Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch văn hóa Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (697.76 KB, 24 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan: Luận văn “Quản lý nhà nước về phát triển du lịch văn
hóa Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” là cơng trình nghiên cứu thực sự của cá nhân
tác giả, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS. Lê Sỹ Thiệp. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hồn tồn trung thực, có trích dẫn tham
khảo cụ thể, rõ ràng và không trùng lặp với các đề tài khác. Tác giả xin chịu trách nhiệm
về nghiên cứu của mình.

Trà Vinh, ngày

tháng năm 2020

Tác giả luận văn

Châu Minh Tuấn

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự hướng
dẫn tận tình, q báu từ q Thầy, Cơ, q Anh, Chị đồng nghiệp. Với lòng biết ơn sâu sắc
nhất, tác giả xin bày tỏ lịng biết ơn đến:
Q Thầy, Cơ Trường Đại học Trà Vinh đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tác giả trong
quá trình học tập.
Tác giả xin đặc biệt cảm ơn GS.TS. Lê Sỹ Thiệp đã rất tận tình hướng dẫn, định
hướng cho tác giả trong suốt q trình hồn thành luận văn.
Tác giả trân trọng cảm ơn quý Lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Trà
Vinh, Phịng Văn hóa – Thơng tin các huyện trong tỉnh Trà Vinh, các vị Sư sãi tại các điểm
chùa Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh; người dân, khách du lịch trong tỉnh, các cơ sở kinh
doanh du lịch, dịch vụ lưu trú trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ


tác giả về mặt tài liệu, số liệu, thông tin hữu ích để tác giả có thể hồn thiện luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii
MỤC LỤC .....................................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... vii
TÓM TẮT ...................................................................................................................viii
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 10
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................................ 10
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...................................................................................... 11
2.1 Mục tiêu chung ........................................................................................................ 11
2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................ 11
3 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .................... 12
3.1 Một số cơng trình nghiên cứu về văn hóa Khmer ................................................... 12
3.2 Một số cơng trình nghiên cứu về phát triển du lịch, phát triển du lịch văn hóa Khmer
....................................................................................................................................... 15
3.3 Ý nghĩa của các cơng trình trên đối với việc thực hiện luận văn ............................ 16
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................................. 17
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................... 19
5.1 Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 19
5.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 19
5.2.1 Phạm vi về nội dung ............................................................................................. 19
5.2.2 Phạm vi về không gian ......................................................................................... 19
5.3.3 Phạm vi về thời gian............................................................................................. 19
6. KẾT CẤU LUẬN VĂN ............................................................................................ 19

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT
TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA KHMER TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH .......................... 20
1.1 TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA KHMER ...................... 20
1.1.1 Du lịch .................................................................................................................. 20
1.1.2 Văn hóa ................................................................................................................ 20
1.1.3 Du lịch văn hóa .................................................................................................... 21
iii


1.1.4 Du lịch văn hóa Khmer ........................................................................................ 21
1.1.5 Phát triển du lịch văn hóa Khmer ......................................................................... 21
1.1.6 Các điều kiện, yếu tố để phát triển du lịch văn hoá Khmer ................................. 24
1.2 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA KHMER
....................................................................................................................................... 26
1.2.1 Quản lý nhà nước ................................................................................................. 26
1.2.3 Quản lý nhà nước về phát triển du lịch văn hóa Khmer ...................................... 27
1.3 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VỀ DU
LỊCH VĂN HÓA NÓI CHUNG, DU LỊCH VĂN HÓA KHMER NÓI RIÊNG ........ 38
1.3.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Kiên Giang .......................... 38
1.3.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh An Giang ............................. 40
1.3.3 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Sóc Trăng ............................ 41
1.4 NHỮNG BÀI HỌC BỔ ÍCH CHO TRÀ VINH, CĨ THỂ RÚT RA TỪ THỰC TẾ
TRÊN ............................................................................................................................ 42
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
VĂN HÓA KHMER TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH ..................................... 45
2.1. SƠ LƯỢC VỀ TỈNH TRÀ VINH VÀ DU LỊCH VĂN HÓA KHMER TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH .................................................................................................................... 45
2.1.1 Vài nét về tỉnh Trà Vinh....................................................................................... 45
2.1.2 Vài nét về du lịch trên địa bàn tỉnh Trà Vinh....................................................... 46
2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN

HÓA KHMER TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH ................................................... 60
2.2.1 Đề ra chủ trương, đường lối phát triển du lịch văn hóa Khmer trên địa bàn tỉnh Trà
Vinh ............................................................................................................................... 60
2.2.2 Xây dựng các dự án đầu tư về du lịch văn hóa Khmer ........................................ 62
2.2.3 Đầu tư công vào du lịch ....................................................................................... 65
2.2.4 Đội ngũ nhân lực thực hiện quản lý nhà nước ..................................................... 68
2.2.5 Công tác kiểm tra, giám sát, xử lý sai phạm trong du lịch................................... 69
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
VĂN HÓA KHMER ..................................................................................................... 71

iv


CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN
HÓA KHMER TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH ............................................... 79
3.1 PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH VĂN HÓA KHMER TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH ........................ 79
3.1.1 Những căn cứ định hướng để hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển du lịch
văn hóa Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh ................................................................... 79
3.1.2 Phương hướng cơ bản cho sự hoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch văn hóa
Khmer tỉnh Trà Vinh ..................................................................................................... 80
3.2 NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HIỆN THỰC HĨA PHƯƠNG HƯỚNG
HỒN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA
KHMER Ở TỈNH TRÀ VINH ...................................................................................... 85
3.2.1 Đề cao vai trò người đứng đầu trong hoạt động quản lý nhà nước về du lịch văn
hóa Khmer ..................................................................................................................... 85
3.2.2 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, cơ chế phối hợp trong hoạt động quản lý nhà nước đối
với du lịch văn hóa Khmer ............................................................................................ 86
3.2.3 Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ cán bộ cơng chức thực hiện hoạt
động quản lý nhà nước về phát triển du lịch văn hóa Khmer trên địa bàn tỉnh

Trà Vinh ...................................................................................................................... 87
3.2.4 Xây dựng cổng thông tin điện tử phục vụ quản lý nhà nước về du lịch văn hóa của
Tỉnh ............................................................................................................................... 89
3.2.5 Tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động phát triển du lịch văn
hóa Khmer trên địa bàn tỉnh .......................................................................................... 89
3.2.6 Chú trọng đến đội ngũ nhân lực thực hiện du lịch văn hóa Khmer là đồng bào dân
tộc Khmer ...................................................................................................................... 89
3.2.7 Tơn tạo, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống của đồng bào dân tộc
Khmer ............................................................................................................................ 90
3.3 NHỮNG KIẾN NGHỊ............................................................................................. 90
PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................................... 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 95
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 1

