Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

XU HƯỚNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (708.87 KB, 14 trang )

XU HƯỚNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ THANH TỐN KHƠNG DÙNG TIỀN
MẶT DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID-19

Với ưu điểm thuận tiện, tiết kiệm chi phí, giúp thanh tốn các giao dịch giá trị lớn
và ở xa, hình thức thanh tốn không dùng tiền mặt (TTKDTM) giúp hạn chế lưu thông
tiền mặt trong nền kinh tế, từ đó giảm chi phí xã hội, minh bạch hóa hoạt động tài chính,
đảm bảo an tồn cho người sử dụng, góp phần phịng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Chỉ trong năm 2019, số lượng giao dịch TTKDTM toàn thế giới đã tăng khoảng 14%, đạt
mức 708,5 tỷ giao dịch, mức tăng cao nhất trong thập kỷ vừa qua. Bước sang năm 2020,
hoạt động TTKDTM đã có bước phát triển mạnh mẽ dưới những tác động chưa từng có
tiền lệ của đại dịch Covid-19. Bài viết này khái quát lại sự phát triển của hoạt động
TTKDTM thời gian qua tại Việt Nam, đồng thời đưa ra những đánh giá về xu hướng
TTKDTM dưới tác động của dịch Covid-19 dựa trên kết quả khảo sát của nhóm nghiên
cứu Viện Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng, Học viện Ngân hàng.

1. Thực trạng phát triển dịch vụ TTKDTM tại Việt Nam
Hành lang pháp lý hỗ trợ TTKDTM khơng ngừng được hồn thiện
TTKDTM tại Việt Nam thời gian qua đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về
khối lượng giao dịch, loại hình dịch vụ, số lượng khách hàng và tổ chức cung cấp dịch
vụ. Môi trường pháp lý cho hoạt động này ngày càng minh bạch và hồn thiện; cùng với
đó, tiềm năng phát triển cao nhờ lợi thế về tiến bộ khoa học công nghệ và dân số trẻ là
những nhân tố thu hút sự tham gia của nhiều đơn vị cung ứng dịch vụ.
Nhằm phát triển hoạt động TTKDTM, Chính phủ đã đưa ra nhiều chủ trương,
chính sách hỗ trợ, thúc đẩy triển khai hoạt động này. Tiêu biểu phải kể đến việc ban hành
Đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số
2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 (Đề án 2545), trong đó đề xuất khung giải pháp phát
triển TTKDTM, đồng thời quy trách nhiệm cụ thể đến các bộ, ban ngành có liên quan.
1


Đến ngày 26/5/2020, Chính phủ tiếp tục ban hành Chỉ thị số 22/CT-TTg yêu cầu các đơn


vị chức năng đẩy mạnh việc thực hiện các giải pháp, thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra
trong Đề án 2545.
Trong lĩnh vực hành chính cơng, việc hạn chế sử dụng tiền mặt được quán triệt và
đẩy mạnh theo Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 23/2/2018 của Chính phủ: phê duyệt đề
án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng với các dịch vụ cơng. Cùng với đó, Chính phủ
thành lập và đưa vào vận hành Cổng dịch vụ công quốc gia, giúp người dân, doanh
nghiệp thực hiện thanh tốn phí, lệ phí trực tuyến khi thực hiện các dịch vụ công. Điều
này cho thấy quyết tâm của Chính phủ trong việc tạo sự chuyển biến rõ rệt về TTKDTM
trong nền kinh tế, đồng thời đảm bảo an toàn, an ninh, nâng cao hiệu quả quản lý, giám
sát của các cơ quan nhà nước.
Về phía ngành Ngân hàng, Ngân hang Nhà nước (NHNN) đã tham mưu cho
Chính phủ cũng như trực tiếp ban hành nhiều thơng tư quy định, hướng dẫn nhằm hồn
thiện hành lang pháp lý về hoạt động TTKDTM như: (i) Nghị định số 80/2016/NĐ-CP
ngày 01/07/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về TTKDTM, (ii) Thơng tư
28/2019/TT-NHNN ngày 25/12/2019 của NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 19/2016/TTNHNN ngày 30/06/2016 của NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng, (iii) Thông tư
23/2019/TT-NHNN ngày 22/11/2019 của NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư số
39/2014/TT-NHNN ngày 11/11/2014 của NHNN hướng dẫn dịch vụ trung gian thanh
tốn, (iii) Thơng tư số 02/2019/TT- NHNN ngày 28/02/2019 của NHNN sửa đổi, bổ sung
Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/08/2014 của NHNN hướng dẫn việc mở và sử
dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn, (iv) Thơng tư
44/2018/TT-NHNN ngày 28/12/2018 của NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư số
36/2012/TT-NHNN ngày 22/11/2019 của NHNN quy định về trang bị, quản lý, vận hành
và đảm bảo an toàn hoạt động của máy giao dịch tự động.
Giao dịch thanh tốn khơng dùng tiền mặt tăng trưởng nhanh

