Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Giai cấp xã hội và Liên hệ thanh thiếu niên hiện nay môn CNKHXH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.28 KB, 16 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: Chủ nghĩa xã hội khoa học (CNXHKH15)

ĐỀ TÀI 9: Cơ cấu xã hội – giai cấp và liên minh giai cấp,
tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam – Liên hệ với vai trò của thanh niên, sinh viên trong
giai đoạn hiện nay

Giảng viên hướng dẫn : Võ Minh Tuấn
Sinh viên thực hiện : Tống Khánh Linh
Lớp
: K23KTDNE
Mã sinh viên
: 23A4020228

Hà Nội, ngày 13 tháng 6 năm 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
NỘI DUNG ....................................................................................................... 3
Phần 1. Phần lý luận ...................................................................................... 3
1.1 Khái quát lý luận về cơ cấu xã hội- giai cấp trong thời kỳ quá độ lên
CNXH ........................................................................................................ 3
1.2 Khái quát lý luận về vấn đề liên minh giai cấp trong thời kỳ quá độ
lên CNXH .................................................................................................. 5
Phần 2.Phần liên hệ thực tế và liên hệ bản thân ............................................ 6
2.1 Cơ cấu xã hội – giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ................................................... 6


2.2 Liên hệ thực tiễn với liên minh kinh tế 6 nhà (Nhà nước - Nhà khoa
học - Nhà doanh nghiệp - Nhà nông - Nhà ngân hàng - Nhà phân phối)
hiện nay ở Việt Nam. ................................................................................. 9
2.3 Liên hệ với vai trò của thanh niên, sinh viên trong giai đoạn hiện nay
.................................................................................................................. 11
2.4 Liên hệ bản thân................................................................................. 13
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 14


1

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong mọi thời đại lịch sử, sự biến đổi của cơ cấu xã hội - giai cấp tất yếu
luôn ảnh hưởng đến sự biến đổi của các cơ cấu xã hội khác và tác động đến sự
biến đổi của toàn bộ cơ cấu xã hội. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, Việt
Nam đang trong q trình đổi mới tồn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội thì đương nhiên cơ cấu xã hội – giai cấp cũng có nhiều biến động.
Tại Đại hội, lần thứ VI, Đảng ta đã chỉ ra: Trong thời kỳ quá độ cơ cấu giai
cấp xã hội cũ dần được thay thế bằng cơ cấu giai cấp của xã hội mới. Q
trình đó cần được thực hiện có kế hoạch gắn liền với các mục tiêu thực hiện
nhiệm vụ kinh tế - xã hội. Đồng thời, tập trung nghiên cứu cơ cấu xã hội - giai
cấp vì đây là một trong những cơ sở để nghiên cứu vấn đề liên minh giai cấp,
tầng lớp trong một chế độ xã hội nhất định.
Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ, Đảng ta đặc biệt
coi trọng việc thực hiện liên minh cơng-nơng-trí thức. Đại hội IX khẳng định
tính tất yếu của liên minh khi bước vào cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
Từ các lý do trên, em lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Cơ cấu xã hội – giai cấp

và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam – Liên hệ với vai trò của thanh niên, sinh viên trong giai đoạn
hiện nay”. Đây là một vấn đề vô cùng quan trọng và cấp thiết trong giai đoạn
hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Phân tích, nhận diện vị trí, vai trị và những biến đổi trong cơ cấu
xã hội - giai cấp và nội dung liên minh giai cấp, tầng lớp ở nước ta trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ đó xác định trách nhiệm của
thanh niên, sinh viên để góp sức tăng cường xây dựng khối liên minh giai cấp,


2

tầng lớp vững mạnh trong sự nghiệp xây dựng đất nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Nhiệm vụ:
Khái quát lý luận về cơ cấu xã hội- giai cấp và vấn đề liên minh giai cấp
trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
Cơ cấu xã hội - giai cấp và liên minh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Liên hệ thực tiễn liên minh kinh tế 6 nhà
(Nhà nước- Nhà khoa học- Nhà doanh nghiệp- Nhà nông- Nhà ngân
hàng- Nhà phân phối) hiện nay ở Việt Nam.
Liên hệ với vai trò của thanh niên, sinh viên trong cơ cấu giai cấp ở Việt
Nam hiện nay.
Quan điểm cá nhân về vấn đề này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Cơ cấu xã hội- giai cấp và vấn đề liên minh giai cấp
Liên hệ vs liên minh kinh tế 6 nhà và vai trò của thanh niên, sinh viên.
Phạm vi nghiên cứu: Cơ cấu xã hội- giai cấp và vấn đề liên minh giai cấp
trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề Cơ cấu xã
hội- giai cấp và vấn đề liên minh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng phương pháp luận biện chứng duy
vật với các phương pháp như: thống nhất lơgic và lịch sử, phân tích, tổng hợp,
khái quát hóa và hệ thống hóa.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài


3

Ý nghĩa lý luận: Đề tài giải quyết được vấn đề về vị trí, sự biến đổi của cơ
cấu xã hội – giai cấp và nguyên tắc, nội dung liên minh và xác định phương
hướng để tăng cường tính đồn kết dận tộc.
Ý nghĩa thực tiễn: Có kiến thức về sự biến đổi đa dạng của cơ cấu xã hội –
giai cấp và liên minh kinh 6 nhà tại Việt Nam đồng thời xác định rõ được
trách nhiệm, bài học cho sinh viên, thanh niên góp phần xây dựng khối đại
đoàn kết dân tộc.
NỘI DUNG
Phần 1. Phần lý luận
1.1 Khái quát lý luận về cơ cấu xã hội- giai cấp trong thời kỳ quá độ lên
CNXH
• Khái niệm cơ cấu xã hội và cơ cấu xã hội - giai cấp
Cơ cấu xã hội là những cộng đồng người cùng toàn bộ những mối quan hệ xã
hội do sự tác động lẫn nhau của cộng đồng ấy tạo nên.
Cơ cấu xã hội có nhiều loại, như: cơ cấu xã hội - dân cư, cơ cấu xã hội - nghề
nghiệp, cơ cấu xã hội - giai cấp, cơ cấu xã hội - dân tộc, cấu xã hội - tôn giáo..
Cơ cấu xã hội - giai cấp là hệ thống các giai cấp, tầng lớp xã hội tồn tại khách
quan trong một chế độ xã hội nhất định, thông qua những mối quan hệ về sở
hữu tư liệu sản xuất, về tổ chức quản lý q trình sản xuất, về địa vị chính trị xã hội... giữa các giai cấp và tầng lớp đó.

• Vị trí của cơ cấu xã hội - giai cấp trong cơ cấu xã hội
Trong hệ thống xã hội, mỗi loại hình cơ cấu xã hội đều có vị trí, vai trị xác
định và giữa chúng có mối quan hệ, phụ thuộc lẫn nhau. Cơ cấu xã hội - giai
cấp có vị trí quan trọng hàng đầu, chi phối các loại hình cơ cấu xã hội khác vì
những lý do cơ bản sau:


4

Cơ cấu xã hội liên quan đến các đảng phái chính trị và nhà nước, đến việc sở
hữu tư liệu sản xuất, tổ chức quản lý lao động, và phân phối thu nhập trong
một hệ thống sản xuất.
Sự biến đổi của cơ cấu xã hội – giai cấp tất yếu sẽ ảnh hưởng đến sự biến đổi
của các cơ cấu xã hội khác và tác đông đến sự biến đổi của toàn bộ cơ cấu xã
hội. Cơ cấu xã hội - giai cấp là căn cứ cơ bản để từ đó xây dựng chính sách
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi xã hội trong từng giai đoạn lịch sử
cụ thể.
Tuy nhiên, khơng nên tuyệt đối hóa vị trí của cơ cấu xã hội – giai cấp mà xem
nhẹ các loại cơ cấu xã hội khác.
• Sự biến đổi có tính quy luật của cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội
Cơ cấu xã hội -giai cấp của thời kỳquá độlên chủnghĩa xã hội thường xuyên
có những biến đổi mang tính qui luật sau đây:
Một là, sự biến đổi của cơ cấu xã hội- giai cấp luôn gắn liền với sự vận động
của cơ cấu kinh tế và do sự vận động của cơ cấu kinh tế quy định.
Ph.Ăngghen chỉ rõ: “Trong mọi thời đại lịch sử, sản xuất kinh tế và cơ cấu xã
hội - cơ cấu này tất yếu phải do sản xuất kinh tế mà ra, - cả hai cái đó cấu
thành cơ cở của lịch sử chính trị và lịch sử tư tưởng của thời đại ấy...”1
Hai là, cơ cấu xã hội – giai cấp biến đổi trong điều kiện các giai cấp và các
tầng lớp xã hội vừa đấu tranh, vừa liên minh, vừa xích lại gần nhau, tiến tới

cải tạo giai cấp bóc lột, từng bước xóa bỏ tình trạng người bóc lột người trong
xã hội.
Ba là, cơ cấu xã hội- giai cấp biến đổi phức tạp, đa dạng, làm xuất hiện các
tầng lớp xã hội mới. Ngồi giai cấp cơng nhân giai cấp nơng dân, tầng lớp trí
thức, giai cấp tư sản đã xuất hiện sự tồn tại và phát triển của các tầng lớp xã
1

