Quản trị nghịch lý toàn cầu - P.1
Quản trị nghịch lý toàn cầu theo cách nào
Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, thay vì giải quyết các vấn đề phát sinh, thế giới
kinh doanh sẽ có xu thế đặt các CEO, CFO vào vị trí phải đối mặt và quản lý với
những nghịch lý, xung đột đây là đánh giá của John Naisbitt, tác giả cuốn sách
“Global Paradox” (tạm dịch là Nghịch lý Toàn cầu - ditchai). Tuy nhiên ông cũng
cho rằng đây là điều không dễ dàng để nắm bắt. Cuốn sách cũng đề cập đến một
chương trình năm bước để đơn giản hóa vấn đề này.
Trong cuốn sách của mình, nhà tương lai học John Naisbitt nhận định “Quy mô
nền kinh tế thế giới càng lớn thì sức mạnh của những thành viên bé nhất bên trong
nó càng lớn.” Ông đã sử dụng hình ảnh minh họa về những doanh nghiệp chỉ có
hai đến ba người nhưng với sự hỗ trợ của công nghệ, doanh nghiệp đó có thể phân
phối sản phẩm, mở rộng thị trường của mình trên quy mô toàn cầu. Những nghịch
lý như vậy dường như ngày càng trở nên hết sức bình thường trong môi trường
kinh tế toàn cầu đang có xu hướng ngày càng phức tạp. Tuy nhiên chúng ta có thể
tìm ra được những phương thức tốt để hiểu và quản trị được xu thế mới mẻ này.
Nghịch lý kinh doanh
Những tư tưởng phản biện như mô tả ở trên đặc biệt phù hợp khi đưa vào hoạt
động kinh doanh. Những công ty lớn như IBM, Phillips và GM để tồn tại, họ đang
cố gắng hoạt động dưới hình thức một tổ hợp [hay nói đúng hơn là một liên minh -
ditchai] của những công ty nhỏ hoạt động với tinh thần entrepreneurial – [tạm hiểu
là tinh thần khởi nghiệp - ditchai]. Nếu như ở vào thập niên 1950, những công ty
lớn này thành công nhờ vào việc đạt đến hiệu quả kinh tế nhờ quy mô trong môi
trường kinh tế thế giới vận động tương đối chậm chạp; thì ở vào thế kỷ 21 này,
dường như chỉ những doanh nghiệp với quy mô vừa và nhỏ mới đủ linh hoạt để
tìm đường đến thành công.
Những doanh nghiệp với trên 500 nhân viên chỉ tạo ra khoảng 7 phần trăm giá trị
xuất khẩu của Mỹ! Những doanh nghiệp trong Fortune 500 giờ đây chỉ chiếm
khoảng 10 phần trăm nền kinh tế Mỹ, thấp hơn so với con số 20 phần trăm vào
năm 1970. Chín mươi phần trăm đóng góp còn lại của nền kinh tế Mỹ là từ các
doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Những cá nhân khởi nghiệp [lại là khái niệm
entrepreneurial - ditchai] trong các doanh nghiệp này chính là những người đang
góp phần tạo lên nền kinh tế toàn cầu vĩ đại mà chúng ta đang thấy. Kết quả của
quá trình vận động này là những tập đoàn lừng danh như AT&T, Coca-Cola,
Johnson&Johnson, British Petroleum và Xerox đang chủ động đi ngược lại quá
trình xây dựng chính mình để chuyển hóa thành những dạng cấu trúc mới có khả
năng linh hoạt và tốc độ vận động cao hơn trong nền kinh tế toàn cầu.
Cuối cùng, sản phẩm của quá trình điều chỉnh này là sự hình thành của những đơn
vị bé hơn và mạnh hơn trong nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng liên tục và phức tạp.
