Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

Luận văn thạc sỹ: Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.9 KB, 115 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Nội dung

1

ADSL

Asymmetric Digital Subscriber Line
(Internet băng thông rộng)

2

CIO

Chief Information Officers (Cán bộ lãnh
đạo thơng tin)

3

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hố, hiện đại hố

4



CNTT

Cơng nghệ thông tin

5

CNTT-TT

Công nghệ thông tin – truyền thông

6

CSDL

Cơ sở dữ liệu

7

G2B

Government to Business (Dịch vụ cơng Chính phủ với doanh nghiệp)

8

G2C

Government to Citizens (Dịch vụ cơng Chính phủ với cơng dân)

9


G2G

Government to Government (Dịch vụ
cơng - Chính phủ với chính phủ)

10

GD-ĐT

Giáo dục – đào tạo


11

GDTX

Giáo dục thường xuyên

12

HĐND

Hội đồng nhân dân

13

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật


14

HTNL

Hạ tầng nhân lực

15

HTTT

Hệ thống thông tin

STT

Từ viết tắt

Nội dung

16

ICT - Index

Chỉ số sẵn sằng cho ứng dụng và phát
triển công nghệ thông tin

17

KT-XH


Kinh tế - xã hội

18

THCS

Trung học cơ sở

19

THPT

Trung học phổ thông

20

TT-TT

Thông tin - truyền thông

21

LAN

Local area network (Mạng nội bộ)

22

QLNN


Quản lý nhà nước

23

UBND

Ủy ban nhân dân

24

WAN

Mạng diện rộng


DANH MỤC BẢNG BIỂU

TÓM TẮT LUẬN VĂN


Cuộc cách mạng về công nghệ thông tin (CNTT) đang diễn ra trên quy
mơ tồn cầu. CNTT đã và đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn
hóa, xã hội của thế giới hiện đại. Công tác quản lý nhà nước (QLNN) đối với
lĩnh vực CNTT đang được đặt ra nhằm đẩy mạnh phát triển và ứng dụng
CNTT, khai thác triệt để mọi năng lực của CNTT trong việc thay đổi phương
thức quản lý, đổi mới nền sản xuất gần như là bắt buộc đối với những quốc
gia đang phát triển khi bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa
(CNH, HĐH).
Ở nước ta, nhất là từ khi bước sang thời kỳ đổi mới, chủ trương tăng
cường công tác QLNN đối với lĩnh vực CNTT, đẩy mạnh ứng dụng và phát

triển CNTT đã được nhấn mạnh và cụ thể hoá trong nhiều Nghị quyết, Quyết
định của Đảng và Chính phủ. Đặc biệt, Chỉ thị số 58-CT/TW ngày
07/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục
vụ CNH, HĐH.
Tại tỉnh Nam Định, công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực CNTT
trong thời gian qua đã được tăng cường, song còn nhiều hạn chế; mặt bằng
CNTT hiện nay vẫn ở trình độ thấp kém, phát triển chậm, chưa đáp ứng yêu
cầu của cuộc sống, tụt hậu so với nhiều địa phương khác. Do vậy, công tác
quản lý nhà nước đối với lĩnh vực CNTT đang là vấn đề cần quan tâm, đòi hỏi
phải có những cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực này, cả dưới góc độ lý luận
lẫn góc độ thực tiễn. Chính vì vậy, đề tài: “Quản lý nhà nước đối với lĩnh
vực công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Nam Định” đã được tác giả chọn
làm luận văn thạc sỹ.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là: Nghiên cứu hoạt
động quản lý nhà nước đối với lĩnh vực CNTT trên địa bàn tỉnh Nam Định từ


khi có cơ quan chuyên trách về CNTT ở địa phương (Sở Thông tin và Truyền
thông) - năm 2006 đến nay.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh;
nghiên cứu, phân tích các tài liệu trong nước và quốc tế về các nội dung có
liên quan; kế thừa các tài liệu, thông tin, số liệu và kết quả nghiên cứu của các
cơng trình có liên quan.
Nhiệm vụ khoa học của của luận văn là: Góp phần hệ thống hóa những
vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực CNTT;
đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về CNTT trên địa bàn tỉnh
Nam Định; đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với lĩnh
vực CNTT nhằm thúc đẩy phát triển và ứng dụng CNTT phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định.

Những đóng góp của luận văn:
Thứ nhất, hệ thống hóa có bổ sung những vấn đề lý luận cơ bản và
kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực CNTT.
Về cơ sở lý luận: Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về CNTT,
tầm quan trọng của QLNN đối với lĩnh vực CNTT; đặc điểm, nội dung và các
nhân tố ảnh hưởng đến QLNN đối với lĩnh vực CNTT.
Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ
và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ
và trao đổi thông tin số.
Công nghệ thông tin có bốn đặc điểm đó là: Là cơng nghệ mũi nhọn;
công nghệ phổ biến trong mọi lĩnh vực; một công nghệ có nhiều tầng lớp và là
lĩnh vực phát triển và đào thải nhanh.


