Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.58 KB, 14 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>UBND THANH SƠN BCĐ TDĐKXDĐSVH. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM lập – Tự do – Hạnh phúc. Số: 11/TM-BVHTT. Thanh Sơn, ngày06 tháng 3 năm 2014.. THƠ MỜI - Được sự thống nhất của Đảng ủy xã Thanh sơn. - Nay Ban chỉ đạo TDĐKXDĐSVH xã Thanh sơn mời hết các thành viên BCĐ về dự lễ tái công nhận ấp văn hoá. Thành phần, thời gian và địa điểm học như sau: . Thành phần mời:. . -Thường trực BCĐ huyện trà cú; - Mời hết thành viên Ban chỉ đạo; - Trưởng Ban chủ nhiệm ấp văn hoá và tất cả hộ dân trong ấp .. . Thời gian: Vào lúc 13h30 phút ngày 12 tháng 3 năm 2014.( nhằm chiều thứ tư). . Địa điểm: Trụ sở Ban nhân dân ấp Giồng Ông Thìn. Đề nghị các đồng chí sắp xếp thời gian dự họp đúng theo tinh thần thơ mời./.. Nơi nhận: - Như thành phần: - Lưu:. ĐẢNG BỘ XÃ HÀM GIANG. TM.BCĐ XÃ THANH SƠN KT.TRƯỞNG BAN PHÓ TRƯỞNG BAN. (Phó Chủ tịch UBND xã) Châu Thanh Dũng ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM. Độc.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> BCĐ XD XÃ VĂN HÓA. Hàm Giang, ngày…. tháng 08 năm 2014. BẢNG ĐĂNG KÝ xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới giai đoạn 2014 - 2020. Kính gởi :. Ủy ban nhân dân huyện Trà Cú.. Căn cứ Thông tư số 17/2011/TT – BVHTTDL ngày 02/12/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục và xét công nhận xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; Ban chỉ đạo xây dựng xã văn hóa Hàm Giang đăng ký với Ủy ban nhân dân huyện Trà Cú về xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới giai đoạn 2014 – 2020 với nội dung cụ thể như sau: 1. Giúp nhau phát triển kinh tế: a) Thực hiện tốt cuộc vận động “ Ngày vì người nghèo”, góp phần xóa hộ đói; giảm hộ nghèo trong xã xuống dưới mức bình quân chung của Tỉnh. b) Có 80% trở lên hộ gia đình ( làm nông nghiệp ) trong xã đwọc tuyên truyền, phổ biến khoa học kỹ thuật về lĩnh vưch sản xuất nông nghiệp. c) Có 70% trở lên hộ gia đình tham gia các hình thức hợp tác phát triển kinh tế; d) Có nhiều hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh, thu hút lao động việc làm, nâng cao thu nhập của người dân. 2. Nâng cao chất lượng xây dựng gai đình văn hóa; ấp văn hóa: a) Có 60% trở lên gia đình được công nhận “ Gia đình văn hóa” 3 năm trở lên. b) Có 70% trở lên hộ gia đình cải tạo được vườn tạp, không để đất haong, khuôn viên nhà ở xanh, sạch, đẹp. c) Có 15% ấp trở lên hộ gia đình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập từ sản xuất nông nghiệp hàng hóa và dịch vụ nông thôn. d) Có từ 50% ấp trở lên được công nhận và giữ vững danh hiệu “ ấp văn hóa” liên tục từ 5 năm trở lên. đ) Có 50% trở lên ấp văn hóa vận động đwọc nhân dân đóng góp xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất ạh tầng kinh tế, văn hóa, xã hội ở cộng đồng. 3. Xây dựng thiết chế và phong trào văn hóa, thể thao cơ sở:.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> a) Trung tâm Văn hóa – thể thao xã có cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm; ổn định về tổ chức; hoạt động thường xuyên, hiệu quả; từng bước đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch. b) 100% ấp có Nhà văn hóa – Khu thể thao; trong đó có 25% Nhà văn hóa – Khu thể thao đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch. c) 100% ấp duy trì được phong trào sinh hoạt câu lạc bộ; phong trào văn hóa, văn nghệ và thể thao quần chúng. Hàng năm, xã tổ chức đwọc liên hoan văn nghệ quần chúng và thi đấu các môn thể thao. d) Di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ; các hinh thức sinh hoạt văn hóa, thể thao truyền thống và thuần phong mỹ tục của địa phương được bảo tồn. 4. Xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa nông thôn: a) 75% trở lên hộ gia đình thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo các quy định của Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch. b) Xây dựng và thực hiện tốt nếp sống văn minh nơi công cộng, trong các sinh hoạt tập thể, cộng đồng; không có tệ nạn xã hội phát sinh, giảm mạnh các tệ nạn xã hội hiện có; c) 100% ấp thường xuyên quét dọn, thu gom rác thải về nơi quy định. Xã tổ chức tốt việc xử lý rác thải tập trung theo quy chuẩn về môi trường; nghĩa trang xã, ấp được xây dựng và quản lý theo quy hoạch. d) Đạt chất lượng, hiệu quả thực hiện các phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; phòng chống tội phạm; bảo vệ an ninh trật tự an toàn xã hội; đền ơn đáp nghĩa; nhân đạo từ thiện; an toàn giao thông và các phong trào văn hóa – xã hội khác ở nông thôn. 5. Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương: a) 90% trở lên người dân được phổ biến và nghiêm chỉnh thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương. b) 80% trở lên hộ gia đình nông dân tham gia thực hiện cuộc vận động xây dựng nông thôn mới; tham gia xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn mới. c) 100% ấp xây dựng và thực hiện hiệu quả quy ước cộng đồng, quy chế dân chủ ở cơ sở; không có khiếu kiện đông người, trái pháp luật. d) Các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, thông tin, thể thao và du lịch được xây dựng theo quy hoạch và quản lý theo pháp luật; không tàn trữ và lưu hành văn hóa phẩm có nội dung độc hại. Rất mong được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân huyện Trà Cú./..