CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA PHÁ THAI TO TUỔI
VỊ THÀNH NIÊN
TÓM TẮT
Mục tiêu: khảo sát các yếu tố nguy cơ phá thai to của nữ tuổi vị thành niên.
Phương pháp: nghiên cứu bệnh-chứng, tiến hành từ tháng 10/ 2004 đến
tháng 5/ 2005 trên đối tượng là 158 nữ vị thành niên phá thai to (nhóm bệnh) và
158 nữ vị thành niên đến khám thai (nhóm chứng) tại bệnh viện Từ Dũ.
Kết quả: Nữ vị thành niên có thai (VTNCT) ở nông thôn có nguy cơ phá
thai to cao gấp 6 lần VTNCT ở thành thị (p = 0,007). VTNCT chưa lập gia đình có
nguy cơ phá thai to cao gấp 17 lần VTNCT đã lập gia đình (p = 0,01). VTNCT
chưa có nghề nghiệp có nguy cơ phá thai to cao gấp 10 lần VTNCT đã có nghề
nghiệp (p= 0,00).
Kết luận: các yếu tố nguy cơ liên quan đến quyết định phá thai to ở nữ vị
thành niên: nơi cư ngụ, tình trạng hôn nhân và nghề nghiệp.
ABSTRACT
Objective: to survey risk factors of adolescent manual abortion in the
second trimester of gestation
Methods: we had carried out a case-control study on 158 female
adolescents who got manual abortion in the second trimester of gestation (case)
and other 158 who presented to the prenatal care department for pregnancy
examination (control) from October 2004 to May 2005, at Từ Dũ hospital.
Results: Risk factors of adolescent manual abortion in the second trimester
of gestation: the country woman are six fold than the town woman (p= 0,007), the
unmarried woman are seventeen fold than married woman (p= 0,01), the
unemployed woman are tenfold than the employed woman (p= 0,00).
Conclusion: we found out three risk factors significantly associated the
decision of adolescent manual abortion in the second trimester of gestation. These
are: residence, marital status and occupation.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vị thành niên là giai đoạn chuyển đổi rất quan trọng với nhiều biến đổi,
phát triển mạnh về thể chất, tâm sinh lý, giới tính... cũng như phát sinh những tình
cảm mới mẻ như tình bạn, tình yêu... Đây cũng là giai đoạn mà trẻ vị thành niên
cần có những nhận thức chính chắn để phát triển nhân cách cá nhân, nhận thức
đúng đắn về sức khoẻ sinh sản nhằm tránh được những hành vi tình dục sớm,
không an toàn như mắc phải các bệnh lây truyền qua đường tình dục, thai ngoài ý
muốn...
Mang thai tuổi vị thành niên hiện là một vấn nạn xã hội của mọi quốc gia trên
thế giới, đặc biệt tại Việt Nam với khuynh hướng nạo phá thai ngày càng tăng cao
chưa thể kiểm soát được và nhất là tỷ lệ nạo phá thai tuổi vị thành niên ngày càng gia
tăng.
Việt Nam là một trong 10 nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất trên thế giới
trong đó vị thành niên chiếm tỷ lệ 20%
(4)
. Theo thống kê của Bộ Y tế
(1,2)
hàng năm
có khoảng 300.000 trường hợp vị thành niên nạo hút thai và sinh đẻ trước tuổi 18.
Có đến 1/3 các trường hợp phá thai to ở bệnh viện tỉnh Thái Bình là vị thành niên
(Lê Thị Nhâm Tuyết, 1993)
(6)
. Tại bệnh viện Hải Phòng trong 5 năm 1998-2002 có
928 trường hợp phá thai to từ 14-24 tuần trên 44.074 trường hợp đình chỉ thai nghén
trong đó vị thành niên < 20 tuổi chiếm tỷ lệ 17,24% (Trần Việt Phương)
(7)
. Số
trường hợp nạo phá thai tuổi vị thành niên tại bệnh viện Từ Dũ, một trong các bệnh
viện lớn chuyên về phụ sản, tăng từ 208 (năm 2001) lên đến 1849 trường hợp (năm
2003)
(5)
. Có nhiều yếu tố có thể tác động và ảnh hưởng đến tình hình nạo phá thai ở
tuổi vị thành niên đặc biệt là phá thai to. Nhằm góp phần chăm sóc sức khoẻ sinh
sản tuổi vị thành niên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Các yếu tố nguy cơ
của phá thai to tuổi vị thành niên” với mục tiêu:
- Khảo sát các lý do xin phá thai to ở nữ vị thành niên.