Cơng nghệ thơng tin đã và đang có tác động đến mọi mặt của đời sống
kinh tế, xã hội.
Tầm quan trọng của quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thông
tin, luận văn đã chỉ ra và phân tích trên 3 nội dung: Đảm bảo tổ chức quản lý
và sử dụng có hiệu quả tài ngun thơng tin, cơ sở dữ liệu quốc gia; Đảm bảo
an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và
đảm bảo ứng dụng và sử dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội.
Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thông tin là việc nhà nước sử
dụng quyền lực công để điều chỉnh hoạt động CNTT nhằm xây dựng, tổ chức,
lưu trữ, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn thơng tin trong mọi lĩnh
vực hoạt động KT-XH, văn hố, quốc phịng, an ninh, đối ngoại...
Đặc điểm của quản lý nhà nước đối với lĩnh vực CNTT là: phức tạp,
nhạy cảm, đòi hỏi phải có sự phối hợp cao; khơng giới hạn về khơng gian và thời
gian; đội ngũ cán bộ quản lý phải có trình độ; địi hỏi phải có tính cập nhật.
Năm nội dung quản lý nhà nước đối với lĩnh vực cơng nghệ thơng tin đã

được luận văn phân tích, luận giải:
Thứ nhất, xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chính
sách ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin;
Thứ hai, quản lý phát triển hạ tầng và nguồn nhân lực công nghệ thông tin.
Thứ ba, quản lý an tồn, an ninh thơng tin trong hoạt động ứng dụng công
nghệ thông tin.
Thứ tư, tăng cường hợp tác quốc tế về công nghệ thông tin.
Thứ năm, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi
phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin.


Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với lĩnh vực cơng nghệ
thơng tin đó là mơi trường trong nước và môi trường quốc tế.
Về kinh nghiệm quản lý: Luận văn đã nghiên cứu kinh nghiệm quản lý
nhà nước đối với lĩnh vực CNTT của thành phố Hà Nội, Hải phịng và tỉnh
Hưng n. Từ đó rút ra bốn bài học, đó là:
- Thống nhất, tập trung sự lãnh chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính
quyền, các tổ chức đồn thể, nhấn mạnh vai trị thủ trưởng.
- Phải đảm bảo sự đồng bộ về cơ chế, chính sách.
- Phải quan tâm củng cố và phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông.
- Phải chăm lo phát triển các nguồn lực.
Thứ hai, phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước về CNTT
trên địa bàn tỉnh Nam Định từ năm 2006 đến nay.
Luận văn đã phân tích thực trạng về tình hình phát triển và ứng dụng
CNTT trên địa bàn tỉnh Nam Định những năm qua tại các cơ quan Đảng, cơ
quan hành chính nhà nước, các doanh nghiệp, các ngành, lĩnh vực kinh tế, văn
hóa xã hội… Có thể nhận thấy, CNTT trên địa bàn tỉnh Nam Định trong
những năm qua đã được quan tâm và có những bước phát triển tương đối khá
cả về đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đào tạo đội ngũ cán bộ cũng như ứng
dụng vào hoạt động quản lý, điều hành, tác nghiệp ở tất cả các cấp, các ngành,

các lĩnh vực.
Phân tích, đánh giá về thực trạng công tác QLNN đối với lĩnh vực
CNTT trên địa bàn tỉnh Nam Định trên năm nội dung quản lý cho thấy: Công
tác quản lý đã được tăng cường và thu được nhiều kết quả.
Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế: Chưa có chiến lược, kế
hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển CNTT. Các chương trình, kế hoạch,


dự án quan trọng cịn thiếu tính liên kết với nhau. Hạ tầng CNTT vẫn chưa
đáp ứng được nhu cầu ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh, thiếu tính đồng
bộ. Việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và tác nghiệp mới chỉ là
bước khởi đầu, hiệu quả chưa cao. Nguồn nhân lực CNTT hiện nay còn
mỏng, chất lượng không cao.
Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế:
- Môi trường pháp lý quản lý công nghệ thông tin chưa hồn thiện.
- Chính sách đầu tư tài chính của nhà nước còn hạn hẹp.
- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công nghệ thông tin chưa mạnh.
- Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin chưa đáp
ứng yêu cầu.
- Nhận thức xã hội về vai trị cơng nghệ thơng tin cịn thấp.
Thứ ba, đề xuất định hướng và các giải pháp hoàn thiện quản lý
nhà nước đối với lĩnh vực CNTT nhằm thúc đẩy phát triển ứng dụng
CNTT phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định trong thời
gian tới.
Về định hướng:
Định hướng phát triển ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh Nam
Định giai đoạn 2011-2015:
- Phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT: Đảm bảo cơ sở hạ tầng kỹ thuật
công nghệ thông tin phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các
ngành kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế, phát triển nông thôn, củng cổ an ninh,

quốc phòng.