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN. T/M BCĐ XÂY DỰNG XÃ VĂN HÓA K/T TRƯỞNG BAN PHÓ TRƯỞNG BAN. Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Trương. diều Trà Vinh và Sóc Trăng là hai tỉnh có đông đồng bào Khmer nhất trong vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Điểm chung là đa số đồng bào Khmer sống bằng nông nghiệp. Những năm gần đây, các chính sách đầu tư đồng bộ trên các mặt kinh tế, văn hóa, giáo dục đã góp phần làm thay đổi cơ bản cuộc sống của đồng bào Khmer tại các địa phương này. Theo ông Kim Hồng Danh - Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh, hiện đồng bào Khmer đang thụ hưởng trên 10 chương trình đầu tư của Chính phủ và của địa phương, nên đời sống đồng bào thay đổi rõ rệt. Điều dễ nhận thấy là ở các phum sóc vùng sâu, vùng xa đã xuất hiện những ngôi trường mẫu giáo, nhà trẻ khang trang. Con em đồng bào Khmer vùng sâu đã được thụ hưởng những chính sách giáo dục như những vùng trung tâm. Toàn tỉnh Trà Vinh có 40 em người Khmer thi đậu vào ngành y khoa, khi ra trường đều có công ăn việc làm ổn định.. Đặc điểm đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ Trà Ôn là huyện có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất tỉnh Vĩnh Long, có 2.245 hộ chiếm 6,2% tổng số hộ trên địa bàn huyện. Đa số có đời sống gặp nhiều khó khăn, để giúp đồng bào dân tộc có cuộc sống ổn định, trong thời gian qua Đảng, Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt để giúp họ vượt qua khó khăn, chúng ta phải am hiểu đời sống vật chất, phong tục tập quán cũng như tinh thần của họ. Dân tộc Khmer còn có tên gọi khác: Cur, Cul, Cu, Thổ, Việt gốc Miên, Khơ me Krôm. thuộc nhóm ngôn ngữ: Môn – Khmer.Theo số liệu thống kê 2003 thì dân số: 1.112.286 người sống tập trung tại các tỉnh Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang. Là một tộc người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, người Khơ-me đã sinh sống lâu đời ở đồng bằng sông Cửu Long, có tiếng nói và chữ viết riêng, nhưng cùng chung một nền văn hoá, một lịch sử bảo vệ và xây dựng tổ quốc Việt Nam. Đồng bào Khơ-me sống xen kẽ với đồng bào Kinh, Hoa trong các phum, sóc, ấp. Người Khmer đã biết thâm canh lúa nước từ lâu đời. Đồng bào biết chọn giống lúa, biết làm thủy lợi và lợi dụng thủy triều để xổ phèn cải tạo đất. Đồng bào Khơ-me cũng phát triển kinh tế toàn diện như: chăn nuôi trâu bò để cày kéo, nuôi lợn, gà, vịt đàn, thả cá và phát triển các nghề thủ công như dệt, gốm, làm đường từ cây thốt nốt, làm mắm… Đồng bào Khơ-me ở Nam bộ có ba hình thức tôn giáo: theo tín ngưỡng dân gian, đạo Bà La Môn và đạo Phật dòng tiểu thừa. Đồng bào sùng kính đạo Phật. Mỗi ấp đều có một ngôi chùa. Hiện nay ở Nam bộ có trên 400 chùa Khơ-me nói chung. Riêng huyện Trà Ôn có 06.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> chùa tại các ấp: Gia Kiết, Trà Mòn, Mỹ Định xã Tân Mỹ, ấp Thôn Rôn xã Trà Côn, ấp Trà Sơn xã Hựu Thành. Chùa là tụ điểm sinh hoạt văn hóa - xã hội của đồng bào. Trong mỗi chùa có nhiều sư (hay còn gọi là các ông lục) và do sư cả đứng đầu. Thanh niên người Khmer trước khi trưởng thành thường đến chùa tu học để trau dồi đức hạnh và kiến thức. Nhà chùa thường dạy kinh nghiệm sản xuất, dạy chữ Khơ-me. Đồng bào Khmer có tiếng nói và chữ viết riêng, nhưng cùng chung một nền văn hóa, một lịch sử bảo vệ và xây dựng tổ quốc Việt Nam. Đồng bào Khmer sống xen kẽ với đồng bào Kinh, Hoa trong các phum, sóc, ấp. Đồng bào Khmer Nam Bộ có nhiều phong tục tập quán và có nền văn hóa nghệ thuật rất độc đáo. Những chùa lớn thường có đội trống, kèn, đàn, có đội ghe ngo... Hàng năm người Khmer có nhiều ngày hội, ngày tết dân tộc. Đồng bào Khmer có các ngày lễ lớn là Chôn Chơ nam thơ mây (năm mới), lễ Phật đản, lễ Đôn ta (xá tội vong nhân), Oóc bom boóc (cúng trăng). Cũng như các dân tộc khác, người Khmer có một nền văn hóa đậm đà bản sắc, phong phú và đa dạng. Ngoài phong tục, tập quán, các lễ hội đặc trưng, bà con Khmer còn có những trò chơi dân gian gắn với các lễ hội khác đặc sắc và hấp dẫn. Một số trò chơi tiêu biểu thường được tổ chức tại các phum, sóc, sân chùa, trường học: Đánh Kol: Kol là một khúc cây tròn ngắn, cứng, dài chừng 5 đến 8cm bằng ngón tay cái. Trên một khoảng sân rộng bằng non nửa sân bóng đá, người chơi chia làm hai phe, từ 5 đến 10 người một phe. Mỗi phe đứng dàn ngang ở vạch cuối sân. Giữa sân có một gạch ngang chia đôi bên. Giữa lằn gạch có một lỗ tròn. Bắt đầu chơi, mỗi bên lần lượt cử người cầm khúc gậy gỗ dài chừng 1m gõ cho kol bay lên vừa tầm và đánh về phía đối phương. Nếu người cầm gậy phía bên kia bắt (chụp) được kol thì mang lại lỗ và đánh trả lại. Nếu đỡ hụt (không bắt được kol) thì người đỡ phải nhặt khúc kol chạy đến vạch cho vào lỗ. Lúc nầy mọi người phe kia ùa ra cản và giành khúc kol trở lại. Người bị truy đuổi phải chuyền khúc kol lại cho phe mình và tìm cách làm sao cho kol vào lỗ là thắng. Phe kia nếu cướp được kol thì bên giữ kol bị thua. Tùy theo giao kết, thường thì