Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

tinh hinh the gioi trong nuoc nam 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.21 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Chuyên đề 2 MỘT SỐ TÌNH HÌNH THẾ GIỚI, TRONG KHU VỰC TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY VÀ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA. ------I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH THẾ GIỚI , KHU VỰC 1- Khái quát tình hình thế giới Về tổng thể, hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, tuy nhiên, trong những năm gần đây tình hình thế giới diễn biến phức tạp, nhanh chóng, khó lường ( như Đại hội Đảng XI đã nhận định); tình hình ở một số khu vực trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, tác động mạnh đến môi trường an ninh và phát triển của nhiều quốc gia. Quan hệ giữa các nước lớn tiếp tục trong khuôn khổ vừa hợp tác vừa đấu tranh. Các nước lớn đều có lợi ích chung trong việc tăng cường đối thoại, hợp tác về kinh tế, chống khủng bố, ứng phó biến đổi khí hậu và kiềm chế các điểm nóng; đồng thời tiếp tục cạnh tranh trên các vấn đề chiến lược dài hạn. Tình hình tranh chấp lãnh thổ, biển đảo diễn ra ở nhiều nơi và ngày càng phức tạp hơn, nhất là trên Biển Đông và biển Hoa Đông. 1.1.. Tình hình an ninh, chính trị:. Năm 2014 và những tháng đầu năm 2015 an ninh chính trị thế giới vẫn nằm trong xu thế hòa bình, hợp tác phát triển. Trật tự thế giới theo hướng đa cực ngày càng rõ nét. Quan hệ quốc tế tiếp tục diễn ra sôi động; nhiều hợp tác trên các lĩnh vực trong khu vực và trên thế giới được triển khai. Tuy nhiên xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; tranh chấp tài nguyên, lãnh thổ, biển đảo vẫn diễn ra phức tạp như ở Ucraina, Trung Đông- bắc Phi, Đông Bắc Á, Biển Hoa Đông, Biển Đông…Thiên tai, thảm họa (hàng không), dịch bệnh, nhất là dịch Ebola thách thức an ninh toàn thế giới. Theo các chuyên gia về chính trị nhận định tình hình thế giới 2014 và những tháng đầu năm 2015 có biểu hiện "BẤT ỔN – BẤT AN - BẤT ĐỊNH". BÂT ỔN trên diện rộng ở nhiều khu vực và toàn thế giới; BẤT AN thể hiện ở những thách thức an ninh nhiều nơi, cả an ninh truyền thống lẫn phi truyền thống; BẤT ĐỊNH là toàn bộ thế giới đang đứng trước tương lai thiếu chắc chắn, chưa biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Có thể tóm lược 5 đặc trưng lớn mà nhìn vào đó sẽ thấy kể từ khi kết thúc Chiến tranh lạnh, chưa khi nào tình hình thế giới, tình hình khu vực lại có nhiều diễn biến bất ngờ, dồn dập như năm 2014 và những tháng đầu năm 2015, thể hiện ở một số điểm sau: Thứ nhất, hòa bình trên thế giới vẫn được duy trì nhưng là nền "hòa bình lạnh". Thực tế cho thấy, căng thẳng giữa các quốc gia chưa đến mức gây đảo lộn toàn bộ cục diện thế giới, trật tự khu vực, nhưng nền hòa bình đó tương đối mong manh, xây dựng trên nền tảng thiếu vững chắc và sự nghi kỵ ngày càng tăng giữa một số nước lớn chủ chốt. Thứ hai, chứng kiến sự chuyển dịch quan trọng trong quan hệ giữa các nước lớn, do căng thẳng trong quan hệ Nga – Mỹ, Nga – EU và Trung – Nhật sau các cuộc khủng hoảng tại Ukraina và tranh chấp lãnh thổ tại Đông Bắc Á. Chúng ta thấy có sự chuyển dịch quan hệ, xích lại gần nhau giữa ba trung tâm Mỹ, EU và Nhật, giữa Trung Quốc