Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID19 VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.24 KB, 20 trang )

TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI
PHÁP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

Tóm tắt
Đại dịch Covid-19 đã gây ra những ảnh hưởng toàn diện, sâu
rộng đến tất cả các quốc gia trên thế giới và hiện nay vẫn còn
diễn biến phức tạp. Nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, hội nhập
quốc tế sâu rộng đã và đang chịu nhiều tác động, ảnh hưởng
nghiêm trọng tới hầu hết các lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã
hội, trong đó có ngành Ngân hàng. Bài viết đề cập đến những ảnh
hưởng tiêu cực, và những “điểm sáng” trong hoạt động ngân hàng
được tạo bởi dịch Covid. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số giải
pháp nhằm phát huy “điểm sáng”, hạn chế “điểm tối”, giúp ngành
Ngân hàng tận dụng cơ hội, giảm thiểu thách thức, vượt qua khó
khăn, phát huy vai trị tích cực trong việc hỗ trợ phục hổi và phát
triển nền kinh tế.
1.

Covid-19 và những tác động tiêu cực đối với hệ

thống ngân hàng Việt Nam
Tại Việt Nam, đại dịch Covid-19 chính thức được ghi nhận từ
đầu tháng 2/2020. Song, tác động lớn nhất của đại dịch đến nền
kinh tế - xã hội nói chung, hoạt động của hệ thống ngân hàng
thương mại (NHTM) nói riêng bắt đầu từ giữa tháng 2/2020, đặc
biệt nghiêm trọng trong tháng 3 tháng 4 và nửa đầu tháng 5/2020
1


(đây là khoảng thời gian cả nước thực hiện nghiêm ngặt các biện
pháp cách ly xã hội theo Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ).


Huy động vốn gặp khó khăn
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), từ đầu năm
2020 đến nay, NHNN đã 3 lần điều chỉnh giảm đồng bộ các mức
lãi suất, tổng mức giảm 1,5 - 2,0%/năm đối với lãi suất điều hành
(là một trong các ngân hàng trung ương có mức giảm lãi suất điều
hành mạnh nhất trong khu vực). Để hỗ trợ các TCTD có điều kiện
giảm nhanh và mạnh lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp và
người dân, NHNN đã giảm 0,6 - 1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi
các kỳ hạn dưới 6 tháng, giảm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối
với các lĩnh vực ưu tiên với từng mức giảm là 1,5%/năm. Chính
điều này đã làm giảm nhu cầu gửi tiết kiệm tại ngân hàng của các
cá nhân, tổ chức, hướng sự đầu tư vào các hình thức đầu tư khác,
như mua trái phiếu doanh nghiệp, đầu tư bất động sản… Các hình
thức đầu tư này có tính “thanh khoản” nên tương lai, khi nền kinh
tế khôi phục, nhu cầu tín dụng tăng lên, các ngân hàng sẽ gặp
khó khăn trong việc huy động vốn.
Nhu cầu tín dụng giảm
Nhu cầu tín dụng giảm là một trong những thách thức với
ngành Ngân hàng. Năm 2019, tăng trưởng tín dụng đạt 13,5%,
thấp nhất kể từ năm 2014. Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân
hàng đối với nền kinh tế thời điểm 5 tháng đầu năm 2020 tăng
mức thấp nhất trong khoảng 15 năm gần đây, chỉ tăng 1,96% so
với cuối năm 2019. Đến cuối tháng 6/2020, tăng trưởng tín dụng
2


toàn hệ thống đạt 3,26%. Mức tăng này thấp hơn khá nhiều so với
con số 7,33% của nửa đầu năm 2019 và là mức tăng thấp nhất 7
năm qua tính theo giai đoạn nửa năm. Năm 2020, kế hoạch tăng
trưởng tín dụng của NHNN dự kiến từ 8 - 10%, tuy nhiên, dịch