những người bên thua phải cõng những người bên thắng đi một vòng sân hoặc chịu một yêu cầu khác. Lbeng Arat Sva: là trò chơi của trẻ Khmer Nam bộ còn gọi là trò chơi “khỉ nhập”. Lbeng Arat Sva thường được tổ chức vào những đêm trăng sáng ở trước sân nhà, sân phơi lúa. Bắt đầu cuộc chơi, bọn trẻ gom lại rồi chọn một người làm “khỉ”. “Khỉ” bị bịt mắt và ngồi giữa sân. Bọn trẻ con đi vòng quanh vừa vỗ tay vừa nói những câu chọc tức. Khi đám trẻ đi đủ ba vòng và không nói nữa, người làm khỉ lộn đầu ba lần rồi nhảy lên đuổi bắt bọn trẻ. Bắt được người nào khỉ cắn người đó . Bọn trẻ không được đánh khỉ mà chỉ xúm lại cố kéo người bị khỉ cắn ra. Trò chơi cứ thế kéo dài đến khi lũ trẻ chán thôi. Khi nghỉ chơi, một đứa trẻ phải đi hái lá môn múc nước về tạt vào khỉ cho nó trở lại kiếp người, vì lúc đầu nó đã bị “khỉ nhập” rồi! Qòng Hơ Khlen: còn gọi là Bòng Hơ Khlen là trò thả diều thường tổ chức vào tháng 11 (tháng Maksir của người Khmer). Diều có nhiều loại khác nhau như: Khlen Phnong dài 3-4m trên đầu mang một “cây đờn” được làm bằng tre dán giấy . Tùy theo gió mạnh hay yếu, diều bay cao hay thấp mà “cây đờn” phát ra âm thanh to hay nhỏ. Ngoài loại diều sáo còn có loại diều đấu. Diều đấu có mỏ nhọn bằng tre vót sắc bén, có thể đâm rách diều đối phương. Một loại diều đấu khác có dây se keo dán các mảnh thủy tinh nhỏ để nghiến đứt, cứa rách diều địch. Ngoài mục đích vui chơi người Khmer còn thả để cầu trời cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Tok Sây là trò chơi đá cầu. Quả cầu làm bằng lông vịt và mỗi lần chơi có ít nhất 4 người đứng ở 4 góc chuyền theo đường thẳng hay vòng tròn tùy thích. Giữ cho trái cầu không rơi xuống đất càng lâu càng hay. Người nào đá hỏng (hụt) sẽ phải ra ngoài và bị bôi lọ lên mặt tùy theo lời giao. Nhiều người có kỹ thuật đá rất độc đáo như: đá móc, đá giò lái, đá bàn, đá ngoéo, đá tạt ngang. Ngoài ra, còn có loại cầu bằng sợi mây đan tròn như quả bóng quần vợt gọi là “Sây kem pôn”. Loại nầy khó đá nên kén người chơi. Mỗi lần đá có từ 4 đến 12 người đứng thành vòng tròn hoặc chéo góc giống như đá cầu lông vịt. Tok Sây rất giống đá cầu lông của người Kinh. Qòng Hot Kon (Thả đèn gió, đèn trời) cũng là một trò chơi dân gian hấp dẫn. Làm đèn gió và đốt đèn khá đơn giản. Miệng đèn là một thanh tre được làm như cạp rổ. Thông thường đường kính miệng đèn rộng 0,8m và thân đèn cao 1m. Miệng đèn làm khuôn để dán giấy. Giấy.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> dán đèn là giấy bản hoặc giấy dó, có độ dai bền. Tim bấc đèn bằng sợi vải tẩm với dầu phộng hoặc mỡ heo. Từ miệng đèn có sợi dây để buộc bấc đèn. Khi đốt, người ta giữ cho đèn thăng bằng rồi châm lửa vào bấc, lửa nóng làm không khí trong lòng đèn giãn nở và đèn từ từ bay lên, gặp gió đèn sẽ bay cao, bay xa. Vào dịp lễ Ok-Om-Bok, người Khmer hay thả đèn gió với mục đích cầu cho trời đất phù hộ mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhân dân an lành. Tuy nhiên, do tránh hỏa hoạn nên hiện nay không được phép thả đèn gió. Qro Năng Tuk Ngo (đua ghe Ngo) không thể thiếu trong các lễ hội lớn. Đua ghe ngo thường được tổ chức vào dịp lễ Ok-Om-Bok, thu hút đông đảo người xem cổ vũ cho các đội tham gia thi tài. Những người thợ rất kỳ công để làm được một chiếc ghe ngo vừa ý và đẹp. Hình dáng ghe ngo tựa như con rắn mình thon dài thoai thoải về hai phía, đầu uốn cong và thấp hơn đằng sau lái một chút. Đầu tiên, người ta chọn một thân cây sao nguyên vẹn có chiều dài từ 20m đến 24m và bề hoành đúng kích cỡ chiếc ghe cần làm. Ghe ngo có nhiều cong đóng chặt ở đáy nối dài từ đầu tới sau lái, trên các cong có đóng nhiều ván cây ngang dài độ 1,20 m vừa để cho hai người ngồi bơi song song từng cặp. Ghe ngo thường có từ 46 tới 50 chỗ. Người thợ sẽ đục khoét ruột cây và chia thành 20 đến 24 khoang. Hai bên thân ghe được đẽo, bào, gọt theo dáng hình thoi, đầu và đuôi cong lên chồm về phía trước để giảm sức cản của nước. Sau đó, sơn phết, vẽ lên ghe những hình đầu rồng đuôi phượng hay rắn Naga ở mũi và lái, có nơi người ta vẽ hình sư tử, hổ, báo, gấu, cá sấu...Toàn bộ ghe ngo có màu sắc rất sặc sỡ, lộng lẫy như chiếc thuyền rồng. Vào cuộc thi, các ghe ngo tập trung dàn hàng ngang ở điểm xuất phát, khẩn trương chuẩn bị thi tài. Một tiếng pháo hay còi ra hiệu lệnh, người ngồi đầu ghe xòe tay đánh nhịp chỉ huy. Người đứng giữa đánh chiêng thúc giục, động viên các tay bơi. Người cầm lái phải rất kinh nghiệm để điều khiển chiếc ghe ngo lướt với tốc độ cao, không bị lật. Những chiếc ghe phóng vun vút, mái dầm loang loáng, rít veo véo xé tung mặt nước. Tiếng trống, tiếng thanh la, tiếng reo hò cổ vũ vang lên tưng bừng, sôi động một khúc sông. Bà con dân tộc Khmer còn có rất nhiều các trò chơi dân gian đặc sắc khác như: On Kul (đánh bông vụ, con quay), Tielprot (kéo dây), Qòng Na ga (rồng rắn)...Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa qua các sinh hoạt lễ hội, trò chơi dân gian của các dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam là góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp phát triển và hội nhập. Nhà của người Khmer làm đơn giản, mái lợp lá dừa nước, ít nhà lợp ngói. Nhà thường làm theo kiểu mái dài về phía sau. Đồng bào làm nhà thường dùng con số lẻ như chiều cao 5m, 7m và cửa thường quay về hướng đông. Người Khmer vốn ở nhà sàn, nhưng nay nhà sàn chỉ còn lại rất ít, một số nhỏ trong các chùa phật giáo Khmer là nơi hội họp sư sãi và tín đồ... Cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt của nhà Khơ me khá đơn giản. Nay số đông người Khmer ở nhà đất. Trang phục nam: Thường nam giới trung niên và người già thường mặc bộ bà ba đen, quấn khăn rằn trên đầu. Trong dịp lễ, tết họ mặc áo bà ba trắng, quần đen (hoặc áo đen, quàng khăn quàng trắng chéo ngang hông vắt lên vai trái. Trong đám cưới chú rể thường mặt bộ "xà rông" (hôl) và áo ngắn bỏ ngoài màu đỏ. Đây là loại áo xẻ ngực, cổ đứng cài cúc, quàng khăn trắng vắt qua vai trái và đeo thêm “con dao cưới” (kầm pách) với ý nghĩa bảo vệ cô dâu. Trang phục nữ: Trước đây phụ nữ Khmer Nam Bộ thường mặc 'xăm pốt' (váy).. Ngoài ra phụ nữ Khmer còn phổ biến loại khăn Krama dệt ô vuông màu xanh, đỏ trên nền trắng. Ngày cưới các cô dâu thường mặc chiếc xăm pốt hôl màu tím sẫm hay hồng cánh sen, áo dài tăm pông màu đỏ thẩm, quàng khăn chéo qua người, đội mũ pkel plac hay loại mũ tháp nhọn nhiều tầng bằng kim loại hay giấy bồi. Bé Trang. [T Lễ đi tu thường được tổ chức vào ngày đầu Tết Chôl Chnam Thmây. Vào ngày này, gia đình nào muốn đưa con vào chùa tu (vài tháng trước đó, người con trai này phải vào chùa học thuộc vài bài kinh cơ bản) sẽ tổ chức một lễ gọi là Bank-Bom-Buôn để người đi tu từ giã họ hàng, bạn bè và được mọi người cầu chúc sức khoẻ. Khi vào lễ, anh ta cạo đầu, thay quần bằng chiếc xà.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> rông, thay áo bằng một khăn vải trắng đắp lên vai từ trái sang phải gọi là Pênexo, chứng tỏ rằ. Vùng đồng bào Khmer. Nam Bộ Xây dựng đời sống văn hóa đồng bào Khmer tỉnh Vĩnh Long Trong quá trình tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Vĩnh Long đã và đang quyết tâm xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng các dân tộc, mà đặc biệt là người Khmer bằng nhiều giải pháp thiết thực. Đời sống văn hóa hiện nay của đồng bào Khmer ở đây phát triển ngày một khả quan hơn nhưng cũng gặp không ít những bất cập xuất phát từ yếu tố chủ quan và khách quan. Vì vậy, cần phải xây dựng đời sống văn hóa đồng bào Khmer Vĩnh Long là một việc làm cấp bách và cần thiết trong giai đoạn hiện nay, nhằm góp phần xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.. Cùng với các tỉnh khác ở Đồng bằng sông Cửu Long, Vĩnh Long là một tỉnh có cơ cấu đa tộc người. Trong đó, tộc người Khmer với dân số là 21.820 người chiếm 2,1% dân số toàn tỉnh và chỉ xếp sau người Việt. Người Khmer ở Vĩnh Long sinh sống tập trung 10 xã và 01 thị trấn thuộc 04 huyện, thị: Tam Bình, Vũng Liêm, Trà Ôn và thị xã Bình Minh. Trong cộng đồng các dân tộc, người Khmer là một bộ phận không thể tách rời, đã có nhiều đóng góp, cống hiến to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và đổi mới đất nước hiện nay. Người Khmer có truyền thống cần cù trong lao động, thông minh sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp và có bản sắc văn hóa rất độc đáo mang tính nhân văn. Đặc biệt là những ngôi chùa Phật giáo Tiểu thừa (hệ phái Nam Tông), bên cạnh mang vẻ đẹp đặc sắc của nghệ thuật phương Đông, còn là nơi tập trung sinh hoạt cộng đồng của người Khmer. Nền văn hóa đó đã góp phần làm đa dạng, phong phú thêm cho kho tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Trong quá trình tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Vĩnh Long đã và đang quyết tâm xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng các dân tộc, mà đặc biệt là người Khmer bằng nhiều giải pháp thiết thực. Đời sống văn hóa hiện nay của đồng bào Khmer ở đây phát triển ngày một khả quan hơn nhưng cũng gặp không ít những bất cập xuất phát từ yếu tố chủ quan và khách quan. Vì vậy, cần phải xây dựng đời sống văn hóa đồng bào Khmer Vĩnh Long là một việc làm cấp bách và cần thiết trong giai đoạn hiện nay, nhằm góp phần xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. 1. Đặc điểm văn hóa của người Khmer ở Vĩnh Long Vĩnh Long là một trong những tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long có người Khmer sinh sống lâu đời và sống đan xen với người Việt, người Hoa ở một số ấp, xã và thị trấn. Mối quan hệ của người Khmer với một số tộc người cùng định cự trên vùng đất này với tinh thần đoàn kết, cùng chống chọi với thiên nhiên và ngoại xâm. Chính những yếu tố trên đã khơi nguồn cho sự giao thoa văn hóa diễn ra rất mạnh mẽ. Truyền thống định cư của người Khmer là phum và sóc, theo thống kê thì trong toàn tỉnh có 25 phum và mỗi phum có tên gọi riêng. Nhưng hiện nay thì tên gọi của phum, sóc không còn phồ biến, mà thay vào đó bằng những tên gọi theo đơn vị hành chính hiện hành. Đời sống cư dân Khmer chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn, hoạt động chính là sản xuất nông nghiệp lúa nước, đánh bắt cá đồng và chăn nuôi gia súc, gia cầm, một số hộ kinh doanh nhỏ..