Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Giải pháp sử dụng hợp lý nguồn lao động nông thôn tại các địa bàn nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời kỳ hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (602.82 KB, 12 trang )

GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ NGUỒN LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI CÁC ĐỊA
BÀN NÔNG THÔN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
SOLUTIONS TO USE LABOR RESOURCES IN RURAL AREAS OF THUA THIEN
HUE PROVINCE EFFECTIVELY IN THE INTEGRATION PERIOD
TS. Võ Hữu Hòa
Trường Đại học Duy Tân- Đại học Đà nẵng
Tóm tắt
Bài viết tập trung vào việc tổng hợp, phân tích và đánh giá các vấn đề liên quan đến
hiện trạng sử dụng nguồn lao động tại địa bàn nơng thơn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời kì
hội nhập. Lao động nông thôn là nguồn lực lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của các địa
phương nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng. Song với những đặc thù về xuất phát điểm và
các đặc điểm của nền kinh tế nơng nghiệp lạc hậu, trong thời kì hội nhập thì lao động nơng
thơn sẽ là đối diện với nhiều thách thức lớn. Nếu khơng có những giải pháp và chiến lược
mang tính đột phá thì đây sẽ là gánh nặng cho nền kinh tế trong quá trình phát triển triển và
hội nhập.
Từ khóa: sử dụng lao động, nơng nghiệp, nông thôn, hội nhập…
Abstract
This paper focuses on systemizing, analyzing and evaluating issues related to the
current use of labor resource in rural areas of Thua Thien Hue province in the integration
period. Rural labor is a great resource for local economic – social development in general
and Thua Thien Hue in particular. However, with the peculiarities of the starting point and
the characteristics of the backward agricultural economy, in the integration period, rural
workers will face many challenges. If there are not innovative solutions and strategies, rural
labor will be a burden for the economy in the process of development and integration.
Key words: labor, agriculture, rural, integration.
1.

Đặt vấn đề

Trong các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, lãnh thổ, nguồn lực con
người được khẳng định là nhân tố đóng vai trị quyết định. Vì vậy việc hồn thiện các chiến


lược, chính sách khai thác, sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn nhân lực đang là vấn đề quan
trọng của nhiều quốc gia trên thế giới. Đối với các nước đang phát triển và đang trong q
trình trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) như nước ta hiện nay, trong điều kiện
vốn, khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý cịn nhiều hạn chế thì việc sử dụng hợp lý,
hiệu quả lợi thế về nguồn nhân lực đang là chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm.
Hiện nay ở nước ta, nông thôn vẫn là địa bàn sinh sống của 67.8% dân cư và 69.9%
nguồn lao động (2013) [8]. Tuy nhiên, nhiều vấn đề trong khai thác, sử dụng nguồn lao động
ở nông thôn nước ta đang tồn tại những bất cập cần được đánh giá, phân tích cả trên khía cạnh
lý luận và thực tiễn. Sau gần 30 năm đổi mới, thách thức quan trọng nhất của nông thôn Việt
737


Nam đã chuyển từ an ninh lương thực, thiếu đói sang dư thừa lao động, năng suất thấp, chia
cắt và tụt hậu với khu vực thành thị và toàn bộ tồn nền kinh tế. Dân số tập trung đơng với
đặc điểm cơ cấu dân số trẻ là cơ sở làm gia tăng quy mô lực lượng lao động nông thôn. Trong
điều kiện kinh tế còn kém phát triển, chất lượng nguồn lao động nơng thơn nước ta cịn thấp
thì vấn đề việc làm cho lao động nông thôn luôn là vấn đề khó khăn lớn của các địa phương
trong cả nước. Những bất cập và lãng phí này càng trở nên bức thiết hơn trong khi nơng
nghiệp, nơng thơn thì dư thừa lao động, thiếu việc làm phổ biến trong khi nhu cầu lao động có
trình độ chun mơn kĩ thuật, có tinh thần và ý thức lao động cao lại đang thiếu hụt ở các
ngành kinh tế khác. Vì vậy phải có các chuyển biến mang tính chiến lược để sử dụng hợp lý,
hiệu quả nguồn lao ở nông thôn nhằm nâng cao năng suất, thu nhập cho người lao động, nếu
khơng thì thì khu vực nơng nghiệp, nơng thôn sẽ là gánh nặng và trở ngại lớn cho toàn bộ nền
kinh tế. Bài viết này sẽ tập trung tổng hợp, phân tích và làm rõ những bất cập và gợi ý về giải
pháp cho vấn đề sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lao động nông thôn ở tỉnh Thừa Thiên Huế
trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
2.
Thực trạng nguồn lao động và sử dụng lao động tại các địa bàn nông thôn ở
Thừa Thiên Huế trong thời kỳ hội nhập
2.1.

Nguồn lao động nông thôn ở Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế (TTH) là một tỉnh của vùng kinh tế Bắc Trung Bộ nhưng đồng thời đây
cũng là một trong 5 địa phương của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, án ngữ trên trục
giao thông Nam - Bắc, trên hành lang kinh tế Đông – Tây. Đây là những thuận lợi lớn cho sự
phát triển về kinh tế, xã hội của địa phương. Đây cũng từng là kinh đô trong lịch sử của chế
độ phong kiến cuối cùng ở nước ta với q trình đơ thị hóa diễn ra khá sớm. Tuy nhiên, thực
tế hiện nay cho thấy nông thôn vẫn đang là khu vực chiếm đến 80% diện tích tự nhiên, là địa
bàn sinh sống của hơn 2/3 dân số và ½ nguồn lao động của địa phương (2013) [3]. Nguồn
lao động nông thôn ở tỉnh TTH được thể hiện qua các đặc trưng sau:
a) Về quy mô
Về quy mô, lao đông (LĐ) nông thôn trên địa bàn TTH luôn chiếm tỉ trọng lớn trong
tương quan với tổng thể nguồn lao động của địa phương.
Bảng 1: Quy mô lao động nông thôn TTH giai đoạn 2001 – 2013
Năm
2001
2006
2011
2013
2015
Nguồn: [2],[3].