C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb CTQG, H.1995, tập19, tr.33.


5

hội mới như: tầng lớp doanh nhân, tiểu chủ, tầng lớp những người giàu có và
trung lưu trong xã hội....
1.2 Khái quát lý luận về vấn đề liên minh giai cấp trong thời kỳ quá độ
lên CNXH
Xét về góc độ chính trị: Trong một chế độ xã hội nhất định, mỗi giai cấp
đứng ở vị trí trung tâm đều phải tìm cách liên minh với các giai cấp, tầng lớp
xã hội khác có những lợi ích phù hợp với mình để tập hợp lực lượng thực hiện
những nhu cầu và lợi ích chung - đó là quy luật mang tính phổ biến. Trong
cách mạng xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giai cấp
công nhân phải liên minh với giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao
động để tạo sức mạnh tổng hợp đảm bảo cho thắng lợi của cuộc cách mạng xã
hội chủ nghĩa cả trong giai đoạn giành chính quyền và giai đoạn xây dựng chế
độ xã hội mới.
Xét về góc độ kinh tế: Trong quá trình quá độ lên CNXH, liên minh cơng –
nơng – trí thức được hình thành xuất phát từ u cầu khách quan của q trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, và chuyển dịch cơ cấu từ sản xuất
nhỏ lên sản xuất lớn đòi hỏi phải có sự gắn kết thống nhất giữa sản xuất vật
chất và khoa học kỹ thuật trong điều kiện cách mạng công nghệ hiện đại.

Đồng thời xuất phát từ chính nhu cầu và lợi ích kinh tế của họ nên các chủ thể
trên mọi lĩnh vực tất yếu phải gắn bó thân thiết, chặt chẽ với nhau để đảm bảo
lợi ích. Song vẫn cịn có những biểu hiện vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn ở
mức độ khác nhau giữa các giai cấp.
Như vậy, liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội là sự liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau... giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội
nhằm thực hiện nhu cầu và lợi ích của các chủ thể trong khối liên minh, đồng
thời tạo động lực thực hiện thắng lợi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.


6

Phần 2. Phần liên hệ thực tế và liên hệ bản thân
2.1 Cơ cấu xã hội – giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
2.1.1 Cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam
Sau thắng lợi của các cuộc cách mạng lật đổ thực dân và thống nhất đất nước,
cả nước ta bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH. Vì vậy, cơ cấu xã hội – giai
cấp có những biến đổi nhất định sau đây:
Sự biến đổi cơ cấu xã hôi – giai cấp vừa tuân theo tính quy luật chung, vừa
mang tính đặc thù của xã hội Việt Nam: sự biến đổi này bị chi phối bởi sự
biến đổi cơ cấu kinh tế, dẫn đến hình thành nên giai cấp mới đa dạng, sự biến
đổi này mang tính đặc thù riêng của thời kỳ quá độ ở nước ta. Từ đại hội VI
(1986), Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường kinh tế nhiều thành phần
định hướng xã hội chủ nghĩa từ đó cũng tác động đến cơ cấu xã hội – giai cấp
từ giản đơn thành đa dạng.
Trong sự biến đổi của cơ cấu xã hội - giai cấp, vị trí, vai trị của các giai cấp,
tầng lớp xã hội ngày càng được khẳng định. Cơ cấu xã hội - giai cấp của Việt
Nam ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bao gồm những giai cấp, tầng lớp

cơ bản sau:
Giai cấp cơng nhân Việt Nam có vai trị quan trọng đặc biệt, là giai cấp lãnh
đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; xu
hướng sẽ ngày càng đa dạng trong cơ cấu ngành nghề, trình độ, kỹ năng của
công nhân ngày nay ngày càng được nâng lên, giữ vai trò tiên phong đi đầu
trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Giai cấp nơng dân có vị trí chiến lược, gắn liền với công cuộc xây dựng
nông thôn mới, là cơ sở và lực lượng xây dựng cũng như bảo Tổ quốc. Trong
thời kỳ q độ, giai cấp nơng dân có xu hướng giảm nhưng chất lượng ngày


