Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

LỢI ÍCH CỦA PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TTKDTM TRONG NỀN KINH TẾ: GÓC NHÌN CỦA CÁC CHUYÊN GIA KINH TẾ VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ MẶT CHÍNH SÁCH CHO VIÊT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.11 KB, 11 trang )

LỢI ÍCH CỦA PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TTKDTM TRONG NỀN KINH TẾ:
GĨC NHÌN CỦA CÁC CHUN GIA KINH TẾ VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ
VỀ MẶT CHÍNH SÁCH CHO VIÊT NAM

Dịch vụ Thanh tốn khơng dùng tiền mặt (TTKDTM) ở nước ta hiện nay đang được Chính
phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đặc biệt quan tâm và phát triển nhằm hướng tới sự thuận
tiện cho người dân trong hoạt động thanh tốn, góp phần nâng cao hiệu quả và minh bạch cho
nền kinh tế. Lợi ích của TTKDTM đối với người dân đã khá rõ ràng, đặc biệt là trong bối cảnh
toàn thế giới đang chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid -19, TTKDTM đang trở thành một
phương tiện thanh toán hữu hiệu cho người dân trong điều kiện không được hoặc hạn chế tiếp
xúc trực tiếp. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả muốn đề cập đến sự nhìn nhận về lợi ích,
hiệu quả của của dịch vụ TTKDTM đối với nền kinh tế từ góc nhìn của các chuyên gia kinh tế,
nhà quản lý, các nhà báo và các doanh nghiệp, từ đó đề xuất một số khuyến nghị, gợi ý về mặt
chính sách đối với Chính phủ trong thời điểm đang đánh giá lại kết quả 5 năm thực hiện Đề án
phát triển TTKDTM theo Quyết định số 2453/2011/QĐ-TTg-CP và kế hoạch sửa đổi nghị định
101/2012/NĐ-CP.
1. Phương pháp chọn mẫu và khảo sát điều tra

Những năm qua, TTKDTM ở nước ta đã có những bước phát triển khá nhanh. Chỉ tính đến
31/12/2019, đã có 103 triệu thẻ được phát hành với doanh số sử dụng thẻ chỉ riêng 2019 đã lên đến
2,94 triệu tỷ VND, dịch vụ Ebanking đến thời điểm này theo thống kê đã có hơn 35 triệu khách hàng
sử dụng với doanh số giao dịch chỉ riêng kênh 24/7 qua Napas năm 2019 đã đạt 4,212 triệu tỷ đồng,
tốc độ tăng trưởng hàng năm cũng luôn rất cao. Dù TTKDTM thực tiễn có sự tăng trưởng cả về chất
và lượng như vậy nhưng một câu hỏi được đặt ra là, các hoạt động TTKDTM như thẻ tín dụng, thẻ
ghi nợ, dịch vụ thanh tốn điện tử, ví điện tử… thường có tác động đến số đông người dân, nền kinh
tế ở trên khía cạnh nào? mức độ ra sao? Nhà nước điều tiết như thế nào đối với hoạt động
TTKDTM? Để giúp trả lời các câu hỏi đó, các tác giả và một số cộng tác viên (sau đây gọi tắc là
“tác giả”) đã giành nhiều thời gian để tiến hành các đợt điều tra phỏng vấn sâu các chuyên gia để
đánh giá về tính hiệu quả, lợi ích của TTKDTM cho nền kinh tế cũng như những tác động cộng
hưởng của TTKDTM nói chung trong việc xác định vai trị điều tiết quan trọng của Chính phủ trong
hoạt động cung ứng dịch vụ TTKDTM. Mẫu câu hỏi được tác giả thiết kế nhằm mục đích thăm dị ý


kiến của chun gia về các khía cạnh trực tiếp trong phạm vi mục đích nghiên cứu như trên của riêng
tác giả.
Chúng tơi đã chọn mẫu nghiên cứu tập trung vào nhóm chuyên gia kinh tế gồm: Các giảng viên
giảng dạy trong lĩnh vực liên quan kinh tế - công nghệ cả trong và ngoài nước, Các nhà quản lý gồm
Quản lý doanh nghiệp (tập trung vào Giám đốc/PGĐ Trung tâm Thẻ (TTT)/Ngân hàng điện tử
(NHĐT)/đại diện các Tổ chức thẻ quốc tế), một số cán bộ đang/từng làm quản lý nhà nước trong các
lĩnh vực có liên quan đến TTKDTM (Từ NHNN, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương…)
và các phóng viên báo chí ở một số cơ quan báo chí thường xuyên theo dõi trong lĩnh vực kinh tế


