời gian: Ngày 14/10/2015


<b>2.</b> Địa điểm: Trường THCS Lê Văn Tám, huyện Tuy Phong


<b>3.</b> Thành phần tham dự: Lãnh đạo phòng GDTrH Sở; lãnh đạo Trường
THCS Lê Văn Tám; thành viên tổ cốt cán môn Mỹ thuật cấp tỉnh; giáo viên bộ
môn Mỹ thuật thuộc huyện Tuy Phong.


<b>4. </b>Nội dung: Hội thảo chuyên đề <b>“Thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng, </b>
<b>phát huy tính tích cực và năng lực sáng tạo của học sinh trong hoạt động </b>


<b>dạy học ngoại khóa”</b> với chủ đề: <b>“Thiết kế thời trang”</b> Mỹ thuật lớp 9 gồm 2
tiết (bài 4: “Vẽ trang trí - Tạo dáng và trang trí túi xách” và bài 15: “Vẽ trang trí
- Tạo dáng và trang trí thời trang”).


<b>5.</b> Kết quả cụ thể như sau:


- Chuyên đề ngoại khóa đã thực hiện tốt mục tiêu, nội dung chủ đề “Thiết
kế thời trang”, giúp học sinh hiểu được những kiến thức cơ bản về màu sắc, cách
sử dụng màu sắc, nội dung các bài học đầy đủ, chính xác, khoa học, đạt chuẩn
kiến thức kỹ năng; bảo đảm tính hệ thống, làm rõ trọng tâm, có liên hệ thực tế,
tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Qua buổi hoạt động ngoại
khóa đã giúp học sinh hiểu những kiến thức cơ bản về thời trang cũng như tạo
được các sản phẩm thời trang và biểu diễn tốt. Học sinh được rèn luyện nhiều kỹ
năng: Kỹ năng sáng tạo, kỹ năng hợp tác, kỹ năng làm việc tập thể, kỹ năng biểu
diễn; từ đó hình thành những kinh nghiệm, kỹ năng sống, giúp học sinh vận
dụng kiến thức được học trong nhà trường để trải nghiệm sáng tạo trong cuộc
sống.


- Trong q trình tổ chức hoạt động ngoại khóa, giáo viên cần chú ý các
vấn đề sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

+ Nên cho học sinh (là khán giả) cùng tham gia vào hoạt động với các đội
thi nhằm phát huy tính tích cực của học sinh tốt hơn.


- Qua trao đổi, thảo luận những vướng mắc, khó khăn trong phương pháp
giảng dạy, tổ cốt cán môn Mỹ thuật đã thống nhất như sau:


+ Dạy học dựa vào hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng, tùy
điều kiện từng trường, tùy từng chuyên đề, từng bài giảng mà giáo viên giúp học
sinh đạt chuẩn kiến thức kỹ năng. Môn Mỹ thuật là bộ môn đặc thù giáo dục tính


thẩm mỹ, do đó trong các bài học giáo viên hướng dẫn để học sinh tìm hiểu đủ
nội dung, bảo đảm tính hệ thống, làm rõ trọng tâm, tích hợp các nội dung liên
quan, liên hệ thực tế khéo léo, sinh động, hợp lí, phần lí thuyết cần ngắn gọn,
súc tích, giúp học sinh phát triển được năng lực tư duy sáng tạo.


+ Các trường xây dựng từng chủ đề dạy học trên cơ sở khung PPCT của
Bộ GD&ĐT. Tổ chuyên môn cần tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu
bài học, xây dựng 2 chủ đề dạy học trong mỗi học kì và đưa lên trang web
truonghocketnoi.edu.vn để trao đổi phương pháp và rút kinh nghiệm với nhau.
<b>II. Sinh hoạt chuyên đề môn Thể dục </b>


<b>1.</b> Thời gian: Ngày 07/11/2015


<b>2.</b> Địa điểm: tại Trường THCS Hùng Vương, TP Phan Thiết


<b>3.</b> Thành phần tham dự: Chuyên viên Phòng GDTrh Sở; thành viên tổ cốt
cán cấp môn Thể dục cấp tỉnh; lãnh đạo Trường THCS Hùng Vương; giáo viên
giảng dạy bộ mơn Thể dục thuộc Phịng GD&ĐT Phan Thiết.


<b>4.</b> Nội dung: Thực hiện chuyên đề: “<b>Đổi mới phương pháp dạy học theo </b>
<b>hướng tích cực và định hướng phát triển năng lực người học</b>” và dự giờ
minh họa môn Thể dục lớp 8, tiết 8, bài “Chạy ngắn – Đá cầu – Chạy bền”.


