Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

PHẦN II tự phê bình và pb

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.65 KB, 18 trang )

TỈNH ỦY LÂM ĐỒNG
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
***

BÀI THU HOẠCH
PHẦN II.NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VÀ LỊCH
SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Nội dung:
“TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH TRONG ĐẢNG CỘNG SẢN- LIÊN HỆ
THỰC TẾ TẠI ĐẢNG BỘ XÃ ĐAN PHƯỢNG HUYỆN LÂM HÀ TỈNH
LÂM ĐỒNG”

Học viên
Đơn vị:
Lớp

: Đàm Thị Hương Giang
: Hội LHPN xã Đan Phượng
: Trung cấp LLCT-HC K35

Lâm Đồng, tháng 8 năm 2021

1


MỤC LỤC

PHẦN I. MỞ ÐẦU
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đặc biệt tới công tác xây
dựng, chỉnh đốn Đảng. Để bảo đảm cho Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, thực


sự “là đạo đức, là văn minh”, giữ vững vai trò lãnh đạo với sự nghiệp cách
mạng, Người nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng phải ln đề cao
“tự phê bình và phê bình”. Trước lúc “đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị
cách mạng đàn anh khác”, Người đã để lại bản Di chúc thiêng liêng có ý nghĩa
to lớn đối với toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, nhất là đối với công tác xây
dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.
Trong bản Di chúc viết năm 1965, trước hết, Người nói về Đảng trong
đó đề cập đến ba vấn đề trọng đại: Một là, vấn đề đoàn kết trong Đảng. Hai là,
vấn đề tự phê bình và phê bình trong Đảng. Ba là, vấn đề đảng cầm quyền. Đây
là ba vấn đề cốt lõi, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác xây dựng,
chỉnh đốn Đảng.
Vấn đề tự phê bình và phê bình trong Đảng, được Người đặc biệt quan
tâm, Người căn dặn: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và
nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển
sự đoàn kết và thống nhất của Đảng”. Nghiên cứu, quán triệt và vận dụng những
chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình trong Di chúc có ý
nghĩa giá trị sâu sắc đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhất là trong
giai đoạn cách mạng hiện nay, góp phần thiết thực nâng cao năng lực lãnh đạo
và sức chiến đấu của Đảng.

2


Sau q trình học tập tại trường chính trị tỉnh Lâm Đồng và tình hình
thực tế của địa phương và đơn vị công tác, tôi chọn nội dung: “ Tự phê bình và
phê bình trong Đảng Cộng sản-liên hệ thực tế tại Đảng bộ xã Đan Phượng huyện
Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng” làm bài thu hoạch đối với học phần II. Những vấn đề
cơ bản về đảng cộng sản và lịch sử đảng cộng sản Việt Nam.

3



PHẦN II. NỘI DUNG
I. NGUYÊN TẮC TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH TRONG ĐẢNG
CỘNG SẢN
1. Khái niệm cơ bản và cơ sở pháp lý
Để nghiên cứu về nội dung và tính chất của cơng tác tự phê bình và phê
bình trong Đảng Cộng sản trước hết phải làm rõ các khái niệm liệm liên quan:
- Từ điển tiếng Việt (1997) giải nghĩa: “Phê bình” (phê là bày tỏ ý kiến;
bình là phân định đúng sai): Xem xét, phân tích, đánh giá ưu và khuyết điểm;
Nêu khuyết điểm để góp ý kiến, chỉ trích; Nhận xét, đánh giá tác phẩm văn học.
- Theo điều lệ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng là một tổ chức chặt
chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ
chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí,
kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê
bình, đồn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết
với nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
- Tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng, là phương pháp
để giáo dục, rèn luyện đảng viên, là vũ khí sắc bén để chống tả khuynh và hữu
khuynh; uốn nắn những lệch lạc trong nhận thức; ngăn chặn suy thoái tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống; khắc phục tư tưởng ngại khó, ngại khổ; tư tưởng chủ
quan, nóng vội, duy ý chí; nói thẳng, nói thật; nhận rõ những khuyết điểm, yếu
kém, sai phạm… nhằm mục đích để xây dựng, củng cố sự đoàn kết thống nhất
trong Đảng, xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh, nâng cao đạo
đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, tăng cường đoàn kết, thống nhất từ
trong tư duy, nhận thức, lý tưởng đến hành động cách mạng.
- Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, để
thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ thì cần phảo đảm bảo nội dung được quy
định đối với cấp uỷ các cấp phải báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của
mình trước đại hội cùng cấp, trước cấp uỷ cấp trên và cấp dưới; định kỳ thơng

báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện tự
phê bình và phê bình.Nhiệm vụ thường xuyên tự phê bình và phê bình của Đảng
viên được quy định tại Điều 2 của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.
4


