Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.19 KB, 5 trang )
Trầy và lở giác mạc
Giác mạc là một màng cứng trong suốt (được coi là cửa sổ của mắt), nằm
phía trước mống mắt và đồng tử, giống như mặt kính đồng hồ che mặt chữ số
đồng hồ. Giác mạc gồm 5 lớp và lớp ở phía ngoài gọi là biểu mô (giống như
miếng nylon trong dán trên mặt đồng hồ).
Trầy giác mạc là một thương tổn (do cào hay xước) vào lớp biểu mô. Trầy
thường là do móng tay vô ý cào vào mắt, vật nhọn chạm vào mắt như gai ở cây khi
đi qua bụi cây hoặc dụi mạnh vào mắt (giống như mặt đồng hồ bị trầy), những
trường hợp khác như mắt khô cũng dễ làm mắt bị trầy. Khi giác mạc bị trầy ta thấy
các triệu chứng sau:
Cảm giác như có một vật gì trong mắt. Đau và xốn ở mắt. Mắt đỏ, sợ sáng.
Chảy nước mắt, nhìn mờ. Khi đến khám, BS sẽ dùng một chất nhuộm đặc biệt
màu vàng để nhỏ lên mắt gọi là Fluoresccine, chất này (bám vào nơi bị trầy) cho
biết mắt có bị trầy hay không và trầy ở chỗ nào của giác mạc.
Điều trị trầy giác mạc
Băng mắt bị trầy để không cho mắt nhắm mở tránh mí chạm vào vết thương
gây kích thích mắt. Nhỏ một loại nước mắt nhân tạo có chất nhầy hoặc pommade
kháng sinh để làm dịu vết trầy. Nhỏ thuốc kháng sinh để tránh nhiễm trùng. Nhỏ
thuốc liệt mi để giảm đau (Atropin). Đeo kính tiếp xúc mềm giúp vết trầy mau
lành.
Vết trầy nhỏ thường lành trong vài ngày, vết trầy lớn khoảng 1 tuần. Điều
quan trọng là không dụi mắt trong lúc vết trầy đang lành.
Điều trị lở giác mạc
Lở giác mạc là do lớp biểu mô gắn lỏng lẻo với lớp còn lại của giác mạc.
Lở giác mạc thường xảy ra ở nơi trầy giác mạc, lở thường thấy vào buổi sáng khi
thức dậy hay thường thấy khi bị mắt khô. Các triệu chứng cũng tương tự như trầy
giác mạc. Các triệu chứng này thường thấy vào lúc thức giấc hay tái phát.
Cách điều trị cũng giống như trầy giác mạc, có thể nhỏ dung dịch muối
đẳng trương hay tra thuốc mỡ để khỏi lở thêm hoặc có thể đeo kính tiếp xúc để
làm giảm đau và giúp vết lở chóng lành – BS có thể cắt bỏ những biểu mô bị lở