bệnh đã cản trở kế hoạch tăng trưởng tín dụng. Do tác động tiêu
cực của đại dịch Covid-19, đã ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng
tín dụng nhu cầu tín dụng suy yếu dẫn đến tín dụng tăng thấp
hơn rất nhiều các năm trước, mặc dù có sự cải thiện tích cực vào
cuối năm. Cụ thể, đến cuối q I/2020, tăng trưởng tín dụng chỉ có
1,31%, cuối q II/2020 đã tăng dần lên 3,65%, cuối quý III tăng
6,08% và đến 21/12/2020 tín dụng đạt 10,14%, tăng 11,62% so
với cùng kỳ năm trước, dự kiến tín dụng cả năm 2020 tăng
khoảng 11% so với cuối năm 2019. Mặc dù vậy, mức tăng trưởng
tín dụng năm 2020 vẫn thấp hơn so với năm 2019.
Mặc dù Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh, tuy nhiên trên
thế giới dịch bệnh vẫn đang bùng phát, ảnh hưởng tiêu cực đến
tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong nước,
nhiều doanh nghiệp vẫn chưa có nhu cầu vay vốn mới dù mặt
bằng lãi suất cho vay đã giảm khá mạnh so với trước khi có dịch.
Báo cáo cập nhật triển vọng ngân hàng năm 2020 của Cơng ty
Chứng khốn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) cho
rằng, sự sụt giảm tăng trưởng tín dụng cịn đến từ việc các nhà
băng cẩn trọng hơn trong việc cho vay, trong đó, tăng trưởng chủ
yếu tập trung ở nhóm doanh nghiệp lớn và trái phiếu doanh
nghiệp để nhằm hạn chế rủi ro nợ xấu.
3


Nguy cơ nợ xấu gia tăng
Không chỉ ảnh hưởng về cầu tín dụng, dịch Covid-19 cũng
ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng tín dụng.
Năm 2020 với những khó khăn chồng chất do dịch bệnh,
thiên tai liên tiếp xảy ra. Các NHTM vẫn đảm bảo có lợi nhuận
nhưng tỷ lệ nợ xấu cũng gia tăng. Điều này có thể hiểu được bởi

dịch COVID-19 gây tác hại nghiêm trọng trên toàn cầu, số người
tử vong cao, hàng loạt doanh nghiệp rơi vào trạng thái khủng
hoảng, giải thể, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình xử lý nợ xấu
của các ngân hàng trong năm 2020.
Tính đến 14/12/2020, các TCTD đã cơ cấu lại nợ cho khoảng
270 nghìn khách hàng với dư nợ gần 355 nghìn tỷ đồng; miễn,
giảm, hạ lãi suất cho vay khoảng 590 nghìn khách hàng với dư nợ
trên 1 triệu tỷ đồng. Đại dịch Covid-19 bùng phát làm hàng hóa
trở nên ách tắc, sản xuất kinh doanh đình trệ, hàng xuất đi khơng
bán được hoặc nếu có đầu ra thì lại thiếu nguồn nguyên liệu đầu
vào do các thị trường nhập khẩu nguyên vật liệu đều dừng hoạt
động. Như vậy, có thể thấy, với việc nền kinh tế rơi vào tình trạng
trì trệ, chuỗi cung ứng bị gián đoạn thì doanh nghiệp là những đối
tượng sẽ gặp khó khăn đầu tiên, từ đó, ảnh hưởng đến năng lực
trả nợ vay cho các ngân hàng. Tính đến thời điểm hiện tại, số
lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh và chờ giải thể tăng
vọt so với cùng kỳ năm ngoái, dẫn đến khách hàng khơng có khả
năng trả nợ đúng hạn, và từ đó gia tăng tỷ lệ nợ quá hạn, gia tăng
nợ xấu. Nhiều ngành như nông, lâm nghiệp và thủy sản, doanh
4


nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, dịch vụ lưu trú, ăn uống,
thực phẩm, đồ uống, vận tải, dệt may, da giầy, điện tử, điện lạnh,
dầu khí, du lịch, giáo dục, cùng các doanh nghiệp có thị trường
xuất khẩu và nguồn nguyên liệu nhập khẩu chính từ Trung Quốc…
đều là những nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh. Những
doanh nghiệp trong các lĩnh vực này chiếm lượng khá lớn trong số
các khách hàng của các ngân hàng, do đó, nguy cơ gia tăng nợ
xấu là khó tránh khỏi.