2


Trước hết, giá trị và khối lượng giao dịch TTKDTM có sự tăng trưởng mạnh. Tính

từ năm 2015 đến nay, tốc độ tăng trưởng giao dịch qua kênh điện thoại di động bình quân
tăng 61,47%/năm về số lượng và 144,7%/năm về giá trị. Trong khi đó, thanh tốn qua
kênh điện thoại di động đạt hơn 291,8 triệu giao dịch với giá trị đạt gần 3 triệu tỷ đồng
(NHNN, 2020). Theo khảo sát của PwC, Việt Nam là thị trường tăng trưởng nhanh nhất
về thanh toán di động trong năm 2019 với tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng thiết bị di động
để thanh tốn hàng hóa dịch vụ từ 37% lên 61%. Trong 10 tháng đầu năm 2020, số lượng
giao dịch qua kênh điện thoại di động đạt hơn 918,8 triệu giao dịch, với giá trị khoảng 9,6
triệu tỷ đồng, tăng 123,9% về số lượng và 125,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.
Hình 1: Tổng giá trị giao dịch qua

Hình 2: Tổng khối lượng giao dịch

điện thoại và Internet
2017

2018

điện thoại và Internet

2019

600

21.92

2017

20

500


15

400

551
2018

2019
418

Triệu giao dịch

Triệu tỉ đồng

25

qua

10
5.58
5
0

300
200
100

Điện thoại


Internet
0

Điện thoại

Internet

Nguồn: NHNN, 2020

Số lượng đơn vị cung cấp dịch vụ TTKDTM ngày càng nhiều. Theo NHNN, tính
đến tháng 10/2020, cả nước có 78 ngân hàng cung cấp dịch vụ Internet Banking và 49
ngân hàng có triển khai Mobile Banking. Bên cạnh các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền
thống là hệ thống các ngân hàng thương mại, trong những năm gần đây, thị trường Việt
Nam còn chứng kiến sự gia nhập của các công ty Fintech. Theo số liệu từ Vụ Thanh tốn
NHNN, số lượng các cơng ty Fintech tham gia cung ứng dịch vụ trên thị trường Việt Nam
đã tăng gần bốn lần, từ con số khoảng 40 công ty cuối năm 2016 lên tới hơn 150 công ty
3


ở thời điểm hiện tại, trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong số đó, có đến 47%
cơng ty làm về dịch vụ thanh toán, chiếm tỷ lệ cao nhất trong thị trường.
Thị hiếu người tiêu dùng thay đổi khi sử dụng các dịch vụ thanh toán. Theo dữ
liệu từ Cơng ty cổ phần Thanh tốn quốc gia (Napas), người tiêu dùng đang dịch chuyển
từ rút tiền mặt tại các ATM sang TTKDTM. Cụ thể, tổng giá trị giao dịch chuyển mạch
ATM (rút tiền mặt) chiếm 84,4% tổng giá trị giao dịch qua hệ thống Napas vào năm
2015, con số này đã giảm mạnh và chỉ chiếm 5,4% vào năm 2020. Trong khi đó, tỷ trọng
về giá trị giao dịch chuyển tiền nhanh 24/7 qua hệ thống Napas đã tăng 11 lần, từ 6,3%
vào năm 2015 lên 93,5% vào năm 2020..