và Nga ở cả quy mô lẫn mức độ mà chúng ta chưa từng chứng kiến trong 25 năm qua. Chỉ trong hơn 1 năm đã có tới 10 cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Putin và các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Tuy không phải sự phân cực như thời Chiến tranh lạnh, nhưng rõ ràng đã có sự phân chia ảnh hưởng và tập hợp lực lượng mới. Thứ ba, có nhiều cuộc xung đột, bất ổn ở nhiều khu vực khác nhau xảy ra gần như cùng lúc: Ở Châu Âu, cuộc khủng hoảng Ucraina, gồm bán đảo Crưm và ở Đông Ukraina; ở Trung Đông, có sự trỗi dậy của Phong trào Nhà nước Hồi giáo (IS); đặc biệt ở khu vực Đông Á có nhiều điểm nóng, từ tình hình Bán đảo Triều Tiên, đến tranh chấp lãnh thổ, có dấu hiệu “tăng nhiệt” cùng lúc... Các điểm nóng tuy ở cấp độ khu vực, nhưng khả năng ảnh hưởng và tác động lại mang tính toàn cầu. Thứ tư, kinh tế thế giới có một số điểm sáng vào cuối 2013 và nửa đầu năm 2014, nhưng sau đó thì chỉ còn một điểm sáng tương đối rõ nét là Mỹ. Nhìn chung, không có một trung tâm tăng trưởng đủ mạnh làm động lực để thúc đẩy nền kinh tế thế giới thoát khỏi khó khăn. Thứ năm, không chỉ các vấn đề an ninh truyền thống “tăng nhiệt”, mà các vấn đề an ninh phi truyền thống cũng gây ra tác động toàn cầu trước nay chưa từng có, từ dịch bệnh đến tai nạn hàng không. Như dịch Ebola chỉ xảy ra ở vùng Tây Phi, nhưng.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> trong một thế giới có sự gắn kết và toàn cầu hóa cao độ như hiện nay nên tất cả các quốc gia đều có nguy cơ bị ảnh hưởng và tác động. 1.2. Tình hình kinh tế: Kinh tế thế giới phục hồi chậm, không đồng đều, còn nhiều trở ngại. Các nước châu Âu chưa thoát khỏi khủng hoảng bùng phát từ Mỹ năm 2008, đang phải trải qua giai đoạn giảm phát và thất nghiệp cao kéo dài tại khu vực đồng Euro, kèm theo tác động tiêu cực từ các biện pháp cấm vận nhằm vào Nga do cuộc khủng hoảng U-craina. Đáng chú ý là sự khủng hoảng của nền kinh tế Hy Lạp, trong 3 năm qua người dân Hy Lạp phải ”thắt lưng, buột bụng” nhưng nền kinh tế nước này vẫn chìm trong khó khăn chưa từng có. Hành động của EU đi theo Mỹ cấm vận Nga được chính dư luận các nước trên châu lục này ví như việc “tự vác đá ghè chân mình”. Còn Oa-sinhtơn thông qua cấm vận kinh tế Nga vừa nhằm làm suy yếu kinh tế Nga, vừa “tàn phá” kinh tế các nước châu Âu, buộc châu lục này phụ thuộc ngày càng nhiều vào Mỹ. Trong khi đó, nền kinh tế các nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, các nước ASEAN đều tăng trưởng chậm lại và cũng chịu tác động từ hình tình kinh tế bất ổn ở các nước châu Âu. Kinh tế thế giới có một số điểm sáng vào nửa đầu năm 2014, nhưng nửa cuối năm 2014 và những tháng đầu năm 2015 thì chỉ còn một điểm sáng tương đối rõ nét là Mỹ. Trước đây, chúng ta thấy điểm sáng là các nước BRICS, gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Nhưng năm 2014 và những tháng đầu năm 2015 hầu hết các nước này đều gặp khó khăn. Cuối năm 2014 đến nay đã xảy ra cuộc khủng hoảng giá dầu, giá mặt hàng chiến lược đột ngột rơi thẳng đứng tới 40-50%. Sự sụt giảm này tác động nhiều mặt. Vai trò của Mỹ ngày càng suy giảm, vai trò của Nga, Trung Quốc, nhóm BRICS và Nhóm nước thuộc G20 ngày càng tăng; sự phục hồi của kinh tế Mỹ ( năm 2014 tăng trưởng 2,2%), không đủ sức kéo kinh tế toàn cầu đi lên do sự đình trệ của khu vực châu Âu và sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc (GDP 2014 giảm còn 7%). Tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2014 còn 3,3%. 