-chính trị - xã hội, (sau đây gọi chung là “Chuyên Gia”). Đặc biệt, trong những người tham gia đánh
giá, có những chuyên gia, nhà khoa học có học vị tiến sĩ, thạc sĩ đang công tác, giảng dạy tại một số
quốc gia có TTKDTM phát triển như: Úc, Singapore, Mỹ… Mục đích của việc lựa việc đa dạng,
nhằm tăng chất lượng của dữ liệu trả lời cũng như tăng độ chính xác của các giả thuyết sau khi phân
tích dữ liệu.
Phương pháp điều tra: Tác giả lựa chọn mẫu theo cơ sở dữ liệu thu thập đối tượng khảo sát thông
qua các hội nghị, hội thảo chuyên ngành về TTKDTM và thông qua liên hệ trực tiếp bởi cá nhân. Nội
dung cũng được cập nhật hoàn thiện theo từng giai đoạn để có góc nhìn tồn diện theo điều kiện kinh
tế xã hội, hạn chế các sai khác do yếu tố “mùa vụ”.
Kích cỡ mẫu điều tra: Mẫu điều tra tác giả gửi câu hỏi cho danh sách 100 chuyên gia kinh tế, và nhà
quản lý trong đó có 81 người đồng ý trả lời phiếu điều tra, chiếm 81%.
Về mẫu câu hỏi: Tác giả thiết kế theo hình thức Bảng hỏi tổng hợp; nội dung Bảng hỏi gồm có 9 câu
hỏi về nội dung và 1 câu hỏi thu thập thông tin (ngành nghề làm việc, độ tuổi, trình độ học vấn và địa
bàn). Cuộc điều tra được thực hiện từng giai đoạn vào năm 2015, 2018 và mới bổ sung vào 2020 để
triển khai thực hiện tổng hợp dữ liệu phục vụ mục đích nghiên cứu.
Về phương thức xử lý dữ liệu: Tác giả sử dụng phương pháp thống kê dữ liệu để tổng hợp các ý
kiến của các chuyên gia, nhà quản lý và các nhà báo. Đối với những nội dung cần làm rõ và chuyên
sâu, tác giả gặp/liên hệ trực tiếp để hỏi rõ thêm những nội dung cần làm rõ khi đưa ra các kết luận
đánh giá điều tra.
Bảng 1: Các dữ liệu về chuyên gia tham gia điều tra phỏng vấn


Quan sát dữ liệu thống kê của nhóm các Chuyên Gia đã gia trả lời phỏng vấn, ghi nhận có
24% (19 người) có trình độ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, 54% số người (44 chun gia) có trình độ
thạc sĩ và 18 người có trình độ đại học chiếm 22% số mẫu. Về cơ cấu nghề nghiệp của các Chuyên
Gia, dữ liệu thu thập được từ các cho thấy: có 57% số người (47 người) là chuyên gia đang công


tác/nghiên cứu/làm việc trong lĩnh vực kinh tế/công nghệ,chủ yếu họ làm việc tại các cơ quan, Hiệp
hội, doanh nghiệp, ngân hàng thương mại… và giảng viên tại các trường đại học trong và ngồi
nước. Bên cạnh đó có 27 chuyên gia hiện là các nhà quản lý gồm: Quản lý Doanh nghiệp, quản lý
nhà nước ở NHNN, tổng giám đốc/phó tổng giám đốc/giám đốc TTT/phó giám đốc TTT các ngân
hàng thương mại, Cơng ty Napas. Ngồi ra, 8 phóng viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo
chí cũng đã tham gia trả lời các câu hỏi điều tra theo mẫu nghiên cứu đưa ra, đây đều là các nhà báo
công tác ở các báo lớn gồm: Người lao động, Tuổi trẻ, Tiền Phong, VTC…
Bên cạnh đó, nhằm tăng độ chính xác, thực tiễn trong nội dung trả lời và đặc biệt là căn cứ
vào sự trải nghiệm quá trình sử dụng dịch vụ TTKDTM của bản thân các chuyên gia mà tác giả thu
được từ câu trả lời của các chuyên gia, bởi tác giả cho rằng nếu chưa từng sử dụng dịch vụ TTKDTM
thì rất khó có các trải nghiệm đầy đủ để các chuyên gia đưa ra các nhận định, đánh giá và bình luận
của mình, các con số như sau:
Bảng 2: Mức độ trải nghiệm sử dụng TTKDTM của các chuyên gia