<b>5.</b> Kết quả cụ thể như sau:


Qua trao đổi, thảo luận, tổ cốt cán môn Thể dục thống nhất thực hiện như
sau:


- Thống nhất triển khai chuyên đề: “<b>Đổi mới phương pháp dạy học theo </b>
<b>hướng tích cực và định hướng phát triển năng lực người học</b>” thực hiện


trong năm học 2015-2016 tại các huyện, thị xã, thành phố.


- Tiết minh họa chuyên đề đã thể hiện rõ nét nội dung chính của chuyên
đề, đúng theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.


- Trong việc soạn giáo án và thể hiện phương pháp giảng dạy, tổ Thể dục
đã thống nhất như sau: Giáo án mơn Thể dục phải có ngày soạn, ngày dạy (giáo
án theo mẫu thống nhất của Sở GD&ĐT); Điều chỉnh từ “giải tán” bằng từ “Thể
dục” sau khi kết thúc tiết học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>III. Sinh hoạt chun đề mơn Tốn </b>


<b>1.</b> Thời gian: Ngày 12 tháng 11 năm 2015
<b>2.</b> Địa điểm: Trường DTNT huyện Tánh Linh


<b>3.</b> Thành phần tham dự: Lãnh đạo Phòng GDTrH Sở; lãnh đạo Phòng
GD&ĐT Tánh Linh; lãnh đạo Trường DTNT huyện Tánh Linh; thành viên tổ
cốt cán mơn Tốn cấp tỉnh; đại diện cốt cán mơn Tốn của các Phịng GD&ĐT;
TTCM mơn Tốn các trường THCS thuộc Phòng GD&ĐT Tánh Linh.


<b>4.</b> Nội dung: Thảo luận, tìm giải pháp tốt nhất để thống nhất việc dạy, học
tiết luyện tập theo chuyên đề “<b>Dạy, học tiết luyện tập theo định hướng phát </b>
<b>triển năng lực học sinh”</b> vàdự giờ minh họa 2 tiết dạy (Tiết 1: Luyện tập đồ thị
hàm số y = ax + b- Đại số 9; Tiết 2: Luyện tập trường hợp bằng nhau c.g.c –
Hình học 7)


<b>5. </b>Kết quả cụ thể như sau:


- Các tiết luyện tập môn Toán chiếm thời lượng lớn trong phân phối
chương trình hiện hành; có vai trị quan trọng trong việc dạy, học toán. Thực


hiện tốt tiết luyện tập giúp học sinh củng cố chắc kiến thức, kỹ năng đã được
học ở tiết lí thuyết, tạo điều kiện tốt để học sinh tiếp thu kiến thức mới; qua đó
giáo viên mở rộng nâng cao thêm kiến thức cho học sinh nhằm gây hứng thú cho
học sinh trong q trình học Tốn.


- Thống nhất tiến trình dạy tiết luyện tập như sau:


+ Giáo viên phải xác định đúng chủ đề, nội dung kiến thức cần luyện tập
trong tiết dạy và chuẩn bị các phương án; bài tập đúng, chính xác theo chủ đề
của tiết học. Không lạm dụng bài tập trong sách giáo khoa mà nên căn cứ vào
trình độ, năng lực của học sinh lớp phụ trách để chọn bài tập phù hợp, đúng
trọng tâm cần luyện.


+ Kiểm tra việc tiếp thu kiến thức của học sinh sau khi đã học xong tiết lý
thuyết qua việc làm bài tập ở nhà. Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi hoặc làm
các bài tập ở mức độ thấp (chọn học sinh mức độ trung bình, yếu) thuộc nội
dung kiến thức cần luyện; tránh các câu hỏi nâng cao gây căng thẳng, ức chế
ngay từ đầu tiết học. Qua đó nhận xét, đánh giá việc chuẩn bị bài và mức độ tiếp
thu lý thuyết của học sinh để chọn phương án luyện tập phù hợp nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

+ Trong quá trình học sinh làm bài, giáo viên chú ý theo dõi, giúp đỡ các
học sinh yếu tạo điều kiện cho các em trình bày được ý kiến của bản thân dù
chưa thật hồn chỉnh để khuyến khích các em tham gia vào hoạt động chung của
lớp và tạo niềm tin cho các em tiếp tục học tập và vươn lên. Giáo viên chỉ nên
gợi ý, hướng dẫn các em suy nghĩ để hồn thành u cầu bài tốn; khơng làm
thay học sinh nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Có thể phân
chia nhóm một cách phù hợp để các em có thể tự học, tự hướng dẫn lẫn nhau
trong nhóm và thảo luận, đánh giá, nhận xét giữa các nhóm để tìm cách giải, kết
quả chính xác nhất.