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Diễn giải
DLVH:

Du lịch văn hóa

HĐND:

Hội đồng nhân dân

QLNN:

Quản lý Nhà nước


UBND:

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1 Thống kê phiếu khảo sát ................................................................................ 18
Bảng 2.1. Lưu lượng khách đến Trà Vinh 2015 – 2019 ............................................... 46
Bảng 2.2. Cơ cấu doanh thu du lịch Trà Vinh 2015 – 2019 ......................................... 47
Bảng 2.3. Lao động theo trình độ ngành du lịch tỉnh Trà Vinh gia đoạn 2015 - 2019 . 48
Bảng 2.4. Đánh giá của tiềm năng phát triển du lịch văn hóa Khmer trên địa bàn Thành
phố Trà Vinh giai đoạn 2015 – 2019 ............................................................................ 49
Bảng 2.5. Đánh giá của các vị Sư sãi tại các điểm chùa Khmer và người dân về tiềm
năng phát triển du lịch văn hóa Khmer tại Trà Vinh .................................................... 50
Bảng 2.6. Cơ sở thờ tự Phật giáo Nam tơng Khmer tỉnh Trà Vinh tính đến năm 2015
...................................................................................................................................... .52
Bảng 2.7. Hoạt động du lịch tại Làng văn hóa – du lịch Khmer Trà Vinh ................... 54
Bảng 2.8. Làng nghề truyền thống gắn với du lịch văn hóa Khmer tại tỉnh Trà Vinh…54
Bảng 2.9. Lễ hội văn hóa Khmer đặc sắc tại tỉnh Trà Vinh .......................................... 57
Bảng 2.10. Đánh giá hiệu quả việc triển khai các văn bản, kế hoạch phát triển du lịch
văn hóa Khmer trên địa bàn Thành phố Trà Vinh ........................................................ 65

Bảng 2.11. Mức độ thực hiện việc thanh tra, kiểm tra các cơ sở dịch vụ du lịch như (Nhà
hàng, quán ăn, nhà nghỉ, homestay,..) trên địa bàn Thành phố Trà Vinh ..................... 70
Bảng 2.12. Mức độ thực hiện việc thanh tra, kiểm tra các cơ sở dịch vụ du lịch như (Nhà
hàng, quán ăn, nhà nghỉ, homestay,..) trên địa bàn Thành phố Trà Vinh ..................... 71

vii


TĨM TẮT
Trà Vinh là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Sơng Cửu Long. Trà Vinh được đánh giá
là một trong những tỉnh có tiềm năng phong phú về DLVH, lịch sử, du lịch biển, sông
nước miệt vườn, các cồn nổi ven biển chuyên canh vườn cây ăn trái đặc sản...đặc biệt là
du lịch khám phá bản sắc văn hóa của vùng đất gắn bó lâu đời của ba dân tộc Kinh,
Khmer, Hoa với 143 ngơi chùa Khmer có kiến trúc độc đáo trãi khắp các huyện, thị xã,
thành phố trong tỉnh và các lễ hội mang đậm nét văn hóa dân tộc diễn ra quanh năm.
Tỉnh Trà Vinh đã và đang được sự quan tâm của Chính phủ với các dự án đầu tư lớn
đang được triển khai như: Dự án xây dựng cầu Cổ Chiên, nâng cấp các Quốc lộ 53, 54,
60, Luồng cho tàu biển có trọng tải lớn vào sông Hậu (kênh đào Trà Vinh), Khu kinh tế
Định An, Trung tâm điện lực Duyên Hải..., tạo điều kiện cho Trà Vinh khắc phục hạn
chế về mặt địa lý trở thành cửa ngõ giao thương quan trọng của khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long đến các khu vực khác trong nước và trên thế giới bằng đường thủy, tạo
động lực mới trong phát triển kinh tế địa phương.
Trà Vinh hội tụ nhiều yếu tố đặc sắc về văn hóa, trong đó có phần nổi bật đó
chính là nét văn hóa đặc sắc của người Khmer, tỉnh Trà Vinh đã đưa ra mục tiêu chiến
lược và định hướng phát triển du lịch dựa vào văn hóa của người Khmer. Từ những văn
bản pháp luật, hoạt động kêu gọi đầu tư, khảo sát thực địa, các hội thảo do Sở Văn hóa
Thể thao và Du lịch, Trung tâm Xúc tiến Du lịch Trà Vinh đã dần đưa du lịch văn hóa
Khmer đến gần hơn đối với khách du lịch, các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Việc phát
triển DLVH là việc không đơn giản, không thể chỉ dựa vào một hay hay đơn vị mà là
cần dựa vào sự thống nhất, sự đồng tâm cùng thực hiện của các cấp, các đơn vị và đặc

biệt là kêu gọi người dân cùng thực hiện.
Khi đến với Trà Vinh du khách có thể đến tham quan tại một số điểm DLVH
như: Ao Bà Om, Bảo tàng văn hóa Khmer, nhiều ngơi chùa Khmer cổ kính mang đậm
nét văn hóa. Hiện tại Trà Vinh có Làng DLVH Khmer du khách khi đến Trà Vinh có
thể trải nghiệm, và một số địa điểm khác,…Bên cạnh đó Trà Vinh cịn được mệnh
danh là Thành phố cây xanh với nhiều cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Đó là những lợi
thế mà Trà Vinh có được một phần do thiên nhiên ban tặng và một phần do sự tơn tạo
từ chính bàn tay của người Trà Vinh. Tuy nhiên, sự khai thác tính đến thời điểm hiện
tại được đánh giá là chưa triệt để và chưa có sự bứt phá, do chưa có những cách thức
tối ưu tiếp cận với tài nguyên văn hóa này.