- Bên cạnh đó, quyền Đảng viên tại Điều 3 của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt
Nam có quy định Đảng viên có quyền phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ
chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với
các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.Điều 23 của Điều lệ Đảng
Cộng sản Việt Nam cũng quy định Tổ chức cơ sở đảng có nhiệm vụ thực hiện tự
phê bình và phê bình.
Như vậy, chúng ta thấy được tự phê bình và phê bình là một trong những
nguyên tắc quan trọng, sống còn của Đảng.
2. Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.1. Nguyên tắc
Nguyên tắc, phương châm tự phê bình và phê bình chủ yếu thực hiện ở chi
bộ và cấp ủy đảng. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của Đảng ta trong
việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng nên phải được thực hiện thường xuyên. Bởi,
một đảng che giấu khuyết điểm là một đảng hỏng (Hồ Chí Minh). Trong thực
hiện tự phê bình và phê bình cịn phải dựa vào dân, động viên, tạo cơ chế cho
nhân dân giám sát và phê bình tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, khi thực hiện tự phê bình và phê bình phải:
thứ nhất, thật thà, thẳng thắn, khách quan, trung thực và mục đích là nhằm giúp
nhau tiến bộ; thứ hai, dựa trên tình đồng chí và thương u lẫn nhau; thứ ba,
phải đảm bảo tinh thần dân chủ và đoàn kết nội bộ; thứ tư, phải bảo đảm nguyên
tắc tập trung dân chủ, có kết luận theo nguyên tắc đa số nhưng có tơn trọng ý
kiến thiểu số; thứ năm, phải dám nhận khuyết điểm, nhận trách nhiệm nếu bản
thân có khuyết điểm, sai sót; thứ sáu, theo dõi quá trình sữa chữa khuyết điểm
của bản thân và đồng chí mình để tránh “đánh trống bỏ dùi”…

Như vậy, trong tự phê bình và phê bình, phải tránh bệnh chủ quan, động cơ
cá nhân, thiếu dân chủ, không công khai, bản thân che giấu khuyết điểm của
mình hoặc bao che khuyết điểm, dĩ hòa vi quý, nể nang, hoặc giấu diếm, không
tự giác nhận khuyết điểm, quanh co, đổ cho lý do khách quan, cho cấp dưới cấp
trên, đặc biệt là lợi dụng đấu tranh tự phê bình và phê bình làm mất đồn kết…
2.2 Tính chất
Một là, tính đảng:
5


- Phải trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, Cương lĩnh, đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, trên cơ sở các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt
Đảng để tự phê bình và phê bình; phải đấu tranh không khoan nhượng với
những tư tưởng và hành động sai trái; khơng chấp nhận tính thụ động, bàng quan
với những sai lầm, khuyết điểm của bản thân và của đồng chí mình.
- Tự phê bình và phê bình ngay khi thấy có những biểu hiện lệch lạc, phải
đối chiếu với yêu cầu tư cách, tiêu chuẩn đảng viên, cán bộ và những quy định
của Đảng để tự phê bình và phê bình, khơng đợi đến khi sai lầm, khuyết điểm
đã rõ ràng, có bằng chứng pháp lý mới tiến hành tự phê bình và phê bình.
Hai là, tính giáo dục:
Tự phê bình và phê bình của Đảng Cộng sản nhằm mục đích chính là củng
cố Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, tăng cường
đoàn kết thống nhất trong Đảng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, phong cách cơng
tác, phát triển trí tuệ, nâng cao năng lực của cán bộ, đảng viên... Đây là những
điểm thể hiện rõ nhất tính giáo dục sâu sắc của tự phê bình và phê bình của
Đảng Cộng sản. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ tự phê bình và phê bình "một mặt
là để sửa chữa cho nhau. Một mặt là để khuyết khích nhau, bắt chước nhau"; “để
dạy dỗ đảng viên, dạy dỗ quần chúng".
Ba là, khách quan, trung thực, chân thành và cơng khai:
- Tự phê bình bản thân phải trung thực, phải thật thà nhận khuyết điểm để