Nợ xấu có nguy cơ cao chính là do tác động từ dịch COVID19. Ngay cả Chính phủ cũng chỉ đạo phải giãn, hoãn nợ cho rất
nhiều khoản vay từ các dự án, nhà đầu tư, doanh nghiệp... Thực
tế, các doanh nghiệp chưa phục hồi được hoạt động sản xuất kinh doanh nên nhiều khoản nợ chưa thanh khoản được. Trong khi
đó, chủ trương hiện nay là gỡ khó cho doanh nghiệp nên không
thể ngay lập tức bắt các doanh nghiệp phải trả những khoản nợ
này mà tạm thời phải “gác lại”. Bởi vậy, những khoản khoanh nợ
này có nguy cơ trở thành nợ xấu.
Hiện nay, các TCTD được phép gia hạn và tái cấu trúc một số
khoản nợ. Tuy nhiên, về lâu dài đây là các khoản nợ xấu tiềm ẩn.
Hơn nữa, nợ xấu sẽ có xu hướng gia tăng khi Thông tư
01/2020/TT-NHNN hết hiệu lực hoặc không cho phép giữ nguyên
nhóm nợ.
Lợi nhuận có xu hướng giảm

5


Mảng màu cuối cùng trong “bức tranh” ngành Ngân hàng
năm 2020 phải kể đến đó là lợi nhuận của hệ thống các TCTD sụt
giảm so với kế hoạch. Điều này là hệ quả tất yếu khi tỷ trọng thu
của tín dụng vẫn chiếm đa số trong tổng thu của ngân hàng trong
khi tăng trưởng tín dụng thấp, cùng với đó là do tăng trưởng thu
nhập lãi thuần chậm lại vì các chính sách giảm lãi suất.
Sau Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị
số 02/CT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về các giải
pháp cấp bách của Ngân hàng nhằm tăng cường phòng, chống và
khắc phục khó khăn do Covid-19, nhiều ngân hàng liên tiếp triển
khai các chương trình hỗ trợ dành cho khách hàng doanh nghiệp
và khách hàng cá nhân. Các ngân hàng đã dành một lượng tín
dụng khơng nhỏ để cho vay mới với lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ

doanh nghiệp tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cùng với đó, hàng loạt các mức lãi suất cơ bản được NHNN
điều hành giảm từ 17/3/2020. Do vậy, số tiền giảm đi do áp dụng
các ưu đãi này sẽ làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng. Các
chính sách hỗ trợ, cùng san sẻ rủi ro với khách hàng như vậy chắc
chắn sẽ làm giảm đáng kể nguồn thu nhập từ tín dụng.
Mặt khác, nguồn thu nhập của các NHTM khơng chỉ chịu
ảnh hưởng từ sự sụt giảm của hoạt động tín dụng mà nguồn thu
từ phí dịch vụ cũng bị ảnh hưởng tiêu cực khi mọi giao dịch, thanh
toán trong nền kinh tế bị chậm lại. Tuy nhiên, thu nhập từ dịch vụ
của các NHTM cũng suy giảm do hỗ trợ khách hàng về phí dịch vụ
ngân hàng. NHNN yêu cầu các NHTM giảm phí dịch vụ chuyển
6


tiền qua hệ thống thanh toán điện tử. Ngày 31/3/2020, NHNN đã
ban hành Thông tư số 04/2020/TT-NHNN điều chỉnh giảm 50% phí
giao dịch thanh tốn qua hệ thống thanh tốn điện tử liên ngân
hàng (có hiệu lực kể từ ngày 1/4/2020). Theo đó, NHNN yêu cầu
các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngồi khẩn trương điều
chỉnh giảm phí dịch vụ chuyển tiền qua hệ thống thanh toán điện
tử liên ngân hàng của NHNN cho khách hàng với mức giảm tối
thiểu bằng số tiền giảm phí mà NHNN đã điều chỉnh giảm cho
TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. NHNN cũng khuyến khích
các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngồi thực hiện giảm phí lớn
hơn mức giảm phí của NHNN đã thực hiện. Thời gian thực hiện từ
ngày 1/4/2020 đến hết ngày 31/12/2020.
Bên cạnh đó, các TCTD, NHTM cũng đang phải dồn lực đánh
giá, xem xét cơ cấu thời hạn trả nợ cho các khoản vay bị ảnh
hưởng bởi dịch bệnh, vừa hỗ trợ cho khách hàng, vừa tránh bùng

phát nợ xấu. Kết quả là biên độ lãi ròng của các ngân hàng giảm
do chi phí đầu vào tăng và chi phí đầu ra giảm nhằm hỗ trợ các
doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn, nhất là chi phí trích
lập dự phòng rủi ro (tăng 60% so với cùng kỳ năm trước), từ đó lợi
nhuận của các ngân hàng ít nhiều cũng bị ảnh hưởng.
2.

