Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Phát triển thương hiệu: Cần sự đầu tư bài bản doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.19 KB, 4 trang )

Phát triển thương hiệu: Cần sự đầu tư bài bản
Xuất khẩu trực tiếp từ lâu vẫn là niềm ao ước của người Việt Nam.
Tuy nhien điều đó không dễ vì hầu như doanh nghiệp Việt Nam thiếu
thông tin về thị trường thế giới và không chủ động trong tiếp cận đối
tác, thậm chí rất thiếu kỹ năng trong tham gia thị trường quốc tế.


Thực tế cho thấy, đại bộ phận các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ
và vừa, thiếu sự gắn kết tập trung giữa các cơ sở sản xuất nên khó đáp
ứng được những đơn hàng lớn.
Mặt khác, hầu hết các doanh nghiệp chưa có điều kiện và cũng chưa chú
trọng đầu tư cho xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm và thương
hiệu doanh nghiệp, nhất là việc tạo mẫu và thiết kế.

Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm sức cạnh tranh của hàng
thủ công mỹ nghệ. Hệ quả là rất nhiều hàng thủ công Việt Nam không có
những công dụng rõ rệt và chưa hướng vào mục tiêu chiếm lĩnh một thị
trường cụ thể nào.
Ví dụ, thị trường châu Phi và Tây Nam Á thường ưa chuộng những sản
phẩm màu sắc đậm, hàng khổ to, thô ráp, không cần tinh xảo, phù hợp với
thiên nhiên và không gian rộng.
Thị trường Ả Rập thường không thích những sản phẩm có hình sư tử, hổ,
báo, hươu nai vì không phù hợp với đặc trưng văn hóa nắng nóng sa mạc
cát của vùng này. Nếu chúng ta cứ sao chép dập khuôn kiểu dáng giữa
các doanh nghiệp với nhau hoặc của Trung Quốc thì sẽ gặp những vấn đề
rắc rối về mặt pháp lý và sở hữu trí tuệ.
Còn nếu chỉ làm theo mẫu mã của các nhà nhập khẩu nước ngoài thì ta sẽ
bị thụ động, ỷ lại và trông chờ, và điều này chỉ mang lại những giá trị gia
tăng nhỏ nhoi cho các doanh nghiệp, vì thiếu tính chủ động trong huy động
các nguồn lực sản xuất.


Đó là chưa kể, thị hiếu con người luôn biến đổi theo thời gian, nếu các
doanh nghiệp không chịu nghiên cứu mà cứ sử dụng các mẫu mã cũ sẽ rất
dễ gây nhàm chán. Vì vậy, việc đưa ra được những sản phẩm độc đáo sẽ
có tính quyết định quan trọng trong nâng cao tính cạnh tranh của sản
phẩm.

Chủ động tìm thị trường
Việc xuất khẩu qua trung gian đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sản xuất
phải chấp nhận giá bán thấp, gây ảnh hưởng đến doanh thu của doanh
nghiệp và thu nhập người lao động, khó nắm bắt được nhu cầu khách
hàng. Không chỉ mất chi phí trung gian mà các doanh nghiệp còn mất đi cơ
hội được giới thiệu về sản phẩm của mình bởi vì sản phẩm xuất ra nước
ngoài phải mang nhãn mác của các nhà phân phối lớn trên thế giới.
Theo một khảo sát của Trường Đại học Thương mại năm 2008, có tới 80%
số hợp đồng xuất khẩu nông sản, thủ công mỹ nghệ được ký kết với nước
ngoài là do đối tác tự tìm đến. Điều đó cho thấy, nếu các doanh nghiệp
năng động hơn nữa trong việc tìm kiếm đối tác thì tiềm năng rất dồi dào.
Theo các chuyên gia, các nhà xuất khẩu Việt Nam cần chủ động tìm kiếm
qua các kênh làm việc trực tiếp hoặc qua các đoàn khảo sát, qua Thương
vụ Việt Nam tại các nước hoặc qua các hội chợ, triển lãm, qua người thân,
bạn bè đi du lịch, công tác ở nước ngoài... Đặc biệt là phải tìm được các
kênh phân phối riêng bằng những mặt hàng đặc biệt với những mẫu mã
độc đáo khác lạ, tạo sự khác biệt cho sản phẩm để nâng sức cạnh tranh
trên thị trường.
Tất nhiên là phải đảm bảo cân bằng giữa chất lượng và giá thành sản
phẩm, đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt với những yêu cầu về thời hạn giao
hàng, tính linh hoạt, các vấn đề về hậu cần, các tiêu chuẩn về trách nhiệm
xã hội của nhà xuất khẩu...
Muốn có chỗ đứng lâu bền trên thị trường quốc tế, ngoài mặt cạnh tranh về
kiểu dáng, mẫu mã thì yếu tố sức nặng văn hóa kết tinh trong sản phẩm là

đặc biệt quan trọng. Muốn hội nhập thành công và trở thành đối tác tin cậy
của các bạn hàng quốc tế, chúng ta phải tuân thủ luật lệ của nước nhập
khẩu cũng như các điều ước quốc tế.

×