Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

THỰC TẾ VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM ĐỒNG NAI – MTV TNHH GIAI ĐOẠN 2019 – 6 THÁNG ĐẦU 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA KINH TẾ

QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
Đề tài:
THỰC TẾ VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
TẠI CÔNG TY CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM ĐỒNG NAI – MTV TNHH
GIAI ĐOẠN 2019 – 6 THÁNG ĐẦU 2020
Giảng viên hướng dẫn: Ths. NGUYỄN THỊ HOÀI ÂN

NĂM 2020
1


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 KHÁI QUÁT VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh:
Phân tích, hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật và hiện tượng trong mối quan hệ hữu cơ giữa các
bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng đó.Phân tích hoạt động kinh doanh là q trình nghiên cứu để đánh giá tồn
bộ q trình và kết quả của hoạt động kinh doanh; các nguồn tiềm năng cần khai thác ở doanh nghiệp, nhằm làm rõ
chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và
giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp.Phân tích hoạt động kinh doanh gắn
liền với mọi hoạt động sản xuất kinhdoanh của con người. Ban đầu, trong điều kiện sản xuất kinh doanh chưa phát
triển, yêu cầu thông tin cho quản lý doanh nghiệp chưa nhiều, chưa phức tạp, cơng việc phân tích cũng được tiến
hành chỉ là những phép tính cộng trừ đơn giản. Khi nền kinh tế càng phát triển, những đòi hỏi về quản lý kinh tế
không ngừng tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu quản lý kinh doanh ngày càng cao và phức tạp, phân tích hoạt động
kinh doanh được hình thành và ngày càng được hoàn thiện với hệ thống lý luận độc lập. Phân tích như là một hoạt
động thực tiễn, vì nó luôn đi trước quyết định và là cơ sở cho việc ra quyết định. Phân tích kinh doanh như là một
ngành khoa học, nó nghiên cứu một cách có hệ thống toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh để từ đó đề xuất
những giải pháp hữu hiệu cho mỗi doanh nghiệp.Như vậy, Phân tích kinh doanh là q trình nhận biết bản chất và
sự tác động của các mặt của hoạt động kinh doanh, là quá trình nhận thức và cải tạohoạt động kinh doanh một cách


tự giác và có ý thức, phù hợp với điều kiện cụ thểcủa từng doanh nghiệp và phù hợp với yêu cầu của các quy luật
kinh tế kháchquan nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao.
1.1.2 Sự cần thiết khách quan của phân tích hoạt động kinh doanh
Bất kì hoạt động kinh doanh trong các điều kiện khác nhau như thế nào đi nữa cũng còn những tiềm ẩn, còn
những khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện, chỉ thơng qua phân tích hoạt động doanh nghiệp mới phát hiện
được. Từ đó ta sẽ có cách khai thác để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, thơng qua phân tích hoạt động doanh
nghiệp ta mới thấy rõ những nguyên nhân và nguồn gốc của các vấn đề phát sinh từ đó có những giải pháp thích
hợp để cải tiến trong hoạt động quản lí để mang lại hiệu quả cao hơn.
Phân tích hoạt động kinh doanh có vai trị quan trọng, nó có tác dụng:

-

Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua những chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng.
Giúp doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn khả năng, sức mạnh và hạn chế của doanh nghiệp.
Phát hiện khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện.
Kết quả của phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để ra quyết định quản trị trong ngắn hạn và dài

-

hạn.
Giúp dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro trong kinh doanh.
Phân tích hoạt động kinh doanh gắn liền với quá trình hoạt động của doanh nghiệp và có tác dụng giúp
doanh nghiệp chỉ đạo mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh. Thơng qua phân tích từng mặt hoạt động của doanh

2


nghiệp như công tác chỉ đạo sản xuất, công tác tổ chức tiền lương, công tác mua bán, công tác quản lý, cơng tác tài
chính…giúp doanh nghiệp điều hành từng mặt hoạt động cụ thể với sự tham gia cụ thể của từng phòng ban chức
năng, từng bộ phận đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp. Nó là cơng cụ quan trọng để liên kết hoạt động của các bộ

phận này làm cho hoạt động chung của doanh nghiệp được ăn khớp, nhịp nhàng và đạt hiệu quả cao.
Để hoạt động kinh doanh đạt được kết quả mong muốn, doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích hoạt
động kinh doanh. Dựa trên các tài liệu có được, thơng qua phân tích, doanh nghiệp có thể dự đốn các điều kiện
kinh doanh trong thời gian tới để đề ra các chiến lược kinh doanh phù hợp.
1.1.3 Mục đích và nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh
Mục đích cuối cùng của phân tích hoạt động kinh doanh là đúc kết quá trình kinh doanh và kết quả kinh
doanh, tức sự việc đã xảy ra ở quá khứ, thành qui luật để nhận thức hiện tại và nhắm đến tương lai cho tất cả các
mặt hoạt động của một doanh nghiệp.
Nhiệm vụ cụ thể của phân tích hoạt động kinh doanh là:
- Đánh giá kết quả thực hiện được so với kế hoạch hoặc so với tình hình thực hiện kì trước, các doanh nghiệp
tiêu biểu cùng ngành hoặc chỉ tiêu trung bình ngành và các thơng số thị trường.
- Phân tích những yếu tố nội tại và khách quan đã ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch.
- Phân tích hiệu quả các phương án kinh doanh hiện tại và các dự án đầu tư dài hạn.
- Lập báo cáo kết quả phân tích, thuyết minh và đề xuất biện pháp quản trị.
Các báo cáo được thể hiện bằng lời văn, bằng biểu bảng và bằng các loại đồ thị hình thuyết phục.
1.2 NHỮNG NHÂN TỐ CỦA MƠI TRƯỜNG KINH DOANH ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH
DOANH
1.2.1 Môi trường vĩ mô
1.2.1.1 Các yếu tố kinh tế
Các yếu tố kinh tế có tác động rất lớn và nhiều mặt đến doanh nghiệp, chúng có thể trở thành cơ hội hoặc
nguy cơ đối với doanh nghiệp. Các yếu tố kinh tế chủ yếu gồm: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi xuất ngân
hàng, chính sách tài chính tiền tệ của nhà nước, mức độ việc làm và tình hình thất nghiệp…
Tính ổn định về kinh tế trước hết và chủ yếu là ổn định nền tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, khống chế lạm
phát. Đây là những vấn đề các doanh nghiệp rất quan tâm và liên quan trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh
của họ.
1.2.1.2 Yếu tố chính trị và pháp luật
Các yếu tố chính trị có ảnh hưởng ngày càng lớn dến hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tuân theo các
quy định về thuê, mướn, cho vay, an toàn, vật giá, quảng cáo, nơi đặt nhà máy, môi trường,…Đồng thời hoạt động của các
chính phủ cũng có thể tại ra cơ hội hoặc nguy cơ cho hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hoạt động được là vì