tìm cách sửa chữa.
- Phê bình người khác phải tôn trọng thực tế khách quan, không vội vàng
quy kết cho đồng chí mình; phải chân thành, thân ái, trên tình đồng chí.
- Tự phê bình và phê bình phải cơng khai: cơng khai nói rõ những ưu điểm,
khuyết điểm của mình và của đồng chí mình, phân tích, xem xét, đánh giá mọi
công việc của tổ chức đảng trước mặt cán bộ, đảng viên và tiến hành trong tổ
chức đảng. Khơng phê bình trước mặt mà nói sau lưng, đó là việc làm khơng
trong sáng.
Bốn là, cụ thể, thiết thực và kịp thời:
- Tự phê bình và phê bình cụ thể, thiết thực là phải có nội dung, có địa chỉ,
6


phải chỉ ra được đúng, sai, nguyên nhân và cách khắc phục, phải gắn với điều
kiện cụ thể của từng tổ chức Đảng và từng cán bộ, đảng viên, gắn với việc thực
hiện nhiệm vụ chính trị, với chức trách, nhiệm vụ của từng cán bộ, đảng viên.
- Tính kịp thời của tự phê bình và phê bình tức là phải tự phê bình và phê
bình ngay những sai lầm, khuyết điểm của cán bộ, đảng viên và của tổ chức
đảng, khơng để chúng tích tụ lại, trầm trọng thêm, ngăn chặn không để chúng tái
diễn ở cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng khác.
2.3 Cở sở thực tiễn
Trên thực tế, có đấu tranh một cách khách quan, trung thực và động cơ
trong sáng mới đồn kết được. Vì vậy, nếu ai đó cho rằng, đấu tranh tự phê bình
và phê bình là mất đồn kết và sợ mất đồn kết là khơng đúng và các khuyết
điểm thường tích tụ, nhỏ thành lớn, có khi rất phức tạp. Sợ mất đồn kết nên có
ít khơng dám thẳng thắn đấu tranh tự phê bình và phê bình, lại nặng bệnh dĩ hịa
vi q, bằng mặt khơng bằng lịng, che giấu khuyết điểm, kiểu ta khơng đụng
đến người thì người khơng đụng đến ta, tâm lý yên thân, hoặc tránh né, phê bình
theo lối thiên vị… là thực trạng thường thấy khơng ít tổ chức đảng hiện nay.
Quan sát ta thấy có nhiều loại khuyết điểm: khuyết điểm liên quan nguyên

nhân khách quan hoặc nguyên nhân chủ quan là chính; khuyết điểm liên quan
tới trình độ, năng lực; khuyết điểm liên quan tới tác phong, phương pháp công
tác; khuyết điểm liên quan tới phẩm chất đạo đức, tư cách, lối sống; khuyết điểm
liên quan tới lập trường tư tưởng chính trị; khuyết điểm liên quan đến pháp luật
của Nhà nước… Thường là khi có khuyết điểm liên quan tới phẩm chất đạo đức,
lối sống, tư cách, lập trường tư tưởng chính trị, pháp luật của Nhà nước… thì
chủ thể hay quanh co, trốn tránh, ít khi dám thừa nhận. Do đó, đấu tranh tự phê
bình và phê bình thường là một q trình khó khăn bởi nó khơng chỉ liên quan
tới nhiều sự kiện có khi phức tạp, bị che lấp mà cịn do tâm lý con người thường
cái tốt thì phơ ra cái xấu xa thì che lại, chỉ khi được trưng ra chứng cứ rõ ràng
mới phải nhận mà thơi. Có thể nói, tự phê bình và phê bình ở chi bộ có khơng ít
khó khăn và tế nhị.
Vì vậy, thực hiện tự phê bình và phê bình ở chi bộ phải có phương pháp và
7