7

càng được cải tiến với những trang trại lớn, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi hiện
đại… Tuy nhiên xuất hiện sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt trong giai cấp này.
Đội ngũ trí thức là lực lượng lao động sáng tạo, tăng nhanh về mặt số lượng,
đa dạng hóa trong cơ cấu nghề nghiệp và lĩnh vực hoạt động. Sản phẩm lao
động của trí thức đến sự phát triển xã hội về cả mặt đời sống vật chất và cả về
đời sống tinh thần. Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm
trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của
Đảng và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị.
Đội ngũ doanh nhân trực tiếp đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của
đất nước, giải quyết việc làm cho người lao động và tham gia giải quyết các
vấn đề an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo. Hiện nay đã xuất hiện nhiều nhà
máy, tập đồn tư nhân, cơng ty có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam như:
Samsung, Canon…
Phụ nữ là một lực lượng quan trọng và đông đảo trong đội ngũ những người
lao động, có vai trị quan trọng trong gia đình. Ở nhiều quốc gia, phụ nữ duy
trì sảnh hưởng của mình trên nhiều lĩnh vực. Ngày nay, vị trí của người phụ
nữ càng được khẳng đinh điển hình là bà Nguyễn Thị Kim Ngân – Chủ tịch

Quốc hội khóa 8 của nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam.
Đội ngũ thanh niên là chủ nhân tương lai của đất nước. Tăng cường giáo dục
lý tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống văn hóa, ý thức cơng dân cho thanh
niên, nhất là học sinh, sinh viên để hình thành thế hệ thanh niên có phẩm chất
tốt đẹp, có khí phách và quyết tâm hành động góp phần xây dựng bảo vệ Tổ
quốc.
Tóm lại, trong thời kỳ quá độ xã hội – giai cấp có sự biến đổi, xuất hiện
những giai cấp mới có vai trị, vị trí nhất định. Vì vậy, cần phải có những giải
pháp sát thực, đồng bộ và tác động tích cực để các giai cấp, tầng lớp có thể
khẳng định vị trí và phát huy đầy đủ vai trị của mình trong cơ cấu xã hội và
trong sự nghiệp phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.


8

2.1.2 Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam
Trong suốt thời kỳ quá độ, liên minh công – nông – trí thức là lực lượng chính
trị – xã hội cơ bản, là nền tảng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
• Nội dung liên minh
Nguyên tắc cơ bản của liên minh là kết hợp đúng đắn các lợi ích về chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội.
Nội dung kinh tế: Đây là nội dung cơ bản, quyết định nhất, là sự kết hợp
đúng đắn lợi ích kinh tế giữa các giai công công nhân, nông dân và đội ngũ trí
thức được thể hiện thơng qua hoạt động kinh tế giữa công nghiệp, nông
nghiệp và giữa các ngành sản xuất nghiên cứu ứng dụng khoa học và sản
xuất, giữa các trường đại học. Ngoài ra, liên minh kinh tế còn thể hiện vai trò
của Nhà nước với từng giai cấp. Nhiệm vụ và cũng là nội dung kinh tế xuyên
suốt của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là: “Phát triển kinh tế
nhanh và bền vững… giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mơ hình tăng

trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa…”2
Nội dung chính trị: Liên minh cơng – nơng – trí vì mục tiêu chung là độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nguyên tắc chính trị của liên minh là do Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Đây là sự đảm bảo về đường lối, chiến lược,
sách lược đúng cho liên minh thực hiện sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Liên minh giai cấp là nòng cốt của Măt trận Tổ quốc, nền tảng do nhà
nước của dân, do dân, vì dân. Khi thực hiện liên minh chính trị phải gắn liền
với hoạt động kinh tế, giao lưu hội nhập quốc tế.
Nội dung văn hóa xã hội: Tổ chức liên minh để các lực lượng dưới sự lãnh
đạo của Đảng cùng nhau xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc, đồng thời tiếp thu những tinh hoa, giá trị văn hóa của nhân
Đảng Cộng sản Việt Nam, văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb.CTQG,
H. 2016, tr.158
2