“Điểm sáng” trong đại dịch Covid

Môi trường kinh doanh của Việt Nam được đánh giá ổn
định

7


Đại dịch Covid-19 đã gây ra nhiều khó khăn, thách thức cho
nền kinh tế, nhưng Việt Nam đang kiểm soát dịch tốt. Điều này,
tạo cơ hội cho nước ta khẳng định là môi trường đầu tư tốt trong
dài hạn với an tồn về dịch tễ, kinh tế và chính trị ổn định, thu hút
kiều bào về nước đầu tư cũng như người nước ngoài. Đây cũng là
cơ hội cho kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói
riêng, đồng thời tạo những cú hích cho một số ngành, lĩnh vực của
Việt Nam phát triển tốt hơn như lĩnh vực bất động sản, lĩnh vực
công nghiệp và một số doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia chuỗi
giá trị cung ứng của các doanh nghiệp đó.
Góp phần cùng doanh nghiệp chia sẻ rủi ro
Để hỗ trợ cho hoạt động của nhiều ngân hàng thương mại,
nhất là các những ngân hàng nhỏ, NHNN đã phản ứng nhanh
chóng và đưa ra các giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp với điều
kiện mới, nới lỏng các quy định về tăng trưởng tín dụng và tập

trung nhiều vào giám sát, kiểm sốt thanh khoản của các NHTM.
Điều này đã mang lại hiệu quả và đảm bảo sự ổn định của hệ
thống ngân hàng, tạo nên những điểm sáng của ngành Ngân hàng
trong năm 2020. Những chính sách mới của NHNN đã bù đắp
phần nào các rủi ro tài chính đối với các ngân hàng trong điều
kiện hỗ trợ doanh nghiệp theo Thông tư 01 như giảm lãi suất, tái
cơ cấu nợ...
Lợi nhuận từ dịch vụ tài chính phi tín dụng gia tăng

8


Để thích ứng với tình hình mới, các ngân hàng đang có
những chuyển hướng mạnh mẽ trong cơ cấu hoạt động bằng việc
đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, hạn chế sự phụ thuộc quá nhiều
vào tín dụng, giảm thiểu những tác động tiêu cực của nền kinh tế.
Cơ cấu thu nhập chuyển dịch sang hướng bền vững hơn khi
các nguồn thu của ngân hàng trở nên đa dạng hơn với doanh thu
thẻ, bảo hiểm, thanh toán, dịch vụ trái phiếu, tư vấn giải pháp
kinh doanh, kinh doanh ngoại tệ... Điều này cũng phù hợp với
quyết định Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 08/8/2018 của Thủ
tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến
năm 2025, định hướng đến năm 2030, đưa ra chỉ tiêu phấn đấu
tới hết năm 2020, tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi
tín dụng trong tổng thu nhập của các ngân hàng thương mại lên
khoảng 12 - 13%.
Hiệp định thương mại tự do EVFTA tạo cơ hội hợp tác
với các ngân hàng trong khối EU
Thông qua việc ký kết loạt các hiệp định thương mại, đầu tư
được Chính phủ ký kết với các đối tác quan trọng, các doanh

nghiệp Việt Nam nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng sẽ có
thêm các cơ hội đẩy mạnh hoạt động của mình, đa dạng nguồn
vốn khi những cơ hội hợp tác mới được mở ra. Báo cáo của Ngân
hàng Thế giới (WB) công bố tháng 5/2020 đã đưa ra ước tính,
EVFTA có thể giúp GDP Việt Nam tăng thêm 2,4% và xuất khẩu
tăng 12% vào năm 2030. Việc thực thi Hiệp định sẽ góp phần thúc
9


đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm; từ đó tác động tích cực đến
ngành tài chính - ngân hàng.
Đây là cơ hội để ngân hàng tiếp cận được với nhiều nhà đầu
tư và đối tác hơn. Các ngân hàng Việt Nam có thể kết hợp với
ngân hàng châu Âu để thực diện dịch vụ cho khách hàng châu Âu,
cũng như doanh nghiệp và người dân Việt Nam kinh doanh ở châu
Âu.
Dịch bệnh Covid-19 làm thay đổi nhận thức và