2- Tình hình khu vực châu Á-Thái Bình Dương ( CA-TBD) Khu vực CA-TBD: Mặc dù vẫn duy trì hòa bình và hợp tác nhưng tình hình diễn biến có biểu hiện phức tạp, nhất là vấn đề tranh chấp chủ quyền biển, đảo; vấn đề hạt nhân ở Triều Tiên,... Khu vực CA-TBD tiếp tục khẳng định mạnh mẽ xu hướng trở thành trung tâm kinh tế - chính trị của thế giới. Các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Bản, EU, Đức, Anh, Pháp, Ca-na-đa đều điều chỉnh theo hướng coi trọng CA-TBD hơn trong chính sách đối ngoại của mình. Đáng chú ý, Mỹ thực hiện chiến lược xoay trục sang châu Á- TBD. Nhiều nước và vùng lãnh thổ trong khu vực châu Á- TBD trong những năm gần đây có sự thay đổi về chính sách quốc phòng, nổi lên là tăng mạnh ngân sách quốc phòng, lần đầu tiên chi tiêu quốc phòng ở các nước châu Á vượt qua châu Âu; các nước Đông Á trở thành khu vực chi tiêu quốc phòng nhiều thứ 3 thế giới sau Bắc Mỹ và Tây Âu, nhưng dẫn đầu về nhập khẩu vũ khí, trong đó đáng chú ý là Trung quốc, chi tiêu quốc phòng năm 2014 là 132 tỉ USD, năm 2015 dự kiến TQ chi tiêu quốc phòng 238,2 tỉ USD, gấp đôi năm 2011. Sự gia tăng ngân sách quốc phòng còn phản ánh xu hướng quay trở lại sức mạnh cứng của các nước lớn, nhằm đối phó với vấn đề tranh chấp lãnh thổ, mặt khác phô trương cho tương xứng với sức mạnh kinh tế đang sở hữu, khẳng định hay mở rộng ảnh hưởng ở khu vực và toàn cầu. Hệ quả của việc làm này là tạo ra sự nghi ngờ và đề phòng lẫn nhau và đẩy các quốc qua vào cuộc cạnh tranh sức mạnh quân sự trong khu vực. ASEAN thể hiện quyết tâm chính trị, đang đẩy nhanh việc triển khai Lộ trình xây dựng Cộng đồng vào năm 2015 để hình thành Cộng đồng ASEAN vào ngày 31/12/2015 với những nỗ lực cụ thể và đạt nhiều kết quả quan trọng. Đến nay đã hoàn thành khoảng 85% công việc theo Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN giai đoạn 2009-2015, trong đó liên kết kinh tế phát triển nhanh và thực chất. Để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới trong 10 năm tới, ASEAN sẽ khởi động xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2015 nhằm đề ra các định hướng, mục tiêu, cách thức và biện pháp thúc đẩy liên kết ASEAN sâu rộng và toàn diện hơn, nâng cao khả năng thích ứng cũng như vai trò và vị thế ASEAN trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới diễn biến ngày càng phức tạp và khó lường. Tình hình tranh chấp biển, đảo ở khu vực ngày càng diễn biến phức tạp. Ở biển Hoa Đông: tranh chấp biển, đảo giữa Trung Quốc - Nhật Bản; Nhật Bản - Hàn Quốc ở biển Hoa Đông khiến quan hệ giữa các nước xuất hiện nhiều căng thẳng; đáng chú ý, Trung quốc thành lập vùng nhận diện phòng không ở biển Hoa Đông (ADIZ) càng làm cho quan hệ Trung Quốc-Nhật bản căng thẳng. Tình hình Biển Đông diễn biến rất phức tạp. Trung Quốc chủ động và quyết liệt hơn trong việc hiện thực hóa “đường lưỡi bò” bằng mọi biện pháp. Đáng chú ý, vụ việc Trung quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương- 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam từ đầu tháng 5- 2014 đến nửa tháng 7 năm 2014; từ năm 2013 đên nay, Trung quốc xây đảo nhân tạo ở một số bãi đá trong khu vực quần đảo Trường Sa, như: ở bãi đá Gaven; diện tích đảo nhân tạo ở bãi đá Tư Nghĩa tăng gấp 200 lần so với năm 2004 ( hiện tại rộng khoảng 75.000m2; mở rộng.