9

loại và thời đại. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xố đói giảm nghèo;
thực hiện tốt các chính sách xã hội đối với cơng nhân, nơng dân, trí thức và
các tầng lớp nhân dân.
2.1.3 Phương hướng xây dựng cơ cấu xã hội – giai cấp và tăng cường liên
minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa: giải quyết mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và đảm bảo tiến độ, công bằng xã hội, tạo môi trường và điều
kiện thức đẩy sự biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp theo hướng tích cực.
Tạo sự đồng thuận và phát huy tinh thần đoàn kết thống nhất giữa các lực
lượng trong khối liên minh và toàn xã hội
Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, đẩy mạnh phát triển khoa học và công
nghệ, môi trường và điều kiện xây dựng và phát huy vai trò của các chủ thể

trong khối liên minh.
Đổi mới hoạt động của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc nhằm cường khối
liên minh và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
2.2 Liên hệ thực tiễn với liên minh kinh tế 6 nhà (Nhà nước - Nhà khoa
học - Nhà doanh nghiệp - Nhà nông - Nhà ngân hàng - Nhà phân phối)
hiện nay ở Việt Nam.
Mơ hình liên minh giai cấp, tầng lớp ở Viêt Nam nổi bật là liên minh kinh tế 6
nhà trong lĩnh vực nông nghiệp.
Việt Nam là nước có tiềm năng rất lớn trong phát triển nông nghiệp. Trước
đây, với quy mô sản xuất nhỏ lẻ, nơng dân chủ yếu sản xuất cái đã có chứ
chưa sản xuất cái thị trường cần, khơng có mối tiêu thụ dẫn đến mất giá và
cuộc sống của nông dân bấp bênh.
Trước thực trạng trên các mối liên kết 4 nhà, liên kết 5 nhà trong sản xuất
nông nghiệp đã từng bước hình thành, tạo sự phát triển mới trong sản xuất


10

nông nghiệp. Tuy nhiên, với sự hội nhập quốc tế ngày càng mở rơng, mơ hình
liên kết 6 nhà được đề cập gồm (Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà doanh
nghiệp - Nhà nông - Nhà ngân hàng - Nhà phân phối) làm tính liên kết trở nên
bền vững và mạnh mẽ hơn. Ngoài các “nhà” đã đồng hành từ trước thì có hai
nhà giữ vị trí quan trọng là nhà doanh nghiệp và nhà phân phối.
Trong mối liên kết 6 nhà thì Nhà nước giữ vai trị người cầm cân nẩy mực
trong việc xây dựng chính sách, cịn Nhà đầu tư (doanh nghiệp) là cánh tay
phải của mối liên kết này. Nhà doanh nghiệp mới đủ nguồn lực để sản xuất
quy mô lớn đầu tư các trang thiết bị, công nghệ bảo quản, chế biến hiện đại,
giúp nâng cao chất lượng, giá trị nơng sản.
Hơn nữa khi có thêm các nhà phân phối tham gia vào chuỗi giá trị nông sản
không chỉ tăng sản lượng tiêu thụ, giúp đưa sản phẩm đi xa, mà cịn góp phần

định hướng sản xuất hàng hóa, hạn chế tình trạng được mùa mất giá.
Vai trò của Nhà Ngân hàng là tạo điều kiện cho nơng dân, doanh nghiệp tiếp
cận nguồn vốn tín dụng thơng qua các gói vay ưu đãi hỗ trợ người nơng dân.
Cịn Nhà Khoa học có vai trị tìm hiểu, nghiên cứu các kỹ thuật chăn nuôi, kỹ
thuật trồng, lai tạo, ghép giống… sao cho phù hợp với trình độ chuyên môn
và phù hợp với nhận thức, phù hợp với mơ hình, loại hình nơng nghiệp.
Qua đây, ta thấy được vai trị nhất định của mơ hình liên kết 6 nhà trong nơng
nghiệp. Nhờ áp dụng mơ hình trên mà ngành nông nghiệp nước ta ngày càng
phát triển. Mặc dù đại dịch COVID-19 hoành hoành nhưng 9 tháng năm
2020, tổng trị giá xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 30,05 tỷ USD, tăng
1,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Liên kết sản xuất là yếu tố quan trọng trong giai đoạn hiện nay nhằm phát
triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Mơ hình liên minh kinh tế 6 nhà là
ứng dụng thực tiễn điển hình của liên minh giai cấp trong thời kỳ quá độ chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam. Cần phát triển chặt chẽ liên kết 6 nhà để nông