LĐ tồn tỉnh
(nghìn lao động)
482.9
515.2
532.5
538.7
551.0

Lao động nơng thơn

% so với lao động
Nghìn lao động
tồn tỉnh
323.8
67.1
334.4
64.5
274.4
51.5
271.4
50.3
266.5
48.3

Nơng thơn là địa bàn chiếm phần lớn diện tích của tỉnh TTH đồng thời cũng là khu vực
phân bố của phần lớn dân cư. Trong điều kiện cơ cấu dân số theo tuổi thuộc nhóm trẻ nên quy
mơ và tỉ lệ LĐ ở địa bàn nông thôn trong giai đoạn 2001 – 2010 luôn ở mức ổn định và chiếm
khoảng 2/3 so với lực lượng lao động toàn tỉnh.
738


b)Về phân bố
LĐ nông thôn TTH phân bố không đều theo lãnh thổ. Đặc điểm này chịu sự tác động từ
sự phân bố dân cư. Theo đó, LĐ nơng thơn của TTH cũng có sự phân hóa khá rõ nét, khu vực
đồng bằng và ven biển với quy mô lớn hơn ở các địa phương trung du và miền nùi. Các địa
phương có quy mơ tập trung LĐ nơng thơn lớn như Phú Vang 66.1 nghìn lao động, chiếm
24% tỉ trọng lực lượng lao động nơng thơn tồn tỉnh, huyện Hương Trà 47.8 ngàn lao động
chiếm 17.4%, huyện Phú Lộc 46.4 nghìn lao động chiếm 17.1%. Trong khi đó huyện A Lưới
có 18.2 nghìn lao động chiếm 6.6%, huyện Nam Đơng có 9,6 ngàn lao động chiếm tỉ lệ 3.5%
[108].

c) Theo tuổi và giới
Cơ cấu theo tuổi của LĐ là khía cạnh quan trọng phản ánh các khía cạnh về tiềm năng
sức lao động, độ bền vững của lực lượng lao động. Phần lớn LĐ nông thôn TTH đang ở trong
nhóm tuổi sung sức nhất để có thể tham gia vào các hoạt động sản xuất, tạo ra giá trị gia tăng
cho bản thân và xã hội. Trong cơ cấu theo tuổi của LĐ nơng thơn TTH năm 2013, nhóm 15 –
19 tuổi chiếm tỉ lệ 19%, nhóm 20 – 29 tuổi chiếm 24%, nhóm 30 – 39 tuổi 23.5%, nhóm 40 –
49 tuổi 20% và nhóm 50+ chiếm 13.5% trong tổng thể cơ cấu lực lượng lao động [3]. Tỉ lệ lao
động phần lớn đang ở trong nhóm tuổi lao động trẻ (nhóm gộp từ 19 – 39 tuổi chiếm đến
63.5%), đây là bộ phận có khả năng đào tào, tiếp thu khoa học kỹ thuật và tham gia các hoạt
động sản xuất trong nền kinh tế. Do vậy có thể nói LĐ nơng thơn TTH đang ở giai đoạn cơ
cấu theo tuổi có nhiều thuận lợi lớn để huy động sức lao động thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội. Trong cơ cấu theo tuổi của LĐ nơng thơn TTH cũng cho thấy một khía cạnh cần quan
tâm đó là tỉ lệ của nhóm tuổi 40+, đây là nhóm chiếm tỉ lệ 1/3 quy mơ và tỉ lệ cịn lại, đặc
trưng của nhóm này là ít di chuyển, kinh nghiệm cuộc sống, sản xuất và mối quan hệ xã hội
khá ổn định, tuy nhiên lại khá khó khăn trong đào tạo, chuyển đổi ngành nghề. Đây là những
vấn đề cần chú trọng trong hoạch định các chính sách liên quan đến đào tạo, phân bổ LĐ ở
nông thơn hiện nay nói chung, TTH nói riêng.
Về cơ cấu theo giới tính: Cơ cấu theo giới tính của nguồn lao động nông thôn TTH tương
đối cân bằng, tỉ lệ lao động nam có cao hơn nhưng khơng đáng kể, xu hướng chuyển dịch đang
cho thấy dần cân bằng hơn trong giai đoạn 2001 – 2013 (Bảng 2). Điều này cũng phù hợp với
thực tế xu hướng bình đẳng giới nói chung, nó cho thấy tính tích cực, chủ động cũng như vai trò
của lao động nữ ngày càng tăng lên.
Bảng 2: Cơ cấu LĐ nông thôn tỉnh TTH theo giới tính (2001 – 2013)
Trong đó lao động
Tổng số
Tỉ lệ của LĐ nữ
Năm
nữ
(nghìn lao động)
(%)

(nghìn lao động)
2001
323.8
154.2
46.0
2006
334.4
156.3
46.1
2011
274.4
155.9
47.8
2013
271.4
132.7
48.9
2015
266.5
133.2
49.6
Nguồn:[2], [3]
b)Theo trình độ học vấn và chun mơn kỉ thuật
Về tình hình chung của tồn tỉnh, tỷ lệ người biết chữ trong vịng 10 năm của giai đoạn
739


1999 - 2009, tỷ lệ dân số từ 10 tuổi trở lên biết chữ ở TTH đã tăng lên đáng kể, năm 1999 là
87.6% thì đến năm 2009 là 92.7% [3]. Về cơ cấu và trình độ học vấn của nguồn lao động
nông thôn TTH theo các bậc học theo kết quả từ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho

thấy: Tỉ lệ LĐ nông thôn TTH tốt nghiệp tiểu học trở lên ở mức 99.6% [3], như vậy phần lớn
LĐ nông thôn đã tham gia cấp học tiểu học trở lên. Về cơ cấu trình độ học vấn các cấp học
phổ thông đạt được của LĐ nông thôn TTH qua bảng 3 cho thấy, phần lớn LĐ nông thôn
TTH đã tốt nghiệp tiểu học với tỉ lệ 45%, tiếp đến là THCS 40.0%. Số lao động nông thôn tốt
nghiệp THPT mới chỉ ở mức 15.0%. So với lao đơng đơ thị thì có thể nhận thấy sự khác biệt
về các cấp học phổ thông mà LĐ đô thị đạt được, tỉ lệ lao động tốt nghiệp THPT gần gấp 2
lần so với lao động nông thôn.
Bảng 3: Trình độ học vấn của LĐ tỉnh Thừa Thiên Huế chia theo thành thị, nơng thơn năm 2009