nghệ thuật. Nghĩa là phải có chuẩn bị, có ý thức thường trực, khi phát hiện có
dấu hiệu khuyết điểm và sai lầm, phải có nghiên cứu, tìm hiểu lý do, chứng cứ,
tâm lý. Cấp ủy phải có lãnh đạo, chỉ đạo và phải làm gương, phải tự giác trước
(nhất là khuyết điểm của cấp ủy và người đứng đầu). Phải biết kết hợp cương
quyết và mềm dẻo đúng lúc, đúng việc, đúng người, phải chỉ ra những chứng cứ
phù hợp, đồng thời, việc tự phê bình và phê bình phải trên cơ sở thiện ý, chân
tình, vì đồng chí, vì tập thể chứ khơng có động cơ cá nhân.
Cấp ủy và đảng viên phải sâu sát, lắng nghe các bức xúc, ý kiến từ nhân
dân trong việc phát hiện những khuyết điểm trong công tác, trong hoạt động của
cán bộ, đảng viên trên các lĩnh vực công tác để kịp thời kiểm điểm, rút kinh
nghiệm, tránh để bức xúc âm ỉ kéo dài, hoặc “cho qua”, không kiểm điểm, sửa
chữa khuyết điểm để ảnh hưởng xấu đến tâm lý, niềm tin của quần chúng nhân
dân.
Kết quả thực hiện tự phê bình và phê bình ở chi bộ đạt kết quả đến đâu

thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Không chỉ do những ở quan điểm, phương
pháp, tâm lý của chủ thể tham gia tự phê bình và phê bình hay tính chất, mức độ
khuyết điểm, vị trí (chức vụ) của người có khuyết điểm mà cịn phụ thuộc vào
những người có uy tín trong chi bộ, những đảng viên cao tuổi đảng và đặc biệt là
ở sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, nhất là người đứng đầu.
Trong thực hiện tự phê bình và phê bình ở chi bộ, cần tạo điều kiện cho
người có khuyết điểm và người có liên quan trao đổi để qua đó thêm sáng tỏ vấn
đề. Bởi có khi do thơng tin sai lệch dẫn đến những khẳng định sai đúng, mức độ
khuyết điểm, chủ thể khuyết điểm lúc đầu chưa được làm rõ, thậm chí có sai
lầm, dần dần qua nhiều lần trao đổi, đối thoại trong chi bộ xác định được chân
tướng sự việc, có khi khác với nhận định lúc đầu. Vì vậy, trong tự phê bình và
phê bình ở chi bộ phải kiên trì, trên cơ sở tơn trọng lẫn nhau, tơn trọng người có
khuyết điểm, tạo điều kiện cho họ khắc phục khuyết điểm và tiến bộ.
Bên cạnh đó, phải chú ý chứng cứ khách quan để tránh tình trạng suy luận,
chụp mũ, đao to búa lớn, hoặc nể nang, tạo kẽ hở để người có khuyết điểm trốn
tránh khuyết điểm. Cũng cần lưu ý, nếu mỗi cá nhân không sớm tự giác nhận
8


thấy đầy đủ khuyết điểm, hoặc chỉ nhận một phần có thể làm cho khuyết điểm sẽ
tăng thêm. Vấn đề vẫn là trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên và nhất là cấp
ủy.
II. Thực trạng công tác tự phê bình và phê bình tại Đảng bộ xã Đan
Phượng huyện Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng
1. Đặc điểm tình hình
1.1.Đặc điểm tình hình xã Đan Phượng huyện Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng
Xã Đan Phượng nằm ở phía Tây Nam huyện Lâm Hà, xã có tổng diện tích
là 4.063ha, dân 5.690 người, chia làm 07 thôn. Trong năm 2021UBND xã tập
trung triển khai kế hoạch phát triển nông nghiệp năm 2020 và các chương trình,
đề án, dự án phát triển nơng nghiệp và nông thôn đã được phê duyệt, trọng tâm