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Người Khmer vốn có thói quen tập trung sống trên các giồng đất cao, xung quanh có nhiều cây to. Nhà ở có kết cấu là nền đất, đa phần vật liệu xây nhà gồm tre, nứa, cây tạp, rất ít sử dụng chất liệu bê tông. Do sống đan xen với người Việt và người Hoa, nên các kiểu nhà ở có nét tương đồng với nhau, như: nhà ba gian hai chái, chữ đinh, chữ nhị… Cũng như các nơi khác, người Khmer Vĩnh Long sử dụng trang phục mang nhiều yếu tố như: tính thẩm mỹ, tâm linh và tín ngưỡng. Trang phục đối với các bậc trung niên trở lên thì sử dụng bộ bà ba đen, đầu quấn khăn rằn lúc đi lao động. Còn lúc đi lễ hội thường sử dụng áo trắng có choàng khăn xéo qua người. Trong lễ cưới cô dâu và chú rể thường mặc quần áo truyền thống như: xà rông, xâm bốt… Nhìn chung, trang phục Khmer rất sặc sỡ và đầy hoa văn họa tiết. Ngoài ra, với nhiều kiểu loại trang sức đã góp phần tạo nên màu sắc đa dạng, nhằm nâng tính thẩm mỹ cho phụ nữ. Phong tục ăn uống của người Khmer Vĩnh Long cũng không khác ở những nơi khác. Do là cư dân nông nghiệp, nên hầu hết các loại thức ăn và uống đều có liên quan đến yếu tố nông nghiệp bản địa. Ngoài thức ăn dân dã sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày như: mắm bò hóc, canh lành canh... thì trong lễ hội cũng có những loại thức ăn nhằm góp phần mang lại nhiều giá trị văn hóa. Đối với nước uống chúng ta không thể không nhắc đến nước được lấy từ cây thốt nốt. Đây là điểm đặc trưng của người Khmer mà không một tộc người nào pha trộn. Trong đời sống tâm linh của người Khmer Vĩnh Long, ngôi chùa là nơi tập trung mọi sinh hoạt của cộng đồng. Bên cạnh đó, ngôi chùa còn mang một vẻ đẹp của kiến trúc - nghệ thuật phương Đông, một giá trị đặc sắc do con người chế tác ra. Trong năm người Khmer có rất nhiều lễ hội như: tết Chol Chnam Thmây - Lễ mừng năm mới; Seldonta – Lễ này nhằm tri ân công đức của tổ tiên, ông bà những người đã khuất; Ok Om Bok – Lễ cúng trăng. Và nghi lễ vòng đời thường xuyên diễn ra trong cuộc sống với nhiều nghi thức lễ từ khi sinh ra đến khi chết. Bên canh đó, các lễ hội tôn giáo cũng diễn ra như: lễ ban hành giáo lý, lễ Phật đản, lễ nhập và xuất hạ… Cộng đồng người Khmer với truyền thống theo Phật giáo Nam tông, tất cả mọi sinh hoạt của họ đều bị chi phối bởi Phật pháp. Tuy nhiên, trong cuộc sống thường nhật, người Khmer vẫn phải chịu sự tác động của những lực lượng siêu nhiên (nhiên thần), những vấn đề tồn tại trong quan niện như là may rủi. Theo Phạm Thị Phương Hạnh (chủ biên): “Về tín ngưỡng dân gian, người Khmer Nam bộ nói chung còn giữ nhiều hình thái cúng, kiếng dưới dạng lễ, như: các nghi lễ nông nghiệp, cúng Neak tà, cúng Arak… Về tôn giáo, người Khmer chủ yếu theo Phật giáo Tiểu thừa, nhưng trước đó có thời họ theo đạo Balamôn, hiện nay có thiểu số theo Thiên chúa giáo, Tin lành hoặc Cao Đài…”. Mỗi một quan niệm tín ngưỡng thờ cúng một vị thần trong dân gian, đều có chức năng khác nhau, như: thần Neak tà bảo hộ phạm vi rộng lớn của phum, sóc (ở Vĩnh Long còn hai miếu thờ Neak tà ở ấp Đại Thọ và ấp Tổng Hưng, xã Loan Mỹ); thần Arak bảo hộ cho gia đình dòng họ, vì theo quan niệm vị này là người thân trong gia đình chết lâu trở lại phù hộ. Ngày nay, các hình thức thờ cúng như trên tại Vĩnh Long ít được diễn ra, mà chỉ còn tồn tại trong tâm thức của người dân..
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Người Khmer gắn bó cả cuộc đời mình với chùa, nên vào dịp lễ tết đông đảo phật tử dâng cơm cúng chùa Các loại hình nghệ thuật đặc trưng của người Khmer gồm: nghệ thuật biễu diễn và nghệ thuật tạo hình. Trong nghệ thuật biễu diễn thì có âm nhạc, múa và sân khấu, đây là những thành tố quan trong trọng loại hình biểu diễn. Vì nó ảnh hưởng rất mạnh mẽ trong đời sống sinh hoạt của cộng đồng người Khmer vào các dịp lễ hội truyền thống, cũng như trong lao động hàng ngày. Ngày nay các thể loại âm nhạc, điệu ru con, câu hò, ngâm thơ… múa trống xadăm hay sân khấu Dù kê, Rô băm… thường ít xuất hiện hơn trước. Về nghệ thuật tạo hình, đây chính là yếu tố quan trọng góp phần tô đậm loại hình nghệ thuật dân gian. Các kiểu kiến trúc của những ngôi chùa hay những linh vật trong chùa, ghe ngo, khắc tượng trầm lục. Điểm đặc biệt nữa trong nghệ thuật của người Khmer được thể hiện qua các loại hình nông, ngư cụ sản xuất và đánh bắt thủy sản. Ngoài ra, không thể không đề cập đến hội họa của người Khmer. Màu sắc trong hội họa rất sặc sỡ bao gồm những màu: xanh, đỏ, cam, vàng… Những bức trang vẽ trên tường trong các ngôi chùa thường có hình chữ nhật, nhưng không đều nhau. Các đề tài hội họa mang đầy yếu tố tâm linh thần khiết. 