viii


Chính vì những lý do trên tác giả đã chọn đề tài “Quản lý Nhà nước về phát triển
du lịch văn hóa Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” làm chủ đề nghiên cứu cho luận văn.
Nghiên cứu của tác giả hy vọng sẽ góp phần vào sự bảo tồn và phát triển DLVH Khmer
trên địa bàn tỉnh nhà.
Phương pháp nghiên cứu chính của tác giả bao gồm: Phương pháp luận dựa trên
Chủ nghĩa Mác – Lê Nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật. Các lý
thuyết chuyên ngành có liên quan đến đề tài như QLNN, kinh tế học, du lịch học. Phương
pháp điều tra xã hội học được sử dụng để thu thập thông tin sơ cấp về du lịch và QLNN
về phát triển DLVH Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Phương pháp thống kê được vận
dụng để thống kê các số liệu có liên quan đến phát triển DLVH Khmer từ đó kế thừa,
tổng hợp để đánh giá thực trạng QLNN về phát triển DLVH Khmer trên địa bàn Tỉnh.
Phương pháp tổng hợp: Phương pháp tổng hợp được dùng để phân tích lý luận và thực
tiễn để từ đó cho thấy được sự cần thiết về QLNN đối với việc phát triển DLVH Khmer
trên địa bàn tỉnh phục vụ cho việc đánh giá xác thực về thực trạng QLNN về phát triển
DLVH Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Cụ thể từng chương tác giả trình bày như sau: Chương 1 tác giả trình bày cơ sở

khoa học của quản lý nhà nước về phát triển du lịch văn hóa Khmer. Kinh nghiệm làm
du lịch văn hóa của một số tỉnh lân cận như: Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang. Chương
2 của đề tài là Thực trạng QLNN về phát triển DLVH Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh,
tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề về thực trạng QLNN về phát triển DLVH Khmer
tại Trà Vinh, nguyên nhân của những hạn chế yếu kém về công tác QLNN về phát triển
DLVH Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Chương 3 là phương hướng và giải pháp hoàn
thiện QLNN về phát triển DLVH Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

ix


PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Luận văn “Quản lý nhà nước về phát triển du lịch văn hóa Khmer trên địa bàn
tỉnh Trà Vinh” được tác giả chọn làm đề tài luận văn vì những lý do chính sau đây:
Một là, tầm quan trọng của DLVH Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh cũng như
một số vấn đề về định hướng phát triển loại hình du lịch này
Trà Vinh là tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, nằm giữa sơng Tiền
và sơng Hậu. Tỉnh có diện tích tự nhiên 2.341 km2, dân số khoảng trên 1,1 triệu người
với 03 dân tộc chính là Kinh, Khmer, Hoa, trong đó dân tộc Khmer chiếm khoảng 30%
dân số tồn tỉnh. Trà Vinh được đánh giá là một trong những tỉnh có tiềm năng phong
phú về du lịch, đặc biệt là du lịch khám phá bản sắc văn hóa, lễ hội, tâm linh,…Trong
đó, hiện có 143 ngơi chùa Khmer có kiến trúc độc đáo, trải khắp các huyện, thị xã, thành
phố trong tỉnh và các lễ hội mang đậm nét văn hóa dân tộc diễn ra quanh năm như: Chol
Chnam Thmay, Sen Dolta, Ok - Om - Bok. Bên cạnh đó, Trà Vinh cịn có các di tích
lịch sử, kiến trúc, di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia: Đền thờ Bác, Ngẫu tượng
Linga, Nghệ thuật Rô băm của người Khmer, Phế tích Lưu Cừ, Nhà Cổ Huỳnh Kỳ,...
Việc phát triển DLVH Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh vẫn có một số vấn đề
cần được quan tâm: Từ nhận thức đúng đắn của người dân địa phương, người làm du

lịch cho đến đến phương hướng phát triển loại hình du lịch này. Những vấn đề trên sẽ
làm cho loại hình du lịch này chậm phát triển ở Trà Vinh hoặc phát triển không đạt như
tiềm năng hiện có.
Hai là, vì tầm quan trọng của hoạt động QLNN đối với sự phát triển DLVH
Khmer.
Với mục tiêu đưa ngành du lịch Trà Vinh phát triển thành ngành kinh tế mũi
nhọn, trong thời gian qua tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng cùng
nhiều kế hoạch hành động: Nghị quyết 70/2018/NQ-HĐND ngày 11 tháng 7 năm 2018
quy định về một số chính sách hỗ trợ phát triển trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh
Trà Vinh giai đoạn 2018 - 2020; Nghị quyết 91/2019/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm
2019 sửa đổi một số khoản của Điều 4 Nghị quyết số 70/2018/NQ-HĐND; Kế hoạch số
48-KH/TU của Tỉnh Ủy Trà vinh về việc thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính
trị về việc phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Kế hoạch số 75-KH/TU
10


của Tỉnh Ủy Trà Vinh về việc tổ chức thực hiện 06 nhiệm vụ tập trung, 03 nhiệm vụ đột
phá năm 2018 và những năm tiếp theo (trong đó nhiệm vụ: Đẩy mạnh huy động các
nguồn lực, tăng cường các hoạt động quảng bá, thu hút và phát triển du lịch tỉnh nhà,
phấn đấu đưa ngành du lịch thật sự là một trong trong những ngành kinh tế trọng tâm
của tỉnh trong những năm tới); Đặc biệt trong đó Quyết định số 918/QĐ-UBND của Ủy
ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh đã xác định rõ "đến năm 2025...xây dựng loại hình du lịch
văn hóa Khmer Trà Vinh là sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh". Chính vì các định
hướng như trên, dẫn đến hệ quả là hoạt động QLNN đối với phát triển DLVH Khmer là
rất cần thiết và cấp bách ở giai đoạn hiện nay.
Ba là, đề tài QLNN về phát triển DLVH Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh hiện
chưa có tác giả nghiên cứu.
Trong điều kiện hiện nay, để phát triển kinh tế du lịch chung của đất nước theo
kịp với xu thế hội nhập đòi hỏi phải có sự tham gia quản lý tích cực, đồng bộ không chỉ
của các cơ quan QLNN về du lịch cấp Trung ương mà cịn có sự tham gia nỗ lực của

các cơ quan QLNN về du lịch cấp tỉnh, cấp huyện cũng như sự chung tay của cộng đồng
người dân địa phương. Vì vậy việc nghiên cứu sự QLNN về du lịch cấp tỉnh là một vấn
đề hết sức cần thiết và quan trọng trong sự phát triển chung của từng ngành. Đây là lý
do tác giả chọn nội dung “QLNN về phát triển du lịch văn hóa Khmer trên địa bàn
tỉnh Trà Vinh” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn Cao học của mình.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng QLNN về phát triển DLVH Khmer trên địa bàn tỉnh Trà
Vinh. Trên cơ sở đó, đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm hồn thiện QLNN về
phát triển DLVH Khmer, đây chính là cơ sở để phát triển loại hình DLVH Khmer của
tỉnh Trà Vinh.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung, tác giả đề ra một số nội dung cụ thể như sau:
- Tổng hợp cơ sở lý luận và pháp lý về phát triển DLVH nói chung, DLVH Khmer
nói riêng; cơ sở lý luận và pháp lý của hoạt động QLNN đối với phát triển DLVH Khmer.
- Đánh giá thực trạng DLVH Khmer và thực trạng hoạt động QLNN đối với phát
triển DLVH Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh; đồng thời, chỉ ra những nguyên nhân
của hạn chế trong hoạt động này.
11


- Đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về phát
triển DLVH Khmer, đây chính là cơ sở để phát triển loại hình DLVH Khmer của tỉnh
Trà Vinh.
3 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
3.1 Một số cơng trình nghiên cứu về văn hóa Khmer
- Liêu Ngọc Ân (2013), “Vài đặc điểm về đời sống tâm linh của người Khmer
Nam Bộ”, Tạp chí Văn hóa - Lịch sử An Giang (Số 10 (103), tr. 18 - 20. Bài viết đề cập
đến những đặc điểm văn hóa của người Khmer Nam Bộ trong đời sống tâm linh như:
(1) quan niệm về cuộc sống thiên về giá trị tinh thần hơn là vật chất nên các giá trị của

Phật giáo đã được truyền bá sâu rộng trong cộng đồng người Khmer; (2) học có nhiều
truyền thuyết, tín ngưỡng, kiến trúc điêu khắc chùa chiền, hệ thống lễ hội tâm linh dân
gian như (hình thức, nghi thức thờ, cúng vái Ông Tà rất đa dạng; việc ăn ở của đồng bào
Khmer Nam Bộ cũng mang đậm chất tín ngưỡng dân gian); (3) trong đời sống tinh thần
của cộng đồng luôn tin tưởng vào sự hiện thân của ma thuật và bùa chú. Từ đó tác giả
cũng cho thấy chính những nét đẹp trong đời sống tâm linh này đã phản ánh được đặc
trưng nền văn hóa phong phú, đa dạng của người Khmer vùng Nam Bộ.
- Nguyễn Hùng Cường, Nguyễn Thị Ngọc Thơ (2015), “Lễ hội tôn giáo của
người Khmer Tây Nam Bộ - Nhìn từ góc độ giá trị”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (Số
5(371), tr. 16-20). Bài viết đề cập đến mối quan hệ giữa lễ hội và lễ hội tôn giáo của
người Khmer tại đây. Tác giả cũng đã tìm hiểu về những nét đặc trưng của các lễ hội
tôn giáo trong chùa của người Khmer Tây Nam Bộ thông qua một số lễ hội như: Lễ Phật
Đản, lễ nhập hạ, lễ xuất hạ, lễ dâng y, lễ kiết giới Sima. Qua đó, người viết đã cho thấy
được những giá trị cơ bản của các lễ hội tôn giáo trong chùa Khmer Tây Nam Bộ: (1)
góp phần làm phong phú lễ hội truyền thống nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung;
(2) khắc ghi sâu đậm trong đời sống dân tộc Khmer về sự gắn kết cộng đồng; (3) cân
bằng đời sống tâm linh; (4) chứa đựng tính nhân văn sâu sắc; (5) bảo tồn di sản và trao
quyền những giá trị văn hóa dân tộc.
- Lê Văn Hiệu (2011), Nghiên cứu giá trị văn hóa dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng
phục vụ cho phát triển du lịch, Luận văn Thạc sĩ Địa lý học, Trường Đại học Sư phạm
Thành Phố Hồ Chí Minh. Tác giả giới thiệu giá trị văn hóa của dân tộc Khmer trong
phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng. Qua đó, đề tài góp phần định hướng khai thác giá trị
văn hóa Khmer trong phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng.
12


- Mai Thị Huệ (2014), Lễ hội Phật giáo của người Khmer Trà Vinh, Luận văn
Thạc sĩ Văn hóa học, Trường Đại học Trà Vinh. Đề tài nghiên cứu tìm hiểu về các lễ
hội Phật giáo nhằm làm rõ vai trò, giá trị của các lễ hội Phật giáo trong nền văn hóa của
dân tộc Khmer. Qua đó chỉ ra được những yếu tố văn hóa truyền thống cịn được bảo

lưu và những biến đổi trong quá trình cộng cư, giao lưu và tiếp biến văn hóa với các dân
tộc. Đặc biệt là trong bối cảnh tồn cầu hóa, hiện đại hóa hiện nay.
- Lưu Thị Sóc Kha (2014), Chùa Phật giáo Nam tơng trong đời sống văn hóa
người Khmer Kiên Giang, Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học, Trường Đại học Trà Vinh.
Luận văn đi sâu phân tích, đánh giá vai trò, chức năng của chùa Phật giáo Nam tơng
trong đời sống văn hóa và xã hội của người Khmer ở Kiên Giang; đề xuất một số giải
pháp và kiến nghị cho việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa và xã hội của chùa Phật
giáo Nam tông trong cộng đồng người Khmer ở Kiên Giang.
- Phạm Tiết Khánh (2014), “Hình tượng điêu khắc ở chùa Khmer Nam Bộ qua
truyện kể dân gian”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (Số 4(358), tr. 19-24). Theo tác giả,
hình ảnh ngôi chùa được xem là nơi hội tụ những giá trị lịch sử, văn hóa, xã hội và cả về
nghệ thuật của người Khmer Nam Bộ. Trong đó các tác phẩm điêu khắc về các hình tượng
có nguồn gốc và ý nghĩa tín ngưỡng xuất phát từ những truyện kể dân gian được xem là
điểm nhấn và nét độc đáo riêng biệt trong văn hóa Khmer Nam Bộ. Thơng qua bài viết,
tác giả đã trình bày nguồn gốc và ý nghĩa từng tác phẩm điêu khắc mang tính nghệ thuật
và đậm chất nhân văn như: (1) hình tượng đầu thần bốn mặt Kabưl Maha Prum; (2) hình
tượng rắn thần Naga (rồng) - Neak; (3) hình tượng Reahu; (4) hình tượng chim thần Krut.
- Sơn Ngọc Khánh (2015), Sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Khmer trong
hoạt động du lịch ở địa bàn thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. Luận văn Thạc sĩ Văn
hóa học, Trường Đại học Trà Vinh. Nội dung đề tài tập trung khai thác các hình thức
sinh hoạt văn hóa cộng đồng tiêu biểu của người Khmer gắn với các hoạt động du lịch
ở tỉnh Trà Vinh. Qua đó khai thác tiềm năng văn hóa để phát triển du lịch và cuối cùng
thông qua du lịch để giới thiệu, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của cộng đồng
người Khmer trong q trình hội nhập hiện nay.
- Lê Văn Lợi (2015), “Bảo tồn, phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa Phật giáo
Nam tơng Khmer vùng Tây Nam Bộ”, Tạp chí Khoa học Chính trị (Số 4(371), tr. 56-61).
Tác giả nhận định rằng công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Phật giáo Nam tơng
Khmer cịn nhiều hạn chế nhất định như: một số ngôi chùa được công nhận di tích cấp
13