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> đảo nhân tạo ở bãi đá Chữ Thập lên đến gần 200ha và xây dựng ở đây đường băng gần 3km; bãi đá Gạc Ma cũng đang được TQ đẩy nhanh tiến độ xây dựng. .. TQ công khai việc họ đang thay đổi hiện trạng ở Biển Đông. Việc TQ xây dựng ở các đảo nhân tạo ở Biển Đông nhằm xây dựng các sân bay, kho tiếp nhiên liệu cho tàu chiến, cung ứng hậu cần và làm điểm neo đậu cho tàu đánh bắt cá, tàu cảnh sát biển; tạo chỗ dựa cho lực lượng tàu bán quân sự và tàu dân sự nhằm hiện thực âm mưu từng bước áp đặt chủ quyền theo yêu sách ” đường lưỡi bò” chủ họ ở Biển Đông; sau khi xây dựng hoàn tất cơ sở quân sự, đường băng, ra đa...và đi vào hoạt động, có thể Trung Quốc tuyên bố vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông. Những năm gần đây Trung quốc đơn phương, ngang ngược ra lệnh cấm đánh bắt cá ở khu vực ” đường lưỡi bò” ; đẩy mạnh thăm dò dầu khí ở vùng nước sâu biển Đông.... Trước tình hình trên, nhiều nước, nhiều tổ chức trong khu vực và trên thế giới tỏ ra không đồng tình với việc làm của TQ, yêu cầu TQ phải dừng ngay các hành động ngang ngược, trái với luật pháp quốc tế và công ước của LHQ về Luật biển năm 1982. II. HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 1. Chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế của Đại hội Đảng lần thứ XI được triển khai mạnh mẽ. Bộ Chính trị ra Nghị quyết 22 về hội nhập quốc tế, đánh dấu mốc quan trọng trong việc thực hiện chủ trương này. 2. Ngoại giao song phương: Cơ bản xác lập khuôn khổ quan hệ ổn định, lâu dài với các nước láng giềng, khu vực, các nước lớn, quan trọng. Đến nay ta đã thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược đầy đủ với 14 nước như Nga, I-ta-li-a, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Xin-ga-po, Pháp..., 11 quan hệ Đối tác toàn diện. Nổi bật là: 2.1- Quan hệ đặc biệt với Lào và quan hệ hợp tác toàn diện với Cam-pu-chia tiếp tục được củng cố và thúc đẩy. Ta và hai nước bạn trao đổi nhiều đoàn, nhất là đoàn cấp cao; thúc đẩy và nâng cao hiệu quả các cơ chế hợp tác, chú trọng các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư. Chúng ta hết sức coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt với Lào và toàn diện với Campuchia (CPC). Trên lĩnh vực quốc phòng – an ninh, 3 nước khẳng định nguyên tắc không cho phép bất cứ lực lượng thù địch nào sử dụng lãnh thổ của nước này làm phương hại đến an ninh và can thiệp vào công việc nội bộ của nước kia; tiếp tục hợp tác với nhau trong khuôn khổ đa phương như LHQ, ASEAN và các cơ chế hợp tác khác ở khu vực như Tiểu vùng sông Mê Công, Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Với Lào cơ bản ổn định, trao đổi đoàn cấp cao giữa lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước, hai quân đội diễn ra thường xuyên, tăng cường sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau. Biên giới đã hoàn thiện tăng dày cột mốc bảo đảm là biên giới hòa bình, hữu nghị, thông thương thuận lợi giữa hai bên. Với CPC, sau bầu cử Quốc hội