là kế hoạch phát triến nông nghiệp công nghệ cao, chất lượng cao, giai đoạn
2016 - 2020 theo Nghị quyết số 06-NQ/HU, ngày 03/8/2017 của Huyện ủy; Đề
án tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh ứng dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất. Tăng cường kiếm tra chất
lượng cây giống, vật tư nông nghiệp, công tác đảm bảo nguồn nước phục vụ sản
xuất và chống hạn vụ Đông Xuân; tăng cường các biện pháp phòng chống dịch
bệnh trên cây trồng, vật nuôi.
Tiến độ sản xuất trong năm chưa đạt kế hoạch đề ra do nắng hạn kéo dài.
Tổng diện tích gieo trồng, cải tạo được 1.000,8ha/KH 1.222,8 ha cây trồng các
loại, đạt 81,8% KH, giảm 14,95% so với cùng kỳ, cây cà phê ghép cải tạo và
trồng mới được 87,3ha/KH 159ha, đạt 54,9% KH, giảm 35,92%. Tình hình chăn
ni trên địa bàn được duy trì phát triển, cơng tác phịng chống dịch bệnh trên
vật nuôi được thực hiện nghiêm túc.
1.2 Đặc điểm tình hình Đảng bộ xã Đan Phượng
Vào ngày 19/05/2020 Đảng bộ xã Đan Phượng đã tổ chức Đại hội Đảng bộ
lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 và là Đảng bộ được chọn làm thí điểm bầu bí
thư trực tiếp tại Đại hội. Ban Chấp hành Đảng bộ xã Đan Phượng gồm 13 đồng
chí, trong đó đồng chí Trần Hữu Nhiệm được bầu giữ chức Bí thư Đảng ủy.
Đảng bộ xã Đan Phượng có 142 đảng viên, 14 chi bộ trực thuộc trong đó có
7 chi bộ nơng thôn, 04 chi bộ trường học, 03 chi bộ các ban ngành đoàn thể
9


( công an, quân sự, y tế )
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm công tác chung của Đảng bộ
2.1 Kết quả đạt được
2.1.1. Cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng
Chỉ đạo, tổ chức quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện các nghị
quyết, chỉ thị của Đảng các cấp, trọng tâm là nghị quyết của Tỉnh ủy, Huyện ủy,
Đảng ủy xã về nhiệm vụ phát triến kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an

ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị năm 2020 và Chuyên đề học tập, làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2020 “Tăng cường khối
đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững
mạnh theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Chỉ thị số 35-CT/TW,
ngày 30/5/2019 của Bộ chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền
và thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng, Đại hội Đảng bộ
huyện Lâm Hà và Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020 – 2025.
2.1.2 Công tác xây dựng tổ chức đảng và đảng viên
Tổ chức quán triệt, xây dựng kế hoạch khắc phục, sửa chữa những hạn
chế, khuyết điểm của cấp ủy, người đứng đầu trong thực hiện Nghị quyết Trung
ương 4 (Khóa XII) theo thông báo kết luận số 54-TB/TW, ngày 16/4/2019 của
Bộ Chính trị; qn triệt Quy định tiếp cơng dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử
lý những phản ánh, kiến nghị của dân theo Quy định số 11-QĐi/TW, ngày
18/02/2019 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Tiếp tục chỉ đạo đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao năng lực lãnh
đạo của tổ chức đảng và chất lượng sinh hoạt chi bộ theo Kết luận số 18-KL/TW
của Bộ Chính trị và chỉ đạo sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hệ thống chính
trị, đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết
Trung ương 6 (khoá XII), gắn với tinh giản biên chế theo Nghị quyết 39-NQ/TW
của Bộ Chính trị, cụ thể phân cơng kiêm nhiệm các chức danh: PCT. Hội CCB
kiêm Phó bí thư Đoàn, chủ tịch Chữ thập đỏ kiêm PCT. HPN, cơng chức VH –
XH kiêm quản lý nhà văn hóa và đài truyền thanh; công chức VH-XH kiêm cán
bộ GĐ&TE, cán bộ Địa chính – XD kiêm Giao thơng-thủy lợi, thực hiện mô
10


hình Văn phịng chung phục vụ Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ; Bí thư Chi
bộ kiêm Trưởng ban CTMT, BTCB kiêm Trưởng thơn. Chỉ đạo làm tốt cơng tác
bảo vệ chính trị nội bộ Đảng; cơng tác rà sốt, bổ sung quy hoạch, kiện toàn đội