Nhìn vào dữ liệu thống kê cho thấy, trong mẫu lựa chọn nghiên cứu của tác giả, 100% chuyên gia
đã trả lời câu hỏi đều đã từng sử dụng dịch vụ TTKDTM phục vụ cho chi trả cá nhân. Trong đó, có
tới 95% số chuyên gia đã từng sử dụng thẻ ghi nợ (gồm thẻ thanh toán, thẻ trả trước, thẻ ATM…),
86% số chuyên gia đã và đang sử dụng thẻ tín dụng, 59% số người đã sử dụng dịch vụ Mobile
banking/SMS Banking là những ứng dụng dịch vụ thanh toán điện tử đang ngày càng trở nên phổ
biến. Thống kê cũng cho thấy, có 70% sử dụng thanh tốn qua tiền mặt qua Internet banking/ví điện
tử, trong khi đó một số loại hình TTKDTM truyền thống khác như Ủy nhiệm chi, Ủy nhiệm thu,
Séc… vốn có ít hàm lượng cơng nghệ thanh tốn điện tử ít được các chun gia sử dụng, tỷ lệ chỉ là
2 - 15%, đúng với xu thế hiện nay về TTKDTM trong dân cư đang ngày càng có xu hướng vào ứng



dụng cơng nghệ thanh tốn điện tử hiện đại thay thế cho “Thanh toán chứng từ truyền thống”
như trước đây.
2. Thực trạng đánh giá lợi ích của TTKDTM cho nền kinh tế và mức độ cộng hưởng lợi

ích của TTKDTM đối nền kinh tế thị trường
- Về đánh giá chung của các chuyên gia đối với câu hỏi TTKDTM có lợi ích cho nền kinh
tế hay khơng.
Nhóm dự án đã đưa tra 4 câu hỏi lựa chọn để thực hiện phỏng vấn gồm: (i) Thanh tốn
khơng dùng tiền mặt có lợi ích/hiệu quả cho nền kinh tế; (ii) TTKDTM có hiệu quả ở một số khía
cạnh nhưng cần các chính sách điều chỉnh; (iii) TTKDTM khơng có hiệu quả cho nền kinh tế; và (iv)
Ý kiến khác. Kết quả thu được từ thống kê cho thấy, có duy nhất 1 chun gia cho rằng TTKDTM
khơng có lợi ích cho nền kinh tế, trong khi đó 81% số chuyên gia đồng ý rằng TTKDTM có lợi
ích/hiệu quả cho nền kinh tế, 31% cịn lại cho rằng có hiệu quả nhưng có những “mặt trái” cần phải
có chính sách điều chỉnh. Phía cạnh lợi ích/hiệu quả cho nền kinh tế nhóm tác giả cũng đã giải thích
rõ cho các chuyên gia về lợi ích hiệu quả của dịch vụ TTKDTM được hiểu ở là các tác động cộng
hưởng của dịch vụ TTKDTM cho sự gia tăng lợi ích cho người dân, doanh nghiệp và nhà nước trong
việc phát triển TTKDTM, từ đó giúp phát triển kinh tế thị trường, tăng thu ngân sách, tăng mức độ
minh bạch cho nền kinh tế và góp phần chống tham nhũng. Kết quả thống kê cho thấy một tỷ lệ đồng
thuận rất cao gần như tuyệt đối cho rằng, TTKDTM có nhiều lợi ích cũng trùng khớp với nhận định
từ kết quả điều tra khảo sát do các chuyên gia nước ngoài đã thực hiện được công bố bởi các Tổ chức
thẻ quốc tế cho thấy độ tin cậy cao của mẫu lựa chọn.
Bảng 3: Đánh giá của các chuyên gia về mức độ lợi ích/hiệu quả của TTKDTM

Để hiểu sâu hơn về lợi ích của nền kinh tế khi phát triển dịch vụ TTKDTM, tác giả cũng đã
thực hiện việc phỏng vấn hỏi rõ hơn về các khía cạnh lợi ích cụ thể cho nền kinh tế. Dựa trên tham
khảo các kết quả nghiên cứu của nước ngoài gồm như: Master Card International, (2013): The
Global Journal from Cash to Cashless, Master Card’s advisor Cashless Journey; Princewell N



