BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BỘ NHẬP MƠN XÃ HỘI HỌC
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
THỰC TRẠNG LY HÔN TRONG GIỚI TRẺ
HIỆN NAY Ở VIỆT NAM
MÃ MÔN HỌC: INSO321005 - 02
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Ts. Nguyễn Thị Như Thúy
Sinh viên thực hiện:
Võ Tấn Chính
-
20145669
Hồng Khánh Phước
-
20127027
Nguyễn Thành Duy
-
20147255
Trần Nhật Tân
-
19161286
Lồng Khánh Hịa
-
20147073
Lê Tiến Phát
-
20149352
Nguyễn Chính Tùng
-
19161026
Chu Thị Thơ
-
18157048
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8, năm 2021
1
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
HỌC KÌ III, NĂM HỌC 2020-2021
Tên đề tài: Thực trạng ly hôn trong giới trẻ hiện nay ở Việt Nam
HỌ VÀ TÊN SINH
STT
MÃ SỐ SINH TỶ LỆ % HỒN
NHIỆM VỤ
VIÊN
VIÊN
THÀNH
1
Võ Tấn Chính
20145669
100%
Biên soạn Chương 1
2
Hoàng Khánh Phước
20127027
100%
Biên soạn Chương 1
3
Nguyễn Thành Duy
20147255
100%
Biên soạn Chương 2
4
Trần Nhật Tân
19161286
100%
Biên soạn Chương 2
5
Lồng Khánh Hòa
20147073
100%
Biên soạn Mở đầu
6
Lê Tiến Phát
20149352
100%
Biên soạn kết luận
7
Nguyễn Chính Tùng
19161026
100%
Biên soạn tổng thể
8
Chu Thị Thơ
18157048
100%
Biên soạn tổng thể
Ghi chú:
-
Tỷ lệ hồn thành: 100%
-
Trưởng nhóm: Võ Tấn Chính
Nhận xét của giáo viên:
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
Ngày tháng năm
2021
Giáo viên chấm điểm
2
MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong Lời nói đầu của Luật Hơn nhân và Gia đình có nêu: “Gia đình là tế bào của
xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo
dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình tốt thì
xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt”1. Hiểu được ý nghĩa đó, nhiều gia
đình, đặc biệt là các cặp đơi trẻ ln tìm cách vun vén hạnh phúc, đôi bên tôn trọng ý
kiến của nhau, nhường nhịn nhau. Những mái ấm như vậy luôn được xã hội ngưỡng
mộ và biểu dương. Bên cạnh đó thì vẫn tồn tại những gia đình “ cơm không lành,
canh không ngọt” gây ảnh hưởng xấu đến cá nhân và xã hội.
Nếu như chỉ khoảng vài chục năm về trước thì ly hơn là một vấn đề hồn tồn xa
lạ, ít khi được nhắc đến thì ngày nay có lẽ vì cuộc sống quá đầy đủ, hiện đại nên con
người thường khơng biết trân trọng những gì mình đang có. Chính vì lí do đó mà con
người lại trở nên dễ ly hôn hơn đặc biệt là ở giới trẻ. Do nhiều nguyên nhân từ không
hợp nhau trong cuộc sống vợ chồng cho đến quá bận rộn với công việc áp lực từ
1 Theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, LuatVietnam.vn, ngày truy cập 31/7/2021
/>
3
người thân bạn bè đã khiến người ta thấy việc ly hơn trở nên q đỗi bình thường, họ
đã khơng cịn biết trân trọng tình cảm cho đối phương. Việc ly hơn làm cho con
người mất tin tưởng vào tình yêu dẫn đến nhiều người ngại lập gia đình, nhiều cô gái
từ đó theo trào lưu làm “mẹ đơn thân” gây ra nỗi thiệt thịi cho con trẻ vì thiếu vắng
hình bóng người cha.
Theo như thơng tin của VTV năm 2017 thì Tại TP.HCM hiện nay cứ bình quân 2,7
cặp kết hôn lại có 1 cặp ly hôn. Rõ ràng, tình trạng ly hơn trong giới trẻ ngày càng
phổ biến, nhất là tại các khu đô thị, thành phố lớn. Độ tuổi ly hôn dưới 35 tuổi chiếm
tỉ lệ 30% và năm sau có xu hướng tăng hơn năm trước.