Tồn tỉnh
Thành thị
Nơng thơn

Chia ra
Tổng số
Tiểu học
THCS
THPT
(Nghìn
Cơ cấu
Cơ cấu
Cơ cấu
(Nghìn
lao
(Nghìn
(Nghìn
lao động)
(%)
(%)
(%)

động)
lao động))
lao động)
536.8
213.6
39.8
217.4
40.5
105.8
19.7
175.1
51.4
29.3
71.8
41.0
51.9
29.7
362.0
162.4
45.0
145.7
40.0
53.9
15.0
Nguồn: [3].

Theo trình độ chun mơn kĩ thuật
Kết quả tổng hợp giai đoạn 2001 – 2011 (bảng 4) cho thấy thực trạng trình độ chun
mơn kỹ thuật của lao động nơng thơn TTH cịn ở mức thấp.
Bảng 4: LĐ nơng thơn TTH phân theo trình độ chun mơn kỹ thuật

giai đoạn 2001 – 2011
2001
2006
2011
2015
Chỉ tiêu
Nghìn
Nghìn
Nghìn
Nghìn
%
%
%
%
lao động
lao động
lao động
lao động
Tổng số
323.8 100
334.4 100
274.4
100
266.5
100
Chưa qua đào tạo và
khơng có chứng chỉ
308.0 95.1 308.3 92.2 242.4
87.4 233.7 86.6
chuyên môn kỹ thuật

Sơ cấp
4.6
1.4
6.6
2.0
7.4
2.8
8.1
3.2
Trung cấp
5.6
1.7
9.0
2.7
10.9
4.6
13.0
5.1
Cao đẳng
2.5
0.8
4.3
1.3
5.3
1.9
3.9
2.3
Đại học trở lên
3.2
1.0

6.2
1.8
8.3
3.3
8.8
3.8
Nguồn: [5],[6],[7].
Trình độ kỹ thuật của lao động là khía cạnh có vai trị quan trọng trong việc chuyển đổi
nghề nghiệp, áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động. Với chất lượng cịn
thấp như vậy thì để năng cao hiệu quả sử dụng lao động ở nông thôn TTH đang gặp nhiều khó
khăn lớn.
Về xu hướng của các chuyển biến trong đào tạo LĐ nông thôn ở TTH cho thấy quy mô
và tỉ lệ lao động qua đào tạo đang tăng dần trong giai đoạn 2001 – 2011 trong tất cả các cấp
đào tạo. Kết quả cũng cho thấy mức tăng về quy mô và tỉ lệ diễn ra khá chậm. Trong vòng 10
740


năm của 3 kì điều tra nơng thơn – nơng nghiệp và thủy sản từ 2001 – 2011 ghi nhận mức tăng
của tỉ lệ đào tạo hệ sơ cấp từ 1.4% năm 2001 lên 2.8% năm 2011, hệ trung cấp từ 1.7% lên
4.6% và hệ đại học từ 1.1% lên 3.3%. (bảng 4). Đây cũng là một vấn đề cần phải quan tâm
hơn nữa hiện nay vì đang có những khó khăn cần tháo gỡ trong vấn đề tăng cường đào tạo
nâng cao trình độ chun mơn kỹ thuật cho lao động nơng thơn. Qua phân tích ở khía cạnh
chủ trương, chính sách đã cho thấy rõ tư tưởng, quyết tâm chính trị từ vĩ mơ đến vi mơ, tuy
nhiên kết quả vẫn còn đang ở mức khá khiêm tốn.
2.2.
Thực trạng sử dụng lao động tại các địa bàn nông thôn ở Thừa Thiên Huế trong
thời kỳ hội nhập
a.
Thực trạng về cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành ngành kinh tế
Trong giai đoạn 2001 – 2013, lao động nông thôn tỉnh TTH chủ yếu tập trung ở các

ngành nông – lâm – thủy sản (N – L – TS) với tỉ trọng khá cao. Năm 2001, quy mô lao động
N – L – TS ở nông thôn TTH là 205.5 ngàn lao động, ứng với tỉ trọng 65.1%, đến 2013 quy
mơ giảm cịn 126,5 ngàn lao động, mặc dù quy mô đã giảm đến hơn 1/3 nhưng tỉ trọng của
lao động N – L – TS trong cơ cấu lao động nông thôn TTH vẫn ở mức 47.9%. Lao động các
ngành công nghiệp – xây dựng (CN – XD) có tỉ trọng cịn thấp ở mức 16.1% năm 2001 và
22.9% năm 2013. Các ngành dịch vụ (DV) ở nơng thơn TTH sử dụng số lao động có tỉ trọng
đứng vị trí thứ hai trong cơ cấu, chiêm 18.8% năm 2001 và ở mức 29.2% năm 2013.
Bảng 5: Cơ cấu lao động nông thôn tỉnh TTH phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2001 - 2013

Chỉ tiêu/ năm
Tổng số lao động hoạt
động trong các ngành
kinh tế
Quy mô Lao động
N – L – TS
và tỉ
Lao động
trong
trong các CN – XD
nhóm
Lao động
ngành
DV
Nguồn: [5],[6],[7].