quốc gia lại bị xuống cấp chưa được trùng tu kịp thời; việc khai thác các di tích và lễ hội
để phát triển du lịch cịn hạn chế, cơng tác quản lý chưa chặt chẽ; việc giảng dạy tiếng
Khmer còn nhiều bất cập; nhiều nghệ nhân bảo tồn di sản đã có tuổi; nhiều thanh niên
khơng cịn thiết tha với việc tu học tại chùa. Qua đó tác giả cũng đề xuất một số giải pháp
để nâng cao chất lượng công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của người Khmer
như: (1) đẩy mạnh cơng tác tun truyền, giáo dục nhận thức trong việc bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hóa; (2) tập trung giải quyết tốt các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và
nông dân nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào tại đây; (3) tổ chức
tiến hành sưu tập, khảo sát đánh giá lại giá trị văn hóa; (4) bổ sung hồn thiện chính sách
bảo tồn, phát huy các giá trị này; (5) nâng cao vai trò của tổ chức Giáo hội Phật giáo.
- Phạm Văn Sơn (2014), “Đặc điểm nổi bật bản sắc văn hóa truyền thống của dân
tộc Khmer tỉnh An Giang”, Tạp chí Văn hóa - Lịch sử An Giang (Số 10(115), tr. 8-9,34).
Trong quá trình sinh sống, người Khmer có mối quan hệ giao lưu văn hóa với các dân tộc
khác nhưng người Khmer luôn giữ được bản sắc dân tộc đặc trưng của dân tộc mình. Đầu
tiên, ở người Khmer An Giang có tính cộng đồng và giản dị trong văn hóa truyền thống
thể hiện trong sinh hoạt tín ngưỡng, tính cộng đồng cịn thể hiện ở tinh thần đồn kết dân
tộc trong đời sống văn hóa. Bên cạnh đó, tính nhân văn sâu sắc trong văn hóa truyền thống
của dân tộc Khmer - An Giang được thể hiện rõ nét qua các lễ hội, các giáo lý nhớ ơn tổ
tiên, ông bà cha mẹ và cả những nghi lễ vòng đời của cá nhân từ khi sinh ra đến lúc chết đi
bao hàm giá trị đạo đức, thẩm mỹ. Mặc khác, tính dung hịa và giàu yếu tố tâm linh trong
văn hóa truyền thống của dân tộc Khmer, điều này dẫn đến việc người Khmer đã tiếp thu
văn hóa của dân tộc người Việt, Hoa, Chăm và các dân tộc khác. Ngoài ra, tính tự trị trong
văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc Khmer ở các phum sóc vì tính cộng đồng tạo
nên những tập thể khép kín mang tính tự trị trong xây dựng môi trường tốt để bảo tồn bản
sắc văn hóa dân tộc. Có thể nói, bản sắc văn hóa người Khmer cho ta thấy sức mạnh của
văn hóa truyền thống tạo nên nét đặc sắc riêng của dân tộc Khmer An Giang.
- Nguyễn Thị Ngọc Thơ (2011), “Tìm hiểu về dân cư và truyền thống văn hóa
của dân tộc Khmer, Chăm, Hoa ở An Giang”, Tạp chí Khoa học - Đại học An Giang
(Số 6(2), tr. 10-15). An Giang là một tỉnh biên giới ở miền Tây Nam Bộ, có số dân đơng

nhất Đồng bằng Sơng Cửu Long và đứng hàng thứ 6 cả nước với nhiều dân tộc sinh
sống, trong đó có 3 dân tộc thiểu số có số dân đơng và có truyền thống văn hóa với
những nét độc đáo riêng mình, đó là dân tộc Khmer, Chăm, Hoa. Thông qua bài viết,
14


tác giả phân tích những giá trị truyền thống của 3 dân tộc trên và chỉ ra những đóng góp
của các dân tộc trong việc góp phần hình thành và phát triển các giá trị cốt lõi và bản
sắc văn hóa độc đáo truyền thống cho miền đất An Giang nói riêng và Đồng bằng Sơng
Cửu Long nói chung.
3.2 Một số cơng trình nghiên cứu về phát triển du lịch, phát triển du lịch văn
hóa Khmer
- Nguyễn Ngọc Diệp (2018), “Nghiên cứu tiềm năng du lịch văn hóa Khmer Nam
bộ tại Trà Vinh”. Tác giả đã đưa ra những đánh giá của cá nhân về tiềm năng du lịch
của các tài nguyên văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh dựa trên bộ tiêu chí được tổng
hợp từ ý kiến của các chuyên gia. Từ đó, cho thấy du lịch Trà Vinh hồn tồn có thể
khai thác theo định hướng văn hóa Khmer mà tỉnh đã xác định. Tuy nhiên, để Trà
Vinh đạt được mục tiêu đưa du lịch văn hóa Khmer làm thế mạnh, địa phương cũng
cần phải nhìn nhận những thế mạnh, hạn chế, cơ hội và thách thức của định hướng này.
- Đào Văn Hiếu (2016). Hoạt động lễ hội gắn với phát triển du lịch trong thời
kỳ hội nhập. Tạp chí thơng tin đối ngoại. Bài viết nghiên cứu thực trạng lễ hội ở Việt
Nam từ đó đưa ra những phương pháp cụ thể nhằm phát triển du lịch nói chung và du
lịch tâm kinh nói riêng.
- Hồng Kim Lâm và Nguyễn Kim Anh (2016). Kinh nghiệm phát triển kinh tế du
lịch ở một số nước và gợi ý cho Việt Nam. Bài viết khái quát kinh nghiệm của một số nước
(Trung Quốc, Thái Lan, Singapore) về các mặt như: Chính sách của nhà nước về phát triển
kinh tế du lịch; kinh nghiệm đào tạo nhân lực du lịch; xây dựng và phát triển sản phẩm du
lịch; liên kết hợp tác trong trong phát triển kinh tế du lịch,…Đây có thể xem là những gợi
ý hữu ích nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng và thế mạnh của ngành du lịch ở Việt Nam hiện
nay, thúc đẩy ngành kinh tế này phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.