Trước tình hình ấy, với phương diện là những sinh viên đang ngồi trên ghế nhà
trường, chúng em muốn nói lên những suy nghĩ và quan điểm cá nhân về những khía
cạnh của việc ly hơn trong giới trẻ hiện nay. Vì những lí do trên mà nhóm chúng em
đã quyết định tìm hiểu nghiên cứu về thực trạng ly hơn đặc biệt là ở giới trẻ với mục
đích nhấn mạnh vai trị của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội, đồng thời đưa ra những
giải pháp để khắc phục tình trạng này.
2. Mục đích nghiên cứu.
Bài tiểu luận tìm hiểu về khái niệm và cho mọi người thấy rõ tình trạng đáng
báo động của việc ly hơn của giới trẻ của nước ta, đồng thời phân tích rõ nguyên
nhân và tầm ảnh hưởng của việc ly hôn đối với cá nhân và xã hội, từ đó giúp chúng
ta có một cái nhìn sâu sắc để đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề một cách triệt để.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Thu thập thông tin sẵn có: Sưu tầm đọc, tra cứu internet, nghiên cứu tài liệu từ
các bài báo có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp quan sát: Quan sát cách ứng xử, cách sử dụng từ ngữ
của
thanh
thiếu
niên
Việt
Nam.
Nhằm
đánh
giá
thực
trạng,
tìm
nguyên nhân và đưa ra các giải pháp để hạn chế tình trạng ly hơn trong giới trẻ hiện
nay.
Phương pháp phân tích tổng hợp và so sánh : Để hiểu được tình trạng của giới
trẻ. Từ đó tiến hành lí giải và phân tích các câu trả lời.
4
II. NỘI DUNG VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN
Chương 1: Nguyên nhân dẫn đến ly hôn ở giới trẻ và ảnh hưởng của việc ly hôn.
1.1 Khái niệm ly hôn.
Theo pháp luật Việt Nam quy định ly hôn là chấm dứt quan hệ hơn nhân do tịa
án quyết định theo u cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng, hủy bỏ các
trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm của hơn nhân và các ràng buộc dân sự khác.
Tịa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn
nhân của vợ chồng.
1.2 Thực trạng ly hôn của giới trẻ hiện nay.
Theo như số liệu của một bài báo cung cấp thì chỉ trong địa bàn một huyện, sau
9 năm, Tòa án nhân dân huyện đã thụ lý giải quyết 202 vụ án ly hôn, tăng gần 282%.
Điều đáng buồn là trên 70% số vụ ly hơn thuộc về các gia đình mà vợ chồng trong độ
tuổi 20 - 30, trong đó có trên 60% ly hôn khi mới kết hôn từ 1 - 5 năm.
Trong Hiệp Thông, số 99 (Tháng 3 - 4 năm 2017), trang 10, tác giả Đình
Vượng, trong bài "Gia đình trước những thách đố của thời đại" 2 cho biết, ở Giáo phận
Xuân Lộc:
Năm
Ly dị
Số đôi ly dị
2011
2012
2013
479
598
793
Vợ chồng bỏ nhau
Tăng
Số đôi bỏ nhau
Tăng
119
195
905
1.102
1.274
197
172
“Tỷ lệ ly hôn ngày một tăng. Người vợ đứng đơn ly hôn hiện gấp 2 lần so với
người chồng đứng đơn...
Mỗi phụ nữ Việt Nam sinh trung bình 2,08 con. Tổng tỷ suất sinh ở thành thị là
1,84 con/người, nông thôn là 2,22 con/người. Mô hình sinh vẫn tiếp tục chuyển từ sinh
“sớm” sang sinh “muộn”, thể hiện ở khuynh hướng phụ nữ sinh con đầu lịng ở độ tuổi
2 Đình Vượng(2017), Gia đình trước những thách đố của thời đại, tr.10.
5
muộn hơn, khu vực thành thị tập trung ở độ tuổi từ 25-34, nông thôn là 20- 29.Thông
tin này được đề cập trong cuốn sách “Thực trạng dân số Việt Nam năm 2008” của Quỹ
Dân số Liên Hợp Quốc.
Tỷ lệ ly hôn ngày một tăng. Cuộc điều tra do Bộ VH-TT&DL, phối hợp với
Tổng cục Thống kê, với sự hỗ trợ của UNICEF cho thấy, số vụ ly hôn đang tăng
nhanh. Nếu năm 2000 chỉ có 51.361 vụ ly hôn thì năm 2005 đã tăng lên 65.929 vụ.