3


điều kiện xã hội cho phép. Chừng nào xã hội khơng cịn chấp nhận các điều kiện và bối cảnh thực tế nhất định, thì xã hội
sẻ rút lại sự cho phép bằng cách địi chính phủ can thiệp bằng chế độ chính sách hoặc hệ thống pháp luật.
Sự ổn định chính trị tạo ra mơi trường thuận lợi đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Một chính phủ mạnh sẵn
sàng đáp ứng những địi hỏi chính đáng của xã hội sẽ đem lại lòng tin và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Trong một xã hội ổn định về chính trị, các nhà kinh doanh được đảm bảo an toàn về đầu tư, quyền sở hữu các tài sản khác
của họ, do đó họ sẵn sàng đầu tư nhiều hơn với các dự án dài hơn.
1.2.1.3 Yếu tố văn hoá - xã hội
Tất cả các doanh nghiệp cần phân tích rộng rãi yếu tố xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra.
Khi một hay nhiều nhân tố thay đổi chúng có thể tác động đến doanh nghiệp như xu hướng nhân chủng học, sở thích vui
chơi giải trí, chuẩn mực đạo đức và quan điểm về mức sống, cộng đồng kinh doanh và lao động nữ. Các yếu tố trên
thường biến đổi hoặc tiến triển chậm nên đôi khi khó nhận biết.
Trong mơi trường văn hố. Các nhân tố nối liền và giữ vai trò quan trọng là tập quán, lối sống, tôn giáo. Các nhân
tố này được coi là “hàng rào chắn” các hoạt động giao dịch thương mại. Thị hiếu và tập quán của người tiêu dùng cũng có
ảnh hưởng rất lớng đến nhu cầu, vì ngay cả khi hàng hố có chất lượng tốt nhưng nếu khơng được người tiêu dùng ưa
chộng thì nó cũng khó được họ chấp nhận.
1.2.1.4 Yếu tố tự nhiên
Yếu tố tự nhiên gồm nguồn lực tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái…Tác động của các điều kiện
tự nhiên đối với các quyết sách trong kinh doanh từ lâu đã được các doanh nghiệp thừa nhận. Tuy nhiên, cho tới nay các
yếu tố về duy trì mơi trường tự nhiên rất ít được chú ý đến. Sự quan tâm từ các nhà hoạch định chính sách của nhà nước
ngày càng tăng vì cơng chúng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng môi trường tự nhiên. Các vấn đề ô nhiễm môi trường,
sản phẩm kém chất lượng, lãng phí tài nguyên thiên nhiên cùng với nhu cầu ngày càng lớn đối với các nguồn lực có hạn
khiến cơng chúng cũng như các nhà doanh nghiệp phải thay đổi các quyết định và biện pháp hoạt động liên quan.
1.2.1.5 Yếu tố công nghệ
Yếu tố khoa học công nghệ là lực lượng mang đầy kịch tính chất, có ảnh hưởng quan trọng và trực tiếp đến
môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Mọi cơng nghệ mới đều thay thế vị trí của cơng nghệ cũ. Bất kì ngành
khoa học cơng nghệ mới nào cũng gây ra rất nhiều hệ quả to lớn và lâu dài mà không phải lúc nào cũng lường trước
được. Sự ra đời của các công nghệ tiên tiến có thể tạo ra cơ hội cũng như nguy cơ đối với doanh nghiệp, nhưng mặt

khác, các doanh nghiệp cũng phải cảnh giác đối với các công nghệ mới có thể làm cho sản phẩm của họ bị lạc hậu
một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
1.2.2 Môi trường vi mô
1.2.2.1 Các đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh trong ngành gồm các doanh nghiệp hiện có mặt trong ngành và các doanh nghiệp tiềm ẩn có khả
năng tham gia vào ngành trong tương lai. Số lượng các đối thủ, đặc biệt các đối thủ có quy mơ lớn trong ngành càng
nhiều thì mức độ cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt. Sự hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa quan
trọng đối với các doanh nghiệp. Bởi vì các đối thủ cạnh tranh quyết định tính chất và mức độ tranh đua hoặc thủ thuật

4


dành lợi thế trong ngành, sự am hiểu về các đối thủ cạnh tranh chính có tầm quan trọng đến mức, nó có thể cho phép đề ra
những thủ thuật phân tích đối thũ cạnh tranh và duy trì hồ sơ về các đối thủ cạnh tranh trong đó có các thơng tin thích hợp
và thơng tin về từng đối thủ cạnh tranh chính được thu nhận một cách hợp pháp.
1.2.2.2 Khách hàng
Nhân tố khách hàng và nhu cầu của khách hàng quyết định quy mô và cơ cấu nhu cầu trên thị trường của doanh
nghiệp và là yếu tố quan trọng hàng đầu khi xác định chiến lược kinh doanh.Vấn đề khách hàng là một bộ phận không thể
tách rởi trong mơi trường cạnh tranh. Sự tín nhiệm của khách hàng có thế là tài sản có giá trị nhất của doanh nghiệp sự tín
nhiệm đó đạt được do biết thoả mãn tốt hơn nhu cầu và thị hiếu của khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh. Nếu như sự
tương tác giữa các điều kiện không làm cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình thì doanh nghiệp phải cố gắng thay
đổi vị thế của mình trong thương lượng bằng cách thay đổi một hay nhiều điều kiện hoặc phải tìm khách hàng ít có ưu thế
hơn.
1.2.2.3 Nhà cung ứng
Trong nền kinh tế thị trường, quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải có mối quan hệ mật thiết với
các nguồn cung ứng các yếu tố đầu vào cơ bản như: vật tư, nguyên liệu, lao động, vốn, thông tin, công nghệ,…Số lượng
và chất lượng các nguồn cung ứng các yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng lựa chọn và xác định phương án kinh
doanh tối ưu.
Việc lựa chọn người cung cấp dựa trên số liệu phân tích về người bán cần phân tích nơi tổ chức cung ứng theo các
yếu tố có ý nghĩa quan trọng đối với một doanh nghiệp. Các hồ sơ về người bán trong quá khứ cũng có giá trị, trong các

hồ sơ đó ít nhất cũng phải tóm lược được những sai biệt giữa việc đặt hàng và nhận hàng liên quan đến nội dung này ,
điều kiện bán hàng và bất kỳ tình tiết giảm nhẹ nào tác động đến người cung cấp hàng.
1.3 KHÁI QUÁT VỀ DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN
1.3.1 Doanh thu
Doanh thu là toàn bộ số tiền bán sản phẩm hàng hóa cung ứng dịch vụ sau khi trừ và được khách hàng chấp nhận
thanh tốn, khơng phân biệt là đã trả tiền hay chưa. Doanh thu hay còn gọi là thu nhập doanh nghiệp, đó là tồn bộ số tiền
sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp lao vụ và dịch vụ của doanh nghiệp.
Doanh thu là chỉ tiêu tài chính quan trọng của doanh nghiệp, chỉ tiêu này khơng những có ý nghĩa quan trọng đối
với doanh nghiệp mà cịn có ý nghĩa đối với nền kinh tế quốc dân. Doanh thu của công ty bao gồm:
Doanh thu bán hàng: Doanh thu về bán sản phẩm hàng hóa thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh chính và doanh
thu về cung cấp dịch vụ cho khách hàng theo chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Doanh thu về
bán sản phẩm hàng hóa thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh chính và doanh thu về cung cấp dịch vụ cho khách hàng
theo chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh: là toàn bộ số tiền bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sau khi trừ đi các
khoản giảm trừ (chiết khấu hàng bán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu) và
được khách hàng chấp nhận thanh toán.

5


Doanh thu từ hoạt động tài chính: là các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính của Cơng ty như góp vốn cổ phần,
cho thuê tài sản.
Doanh thu khác: bao gồm các khoản thu nhập không thường xuyên khác ngồi các khoản trên.
1.3.2 Chi phí
Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong q trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản
phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất, thương
mại, dịch vụ nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp: doanh thu và lợi nhuận. Các loại chi phí như:
Giá vốn hàng bán: là biểu hiện bằng tiền tồn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ
một loại sản phẩm nhất định.
Chi phí bán hàng: Gồm các chi phí phát sinh trong q trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tiền lương, các

khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, tiếp thị, đóng gói sản phẩm, bảo quản, khấu hao TSCĐ, bao bì, chi phí
vật liệu, chi phí mua ngồi, chi phí bảo quản, quảng cáo…
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những chi phí chi ra có liên quan đến việc tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động
sản xuất kinh doanh.
Chi phí quản lý gồm nhiều loại: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, dụng cụ, khấu hao.
Đây là những khoản chi phí mang tính chất cố định, nên có khoản chi nào tăng lên so với kế hoạch là điều khơng
bình thường, cần xem xét ngun nhân cụ thể.
1.3.3 Lợi nhuận
Lợi nhuận là một khoản thu nhập thuần túy của doanh nghiệp sau khi đã khấu trừ mọi chi phí. Nói cách khác lợi
nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán,
chi phí hoạt động, thuế.Bất kì một tổ chức nào cũng có mục tiêu để hướng tới, mục tiêu sẽ khác nhau giữa các tổ chức
mang tính chất khác nhau. Mục tiêu của tổ chức phi lợinhuận là công tác hành chính, xã hội, là mục đích nhân đạo, khơng
mang tính chất kinh doanh. Mục tiêu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói đến cùng là lợi nhuận. Mọi hoạt
động của doanh nghiệp đều xoay quanh mục tiêu lợi nhuận, hướng đến lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận.
Lợi nhuận gộp: là lợi nhuận thu được của công ty sau khi lấy tổng doanhthu trừ đi các khoản giảm trừ như giảm giá
hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, và trừ giá vốn hàng bán.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kì báo cáo. Chỉ tiêu này được tính tốndựa
trên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đãcung cấp trong kì báo cáo.
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: phản ánh hiệu quả của hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được
tính bằng cách lấy thu nhập hoạt động tài chính trừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động này.