Khóa V gặp khó khăn, chúng ta đã kịp thời chia sẻ, giúp đỡ Bạn cả vật chất và tinh thần. Có những vấn đề mới và khó cho chúng ta trong quan hệ với CPC: (1) Bạn đã chấp nhận cho đảng của Ram-rai-xy tham gia chính quyền nên các vần đề hiện nay ở Campuchia từ trung ương đến địa phương đều có sự tham gia của đảng này. (2) Gần đây các nhóm “Khơ me Crom” tăng cường hoạt động chống phá như: đòi vùng đất Nam Bộ về CPC; đốt cờ VN, gửi kiến nghị lên Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ CPC yêu cầu tạm ngưng quan hệ ngoại giao với VN, kêu gọi người dân CPC tẩy chay hàng hóa và dịch vụ của VN. (3) Hợp tác làm ăn của Kiều bào ta và các doanh nghiệp VN trên đất CPC và phân giới cắm mốc VN-CPC đang gặp khó khăn (phân giới cắm mốc xong 76% chiều dài biên giới, còn 24%, đều là chỗ khó khăn hơn). Trong bối cảnh các nước lớn, đặc biệt là Trung Quốc thâm nhập sâu rộng vào Lào và CPC, trở thành nhà đầu tư và viện trợ lớn nhất cho các nước này, ta vẫn kiên trì quan điểm “giúp bạn là tự giúp mình”, quan hệ bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng quyền tự quyết của Bạn và kiên trì, khéo léo xử trí trước những tình huống diễn biến mới, quan hệ tốt với Bạn để giữ ổn định hướng chiến lược của đất nước. 2,2- Với Trung Quốc, hai nước tích cực triển khai những thoả thuận cấp cao đã đạt được. Sau khi Trung Quốc rút Giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước ta đến nay tình hình quan hệ 2 nước đã giảm căng thẳng. Hai bên duy trì tiếp xúc ở các cấp. Sau vụ việc giàn khoan Hải Dương 981, đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư thăm Trung Quốc (TQ) với tư cách Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (ngày 26-27/8); Bộ trưởng Ngoại giao hai nước tiếp xúc bên lề AMM- 47 tại Mi-an-ma (ngày 08/8); đặc biệt, trong tháng 4 vừa qua Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đoàn Đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước ta thăm TQ. Đảng, Nhà nước ta chủ trương đẩy mạnh quan hệ với Trung quốc. Ta và Trung Quốc cũng tiến hành nhiều hoạt động trao đổi đoàn các cấp. Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Tuy nhiên, tình hình tranh chấp chủ quyền biển, đảo trên Đông ngày càng căng thẳng, ảnh hưởng đến quan hệ 2 nước. 2.3. Quan hệ song phương giữa Việt Nam với các nước thành viên ASEAN được đẩy mạnh..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Ta đã lập quan hệ Đối tác chiến lược với In-đô-nê-xi-a, Thái Lan và Xin-gapo.Ta và các nước ASEAN hợp tác chặt chẽ với nhau trong việc củng cố môi trường hoà bình, đoàn kết, hợp tác ASEAN và phối hợp tại các diễn đàn khu vực, liên khu vực và quốc tế. 2.4. Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Nga ngày càng đi vào chiều sâu. Lãnh đạo cấp cao 2 nước tăng cường quan hệ. Hai bên đã ký kết, triển khai nhiều văn kiện hợp tác quan trọng trên các lĩnh vực dầu khí, năng lượng, quốc phòng... Hai bên đang tích cực đàm phán FTA Việt Nam - Liên minh thuế quan (Nga - Belarus Kazakhstan) và đã ký kết hiệp định. 2.5. Quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ được tăng cường Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ (11/2013); ký kết nhiều văn kiện hợp tác. Hai nước tiến hành thành công kỳ họp thứ 15 Ủy ban liên Chính phủ, tổng kết Năm Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ 2012. 