thói

quen sử dụng tiền mặt của người dân, thúc đầy sự phát
triển mạnh mẽ của cơng nghệ thanh tốn khơng dùng tiền
mặt
Đó là cơ hội để NHTM triển khai và đẩy mạnh các dịch vụ
ngân hàng điện tử, góp phần giúp các NHTM tăng tỷ trọng và lợi
nhuận từ hoạt động phi tín dụng. Do vậy, trong bối cảnh bệnh
dịch, lấy nguy để chuyển thành cơ nhằm thúc đẩy nhanh và mạnh
hơn nữa việc phát triển giao dịch số dựa trên Internet banking,
mobile banking là phù hợp. Việc tăng cường đầu tư công nghệ số
giúp cho các ngân hàng gia tăng lợi nhuận do tiết giảm chi phí

hoạt động. Các ngân hàng đã và đang tập trung vào công nghệ
nhằm thay đổi hệ thống quản lý, dịch vụ phục vụ khách hàng, số
hóa các nghiệp vụ lõi của ngân hàng, nâng cao khả năng cạnh
tranh trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Dưới tác động của
cuộc cách mạng số, các ngân hàng thương mại đang từng bước
áp dụng các công nghệ internet vạn vật kết nối, lưu trữ dữ liệu
quy mô lớn, trí tuệ nhân tạo, điện tốn đám mây, robot học... giúp
10


các ngân hàng định hình lại mơ hình kinh doanh, thanh tốn điện
tử, quản trị, phân tích hành vi khách hàng nhằm nâng cao chất
lượng dịch vụ.
Tăng khả năng tự chủ của các ngân hàng trong việc
phịng, chống và thích ứng với các biến động, rủi ro.
Dịch Covid-19 cũng là một cơ hội để các ngân hàng nhìn lại
chính mình với những thiếu sót, hạn chế trong q trình hoạt
động và từ đó có những giải pháp khắc phục. Các yếu tố vĩ mơ
ln bất định, khó lường, nếu ngân hàng khơng có khả năng tự
chủ thì sẽ phải ln chống đỡ, khơng chủ động được. Vì vậy, dịch
bệnh Covid-19 là cơ hội để các NHTM thấy được các điểm yếu của
mình.
Hơn nữa, đây cũng chính là cơ hội để sắp xếp, cơ cấu lại, đẩy
nhanh quá trình tái cơ cấu các NHTM. Đây là lúc các ngân hàng
nhìn lại cơ cấu hoạt động của mình như cơ cấu doanh thu, chi phí,
khách hàng, nhân sự, danh mục đầu tư,... đã hợp lý chưa, nguyên
nhân của những tồn tại này là đâu? Sau đó, các ngân hàng phải
đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu từng lĩnh vực, từng bộ phận. Làm
sao phải xây dựng được một NHTM hoạt động tự chủ, đa dạng hóa
hoạt động, ít phụ thuộc vào hoạt động tín dụng, có khả năng

phịng, chống và thích ứng với các biến động bên ngoài nhiều
hơn.
Ngoài ra, dịch bệnh Covid-19 là cơ hội để các ngân hàng
kiểm định tính hiệu quả của các chính sách đã xây dựng về quản
11


trị rủi ro, trong đó có rủi ro hoạt động. Đây cũng là cơ hội để các
NHTM nhìn lại và hồn thiện các kịch bản phịng, chống các loại
rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, trong đó có cả rủi ro
từ các yếu tố bên ngoài như dịch bệnh. Từ đó, hình thành các
phương án hoạt động đối phó với những khủng hoảng hoặc sự
kiện bất khả kháng tốt hơn.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
ngân hàng đối với các NHTM
Thứ nhất, phát triển thị trường, đa dạng hóa sản
phẩm, tổ chức lại hệ thống kênh phân phối
Dịch Covid-19 ảnh hưởng xấu tới rất nhiều doanh nghiệp,
nhưng cũng tạo cơ hội cho một số doanh nghiệp đặc thù có cơ hội
phát triển hơn. Đây là các thị phần mới nổi, các tổ chức tín dụng
(TCTD) nên tận dụng và tiếp cận ngay để phát triển thị trường, đa
dạng hóa khách hàng, giảm rủi ro do dịch Covid-19 ở các thị
trường hiện tại. Các gói sản phẩm hiện nay của hầu hết các TCTD
đều chưa tính tới các thị phần này, do vậy cần có các gói sản
phẩm chuyên biệt cho các khách hàng tiềm năng như trên.
Do đó, các ngân hàng cần tận dụng “điểm sáng” này để:
(i) Phát triển các sản phẩm tín dụng ngắn hạn chuyên biệt hỗ
trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chịu tác động của Covid-19 như tài
trợ hàng tồn kho, cho vay hỗ trợ xuất khẩu nhanh. Cung cấp cho
doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt được doanh số tiêu thụ thông qua