Hình 3: Tỷ trọng giá trị giao dịch


Hình 4: Tỷ trọng khối lượng giao

các hình thức thanh tốn qua Napas
84.40%

100%
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%

2015

Nov-20

dịch các hình thức thanh tốn qua Napas
93.50%

0%
1080%
%
60%
0

40%
20%

(2
nh

iền

iền
nh
a

(rú
tt

M
AT

Ch
uy


nt

AT
M

Nov-20
66.60%


26.60%

4/

mặ
t

7)

)

5.40%

2015

89.70%

t
(rú

t
mặ
n
tiề

1.10%

)



uy
Ch

nt

iề

ha
nn

nh

4
(2

/7

)

Nguồn: Napas, 2020
Cơ sở hạ tầng hệ thống thanh toán được đầu tư mở rộng,
nâng cao chất lượng
Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của NHNN (IBPS) được vận hành ổn
định. Là một trong những huyết mạch quan trọng đảm bảo cho hoạt động TTKDTM giữa
các ngân hàng, kể từ năm 2002 với sự hỗ trợ của World Bank, hệ thống IBPS liên tục
được đầu tư, nâng cấp. Cho tới nay, hệ thống cơ bản đáp ứng nhu cầu thanh toán của các
TCTD về tốc độ và dung lượng, độ bảo mật và an toàn, với thời gian thực hiện một lệnh

4



thanh tốn chỉ diễn ra khơng q 10 giây. So với cùng kỳ năm 2016, trong 10 tháng đầu
năm 2020, giao dịch qua hệ thống IBPS tăng 83,67% về số lượng và 135,04% về giá trị.
Hình 5: Tổng giá trị và khối lượng giao dịch qua hệ thống IBPS

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước, 2020

Hệ thống thanh toán tại Napas phát triển nhanh. Kể từ khi thành lập năm 2004,
Napas đã phát triển hệ thống mạng lưới thanh toán với 18.600 máy ATM, 261.000 máy
POS, trên 100 triệu thẻ của 48 ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế đang hoạt
động tại Việt Nam. Tính đến cuối tháng 9/2020, tồn quốc có hơn 19.570 ATM và
274.539 POS, tăng lần lượt khoảng 4,4% và 2,5% so với cùng kỳ năm 2019 (NHNN,
2020). Đây là cơ sở để các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán triển khai sản phẩm dịch
vụ tới khách hàng, góp phần thúc đẩy hoạt động TTKDTM tại Việt Nam
Kết nối thanh toán điện tử các dịch vụ công được triển khai hiệu quả.
Thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian
thanh toán đã chủ động thực hiện kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia, nhằm tạo
thuận tiện cho người dân thực hiện thanh tốn phí, lệ phí điện tử. Tính đến cuối năm
2019, có khoảng 50 ngân hàng hồn thành kết nối thanh tốn thuế điện tử với thuế, hải
quan trên 63 tỉnh/thành phố, 95% số thu hải quan được thực hiện qua ngân hàng; 99%
doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện tử. Bên cạnh hoạt động thu thuế và hải quan, liên kết

5


với ngân hàng thương mại còn được triển khai trên các lĩnh vưc như thu tiền điện, nước,
thu học phí, thu viện phí, cũng như chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.
2. Tác động của dịch Covid-19 đến hành vi sử dụng dịch vụ TTKDTM
Đại dịch Covid-19 bùng phát mang đến mối quan ngại chưa có tiền lệ về sự lan
truyền virus qua tiền mặt và khi tham gia các giao dịch tiếp xúc gần. Trong bối cảnh đó,