- Phát triển ứng dụng CNTT theo hướng đẩy mạnh và mở rộng ứng
dụng ở tất cả các cấp, các ngành, lĩnh vực.
Định hướng phát triển ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh Nam
Định đến năm 2020: Tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng và đẩy mạnh ứng dụng
tiến tới thực hiện nền hành chính điện tử, cơng dân điện tử, doanh nghiệp điện
tử, trường học điện tử, bệnh viện điện tử…
Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ
thông tin tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn 2020:
Thứ nhất, hồn thiện chiến lược, kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát
triển CNTT trên địa bàn tỉnh.
Thứ hai, tập trung đầu tư, nâng cấp đảm bảo tính đồng bộ của cơ sở hạ
tầng và nguồn nhân lực CNTT đáp ứng được nhu cầu ứng dụng và phát triển
CNTT của tỉnh.
Thứ ba, tăng cường quản lý an tồn, an ninh thơng tin trong hoạt động ứng
dụng công nghệ thông tin.
Thứ tư, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về công nghệ thông tin.
Thứ năm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và làm tốt công tác
giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động công nghệ thông tin trên địa bàn.

Về giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với lĩnh vực CNTT
trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Luận văn đưa ra bốn giải pháp:
- Nâng cao nhận thức về công nghệ thơng tin, vai trị của CNTT đối với
phát triển kinh tế - xã hội.


- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách

liên quan đến phát triển ứng dụng công nghệ thông tin.
- Tăng cường củng cố và hồn thiện bộ máy quản lý nhà nước về cơng
nghệ thông tin từ tỉnh tới cơ sở.
- Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ cơng nghệ thơng tin nói chung,
đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về CNTT nói riêng.
Kết luận.
Cơng nghệ thơng tin vừa là một ngành mũi nhọn vừa là một ngành
động lực đối với sự phát triển. CNTT đã và đang làm biến đổi sâu sắc đời
sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại. Để CNTT thực sự trở
thành động lực đối với sự phát triển KT-XH, quản lý nhà nước đối với lĩnh
vực CNTT có ý nghĩa rất quan trọng.
Tuy nhiên, trên địa bàn cả nước cũng như từng địa phương, cơng tác
QLNN đối với lĩnh vực CNTT cịn nhiều bất cập, làm cho vai trò của CNTT
đối với sự phát triển KT-XH chưa được phát huy đúng múc.
Luận văn Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thơng tin
trên địa bàn tỉnh Nam Định đã góp phần giải quyết một số vấn đề bức xúc
đó. Trên cơ sở tổng hợp những nghiên cứu về lý luận và kinh nghiệm thực
tiễn một số tỉnh nước ta về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực CNTT, luận văn
đã tập trung nghiên cứu làm rõ thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với
lĩnh vực CNTT trên địa bàn tỉnh Nam Định, chỉ ra được những thành tựu, hạn
chế và nguyên nhân hạn chế về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực CNTT hiện
nay. Từ đó luận văn đã đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu hoàn thiện
quản lý nhà nước đối với lĩnh vực CNTT trên địa bàn tỉnh Nam Định, nhằm
đẩy mạnh ứng dụng CNTT, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cho giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn 2020.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc cách mạng về công nghệ thông tin (CNTT) đang diễn ra trên quy
mơ tồn cầu. Cơng nghệ thơng tin đã và đang làm biến đổi sâu sắc đời sống

kinh tế, văn hóa, xã hội của thế giới hiện đại. Công tác quản lý nhà nước


(QLNN) đối với lĩnh vực CNTT đang được đặt ra nhằm đẩy mạnh phát triển
và ứng dụng CNTT, khai thác triệt để mọi năng lực của CNTT trong việc thay
đổi phương thức quản lý, đổi mới nền sản xuất gần như là bắt buộc đối với
những quốc gia đang phát triển khi bước vào giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa (CNH, HĐH).
Ở nước ta, nhất là từ khi bước sang thời kỳ đổi mới, chủ trương tăng
cường công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực CNTT, đẩy mạnh ứng dụng
và phát triển CNTT đã được nhấn mạnh và cụ thể hoá trong nhiều Nghị quyết,
Quyết định của Đảng và Chính phủ. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy BCH
TW khoá VII về ưu tiên ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến, xác
định "cần quan tâm, ưu tiên ứng dụng và phát triển CNTT". Nghị quyết Đại
hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX nhấn mạnh: "Phát triển mạnh và nâng
cao chất lượng các ngành dịch vụ: thương mại, kể cả thương mại điện tử, các
loại hình vận tải, bưu chính - viễn thơng... Sớm phổ cập sử dụng tin học và
mạng thông tin quốc tế (Internet) trong nền kinh tế và đời sống xã hội”. Chỉ
thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị khố IX xác định rõ: Tăng cường, đổi mới
công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thông tin. Ứng dụng và
phát triển CNTT ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí
tuệ và tinh thần của tồn dân tộc, thúc đẩy cơng cuộc đổi mới, phát triển
nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho q trình chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, bảo đảm an ninh, quốc
phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH,
HĐH.
Tại tỉnh Nam Định, công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực CNTT
trong thời gian qua đã được tăng cường, song còn nhiều hạn chế; mặt bằng
CNTT hiện nay vẫn ở trình độ thấp kém, phát triển chậm, chưa đáp ứng yêu