6


1.4. CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CƠ BẢN ĐỂ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.4.1 Các chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
1.4.1.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Tỷ số này phản ảnh cứ 1 đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu phần trăm lợi nhuận. Có thể sử dụng để so sánh vớ

tỷ số của các năm trước hay so sánh với các doanh nghiệp khác.
Sự biến động của tỷ số này phản ảnh sự biến động về hiệu quả hay ảnh hưởng của các chiên lược tiêu thu, nâng cao
chất lượng sản phẩm.

1.4.1.2 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, nó phản ánh cứ một đồng vốn chủ sở hữu dùng vào sản
xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận.
Các nhà đầu tư luôn quan tâm đến tỷ số này của doanh nghịêp, bởi đây là thu nhập mà họ có thể nhận được nếu
quyết định đặt vốn vào cơng ty.
1.4.1.4 Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
Chỉ tiêu này phản ảnh hiệu quả sử dụng chi phí cho hoạt động kinh doanh, thơng qua đó ta có thể thấy khả năng
sinh lời của chi phí bỏ ra.

1.4.1.5 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng ngân quỹ đầu tư đo lường khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư vào doanh
nghiệp.

1.4.2 Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn
1.4.2.1 Tỷ số hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản
Tỷ số này cho thấy hiệu quả sử dụng toàn bộ các loại tài sản của doanh nghiệp, hoặc thể hiện một đồng vốn đầu tư
vào doanh nghiệp để đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.
Ảnh hưởng của tài sản đến hiệu quả sử dụng tổng tài sản của năm n (HTTS): Do tổng tài sản của năm n tăng hoặc
giảm hơn so với năm (n – 1) làm cho hiệu quả sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp giảm hoặc tăng hơn năm (n – 1) N
lần

7


Ảnh hưởng của doanh thu thuần đến hiệu quả sử dụng tổng tài sản của năm n (HDDT) : Do doanh thu thuần của
năm n tăng hoặc giảm hơn so với năm (n– 1) làm cho hiệu quả sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp tăng hoặc giảm hơn

năm (n – 1) M lần

1.4.2.2 Tỷ số hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
Tỷ số này cho ta thấy hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu vào sản xuất kinh doanh hoặc thể hiện một đồng vốn
chủ sở hữu mà công ty bỏ ra kinh doanh sẽ đem lại cho công ty bao nhiêu đồn doanh thu
Ảnh hưởng của nguồn vốn chủ sở hữu đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu của năm n (HVCSH): Do
nguồn vốn chủ sở hữu của năm n tăng hoặc giảm hơn so với năm (n – 1) làm cho hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của
doanh nghiệp giảm hoặc tăng hơn năm (n – 1) N lần
Ảnh hưởng của doanh thu thuần đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu của năm n (HDDT) : Do doanh thu
thuần của năm n tăng hoặc giảm hơn so với năm (n – 1) làm cho hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh
nghiệp tăng hoặc giảm hơn năm (n – 1) M lần

1.4.2.3 Hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Chỉ tiêu này cho ta thấy một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Qua đó, đánh giá được
hiệu quả của việc sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp
Trong đó:
Ảnh hưởng của tài sản cố định đến hiệu quả sử dụng tài sản cố định của năm n (HTSCĐ): Do tài sản cố định của
năm n tăng hoặc giảm hơn so với năm (n – 1) làm cho hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp giảm hoặc tăng
hơn năm (n – 1) N lần
Ảnh hưởng của doanh thu thuần đến hiệu quả sử dụng tài sản cố định của năm n (HDDT) : Do doanh thu thuần của
năm n tăng hoặc giảm hơn so với năm (n– 1) làm cho hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp tăng hoặc giảm
hơn năm (n – 1) M lần

1.4.2.4 Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động

8


Chỉ tiêu này phản ảnh tốc độ luân chuyển tài sản lưu động nhanh hay chậm trong từng thời kỳ và đánh giá khả năng
sử dụng tài sản lưu động trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, cho thấy một đồng tài sản lưu động bỏ ra sẻ mang

lại bao nhiều đồng doanh thu.
Trong đó:
Ảnh hưởng của tài sản lưu động đến hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của năm n (HTSLĐ): Do tài sản lưu động
của năm n tăng hoặc giảm hơn so với năm (n– 1) làm cho hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp giảm hoặc
tăng hơn năm (n – 1) N lần
Ảnh hưởng của doanh thu thuần đến hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của năm n (HDDT) : Do doanh thu thuần
của năm n tăng hoặc giảm hơn so với năm (n – 1) làm cho hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp tăng hoặc
giảm hơn năm (n – 1) M lần

1.4.3 Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của doanh nghiệp
1.4.3.1 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán nợ ngăn hạn là thước đo khả năng thanh tốn của doanh nghiệp, nó cho biết doanh nghiệp có bao
nhiêu tài sản có thể chuyển thành tiền mặt dùng để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn một (1)
thì chứng tỏ doanh nghiệp sẵn sàng sử dụng tài sản lưu động để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn thanh tốn.
Chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả các khoản nợ ngắn hạn.
1.4.3.2 Khả năng thanh toán nhanh
Chỉ tiêu này được tính tốn dựa trên những tài sản lưu động có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, cho biết khả
ngăng có thể thanh tốn nhanh chóng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong cùng một thời điểm. Nếu tỷ số này >
0,5 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp tương đối khả quan, nếu hệ số này < 0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó
khăn trong việc thanh tốn cơng nợ.

1.4.3.3 Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Tổng số nợ bao gồm các khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Tổng tài sản bao gồm
tài sản lưu động và tài sản cố định hay là tổng tồn bộ kinh phí đầu tư cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ số
này cho biết thành tích vay mượn của cơng ty, và nó cho biết khả năng vay mượn thêm của công ty là tốt hay xấu.

1.4.3.4 Tỷ số nợ trên nguồn vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này cho ta biết tỷ lệ (%) của vốn được cung cấp bởi chủ nợ s o với vốn chủ sở hữu của công ty

9



1.4.3.5 Tỷ số nợ trên tài sản cố định
Tỷ số này cho biết khả năng thanh tốn nợ của cơng ty dựa trên tài sản cố định.

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.5.1 Một số quan điểm được sử dụng khi phân tích
Xem xét một hiện tượng kinh tế gắn liền với một thời điểm nhất định, và trong trạng thái vận động.
Xem xét một hiện tượng, một chỉ tiêu kinh tế trong mối quan hê với một bộ phận cấu thành và gắn liền với
sự tác động và vận động với nhân tố này.
Xem xét quan điểm trên khi phân tích ta có thể vận dụng phương pháp khác.
1.5.2 Phương pháp thu thập số liệu.
Thu thập số liệu gián tiếp từ các số liệu sơ cấp và thứ cấp từ các nguồn trên trang www của công ty .
1.5.3 Phương pháp phân tích
1.5.3.1 Phương pháp khảo sát thực tế
Theo phương pháp này, ta tiến hành xem xét các số liệu, các chỉ tiêu thực tế tại công ty trong những năm gần đây
để làm cơ sở cho việc tiến hành phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh tại cơng ty.
1.5.3.2 Phương pháp so sánh theo dãy số biến động.
Đây là phương pháp phổ biến nhất trong cơng tác phân tích hoạt động kinh doanh của cơng ty. Đó là phương pháp
các chỉ tiêu kinh tế, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hố có cùng nội dung, một tính chất nhằm xác định xu hướng
và mức độ biến động của chỉ tiêu. Trên cơ sở đó, rút ra kết luận đánh giá hiệu qủa kinh doanh của doanh nghiệp. Có 3 loại
chỉ tiêu kinh tế sau.
 Chỉ tiêu tuyệt đối
 Chỉ tiêu tương đối
 Chỉ tiêu bình quân
Cách thức so sánh là dùng chỉ tiêu ở các thời kỳ khác nhau đem so sánh với nhau hoặc so sánh với kỳ nghiên cứu,
để từ đó so sánh về tốc độ tăng hay giảm, hồn thành hay khơng hồn thành kế hoạch đề ra.
1.5.3.3 Phương pháp nghiên cứu hoạch định chiến lược
Ma trân SWOT là một công cụ giúp cho nhà quản trị trong việc tổng hợp các kết qủa nghiên cứu của môi trương
làm cơ sở cho việc đề ra kế hoạch chiến lược.