xu hướng thanh tốn trong nền kinh tế chứng kiến sự chuyển dịch theo hướng tăng cường
sử dụng các phương tiện TTKDTM. Thông qua sự hợp tác với các ngân hàng/công ty
Fintech nhằm tạo ra mạng lưới điểm thanh toán dày đặc, phương thức mới này đang phát
triển ngày càng nhanh và đa dạng, thu hút được ngày càng nhiều sự tham gia giao dịch
của người dùng.
Kết quả khảo sát tồn quốc trên quy mơ mẫu 802 người dùng do nhóm nghiên cứu
Học viện Ngân hàng thực hiện trong tháng 10/2020 cho thấy dưới tác động của dịch
Covid-19, hoạt động TTKDTM đã có những bước tiến mạnh mẽ so với cùng kỳ năm
trước. Nếu như vào trước thời điểm bùng phát dịch, tần suất giao dịch của người dùng
Mobile Banking/ví điện tử, Internet Banking và giao dịch thẻ cịn ở mức thấp, từ 4 - 8
lần/tháng (Hình 6), thì bước sang giai đoạn Covid-19, tần suất giao dịch các loại hình
thanh tốn trên đã tăng lên rõ rệt, cụ thể, 54% người dùng được phỏng vấn giao dịch
thông qua Mobile Banking/ví điện tử thường xuyên hơn, 53% người dùng đồng tình rằng
có một sự gia tăng đáng kể về mức độ sử dụng Internet Banking, và 42% người được
phỏng vấn nhận thấy sự tăng lên về số lần giao dịch thẻ trong tháng.

Hình 6: Tần suất sử dụng các hình thức TTKDTM trước dịch Covid-19
(1) Mobile banking/ví điện tử

(2) Internet banking

6


(1) 1-3 lần/tháng; 20.82%
Không dùng; 26.81%
(5) Trên 20 lần/tháng; 8.48%
(2) 4-8 lần/tháng; 25.06%
(4) 15-20 lần/tháng; 4.74%
(3) 9-14 lần/tháng; 14.09%


Không dùng; 24.84%
(5) Trên 20 lần/tháng; 9.41% (1) 1-3 lần/tháng; 21.46%
(2) 4-8 lần/tháng; 26.22%
(4) 15-20 lần/tháng; 5.14%
(3) 9-14 lần/tháng; 12.92%

(3) Giao dịch thẻ

(4) Giao dịch tại ngân hàng

Không dùng; 20.18%
(5) Trên 20 lần/tháng; 5.30%
(4) 15-20 lần/tháng; 4.67%
(1) 1-3 lần/tháng; 31.90%
(3) 9-14 lần/tháng; 8.58%
(2) 4-8 lần/tháng; 29.38%

Không dùng; 24.84%
(5) Trên 20 lần/tháng; 9.41% (1) 1-3 lần/tháng; 21.46%
(2) 4-8 lần/tháng; 26.22%
(4) 15-20 lần/tháng; 5.14%
(3) 9-14 lần/tháng; 12.92%

Nguồn: Khảo sát của nhóm nghiên cứu
Hình 7: Xu thế thay đổi tần sử dụng các hình thức TTKDTM
trong giai đoạn Covid-19
Mobile banking/ví điện tử

Internet banking


Giao dịch thẻ

Giao dịch tại NH

54% 53%
42%

38% 40%
30%
10%
3% 3%

Tăng

29% 30%
15% 14%

8%

Giảm

Không đổi

19%
11%

Không dùng

Nguồn: Khảo sát của nhóm nghiên cứu


Xu thế trên càng được củng cố qua việc ghi nhận sự thay đổi tỷ lệ người dân
khơng sử dụng các cơng cụ thanh tốn trên, cụ thể, khi nền kinh tế chuyển sang trạng thái
mới với sự hiện diện của đại dịch, tỷ lệ người dân khơng sử dụng các loại hình TTKDTM
chứng kiến đà sụt giảm mạnh mẽ: Từ 27% xuống còn 15% đối với loại hình Mobile

7


banking/ví điện tử; từ 25% xuống cịn 14% đối với loại hình Internet Banking; và từ 20%
xuống cịn 11% đối với giao dịch thẻ (Hình 7).
Hình 8: Tần suất TTKDTM cho các hạng mục tiêu dùng trước dịch Covid-19
(1) Thanh tốn hóa đơn

(2) Mua sắm online

Khơng dùng; 21.30%
(1) 1-3 lần/tháng; 34.84%
(5) Trên 20 lần/tháng; 2.01%
(4) 15-20 lần/tháng; 3.01%
(3) 9-14 lần/tháng; 9.52%
(2) 4-8 lần/tháng; 29.32%

Không dùng; 21.08%
(5) Trên 20 lần/tháng; 2.38%
(4) 15-20 lần/tháng; 1.88% (1) 1-3 lần/tháng; 45.67%
(3) 9-14 lần/tháng; 4.52%
(2) 4-8 lần/tháng; 24.47%