Achor and Anuforo Robert (2013),: Shifting Policy Paradigm from Cash Based Economy to Cashless
Economy: The Nigieria Experience. Afro Asian Journal of Social Sciences; Raymond Ezejiofor
(2013),: An Appraisal of Cashless Economy Policy in Devolopment of Nigierian Econnomy, Reseach
Journal of finance and Accounting... Đồng thời từ nghiên cứu của bản thân và gợi ý của một số
chuyên gia kinh tế, tác giả đã đặt ra một số vấn đề khía cạnh lợi ích phổ biến sau đây để trả lời các
nội dung chun sâu về lợi ích kinh tế:
(A)
(B)

(C)
(D)
(E)
(F)
(G)
(H)

TTKDTM là an tồn, hiệu quả cho người dân khi giao dịch thanh toán hàng hóa/dịch vụ
nhờ tiết kiệm chi phí so với giao dịch tiền mặt.
Với công cụ TTKDTM, các giao dịch của người dân được ghi nhận rõ ràng sẽ tạo điều
kiện minh bạch nền kinh tế, từ đó hỗ trợ việc phịng chống tham nhũng và chống rửa
tiền.
TTKDTM góp phần tăng thu ngân sách cho nhà nước do các chủ thể kinh tế sẽ khó lịng
gian lận trong kê khai thuế, phí hoặc che giấu doanh thu.
TTKDTM hoặc thanh tốn qua ngân hàng của người dân tăng lên sẽ giúp ổn định hệ
thống tài chính tiền tệ của nền kinh tế.
TTKDTM sẽ tạo điều kiện cho việc thực hiện điều hành chính sách tiền tệ và các chính
sách kinh tế vĩ mơ một cách ổn định chính xác.
TTKDTM sẽ giảm thiểu được chi phí vận hành và xử lý tiền mặt cho các chủ thể có liên
quan.

TTKDTM sẽ giúp hệ thống Ngân hàng đa dạng hóa về sản phẩm dịch vụ phục vụ khách
hàng, tăng doanh thu và lợi nhuận.
Một số lợi ích khác (câu hỏi mở)

Dựa trên kết quả thu thập được sau điều tra, các khía cạnh về lợi ích nêu trên đã được các
chuyên gia trả lời khá đẩy đủ và tỷ lệ thống nhất khá cao.
Bảng 4: Các khía cạnh lợi ích/hiệu quả chi tiết của của TTKDTM cho nền kinh tế


Phân tích dữ liệu từ kết quả phỏng vấn các chuyên gia cho thấy: Các chuyên gia đã nhận thức
và đồng thuận khá cao việc phát triển dịch vụ TTKDTM là có lợi ích và hiệu quả cho nền kinh tế,
cộng đồng dân cư và cho xã hội. Dữ liệu đã ghi nhận có 80,2% các chuyên gia cho rằng “TTKDTM
sẽ giúp người dân hiệu quả khi thanh toán chi trả hàng hóa dịch vụ nhờ tiết kiệm chi phí so với
giao dịch bằng tiền mặt”, trong khi đó, có tới 93,8% các chuyên gia cho rằng “với dịch vụ
TTKDTM các giao dịch của người dân được ghi nhận rõ ràng sẽ tạo điều kiện minh bạch nền
kinh tế từ đó hỗ trợ việc phịng chống tham nhũng và chống rửa tiền” và 84% số người được
phỏng vấncũng đồng ý rằng lợi ích của TTKDTM chính là “ TTKDTM sẽ góp phần tăng thu ngân
sách cho nhà nước do các chủ thể kinh tế sẽ khó lịng gian lận trong kê khai thuế, phí hoặc che
giấu doanh thu”. Trong khi đó, cũng có tới 87,7% cho rằng dịch vụ TTKDTM sẽ “giảm thiểu được
chi phí vận hành và xử lý tiền mặt cho các chủ thể có liên quan”. Trong các khía cạnh trả lời đáng
chú ý là sự đồng thuận cao của các chuyên gia về quan điểm TTKDTM sẽ gia tăng minh bạch cho
nền kinh tế hơn hẳn so với nền kinh tế chủ yếu thanh toán bằng tiền mặt và việc minh bạch của các
nền kinh tế sẽ đương nhiên góp phần đáng kể cho q trình chống tham nhũng của quốc gia đó.
Riêng với nội dung TTKDTM sẽ góp phần tăng thu ngân sách nhờ hạn chế việc gian lận trong kê
khai thuế cũng là rất thực tế bởi giao dịch thanh toán chi trả thực hiện qua tài khoản thì việc khai
giảm doanh thu, thu nhập nhằm trốn thuế sẽ khó khăng hơn rất nhiều khi dùng tiền mặt. Cũng cần
nói thêm con số có đến 80.2% cho rằng lợi ích đến từ tiết kiệm chi phí so với tiền mặt, điều này lại
càng đúng hơn trong giai đoạn mà xã hội cần giãn cách để chống dịch, phần giao dịch TTKDTM đã
giúp cho người dẫn vẫn đảm bảo có được dịch vụ thiết yếu và được chi trả bởi chính các cơng cụ
TTKDTM do các Ngân hàng và các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn cung cấp.