ngũ CB lãnh đạo, quản lý nhiệm kỳ 2015 - 2020 và 2020- 2025.
Tổ chức thành cơng đại hội Đại hội Đảng bộ xã khóa VIII, nhiệm kỳ
2020 – 2025 (ngày 19 và 20 tháng 5 năm 2020).
Trong năm, cử 09 quần chúng đi học lớp nhận thức về Đảng, kết nạp được
6/6 Đảng viên mới, đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Chuyển đảng chính thức
04 đảng viên, hồn thiện 01 hồ sơ đề nghị kết nạp đảng viên mới, đề nghị cho ra
khỏi đảng 01 đảng viên, xóa tên 01 đảng viên, chuyển chính thức đi nơi khác 03
đồng chí, tiếp nhận sinh hoạt chính thức đến 05 đồng chí, chuyển sinh hoạt đảng
tạm thời 02 đồng chí (lý do đi học).
Kết quả kiểm điểm, đánh giá, xếp loại tổ chức đảng và đảng viên năm
2020:
Đối với Đảng bộ xã được huyện ủy đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ.
Đối với chi bộ: có 02 chi bộ hồn thành xuất sắc nhiệm vụ, 11 chi bộ hoàn
thành tốt nhiệm vụ; 01 hoàn thành nhiệm vụ.
Đối với đảng viên: Toàn Đảng bộ có 142 đảng viên (có 12 đảng viên khơng
đánh giá trong đó có 07 đảng viên miễn sinh hoạt đảng; 04 đảng viên kết nạp
chưa đủ 06 tháng; 01 đảng viên chưa đánh giá do chuyển đi sinh hoạt tạm thời):
Đánh giá 130 đảng viên trong đó có 13 đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ,
109 đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, có 06 đảng viên hồn thành nhiệm vụ;
01 đảng viên khơng hồn thành nhiệm vụ.
2.1.3 Cơng tác kiểm tra, giám sát
Trong năm Ban Thường vụ Đảng ủy đã tiến hành KTGS đảm bảo theo kế
hoạch đề ra, cụ thể như sau: kiểm tra 2 chi bộ và 01 đảng viên; giám sát 02 chi
bộ và 02 đảng viên.
2.1.4. Cơng tác xây dựng chính quyền
Chỉ đạo HĐND, UBND xã cụ thể hóa và tổ chức thực hiện Nghị quyết số
11



145-NQ/HU, ngày 27/12/2019của Đảng ủy về triển khai nhiệm vụ năm 2020
trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa,-xã hội, an ninh - quốc phòng. Chỉ đạo HĐND
xã thực hiện tốt công tác tiếp xúc cử tri, công tác KTGS năm 2020; tăng cường
công tác giám sát các hoạt động của chính quyền. Tổ chức Hội nghị sơ kết thực
hiện Quy chế phối hợp giữa HĐND - UBND - UBMTTQ xã năm 2019, triển
khai nhiệm vụ năm 2020, tổ chức kỳ họp thứ 11, 12 HĐND xã – kỳ họp thường
lệ giữa năm và cuối 2020.
2.1.5. Công tác dân vận, MTTQ và các đồn thể
Cơng tác dân vận của Đảng, chính quyền tiếp tục được quan tâm lãnh
đạo, chỉ đạo. Tiếp tục thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở và nâng cao hiệu
quả công tác dân vận của cơ quan nhà nước; phối hợp tuyên truyền, hồ trợ pháp
luật, trợ giúp pháp lý. Đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Tồn dân đồn kết
xây dựng nơng thơn mới, đô thị văn minh”, phong trào thi đua "Dâu vận khéo”
trong xây dựng nông thôn mới và các phong trào thi đua yêu nước.
Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội tiếp tục đổi mới về nội
dung, phương thức hoạt động; phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa
phương quan tâm chăm lo lợi ích, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồn
viên, hội viên thơng qua các chương trình tín chấp vay vốn, vận động gây quỹ
giúp nhau đầu tư phát triển sản xuất, giúp nhau xóa đói giảm nghèo; triển khai
kế hoạch xây dựng Khối MTTQ và các đồn thể chính trị - xã hội xã.
3. Đánh giá chung
3.1 Ưu điểm
Kinh tế tiếp tục phát triển, phần lớn các chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế
hoạch đề ra. Các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội được tập trung lãnh đạo,
chỉ đạo, tổ chức thực hiện, tạo nên sự phát triển trên các lĩnh vực. Công tác tái
cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nơng thơn mới được đẩy mạnh, đạt
kết quả tích cực. Công tác quản lý tài nguyên - môi trường được tăng cường, có
chuyển biến. Cơng tác quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được
quan tâm chỉ đạo, đầu tư phát triển. Tổng thu ngân sách nhà nước vượt kế hoạch
đề ra. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội chuyển biến tiến bộ, các chỉ tiêu chủ yếu về

giáo dục, y tế, văn hóa, giảm nghèo đạt và vượt kế hoạch đề ra; an sinh xã hội
12