(3) Đặt tour, vé máy bay, khách sạn


(4) Dịch vụ vận tải, giao đồ ăn

(1) 1-3 lần/tháng; 35.89%
(2) 4-8 lần/tháng; 7.93%
Không dùng; 52.39%
(3) 9-14 lần/tháng; 2.39%
(4)(5)
15-20
4; 0.50%
Trênlần/tháng;
20 lần/tháng;
7; 0.88%

Không dùng; 35.68%

(1) 1-3 lần/tháng; 26.63%

(5) Trên 20 lần/tháng;(2)
4.15%
4-8 lần/tháng; 22.11%
(4) 15-20 lần/tháng; 2.51%
(3) 9-14 lần/tháng; 8.92%

(5) Mua sắm tại cửa hàng

(6) Đóng học phí

Khơng dùng; 20.95%
(5) Trên 20 lần/tháng; 2.26%

(1) 1-3 lần/tháng; 40.78%
(4) 15-20 lần/tháng; 10; 1.25%
(3) 9-14 lần/tháng; 9.03%

Không dùng; 47.17%

(1) 1-3 lần/tháng; 38.36%

(2) 4-8 lần/tháng; 11.95%
(5)
Trên
20lần/tháng;
5;0.13%
0.63%
(4)
15-20
(3)
9-14
lần/tháng; 1;
1.76%

(2) 4-8 lần/tháng; 25.72%

Nguồn: Khảo sát của nhóm nghiên cứu

Ngồi việc mang đến cơ hội mới cho TTKDTM, Covid-19 cũng được coi là một
“cú hích” lớn làm thay đổi thói quen chi tiêu của người dân. Kết quả cuộc khảo sát chỉ ra
8



rằng vào giai đoạn trước dịch Covid-19, (1) mua sắm tại cửa hàng, (2) mua sắm online,
(3) thanh tốn hóa đơn và (4) dịch vụ vận tải/giao đồ ăn là 4 hạng mục chi tiêu chủ yếu sử
dụng các hình thức TTKDTM tại Việt Nam. Với hai hạng mục chi dùng đầu tiên, tỷ lệ
người dùng chi dùng TTKDTM ở hai mức tần suất 1 - 3 lần và 4 - 8 lần là khá lớn và
đồng đều: 35% và 29% đối với mua sắm online; và 41% và 26% đối với mua sắm tại cửa
hàng. Trong khi đó, với thanh tốn hóa đơn và dịch vụ vận tải/giao đồ ăn, tần suất chi tiêu
TTKDTM giai đoạn này là khá thấp, dù đã đạt được mức độ lan tỏa, phổ biến nhất định
về thói quen tiêu dùng: với thanh tốn hóa đơn, có tới 45% người được phỏng vấn giao
dịch TTKDTM từ 1 - 3 lần/tháng và 24% giao dịch từ 4 - 8 lần/tháng; với dịch vụ vận
tải/giao đồ ăn, tỷ lệ người dân giao dịch từ 1 - 3 lần/tháng và từ 4 - 8 lần/tháng có thấp
hơn đôi chút, dao động từ 22 - 25%. Với các hạng mục (5) đặt tour, vé máy bay, khách
sạn và (6) đóng học phí, tần suất chi tiêu TTKDTM dường như cịn thấp so với tiềm
năng, khi nhóm nghiên cứu ghi nhận hơn 50% số người được phỏng vấn chưa từng có
trải nghiệm với các mục đích chi dùng trên (Hình 8).
Hình 9: Xu thế thay đổi tần suất TTKDTM cho các hạng mục tiêu dùng
trong giai đoạn Covid-19
57%
48%