- Nguyễn Diệp Phương Nghi (2017), “Quản lý nhà nước về phát triển du lịch
bền vững tại địa bàn thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh”. Đề tài góp phần tổng kết
những lý thuyết về phát triển du lịch bền vững. Đặc biệt, đề tài thực hiện khảo sát, phân
tích, đánh giá một cách khách quan thực trạng, tính hiệu quả của cơng tác quản lý Nhà
nước về phát triển du lịch bền vững trên địa bàn thành phố Trà Vinh hiện nay. Từ đó,
đề xuất một số kiến nghị và giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm giúp cho
công tác quản lý của Nhà nước về phát triển du lịch bền vững trên địa bàn thành phố

15


Trà Vinh đạt hiệu quả, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội và sử dụng bền
vững tài nguyên, môi trường địa phương.
- Nguyễn Thuận Phương (2014), “Phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh”. Đề tài hệ
thống hóa cơ sở lý luận về phát triển du lịch, phân tích tình hình phát triển du lịch của
tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2019 – 2013 từ đó đề xuất những giải pháp để phát triển ngành
du lịch Trà Vinh trong tương lai, tạo điều kiện cho du lịch Trà Vinh trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
- Trịnh Đăng Thanh (2004). QLNN bằng luật pháp đối với hoạt động du lịch ở
Việt Nam hiện nay. Đề tài đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản
lý Nhà nước bằng pháp luật và đề xuất được những phương hướng, giải pháp nhằm hoàn
thiện QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam.
- Lê Trung Thu (2009). Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bắc Ninh. Đề
tài đã thực hiện thống kê, đánh giá, phân tích các tài nguyên du lịch văn hóa tỉnh Bắc
Ninh dựa vào các tiêu chí sẵn có. Đưa ra các thực trạng về cầu du lịch văn hóa, cung du
lịch văn hóa, các yếu tố tác động đến du lịch văn hóa từ đó phân tích, đánh giá thực
trạng của hoạt động du lịch văn hóa tỉnh Bắc Ninh. Trên cơ sở xu hướng phát triển của
du lịch quốc tế, khu vực, quốc gia, điều kiện cụ thể của địa phương, luận văn đã đưa ra
các giải pháp cơ bản nhằm phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bắc Ninh.
- Trần Minh Thanh (2016), Giải pháp phát triển du lịch Trà Vinh đến năm 2020 và

tầm nhìn đến 2025, Luận văn Thạc Sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Trà Vinh. Luận
văn phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch thời gian qua nhằm xác định
được các điểm mạnh, điểm yếu của du lịch Trà Vinh, phân tích phản ứng của ngành du lịch
trước các yếu tố tác động của mơi trường bên trong, bên ngồi đến sự phát triển của ngành,
từ đó chỉ ra những cơ hội và thách thức cho ngành du lịch Trà Vinh; đề xuất những giải
pháp để thực hiện các chiến lược giúp cho ngành du lịch Trà Vinh có hướng đầu tư, quảng
bá, tập trung vào những lợi thế hiện có của tỉnh để đạt mục tiêu đến năm 2025.
3.3 Ý nghĩa của các cơng trình trên đối với việc thực hiện luận văn
- Hoạt động QLNN đối với du lịch nói chung, DLHV Khmer nói riêng là rất cần
thiết. Để phát triển DLVH Khmer, vai trị của các cơ quan cơng quyền là hết sức quan
trọng; tuy nhiên không thể phủ nhận vai trò của cộng đồng làm du lịch.

16


- Từ các nghiên cứu trên, tác giả có thể kế thừa nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn
về văn hóa và DLVH nói chung, văn hóa Khmer và DLVH Khmer nói riêng, QLNN về
loại hình DLVH.
- Tác giả độc lập nghiên cứu vấn đề văn hóa Khmer và DLVH Khmer, QLNN về
loại du lịch văn hóa này trên địa bàn tỉnh Trà Vinh vì các cơng trình trên chưa nghiên
cứu “tính địa phương Trà Vinh” này.
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp luận: Là thế giới quan và nhận thức luận dựa trên Chủ nghĩa Mác –
Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật. Các lý thuyết chuyên ngành có
liên quan đến đề tài như QLNN, kinh tế học, văn hóa học, du lịch học. Những kiến thức này
được vận dụng tổng hợp để nhìn nhận, xử lý các vấn đề QLNN về phát triển DLVH Khmer
- một vấn đề đa diện, đa tính chất với đủ các tính về kinh tế, chính trị, văn hóa, dân tộc.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp điều tra xã hội học được sử
dụng để thu thập thông tin sơ cấp về DLVH Khmer và QLNN về phát triển DLVH
Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

+ Mục đích điều tra: Nắm bắt thực trạng DLVH Khmer và QLNN về phát triển
DLVH Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh; những đề xuất, kiến nghị đối với chính quyền
tỉnh Trà Vinh.
+ Việc điều tra được tiến hành theo ba khâu: Chuẩn bị điều tra, tiến hành điều
tra, xử lý và sử dụng kết quả điều tra.
+ Đối tượng điều tra: Để đảm bảo tính khách quan trong kết quả điều tra, việc
chọn mẫu điều tra được cân nhắc kỹ lưỡng theo các nhóm đối tượng điều tra: (i) các cơ
quan quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh
Trà Vinh, Phịng Văn hóa – Thơng tin các huyện; (ii) Khách du khách - người thụ hưởng
dịch vụ du lịch, các cơ sở kinh doanh du lịch - người cung cấp dịch vụ du lịch và chịu
tác động trực tiếp của hoạt động QLNN;
+ Quá trình điều tra được tiến hành theo hai loại phiếu hỏi:
Mẫu 01: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh, Phịng Văn hóa – Thơng
tin các huyện với (23 phiếu).
Mẫu 02: Các vị Sư sãi tại các điểm chùa Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, người
dân ở tỉnh Trà Vinh, với vai trò là khách du lịch trong tỉnh, các cơ sở kinh doanh du lịch,
dịch vụ lưu trú (nhà nghỉ, khách sạn, homestay) với (127 phiếu).
17


Cụ thể số phiếu khảo sát được thống kê qua bảng sau đây:
Bảng 1.1 Thống kê phiếu khảo sát
TT

Đối tượng khảo sát, điều tra

Số phiếu

1


Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh (bộ phận quản lý
mảng Văn hóa và Du lịch)

03

2

Phịng Văn hóa – Thơng tin các huyện trong tỉnh Trà Vinh

20

3

Các vị Sư sãi tại các điểm chùa Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

07

4

Người dân (ưu tiên dân tộc Khmer), kể cả khách du lịch trong tỉnh

100

5

Các cơ sở kinh doanh du lịch, dịch vụ lưu trú (nhà nghỉ, khách sạn,
homestay)

20


Tổng số phiếu:

150
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp, năm 2020)