Người vợ đứng đơn ly hôn hiện gấp 2 lần so với người chồng đứng đơn. Người tốt
nghiệp đại học, cao đẳng có tỷ lệ ly hôn từ 1,7- 2%, thấp hơn tỷ lệ 4- 6% của người
không có bằng cấp. Số năm sống trung bình trước khi ly hơn của các cặp vợ chồng 1860 tuổi là 9,4 năm; còn riêng ở các khu vực nội thành, các thành phố lớn, chỉ 8 năm.
Có 4 nguyên nhân thường xảy ra nhiều là: Mâu thuẫn về lối sống: (chiếm 27,7%);
ngoại tình (25,9%); kinh tế (13%); bạo lực gia đình (6,7%).
Kết quả điều tra Gia đình Việt Nam năm 2006 cũng cho thấy, số hộ gia đình hai
thế hệ chiếm hơn một nửa, với tỷ lệ 63,4%. Quy mô và cơ cấu hộ gia đình Việt Nam
hiện nay chưa có nhiều thay đổi, bình quân mỗi hộ gia đình có khoảng 4,4 nhân khẩu.
Tuổi kết hôn lần đầu ở nông thôn cao hơn những người ở thành phố khoảng 3 năm với
cả hai giới.
8,3% số người già sống cô đơn. 72,9% số người cao tuổi sống ở khu vực nông
thôn; trên 75% sống cùng con cháu, phần nhiều là phụ nữ đơn thân hay gố chồng
khơng có con; tỷ lệ người hưởng lương hưu và trợ cấp xã hội chỉ khoảng 21%; khoảng
95% mắc các bệnh mà chủ yếu là bệnh mãn tính như xương khớp, hô hấp, tim mạch.
Các thông tin này dựa trên kết quả khảo sát năm 2007 của Uỷ ban Quốc gia về người
cao tuổi Việt Nam.
Theo Bộ Công an, xấp xỉ 14% các vụ án mạng tại Việt Nam có liên quan đến
bạo lực gia đình.
Quan hệ tình dục sớm. TS Hoàng Bá Thịnh, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, theo
khảo sát tiến hành trên 300 sinh viên ở nội thành Hà Nội, hơn 10% số nam sinh viên
và 7,5% số nữ sinh viên đã từng có quan hệ tình dục. Đáng chú ý, gần 40% số người
6
đã quan hệ tình dục lại có quan hệ với người khác khơng phải là người mình đang u
(31% là nam và 8% là nữ). Một nghiên cứu trước đó cho thấy, trung bình độ tuổi có
quan hệ tình dục là 19,7, trong đó nam là 19,5 và nữ là 20,1 tuổi. Đặc biệt, 5,4% số
thanh niên quan hệ tình dục lần đầu khi mới 15 tuổi, gần 20% thanh niên 15- 17 tuổi
từng quan hệ tình dục.”3
1.3 Nguyên nhân dẫn đến ly hôn ở giới trẻ.
1.3.1: Vợ chồng kết hơn khi cịn q trẻ dẫn đến mâu thuẫn trong lối sống.
Các bạn trẻ trước khi bước vào cuộc sống gia đình chưa được chuẩn bị những
kiến thức, hiếu biết cần thiết về cách tổ chức cuộc sống cho gia đình mới, quản lý chi
tiêu, chăm sóc và ni đạy con cái, nhận thức về tình u cịn hời hợt, nơng cạn,
thường chỉ thiên về hình thức bề ngồi, u theo cảm tính... và rồi trong cuộc sống
chung ở gia đình, giữa họ bắt đầu hình thành các mâu thuẫn, đây là yếu tố cơ bản hình
thành ngun nhân “tính tình khơng hợp nhau” dẫn đến mâu thuẫn.
Q quen được gia đình nng chiều khơng chịu khó chịu khổ được dẫn đến
các cuộc cãi vã không đáng có từ đó dẫn đến rạn nứt hạnh phúc gia đình.