49%
39%

37%
33%32%

33%
30%29%
28%

27%


27%

25%

22%
18%

15%
11%
3%
Thanh toán hóa đơn
Đóng học phíTăng

Mua sắm online

6%

9%

12%

4%

4%

Đặt tour, vé máy bay, khách sạn

Giảm


Dịch vụ vận tải, giao đồ ăn

Không đổi

Mua sắm tại cửa hàng

Khơng dùng

Nguồn: Khảo sát của nhóm nghiên cứu

9


Bước sang giai đoạn dịch Covid-19, trước những quan ngại về sự lây lan virus qua
tiền mặt và khi tham gia các giao dịch tiếp xúc gần, không ngạc nhiên khi các hạng mục
dịch vụ vận tải/giao đồ ăn, mua sắm online và thanh tốn hóa đơn được đa số (trên 50%)
người dùng xác nhận có sự gia tăng tiêu dùng mạnh mẽ. Trong khi đó, mức giảm chi
dùng mạnh nhất thuộc về các hạng mục đặt tour, vé máy bay, khách sạn và thanh toán tại
cửa hàng - vốn là những lĩnh vực phải hứng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch,
đặc biệt là trong giai đoạn giãn cách xã hội diện rộng (trên 30% người được phỏng vấn
xác nhận sự sụt giảm tần suất tiêu dùng các hạng mục này). Hơn nữa, tính từ tháng
10/2020 so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ người dân không sử dụng hình thức TTKDTM
cho các mục tiêu chi dùng cơ bản trong giai đoạn Covid-19 cũng đã giảm đi đáng kể, cụ
thể: Tỷ lệ người dùng chưa từng mua sắm online, thanh tốn hóa đơn, sử dụng dịch vụ
vận tải/giao đồ ăn lần lượt giảm còn 9%, 11% và 18%; trong khi tỷ lệ người dùng chưa
từng trải nghiệm tiện ích TTKDTM cho việc đặt tour, vé máy bay, khách sạn và đóng học
phí tuy có giảm song vẫn ở mức cao, trong khoảng 25 - 27% (Hình 9).
Trong bối cảnh nhiều lĩnh vực của đời sống chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch
Covid-19, TTKDTM rõ ràng đã trở thành giải pháp cho nhiều hoạt động kinh tế - xã hội
để có thể đảm bảo tốt nguyên tắc hạn chế tiếp xúc trực tiếp. Nói cách khác, nhờ sự hiện

diện "khơng được báo trước" của dịch Covid-19, các hình thức TTKDTM mới có thể phát
huy tốt nhất đặc tính ưu việt của chúng, giúp cho các giao dịch kinh tế diễn ra liên tục và
thơng suốt, qua đó được đại bộ phận người dân nồng nhiệt đón nhận, đồng thời cũng
được chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp, ngân hàng và nhà phát triển số hóa ưu tiên
đầu tư. Trong số các hình thức TTKDTM phổ biến hiện nay, Mobile Banking/ví điện tử
có lẽ chính là hình thức đáng chú ý hơn cả. Những nền tảng cung cấp các dịch vụ thiết
yếu đầy tính sáng tạo và đột phá như app đặt xe, giao đồ ăn, giao hàng, thanh toán hoá
đơn, đi chợ hộ… đang thu hút ngày càng đơng đảo người dùng. Hình thức thanh tốn qua
ví điện tử hay các phương tiện TTKDTM khác cho các dịch vụ mới mẻ này theo đó cũng
được ưa chuộng hơn. Thực tế chỉ ra rằng bên cạnh sự tiện lợi và cơng nghệ bảo mật trong
thanh tốn ngày càng được các nhà phát triển chú trọng tăng cường, thì tần suất khuyến

10


mại, ưu đãi dày đặc cũng được xem như một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy
người dùng sử dụng các phương tiện TTKDTM.
3. Một số khuyến nghị giải pháp đẩy mạnh TTKDTM
Để phát triển hơn nữa hoạt động TTKDTM trong điều kiện chịu tác động của dịch
COVID-19, NHNN có vai trị quan trọng trong việc định hướng các NHTM và cơng
chúng sử dụng nhiều hơn hình thức thanh tốn này. NHNN có thể nghiên cứu triển khai
đồng bộ một số giải pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động truyền thơng đồng bộ và có hiệu quả trong
việc phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và cách thức thanh toán
tiêu dùng của người dân, qua đó nâng cao khả năng tiếp cận các sản phẩm dịch vụ ngân
hàng cho người dân, khuyến khích sử dụng các phương thức TTKDTM.
Thứ hai, chỉ đạo hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ TTKDTM, trong đó, tập trung
phát triển các hệ thống thanh tốn của NHNN, hệ thống bù trừ điện tử (ACH), hệ thống
chuyển mạch; tăng cường tích hợp, kết nối hạ tầng, ứng dụng của ngành Ngân hàng với
các ngành, lĩnh vực dịch vụ khác để mở rộng hệ sinh thái số.