- Phiếu khảo sát được thiết kế theo thang đo Likert. Ý nghĩa của các giá trị
trung bình như sau:
+ 1.00 – 1.80: Rất khơng đồng ý/Rất khơng hài lịng/Khơng quan trọng
+ 1.81 – 2.60: Khơng đồng ý/Khơng hài lịng/Khơng quan trọng
+ 2.61 – 3.40: Khơng ý kiến/Trung bình
+ 3.41 – 4.20: Đồng ý/Hài lịng/Quan trọng
+ 4.21 – 5.00: Rất đồng ý/Rất hài lòng/Rất quan trọng
- Phương pháp thống kê: Phương pháp thống kê được vận dụng để thống kê các
số liệu có liên quan đến phát triển DLVH Khmer từ đó kế thừa, tổng hợp để đánh giá
thực trạng QLNN về phát triển DLVH Khmer trên địa bàn Tỉnh. Tác giả sử dụng
Microsoft Excel 2016 và thang đo Likert để xử lý số liệu.
- Phương pháp tổng hợp: Phương pháp tổng hợp được dùng để phân tích lý luận
và thực tiễn để từ đó cho thấy được sự cần thiết về QLNN đối với việc phát triển DLVH
Khmer trên địa bàn tỉnh phục vụ cho việc đánh giá xác thực về thực trạng QLNN về
phát triển DLVH Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

18


5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Công tác quản lý nhà nước về phát triển
du lịch văn hóa Khmer.
5.2 Phạm vi nghiên cứu
5.2.1 Phạm vi về nội dung

- Về văn hóa Khmer và du lịch có liên quan đến văn hóa Khmer: Luận văn chủ yếu
nghiên cứu hai dạng của văn hóa vật thể và phi vật thể là các ngôi chùa Khmer, lễ hội.
- Về QLNN đối với phát triển DLVH Khmer: Luận văn nghiên cứu nội dung
công tác này trên một số phương diện như: Công tác xây dựng và ban hành văn bản chỉ
đạo, đội ngũ nhân lực thực hiện QLNN về phát triển DLVH Khmer, công tác kiểm tra
đánh giá về phát triển DLVH Khmer trên địa bàn tỉnh,...
5.2.2 Phạm vi về không gian
Luận văn được nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
5.3.3 Phạm vi về thời gian
Về thời gian liên quan đến diễn biến của đối tượng nghiên cứu:
- Các số liệu nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn 2015 - 2019
- Các giải pháp, đề xuất được dự định hoàn thiện cho giai đoạn 2020 - 2025
6. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài các phần phụ lục, luận văn gồm ba chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý nhà nước đối với phát triển du
lịch văn hóa Khmer
Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về phát triển du lịch văn hóa Khmer trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh
Chương 3. Phương hướng và giải pháp phát triển du lịch văn hóa Khmer trên địa
bàn tỉnh Trà Vinh

19


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục pháp luật
[1] Luật du lịch 2017 (Luật số 09/2017/QH14) ngày 19/6/2017 về việc ban hành
Luật Du lịch
[2] Nghị định số 149/2007/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ về xử phạt hành

chính trong lĩnh vực du lịch.
[3] Nghị quyết số 70/2018/NQ-HĐND ngày 11/7/2018 của Hội đồng Nhân dân
tỉnh Trà Vinh về Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển trong lĩnh
vực du lịch trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2018 - 2020.
[4]

Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 16/7/1998 Hội nghị lần thứ năm của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (Khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

[5]

Quyết định số 3455/QĐ-BVHTTDL ngày 03/8/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch về phê duyệt Đề án “Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch đến năm
2025, định hướng đến năm 2030”.

[6]

Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/05/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 – 2020.

[7]

Quyết định số 2227/QĐ-TTg ngày 18/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

[8]

Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê

duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030”.

[9] Quyết định số 918/QĐ-UBND ngày 11/5/2018 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà
Vinh về việc ban hành Kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh giai
đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030.
[10] Quyết định số 1478/QĐ-UBND ngày 07/8/2019 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh
về việc phê duyệt đề án Làng Văn hóa - Du lịch Khmer tỉnh Trà Vinh.
[11] Quyết định 1270/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề
án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”.
95


[12] Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030”.
[13] Quyết định số 672/QĐ-UBND ngày 20/5/2014 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà
Vinh về việc phê duyệt Đề án phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh đến năm 2015
và định hướng đến năm 2020.
Tài liệu Tiếng Việt
[14] Phan An (2009), Dân tộc Khmer Nam Bộ, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội.
[15] Ngơ An, Phan Thanh Âu, Nguyễn Thị Diễm Tuyết (2018), “Chiến lược phát triển
du lịch sinh thái ở khu bảo tồn thiên nhiên sân chim Vàm Hồ tỉnh Bến Tre”,
Tạp chí khoa học Đại học Văn Hiến, Vol 6.
[16] Lê Hồng Ân, Đỗ Văn Xê (2009), “Giải pháp phát triển du lịch Tiền Giang”, Tạp
chí khoa học Đại học Cần Thơ.
[17] Liêu Ngọc Ân (2013), “Vài đặc điểm về đời sống tâm linh của người Khmer Nam
Bộ”, Tạp chí Văn hóa - Lịch sử An Giang, (10), tr. 18-20.
[18] Báo cáo số 344/BC-BDT ngày 20/12/2019 của Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh về kết quả
thực hiện công tác dân tộc năm 2019 và các nhiệm vụ trọng tâm năm 2020.

[19] Báo cáo Số 56/BC-SDL ngày 07/6/2019 của Sở Du lịch tỉnh Kiên giang về “Kết
quả hoạt động du lịch 6 tháng đầu năm và phương hướng hoạt động 6 tháng
cuối năm 2019”.
[20] Báo cáo Số 93/BC-SVHTTDL ngày 30/01/2020 của Sở Văn hóa Thể thao và Du
lịch tỉnh Sóc Trăng về” Cơng tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2019,
phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2020”.
[21] Chỉ thị số 18/CT-BVHTTDL ngày 06/02/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch về việc tổ chức triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển du lịch Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
[22] Nguyễn Hùng Cường (2013), “Quan niệm về cái ăn của người Khmer Nam Bộ”,
Tạp chí Văn hóa - Lịch sử An Giang, (2), tr. 10-13, 20.
[23] Nguyễn Hùng Cường, Nguyễn Thị Ngọc Thơ (2015), “Lễ hội tôn giáo của người
Khmer Tây Nam Bộ - Nhìn từ góc độ giá trị”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật,
(5), tr. 16-20.
96