cầu của cuộc sống, tụt hậu so với nhiều địa phương khác. Do vậy, công tác
quản lý nhà nước đối với lĩnh vực CNTT đang là vấn đề cần quan tâm, địi hỏi
phải có những cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực này, cả dưới góc độ lý luận
lẫn góc độ thực tiễn. Chính vì vậy, đề tài: “Quản lý nhà nước đối với lĩnh
vực công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Nam Định” đã được tác giả chọn
làm luận văn thạc sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
- Có nhiều tác phẩm viết về vai trị của CNTT trong đời sống, cơng tác
quản lý nhà nước về CNTT như: Công nghệ thông tin - Tổng quan và một số
vấn đề cơ bản, của Ban chỉ đạo Chương trình Quốc gia về CNTT; Ứng dụng
và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH của Ban Tư tưởng văn hóa
Trung ương và Ban Khoa giáo Trung ương…
- Có nhiều đề án, quyết định của Trung ương liên quan đến quản lý nhà
nước về CNTT và phát triển CNTT: Đề án 47, Đền án 06 về tin học hóa hoạt
động của các cơ quan Đảng; Đề án 112 về ứng dụng CNTT trong hoạt động
của các cơ quan nhà nước; Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005
của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chiến lược phát triển cơng nghệ thông
tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020…
Tuy nhiên, vấn đề quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thông
tin vẫn cịn là rất mới đối với nước ta nói chung, đối với tỉnh Nam Định nói
riêng, kể cả về mặt lý thuyết đến thực tiễn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động quản lý nhà nước đối với
lĩnh vực CNTT trên địa bàn tỉnh Nam Định.
3.2. Phạm vi



Hoạt động quản lý nhà nước đối với lĩnh vực CNTT trên địa bàn tỉnh
Nam Định từ khi có cơ quan chuyên trách về CNTT ở địa phương - Sở Bưu
chính - Viễn thơng (nay là Sở Thơng tin và Truyền thơng) năm 2006 đến nay.
4. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
4.1. Mục đích
Trên cơ sở lý luận về quản lý nhà nước, đề tài đánh giá thực trạng công
tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực CNTT trên địa bàn tỉnh Nam Định, từ
đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với lĩnh
vực CNTT thúc đẩy phát triển ứng dụng CNTT phục vụ phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh Nam Định.
4.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước đối với lĩnh
vực CNTT.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về CNTT trên địa bàn
tỉnh Nam Định.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với lĩnh vực
CNTT nhằm thúc đẩy phát triển ứng dụng CNTT phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nam Định.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
như công cụ phương pháp luận cơ bản.
- Nghiên cứu, phân tích các tài liệu trong nước và quốc tế về các nội
dung có liên quan đến đề tài.
- Sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh.
- Kế thừa các tài liệu thơng tin số liệu và kết quả nghiên cứu của các
công trình có liên quan.


6. Đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hóa có bổ sung những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà
nước đối với lĩnh vực CNTT.

- Làm rõ thực trạng công tác quản lý nhà nước về CNTT trên địa bàn
tỉnh Nam Định từ năm 2006 đến nay, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và
nguyên nhân hạn chế.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với lĩnh vực
CNTT nhằm thúc đẩy phát triển ứng dụng CNTT phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nam Định trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu làm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước
đối với lĩnh vực công nghệ thông tin.
Chương II: Thực trạng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thông
tin trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Chương III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối
với lĩnh vực công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Nam Định.

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
1.1. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN.
1.1.1. Công nghệ thông tin, đặc điểm và tác động của công nghệ
thông tin đến phát triển kinh tế, xã hội.


1.1.1.1. Khái niệm về công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin ngày nay đã và đang tạo đà cho những thay đổi cơ
bản trong công tác quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh ở tất cả các
ngành, lĩnh vực trên phạm vi tồn cầu.
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về CNTT, chúng ta sẽ tìm hiểu một
số khái niệm về CNTT có tính phổ biến.

Theo Bách khoa tồn thư mở Wikipedia (địa chỉ trên mạng Internet:
/>%C3%B4ng_tin) thì CNTT là công nghệ ứng dụng cho việc xử lý thông tin.
Theo GS. Liest Eathington và GS. Dave Swanson, Khoa Kinh tế học,
Đại học Iowa, Hoa Kỳ, thì CNTT là một chuỗi sản phẩm và dịch vụ mà thơng
qua đó, việc biến đổi số liệu thành thơng tin có thể tiếp cận được và trở nên có
ích. Sản phẩm và dịch vụ CNTT này bảo đảm cho doanh nghiệp, các tổ chức
và cá nhân có thể kiểm sốt được các giao dịch kinh doanh hiệu quả hơn và
nhanh hơn.
Theo GS. Phan Đình Diệu, “CNTT là ngành cơng nghệ về xử lý thơng
tin bằng các phương tiện điện tử, trong đó nội dung xử lý thông tin bao gồm
các khâu cơ bản như thu thập, lưu trữ, chế biến và truyền nhận thông tin”.
PGS. Hàn Viết Thuận cho rằng: “CNTT là sự kết hợp của cơng nghệ
máy tính với cơng nghệ liên lạc viễn thông được thực hiện trên cơ sở công
nghệ vi điện tử”.
Luật CNTT đã được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa 11, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 22/6/2006 xác định: "Công nghệ
thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ


thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi
thông tin số".
Như vậy, CNTT là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học và công
nghệ liên quan đến thông tin và quá trình xử lý thơng tin. Theo cách nhìn đó,
CNTT bao gồm các phương pháp khoa học, các phương tiện, công cụ và giải
pháp kỹ thuật hiện đại, chủ yếu là máy tính và mạng truyền thơng cùng với hệ
thống nội dung thông tin điện tử nhằm tổ chức, lưu trữ, khai thác và sử dụng
có hiệu quả các nguồn thơng tin trong mọi lĩnh vực hoạt động KT-XH, văn
hoá, quốc phịng, an ninh, đối ngoại...
Đây có thể được coi là một định nghĩa hồn chỉnh về CNTT vì nó đã
bao qt được tồn bộ nội dung, vai trị và ý nghĩa của CNTT đối với các lĩnh

vực đời sống kinh tế - xã hội. Thuật ngữ CNTT trong luận văn được sử dụng
theo cách hiểu này.
1.1.1.2. Các đặc điểm của công nghệ thông tin
Thứ nhất, công nghệ thông tin là công nghệ mũi nhọn. Theo nghĩa
chung nhất, công nghệ mũi nhọn là công nghệ được xây dựng dựa trên những
thành quả mới nhất của nhiều công nghệ khác và của những lý thuyết khoa
học hiện đại. Do vậy, để xây dựng được một ngành công nghệ mũi nhọn,
trước hết, phải phát triển ngành khoa học đó trên cơ sở những lý thuyết hiện
đại nhất và có những bước đi thích hợp trong quá trình phát triển, ứng dụng
các tiến bộ kỹ thuật của ngành đó vào cuộc sống.
Muốn xây dựng CNTT thành một công nghệ mũi nhọn, cần phải tiếp
cận và theo kịp những tri thức của thế giới về CNTT, từ đó có những bước
phát triển vượt bậc và những ưu thế rõ rệt trong lĩnh vực đó so với các nước
trong khu vực và trên thế giới. Ngành CNTT ở tất cả các nước hiện nay đều


được coi là ngành cơng nghệ mũi nhọn vì nó ln địi hỏi phải dựa trên những
lý thuyết mới và sự phát triển.
Thứ hai, công nghệ thông tin là công nghệ phổ biến trong mọi lĩnh vực.
Ngày nay, CNTT đã tác động mạnh mẽ đến tất các lĩnh vực của đời sống xã
hội. Ứng dụng CNTT trở nên phổ biến trong tất cả các lĩnh vực công nghiệp,
nông nghiệp và các dịch vụ quan trọng trong đời sống hiện đại của con người
như: quản lý công, quản lý sản xuất kinh doanh, trong lĩnh vực khoa học kỹ
thuật, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,…
Thứ ba, cơng nghệ thơng tin là một cơng nghệ có nhiều tầng lớp.
CNTT có nhiều tầng lớp và tầng lớp trên lại được xây dựng dựa trên các tầng
lớp dưới. Cụ thể CNTT gồm có các tầng lớp sau:
- Các chương trình ứng dụng riêng cho từng cơ quan, đơn vị. Đây có
thể là chương trình ứng dụng được thành lập từ một ngơn ngữ lập trình, dựa
trên hệ quản trị cơ sở dữ liệu (CSDL). Tầng lớp trên cùng này thường được

thiết kế tại chỗ hoặc được đặt gia cơng bên ngồi.
- Các chương trình ứng dụng và hệ phần mềm cơ bản. Đây là phần
phức tạp nhất, bao gồm các chương trình cơ bản sau:
+ Các chương trình ứng dụng tổng qt, chun cho quản lý, xử lý văn
bản, tính tốn cơng nghiệp hay tính tốn khoa học mà người sử dụng cuối
cùng có thể viết những ứng dụng dễ dàng hay cũng có thể sử dụng ngay mà
khơng cần viết thêm chương trình.
+ Các chương trình “phần mềm trung gian”, cho phép các chương trình
ứng dụng phân tán sử dụng tới mạng thông tin, thông qua hệ điều hành mạng.
Đây là những chương trình có vai trị ứng dụng quan trọng nhất vào lĩnh vực
quản lý hiện nay.