Cịn q ham chơi bồng bột, chưa thật sự chín chắn khi lập gia đình, ln muốn
tìm đến cái mới cái lạ, hai tính cách khơng hợp nhau, sau khi kết hơn mới thật sự nhận
ra đối phương khơng thật sự như mình tưởng tượng, các cơ nàng khi hẹn hị thì nhu mì
dịu dàng các chàng trai thì ăn mặc bảnh bao ga lăng nhưng khi lấy nhau về mới nhận
ra hóa ra là đối phương khơng phải là người như mình mong muốn thay vì là một
người vợ ngoan hiền dịu dàng biết nấu ăn ngon chu đáo với chồng con thì hóa ra đây
là một cơ nàng lười biếng, tính cách thì chua ngoa hay cãi lại chồng, ln cho mình là
đúng cịn chàng trai những tưởng sẽ là một người chồng tốt yêu thương vợ con thì hóa
ra lại là một chàng trai gia trưởng hay lăng nhăng.
Bởi vì q kì vọng vào hơn nhân đẹp như mơ, khơng thật sự hiểu được tính
cách đối phương nên sau khi lấy nhau về mới nhận thấy không hợp nhau từ đó thường
3 Giật mình về con số thống kê của gia đình Việt, aFamily, truy cập ngày 31/7/2021
/>
7
xuyên cãi vã, tìm những cuộc vui cho riêng mình mà không quan tâm đến cảm nhận
của đối phương.
1.3.2 Điều kiện kinh tế gia đình cịn chưa ổn định.
Các cặp vợ chồng sau khi cưới hoặc tiếp tục ở với bố mẹ hoặc ra ở riêng nhưng
đây là một bước ngoặt cho sự trưởng thành khi họ có trách nhiệm trên vai là phải lo
cho gia đình, điều này gây nên một thay đổi lớn trong cá nhân từ chỗ chỉ lo cho bản
thân mình nay phải lo thêm cho gia đình mới dẫn đến áp lực về kinh tế gia tăng gây
căng thẳng trong mối quan hệ vợ chồng. Từ chỗ chi tiêu thoải mái cho cuộc sống đến
chỗ phải ăn xài tiết kiệm để lo cho gia đình làm nhiều người khó lòng chấp nhận được.
Đặc biệt ở các cặp vợ chồng sinh con sớm thì gánh nặng kinh tế sẽ được đặt lên
vai người chồng, một mình gồng gánh chi tiêu trong gia đình khiến người chồng phải
cắt giảm nhưng nhu cầu sinh hoạt như đi vui chơi với bạn bè từ đó gây nên sự khó
chịu, ức chế cho người chồng.
Nhiều gia đình có hồn cảnh kinh tế khó khăn lại là các gia đình có đơng con,
dẫn đến cảnh gia đình nợ nần, túng bấn, từ đó gây ra nhiều mâu thuẫn trong đời sống
sinh hoạt. Khi mới yêu nhau thì thường có xu hướng thiên về tình cảm “một mái nhà
tranh - hai trái tim vàng”. Nhưng khi đã là vợ chồng, nhất là khi có con... thì cả hai đều
phải đối mặt với bao lo toan hàng ngày. Cuộc sống vật chất khó khăn, tiền bạc thiếu
trước hụt sau... là nguyên nhân tan vỡ của khơng ít gia đình, có thể khiến cho một tình
u rất đẹp đẽ, mãnh liệt cũng khơng chống cự nổi. Những mối lo cơm áo gạo tiền
khiến con người ta dễ bực bội, nổi cáu dẫn đến xích mích gây gổ nói chi đến chuyện
quan tâm, chăm sóc nhau. Khó khăn về kinh tế cũng gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến
đời sống hơn nhân của vợ chồng. Vì vậy, chuyện ly hôn do mâu thuẫn về kinh tế khó
khăn cũng là nguyên nhân khá quen thuộc dẫn đến thực trạng ly hơn hiện nay.
1.3.3 Do ngoại tình.
Con người ln có nhu cầu tìm hiểu cái mới và lạ, ln khơng thỏa mãn với
những gì mình đang có, họ tìm kiếm cái mới vì cảm thấy khơng hạnh phúc đối với
hiện tại hoặc đó đơn thuần chỉ là những cám dỗ ham muốn nhất thời.
8
Tỉ lệ ngoại tình đang gia tăng ở cả hai phái, theo như báo tiền phong vào năm
2014 thì “Chúng ta đang sống trong một xã hội mà ngoại tình khơng cịn là chuyện lạ
như ngày xưa nữa, thậm chí nó trở thành xu hướng của một bộ phận không ít người.
Số liệu điều tra cho thấy khoảng 60% đàn ơng và 40% phụ nữ có tình u ngồi hơn
nhân ít nhất một lần. Người chung thủy 100% thời nay dường như là của hiếm’’.