Ở một khía cạnh khác, các lợi ích liên quan cộng hướng TTKDTM đến các chính sách của
nhà nước, cũng có một tỷ lệ khá cao các chuyên gia có ý kiến ‘đồng thuận” khi mà có lần khoảng
61% số chuyên gia được hỏi cho rằng có lần lượt (50 và 49 trong tổng số 81 người) cho rằng
“TTKDTM hoặc thanh toán qua ngân hàng của người dân tăng lên sẽ giúp ổn định hệ thống tài
chính tiền tệ của nền kinh tế” và “TTKDTM sẽ tạo điều kiện cho việc thực hiện điều hành chính
sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mơ một cách ổn định chính xác”. Ngồi ra, thống kê cũng
cho thấy 65,4% số chuyên gia cũng cho rằng “TTKDTM sẽ giúp hệ thống Ngân hàng đa dạng hóa
về sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng, tăng doanh thu và lợi nhuận” và một số ý kiến khác
cho rằng, TTKDTM sẽ giúp cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thuận lợi nhờ áp dụng các phương
thức thanh tốn cơng nghệ cao…
Ở khía cạnh vai trị của nhà nước, qua một số tài liệu mà tác giả tiếp cận được cho thấy, thông
thường, quốc gia nào nhà nước quan tâm nhiều đến TTKDTM thì nước đó sẽ có dịch vụ TTKDTM
phát triển và phần lớn những nước có dịch vụ TTKDTM phát triển thì nền kinh tế cũng có trình độ
phát triển ở mức rất cao. Ở nước ta như đã đề cập, TTKDTM cũng đã có những bước phát triển vượt
bậc, tuy nhiên, thực tế vẫn còn rất nhiều vấn đề cần được cải thiện, nhất là trong giai đoạn cơng
nghệ số đang có các bước chuyển mình vơ cùng mạnh mẽ. Để khuyến nghị một số giải pháp cho thúc
đẩy dịch vụ TTKDTM ở Việt Nam, nhất là trong giai đoạn ứng dụng công nghệ số trong phát triển
kinh tế và tài chính đang trở thành một vấn đề tất yếu với sự tham gia của các nhân tố trong và ngoài
lĩnh vực Ngân hàng.


Trong điều tra của mình, tác giả cũng đã thực hiện gửi câu hỏi để phỏng vấn thêm nội dung
này cho các chuyên gia kinh tế dựa trên hai khía cạnh sau: (i) Xét trên phương diện chính sách, để
triển khai hiệu quả TTKDTM cho người dân ở nước ta, theo các anh chị, Nhà nước có cần quy định
việc TTKDTM và thanh tốn (qua ngân hàng) như là hình thức bắt buộc hay không và (ii) Theo các
chuyên gia, để phát triển TTKDTM một cách hiệu quả, góp phần đem lại lợi ích cho Nhà nước và
cộng đồng, Nhà nước cần thực hiện các giải pháp nào, các nhóm chính sách nào sau đây. Dựa trên
các câu trả lời, kết quả thu được cũng rất thú vị:
Bảng 5: Quan điểm về vai trò của nhà nước trong phát triển dịch vụ TTKDTM


Bên cạnh đó, tác giả cũng đã điều tra phỏng vấn các chuyên gia các giải pháp cụ thể mà Nhà
nước có thể áp dụng để thúc đẩy TTKDTM trong điều kiện nước ta hiện nay, một số kết qua thống kê
như sau:


Bảng 6: Một số giải pháp Nhà nước nên áp dụng theo quan điểm của các chuyên gia

Từ dữ liệu bảng 5 và bảng 6 cho thấy tác giả gợi ý để lấy ý kiến các chuyên gia đều có sự đồng
thuận khá tập trung về vai trò của Nhà nước (Lưu ý trong khuôn khổ bài viết này, tác giả chỉ đề cập
đến các giải pháp giành cho các cơ quan quản lý nhà nước như Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Bộ
Cơng thương, Bộ Tài chính).
Kết quả cho thấy, có một tỷ lệ cao các chuyên gia trong mẫu điều tra phỏng vấn cho rằng,
Nhà nước “nên bắt buộc TTKDTM theo một lộ trình, phạm vi và hạn mức giao dịch cụ thể”, tỷ lệ
này chiếm tỷ lệ 64,2% số chuyên gia đã tham gia phỏng vấn. Trong khi đó, giải pháp bắt buộc ngay
bằng biện pháp hành chính, khơng theo lộ trình chỉ có 14/81 (tương đương 17.3%) chuyên gia đồng
ý, điều này cho thấy đa số các chuyên gia dù đều nhận thức được lợi ích của TTKDTM nhưng về cơ
bản là ủng hộ nguyên tắc thị trường có điều tiết, giảm sự can thiệp hành chính. Trong khi đó , quan
điểm Nhà nước “khơng thực hiện bắt buộc” nhưng cần áp dụng các giải pháp khuyến khích
TTKDTM thơng qua các chính sách ưu đãi cũng chỉ nhận được tỷ lệ đồng ý của 38/81 người chiếm
tỷ lệ 46,9%, thấp hơn nhiều so với “phương án áp dụng chính sách bắt buộc theo lộ trình và hạn
mức giao dịch vừa phải với một số loại giao dịch đặc thù”. Theo quan điểm của tác giả, với điều
kiện tình hình kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay, việc thực hiện một số giải pháp mang tính bắt buộc
để thực hiện một số chủ trương, chính sách cụ thể phục vụ thúc đẩy TTKDTM là cần thiết vì những


lợi ích của TTKDTM như đã đề cập. Tuy nhiên việc thực hiện nên theo lộ trình phù hợp, áp dụng
trước với một số loại hình kinh doanh, chi trả, ví dụ như trả lương qua tài khoản với 100% đối tượng
hưởng lương ngân sách, thanh toán với các giao dịch >20 triệu VND, áp dụng giao dịch thanh toán
BĐS… là có tính khả thi và hợp lý.
Tóm lại, từ kết quả xử lý dữ liệu điều tra cho thấy, các chuyên gia đã có sự thống nhất khá

cao về sự lợi ích và hiệu quả của TTKDTM đối với nền kinh tế, góp phần chống rửa tiền - tham
nhũng, giảm chi phí vận hành xử lý tiền mặt, tăng thu ngân sách và góp phần thực hiện các chính
sách tiền tệ. Điều này cũng phù hợp với các nhận định đánh giá của rất nhiều các báo cáo nghiên cứu
khác được thực hiện trong thời gian gần đây về dịch vụ TTKDTM hướng tới sự phát triển bền vững.
Kết quả nhận được phù hợp với xu thế chung về phát triển các dịch vụ TTKDTM hiện đại phục vụ
dân cư là sự phát triển tất yếu của nền kinh tế thị trường. Vấn đề là với điều kiện nền kinh tế của Việt
Nam hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập, thì TTKDTM sẽ được triển khai như thế nào và vai trò của
Nhà nước trong việc tạo điều kiện cho TTKDTM phát triển, nhất là trong giai đoạn kinh tế số đang
dần trở nên một khá niệm khá phổ biến ở trên phạm vi toàn cầu.
3. Một số hàm ý về chính sách đối với hoạt động TTKDTM trong giai đoạn kinh tế số