+ Các chương trình gắn liền với một sản phẩm đặc biệt nào đó, với
những giao diện sử dụng đặc biệt trực tiếp với người tiêu dùng như máy nghe
nhạc, ti vi, máy giặt, máy bay… Các chương trình này thường do những hãng
làm sản phẩm tự viết ra hoặc đặt gia công tại các công ty chuyên phát triển
phần mềm.
- Hệ điều hành và hệ điều hành mạng là môi trường thiết yếu cho các
ứng dụng hoạt động.
- Tầng tiếp theo bao gồm tất cả các hệ máy và mạng đang hoạt động
trên thế giới. Việc sản xuất các máy này bắt đầu từ: làm ra các bảng tích hợp
trong đó gắn các linh kiện điện tử; lắp ráp với phần điện, cơ khí và các thiết bị
ngoại vi,… để trở thành một máy tính hồn hảo, hay một bộ phận của một
thiết bị công nghiệp hay một sản phẩm tiêu dùng.
- Tầng cuối cùng là việc sản xuất các linh kiện điện tử.
Thứ tư, công nghệ thông tin là lĩnh vực phát triển và đào thải nhanh.
Những nghiên cứu trên thị trường cho thấy, các sản phẩm CNTT và thiết bị
ngoại vi thường có sự chuyển biến nhanh dưới sự tác động của các tiến bộ
KHCN. Những chuyển biến này chạy theo kịp đà tiến của công nghiệp điện tử cơ

bản theo quy luật Moore, với giá cố định thì khả năng các linh kiện sau 18 tháng
lại tăng gấp đôi về công năng (dung lượng bộ nhớ, tốc độ xử lý thông tin…).
Như vậy, trong CNTT, phần cứng (thiết bị, các bộ xử lý…) có tốc độ
thay đổi và đào thải nhanh nhất. Trong khi đó, việc thiết kế hệ thống có tốc độ
biến chuyển chậm hơn, cuối cùng phần mềm ứng dụng tổng quát còn biến
chuyển chậm hơn nữa. Cụ thể, hàng thập kỷ, thế giới mới nảy sinh những
thiết kế hệ thống độc đáo hay những chương trình ứng dụng tổng quát mới.
1.1.1.3. Tác động của công nghệ thông tin đến phát triển kinh tế - xã hội.


Sự ra đời của máy tính điện tử, q trình tự động hoá điều khiển các
thiết bị sản xuất và các dây chuyền sản xuất, tin học hoá các hoạt động quản
lý, kinh doanh và quá trình ứng dụng rộng rãi CNTT đã thúc đẩy nhanh chóng
các hoạt động thơng tin trong mọi lĩnh vực. Các hoạt động này đến lượt nó lại
tạo ra nhiều giá trị gia tăng trong các khu vực kinh tế, làm cho thông tin trở
thành một nguồn tài nguyên quan trọng hàng đầu. Những tác động chủ yếu
của CNTT đối với sự phát triển KT-XH trong các lĩnh vực của nền kinh tế
như quản lý, cơng nghiệp, dịch vụ, đời sống xã hội có thể tóm tắt như sau.
Đối với lĩnh vực quản lý, đây là lĩnh vực ứng dụng CNTT nhiều nhất
trong các lĩnh vực kể trên. Việc đầu tư CNTT vào khu vực này bao gồm tin học
hố QLNN và quản lý cơng cộng, quản lý tài chính, quản lý thuế, đầu tư, giao
thông công cộng, hàng không, hàng hải, dân cư, lao động, bảo hiểm xã hội…
Quá trình đầu tư này chiếm lượng kinh phi không nhỏ nhưng tạo ra hiệu quả
kinh tế và xã hội vô cùng lớn. Tuy nhiên, kinh nghiệm của các nước cho thấy,
quá trình này chỉ đem lại hiệu quả khi nó được đi kèm với một quá trình cải
tiến quản lý nghiêm túc, cải cách hành chính và cải cách kinh tế sâu sắc.
Trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, CNTT tạo ra một ngành công
nghiệp mới là công nghiệp CNTT. Mặt khác, CNTT được ứng dụng trong các
quá trình sản xuất và trong tổ chức sản xuất của ngành công nghiệp để tăng
năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra sản phẩm mới với nhiều

tính năng hiện đại; tự động hóa các hoạt động thiết kế và chế tạo sản phẩm;
tin học hóa các hoạt động tiếp thị, kinh doanh… Cần chú ý rằng, CNTT
không chỉ tác động đến các ngành công nghiệp cơng nghệ cao, mà cịn có thể
tạo ra hiệu quả cao đối với các ngành thủ công nghiệp hoặc công nghiệp với
công nghệ truyền thống như: dệt, may, thêu ren,… bằng việc ứng dụng tự
động hoá các khâu của quá trình sản xuất. Chẳng hạn, một máy liên hợp thêu
có ứng dụng CNTT có năng suất thêu trên vải bằng hàng trăm thợ thủ công