11

nghiệp tiếp tục tăng trưởng, nơng sản có tính cạnh tranh cao, góp phần đưa
nền nơng nghiệp Việt Nam phát triển hiện đại, bền vững.
2.3 Liên hệ với vai trò của thanh niên, sinh viên trong giai đoạn hiện nay
Để góp phần củng cố khối liên minh giai cấp, tầng lớp và xây dựng khối đại
đoàn kết toàn dân, đây khơng chỉ là trách nhiệm của Đảng mà cịn là trách
nhiệm của thanh niên, sinh viên trong việc xây dựng khối đại đồn kết dân
thơng qua những hành động sau:
Ln ghi nhớ, biết ơn quá khứ hào hùng của dân tộc: Biết ơn các anh
hung, chiến sĩ đã hy sinh anh dũng từ đó nhận thức được trách nhiệm của tầng
lớp thanh niên, sinh viên – chủ nhân tương lai của đất nước trong việc giữ gìn
và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Nhận thức được lý tưởng cách mạng, có tình u q hương, đất nước
sâu sắc, sẵn sàng chiến đấu khi Tổ quốc cần: Xây dựng đạo đức chính trực,
lối sống lành mạnh, ý thức tơn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và
pháp luật, quán triệt tư tưởng đại đoàn kết là vấn đề sống cịn của dân tộc.
Tích cực học tập, nghiên cứu, lao động, phát triển trí tuệ, thể lực: Ni
dưỡng ước mơ, hồi bão, xung kích, sáng tạo, làm chủ khoa học, cơng nghệ
hiện đại, phát huy vai trị của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
Ln đặt lợi ích chung lên lợi ích cá nhân: Vì mục tiêu chung mà phấn đấu,
phải có trách nhiệm với cơng việc được giao, biết nhìn nhận cái đúng cái sai,
biết lắng nghe để tự sửa chữa, thẳng thắn phê bình với cái ích kỷ, trái với lý
tưởng cách mạng.
Phát huy truyền thống đoàn kết, thương thân, tương ái: Tham gia tích cực
các hoạt động tình nguyện, hỗ trợ người có hồn cảnh khó khăn, “lá lành đùm
lá rách”. Nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid 19 hiện nay, ta có thể thấy
được tinh thần đồn kết dân tộc mạnh mẽ hơn bao giờ hết, cả nước chung tay


12

đẩy lùi dịch bệnh, đã có rất nhiều thanh niên xung phong tham gia tình
nguyện, hỗ trợ mà khơng màng đến gian khổ, hiểm nguy lao đến tâm dịch.
Hưởng ứng tích cực các phong trào, hoạt động của Đồn trường cũng
như MTTQ tổ chức: Như “Thanh niên lập nghiệp", "Tuổi trẻ giữ nước”,
phong trào "Thi đua tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" góp phần nâng
cao nhận thức, trách nhiệm, lan tỏa được tinh thần đoàn kết. Điển hình 29/5
vừa qua, là ngày cả nước đi bầu cử, thanh niên, sinh viên đã tích cực tham gia
bầu cử, đây là hành động không chỉ thực hiện nghĩa vụ mà cịn xây dựng bộ
máy nhà nước vững mạnh.
Khơng phân biệt các dân tộc, tôn giáo, các giai cấp, các ngành nghề trong

một mặt trận dân tộc thống nhất: Phê phán, lên án sự phân biệt giàu nghèo,
tôn giáo, ngành nghề giữa các giai cấp. Mọi tầng lớp trong xã hội đều có
quyền bình đằng ngang nhau, đều được tơn trọng như nhau.
Tuyên truyền, lan tỏa tư tưởng đoàn kết dân tộc: Cùng với tổ chức Đoàn
thanh niên tuyên truyền tư tưởng đại đoàn kết dân tộc: Trong các lĩnh vực văn
hóa, kinh tế và an ninh quốc phịng: Cương quyết chống lại những ý kiến
xuyên tạc, gây mất đoàn kết trong nhân dân. Có thể sử dụng hiệu quả các
phương tiện truyền thông như facebook, youtube…để tuyên truyền tinh thần
đồn hết dân tộc, phải xử lí, báo cáo ngay khi thấy trường hợp tuyên truyền
chống nhà nhà nước, chia rẽ sự đoàn kết trong nhân dân.
Ngoài ra, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ cần chăm lo, phát huy và bảo
đảm quyền làm chủ của nhân dân, hỗ trợ tầng lớp thanh niên, sinh viên phát
huy hết vai trò, góp phần tăng cường sức mạnh khối đại đồn kết toàn dân tộc.
Cùng nhau xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, đảm
bảo thế và lực cho đất nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã
hội chủ nghĩa.