2001
2006
2011
2013
Nghìn

Nghìn Tỉ lệ Nghìn
Nghìn Tỉ lệ
Tỉ lệ %
Tỉ lệ %
lao động
lao động % lao động
lao động %
315.7

100

326.3

100

265.8

100

264.1

100

205.4

65.1

173.1

53.1


131.1

49.3

126.5

47.9

51.0

16.1

69.3

21.2

58.9

22.1

60.5

22.9

59.3

18.8

83.9


25.7

75.8

28.6

77.1

29.2

Hiện trạng về cơ cấu sử dụng lao động theo ngành ở nông thơn ở TTH cũng phản ánh
tình hình chung của nhiều địa phương nước ta. Năm 2011, tỉ trọng lao động N – L – TS nông
thôn của vùng Bắc Trung Bộ & Duyên hải Nam Trung Bộ là 62.6%, của cả nước là 59.3%
[108]. Do đó, để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động ở khu vực nông thôn nói chung, ở TTH
nói riêng thì các định hướng và giải pháp ngắn, trung hạn vẫn phải chú trọng tác động đến vấn
đề tổ chức lại các ngành nông – lâm – thuỷ sản nhằm ổn định về việc làm, cải thiện và nâng
cao thu nhập cho lao động ở các ngành này.
b.

Tốc độ chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động giữa các ngành chậm.

Lao động nông thôn TTH phân theo các nhóm ngành đang có những chuyển biến tích
cực, phù hợp với q trình và xu hướng phát triển của kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Tuy
nhiên cũng cho thấy tốc độ của xu hướng chuyển dịch diễn ra còn chậm. Cả giai đoạn 2001 –
741


2013, tỉ trọng lao động nông nghiệp giảm được 13.6 điểm %, ứng với mức giảm trung bình
1.04 điểm % /1 năm (bảng 5). Với quy mô và tỉ trọng đang có sự chênh lệch lớn giữa các

nhóm ngành như hiện nay thì vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp theo hướng rút lao động ra khỏi
nông nghiệp đang gặp khá nhiều khó khăn và vướng mắc. Do vậy, đánh giá các nhân tố liên
quan để tìm ra những khâu quan trọng nhất để tác động nhằm mang lại hiệu ứng nhanh, bền
vững trong quá trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động ở nông thôn TTH là vấn đề cần
được chú trọng về mặt giải pháp
c.

Thực trạng sử dụng lao động nông thôn theo thành phần kinh tế

Ở TTH, kết quả tổng hợp cho thấy với 3 nhóm thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế
ngoài nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi, phần lớn nguồn lao động nông thôn đang
tập trung ở thành phần kinh tế ngoài nhà nước với tỉ trọng ở mức trên 93% trong cơ cấu. Lao
động ở các thành phần kinh tế khác chiếm tỉ trọng cịn thấp, trong đó thành phần kinh tế nhà
nước chỉ trên dưới 6%.
Bảng 6: Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo thành phần kinh tế ở
TTH giai đoạn 2006 – 2013 (%)
Năm
2006
2011
2013
2015
TP Kinh tế
Kinh tế ngoài nhà nước

94.07

93.69

93.06


91.9

Tự làm cho gia đình

73.94

71.46

70.03

69.0

Làm cho hộ khác

17.8

18.76

19.08

18..1

Làm cho kinh tế tập thể

0.56

1.07

0.87


1.6

Làm cho kinh tế tư nhân

1.77

2.52

2.76

3.2

Kinh tế nhà nước

5.79

6.05

5.91

6.02

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi

0.14

0.26

1.03


2.08

100

100

100

Tổng cơ cấu
Nguồn: [5],[6],[7].

Kết quả thống kê cho thấy ít có sự thay đổi trong tỉ trọng phân bổ lao động giữa các
nhóm thành phần kinh tế ở nông thôn TTH trong giai đoạn 2006 – 2011. Lao động của nhóm
kinh tế ngồi nhà nước có giảm nhưng khơng đáng kể và vấn chiếm tỉ trọng ổn định quanh
mức 93% đến 94%. Nhóm thành phần kinh tế Nhà nước cũng giao động quanh mức tỉ trọng
6%. Riêng lao động cho nhóm thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi có sự tăng lên
nhanh về tỉ trọng, tuy nhiên về tỉ trọng còn thấp với mức 1%.
Trong nhóm kinh tế ngồi nhà nước ở nông thôn TTH bao gồm các bộ phận: lao động tự
làm cho gia đình (kinh tế hộ), lao động làm cho hộ khác (lao động làm thuê), làm cho kinh tế
tập thể (HTX) và làm cho kinh tế tư nhân (kinh tế cá thể) thì kinh tế hộ gia đình vẫn là chủ thể
sử dụng lao động nhiều nhất. Số lao động tự làm cho gia đình ln ở mức trên 2/3 về tỉ trọng
trong cơ cấu sử dụng lao động. Như vậy đối với địa bàn nông thôn kinh tế hộ vẫn đang là
thành phần kinh tế chủ đạo trên nhiều khía cạnh, trong đó có vấn đề sử dụng lao động.
d.

Thất nghiệp, thiếu việc làm của lao động nông thôn
Thất nghiệp, thiếu việc làm là chỉ số phổ biến của mọi nền kinh tế. Đó cũng là những
742



khía cạnh quan trọng trong việc đánh giá tình hình sử dụng lao động và sức khỏe của nền kinh
tế. Qua tổng hợp tình hình thất nghiệp và thiếu việc làm ở khu vực nông thôn TTH cho thấy:
Bảng 7: Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của lao động tỉnh TTH giai đoạn 2001 – 2013
phân theo thành thị - nông thôn (%)
Tỉ lệ thất nghiệp
Tỉ lệ thiếu việc làm
Năm
chung
Thành thị
Nông thôn chung
Thành thị
Nông thôn
2001
4.9
4.77
1.53
5.71
3.38
6.34
2006
3.24
5.54
2.40
5.17
4.74
5.37
2011
2.28
3.96
1.71