+ Cuối tiết học cần dành thời gian giao việc và hướng dẫn học sinh tự học
ở nhà với các bài tập đủ các cấp độ tư duy theo chủ đề tiết học sao cho học sinh
với các trình độ khác nhau có thể thực hiện hết hoặc một phần theo yêu cầu của
giáo viên. Không nhất thiết bắt buộc tất cả học sinh phải hoàn thành tất cả các
bài tập của giáo viên đặt ra mà tùy vào năng lực của từng em, giáo viên có thể
kiểm tra mức độ thực hiện theo yêu cầu của mình đưa ra.


- Kiểm tra, đánh giá: Dù chọn hình thức trắc nghiệm tự luận; trắc nghiệm
khách quan hoặc kết hợp cả hai hình thức nhưng câu hỏi, bài tập trong đề kiểm
tra phải có đầy đủ các cấp độ tư duy theo đúng ma trận đã thống nhất. Đề kiểm
tra phải chính xác, lời văn rõ ràng, khơng đánh đố học sinh và có câu hỏi, bài tập
để phân loại học sinh. Trong các đề kiểm tra nên có các câu hỏi, bài tập mang
tính thực tiễn phù hợp với tình hình địa phương và có thể sử dụng kiến thức liên
môn.


<b>IV. Sinh hoạt chuyên đề môn Giáo dục công dân </b>
<b>1.</b> Thời gian: Ngày 12 tháng 11 năm 2015.


<b>2.</b> Địa điểm: Trường THCS Lạc Tánh, huyện Tánh Linh.


<b>3.</b> Thành phần tham dự: Lãnh đạo Phòng GDTrH Sở; lãnh đạo Phòng
GD&ĐT Tánh Linh; lãnh đạo Trường THCS Lạc Tánh; thành viên tổ cốt cán
môn GDCD cấp tỉnh, cán bộ, giáo viên cốt cán môn GDCD cấp huyện.


<b>4.</b> Nội dung: Hội thảo chuyên đề “Vận dụng kiến thức liên môn để giải
quyết các tình huống trong hoạt động dạy học môn GDCD” và dự giờ minh họa
môn GDCD lớp 6, tiết 8, bài “Yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên”.


<b>5.</b> Kết quả cụ thể như sau:



- Để thực hiện tốt chuyên đề, giáo viên cần phải nắm được nguyên tắc
dạy học liên môn; nắm được yêu cầu của chuyên đề.


- Qua tiết minh họa, tổ thảo luận và thống nhất một số vấn đề sau:


+ Giáo viên vận dụng kiến thức của một số môn học liên quan cùng với
các phương pháp và kỹ thuật dạy học để từ đó làm sáng tỏ các đơn vị kiến thức
theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

+ Nên sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông
tin trong giảng dạy, sử dụng hình ảnh, khai thac tốt các tư liệu, có liên hệ thực
tế, đặc biệt giáo viên cần liên hệ các vấn đề ở địa phương nhằm thực hiện tính
giáo dục thực tiễn.


+ Học sinh tự rút ra được nội dung bài học.


+ Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần tăng cường việc liên hệ các
tình huống thực tiễn; chú trọng việc thảo luận nhóm của học sinh để đạt hiệu quả
cao trong quá trình học tập của học sinh.


- Dạy học liên môn phải đảm bảo một số nguyên tắc sau:
+ Đảm bảo tính hệ thống;


+ Nội dung có chọn lọc, có sự thống nhất giữa các nội dung liên quan;
+ Có tính thực tế, phù hợp với năng lực, thời gian, cơ sở vật chất hiện nay.
<b>V. Sinh hoạt chuyên đề môn Âm nhạc </b>


<b>1.</b> Thời gian: Ngày 26 tháng 11 năm 2015.


<b>2.</b> Địa điểm: Trường THCS Võ Thị Sáu, huyện Tuy Phong.



<b>3. </b>Thành phần tham dự: Lãnh đạo Phòng GDTrH Sở; lãnh đạo Trường
THCS Võ Thị Sáu; thành viên tổ cốt cán cấp tỉnh, cán bộ, giáo viên cốt cán môn
Âm nhạc cấp huyện.