Ma trận SWOT
SWOT
Điểm mạnh (S)
Điểm yếu (W)

Cơ hội (O)
Các chiến lược OS
Các chiến lược OW

Đe doạ (T)
Các chiến lược TS
Các chiến lược TW

10




OS (Opportunities Strengths): Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội.



OW (Opportunities Weaknesses): Vượt qua điểm yếu bằng cách tận dụng cơ hội.



TS (Strengths Threats): Sử dụng điểm mạnh bên trong đẻ tránh các mối đe doạ bên ngồi.




TW (Strengths Weaknesses): Tối thiểu hố những điểm yếu và tránh những đe doạ.

CHƯƠNG 2 : KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH MTV DOFICO
2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
2.1.1 Qúa trình thành lập và phát triển của công ty
Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai được thành lập từ 2005, là một trong những tổ hợp kinh tế lớn
mạnh và hiệu quả của tỉnh Đồng Nai
Năm 2010 Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai đổi sang loại hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ - cơng ty con.Với vốn điều lệ 3,035 tỷ đồng, doanh thu bình quân lên đến
gần 2,000 tỷ đồng; kinh doanh đa ngành nghề, bao gồm: sản xuất và kinh doanh thuốc lá điếu, chăn nuôi, du lịch, thương
mại, xuất nhập khẩu, kinh doanh và khai thác mủ cao su, khai thác tài ngun khống sản…
Tính đến nay Cơng Ty đã trải qua 13 năm hình thành và phá triển. Từ khi thành lập đến nay Tổng công ty đã càng
ngày khẳng định được vị thế của mình với thương hiệu Dofico khá vững mạnh, là doanh nghiệp ln hồn thành nhiệm
vụ đóng góp ngân sách nhà nước ở mức cao nhất, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.
Năm 2018, Tổng cơng ty có 16 đơn vị thành viên, mơ hình này đã tạo nên một tổ hợp có tiềm lực kinh tế mạnh,
nguồn tài chính dồi dào, thương hiệu có sức cạnh tranh cao thị trường nội địa và xuất khẩu.
Với quy mô hiện nay, Dofico đã được xếp thứ 173 trong tốp 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2018 do
Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report JSC) bình chọn; Dofico cũng tiếp cận và liên kết với các
đối tác trong và ngoài nước, kể các các đối tác là tập đồn đa quốc gia có tầm cỡ quốc tế như: Nhật Bản, Anh, Đức, các
tiểu vương quốc Ả Rập, Hoa Kỳ…,góp phần tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hơn 7,000 lao động trên địa bàn tỉnh.
Hiện tại Donataba đang triển khai thực hiện 4 dự án trọng điểm: Dự án Khu liên hợp Công nông nghiệp (Agri-land,
Agro-park) tại huyện Xuân Lộc và Thống Nhất; Dự án Khu du lịch kết hợp vui chơi giải trí Bửu Long; Dự án Khu cơng
nghiệp - đơ thị Long Thành; Dự án Bệnh viện Việt-Sing St. Andrew.

11


2.2.1 Mô tả công ty
Tên Công ty : Công ty Công Nghiệp Thực Phẩm Đồng Nai
Tên viết tắt : Công ty TNHH MTV DOFICO

Tên Tiếng Anh: DONG NAI FOOD INDUSTRIAL CORPORATION
Tên thương hiệu :DOFICO
Trụ sở : Số 833A, Xa lộ Hà Nội, Khu Phố 1, Phường Long Bình Tân, Thành Phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0251.386110
Email :
Website:
Các đơn vị thành viên
Công ty Cổ phần chăn nuôi Phú Sơn: Sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu , chế biến súc sản, thủy sản, dịch vụ chăn
nuôi thú y, mua bán xăng dầu nhớt, Kinh doanh bất động sản, kinh doanh hạ tầng khu dân cư.
Công ty Xuất nhập khẩu Đồng Nai: mua bán nông sản, lâm sản, thủy hải sản, hàng thủ công mỹ nghệ; điện tử, thiết
bị điện công nghiệp và dân dụng, vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất, hàng thực phẩm cơng nghệ, phương tiện vận
tải đường bộ, trang thiết bị công nghệ thơng tin, máy móc và trang thiết bị văn phịng, vật tư ngành cơng nghiệp và nơng
nghiệp, sản xuất gia công hàng nông sản, ủy thác xuất nhập khẩu, kinh doanh nhà xưởng, văn phòng cho thuê, kho, bãi,
bến cảng song và các dịch vụ liên quan (bốc xếp, giao nhận hàng hóa, quản lý kho hàng).
Cơng ty cổ phần Tổng hợp Gỗ Tân Mai : May mặc xuất khẩu, sản xuất chế biến gỗ, kinh doanh xăng dầu, xây dựng
cơ sở hạ tầng, cho thuê kho bãi...
Công ty thành Công ty cổ phần Vật tư nông nghiệp Đồng Nai.: kinh doanh phân bón ngoại nhập, kinh doanh nơng
sản các loại và sản xuất tiêu thụ phân bón thương hiệu DOCAM.
Công ty cổ phần Nông súc sản Đồng Nai : sản xuất kinh doanh giống, thịt gia súc gia cầm, đồng thời xuất nhập
khẩu các loại giống, thịt gia súc, gia cầm; máy móc, thiết bị, vật tư và nguyên liệu cho chăn nuôi, trồng trọt.
Công ty TNHH MTV Cao su cơng nghiệp : Có 3 đội cao su trực thuộc gồm: Đội Cao Su Tân Định, Đội Cao Su
Xn Lộc, Đội Cao Su Xn Hịa
Cơng ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển Bửu Long : Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên
với khách hàng (phục vụ tiệc, hội họp, đám cưới…)
Công ty hoạt độngvới các chức năng nghành nghề sản xuất chủ yếu gồm :
Ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu:
+ Trồng cây nông nghiệp, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả. Chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nuôi trồng thủy sản.
Dịch vụ hỗ trợ trồng trọt và chăn nuôi. Chế biến nông sản và sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản;
+ Kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, ăn uống. Mua bán, sửa chữa, bảo trì, bảo hành hàng kim khí điện máy, điện tử,
điện lạnh, và các thiết bị điện gia dụng khác, điện thoại các loại;

+ Kinh doanh vàng, bạc, đá quý, đồ trang sức;

12


+ Mua bán hàng thực phẩm công nghệ, bia, đường, sữa, thuốc lá điếu nội địa; vật liệu xây dựng. hàng trang trí nội
thất; xe ơ tơ, xe gắn máy hai bánh và phụ tùng xe ô tô, xe gắn máy các loại, xe cơ giới, xe chuyên dụng; xăng, đầu, nhớt;
cám gạo, cảm lúa mì, bột cá, bã đậu, nông sản các loại, lương thực thực phẩm;
+Đại lý vẻ tàu hoả, máy bay. Dịch vụ quảng cáo, cầm đồ. Kinh doanh khai thác chợ. Cho thuê tài sản, nhà cửa, kho
bãi, mặt bằng:
+Đai lý mua bán, ký gửi hàng hóa, dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu. Vận tải hành khách đường bộ, đường sông theo
hợp đồng. Bốc đỡ hàng hóa. Đại lý vận tải. Vận tải và mơi giới vận tải hàng hóa đường thủy nội địa, đường bộ bằng xe
chuyên dùng;
+Giáo dục khác chưa được phân vào đâu (ngoại ngữ, tin học, chỉ hoạt động khi có đủ điều kiện quy định);
+Giáo đục mầm non (không hoạt động tại trụ sở).
2.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG CÁC PHÒNG BAN.
2.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức.

BAN KIỂM SỐT

HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

TỔNG GIÁM ĐỐC VÀ CÁC
PHĨ GIÁM ĐỐC

PHỊNG HÀNH CHÍNH

PHỊNG TÀI CHÍNH-KẾ TỐN

PHỊNG SẢN XUẤT KINH

DOANH

PHỊNG ĐẦU TƯ

2.3.2 Chức năng của các bộ phận trực thuộc:
Cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành của Tổng công ty gồm có:
Hội đồng thành viên;
Ban Kiểm sốt;
Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc
Kế tốn trưởng;
Các phịng, phân xưởng, Trạm.