[24] Nguyễn Minh Đoan (2017), Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, NXB Chính
trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.25-26.
[25] Nguyễn Đăng Duy (2002), Giáo trình văn hóa học Việt Nam, NXB Văn hóa Thơng
tin, Hà Nội, tr.24.
[26] Giáo trình Luật du lịch Việt Nam 2005 và văn bản hướng dẫn thi hành, NXB Chính
trị Quốc gia, 2013, tr.17.
[27] Phú Văn Hẳn (2014), “Chuyển đổi tôn giáo của dân tộc Khmer, Hoa và Chăm ở
Tây Nam Bộ hiện nay”, Tạp chí Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh,
(12), tr. 63-69.
[28] Đồn Thị Mỹ Hạnh, Bùi Thị Huỳnh Ngọc (2012), “Phát triển du lịch nông thôn ở
vùng Đồng bằng sơng Cửu Long”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà
Nội, Kinh tế và Kinh doanh (28).
[29] Nguyễn Hửu Hải (2010), Giáo trình Lý luận hành chính nhà nước, NXB Học viện

Hành chính, tr.3.
[30] Phạm Xuân Hậu (2016), “Giải pháp tăng cường thu hút khách cho điểm đến du
lịch khu Ramsar Tràm Chim (Tam Nông, Đồng Tháp)”, Tạp chí Khoa học
Đại học Văn Hiến, (11).
[31] Đào Văn Hiếu (2016), “Hoạt động lễ hội gắn với phát triển du lịch tâm linh trong
thời kỳ hội nhập”, Tạp chí Thơng tin đối ngoại.
[32] Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2018), Giáo trình quản lý học, NXB Đại học Kinh tế
Quốc dân, Hà Nội, tr.38.
[33] Trang Thiếu Hùng (2014), “Ảnh hưởng của Phật giáo Nam Tông đối với ngôn ngữ,
văn học và nghệ thuật của người Khmer Nam Bộ”, Tạp chí Khoa học Xã hội
Việt Nam, (6), tr. 95-102.
[34] Đinh Văn Hưởng (2017), “Giải pháp thu hút du khách vào huyện Cơn Đảo”, Tạp
chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương.
[35] Phạm Tiết Khánh (2014), “Hình tượng điêu khắc ở chùa Khmer Nam Bộ qua
truyện kể dân gian”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (4), tr. 19-24.
[36] Kế hoạch số 75-KH/TU ngày 08/01/2018 của Tỉnh ủy Trà Vinh về tổ chức thực
hiện 06 nhiệm vụ tập trung, 03 nhiệm vụ đột phá năm 2018 và những năm
tiếp theo.

97


[37] Kế hoạch số 48-KH/TU ngày 12/6/2017 của Tỉnh ủy Trà Vinh về việc thực hiện
Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017 của Bộ Chính Trị về phát
triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
[38] Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 10/4/2018 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà
Vinh về việc thực hiện nhiệm vụ, giải pháp đột phá phát triển du lịch năm
2018 và những năm tiếp theo.
[39] Kế hoạch số 49/KH-SVHTTDL ngày 18/5/2017 ủa Sở Văn hóa Thể thao và Du
lịch tỉnh Trà Vinh về xã hội hóa phát triển ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Trà

Vinh giai đoạn 2017 – 2020.
[40] Hồng Kim Lâm, Nguyễn Kim Anh (2016), “Kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch
ở một số nước và gợi ý cho Việt Nam”, Tạp chí Thơng tin Khoa học xã hội,
(12).
[41] Lê Văn Lợi (2015), “Bảo tồn, phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa Phật giáo
Nam tơng Khmer vùng Tây Nam Bộ”, Tạp chí Khoa học Chính trị, (4), tr.
56-61.
[42] Huỳnh Quang Linh (2017), Các giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh Trà
Vinh, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh Trà Vinh.
[43] Nguyễn Quốc Nghi, Lê Thị Diệu Hiền, Nguyễn Thị Ngọc Yến, Ngơ Bình Trị
(2016), “Mối quan hệ giữa hình ảnh điểm đến và trải nghiệm du lịch của du
khách đối với các điểm vườn du lịch ở Huyện Phong Điền, thành phố Cần
Thơ”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ.
[44] Nguyễn Phước Quý Quang (2017), “Một số chính sách và giải pháp phát triển du
lịch thành phố Cần Thơ đến năm 2020”, Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình
Dương, (15).
[45] Huỳnh Thanh Quang (2011), “Giá trị văn hóa Khmer vùng Đồng bằng Sơng Cửu
Long”, Tạp chí Văn hóa, (7), tr. 8-12.
[46] Huỳnh Thanh Quang (2011), Giá trị văn hóa Khmer, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc
gia – Sự Thật.
[47] Phạm Văn Sơn (2014), “Đặc điểm nổi bật bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc
Khmer tỉnh An Giang”, Tạp chí Văn hóa - Lịch sử An Giang, (10), tr. 8-9,34.
[48] Trịnh Đăng Thanh (2004), Quản lý Nhà nước bằng luật pháp đối với hoạt động du
lịch ở Việt Nam hiện nay.
98


[49] Hồng Văn Thành (2014), Giáo trình văn hóa du lịch, NXB Chính trị Quốc gia Sự
thật, tr.17-18.
[50] Hồng Văn Thành (2014) Giáo trình văn hóa du lịch , NXB Chính trị Quốc gia,

tr.17-18.
[51] Huỳnh Quốc Thắng (2015), Giáo trình Địa danh với tồn cầu hóa và địa phương
hóa du lịch, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.290.
[52] Trần Ngọc Thêm (1999), Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà
Nội, tr.10.
[53] Lê Trung Thu (2009), Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bắc Ninh.
[54] Nguyễn Thị Ngọc Thơ (2011), “Tìm hiểu về dân cư và truyền thống văn hóa của
dân tộc Khmer, Chăm, Hoa ở An Giang”, Tạp chí Khoa học - Đại học An
Giang, (6), tr. 10-15.
[55] Đỗ Thiện Toàn, Bùi Văn Trịnh, Nguyễn Quốc Nghi (2016), “Các nhân tố ảnh
hưởng đến sự tham gia vào hoạt động du lịch vườn sinh thái của hộ gia đình
tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ”, Tạp chí Khoa học Trường Đại
học Cần Thơ.
[56] Nguyễn Minh Triết (2017), “Phát triển du lịch làng nghề tỉnh Đồng Tháp”, Tạp chí
Khoa học Trường Đại học Đồng Tháp, (20).
[57] Trần Thanh Thảo Uyên (2014), “Phát triển bền vững loại hình du lịch sơng nước
ở tỉnh Vĩnh Long”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, (55).
[58] Lê Thị Vân (2008), Giáo trình văn hóa du lịch, NXB Hà Nội, tr.9-11, 17-19.
[59] Trần Quốc Vượng, Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội,
1997, tr.16.

99



×