3.40
2.71
3.63
2013
2.15
3.81
1.68
2.90
2.39
3.27
2015
2.01
3.30
1.66
3.02
2.21
3.11
Nguồn: [2]& [4].
Bảng 7 cho thấy tình trạng thất nghiệp chưa phải là vấn đề cấp bách đối với nông thôn
TTH. Trong giai đoạn 2001 – 2013, tỉ lệ thất nghiệp ở nông thôn TTH khá thấp, thấp hơn tỉ lệ
thất nghiệp chung của tồn tỉnh và của khu vực đơ thị. Điều này cũng phản ánh thực trạng
chung của khu vực nông thôn các địa phương hiện nay ở nước ta. Năm 2008, tỉ lệ thất nghiệp
chung của cả nước là 2.38%, của khu vực đô thị là 4.65% của nông thôn cả nước là 1.53%.
Cùng thời điểm này các tỉ lệ tương ứng của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ
là 2.34%; 4.77% và 1.53% [103]. Về bản chất, thất nghiệp là một chỉ số quan trọng phản ánh
khả năng tạo việc làm cho nền kinh tế. Tuy nhiên chỉ số này chỉ có ý nghĩa thực tiễn khi được
tính tốn bằng các cơng cụ phù hợp và dựa trên quan niệm về việc làm chính thức. Đối với
nền kinh tế nước ta nói chung, đặc biệt là kinh tế khu vực nơng thơn nói riêng nơi mà phần
lớn lao động đang làm việc trong khu vực kinh tế nơng nghiệp và việc làm phi chính thức thì
chỉ số thất nghiệp là ít có ý nghĩa. Các tính tốn về thất nghiệp hiện nay chỉ chủ yếu dựa vào

khu vực việc làm chính thức. Do vậy khi một lao động mất việc trong khu vực chính thức sẽ
buộc phải nhanh chóng tìm việc làm trong nơng nghiệp hoặc trong khu vực phi chính thức để
có thu nhập ni sống bản thân và gia đình. Thực tế là lao động ở nơng thơn ln có việc để
làm, có thể là việc làm khơng chính thức, việc làm tự tạo, làm việc trong ngành nông nghiệp.
Đối với địa bàn nông thôn, với các hoạt động kinh tế nông nghiệp và khu vực việc làm phi
chính thức thì thiếu việc làm là chỉ số quan trọng. Về mặt thống kê cũng cho thấy thiếu việc
làm đang là vấn đề đáng quan tâm đối với lao động nông thôn TTH. Trong giai đoạn 2001 –
2015, các chỉ số về tình trạng thiếu việc làm ở lao động nông thôn TTH cao hơn mức trung
bình chung của cả tỉnh và cao hơn hẳn so với khu vực đơ thị (bảng 7). Tình trạng này cũng là
vấn đề phổ biến của nông thôn nước ta hiện nay. Tại thời điểm 2008, tỉ lệ thiếu việc làm
chung của cả nước là 5.10%, của khu vực đô thị là 2.34% và nông thôn cả nước là 6.10%.
Thiếu việc làm chung của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam trung bộ là 5.71%, khu vực
đô thị là 3.38% và nông thôn là 6.34% [8]. Thiếu việc làm ở nông thôn xét về bản chất chúng
tôi cho rằng đó biểu hiện của thất nghiệp trá hình. Có nghĩa là người lao động vẫn làm việc
hằng ngày nhưng tổng thời gian làm việc ở mức thấp, hiệu quả công việc mang lại thấp và
năng suất lao động thấp. Đây là một thực trạng rất phố biến trong lao động nơng thơn hiện
nay. Ngun nhân của tình trạng này xuất phát từ thực trạng LĐ tập trung nhiều ở nông thơn.
Nền kinh tế nơng nghiệp trình độ khoa học kỹ thuật thấp, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên nên
mang nặng tính thời vụ. Thêm vào đó chất lượng lao động thấp, khả năng tìm việc và tự tạo
việc làm thấp cùng với các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp ở nông thôn đang kém phát
743


triển là những nguyên nhân chính. Thiếu việc làm đang tạo ra một sự lãng phí lớn trong việc
huy động sức lao động cho nhiệm vụ phát triển kinh tế nói chung ở các địa bàn nơng thơn. Đó
cũng đang là nguyên nhân của nhiều vấn đề về xã hội như di cư tự do, tệ nạn xã hội ở các địa
bàn nông thôn hiện nay.
3.

Một số gợi ý về giải pháp và chính sách


Sử dụng lao động là một vấn đề kinh tế - xã hội chịu sự sự tác động tổng hợp của nhiều
nhân tố khác nhau, trong đó trọng tâm vẫn là các vấn đề kinh tế. Cùng với các giải pháp kinh
tế là việc giải quyết đồng bộ các vấn đề về chính sách, xã hội và hợp tác quốc tế về lao động
trong thời kì hội nhập sẽ là những vấn đề chủ chốt trong việc nâng cao hiệu quả và sử dụng
hợp lý nguồn lao động nông thôn hiện nay.
a)

Các giải pháp về kinh tế

Trong các giải pháp về kinh tế chúng tôi cho rằng trước hết phải xác định được một cơ
cấu kinh tế hợp lý có sự gắn kết chặt chẽ với cơ cấu sử dụng lao động. Đồng thời với cơ cấu
kinh tế hợp lý là vấn đề quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực phù hợp với đặc điểm
nguồn lao động và điều kiện phát triển ở địa bàn nông thôn, phù hợp với xu thế chuyển dịch
trong nước, khu vực và quốc tế.
- Xác định cơ cấu kinh tế hợp lý và chuyển dịch phù hợp gắn với điều kiện phát triển
của địa bàn nông thôn. Việc xác định cơ cấu kinh tế phù hợp và chuyển dịch một cách hợp lý
ở nông thôn sẽ là nhân tố tiên quyết để giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất xã hội với hai nguồn
lực quan trọng là tài nguyên thiên nhiên và sức lao động dồi dào ở nơng thơn, tạo ra sản phẩm
thích ứng với thị trường, khai thác tốt lợi thế từng khu vực lãnh thổ. Thơng qua đó các ngành,
các thành phần, các đơn vị lãnh thổ kinh tế sẽ có sự điều tiết để phân bổ và sử dụng hợp lý
nguồn lao động qua đó nâng cao hiệu quả nguồn lao động. Về cơ cấu kinh tế phù hợp xét ở
khía cạnh ngành chúng tôi cho rằng trong ngắn hạn, cơ cấu kinh tế của nông thôn TTH vẫn
phải lấy nông nghiệp làm nền tảng. Phát triển nơng nghiệp theo hướng hàng hóa, lấy đó làm
cơ sở tích lũy về vốn, kinh nghiệm quản lý để phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và
dịch vụ. Ở khía cạnh thành phần kinh tế, kinh tế ngoài nhà nước vẫn là thành phần chủ đạo
trong đó kinh tế hộ vẫn là chủ thể trung tâm. Do vậy tập trung các ưu tiên, hỗ trợ để phát triển
kinh tế hộ, khuyến khích đầu tư tập trung, chuyển sang kinh tế trang trại phát triển theo hướng
hang hóa. Tổ chức lại kinh tế tập thể để tìm ra mơ hình phù hợp, theo chúng tơi chú trọng
hướng dịch vụ của kinh tế tập thể nhằm tạo mối liên kết và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác

ở nông thôn. Kinh tế nhà nước nắm giữ vai trị định hướng và điểm tựa, khuyến khích kinh tế
đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực lợi thế của nông thôn TTH như nông nghiệp sinh thái, du
lịch nghỉ sinh thái, nghỉ dưỡng.
- Vấn đề quy hoạch và định hướng phát triển các ngành cụ thể:
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ thuần nông, đơn giản sang phát triển
nông nghiệp hỗn hợp. Trong cơ cấu kinh tế nơng thơn, nơng nghiệp là ngành đang đóng vai
trị chủ lực đối với vấn đề tạo ra việc làm cho phần lớn lao động. Điều này là một sự phù hợp
với mặt bằng trình độ lao động chung và điều kiện phát triển của các địa bàn nông thôn TTH.
Tuy nhiên q trình CNH, HĐH nơng nghiệp nơng thơn không thể diễn ra theo kiểu đốt cháy
giai đoạn, đi tắt đón đầu được mà phải có sự tích lũy, chuyển hóa từ từ. Do vậy phải đa dạng
744


hóa ngành nơng nghiệp ở nơng thơn TTH trên cơ sở thế mạnh về thủy sản, lâm nghiệp gắn với
sản xuất hành hóa.
+Đa dạng hóa trong phát triển các ngành nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
gắn với thị trường và các lợi thế ở nông thôn TTH. Trước hết vẫn phải khẳng định cho đến
hiện tại và trong thời gian định hướng cho khoảng 5 năm tới, kinh tế nông thôn TTH vẫn sẽ
phải đứng trên “đôi chân nông nghiệp”. Do vậy việc tổ chức, sắp xếp và quy hoạch lại các
hoạt động trong sản xuất nông nghiệp vẫn phải được xác định là một giải pháp quan trọng cho
kinh tế nơng thơn TTH nói chung, cho vấn đề sử dụng hợp lý lao động nói riêng. Thực tế
nghiên cứu và đánh giá trên cũng đã cho thấy nông nghiệp vẫn đang là ngành chiếm dụng tỉ
trọng và quy mơ lao động lớn nhất trong các nhóm ngành. Với quy mơ và trình độ như hiện
tại của số lao động này cùng với điều kiện phát triển thực tế ở nơng thơn TTH hiện nay thì
khơng thể chuyển đổi ngành nghề một cách nhanh chóng, ồ ạt cho số lao động này. Do vậy
trước hết để sử dụng hiệu quả nguồn lao động hiện tại ở nông thôn TTH thì vẫn phải duy trì
và phát triển các ngành nơng, lâm, ngư nghiệp theo hướng đa dạng hóa và sản xuất hàng hóa
để tận dụng hết thời gian lao động, tăng thu nhập cho người lao động.
+ Phát triển mạnh các ngành nghề phi nông nghiệp ở địa bàn nông thôn TTH
Phát triển của các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn là nhân tố tạo sự thay đổi cơ

cấu chủ thể sản xuất kinh doanh ở đây với sự xuất hiện của hộ kiêm, hộ hỗn hợp, các làng
nghề, xã nghề các cụm công nghiệp ở các địa bàn nông thôn. Đối với vấn đề sử dụng hợp lý
và hiệu quả nguồn lao động nông thôn hiện nay việc đẩy mạnh phát triển các ngành nghề phi
nông nghiệp được xem là một hướng đi chiến lược, điều này đã được xác định từ các chính
sách vĩ mơ đến thực tiễn quy hoạch ở nhiều địa phương trên cả nước. TTH là địa phương có
nhiều thuận lợi trong phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp cả về tự nhiên và kinh tế - xã
hội. Vì vậy phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp là một giải pháp quan trọng cho vấn đề
sử dụng hợp lý lao động nông thôn ở TTH trong giai đoạn tiếp theo.Các biện pháp cụ
thể:Khuyến khích và hỗ trợ, tạo các điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp vừa và
nhỏ đầu tư và phát triển ở địa bàn nông thôn; Phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp ở
nông thôn TTH gắn với điều kiện phát triển về tự nhiên, gắn với sản xuất nông nghiệp và nhu
cầu tiêu dung; Gắn kết các ngành nghề phi nông nghiệp ở TTH với hoạt động du lịch; Các
chính sách về vốn, hạ tầng nông thôn cũng là những nhân tố tác động không nhỏ đến sự phát
triển các ngành nghề phi nông nghiệp.
+ Tập trung phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp khai thác tài nguyên, công
nghiệp chế biến và xây dựng để tạo đà cho sự tăng trưởng của nhóm ngành cơng nghiệp –
xây dựng. Đối với TTH, chúng tôi cho rằng thế mạnh trước mắt của công nghiệp nông thôn
TTH là tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp khai thác tài nguyên (khoáng sản, vật liệu xây
dựng) và các ngành công nghiệp chế biến dùng nguyên liệu tại chỗ như nơng – lâm nghiệp thủy sản. Vì vậy trong chiến lược thay đổi cơ cấu kinh tế, ngành công nghiệp - xây dựng phải
tập trung cho các nhóm ngành này để gia tăng tỉ trọng công nghiệp và xây dựng. Đây là bước
chạy đà quan trọng để tích lũy về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm và trình độ lao động cho sự phát
triển giai đoạn tiếp theo của nhóm ngành công nghiệp – xây dựng.
+ Đối với ngành dịch vụ, tập trung phát triển các dịch vụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh và
đời sống ở nông thôn như vận tải, thương mại, tín dụng vừa và nhỏ… đồng thời ưu tiên cho
745


lĩnh vực du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại các địa bàn có điều kiện. Đây được xem là các lợi
thế trong phát triển của nhóm ngành dịch vụ ở nông thôn TTH nên được ưu tiên phát triển.
b)