13

2.4 Liên hệ bản thân
Qua nội dung về cơ cấu xã hội – giai cấp và liên minh giai cấp trong thời kỳ
quá độ xã hội chủ nghĩa, em đã có cái nhìn rõ ràng hơn về đặc điểm, vị trí và
xu hướng biến đổi của cơ cấu xã hội – giai cấp và tính tất yếu, tầm quan trọng
của liên minh giữa các giai cấp trong thời kỳ quá độ lên XHCN ở Việt Nam.
Đồng thời xác định rõ trách nhiệm của bản thân khi đang trong độ tuổi thanh
niên. Là sinh viên của Học viện Ngân Hàng, em quyết sẽ tu dưỡng đạo đức,
lối sống trách nhiệm, cố gắng học tập hết mình để sau này trở thành người có
ích đóng góp sức mình xây dựng đất nước ngày càng văn minh, phát triển.
Hơn nữa, em sẽ luôn tích cực tham gia các hoạt động, phong trào của Đồn

trường, nhất là các hoạt động tình nguyện, hỗ trợ những bạn có hồn cảnh khó
khăn. Trong bối cảnh đại dịch Covid hiện nay, em đã đóng góp sức nhỏ của
mình tham gia hỗ trợ trực chốt, đo thân nhiệt, làm mũ chắn ở địa phương,
quyên góp vào quỹ vacxin Covid 19, đây chính là lúc tinh thần đồn kết dân
tộc được nêu cao hơn bao giờ hết, cả nước chung tay đẩy lùi đại dịch.
Đặc biệt, luôn nuôi dưỡng tình u q hương, đất nước, ln sẵn sàng khi Tổ
quốc lâm nguy. Tuyên truyền trên các phương tiện truyền thơng tinh thần dân
tộc, lí tưởng cách mạng, và báo cáo với chính quyền những trường hợp tung
tin xấu làm chia rẽ nội bộ, trái đạo đức.
KẾT LUẬN
Như vậy, việc nghiên cứu về cơ cấu xã hội - giai cấp và liên minh giai cấp
trong thời kỳ quá độ lên CNXH nói chung và ở Việt Nam nói riêng là vô cùng
quan trọng. Đảng và Nhà nước ta cần tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng
hoạt động của Mặt trận Tổ quốc với việc tăng cường khối liên minh giai cấp,
tầng lớp và xây dựng khối đại đoàn kết tồn dân đặc biệt phát huy vai trị của
tầng lớp thanh niên, sinh viên. Cả nước đồng lòng xây dựng vì mục tiêu "dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh".


14

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1.Khoa Lý Luận Chính Trị (2021), Bài tập Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học, Học
viện Ngân Hàng, Hà Nội.
2. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2019), Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học
(Dành cho bậc Đại học – Khơng chun Lý luận Chính Trị), Hà Nội.
Tài liệu trực tuyến
1.Nguyễn Thị Tuyết - Hà Sơn Thái (2019), “Chủ nghĩa Mác – Lê Nin về liên
minh giai cấp, tầng lớp trong cách mạng xã hội chủ nghĩa…”, Trang thông tin

điện tử Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
mattran.org.vn/hoi-dong-tu-van/chu-nghia-mac-lenin-ve-lien-minh-giai-captang-lop-trong-cach-mang-xhcn2. Hoàng Mẫn (2018), “Liên kết “6 nhà”: Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp”,
Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam.
/>3. Nguyễn Đình Tấn (2019), “Sự biến đổi của cơ cấu giai - tầng xã hội và
những vấn đề đặt ra trong bối cảnh hiện nay”, Trang Lý Luận Chính Trị
lyluanchinhtri.vn/home/index.php/dien-dan/item/2955-su-bien-doi-cua-cocau-giai-tang-xa-hoi-va-nhung-van-de-dat-ra-trong-boi-canh-hien-nay.html
4.Nguyễn Thị Phương Hoa (2019), “Củng cố, phát triển khối đại đoàn kết
toàn dân tộc hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Tuyên giáo.
/>


×