13


2.3.2.1 Hội đồng thành viên:
Là đại diện Chủ sở hữu trực tiếp tại Tổng công ty; nhân danh chủ sở hữu Tổng công ty thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của chủ sở hữu Tổng công ty, nhân danh Tổng công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Tổng công ty (trừ
quyền và nghĩa vụ của Tổng Giám đốc).
Hiện tại, Hội đồng thành viên Tổng công ty gồm có:
Ơng Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch Hội đồng thành viên;
Ơng Nguyễn Hữu Hiểu, Thành viên Hội đồng thành viên, giữ nhiệm vụ Thường trực Hội đồng thành viên;
Ông Nguyễn Minh Trung, Thành viên Hội đồng thành viên;
Bà Đoàn Đặng Quỳnh Chi, Thành viên Hội đồng thành viên.
Bà Võ Thanh Trúc, Thành viên Hội đồng thành viên.
2.3.2.2 Ban Kiểm soát: Gồm 03 Kiểm soát viên do Chủ sở hữu quyết định bổ nhiệm
Hiện tại, Ban Kiểm sốt Tổng cơng ty gồm có 03 thành viên:
Ơng Lê Phước Hùng, Trưởng Ban Kiểm soát;
Bà Đặng Trần Đức Ái, Kiểm soát viên;
Bà Cao Thị Minh Phúc, Kiểm soát viên.

2.3.2.3 Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc
Tổng Giám đốc trực tiếp điều hành các hoạt động của Tổng cơng ty, có chức năng tổ chức thực hiện các nhiệm vụ
sản xuất kinh doanh do Nhà nước, Hội đồng thành viên giao, chịu trách nhiệm trước Hội đồng Thành viên Tổng công ty,
trước Chủ sở hữu và pháp luật về thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao trong điều hành hoạt động của Tổng cơng ty.
Phó Tổng Giám đốc giúp Tổng Giám đốc điều hành Tổng công ty theo phân công và ủy quyền của Tổng Giám đốc;
chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền.
Hiện tại, Ban Điều hành Tổng công ty gồm có:
Ơng Nguyễn Hữu Hiểu, Tổng giám đốc Tổng cơng ty;
Ơng Phạm Nam Hưng, Phó Tổng giám đốc;
Ơng Trần Đăng Ninh, Phó Tổng giám đốc;
Ơng Nguyễn Đức Khoa, Phó Tổng giám đốc.
2.3.2.4 Kế tốn trưởng
Kế tốn trưởng Tổng cơng ty có nhiệm vụ tổ chức thực hiện cơng tác kế tốn tài chính, thống kê của Tổng cơng ty,
giúp Tổng giám đốc giám sát tài chính tại Tổng cơng ty theo pháp luật về tài chính, kế tốn; chịu trách nhiệm trước Tổng
giám đốc, Hội đồng Thành viên và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền; tiêu chuẩn tuyển chọn Kế
tốn trưởng Tổng cơng ty thực hiện theo quy định của pháp luật về kế toán và các quy định khác của pháp luật có liên
quan.
Hiện tại, Kế tốn trưởng Tổng cơng ty do ông Trần Hữu Đức đảm nhận.
2.3.2.5 Các phòng, phân xưởng, Trạm

14


Tổng cơng ty (Cơng ty mẹ) hiện có các phịng, ban chun mơn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu, kiểm tra, giúp
việc Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh Tổng công ty (Công ty mẹ)
và thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp khác. Hiện tại, bộ phận gián tiếp của
Tổng cơng ty gồm có: Văn phịng, Phịng Nghiệp vụ tổng hợp, Phịng Tổ chức lao động, Phịng Kế tốn tài chính, Phịng
Kiểm tốn nội bộ, Phịng Thị trường, Phịng Kế hoạch tổng hợp, Phịng Dự án.
Bên cạnh đó, Tổng cơng ty cịn có 01 Nhà máy sản xuất thuốc lá với các phân xưởng sản xuất như Phân xưởng Sợi,
Phân xưởng Thành phẩm, Phân xưởng Hợp tác và các phòng nghiệp vụ phục vụ hoạt động sản xuất như: Phịng Nghiên

cứu chiến lược phát triển sản phẩm, Phịng Cơng nghệ sản phẩm, Phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm, Phịng Kỹ thuật –
Cơ điện và Mơi trường, Trạm Dịch vụ Kỹ thuật nông nghiệp.
2.4 NHỮNG NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG
GIAI ĐOẠN 2019 - 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2020
2.4.1 Thuận lợi.
+ Doanh thu, lợi nhuận và thu nhập bình quân của người lao động tồn hệ thống Tổng cơng ty đều có sự tăng
trưởng. Nộp ngân sách bình qn hàng năm đạt 1.752 tỷ đồng. Đặc biệt, trong nhiệm kỳ qua, Đảng bộ Tổng công ty đã
lãnh đạo thực hiện tốt công tác xã hội, chăm lo cộng đồng với tổng số tiền hơn 24,5 tỷ đồng.
+ Về công tác xây dựng Đảng, trong nhiệm kỳ qua toàn Đảng bộ Tổng công ty đã kết nạp được 255 đảng viên, vượt
2% chỉ tiêu Nghị quyết; tỷ lệ tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, bình quân hàng năm đạt 27,96%; tỷ lệ Đảng viên hồn
thành tốt nhiệm vụ trên 98%.
2.4.2 Khó khăn
+ Theo đánh giá của các thành viên ban chỉ đạo, cơng tác sắp xếp, thối vốn DN gặp nhiều khó khăn, chủ yếu liên
quan đến đất đai và ảnh hưởng do dịch Covid-19, dẫn đến chậm tiến độ. Về tình hình sản xuất, kinh doanh 6 tháng đầu
năm, các DN có vốn nhà nước có tổng doanh thu đạt hơn 9.900 tỷ đồng. Trong đó, Tổng cơng ty Dofico thực hiện gần
3.500 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch.
+ Tổng công ty công nghiệp thực phẩm (Dofico) xây dựng phương án sử dụng đất (lần 3) để trình UBND tỉnh phê
duyệt, từ đó xây dựng phương án cổ phần hóa theo kế hoạch. Dofico đang thực hiện các thủ tục nhằm thoái vốn nhà nước
tại 8 đơn vị thành viên, tiến hành thẩm định giá DN vào thời điểm 31-12-2019 để tiếp tục thối vốn.
+ Ơng Nguyễn Hữu Hiểu, Tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai - Dofico chia sẻ: “Dự
kiến trong năm 2020, Dofico sẽ tiến hành cổ phần hóa nhưng hiện vướng ở khâu đất đai đang trình các sở, ngành thẩm
định, nếu khâu này hoàn thành sớm, đơn vị sẽ cố gắng tiến hành cổ phần theo đúng quy định”. Thế nhưng, vì năm nay
tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra đã gây thiệt hại nặng cho hầu hết các lĩnh vực, nhiều nhà đầu tư cân nhắc rất kỹ và
hạn chế mua cổ phần của các DN nên dù mọi bước thủ tục hồn thành có thể đưa cổ phần của DN lên sàn cũng chưa chắc
đã bán được để thoái vốn vì thế khó có thể thực hiện theo đúng tiến độ.

15


2.5 NHỮNG MỤC TIÊU CHUNG CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG THÁNG TỚI

+ Đổi mới toàn diện, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, xây dựng Đảng bộ trong
sạch, vững mạnh. Tập trung mọi nguồn lực và thế mạnh kinh tế của Tổng công ty để phát triển lĩnh vực sản xuất kinh
doanh chính có hiệu quả, bền vững, bảo tồn và phát triển vốn chủ sở hữu, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà
nước, cải thiện nâng cao đời sống người lao động, tham gia thực hiện tốt công tác an sinh xã hội. Xây dựng chiến lược, kế
hoạch sản xuất kinh doanh gắn với việc phòng, chống dịch COVID-19”
+ Đảng bộ phấn đấu lãnh đạo tổng công ty và các công ty thành viên đạt doanh thu 20 ngàn tỷ đồng/năm và nộp
ngân sách khoảng 1.600 tỷ đồng/năm, đồng thời nâng mức thu nhập của người lao động đạt trung bình 8 triệu đồng/tháng.
Trong cơng tác xây dựng Đảng, phấn đấu tới cuối nhiệm kỳ phát triển mới với 250 đảng viên.