Các giải pháp về chính sách
+ Chính sách về vốn cho lao động nông thôn TTH
Nhu cầu về vốn đang là một trong những khó khăn cho việc đầu tư mở rộng sản xuất
kinh doanh để tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn ở TTH hiện nay. Do
vậy tiếp tục xây dựng, bổ sung và thực hiện các hỗ trợ về vốn thơng qua các chính sách đang
là một giải pháp cần thiết đối với địa bàn nông thôn TTH thời gian tới. Các vấn đề cần phải
quan tâm giải quyết bao gồm:Về phía nguồn vốn cho vay, phải tăng cường thêm số lượng đơn
vị cung ứng vốn, ngồi các ngân hàng nhà nước nên khuyến khích các ngân hàng thương mại,
thành lập các quỹ tính dụng nhân dân ở các cơ sở cấp xã, nhất là các địa bàn khó khăn.Một
trong những khó khăn khi vay vốn là thủ tục để vay, cơ sở để thế chấp, hạn mức cho vay thấp,
đối tượng cho vay giới hạn. Vì vậy việc tháo gỡ những khó khăn này đòi hỏi sự cam kết và
vào cuộc của các bên liên quan.
+ Các chính sách về nơng nghiệp – nơng thơn nói chung
Đối với vấn đề sử dụng hợp lý LĐNT ở địa bàn nông thôn TTH hiện nay và trong thời
gian tới, các vấn đề cần quan tâm, ưu tiên giải quyết liên quan đến các chính sách này bao
gồm:
+ Chính sách đất đai: Đối với các giải pháp liên quan đến chính sách đất đai hiện nay ở
nơng thôn TTH trước hết phải thực hiện đầy đủ và tuyên truyền đến người dân các quy định
sửa đổi mới trong luật đất đai sửa đổi năm 2013 đã được Quốc hội phê duyệt. Đây là quy định
làm cơ sở quan trọng để người lao động yên tâm đầu tư quy mơ lớn và lâu dài trên diện tích
đất được cấp, được cho thuê. Quy định định này cũng là cơ sở để triển khai chiến lược về
“cánh đồng mẫu lớn” khi mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình,
cá nhân đáp ứng yêu cầu tích tụ đất đai phục vụ sản xuất nơng nghiệp theo hướng hiện đại,
quy mô lớn phù hợp với đường lối phát triển nơng nghiệp hàng hóa (Luật cho phép hộ gia
đình, cá nhân tích tụ với diện tích lớn hơn (không quá 10 lần hạn mức giao đất nơng nghiệp).
Cần nhanh chóng thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân để
họ có cơ sở làm thủ tục vay vốn và yên tâm đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên tài sản
được công nhận. Đây là vấn đề đang gặp nhiều khó khăn ở nơng thơn do liên quan đến nhiều
quy định chồng chéo nhau, nhiều cơ quan phải phối hợp.
Việc hoàn thiện các quy hoạch sử dụng đất chi tiết ở các địa bàn nông thôn để quản lý

tốt tài nguyên đất và đảm bảo hình thành các vùng chuyên canh, chuyên dụng trong sản xuất ở
địa bàn nông thôn. Đây là vấn đề đang bị bỏ ngỏ ở nhiều địa bàn nơng thơn trong đó có TTH.
Các quy hoạch sử dụng đất ở nông thôn chỉ mới ở mức khái quát và việc thực hiện thì chung
chung dẫn đến khó khăn trong quản lý, chuyển đổi mục đích sử dụng nhất là khó khăn trong
việc quản lý đất nơng nghiệp bị chuyển đổi.
+ Chính sách đầu tư hồn thiện và phát triển hạ tầng nông thôn ở TTH
Hạ tầng là nhân tố quan trọng tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, lưu thơng hàng hóa,
nâng cao mức sống ở nơng thơn. Do vậy đầu tư hồn thiện và phát triển hạ tầng sẽ là cơ sở để
thúc đẩy phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, tạo việc
làm và chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động ở các địa bàn nông thôn.
746


+ Chính sách về hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho địa bàn nông thôn.
Được mùa mất giá hoặc thực tế đầu ra cho nơng sản khó khăn ở nơng thơn khơng phải là
mới, gần đây nó càng trở nên “nóng” hơn khi nơng dân nhiều địa phương lên tiếng, các đại
biểu quốc hội cũng chất vấn bộ công thương về vấn đề này. Để giải quyết vấn đề này cần sự
phối hợp đồng bộ từ nhiều cơ quan, đơn vị sản xuất kinh doanh và phải được bắt đầu bằng các
chính sách định hướng. Trước hết vẫn phải duy trì hình thức tổ chức các đơn vị nhà nước
đứng ra thu mua, tạm trữ sản phẩm nông sản khi vào vụ chính mà thị trường diễn biến bất lợi
cho người sản xuất. Các cơ quan Nhà nước cần phải có các quy định về liên kết, cam kết một
cách chặt chẽ giữa Nhà nước và các doanh nghiệp cùng các chủ thể sản xuất kinh doanh ở địa
bàn nông thơn về tiêu thụ sản phẩm, hình thành cố định các mắt xích trong chuỗi giá trị sản
xuất kinh doanh ở các địa bàn nông thôn TTH hiện nay để tránh tình trạng được mùa mất giá
hoặc thương lái ép giá người lao động. Thống nhất các quy định về quy chuẩn chất lượng sản
phẩm để đảm bảo cạnh tranh và hướng ra thị trường quốc tế. Đăng kí thương hiệu hồng hóa
hoặc chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm đặc sản của địa phương để quảng bá và bảo vệ thương
hiệu trên thị trường.
c)
Các giải pháp về xã hội