Trên cơ sở phân tích, ghi nhận ý kiến từ các chuyên gia, tác giả đã thực hiện triển khai thêm
nội dung đề xuất các giải pháp chi tiết cho hoạt động TTKDTM trong điều kiện ở nước ta, các giải
pháp này đang dừng lại mức độ khuyến nghị, theo quan điểm của tác giả, cần nghiên cứu thêm khi
quyết định triển khai thực tế, cụ thể, “Nhà nước”cần cân nhắc áp dụng một số chính sách sau đây:
+ Thứ nhất, cần tiếp tục cải thiện các điều kiện về mặt luật pháp và thể chế: Thơng qua vai trị của
mình, Nhà nước cần nhanh chóng sửa đổi một số quy định hiện hành để tăng cường việc áp dụng
công nghệ tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận dịch vụ Ngân hàng dễ dàng nhất trong đó có ứng
dụng eKYC. Đây là một ứng dụng sử dụng phương tiện điện tử để tiếp nhận, xác thực người dân
đăng ký và sử dụng dịch vụ ngân hàng như: tài khoản, thẻ, ebanking…vốn đã được triển khai ở nhiều
nước tuy nhiên hiện nay thực tế mới ở giai đoạn thí điểm do một số vướng mắc về quy định tại Nghị
định 101/2012/NĐ-CP và Thông tư 23/NHNN. Thực tế, Chính phủ và Ngân hàng nhà nước đã nhận
thức rất rõ việc này, bản thân NHNN đã chủ động trong việc khuyến khích các Ngân hàng đủ điều
kiện được ứng dụng thí điểm eKYC.
+ Thứ hai, cần yêu cầu các loại hình dịch vụ cơng, do nhà nước quản lý như thu phí, thuế, lệ
phí… phải thanh tốn bằng thẻ/các cơng cụ thanh tốn điện tử khác hoặc chuyển khoản qua
Ngân hàng thay vì vẫn cho phép nộp bằng tiền mặt phổ biến như hiện nay (khuyến nghị này được sự
đồng thuận của 65,4% số chuyên gia tham gia phỏng vấn đã ủng hộ). Chính sách này thực tế hiện tại
cũng đã được các cơ quan liên quan phối hợp với các Ngân hàng thương mại triển khai áp dụng tuy
nhiên một số nội dung triển khai khá chậm, cịn nhiều vướng mắc như dịch vụ thu phí khơng dừng

trong vận tải đường bộ, phí thanh tốn cao tốc… những dịch vụ phí và lệ phí này tuy giá trị khơng
lớn nhưng lại tạo thói quen thay đổi hành vi của người dân và cũng giảm chi phí vận hành các dịch
vụ cơng, từ đó tăng hiệu quả đầu tư các dịch vụ mang tính cơng cộng.


+ Thứ ba, cần áp dụng quy định bắt buộc một số loại hình kinh doanh cụ thể, đặc thù khi bắt đầu
kinh doanh phải thực hiện thanh toán bằng thẻ qua POS (hoặc sử dụng QR code hay E-Merchant)
nhằm mục đích kiểm sốt hoạt động kinh doanh, giám sát thu thuế… Nội dung này cũng được 43/81
chuyên gia ủng hộ, tương đương với 53%. Giải pháp này đã được chính phủ Hàn Quốc và nhiều
nước phát triển áp dụng thành công. Tuy nhiên tại nước ta, giải pháp này nếu đưa ra thì phải xem xét
đơn giản hóa thủ tục từ việc triển khai POS (và QR code) của các Ngân hàng thương mại/đơn vị
trung gian thanh toán để tránh phản ứng của doanh nghiệp/người kinh doanh khi thực hiện khởi
nghiệp kinh doanh
+ Thứ tư, cần hoàn thiện bổ sung thêm khung pháp lý để điều chỉnh triển khai/thí điểm các loại
hình “thanh tốn khơng qua tài khoản” và các loại hình thanh tốn ứng dụng cơng nghệ mới
như thanh tốn qua viễn thơng Mobilie Money, dịch vụ “scan and go”, thẻ thanh tốn nội bộ doanh
nghiệp…, để có sự điều chỉnh rõ ràng hơn ranh giới giữa thanh tốn ngân hàng và thanh tốn khơng
qua tài khoản được thực hiện bởi các doanh nghiệp trung gian/hỗ trợ thanh tốn khác. Việc này
khơng chỉ giúp các doanh nghiệp viễn thơng/doanh nghiệp ngồi ngân hàng tối ưu hóa các hoạt động
để gia tăng trải nghiệm cho người dân khi sử dụng các dịch vụ thiết yếu như như viễn thông, điện…,
mà còn là biện pháp để đưa tất cả các loại hình thanh tốn hoặc các dịch vụ có tính chất thanh toán
vào quản lý, kiểm soát và điều chỉnh bởi các cơ quan quản lý nhà nước.
+ Thứ năm, cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động TTKDTM. Theo tác giả, bên
cạnh việc cần thiết sửa đổi Nghị định 101/2012/CP, thì trong điều kiện thanh tốn nói chung,
TTKDTM đang trở thành một trụ cột quan trọng trong hoạt động của các Ngân hàng thương mại và
là hành vi giao dịch hành ngày của người dân. Các văn bản dưới luật dù có thể vẫn phù hợp với vài
năm nữa, tuy nhiên, chúng ta cần nghĩ đến sự phát triển xa hơn về mặt thể chế thơng qua việc
nghiên cứu để ban hành Luật thanh tốn thay thế cho các quy định dưới luật hiện hành… để
nâng cao hiệu lực của chính sách. Quan điểm này trong nghiên cứu của tác giả cũng đã có đồng ý
của 69,1% số chuyên gia được phỏng vấn. Theo quan điểm của tác giả, nếu có một Luật thanh tốn