16


CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CÔNG
NGHIỆP THỰC PHẨM ĐỒNG NAI – MTV TNHH GIAI ĐOẠN 2019 – 6 THÁNG ĐẦU 2020
3.1 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP.
Hình thức hữu vốn
Tổng Công ty Công nghiệp Thực phẩm Đồng Nai , tên đầy đủ theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là Tổng
Công Công nghiệp Thực phẩm Đồng Nai - Một thành viên Công ty TNHH , tên tiếng nước ngồi Dong Nai Food
Industrial Corporation , tên viết tắt DỊFICO được chuyển đổi từ Tổng Công ty Công nghiệp Thực phẩm Đồng Nai theo
Quyết định 1547 / QĐ - UBND ngày 18 tháng 06 năm 2010 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai .
Tổng Công ty Công nghiệp Thực phẩm Đồng Nai được thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên số 3600253505 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Đồng Nai cấp
lần đầu ngày 01 tháng 07 năm 2010 ( chuyển đổi loại hình từ Tổng Cơng ty Cơng nghiệp Thực phẩm Đồng Nai Số
ĐKKD 4706000002 ngày 01/07/2005 ) , đăng ký thay đổi lần thứ 13 ngày 23 tháng 08 năm 2018 ,
Trụ sở chính của Tổng Cơng ty được đặt tại : Số 833A , Xa lộ Hà Nội , Khu phố 1 , Phường Long Bình Tân , Thành
phố Biên Hòa , Tỉnh Đồng Nai .
Vốn điều lệ của Tổng Công ty là 3.035.078.019.542 đồng .
Lĩnh vực kinh doanh
Sản xuất kinh doanh thuốc lá điếu các loại .
Ngành nghề kinh doanh

Hoạt động chính của Tổng Cơng ty là :
Đầu tự trồng trọt , thu mua , chế biến thuốc lá nguyên liệu cho sãn xuất thuốc lá điếu , kinh doanh và xuất khẩu .
Sản xuất , mua bán , xuất khẩu thuốc lá điếu các loại ( cả nhãn hiệu thuốc lá điếu nước ngồi bằng hình thức liên doanh ,
liên kết hoặc chuyển nhượng bản quyền ) . Nhập khẩu trực tiếp các loại nguyên , phụ liệu , vật tư , máy móc thiết bị , phụ
tùng thay thế cho sản xuất thuốc lá ;
Sản xuất , mua bán và xuất khẩu các loại bao bì , vật tư phụ liệu cho sản xuất thuốc lá;
Kinh doanh và cho thuê kho bãi , nhà xưởng , nhà cửa . Đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp , khu nông
nghiệp kỹ thuật cao , hạ tầng khu dân cư , Kinh doanh bất động sản;
Bán buôn thuốc lá nguyên liệu cho sản xuất thuốc lá điểu ; Nhập khẩu trực tiếp nguyên liệu cho sản xuất thuốc lá ;
Bán bn con giống bị sữa , bò thịt và các loại gia súc , gia cầm khác Bán bn cây giống , cây xanh cơng trình , cây
kiểng , hoa , có các loại . Bán buôn nông sản ( đối với hạt điều và bông vải phải thực hiện theo quyết định số 80 / 2002 /
QĐ - TTg ngày 24/06/2002 của Thủ tướng Chính phủ ) , Bán buôn gia súc , gia cầm ;
Sản xuất thực phẩm khác . Sản xuất chế biến thực phẩm đóng gói , đóng hộp .
Dịch vụ hỗ trợ trồng trọt ;
Bán buôn sữa tươi , bánh , kẹo , các sản phẩm được chế biến từ sữa và các loại thực phẩm khác ; Thực phẩm tươi
sống , thực phẩm chế biến , thực phẩm công nghệ , Thủy sản , trứng gia cầm ,
Giết mổ gia cầm , gia súc , Chế biến thịt gia súc , gia cầm đóng gói và đóng hộp

17


Dịch vụ cung ứng phân bón , thuốc trừ sâu . Bán bn phân bón ; phân bón vi sinh , phân hữu cơ , các loại bao bì ,
vật tư phụ liệu cho sản xuất thuốc lá.
In ấn ( in xuất bản phẩm phải có giấy phép ).
Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa . Sản xuất sữa các sản phẩm được chế biến từ sữa.
Sản xuất thức ăn gia súc , gia cầm và thủy sản .
I

Công ty Cổ phần Nông súc sàn
Đồng Nai


Tinh Đồng Nai

84.32%

84.32%

Chăn nuôi gia súc,gia
cầm

2

Công ty Cổ phần Chăn nuôi Phú
Sơn

Tinh Đồng Nai

73.56%

73.56%

Chăn nuôi gia súc.
gia cầm, thủy cẩm

3

Công ty Cổ phần Xuất nhập khâu
Đồng Nai

Tinh Đồng Nai


78.30%

78.30%

Thương mại - dịch vụ

4

Công ty TNHH Một thành viên
Thọ Vực

Tinh Đồng Nai

100.00%

100.00%

Trồng trọt và chăn
nuôi

5

Công ty Cổ phần Cao su Công
nghiệp

Tinh Đồng Nai

65.85%


65.85%

Sản xuất, trồng trọt
và dịch vụ

6

Công ty CỔ phẩn Vật tư Nông
nghiệp Đồng Nai(l)

Tinh Đồng Nai

72.95%

73.11%

Thương mại - dịch vụ

7

Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát
triển Bửu Long

Tinh Đồng Nai

100.00%

100.00%

Kinh doanh nhà

hàng, dịch vụ du lịch

8

Công ty Cổ phẩn Du lịch Đồng
Nai<2)

Tinh Đồng Nai

65.95%

65.95%

Kinh doanh nhà hàng,
dịch vụ du lịch

(l)

Tỹ lệ của Tồng Công ty Công nghiệp Thực phẩm Đồng Nai tại Công ty cồ phần Vật tư Nông nghiệp Đồng

Nai bao gồm tỳ lệ lợi ích và tý lệ biểu quyết trực tiếp là 72,11%, tỳ lệ lợi ích gián tiếp thông qua Công ty cổ phần
Nông súc sản Đồng Nai là 0,84% và tỹ lệ biểu quyết gián tiếp là 1,00%.
m

Tỳ lệ của Tổng Công ty Công nghiệp Thực phầm Đồng Nai tại Công ty cồ phần Du lịch Đồng Nai bao gồm

tỹ lệ lợi ích và tỉ lệ biểu quyết gián tiếp thông qua Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát Triển Bửu Long.
Tồng Công ty cỏ các công ty liên kết đirợc phân ánh trong Báo cáo tài chính hợp nhất theo phuơng pháp vốn
chủ sở
hữu tại thời điểm 30/06/2020 bao gồm:


18


STT

Tên Cơng ty

Địa chi

Tỷ lệ lợi ích

Tỷ lộ quyền
biểu quyết

Hoạt động kinh doanh chính

1

Cơng ty Cổ phần Bóng
đã Đồng Nai

Tỉnh Đồng
Nai

25.00%

25.00%

Thương mại - dịch

vụ

2

Công ty Cổ phần Chế
biến Xuất nhập khẩu
Nông sàn Thực phẩm

Tỉnh Đồng
Nai

39.84%

39.84%

Sán xuất, chế biến,
thương mại, dịch vụ

3

Công ty TNHH TM Dịch
Vụ Quốtế Big C Đồng
Nai

Tỉnh Đồng
Nai

35.00%

35.00%


Thương mại

4

Công ty TNHH
Bochang-Donatours

Tỉnh Đồng
Nai

25.00%

25.00%

Kinh doanh sân Golf

5

Công ty Cổ phần Xây
dựng và Sàn xuất Vật

Tỉnh Đồng
Nai

49.18%

49.18%

Sản xuất – thương mại


6

Công ty Cổ phần Tổng
hợp Gỗ Tân Mai

Tỉnh Đồng
Nai

33.12%

33.12%

Sản xuất, chế biến gỗ, ván
ép, ván dăm, hàng mộc tinh
tế.

7

Công ty Cổ phản khách
sạn Vĩnh An

Tỉnh Đồng
Nai

36.87%

36.87%

Kinh doanh khách sạn, đại

lý du lịch.

8

Công ty TNHH Thực
phẩm Rạng Đông

Tỉnh Đồng
Nai

17.93%

24.00%

Ban buôn gạo, thực phẩm,
đồ uống và sản phẩm thuốc
lá.