<b>4.</b> Nội dung: Hội thảo chuyên đề <i>“Phát huy tính tích cực chủ động của </i>
<i>học sinh trong học tập. Phát huy năng lực trình diễn Âm nhạc và năng lực cảm </i>
<i>thụ Âm nhạc” và </i>dự giờ minh họa tiết 14, Âm nhạc lớp 8: “Ơn tập bài hát: <i>Hị </i>
<i>ba lí; </i>Ơn tập Tập đọc nhạc: <i>TĐN số 4; </i>Âm nhạc thường thức: <i>Một số nhạc cụ </i>
<i>dân tộc”.</i>


<b>5.</b> Kết quả cụ thể như sau:


- Thông qua tiết dạy minh họa giáo viên giảng dạy và học sinh đã thực
hiện tốt ba chuyên đề của tiết dạy là: Phát huy tính tích cực chủ động của học
sinh trong học tập. Phát huy năng lực trình diễn Âm nhạc và năng lực cảm thụ
Âm nhạc. Cụ thể:


+ Giáo viên đã dạy đúng, đủ nội dung bài dạy, chính xác, khoa học, thực
hiện tốt mục tiêu bài học, thời gian phân bổ hợp lí. Có sử dụng phương tiện,
thiết bị dạy học như: máy chiếu, đàn phím điện tử, hệ thống âm thanh, thao tác
thành thạo, làm chủ thiết bị đạt hiệu quả truyền đạt cao.


+ Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học phù hợp, học sinh thực hiện tốt
các yêu cầu của bài học, phát huy tối đa tính tích cực của học sinh như: học sinh
tích cực phát biểu ý kiến, hoạt động liên tục trong tiết dạy, nhiều học sinh được
tham gia xây dựng bài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

+ Thông qua phần Âm nhạc thường thức, dưới sự dẫn dắt của giáo viên
cùng hệ thống câu hỏi, học sinh phát huy tốt năng lực cảm thụ âm nhạc, thông


qua phần nghe âm sắc nhạc cụ trong phần bài tập và phần củng cố, làm cho lớp
học sinh động tạo hứng thú cho người học.


- Thảo luận chuyên đề “đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học
tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh”. Tổ Âm nhạc thống nhất
việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Âm nhạc như sau:


+ Kiểm tra, đánh giá theo phương pháp truyền thống trên lớp


+ Thông qua các buổi sinh hoạt văn nghệ; sinh hoạt ngoại khoá, sinh hoạt
ngoài giờ; dã ngoại của lớp, của trường; các hội thi văn nghệ hằng năm…, giáo
viên có thể đánh giá bằng nhiều hình thức, nhiều nội dung theo hướng phát triển
năng lực học sinh. Tạo điều kiện cho học sinh vừa có điểm đánh giá, vừa phát
huy năng lực của mình, thu hút học sinh tham gia tích vào các hoạt động văn
hóa, văn nghệ của nhà trường.


- Nhiều đơn vị trường học THCS trên địa bàn tỉnh hiện nay chưa có
phịng dạy bộ mơn Âm nhạc, hoặc có nhưng chưa được nhà trường quan tâm
trang bị hệ thống âm thanh tối thiểu phục vụ được cho công tác giảng dạy, nên
ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng giảng dạy bộ môn. Để nâng cao chất lượng
giảng dạy bộ môn Âm nhạc cấp THCS, đề nghị lãnh đạo các trường THCS cần
tạo điều kiện cho bộ mơn Âm nhạc có phịng học nhạc riêng, có hệ thống âm
thanh tối thiểu phục vụ cho công tác giảng dạy. Đồng thời trang bị thêm Tivi
màn hình cỡ lớn để giáo viên Âm nhạc tăng cường việc ứng dụng công nghệ
thơng tin trong q trình giảng dạy mơn Âm nhạc.


Trên đây là một số nội dung mà các Tổ cốt cán các bộ môn: Mỹ thuật,
Thể dục, Toán, GDCD, Âm nhạc đã tham gia thảo luận và thống nhất; Sở Giáo
dục và Đào tạo đề nghị các Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu và
có sự chỉ đạo theo yêu cầu nội dung Thông báo của Sở Giáo dục và Đào tạo để


các trường THCS nắm vững những nội dung đã thống nhất trên toàn tỉnh nhằm
tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện tốt các quy định về chun mơn - nghiệp
vụ, có biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học./.


<b> </b>
<i><b>Nơi nhận: </b></i>


- Phòng GDĐT các huyện, TX, TP;


- TT các mơn: MT,Tốn,TD,GDCD,Nhạc;
- Các Phòng, ban liên quan của Sở;


- Lưu VT, phòng GDTrH, Hòa (6b)


<b>KT. GIÁM ĐỐC </b>
<b>PHÓ GIÁM ĐỐC </b>


<b>Nguyễn Thị Toàn Thắng</b>


Ký bởi: Nguyễn Thị Toàn Thắng
Email:



Cơ quan: Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh
Bình Thuận


Thời gian ký: 04.12.2015 10:35:25
+07:00



Ký bởi: Sở Giáo dục và
Đào tạo tỉnh Bình Thuận
Email:


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×