12


hoạt động hỗ trợ xuất khẩu, đồng thời hỗ trợ điều tiết thi trường
thông qua kênh phân phối trong nước. Các doanh nghiệp có thể
đăng ký hạn mức tín dụng hoặc kỳ hạn trước khi hoàn tất việc bán
hàng xuất khẩu hoặc trong khi theo đuổi các cơ hội ở nước ngoài,
chẳng hạn như xác định một khách hàng mới ở nước ngoài nếu
việc bán hàng xuất khẩu bị mất do Covid-19.
(ii) Phát triển ngay các gói sản phẩm ngân hàng chuyên biệt
cho nhóm khách hàng là doanh nghiệp trong các ngành đang có
các lợi thế kinh doanh tương đối trong đại dịch Covid-19 như: kinh
doanh online, thực phẩm, đồ dùng thiết yếu, khẩu trang, nước rửa
tay, máy đo thân nhiệt. Cung cấp một gói các sản phẩm cho
nhóm khách hàng này như: tín dụng hạn mức, L/C, thanh tốn cho
nhân viên, mở các kênh thanh toán cho khách hàng, bảo hiểm
cho doanh nghiệp, bảo hiểm cho cán bộ công nhân viên của
doanh nghiệp đó, quản lý hộ tiền,… Thường xuyên kiểm tra, giám
sát việc triển khai thực hiện của tất cả các chi nhánh trong hệ
thống để đảm bảo việc thực hiện đúng quy định và hiệu quả;
(iii) Tiếp tục tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp mở
rộng tín dụng đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt là
lĩnh vực ưu tiên và các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh
nghiệp, người dân theo quy định tại Thông tư 01/2020/TT-NHNN
và Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2020/TT-NHNN sau khi
NHNN ban hành.
Thứ hai, tăng cường “số hóa”, đẩy nhanh tiến trình
chuyển đổi số
13



Yêu cầu số hóa và quốc tế hóa đang trở thành những yêu cầu
quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Số hóa và
quốc tế hóa đảm bảo sự phát triển hiệu quả hơn, bền vững hơn
của nền kinh tế và của các doanh nghiệp. Trong những năm gần
đây, Đảng và Nhà nước ta chủ trương thúc đẩy nền kinh tế số,
Chính phủ điện tử, kinh doanh điện tử bằng việc đưa ra nhiều Nghị
quyết của Chính phủ, các chương trình hành động, ban chỉ đạo,…
nhưng việc thực thi chưa mang lại những hiệu quả mong muốn.
Đại dịch COVID-19 lại là chất xúc tác để chúng ta có thể đẩy
nhanh việc thực hiện các hoạt động xã hội trên khơng gian số.
Ngồi ra, trong các nền kinh tế ở Đông Nam Á, Việt Nam là một
trong những nền kinh tế có lợi thế trong phát triển kinh tế số, nhờ
có hạ tầng số phát triển khá mạnh so với các nền kinh tế trong
khu vực.
Về mặt kinh tế, COVID-19 đã có những tác động tiêu cực
khiến cho chuỗi cung ứng dịch vụ, hàng hóa trên tồn cầu cũng
như toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh bị đứt gẫy. Tuy nhiên,
trên khía cạnh tích cực, đây lại là cơ hội để thúc đẩy thanh tốn
khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam.
Đây cũng là một bước đi hiệu quả để các ngân hàng tự biến
chuyển mạnh mẽ về môi trường hoạt động, điều kiện kinh doanh,
cơ cấu thị trường, phương thức sản xuất của doanh nghiệp, chuỗi
cung ứng, chuỗi giá trị… đang đổi thay mạnh mẽ theo hướng số
hoá. Cụ thể:

14


(i) Cần tăng cường phát triển thanh toán internet banking và

mobile banking, đảm bảo an toàn cho các giao dịch này. Trước
mắt, tăng cầu thanh tốn bằng giảm phí hoặc miễn phí với các
khách hàng hiện tại. Hướng dẫn cách sử dụng trên trang web
hoặc qua tin nhắn cho khách hàng.
(ii) Cần đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, hệ thống công nghệ
thông tin để đẩy nhanh hơn nữa hoạt động Ngân hàng số thương
mại điện tử, bắt kịp xu thế công nghệ của thế giới, phát triển các
mô hình kinh doanh mới trên nền tảng cơng nghệ và phù hợp với
thị hiếu mới của khách hàng. Các ngân hàng nên sử dụng xác
thực điện tử (e-KYC) trong giao dịch để khách hàng khơng phải
đến phịng giao dịch hay chi nhánh trực tiếp. Ngoài ra, ngân hàng
cần chủ động điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp với tình
hình thực tế là tập trung chuyển trọng tâm tăng trưởng sang các
mảng dịch vụ thanh toán, ngân hàng điện tử với các tiện ích sẵn
như internet bankinh, ipay…Tập trung làm tốt điều này sẽ giúp
vừa tăng năng suất lao động, giảm thiểu chi phí, vừa đáp ứng nhu
cầu khách hàng tốt hơn. câu chuyện quan trọng hơn là khách
hàng có được thoả mãn với những sản phẩm, dịch vụ mà ngân
hàng cung cấp.
Việc thanh toán phải kết nối hệ thống như kết nối với hệ
thống dịch vụ cơng, đóng tiền điện....
các ngân hàng cần xây dựng được hệ sinh thái thơng minh.
Ví dụ như câu chuyện mà Điện lực đang làm xây dựng hệ thống
kết nối với ngân hàng để khách hàng thực hiện giao dịch. Bên
15


cạnh đó, trong ngân hàng số và thanh tốn số không thể không
nhắc tới quan hệ hợp tác - ngân hàng - Fintech. Các ngân hàng
cần lựa chọn mơ hình hợp tác giữa Ngân hàng - Fintech để cùng

phát triển.
(iii) Cần đẩy nhanh ứng dụng công nghệ và tự động hóa
trong cải tiến quy trình nội bộ và quy trình cung cấp sản phẩm,
dịch vụ cho khách hàng; đơn giản hóa, tinh gọn quy trình, thủ tục,
hồ sơ, tạo điều kiện hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp và người dân
tiếp cận thuận lợi, sử dụng đầy đủ, kịp thời các dịch vụ ngân hàng
an toàn, hiện đại với chất lượng tốt.
Thứ ba, sẵn sàng ứng phó với trình trạng gia tăng nợ
xấu
Dịch Covid-19 tác động lớn đến hoạt động của ngành ngân
hàng, nhất là công tác xử lý nợ xấu. Lượng dư nợ bị ảnh hưởng bởi
Covid-19 được cơ cấu lại là rất lớn. Khi Thông tư 01 hết hiệu lực
mà DN vẫn không thể trả được nợ, nợ xấu của các ngân hàng có
thể sẽ tăng mạnh. Hơn nữa, nợ xấu tăng tác động lớn tới hoạt
động kinh doanh của các ngân hàng, từ lợi nhuận đến khả năng
tăng vốn điều lệ (do vốn điều lệ tăng 1 phần từ lợi nhuận giữ lại
và khi lợi nhuận thấp thì dịng tiền giữ lại để tăng vốn cũng ít).
Đây sẽ là thách thức đối với những ngân hàng chưa chuẩn bị
nguồn dự phịng đầy đủ. Vì vậy, ngân hàng cần có biện pháp vừa
giảm thiểu nợ xấu gia tăng, vừa xử lý thành công nợ xấu tồn
đọng. Cụ thể:
16


(i) Để có thể ứng phó với tình hình nợ xấu gia tăng trong
tương lai ngân hàng cần tích cực trích lập dự phịng và xử lý nợ
xấu nội bảng ngay từ bây giờ. Dù Thông tư 01 cho phép ngân
hàng khơng phải chuyển nhóm nợ và trích lập dự phòng song các
ngân hàng nên tự chuẩn bị dự phòng.
(ii) Ngân hàng cần kiểm sốt rủi ro tín dụng. Thời gian tới,