để điều chỉnh tồn bộ hoạt động thanh tốn trong nền kinh tế, gồm cả thanh tốn tiền mặt và
TTKDTM thì sự điều chỉnh sẽ có hiệu lực pháp lý rất cao, đúng với tầm quan trọng của dịch vụ
thanh toán trong nền kinh tế. Bởi hoạt động thanh toán thực chất liên quan đến hết thảy nền kinh tế
quốc dân. Tuy nhiên, việc này cũng cần một lộ trình trong khn khổ hồn thiện văn bản pháp luật,
trên cơ sở Đề án phát triển TTKDTM giai đoạn 2021 - 2025 sắp tới.
Tóm lại, TTKDTM là ngày càng được nhìn nhận là bước phát triển tất yếu của nền kinh tế thị
trường, đặc biệt là trong điều kiện ứng dụng thương mại điện tử và kinh tế số ngày càng tăng. Phát
triển dịch vụ TTKDTM như đánh giá của các chuyên gia kinh tế, chuyên gia công nghệ, nhà quản lý,
các học giả, nhà báo… tham gia điều tra là có lợi ích và hiệu quả cho nền kinh tế trên nhiều phương
diện. Để thúc đẩy phát triển TTKDTM thì vai trị Nhà nước là rất quan trọng và thậm chí đóng vai
trị quyết định. Các giải pháp khuyến nghị đưa ra dựa trên ý kiến của các chuyên gia mang tính lý
luận và thực tiễn cao hồn tồn có thể cho các cơ quan thực hiện chính sách TTKDTM tham khảo
trong q trình xây dựng các chính sách cho loại hình dịch vụ quan trọng này.
Tài liệu tham khảo chính:


1. Đặng Cơng Hồn, (2012): Chính sách của nhà nước trong phát triển thanh tốn khơng dung tiền

2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

mặt: Kinh nghiệm phát triển thẻ thanh toán ở Hàn Quốc và một số Hàm ý cho Việt Nam , Tạp chí
Ngân hàng
Lê Trung Thành, Đặng Cơng Hồn (2015), Khuyến nghị chính sách đối với dịch vụ thanh tốn

khơng dùng tiền mặt, Tạp chí Kinh tế và dự báo.
Nghị định 101/2012/NĐ-CP quy định về Thanh tốn khơng dùng tiền mặt.
Dự thảo sửa đổi một số nội dung của Thông tư 23/2014/TT-NHNN về việc mở vá sử dụng tài
khoản thanh toán tại Tổ chức cung ứng dịch vụ thanhtoans.
Master Card International, (2013): The Global Journal from Cash to Cashless
Princewell N Achor and Anuforo Robert (2013),: Shifting Policy Paradigm from Cash Based
Economy to Cashless Economy: The Nigieria Experience.
Raymond Ezejiofor (2013): An Appraisal of Cashless Economy Policy in Devolopment of
Nigierian Econnomy,
Moody’s Analytict (2013), The impact of Electronic Payments on economic growth, Economic
And consumer credit Analytict Reports.
Dữ liệu/tài liệu nghiên cứu khác của tác giả phục vụ đề tài NCS và cộng tác thỉnh giảng tại Đại
học Quốc gia Hà Nội từ 2012-2020



×