- Đẩy mạnh giáo dục đào tạo, nhất là đào tạo nghề phù hợp để góp phần nâng cao chất
lượng lao động ở nông thôn.Kết quả nghiên cứu đã cho thấy chất lượng nguồn lao động ở
nông thôn TTH hiện nay là khá thấp cả trên phương diện giáo dục phổ thông và giáo dục đào
nghề .Với mặt bằng chất lượng như vậy rất khó để lao động nơng thơn có thể tự tạo ra việc
làm, phát triển cơng việc hoặc chuyển đổi ngành nghề. Vì vậy UBND tỉnh phải chỉ đạo các cơ
quan liên quan như sở LĐ TB&XH, Sở NN & PTNT, Sở giáo dục để xây dựng một chiến
lược đẩy mạnh về công tác giáo dục đào tạo, nhất là đào tạo ngành nghề cho lao động nơng
thơn để nâng cao mặt bằng dân trí và trình độ chuyên môn nghề nghiệp phù hợp cho người lao
động ở địa bàn nông thôn TTH hiện nay.
d) Giải pháp hợp tác quốc tế về lao động
Trong bối cảnh hiện tại của nhiều địa bàn nông thôn nước ta hiện nay nói chung, TTH
nói riêng, hợp tác quốc về lao động là một trong những giải pháp quan trọng và đã được triển
khai hiệu mang lại hiệu quả trong sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lao động. Một số vấn đề cụ
thể phải quan tầm bao gồm: Tăng cường công tác tuyên truyền vận động đề người lao động
hiểu rõ hơn về ý nghĩa, vai trò cũng như yêu cầu liên quan đến xuất khẩu lao động. Nâng cao
chất lượng trong giáo dục định hướng trong xuất khẩu lao động; Về công tác đào tạo lao động
của các đơn vị, doanh nghiệp tuyển lao động xuất khẩu: Yêu cầu các trung tâm đào tạo lao
động có định hướng xuất khẩu cần năng cao chất lượng đồ dùng dạy học, các trang thiết bị
phục vụ cho học tập và thực hành được đổi mới, thiết thực cho việc hành nghề sau này.Củng
cố và tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp đưa lao động đi làm
việc ở nước ngoài: Phải tập trung đảm bảo các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao
động hoặc hoạt động tư vấn xuất khẩu lao động phải công khai rõ ràng, minh bạch tại doanh
nghiệp và cho người lao động về thu nhập của người lao động được hưởng khi ra làm việc ở
nước ngoài và các khoản chi phí đối với người lao động theo đúng quy định về hoạt động
xuất khẩu lao động hiện hành.
4. Kết luận
Sử dụng lao động nông thôn đang là vấn đề đáng quan tâm đối với các nước đang phát
triển và trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế như nước ta. Ở tỉnh TTH đây cũng là nhiệm vụ
747



có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh nguồn LĐ nông thôn đang tập trung với quy mô lớn. Trong
giai đoạn 2001 – 2013, lao động nông thôn ở tỉnh TTH chiếm khoảng 2/3 so với lực lượng lao
động toàn tỉnh. Với cơ cấu theo tuổi đang rơi vào giai đoạn sung sức nhất cho việc huy động
sức lao động vào sản xuất thì đây là nguồn lực quan trọng làm động lực cho quá trình phát
triển kinh tế - xã hội của khu vực nơng thơn. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất trong vấn đề nâng
cao hiệu quả sử dụng lao động nông thôn là chất lượng lao động cịn thấp, phân bố khơng đều
về mặt lãnh thổ. Trong sử dụng lao động đang bộc lộ nhiều bất cập cần giải quyết như cơ cấu
lao động theo ngành, theo thành phần kinh tế mất cân đối, chuyển dịch chậm. Tình trạng thiếu
việc làm trong nơng thơn đang ở mức khá cao. Nhưng bất cập này đang tạo nên tình trạng
lãng phí nghiêm trọng nguồn lực phát triển ở nơng thơn. Vì vậy, việc đánh giá, xem xét các
giải pháp nhằm sử dụng hợp lý, hiệu quả LLLĐ nông thôn đang là vấn đề cấp thiết ở TTH nói
riêng, các địa bàn nơng thơn cả nước nói chung.
* Tác giả: Giảng viên chính Trường Đại học Duy Tân – Đà Nẵng, Gmail:
, Điện thoại: 0905198106

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Danh mục tài liệu tham khảo

Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (2010), Tổng điều tra dân
số và nhà ở Việt Nam 2009: Kết quả toàn bộ, Hà Nội.

Cục thống kê Thừa Thiên Huế (2014), Báo cáo chuyên đề về lao động và việc
làm tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013, Huế.
Cục thống kê Thừa Thiên Huế (2014), Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế năm
2013, Huế.
Sở KHCN tỉnh TTH (2005), Số liệu thống kê kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế 30
năm xây dựng và phát triển (1975 – 2005), NXB thống kê, tr 121.
Tổng cục thống kê (2001), Báo cáo tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và
Thủy sản, Hà Nội, (Phiên bản CD-Room)
Tổng cục thống kê (2006), Báo cáo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và
Thủy sản, Hà Nội,(Phiên bản CD-Room)
Tổng cục thống kê (2011), Báo cáo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và
Thủy sản, Hà Nội, (Phiên bản CD-Room)
Tổng cục thống kê (2014), Niên giám thống kê 2013, Hà Nội.
Tổng cục thống kê (2008), Báo cáo điều tra lao động việc làm, Hà Nội.

748



×