Thứ ba, cần tiếp tục hoàn thiện kết nối giữa hạ tầng thanh toán điện tử của các
TCTD với hạ tầng của các cơ quan Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước để phục vụ yêu
cầu phối hợp thu ngân sách nhà nước bằng phương thức điện tử. Các cơ quan nhà nước
cần có cơ chế chia sẻ dữ liệu, xây dựng hệ thống giao tiếp lập trình ứng dụng mở (Open
API) liên thông với các TCTD để tạo ra một cơ chế thanh tốn thơng suốt
Thứ tư, phối hợp cùng các bộ, ban, ngành liên quan cần nghiên cứu mở rộng các
giải pháp cho phép các ngân hàng thương mại tra cứu thông tin khách hàng, thông tin
doanh nghiệp để hỗ trợ ngân hàng thương mại trong công tác xác minh khách hàng, kiểm
soát hồ sơ hạn chế rủi ro gian lận.
Thứ năm, thí điểm hoặc thiết lập cơ chế thử nghiệm Sandbox cho các ứng dụng
cơng nghệ mới. Mục đích của mơ hình Sandbox nhằm đảm bảo những cơng nghệ mới
mang tính đột phá, có ảnh hưởng phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro phá vỡ quy định hiện
hành của Nhà nước có thể được thử nghiệm một cách hiệu quả, nhanh chóng trong mơi
11


trường độc lập. Trên cơ sở đó các mơ hình cung ứng giải pháp TTKDTM mới có thể ra
đời, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường.
Giữ vị trí là đơn vị tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, các NHTM có vai trị quan
trọng trong việc cung cấp, phát triển dịch vụ TTKDTM và khuyến khích người dân cũng
như các doanh nghiệp thực hiện hoạt động TTKDTM. Một số giải pháp các ngân hàng có
thể hướng đến để thúc đẩy TTKDTM như sau:
Thứ nhất, NHTM cần tăng cường các hoạt động marketing hướng dẫn khách hàng
mở tài khoản, giao dịch thanh toán qua các phương tiện điện tử. Một phân khúc thị
trường nhiều ngân hàng cần quan tâm là khu vực nông thôn do tại khu vực này, nhận thức
của người dân về TTKDTM còn hạn chế và người dân ít được tiếp cận với internet cũng
như cơng nghệ cao.
Thứ hai, nghiên cứu điều chỉnh mức phí hợp lý cho những khách hàng có nhiều
giao dịch trong một ngày, nhất là những giao dịch nhỏ nhằm khuyến khích và tạo điều
kiện cho khách hàng thực hiện thanh toán qua phương tiện điện tử nhiều hơn.

Thứ ba, cần chuẩn bị kỹ càng về cơng nghệ và quy trình vận hành để áp dụng xác
thực khách hàng điện tử (eKYC) trên điện thoại thông minh nhằm đem lại trải nghiệm tốt
nhất cho khách hàng, đồng thời đảm bảo được các yêu cầu về an toàn và tuân thủ các quy
định pháp lý (sau khi Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27/4/2012 của Bộ Cơng an
được chính thức sửa đổi). Bên cạnh đó, các ngân hàng cịn cần chuẩn bị hạ tầng để sẵn
sàng kết nối với Cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia (do Bộ Cơng an chủ trì thực hiện và đang
triển khai) tự động, an toàn để nhanh chóng xác thực thơng tin khách hàng một cách
chính xác nhất.
Thứ tư, cần có biện pháp xử lý hiệu quả vấn đề liên quan đến gian lận trong hoạt
động TTKDTM. Thực tế cho thấy, các ngân hàng thường phải chi ra không dưới 30%
tổng ngân sách đầu tư công nghệ thơng tin cho vấn đề bảo mật và phịng chống gian lận.
Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực nhạy cảm, là đối tượng tập trung để các tội phạm mạng
hướng vào nhằm phát hiện ra các lỗ hổng để khai thác và liên tục tấn công nhằm trục lợi.
Ngân hàng cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của NHNN, Hiệp hội An
12