Nguyên nhân ngoại tình xuất phát từ các lý do như: “Đối với nam giới thì 48% đàn
ơng cho rằng họ ngoại tình vì vợ trở nên lạnh nhạt với “chuyện ấy”. Chính điều đó
khiến họ phải tìm kiếm người phụ nữ khác để thoả mãn nhu cầu. 47% ngoại tình vì
muốn tìm cảm giác mới lạ. Trong khi đó, lý do khiến phụ nữ “ăn nem” thường liên
quan đến xúc cảm nhiều hơn. 44% tiết lộ rằng họ phản bội chồng vì bị thu hút bởi
người đàn ơng khác. 32% phụ nữ ngoại tình vì cảm thấy được an toàn và thoả mãn
niềm khát khao khi ở bên người tình.Và trong thời kì người phụ nữ mang thai thì
người đàn ơng thường bị cấm cửa vậy nên họ tìm đến người phụ nữ khác để giải tỏa
nhu cầu sinh lý.Và đối với những người đàn ông làm công việc kinh doanh do đặc tính
công việc hay nhậu nhẹt và trong những cuộc vui đó họ có những cuộc tình một đêm.
Đối với phụ nữ thì họ tìm đến người đàn ơng vì những lý do như cơ đơn, chồng mình
khơng hiểu mình những người này thường có chồng hay đi cơng tác vì thế họ cảm thấy
cơ đơn, thiếu vắng tình cảm người đàn ơng cũng là điều hiển nhiên”.4
Chưa kể việc quan hệ bên ngồi khơng an tồn tạo điều kiện cho các bệnh lây qua
đường tình dục, trong số đó nghiêm trọng nhất là HIV, có trường hợp người chồng
hoặc vợ bị lây nhiễm HIV mà không hề hay biết từ đó gây khó khăn trong việc chuẩn
đoán và điều trị.
1.3.4: Do vợ hoặc chồng vướng vào các tệ nạn xã hội.
Tệ nạn xã hội từ trước đến nay vẫn luôn là vấn đề nhức nhối và đối với gia có
chồng hoặc vợ vướng vào tệ nạn xã hội thì rạn nứt xảy ra là điều tất nhiên. Các tệ nạn
phải kể đến là ma túy, cờ bạc, mại dâm điều này gây ảnh hưởng không nhở đến kinh
tế, sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Nhiều trường hợp nợ nần, tan nhà nát
cửa vì các tệ nạn, con trẻ bơ vơ.
4 Tại sao chúng ta lại ngoại tình?, Tịnh Thu, truy cập ngày 31/7/2021
/>
9
Bạo lực gia đình làm cho con trẻ có những tổn thương tâm lý không thể nào xóa
bỏ được.
1.3.5: Bạo lực gia đình.
Bạo hành tinh thần hay thể xác là một trong những ngun nhân chính dẫn tới
ly hơn của nhiều gia đình. Khác với các nguyên nhân khác, đây không phải vấn đề
nằm ở những xung đột trong quan hệ giữa hai người, mà nằm ở người còn lại. Tách
khỏi người bạo hành là cách nhanh nhất để không phải chịu nỗi đau về thể xác 5.
1.3.6: Vợ chồng khơng tơn trọng lẫn nhau.
Đơi khi vì những suy nghĩ và hành động chưa chín chắn của vợ hoặc chồng
mà có những suy nghĩ, hành động không tôn trọng đối phương. Hoặc vì nhiều lí do
chủ quan mà khiến đối phương có cảm giác người cịn lại ln ln bỏ mình qua một
bên, khơng có tầm quan trọng nào trong cuộc sống hôn nhân.
1.3.7: Áp lực trong đời sống.
Áp lực công việc, áp lực hôn nhân,… cũng là một trong những lý do mà khiến
cho các cặp vợ chồng hay cãi nhau, khơng hịa hợp trong cuộc sống hơn nhân. Vợ
chồng hãy cùng nhau chia sẻ những khó khăn, áp lực trong cuộc sống cũng như công
việc để cả hai hiểu được những gì người kia phải trải qua để cùng nhau thay đổi, giúp
đỡ nhau vượt qua khó khăn.
1.3.8: Khơng cịn tình cảm, thiếu sự thân mật.