2. Những thành tựu và hạn chế trong quá trình thực hiện Thành tựu: Sau khi cách mạng Tháng 8 (2/9/1945) thành công, với chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện chính sách cải cách, quan tâm đầu tư cho dân tộc thiểu số, trong đó có đồng bào Khmer ở Vĩnh Long. Cụ thể là người Khmer ở đây được cấp đất sản xuất, canh tác rau màu. Người lao động được hỗ trợ vốn sản xuất, chăm lo đời sống vật chất. Người bệnh tật được khám cấp phát thuốc để đảm bảo sức khỏe. Thành lập Hội đoàn kết, khuyến khích người dân tham gia các tổ chức chính trị xã hội… Đồng bào Khmer phát huy tinh thần đoàn kết với các tộc người anh em, vừa sản xuất chăm lo đời sống kinh tế gia đình, vừa tham gia chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước và chống chọi lại với thiên tai khắc nghiệt. Sau ngày 30/4/1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, Đảng và Nhà nước thực hiện chính sách đổi mới về nhiều mặt, từ đó mang lại những thành quả tích cực hơn, như: Kinh tế thì người dân có thêm ruộng đất để canh tác lúa và trồng các loại thực phẩm khác, việc chăn nuôi cũng phát triển theo từng ngày, một số hộ gia đình ở thị trấn, thị tứ kinh doanh buôn bán tạp hóa mang lại lợi ích kinh tế; về lĩnh vực văn hóa thì người dân cũng được quan tâm bằng nhiều hình thức tổ chức sinh hoạt cộng đồng, các cơ sở thờ tự được trùng tu, tôn tạo nhằm tạo mọi điều kiện cho người dân đến sinh hoạt tín ngưỡng – tôn giáo, các phương tiện thông tin đại chúng cũng đến được với người dân mặc dù không nhiều; đối với lĩnh vực giáo dục thì được Nhà nước đầu tư trường học để con em đồng bào Khmer có điều kiện đến trường, mở các lớp học tình thương, xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc, nhằm nâng cao trình độ dân trí. Trong thời điểm tiếp thu Kết luận số 57-KL/TW, ngày 03/11/2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc. Được sự lãnh chỉ đạo của Tỉnh.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> uỷ, UBND tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết 24 NQ- TW về công tác dân tộc, nâng cao đời sống cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các cấp ủy, chính quyền đã tạo được chuyển biến đáng kể trên tất cả các mặt đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Kinh tế phát triển, bộ mặt xã hội khởi sắc, đời sống nhân dân vùng dân tộc thiểu số được nâng lên. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt, các công trình phúc lợi của nhân dân ngày càng được hoàn thiện và phát triển mạnh. Sản xuất nông nghiệp đã có những bước tiến bộ mới. Bà con dân tộc thiểu số rất phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Hoạt động lĩnh vực văn hoá - xã hội đạt nhiều kết quả, việc nâng cao dân trí, chăm lo đời sống văn hoá, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc được đặc biệt quan tâm. Tỉnh đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ở các bậc học. Đối với việc chăm lo sức khoẻ cho nhân dân, đã có kết quả bước đầu trong công tác phòng, chống trẻ suy dinh dưỡng, công tác dân số kế hoạch hoá gia đình, đẩy nhanh công tác xoá đói, giảm nghèo và nâng cao mức sống cho đồng bào dân tộc thiểu số. Quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định, khối đại đoàn kết các dân tộc ngày càng được củng cố và tăng cường. Hạn chế: Bên cạnh những mặt thuận lợi trong quá trình thực hiện việc xây dựng đời sống văn hóa của đồng bào Khmer, thì tỉnh Vĩnh Long cũng gặp không ít những khó khăn. Kinh tế, đa số đồng bào Khmer canh tác nông nghiệp lúa nước, chỉ có một số ít chăn nuôi gia súc gia cầm với vi mô nhỏ lẻ. Trong sản xuất nông nghiệp chưa thật đồng bộ, bởi ý thức tự canh còn tồn tại khá nhiều trong tư tưởng của đồng bào dân tộc. Việc chuyển đổi cây tạp thành vườn cây ăn trái hầu như không được chú ý, thâm canh tăng vụ cũng còn hạn chế. Một số hộ nông dân rời quê đi làm thuê theo mùa vụ ở các tỉnh khác còn khá nhiều, đây chứng tỏ đời sồng kinh tế của họ còn gặp nhiều khó khăn. Về giáo dục, tư tưởng cho con đến trường còn rất hạn chế, không có sự đầu tư của gia đình. Đa phần trẻ em trong độ tuổi đến trường thì thường ra đồng mò cua bắt ốc hay giữ trâu. Nếu có đến trường thường muộn hơn so với độ tuổi, và bỏ học giữa chừng là chuyện không còn xa lạ. Rất ít con em đồng bào dân tộc học hoàn thành chương trình phổ thông và bậc đại học. Ngày nay do điều kiện công nghệ thông tin đại chúng phát triển và những tác động tiêu cực của xã hội đã ảnh hưởng không ít đến giới trẻ. Đều này tác động mạnh mẽ đến quá trình lâu dài của cộng đồng. Phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa thì chưa thật đồng bộ, lực lượng quản lý văn hóa còn thiếu và yếu. Đời sống văn hóa trong gia đình còn nhiều vấn đề bất cập phát sinh, như điều kiện để tìm hiểu thông tin đại chúng còn rất hạn chế, ấp khóm chưa có nhiều nhà văn hóa cộng đồng để sinh hoạt vui chơi giải trí, tư tưởng gả con hướng ngoại đã xuất hiện khá nhiều trong cộng đồng Khmer, với mục đích kinh tế. Thực hiện việc tuyên truyền pháp luật và các hệ thống văn bản khác cho người dân còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều di sản vật thể và phi vật thể chưa phát huy hết khả năng, hay bị mai một dần..