các ngân hàng ngoài việc nỗ lực đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng
trong ngắn hạn, thì về dài hạn cần điều chỉnh danh mục cho vay,
thậm chí hướng tới điều chỉnh danh mục tài sản tiến tới giảm tỷ
trọng tài sản tín dụng, tăng tài sản phi tín dụng. Đồng thời, luôn
phải đặt nhiệm vụ xử lý nợ xấu là trọng tâm, đặc biệt là việc xây
dựng các giải pháp riêng biệt cho từng nhóm khách hàng.
(iii) Cần kiên trì tuân thủ các chỉ đạo của Ngân hàng Nhà
nước trong việc cơ cấu lại thời gian trả nợ, miễn giảm lãi vay cho
khách hàng vay vốn tại ngân hàng; hỗ trợ các doanh nghiệp và cá
nhân đang gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 sớm phục hồi hoạt
động, góp phần tạo điều kiện cho nền kinh tế hồi phục và phát
triển bền vững.
Về phía Ngân hàng Nhà nước
Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước cần trợ giúp trực tiếp về
thanh khoản cho những ngân hàng có hỗ trợ thiết thực và cụ thể
đối với doanh nghiệp gặp khó khăn, thơng qua đó trợ giúp thanh
khoản cho hệ thống doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa
và nhỏ bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Xem xét tăng chỉ tiêu tăng
17


trưởng tín dụng, nhưng chỉ áp dụng cho những ngân hàng có
những hỗ trợ thiết thực đối với các doanh nghiệp. Nên ưu tiên tiếp
tục thực hiện những cải cách mang tính cấu trúc nhằm hướng tới
một hệ thống tiền tệ lành mạnh hơn trong tương lai, chứ không áp
dụng dàn trải cho mọi tổ chức tín dụng. Những “hỗ trợ” về lãi
suất, nếu có, chỉ nên giới hạn ở những doanh nghiệp trực tiếp chịu
tác động của bệnh dịch theo hướng “giảm lãi” hay “chia sẻ khó
khăn” từ ngành ngân hàng, chứ không phải tăng mở rộng tiền tệ
hay tín dụng vào nền kinh tế. Cho phép các tổ chức tín dụng được

cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhưng giữ nguyên nhóm nợ đối với các
doanh nghiệp tốt, có tiềm năng nhưng bị ảnh hưởng trực tiếp của
Covid-19.
Thứ hai, Ngân hàng nhà nước tiếp tục điều hành chính sách
tiền tệ linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thuận
lợi khôi phục kinh tế sau dịch; ổn định tỷ giá, sẵn sàng can thiệp
đảm bảo ngoại tệ cho nền kinh tế. Ngân hàng nhà nước phải cam
kết cung ứng đầy đủ vốn cho nền kinh tế, đồng thời căn cứ nhu
cầu vốn cho tăng trưởng, sẽ cân nhắc điều chỉnh tăng trưởng tín
dụng cho các ngân hàng ở mức cao hơn so với kế hoạch đầu năm.
Thứ ba, Ngân hàng nhà nước chỉ đạo các TCTD tập trung tín
dụng cho các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh;
thường xuyên theo dõi, đánh giá diễn biến và tác động của dịch
bệnh đối với khả năng tăng trưởng tín dụng tồn ngành Ngân
hàng để xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng đối với các TCTD
nhằm đáp ứng đầy đủ kịp thời vốn phục vụ sản xuất kinh doanh,
18


nhất là các ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, tạo điều
kiện cho khách hàng vay vốn tiếp tục vay mới khơi phục sản xuất;
tiếp tục kiểm sốt chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi
ro…

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Ngân hàng Nhà nước (2020), Thông tư số 01/2020/TT-

NHNN ngày 13/3/2020 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi

nhánh ngân hàng nước ngồi cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn,
giảm lãi, phí, giữ ngun nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu
ảnh hưởng do dịch Covid-19;
2.

Ngân hàng Nhà nước (2020), Chỉ thị số 02/CT-NHNN

ngày 31/3/2020 về các giải pháp cấp bách của ngành ngân hàng
nhằm tăng cường phịng, chống và khắc phục khó khăn do tác
động của dịch bệnh Covid-19;
3.

Ngân hàng Nhà nước (2020), Báo cáo tại Hội nghị với

doanh nghiệp “Cùng nỗ lực, vượt thách thức, đón thời cơ, phục hồi
nền kinh tế”;
4.

Ngân hàng Nhà nước (2020), Quyết định số 919/QĐ-

NHNN ngày 12/5/2020 về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng
đồng Việt Nam (VND) của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngồi (TCTD) theo quy định tại Thơng
tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2014.
5.

Thủ tướng Chính phủ (2020), Chỉ thị số 11/CT-TTg, của

Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ
19



khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng
phó với dịch Covid-19;
6.

Tác động và giải pháp ứng phó dịch bệnh Covid-19 của

ngân

hàng

thương

mại

Việt

/>
20

Nam,



×