Theo những quan sát của Naisbitt, cái nghịch lý nền tảng ở đây có thể được diễn
đạt là “nền kinh tế thế giới càng lớn và mở thì sẽ càng bị chiếm lĩnh bởi những
doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ” [nguyên bản – the bigger and more open the
world economy becomes, the more small and midsize companies will dominate].
Những nghịch lý toàn cầu-khu vực [nguyên bản - global-local paradox]
Những nghịch lý được mô tả không chỉ xuất hiện trong lĩnh vực kinh doanh mà
còn làm thành một hệ thống nghịch lý nền tảng của chính thế giới mà chúng ta
đang sống. Thomas Friedman, trong cuốn “Chiếc xe Lexus và cây Olive” đã viết:
“Một nửa của thế giới dường như chỉ mới nổi từ sau Chiến tranh lạnh nhưng lại
đang nhắm đến mục tiêu làm ra những chiếc xe Lexus hoàn thiện hơn, dồn toàn
lực vào hiện đại hóa, tối ưu hóa tổ chức và tư nhân hóa nền kinh tế để có thể đạt
được mục tiêu thịnh vượng trong hệ thống toàn cầu hóa.” Nhưng cùng lúc đó,
“một nửa của thế giới vẫn đang mải miết lao vào cuộc chiến tranh giành lẫn nhau
quyền sở hữu cây olive … cây olive trở lên quan trọng. Nó đại diện cho tất cả
những gì tạo nên gốc rễ, nguồn cội của chúng ta, định nghĩa và xác định vị trí của
chính chúng ta trong thế giới này – ta thuộc gia đình, cộng đồng hay bộ lạc, quốc
gia, tôn giáo nào, hay, hơn tất cả, nơi mà ta gọi là quê hương” [nguyên văn dùng
từ home].
Trong mỗi tổ chức ngày nay, hình ảnh chiếc xe Lexus và cây Olive biểu hiện cho
sự lựa chọn hàng ngày của tổ chức đó giữa sự chuẩn hóa quốc tế [nguyên văn -
global standardization] và sự điều chỉnh theo đặc trưng khu vực [nguyên văn -
local customization]. Những nhà quản lý ở phạm vi toàn cầu đang hàng ngày phải
đối mặt với thử thách tìm ra phương án để có thể kết hợp những hoạt động ở phạm
vi toàn cầu của họ với những hoạt động trong phạm vi khu vực nhằm giảm thiểu
chi phí nhưng không quá chuẩn hóa sản phẩm đến mức tạo ra sự khác biệt với đặc
trưng thị trường khu vựa và giảm động lực của chính những giám đốc quản lý cấp
khu vực/quốc gia.
“Nghịch lý toàn cầu-khu vực” mô tả ở đây đang là vấn đề cơn bản trong hoạt động
quản trị của tất cả các tổ chức hoạt động trên phạm vi toàn cầu. Khả năng một tổ
chức có thể giải quyết được vấn đề toàn cầu-khu vực không chỉ phụ thuộc vào cơ
cấu của tổ chức đó mà còn phụ thuộc vào cách mà những nhà quản lý trong tổ
chức nhìn nhận vai trò và trách nhiệm của mình; và mức độ sẵn sàng hợp tác cũng
như sự phát triển của những mối quan hệ vượt giới hạn địa lý dựa trên cơ sở niềm
tin.
Chúng ta ngày càng nhận thức được rằng toàn cầu hóa không phải là một địa điểm
mà là cách thức chúng ta làm kinh doanh. Nếu điều này là đúng, toàn cầu hóa, về
cơ bản, chính là cách tư duy kinh doanh và thay đổi ứng xử [nguyên văn -
globalization is ultimately the business of mindset and behavior change]
Tiếp theo:
Giải quyết vấn đề VS. quản trị nghịch lý [Problem-solving VS. Paradox
Management]
Four Qualities of a Global Mindset [tôi chưa dịch thông được ý nghĩa của
cụm từ này, mong các bạn góp ý]
Năm bước để quản trị những nghịch lý toàn cầu
Tồn tại qua thử thách