2.6. Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản, Hàn Quốc phát triển tốt,... 27.. Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ có sự phát triển trên nhiều mặt sau 20 năm bình thường hóa quan hệ 2 nước. Xác lập quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ. Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ta với kim ngạch thương mại năm 2014 đạt trên 30 tỷ USD (trong đó Việt Nam xuất khẩu trên 25 tỷ USD). Ta đã chủ động đấu tranh, xử lý kiên quyết và khôn khéo, đối thoại thẳng thắn về những khác biệt trong các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo. Mới đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao sang thăm Mỹ,... 2.8. Quan hệ Việt Nam - EU có nhiều bước tiến mới. Ta thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với I-ta-li-a, Pháp; quan hệ Đối tác toàn diện với Đan Mạch; củng cố quan hệ Đối tác chiến lược với Anh, Đức… 2.9. Quan hệ với các nước bạn bè truyền thống và đối tác tiềm năng ở khu vực châu Á, Đông Âu, Trung Đông - châu Phi và châu Mỹ La-tinh được đẩy mạnh với việc trao đổi nhiều đoàn cấp cao và có nội dung hợp tác thiết thực. 2. Ngoại giao đa phương đẩy mạnh việc triển khai chủ trương hội nhập quốc tế Điểm nổi bật của công tác đối ngoại trong những năm gần đây là các đồng chí Lãnh đạo cấp cao đã tham gia nhiều diễn đàn quốc tế quan trọng; có tiếng nói trong việc đấu tranh bảo vệ biển, đảo; đưa ra những thông điệp khẳng định dấu ấn Việt Nam và đóng góp cho những quan tâm chung của quốc tế, được các nước đánh giá cao. Trong khuôn khổ ASEAN, ta tích cực tham gia và đóng góp thiết thực cho mục.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN, thúc đẩy quan hệ đối ngoại của ASEAN và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong các vấn đề quan trọng ở khu vực. Từ năm 2013, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Lương Minh chính thức đảm nhận cương vị Tổng Thư ký ASEAN nhiệm kỳ 2013-2017. Tiếp theo thành công của nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (2008-2009), Chủ tịch ASEAN 2010, ta đã được tín nhiệm bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc 2014-2016, Ủy ban Di sản thế giới 2013-2017, Chủ tịch Hội đồng Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA 2013-2014. Các hoạt động đối ngoại Đảng, đối ngoại Quốc hội, đối ngoại nhân dân có sự phối hợp hài hòa và hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc thực hiện các nhiệm vụ đối ngoại. Đối ngoại Đảng tăng cường quan hệ giữa Đảng ta với các Đảng Cộng sản, đảng cầm quyền, góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ của ta với các đối tác. Đối ngoại Quốc hội đạt nhiều kết quả quan trọng. Quan hệ giữa Quốc hội ta với Quốc hội/Nghị viện các nước ở khu vực và trên thế giới phát triển rộng khắp cả song phương và đa phương. Các hoạt động đối ngoại nhân dân được đẩy mạnh vì hòa bình, đoàn kết, hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc. Sự phối hợp chặt chẽ giữa đối ngoại – quốc phòng – an ninh góp phần quan trọng giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ vững chắc chủ quyền và các lợi ích chiến lược về an ninh và phát triển của đất nước..

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

×