truyền thống. Chính CNTT đã làm thay đổi ngành cơng nghiệp thêu ren vốn
trước đây chỉ tổ chức theo kiểu truyền thống.
Nói tóm lại, đối với cơng nghiệp, CNTT là một loại công nghệ tạo khả
năng; làm chủ công nghệ đó thì có thể sáng tạo ra nhiều cách sử dụng một cách
linh hoạt và đặc sắc trong nhiều lĩnh vực sản xuất.
Trong lĩnh vực dịch vụ, CNTT làm thay đổi một cách sâu sắc nội dung
và cách thức hoạt động của nhiều loại dịch vụ như trong thương mại, quảng
cáo và tiếp thị, giao thông vận tải, bảo hiểm, thông tin liên lạc,… và đặc biệt
quan trọng là các dịch vụ viễn thơng, tài chính và ngân hàng. Đồng thời
CNTT cũng tạo ra nhiều ngành dịch vụ mới như các dịch vụ thơng tin và tri
thức, văn hố, tư vấn, đào tạo, giáo dục từ xa, y tế từ xa… CNTT đã góp phần
làm biến đổi hoạt động dịch vụ theo hướng làm tăng tỷ trọng và hàm lượng trí
tuệ trong sản phẩm, từ đó, làm chuyển đổi vai trò của các dịch vụ từ chỗ phục
vụ thụ động sang trợ giúp quyết định đối với khách hàng.
Trong lĩnh vực đời sống xã hội, CNTT bảo đảm điều kiện cho mọi
người sử dụng thông tin như một nguồn tài nguyên vào loại quan trọng nhất
để nâng cao tri thức và cải thiện chất lượng sống (ăn, ở, đi lại, bảo vệ sức
khoẻ, sinh hoạt văn hoá, làm việc, học tập...), phát huy năng lực trí tuệ của
người Việt Nam, tạo phong cách làm việc năng động, hiệu quả.
CNTT có tác dụng đẩy nhanh q trình CNH, HĐH nơng nghiệp, nông
thôn, đặc biệt là đối với vùng sâu, vùng xa và những đối tượng yếu thế.

CNTT cịn giúp mạnh cơng tác giáo dục đào tạo, tổ chức ngày càng tốt
hơn việc đào tạo từ xa, học suốt đời để nâng cao dân trí và chủ động xây dựng
nhanh một xã hội học tập.


Về y tế, CNTT giúp mở rộng phạm vi, quy mơ và nâng cao chất lượng
chăm sóc sức khoẻ nhân dân, chữa bệnh từ xa, thực hiện tốt công tác dân số
và kế hoạch hố gia đình.
Cuối cùng, CNTT có tác dụng thúc đẩy các hoạt động khoa học, văn
hóa, thể dục, thể thao, nâng cao chất lượng phát thanh, truyền hình, cơng tác
xuất bản, báo chí, bảo vệ mơi trường...
1.1.2. Tầm quan trọng của quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công
nghệ thông tin.
Công nghệ thông tin đã và đang có tác động sâu sắc đến mọi mặt của
đời sống kinh tế, xã hội. Công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực CNTT có
tầm quan trọng trong việc phát huy vai trị của nó, đó là:
Thứ nhất, đảm bảo tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả tài ngun
thơng tin, cơ sở dữ liệu quốc gia.
Trong xã hội hiện nay, thông tin đã trở thành một nguồn tài nguyên –
tài nguyên thông tin. Tài nguyên thông tin cũng giống như những tài nguyên
vật chất khác (như đất đai, rừng rậm, khoáng sản, năng lượng…) là tài sản
cực kỳ quý giá của đất nước, là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của
xã hội. Ảnh hưởng của thông tin vô cùng to lớn, một thơng tin kinh doanh có
giá trị có thể giúp người thương gia kiếm được món lợi nhuận kếch sù, một
tin dự báo thời tiết chính xác có thể giúp người nông dân tránh được sự tổn
thất lớn, một lời phân tích thị trường cổ phiếu chính xác có thể khiến một
người trở thành tỷ phú sau một đêm.
So sánh với tài ngun vật chất, tài ngun thơng tin có tính quan trọng
đặc thù. Sự quan trọng này do đặc điểm của thơng tin quyết định, đó là tài
ngun thơng tin có thể dùng lại nhiều lần mà khơng ảnh hưởng đến giá trị;

Sự tăng trưởng về mặt số lượng của tài nguyên thông tin thường là sự phát


triển bùng nổ. Ví dụ, tổng lượng thơng tin của những năm 60 lên tới 720 tỷ
chữ, tổng lượng thông tin những năm 80 là 5000 tỷ chữ, đến năm 1995, tổng
lượng thông tin nhiều gấp 2400 lần lượng thông tin năm 1985; Tốc độ truyền
thơng tin có thể rất nhanh, có lúc có thể đạt tới tốc độ của ánh sáng; Tài
ngun thơng tin khơng có thế giới, nó có thể thơng qua nhiều phương tiện
truyền thơng đại chúng để truyền đi khắp nơi. Trong thời đại Internet phát
triển như ngày nay, phạm vi truyền bá thông tin lại càng rộng.
Tài ngun thơng tin có tính thời hiệu. Ví dụ, dự báo thời tiết sau một
khoảng thời gian sẽ mất tác dụng, dự báo tập kích đường khơng thời chiến
vượt q thời gian cũng khơng cịn có ý nghĩa gì nữa.
Việc khai thác và ứng dụng tài ngun thơng tin đã trở thành một
ngành nghề kinh doanh của rất nhiều nước – kinh doanh thông tin, và cũng đã
trở thành điểm tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế các nước. Tài nguyên
thông tin cũng là nguồn tài nguyên mang tính chiến lược quan trọng, vị trí của
nó trong các lĩnh vực như quân sự, ngoại giao, chính trị…và giá trị ứng dụng
thực tế ngày càng được nâng cao, tài nguyên thông tin và các thiết bị được
thông tin hoá đã trở thành thứ dùng để thể hiện sức mạnh tổng hợp của một
quốc gia.
Bên cạnh vấn đề về tài nguyên thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia cũng
được xác định có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội.
Cơ sở dữ liệu ngày nay được biết đến như một thư viện, một nguồn
thơng tin đáng tin cậy nà trong đó cơ sở dữ liệu quốc gia là nguồn thơng tin có
độ tin cậy và tính pháp lý cao. Mọi thơng tin đều có thể truy cập, tiếp cận từ
hệ thống các cơ sở dữ liệu khác nhau và có tính mở, nhờ đó các thơng tin, dữ
liệu đều được chia sẻ và trở thành tài sản chung của cộng đồng.