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Đội ngũ cán bộ người dân tộc tham gia các tổ chức chính trị và chính trị xã hội và đội ngũ cán bộ đảng viên còn ít. Tầng lớp trí thức sau khi đi đào tạo ờ các trường đại học, cao đẳng ít về quê hương phục vụ. 3. Những giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng đời sống văn hóa đồng bào Khmer tỉnh Vĩnh Long Xây dựng đời sống văn hóa gắn liền với phát triển kinh tế: Tỉnh cần tập trung chỉ đạo thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đối với vấn đề xóa đối giảm nghèo: nên thực hiện nhiều chính sách thiết thực nhằm áp dụng một cách hiệu quả nhất, vận động nông dân tham gia các tổ chức của hội nông dân, các hợp tác xã… khuyến khích nông dân nên tập trung áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, canh tác lúa nước theo sự chỉ dẫn của các nhà khoa học, phải đúng mùa đúng vụ. Cần cải tạo vườn tạp thành vườn cây ăn trái theo hướng chuyên canh mang lại lợi ích kinh tế cao. Trong chăn nuôi cũng cần áp dụng những mô hình phù hợp, tránh ô nhiễm môi trường và bệnh dịch. Ngoài ra, trong việc triển khai Quyết định 134, 135: phải đào tạo nghề cho con em vùng đồng bào dân tộc Khmer, tạo điều kiện cho họ có công ăn việc làm để góp phần thu nhập kinh tế gia đình; phát triển sản xuất cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội; xây nhà tình thương cho các hộ gặp khó khăn từ các nguồn quỹ vận động tài trợ; tạo mọi điều kiện cho nông dân vai vốn sản xuất cá thể hoặc tập thể và xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng, các tuyến giao thông nhằm tạo điều kiện cho người dân đi lại dễ hơn trong sinh hoạt cũng như trong giao thương; xây dựng các hệ thống khu dân cư nhằm tránh tình trạng người dân sống chung với lũ, sống nơi xa xôi hẻo lánh, nơi không có đủ điều kiện phát triển. Cần thiết nên quy hoạch khu công nghiệp, xây dựng các công ty sản xuất gần với nơi sinh sống của dân cư, nhằm thu hút lực lượng lao động người dân tộc. Phát triển Giáo dục – Đào tạo vùng đồng bào Khmer: Muốn nâng cao dân trí là phải qui động trẻ em đến trường trong độ tuổi, xây dựng nhiều trường lớp công lập, phổ cập các cấp từ tiểu học cho đến trung học phổ thông, hỗ trợ học sinh tham gia các lớp đại học, cao đẳng với hình thức thi tuyển hoặc cử tuyển, khuyến khích và hỗ trợ con em người dân tộc tham gia đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ… Đồng thời các trường phổ thông, nhà chùa và các vị cao niên có tiếng nói quan trọng trong cộng đồng phải liên kết lại và chú trọng đến việc đào tạo tiếng mẹ đẻ cho con em người dân tộc, đây là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng nhằm góp phần bảo tồn ngôn ngữ Khmer hiệu quả nhất trong thời kỳ hội nhập, tránh tình trạng làm phai mờ bản sắc của tộc người mình. Vì ngôn ngữ là tiếng nói không thể thiếu trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa tộc người. Tăng cường củng cố hệ thống chính trị góp phần xây dựng đời sống văn hóa đồng bào dân tộc Khmer: Xây dựng đời sống văn hóa vùng có người dân tộc sinh sống phải gắn liền với công tác cũng cố hệ thống chính trị ở cơ sở. Phải xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở là người dân tộc, chú ý đến việc bồi dưỡng và giới thiệu lực lượng đoàn viên công đoàn ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp. Đồng thời xây dựng lực lượng chính trị nồng cốt trong chức sắc, nâng cao vai trò đối với những người có uy tín trong cộng đồng, như: Acha, sư cả, cán bộ hưu trí… Phải bồi dưỡng cán.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> bộ, sắp xếp bố trí sao cho phù hợp với trình độ năng lực và vị trí của từng người. Xây dựng hệ thống quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh, như: trong các đội dân phòng, công an xã phải có người Khmer. Nâng cao chất lượng hoạt động Văn hóa - Thông tin vùng đồng bào Khmer: Muốn nâng cao chất lượng thì cần phải đa dạng hóa các hoạt động thông tin tuyên truyền, như: xây dựng nhà văn hóa theo mô hình thiết chế và trang bị các thiết bị hiện đại, phải có phòng truyền thống, thư viện, đài phát thanh, sân tập thể dục thể thao… Các hoạt động muốn phát triển mạnh thì từng bộ phận phải có cán bộ chuyên môn được đào tạo nghiệp vụ và phải đưa đi tập huấn thường xuyên nhằm tiếp thu cái mới. Đồng thời phải phối hợp với các cơ quan, các tổ chức chuyên môn của tỉnh, thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhân các sự kiện chính trị, các ngày lễ lớn của Quốc gia; tổ chức các hội thi tìm hiểu về Lịch sử - Văn hóa của địa phương, các danh nhân… Tiếp tục đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư: Cần phải nêu gương điển hình những hộ gia đình văn hóa tiêu biểu, hộ sản xuất giỏi, hộ đạt danh hiệu gia đình hiếu học… trong cộng đồng để khích lệ mọi người cùng nhau xây dựng. Vận động các vị sư, Acha và những người có uy tín trong cộng đồng để tuyên truyền người dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư. Bên cạnh đó, cũng nên gắn với phong trào toàn dân đoàn kết chung tay xây dựng nông thôn mới, mà Đảng và Nhà nước đã ban hành chủ trương thực hiện trong những năm gần đây. Phát huy và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng Khmer: Phát huy giá trị văn hóa chính là khơi dậy, sử dụng và phát triển các yếu tố tích cực, tiến bộ. Mục đích là làm cho các giá trị văn hóa phục vụ hiệu quả vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gìn giữ là nhằm mục đích khơi dậy ý thức cộng đồng, ý thức dân tộc, tình yêu quê hương… Thông qua vấn đề trên ta có thể thực hiện những việc sau: xây dựng bảo tàng văn hóa Khmer, vì chính nơi đây sẽ bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa của tộc người hiệu quả nhất; duy trì và phát triển các đoàn nghệ thuật, nhằm phát triển loại hình sân khấu truyền thống Dù Kê, Rô băm… khuyến khích phong trào văn nghệ quần chúng trong cộng đồng; tổ chức trình diễn trang phục truyền thống, các trò chơi dân gian như: đua ghe ngo, đi dây qua sông… bảo tồn