Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

YTuongBui Nguyen Phuong ThaoDHTHBK3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (961.19 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI ----------. Ý TƯỞNG MỚI TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC. Giảng Viên Hướng Dẫn : Trần Dương Quốc Hòa Tên : Bùi Nguyễn Phương Thảo Lớp : ĐH Tiểu học B – K3 Ngày sinh : 20/08/1995. MSSV. : 1131070114.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Ý tưởng tổ chức hoạt động cho bài dạy I. Nội dung ý tưởng : Bước vào tiểu học , cuộc sống của trẻ có nhiều biến đổi to lớn. Từ đây , trẻ phải làm quen với một môi trường mới, bạn bè mới, thầy cô mới và đặc biệt là những môn học mới đem lại cho các em những hiểu biết về tự nhiên - xã hội. Trong đó, môn Tiếng Việt với rất nhiều phân môn như : Học vần, Tập viết, Chính tả, Tập đọc,… Với nhiệm vụ chiếm lĩnh và làm chủ một công cụ mới sử dụng trong học tập và giao tiếp, phân môn học vần có vị trí đặc biệt quan trọng. - Nếu như ở mẫu giáo, chơi là hoạt động chủ đạo thì ở Tiểu học, hoạt động học lại là hoạt động chủ đạo. Việc chuyển từ hoạt động chơi sang hoạt động học là một rào cản rất lớn đối với học sinh. Các em thường khó tập trung trong một thời gian dài, học theo cảm hứng. Vì vậy, kết quả học tập của các em chưa cao. Với phân môn Tiếng Việt, trẻ thường không hứng thú với môn này. Người giáo viên phải có biện pháp giúp trẻ có hứng thú học tập, học với niềm thích thú, say mê với tất cả các môn học nói chung và phân môn học vần nói riêng. Để làm được điều đó người GV phải kết hợp nhiều phương pháp dạy học với nhiều hình thức để lôi cuốn, hấp dẫn trẻ vào bài học. Trò chơi là một trong những giải pháp có tính hiệu quả cao, giúp trẻ tiếp thu nhiều kiến thức qua chơi mà học. - Trên thực tế hiện nay, GV thường chỉ chú trọng tới việc dạy kiến thức, kĩ năng cho HS ít quan tâm đến HS có thích thú học tập hay không. Đó là 1 trong những nguyên nhân đẫn đến các tiết học nhàm chán, đơn điệu, hiệu quả không cao.Vì vậy, nhiều GV đã nghĩ tới việc xây dựng các trò chơi và đưa vào các tiết học vần để gây hứng thú cho HS. - Như vậy, việc sử dụng trò chơi không chỉ tạo không khí vui vẻ, phấn khởi học tập ở học sinh mà còn là một thủ thuật có khoa học, sáng tạo của người giáo viên. Biết lồng ghép sao cho phù hợp với đề tài bài dạy. Chúng ta cần nhìn nhận các trò chơi như một việc làm bổ ích cho các đối tượng học sinh. Mặc dù nó mất khá nhiều thời gian chuẩn bị của giáo viên cho việc thiết kế các trò chơi ở các tiết học. Nhưng dù sao chúng ta cũng vì thế hệ trẻ tương lai, vì đất nước mai sau, chúng ta cố gắng làm hết sức mình để đầu tư một vốn kiến thức ngoại ngữ nhất định nào đó cho mỗi học sinh..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> II. Thực hiện ý tưởng : Từ những nhận định trên, em có ý tưởng sử dụng thùng mì tôm cắt ra làm thành một hòm thư và sẽ treo ở nơi mà các em có thể nhìn thấy. Và em sẽ chuẩn bị cho các em những mảnh giấy để bên cạnh hòm thư. Trò chơi này có tên là “ Hòm thư câu hỏi ”. Trò chơi được thực hiện như sau : Sau mỗi giờ học Tiếng Việt trên lớp. Giáo viên sẽ dặn các em về nhà chuẩn bị bài cho môn Tiếng Việt ngày mai. Rồi sau đó ghi câu hỏi mà mình muốn hỏi vào tờ giấy. Hôm sau, sẽ bỏ vào hòm thư được trang bị. Đến tiết học Tiếng Việt, sau khi học xong thì giáo viên sẽ cho mỗi em đến hòm thư và bốc 1 thư trong thùng và trả lời câu hỏi trong thư. Nếu HS nào bốc trúng lá thư của mình sẽ được bốc lại. HS nào có câu hỏi và trả lời được nhiều câu nhất sẽ được thưởng 1 bông hoa điểm mười. Và cuối tuần sẽ tổng hợp lại những bông hoa điểm mười đó thì sẽ được một phần quà và được tuyên dương lên “ Bảng tuyên dương của lớp ”. Còn bạn nào trả lời được ít và không có câu hỏi thì sẽ bị phạt múa hoặc hát cho cả lớp thưởng thức xem như thư giãn sau những tiết học tập.  Chuẩn bị : - Đồ dùng : + Thùng mì tôm. + Băng keo hai mặt, băng keo trong. + Giấy màu, giấy gói quà.  Các bước thực hiện : - Bước 1: Cắt hai thùng mì tôm ra và gấp lại và dán băng keo làm thành một hòm thư. - Bước 2: Dùng giấy gói quà dán phía ngoài để trông hòm thư bắt mắt, ưa nhìn hơn. - Bước 3 : Cắt giáy thành nhiều mẫu nhỏ đính kèm với thùng thư để HS có thể lấy và sẽ viết những câu hỏi mà mình muốn hỏi lên những mảnh đính kèm với thùng thư này. - Bước 4 : Dùng giấy màu cắt dán tạo các bông hoa điểm mười dành tặng cho HS có câu hỏi hay và trả lời được nhiều câu hỏi..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> * Mở rộng : Về trò chơi này, giáo viên có thể sử dụng để củng cố lại bài, kiểm tra bài cũ,… Và trò chơi này có thể ứng dụng được trong nhiều môn : Toán, Tự nhiên xã hội,… - Dưới đây là một số hình ảnh của sản phẩm đã hoàn thiện :. Hình ảnh hòm thư bí mật. Hình ảnh các bông hoa điểm 10.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Trò chơi này, sẽ giúp các em tư duy để giải đáp các câu hỏi và cũng như là sẽ giúp các em chủ động tìm hiểu bài trước khi đến lớp nhiều hơn và các em có thể khắc sâu, ghi nhớ kiến thức tốt hơn. Qua đó, còn giúp cho người giáo viên có thể kiểm soát những học sinh nào yếu và quản lý lại lớp tốt hơn. Từ đó, dẫn dắt các em học tập ngày càng được cải thiện. Trên đây là ý tưởng của cá nhân em. Em xin cảm ơn thầy đã đọc !.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

×