được đảm bảo; kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm
đầu tư, phát triển; chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, chất lượng giáo dục
tiếp tục được nâng lên. Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo
của nhân dân đạt kết quả tốt, không để xảy ra điểm nóng. Giữ vững ổn định
chính trị, đảm bảo quốc phịng - an ninh, trật tự an tồn xã hội.Cơng tác xây
dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được quan tâm, chỉ đạo thực hiện. Công
tác cải cách thủ tục hành chính; thực hành tiết kiệm, phịng chống tham nhũng,
lãng phí được chú trọng và chỉ đạo quyết liệt.
3.2 Những hạn chế, khuyết điểm
- Đầu ra cho nông sản không ổn định, sản xuất cịn mang tính tự phát;
chưa dự báo được thị trường, chưa định hướng cho người dân theo quy hoạch,
thiếu tính bền vững.. Cơng tác quản lý đất đai, tài ngun, mơi trường cịn nhiều
hạn chế. Tình trạng khai thác khống sản trái phép cịn xảy ra. Tiến độ cấp
GCNQSDĐ cho nhân dân chưa đạt tiến độ đề ra (đạt 72,2%). Việc xử lý các
trường hợp lấn chiêm đất, xây dựng nhà trái phép trên địa bàn chưa dứt điểm.
-

Việc nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội có lúc, có nơi chưa kịp

thời; Cơng tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia một số phong trào thi
đua yêu nước chưa đạt hiệu quả cao. Công tác phát triển đảng viên ở một số chi
bộ chưa được quan tâm đúng mức.
- Kỷ cương, kỷ luật hành chính cịn một số biểu hiện chưa nghiêm.
3.3 Nguyên nhân hạn chế, khuyết điểm:
a) Nguyên nhân khách quan:
- Tình hình dịch bệnh Covid-19 xảy ra khiến tình hình kinh tế - xã hội và

việc thực hiện một số nhiệm vụ bị trì hỗn.
-Tình hình thời tiết bất lợi, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn biến
phức tạp, giá cả nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tăng
cao, giá cả một số mặt hàng nông sản chủ lực thấp, không ổn định, ảnh hưởng
không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
b) Nguyên nhân chủ quan:
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành chưa quyết liệt, thiếu sâu
13


sát.
-

Tinh thần, trách nhiệm, năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ của một

số, cán bộ, cơng chức cịn hạn chế; chất lượng tham mưu của một số bộ phận
chưa cao. Công tác phối hợp chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ.
4. Thực trạng cơng tác phê và tự phê bình ở Đảng Bộ
4.1 Kết quả đạt được
Hiện nay, công tác tự phê bình và phê bình ở mỗi Đảng viên luôn được
Đảng bộ quan tâm. Đảng bộ giao cho các chi bộ thường xuyên giáo dục cho
đảng viên thấy rõ sự cần thiết phải tăng cường tự phê bình và phê bình trong
sinh hoạt chi bộ để các đảng viên thống nhất tư tưởng và hành động, khắc phục
những biểu hiện buông lỏng sinh hoạt Đảng, coi nhẹ tự phê bình và phê bình.
Qua cơng tác tự phê bình và phê bình, các đảng viên đã được chỉ ra những
điểm mạnh để phát huy, những điểm hạn chế để sửa chữa khắc phục. Từng cá
nhân đảng viên qua công tác phê bình cịn có thể khắc phục khuyết điểm trên
từng công việc và lĩnh vực mà mỗi đảng viên được chi bộ, cơ quan giao.
Ở các chi bộ đã định hướng cho các đảng viên phát huy cao nhất ý thức tự
giác, dân chủ, mạnh dạn tham gia đóng góp ý kiến.

Qua kiểm điểm, ý thức tự phê bình và phê bình của đảng viên được nâng
lên. Vì vậy, tính chiến đấu và bản lĩnh chính trị của mỗi đảng viên được nâng
cao.
Bên cạnh đó, Đang bộ hướng dẫn các chi bộ đã tăng cường kỷ luật, kỷ
cương, từng đảng viên trong chi bộ phải chấp hành nghiêm các nguyên tắc, chế
độ sinh hoạt Đảng, các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên và nghị quyết của Chi bộ,
nêu cao tính tiên phong, gương mẫu của người đảng viên trên vị trí cơng tác của
mình.
Cơng tác tự phê bình và phê bình được quan tâm thường xuyên nên các
đảng viên cũng sẽ tránh được sai lầm, khuyết điểm tái diễn, kéo dài. Bên cạnh
đó, khuyết điểm của đảng viên được các đảng viên khác cùng giúp đỡ, khắc
phục để cùng tiến bộ, hoàn thành thắng lợi mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra.
4.2 Tồn tại hạn chế
Một số Đảng viên cịn nể nang ngại va chạm, ít phát biểu ý kiến.
14