các lễ hội truyền thống và các nghi thức lễ của cộng đồng từ tín ngưỡng đến tôn giáo, không nên can thiệp vào phong tục tập quán, trừ trường hợp mê tín dị đoan. Ngoài ra, tỉnh cấn phải có giải pháp bảo tồn các làng nghề truyền thống của người Khmer, như: nghề dệt chiếu, đan đát, nghề gốm… khuyến khích người dân gìn giữ bản sắc văn hóa nghề truyền thống, kết hợp khai thác du lịch nhằm giới thiệu quảng bá nghề và làng nghề của người Khmer Vĩnh Long cho khách tham quan trong và ngoài nước tìm hiểu. Nâng cao công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong đồng bào Khmer: Để nâng cao công tác giáo dục pháp luật trong cộng đồng, thiết nghỉ cần phải xây dựng đội ngũ báo cáo viên giỏi và am hiểu văn hóa Khmer. Xây dựng những người biết thạo tiếng dân tộc, nếu là cán bộ người dân tộc càng hiệu quả. Ngoài ra, cần bồi dưỡng những cộng tác viên của các tổ chức, các đoàn thể: Hội phụ nữ, Hội nông dân, cựu chiến binh... Thông tin trên báo đài, loa tuyên truyền vào các buổi sáng, tối trong ngày phù hợp, cổ động trực quan bằng panô, áp phích và phát tài.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> liệu đến tay người dân. Vận động các vị sư sãi lồng ghép tuyên truyền chính sách, pháp luật vào các buổi thuyết pháp. 4. Kết luận Người Khmer Vĩnh Long là một bộ phận của cộng đồng Khmer ở Nam Bộ, đồng nhất về những đặc điểm văn hóa và lịch sử. Đồng thời là một bộ phận khắng khít trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trong quá trình cộng cư và sinh sống, người Khmer Vĩnh Long đã có mối liên kết với các cộng đồng các dân tộc anh em để chống lại thiên tai, thú dữ và giặc ngoại xâm. Trong lao động sản xuất luôn thể hiện tính cần cù, thông minh sáng tạo, đồng thời có một nền văn hóa rất độc đáo mang tính nhân văn cao. Trong giai đoạn xã hội phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Điều cần thiết là phải xây dựng đời sống văn hóa vùng đồng bào Khmer mang những yếu tố tích cực, để kịp phát triển theo tiến trình giao thoa và hội nhập của xã hội. Muốn làm được điều này, các cấp chính quyền cần phải xây dựng những định hướng, mục tiêu cụ thể gắn kết với những đặc trưng trong văn hóa và lịch sử, nhằm tránh làm phai mờ bản sắc văn hóa tộc người. Đồng thời, kêu gọi người dân thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc chung tay xây dựng nông thôn mới, nhằm mục đích thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Trong bối cảnh của thời kỳ hội nhập, sự giao thoa văn hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ là tất yếu. Chính vì thế mọi người phải lĩnh hội những yếu tố tích cực nhất để làm phong phú thêm cho nền văn hóa nước nhà, loại bỏ những yếu tố tiêu cực. Trên cơ sở, bảo lưu bản sắc văn hóa tộc người và phát huy hết những giá trị văn hóa còn tiềm ẩn.. Hồ Văn Minh. Họ tên (*). Email (*) (*). Tiêu đề (*). Mã xác nhận (*). Nội dung (*). G?i cho BBT. Xóa tr?ng. Các tin đã đưa Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Khmer qua trang phục truyền thống (22/10/2014 16:39) Nghệ thuật biểu diễn và nghệ thuật tạo hình của người Khmer Nam bộ (10/10/2014 14:46) Văn hóa dân gian của người Khmer Nam bộ (07/10/2014 15:59) Một số điểm tương đồng trong văn hóa truyền thống của người Xtiêng Bù Đek và người Khmer ở Bình Phước (01/10/2014 16:34) Ngôn ngữ của người Khmer Nam bộ (03/09/2014 14:25) Một vài đặc điểm xã hội, văn hóa của đồng bào Khmer tỉnh Vĩnh Long (22/08/2014 16:03 ng anh ta từ bỏ thế tục. Lúc đó người ta gọi anh là Nec (rồng).. I / PHẦN MỞ BÀI.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> 1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2 Đối tượng và pham vi nghiên cứu 3/Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu 4/cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn. 5/phương pháp và nghiên cứu 6/ Bố cục đề tài II/ NỘI DUNG 1/ Một số khái niệm 1.1khái niêm về văn hoá 1.2khái niêm về phum sóc 2/Các đặc điểm chung 2.1Đặc điểm chung về đời sống văn hoá của dân tộc khmer tro0ng phum sóc 2.1.1Sơ lược về đời sống văn hoá của người khmer 2.1.2Những phong tục và lễ hôi tiêu biểu.( lễ cúng trăng = oc côm bốc,sen lục khe ), hội đua ghe ngo,= PÀ NẶNG TÚC NGỒ; thả đèn nước = LOI PÀ TUCH 2.1.3 Tín ngưỡng và tôn giáo.= PHÂT GIÁO NAM TÔNG mé bô chia,xát bô chịa.pà gào va sa, bành tà khanh,…….. 2.1.4 các loại hình nghệ thuật.A dai. Rom vong.lam thom,chadam,múa chằn.múa khỉ vv…. 2.2 Những thành tựu và hạn chế trong đời sống văn hoá của người khmer III/NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ TRONG PHUM CỦA NGƯỜI KHMER HIÊN NAY. 3.1Xay dựng đời sống văn hoá trong phum sóc gắn liền với sự phát triển kính tế. 3.2 Phát triển giáo dục đào tạo trong cộng đồng người dân tộc khmer. 3.3Tăng cường củng cố hệ thống chính trị góp phần xây dưng đời sống văn hoá 3.4 Đẩy mạnh phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư. 3.5Phats huy nét đẹp của các lễ hội,bảo tồn và giữ gìn các giá trị văn hoá truền thống của đồng bào dân tộc khmer. 3.6 Phổ biến và tuyên truyền các chính sách pháp luật sâu rộng trong đồng bào dân tộc khmer IV/kết luận và kiến nghị. CON XEM THÔNG TIN TRAC CÚ,TRÀ VINH,KHMER NAM BÔ. VVVVVV.
<span class='text_page_counter'>(15)</span>