tồn thơng tin Việt Nam (VNISA), Bộ Cơng an (A50, PC50) thực hiện tốt công tác cảnh
báo, giám sát an ninh mạng và tuyên truyền để giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra.
4. Kết luận
Cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ 4 và ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã tác
động khiến cho các hoạt động kinh tế số ngày càng phát triển mạnh mẽ trên thế giới, đặc
biệt tại các nước đang phát triển như Việt Nam. Một trong những yêu cầu cấp thiết song
hành với việc phát triển nền kinh tế số là xây dựng xã hội thanh tốn khơng dùng tiền
mặt. Việc thúc đẩy TTKDTM tại Việt Nam đã có nhiều bước tiến đáng kể trong thời gian
qua nhưng vẫn cần một cú huých để tạo ra một làn sóng thực sự trong đời sống xã hội.
Thói quen của người tiêu dùng Việt Nam chỉ có thể thay đổi khi họ thấy rõ lợi ích và sự
an toàn. Những tác động của dịch Covid-19 đã tạo điều kiện thuận lợi cho những yếu tố
nền tảng trên ngày càng gia tăng và qua đó hỗ trợ mạnh mẽ cho xu hướng TTKDTM
trong năm 2020. Điều này đặt ra những yêu cầu giải pháp toàn diện đối với cả cơ quan

quản lý là NHNN cũng như các NHTM để tận dụng cơ hội thúc đẩy TTKDTM trong toàn
xã hội.

Tài liệu tham khảo:
1. ADB, 2020. The Economic Impact of the COVID-19 Outbreak on Developing Asia.
Asian Development Outlook 2020. DOI: />2. Aji, H. M., Berakon, I. and Husin, M. M. 2020. COVID-19 and e-wallet usage
intention: A multigroup analysis between Indonesia and Malaysia. Cogent Business &
Management 2020. DOI: />3. Andersen, A. L., Hansen, E. T., Johannesen, N. & Sheridan, A., 2020. Responses to
The COVID-19 Crises: Evidence from Bank Acount Transaction Data, Copenhagen: Center for
Economic, Behavior and Inequality – University of Copenhagen.
4. Auer, R., Cornelli, G. & Frost, J., 2020. COVID-19, cash, and the future of
payments. BIS Bulletin, 3 April, pp. 1-7.

13


5. Capgenmini,

2020.

World

Payment

Report

2020.

Truy


cập

tại:

/>6. Dubey, V., Sonar, R. & Mohanty, A., 2020. FinTech, RegTech and Contactless
Payments Through the Lens of COVID-19 Times. International Journal of Advanced Science and
Technology, 29(6), pp. 3727-3734.
7. Fernandes, N., 2020. Economic effects of coronavirus outbreak (COVID-19) on the
world economy, Spain: IESE Business School.
8. Gerdeman, Julie. 2020. Contactless Patient Payments in the Era of COVID-19.
HealthPay24, CEO Spotlight, May 5.
9. IMF, 2020. Policy Responses to COVID-19, last retrieved on November 16th, 2020,
from: < />10. Lê Đình Hạc, 2020. Xu hướng phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt
Nam. [Online] Trích từ: [Truy cập lần cuối ngày 20 tháng 11 năm 2020].
11. Phạm Hồng Chương, 2020. Tác động của đại dịch COVID-19 đến nền kinh tế Việt
Nam. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 274, trang 2-13.
12. PwC,

2019.

Global

Consumer

Insights

Survey

2019.


Truy

cập

tại:

/>13. Toh, Y. L. & Tran, T., 2020. How the COVID-19 Pandemic May Reshape the Digital
Payments Landscape, Kansas: Federal Reserve Bank of Kansas City.
14. World Bank, 2020. East Asia and Pacifc in the Time of COVID-19, World Bank East
Asia and Pacifc Economic Update, last retrieved on November 16 th, 2020, from
< />15. Sbv (2020), tài liệu công bố trong các cuộc họp báo của NHNN, một số thông tin
khác được truy cập tại www.sbv.gov.vn

14



×