3.2 CHẾ ĐỘ VÀ CHÍNH SÁCH KẾ TỐN ÁP DỤNG TẠI TỔNG CƠNG TY
3.2.1 Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế tốn
Kỳ kế tốn năm của Tổng Cơng ty theo năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng
năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là Đồng Việt Nam (VND).
3.2.2 Chuẩn mực và Chế độ kế toán áp dụng.
Chế độ kế tốn áp dụng Tổng Cơng ty áp dụng Chế độ Kế tốn doanh nghiệp ban hành theo Thơng tư số
200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính, Thơng tư số 53/2016/TT-BTC ngày 21/03/2016 của Bộ Tài chính
về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 200/2014/TT-BTC và Thông tư số 202/2014/TT-BTC hướng dẫn
phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất. Tun bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán

19



Tổng Công ty đã áp dụng các Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn Chuẩn mực do Nhà nước đã ban
hành. Các Báo cáo tài chính được lập và trình bày theo đúng mọi quy định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực
hiện Chuẩn mực và Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành đang áp dụng.
3.2.3 Cơ sở lập Báo cáo tài chính hợp nhất
Báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng Công ty được lập trên cơ sở hợp nhất Báo cáo tài chính riêng của Tổng Cơng
ty và Báo cáo tài chính của các cơng ty con do Tổng Cơng ty kiểm sốt (các cơng ty con) được lập cho năm tài chính kết
thúc ngày 31/12/2019. Việc kiểm sốt đạt được khi Tổng Cơng ty có khả năng kiểm sốt các chính sách tài chính và hoạt
động của các cơng ty nhận đầu tư nhằm thu được lợi ích từ hoạt động của các công ty này. Báo cáo tài chính của các cơng
ty con được áp dụng các chính sách kế tốn nhất qn với các chính sách kế tốn của Tổng Cơng ty. Trong trường hợp
cần thiết, Báo cáo tài chính của các cơng ty con được điều chỉnh để đảm bảo tính nhất quán trong các chính sách kế tốn
được áp dụng tại Tổng Cơng ty và các công ty con. Kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty con được mua hoặc bán
đi trong năm được trình bày trong Báo cáo tài chính hợp nhất từ ngày mua lại hoặc cho đến ngày bán khoản đầu tư ở cơng
ty đó. Các số dư, thu nhập và chi phí chủ yếu, kể cả các khoản lãi hay lỗ chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bộ
được loại trừ khi hợp nhất Báo cáo tài chính. Lợi ích của cổ đơng khơng kiếm sốt Lợi ích của các cổ đơng khơng kiểm
sốt là phần lợi ích trong lãi, hoặc lỗ, và trong tài sản thuần của công ty con không được nắm giữ bởi Tổng Cơng ty. Lãi,
lỗ khi có sự thay đổi tỷ lệ sở hữu tại công ty con - Trường hợp cơng ty mẹ thối một phần vốn và vẫn nắm giữ quyền kiếm
sốt đối với cơng ty con: Khoản lãi, lỗ ghi nhận vào khoản mục Lợi nhuận chưa phân phối trên Báo cáo tài chính hợp nhất
được xác định là chênh lệch giữa số thu từ việc thoái vốn và giá trị tài sản thuần chuyển nhượng cho cổ đơng khơng kiểm
sốt cộng với số lợi thế thương mại được ghi giảm; - Trường hợp công ty mẹ sau khi thoái một phần vốn và mất quyền
kiểm soát đối với công ty con, công ty con trở thành công ty liên kết. Khoản lãi, lỗ ghi nhận trên Báo cáo tài chính hợp
nhất được xác định là chênh lệch giữa số thu từ việc thoái vốn và giá trị tài sản thuần chuyển nhượng cộng với số lợi thế
thương mại được ghi giảm là toàn bộ số lợi thế thương mại cịn chưa phân bổ;
Trường hợp cơng ty con huy động thêm vốn góp từ các chủ sở hữu Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, cơng ty mẹ
xác định và điều chỉnh lại sự biến động giữa phần sở hữu của mình và cổ đơng khơng kiểm sốt trong tài sản thuần của
cơng ty con tại thời điểm trước về sau khi huy động thêm vốn; - Trường hợp hợp nhất kinh doanh dưới sự kiểm sốt
chung khi chuyển cơng ty con sở hữu gián tiếp thành công ty con sở hữu trực tiếp hoặc ngược lại, công ty mẹ xác định và
điều chỉnh lại sự biến động giữa phần sở hữu của mình và cổ đơng khơng kiểm sốt trong tài sản thuần của cơng ty con do
thay đổi cơ cấu sở hữu trong công ty con.
3.2.4 Cơng cụ tài chính

Ghi nhận ban đầu

-

Tài sản tài chính

Tài sản tài chính của Tổng Cơng ty bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu khách hàng và
phải thu khác, các khoản cho vay, các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn. Tại thời điểm ghi nhận ban đầu, tài sản tài chính

20


được xác định theo giá mua/chi phí phát hành cộng các chi phí phát sinh khác liên quan trực tiếp đến việc mua, phát hành
tài sản tài chính đó.

-

Nợ phải trả tài chính

Nợ phải trả tài chính của Tổng Cơng ty bao gồm các khoản vay, các khoản phải trả người bán và phải trả khác, chi
phí phải trả. Tại thời điểm ghi nhận lần đầu, các khoản nợ phải trả tài chính được xác định theo giá phát hành cộng các chi
phí phát sinh liên quan trực tiếp đến việc phát hành nợ phải trả tài chính đó.

-

Giá trị sau ghi nhận ban đầu

Hiện tại chưa có các quy định cụ thể về đánh giá lại công cụ tài chính sau ghi nhận ban đầu.
3.2.5 Các nghiệp vụ bằng ngoại tệ
Các giao dịch bằng ngoại tệ trong năm tài chính được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế tại ngày giao

dịch. Tỷ giá giao dịch thực tế này được xác định theo nguyên tắc sau.

-

Khi mua bán ngoại tệ: là tỷ giá được quy định trong hợp đồng mua, bán ngoại tệ giữa Tổng Công ty và

-

ngân hàng thương mại.
Khi góp vốn là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng nơi Tổng Công ty mở tài khoản tại ngày góp vốn;
Khi ghi nhận nợ phải thu: là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi Tổng Cơng ty chỉ định khách hàng

-

thanh tốn tại thời điểm giao dịch phát sinh;
Khi ghi nhận nợ phải trả: là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi Tổng Công ty dự kiến giao địch tại

-

thời điểm giao dịch phát sinh;
Khi mua sắm tài sản hoặc chi phí thanh tốn ngay bằng ngoại tệ: là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại

-

nơi Tổng Công ty thực hiện thanh toán.
Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài

-

chính hợp nhất được xác định theo nguyên tắc:

Đối với khoản mục phân loại là tải sản: áp dụng tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi Tổng

-

Công ty thường xuyên có giao dịch;
Đối với tiền gửi ngoại tệ: áp dụng tỷ giá mua của chính ngân hàng nơi Tổng Công ty mở tài khoản ngoại tệ;
Đối với khoản mục phân loại là nợ phải trả: áp dụng tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi
Tổng Cơng ty thường xun có giao dịch.

Tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh trong năm và chênh lệch do đánh giá lại số dư các khoản mục
tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm được hạch toán vào kết quả hoạt động kinh doanh của năm tài chính. Trong đó lãi chênh
lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư cuối năm của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ khơng được sử dụng để phân phối lợi
nhuận hoặc cổ tức.
3.2.6 Tiền và các khoản tương đương tiền
-Tiền bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn.

21


-Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn có thời gian thu hồi khơng q 03 tháng kể từ ngày đầu
tư, có tính thanh khoản cao, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành các lượng tiền xác định và khơng có nhiều rũi ro trong
chuyển đổi thành tiền.
3.3 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
ĐỒNG NAI – MTV TNHH GIAI ĐOẠN 2019 – 6 THÁNG ĐẦU 2020
3.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV Dofico trong giai đoạn 2019- 6 tháng đầu năm 2020
Bảng 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HỢP NHẤT TRONG GIAI ĐOẠN 2019- 6
THÁNG ĐẦU 2020.

( nguồn Website: )


-

Công ty TNHH MTV Dofico là một công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực, doanh thu và lợi nhuận
của công ty được thực hiện từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là hoạt động kinh doanh
chính yếu, đem lại lợi nhuận lớn cho cơng ty chính vì vậy cần đi sâu phân tích hoạt động này để từ
đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.