Trong mỗi ngành hiện nay đã có một kho tàng dữ liệu phong phú được
tích lũy từ nhiều thế kỷ và cũng đã có một đội ngũ chuyên gia để xây dựng, khai
thác kho tàng này. Vì vậy, để tiến tới chính phủ điện tử, các ngành cơ bản như
tài ngun - mơi trường, dân cư, tài chính và thương mại đang từng bước xây
dựng cơ sở dữ liệu với việc xây dựng hệ thống dữ liệu, thông tin gồm những đặc
trưng cơ bản nhất để làm nền tảng và sẽ được mở rộng cùng với sự phát triển của
các ngành cũng như nhu cầu của người dân và chính phủ.
Có thể kể đến một số CSDL quốc gia đã được Chính phủ quyết định
xây dựng, trong đó có những CSDL đã được đưa vào khai thác, sử dụng như:
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên và
môi trường, Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, Cơ sở dữ liệu quốc
gia về tư pháp và pháp luật…
Để đảm bảo tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả tài ngun thơng
tin, cơ sở dữ liệu quốc gia đó thì vai trị của QLNN đối với lĩnh vực CNTT
được đặt lên hàng đầu.
Thứ hai, đảm bảo an tồn, an ninh thơng tin trong hoạt động ứng dụng
công nghệ thông tin.
Sự phát triển nhanh và mạnh của CNTT trong năm qua đã phát sinh
nhiều lỗ hổng trong công tác an ninh bảo mật. Nhiều cơ quan, đơn vị đã phải
đối mặt với việc hình thành và lan tràn nhiều biến thể virus mới, việc tấn công
trên mạng ngày càng nở rộ với quy mơ mang tính chất quốc tế rõ rệt với mục
đích vụ lợi và đánh cắp tài chính. Các website trong nước liên tiếp bị tấn cơng
với mức độ phức tạp gia tăng, điển hình là việc báo điện tử Vietnamnet bị
đánh sập vào ngày 22/11/2010. Cùng với đó, việc lừa đảo trực tuyến các
email bằng tiếng Việt đã bắt đầu xuất hiện và phát tán rộng…


Luật công nghệ thông tin đã quy định rõ về bảo vệ cơ sở hạ tầng thông
tin và an ninh thông tin: Cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia phải được bảo vệ.
Ủy ban nhân dân các cấp, lực lượng vũ trang và tổ chức, cá nhân quản lý, khai

thác cơ sở hạ tầng thơng tin có trách nhiệm phối hợp bảo vệ an tồn cơ sở hạ
tầng thơng tin quốc gia. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo đảm an tồn cơ
sở hạ tầng thơng tin thuộc thẩm quyền quản lý; chịu sự quản lý, thanh tra,
kiểm tra và thực hiện các yêu cầu về bảo đảm an tồn cơ sở hạ tầng thơng tin
và an ninh thơng tin của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tổ chức, cá
nhân quản lý, khai thác cơ sở hạ tầng thơng tin có trách nhiệm tạo điều kiện
làm việc, kỹ thuật, nghiệp vụ cần thiết để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
thực hiện nhiệm vụ kiểm sốt và bảo đảm an ninh thơng tin khi có u cầu.
Để làm được điều đó, vai trị của quản lý nhà nước đối với lĩnh vực
CNTT rất quan trọng, đó là: xây dựng các cơ chế chính sách, quy định về an
tồn, an ninh thơng tin; đầu tư trang thiết bị; đào tạo đội ngũ cán bộ; tăng
cường công tác thanh, kiểm tra các hoạt động liên quan đến cơng tác đảm bảo
an tồn, an ninh thơng tin.
Thứ ba, đảm bảo ứng dụng và sử dụng công nghệ thông tin vào hoạt
động thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Chính sách của Nhà nước về ứng dụng và phát triển cơng nghệ thơng
tin đó là: Ưu tiên ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Vai trị của quản lý nhà nước đối với lĩnh vực CNTT là triển khai
thực hiện chính sách đó với các nội dung chủ yếu:
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan
nhà nước. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan
nhà nước phải được ưu tiên, bảo đảm tính cơng khai, minh bạch nhằm nâng


×