Việc phát biếu ý kiến chỉ tập trung vào đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo,
đảng viên lớn tuổi, còn một số đảng viên trẻ rất ít phát biểu.
Qua đó cho thấy tinh thần đấu tranh phê bình và tự phê bình của đảng viên
cịn hạn chế, chưa nêu cao tính xây dựng, tính chiến đấu của người đảng viên.
4.3. Nguyên nhân của hạn chế:
Một số đảng viên có tư tưởng “ngại va chạm”, tính chủ động, tinh thần
trách nhiệm, tinh thần tự phê bình và phê bình của một số đảng viên chưa cao.
4.4. Giải pháp:
Một là, Đảng viên cần tích cực nghiên cứu, nêu cao tinh thần học tập để
hiểu đầy đủ, sâu sắc nội dung ý nghĩa của việc tự phê bình và phê bình đối với
từng cán bộ, đảng viên. Tự phê bình và phê bình giúp nâng cao bản lĩnh chính
trị của người đảng viên.
Hai là,thực hiện nền nếp, duy trì thường xuyên việc tự phê bình và phê bình

trong sinh hoạt chi bộ. Đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo cần phải luôn động viên
các đảng viên phát huy tính chủ động, mạnh dạn trong đóng góp ý kiến.
Ba là, Đội ngũ đảng viên cần nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu, phấn
đấu trở thành người cán bộ, công chức, công dân mẫu mực, nghiêm chỉnh chấp
hành và tuyên truyền, thuyết phục nhân dân thực hiện nghị quyết của tổ chức
đảng. Thực hiện tốt nhiệm vụ học tập, khơng ngừng nâng cao trình độ cả về lý
luận lẫn thực tiễn.

PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

Mục đích của tự phê bình và phê bình là làm cho phần tốt của mỗi con
người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu dần bị mất đi. Mọi người học tập
ưu điểm của nhau, sửa chữa những khuyết điểm, giúp nhau cùng tiến bộ. Nêu ưu
điểm trước, vạch khuyết điểm sau và phải tiến hành đồng thời, không được coi
15


nhẹ một mặt nào, “phê bình là nêu ưu điểm và vạch khuyết điểm của đồng chí
mình. Tự phê bình là nêu ưu điểm và vạch khuyết điểm của bản thân mình. Tự
phê bình và phê bình phải đi đơi với nhau” .
Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng, tự phê bình và phê bình phải đặt lợi ích của
Đảng lên trên hết. Vì vậy, phải kiên trì, thường xuyên, liên tục, mạnh dạn thừa
nhận khuyết điểm của mình để sửa chữa, khắc phục. Bác đã dạy: “Một Đảng mà
giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận
khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét
rõ hồn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết
điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (2011), Điều lệ Đảng

cộng sản Việt Nam, Tư liệu văn kiệnĐảng cộng sản.
16


2. Đảng Bộ xã Đan Phượng (2020), Báo cáo tổng kết công tác năm 2020,

phương hướng, nhiệm vụ năm 2021.
3. Hồ Chí Minh tồn tập, t.5, Nxb CTQG, H.1995, tr.267, tr.261 .
4. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, H.2011, t.15,

tr.611,
5. Giáo trình Chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính, quyển

Những vấn đề cơ bản về Đảng Cộng sản và lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2016.

TỈNH ỦY LÂM ĐỒNG

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Lâm Đồng, ngày

tháng

BẢN NHẬN XÉT BÀI THU HOẠCH


17

năm 2021


NỘI DUNG: “Tự phê bình và phê bình trong Đảng Cộng sản-liên hệ
thực tế tại Đảng bộ xã Đan Phượng huyện Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng”
NỘI DUNG NHẬN XÉT: (Người nhận xét chú ý nêu rõ ưu, khuyết
điểm, ý nghĩa chọn đề tài; kết cấu nội dung giải quyết vấn đề và tồn tại chưa giải
quyết, văn phong, hình thức)
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Giảng viên chấm 1

Giảng viên chấm 2

18




×