22


-

Từ bảng 1 ta thấy, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giữa niên độ của năm 2020 giảm so với
giữa niên độ 2019. Cụ thể,là giữa niên độ 2020 doanh thu của công ty đạt 1.342.403.790.610 đồng
giảm 123.538.413.549 đồng tương đương giảm 8,42% so với giữa niên độ 2019. Nguyên nhân giảm
doanh thu của giữa niên độ năm 2020 là do tình hình dịch covid-19. Mặt khác tình hình bn lậu
thuốc lá vẫn đang diên biến phức tạp, hoạt động xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, thị trường trong
nước chịu sự cạnh tranh gay gắt. Tổng công ty chú trọng tìm kiếm đối tác mở rộng thị trường xuất

-

khẩu.
Giua niên độ 2020 giá vốn hàng bán của công ty là 1.013.296.678.737 đồng, giảm 232.492.542.697
đồng tương đương 18,6% so với giữa niên độ 2019. Khi giá vốn bán hàng giảm thì chi phí bán hàng

-

tăng 6.245.961 đồng tương đương 8,4%.
Cùng với sự biến động của doanh thu và chi phí thì tình hình lợi nhuận của cơng ty cũng giảm. Cụ
thể là giữa niên độ 2020 lợi nhuận sau thuế TNDN đạt 221.878.201.234 đồng giảm 88.087.309.922


-

đồng tương đương giảm 28,4% so với 2019.
Nhưng nhìn chung trong một năm qua dù có nhiều nhân tố bất lợi ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh của công ty, chịu sự cạnh tranh gay gắt trong ngành và chịu sự khủng hoảng kinh tế đang diễn
ra trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng cơng ty vẫn duy trì được hoạt động có hiệu quả,

-

ngày càng tạo được uy tín với khách hàng và vị trí của cơng ty càng được khẳng định trên thị trường.
Tuy nhiên, tốc độ phát triển của doanh thu vẫn chưa ổn định, nếu muốn hướng tới sự tăng trưởng bền
vững thì cơng ty phải có những chiến lược và giải pháp hiệu quả nhất, an toàn nhất để tăng thu nhập
và giảm chi phí đến mức thấp nhất cho hoạt động kinh doanh của cơng ty, giải quyết vấn đề này

3.3.2 Phân tích doanh thu.
-Doanh thu của công ty cổ phần du lịch Cần Thơ bao gồm các thành phần
sau:
-Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
-Doanh thu hoạt động tài chính.
-Thu nhập khác.

3.2.2.1 Phân tích doanh thu theo thành phần
ĐVT : ĐỒNG
CHỈ TIÊU

GIỮA NIÊN ĐỘ 2019

GIỮA NIÊN ĐỘ NĂM 2020


CHÊNH LỆCH 2020/2019

23


Doanh thu
bán hàng và
cung cấp
dịch vụ
Doanh thu
hoạt động
tài chính
Thu nhập
khác
Tổng doanh
thu

Số tiền
%
1.465.942.204.159 78,5%

Số tiền
1.342.403.790.61
0

%
93,7%

Số tiền
123538413549


%
28,4%

393.856.517.686

21,1%

83.201.159.453

5,8%

310655358233

71,5%

7.639.310.066

0,4%

7.598.509.247

0,5

40800819

0,1%

1.867.438.031.911


100%

1433203459310

100%

434234572601

23,2%

Bảng 2: DOANH THU THEO THÀNH PHẦN CỦA CƠNG TY 2019 – 6 THÁNG ĐẦU 2020.

Hình 1: TỶ TRỌNG DOANH THU THEO THÀNH PHẦN CỦA CÔNG TY GIỮA NIÊN ĐỘ 2019 – GIỮA
NIÊN ĐỘ 2020.
Từ hình 1 ta thấy rằng, trong tổng doanh thu của công ty thì doanh thu hoạt động bán hàng và cung cấp dịch
vụ chếm tỷ trọng lớn trong các thành phần. Cịn doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu khác chiếm một tỷ
trọng rất bán hàng và cung cấp dịch vụ DT hoạt động tài chính Thu nhập khác nhỏ.giữa niên độ 2019, trong tổng
doanh thu thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm đến 78,5%, cịn lại là doanh thu hoạt động tài chính
chiếm 21,1% và tài chính chiếm 21,1% và thu nhập khác chiếm 0,4%. Sang 2020, doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ tăng chiếm 93,7%, doanh thu hoạt động tài chính chiếm 5,8%, thu nhập khác 0,5% trong tổng doanh thu
của cơng ty. Vì thế, những nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cần được các cấp lãnh
đạo của công ty đề cao, chú trọng , vì việc tăng hay giảm doanh thu này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tổng doanh thu
công ty.
Hình 2: DOANH THU THEO THÀNH PHẦN CỦA CƠNG TY GIỮA NIÊN ĐỘ 2019- GIỮA NIÊN ĐỘ 2020.
So sánh chi tiết qua các năm, ta thấy :
-Tổng doanh thu 2020 đạt 1.433.203.459.310 đ giảm 434.234.572.601 đ so với năm 2019 , tương đương 23.2%.
-Doanh thu từ hoạt động bán hàng cung cấp dịch vụ 2020 giảm 23.2% so với năm 2019, tương ứng
434.234.572.601 đ. Do doanh thu nhận trước của các khoản tiền gửi kỳ hạn tại các donh thu chưa thực hiện. doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ được doanh thu chưa thực hiện kết chuyển vào.
-Doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 310.655.358.233 tương đương 71,5% so với 2019.

-Thu nhập khác giảm 40.800.819đ. so với 2019, với tỷ lệ là 0,5%.
-Tuy thu nhập khác của năm 2020 giảm so với năm 2019, nhưng doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch
vụ, doanh thu từ hoạt động tài chính giảm mạnh đã làm cho tổng doanh thu năm 2020 giảm so với năm 2019. Nguyên
nhân, do chịu ảnh hưởng của sự khủng hoảng kinh tế đang diễn ra trên toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam vơ cùng khó khăn,

24


lại thêm tình hình lạm phát cao ở Việt Nam làm cho đồng tiền của Việt Nam bị mất giá hơn. Từ những phân tích trên ta
thấy rằng do doanh thu từ hoạt động bán hàng và các doanh thu từ hoạt động khác giảm không đều nên đã làm cho tổng
doanh thu của công ty giảm không đều qua các năm. Chính đều này làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của cơng ty.
3.2.2.2 Phân tích chi phí.
Chi phí là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Mỗi một sự tăng, giảm của chi
phí sẽ dẫn đến sự tăng, giảm của lợi nhuận. Do đó, chúng ta cần xem xét tình hình thực hiện chi phí một cách hết sức cẩn
thận để hạn chế sự gia tăng và có thể giảm các loại chi phí đến mức thấp nhất. Điều này đồng nghĩa với việc làm tăng lợi
nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
ĐVT: ĐỒNG
DOANH GIỮA NIÊN ĐỘ 2019
MỤC
Số tiền
Giá vốn
hàng
bán
Chi phí
hoạt
động
tài
chính
Chi phí
bán

hàng
Chi phí
quản lý
DN
Chi phí
khác
Tổng
chi phí

1.245.789.221.43
4

%
82,94
%

GIỮA NIÊN ĐỘ NĂM
2020

CHÊNH LỆCH 2020/2019

Số tiền

Số tiền

%

(232.492.542.697)

(18,66%)


(13.084.921.614)

(30,35%)

1.013.296.
678.737
30.026.284.180

%
81,45
%

43.111.205.794

2,87%

2,41%

73.993.608.131

4,93%

73.999.854.092 5,95%

6.245.961

0,008

136.974.227.798


9,12%

124.134.125.90
3

(12.840.101.895)

(9,37%)

2.140.809.853

0,14

2.569.742.358

428.932.505

20,03%

9,98%
0,21%

1.502.009.073.01 100%
1.244.026.685.2 100%
258.840.252.750
(17,23%)
0
70
Bảng 3: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA CƠNG TY GIỮA NIÊN ĐỘ 2019 – GIỮA NIÊN ĐỘ 2020.


Hình 3 : TỶ TRỌNG CHI PHÍ THEO THÀNH PHẦN CỦA CƠNG TY GIỮA NIÊN ĐỘ 2019 – GIỮA NIÊN
ĐỘ 2020
-Theo bảng 3 và hình 3 ta thấy rằng, trong tổng chi phí thì giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất. Giua
niên độ năm 2019, trong tổng chi phí thì giá vốn hàng bán chiếm 82,94%, chi phí hoạt động tài chính chiếm 2,87%,
chi phí bán hàng chiếm 4,93%, chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm 9,12% cịn lại là các chi phí khác.

25


×