- Xác định các yếu tố nguy cơ của phá thai to.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu bệnh-chứng được tiến hành từ 10/2004 đến 5/2005 trên đối
tượng là nữ vị thành niên (14-19 tuổi) xin phá thai to với tuổi thai từ 16-20 tuần
(nhóm bệnh) và khám thai (nhóm chứng) tại bệnh viện Từ Dũ. Trình độ học vấn là
một trong các yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến việc phá thai to nên được
dùng để tính cỡ mẫu. Cỡ mẫu nghiên cứu theo tính toán là 158 trường hợp cho
từng nhóm.
Nghiên cứu được tiến hành qua phỏng vấn trực tiếp đối tượng bằng bảng
câu hỏi soạn sẵn. Bảng câu hỏi gồm 40 câu bao gồm các câu hỏi về tình hình kinh
tế - xã hội - nhân văn, tình trạng thai kỳ lần này (nhận biết có thai, quyết định bỏ
thai, các yếu tố dẫn đến quyết định bỏ thai...). Để chuẩn bị cho nghiên cứu chúng
tôi tập huấn phỏng vấn bảng câu hỏi cho 2 nữ hộ sinh nghiên cứu, tiến hành phỏng
vấn thử 10 trường hợp cho cả 2 nhóm và điều chỉnh sai sót trước khi áp dụng. Tiến
hành sàng lọc đối tượng theo tiêu chuẩn chọn mẫu và phỏng vấn trực tiếp trước
khi tiến hành thủ thuật hoặc khám thai. Kết quả nghiên cứu được xử lý và phân
tích bằng phần mềm SPSS 10.0.5.
KẾT QUẢ
Qua nghiên cứu 158 nữ vị thành niên phá thai to và 158 nữ vị thành niên
đến khám thai tại Bệnh viện Từ Dũ từ 10/2004 đến 5/2005 chúng tôi có các kết
quả sau:
Đặc điểm dịch tễ học (bảng 1)
Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ học
Đặc Nhóm bệnh Nhóm chứng
điểm
Tần
số
Tỷ lệ Tần
số
Tỷ
lệ
Tuổi:
14 – 16
17 –
19
Nơi cư
trú
Thành
phố-thị trấn
Nông
thôn
Tôn
giáo: Phật
giáo
Thiên
chúa giáo
Đạo
khác
29
129
42
116
35
26
10
87
148
10
29
76
37
16
18.35
81.64
26.6
73.4
22.2
16.5
6.5
55.1
93.7
6.3
18.4
48.1
23.4
10.1
15
143
93
65
55
17
30
56
151
7
50
84
24
0
9.49
90.5
58.9
41.1
34.8
10.8
19
35.4
95.6
4.4
31.7
53.2
15.1
0
Không
có đạo
Dân
tộc: Kinh
Khác
Trình
độ học vấn: <
cấp I
Cấp II
Cấp
III
> cấp
III
Nghề
nghiệp: Công
nhân
Buôn
bán
Làm
18
12
14
9
59
17
29
15
143
11.4
7.6
8.9
5.7
37.3
10.8
18.3
9.6
90.4
10
76
23
12
9
22
6
39
119
6.3
48.1
14.6
7.6
5.7
13.9
3.8
24.8
75.2
ruộng
Khác
Học
sinh-SV
Nội
trợ
Chưa
có việc
Kinh
tế: Độc lập
Phụ
thuộc
Tình trạng hôn nhân và lý do kết hôn (bảng 2)
Bảng 2 : Tình trạng hôn nhân
Nhóm bệnh Nhóm chứng Tình
trạng gia đình
n % n %
Hôn
nhân
3
1.9
18
11.4