Theo một ngun cứu đăng tải trên tạp chí Liệu pháp Tình dục và Hôn nhân,
gần một nửa số người ly hôn đã trả lời rằng, việc thiếu tình cảm và sự thân mật là lý do
khiến họ chia tay. Không phải cứ là phản bội, đơi khi chỉ vì cảm giác ngày càng xa
nhau và mất cảm xúc lãng mạn cũng đủ để đặt dấu chấm hết cho cuộc hôn nhân. Sự
hời hợt trong phòng ngủ cũng là một yếu tố lớn dẫn tới những cuộc chia tay. Thiếu
cảm xúc, sự gần gũi về thể xác, và những cái ôm dài khiến hai bạn mất đi sự kết nối
với nhau và dần dần trở nên xa cách. Rất nhiều các cuộc ly hôn bắt đầu với lý do như
lạnh nhạt hoặc sự thiếu chung thủy. Thế nhưng, phải chăng tất cả những vấn đề này
cũng bắt nguồn từ việc khó tìm được một tiếng nói chung? Nếu một người không thể
5 Women’s Health/ Dân trí, 10 lý do ly hơn phổ biến nhất của các cặp vợ chồng,
/>
10
khiến người kia hiểu được mình thì kết quả sẽ là những cuộc tranh cãi không bao giờ
có hồi kết và oán giận ngày càng gia tăng6.
1.3.9: Thiếu kỹ năng sống.
Thiếu kỹ năng sống là một trong những lý do thường gặp ảnh hưởng tới việc ly
hôn ở một số bộ phận vợ chồng trẻ hiện nay. Ở độ tuổi đang cịn ăn chơi thì việc có
nhiều kỹ năng sống là rất ít. Việc lập gia đình ở độ tuổi chưa có nhiều kỹ năng chăm
sóc gia đình và con cái khiến các cặp vợ chồng trẻ dễ bị stress, chán nản, muốn bỏ bê
gia đình để tìm niềm vui…Vì thế các bạn trẻ hãy học sớm các kỹ năng sống trước khi
quyết định kết hơn để tránh tình trạng cịn bỡ ngỡ sau khi lập gia đình.
1.4: Ảnh hưởng của việc ly hôn.
1.4.1 Đối với trẻ nhỏ.
Nếu như giáo dục ở nhà trường được thực hiện dựa vào trách nhiệm và nghĩa
vụ của học sinh thì giáo dục con cái ở gia đình lại dựa trên cơ sở tình yêu thương giữa
những người ruột thịt, chính là điều kiện tốt nhất để giáo dục cho trẻ tình cảm, đạo
đức, trách nhiệm đối với người thân và xã hội. Gia đình khơng chỉ trang bị cho trẻ em
kinh nghiệm sống, tri thức về chuấn mực xã hội mà còn giúp con cái lấy lại cân bằng
tâm sinh lý nhất là giải tỏa những hãng hụt, bực bội, lo âu, sợ hãi,... trong cuộc sống
hằng ngày.
Trẻ con như những tờ giấy trắng đang trong quá trình học tập từ thế giới xung
quanh việc tờ giấy này có bị vấy bẩn hay không phụ thuộc rất lớn vào các bậc cha mẹ.
thực tế cho thấy người lớn làm sao thì trẻ con làm vậy nếu như một gia đình hay cãi vã
thì đứa trẻ sẽ bị nhiễm những tính xấu từ đó hình thành nhân cách của nó. Việc thường
xuyên chứng kiến bố mẹ cãi nhau sẽ gây nên những chấn thương tâm lý trong đứa trẻ,
làm cho trẻ sống khép mình và sợ hãi nhiều trường hợp nặng có thể dẫn đến trầm cảm.
Bên cạnh đó, những đứa trẻ trong các gia đình có bố mẹ ly hơn sẽ ảnh hưởng đến việc
trực tiếp đến việc hình thành nhân cách và tương lai sau này, thường có những biểu
6 Women’s Health/ Dân trí, 10 lý do ly hơn phổ biến nhất của các cặp vợ chồng,
/>
11
hiện lệch lạc và sa ngã, phạm tội, bố mẹ ly hôn con trẻ thường tỏ ra giận dữ, có những
việc làm nông nổi, hung hăng, dễ gặp tai nạn về thể chất, khi lớn lên trẻ gặp khó khăn
trong giao tiếp cộng đồng.
Một khía cạnh khác, sau ly hơn cha hoặc mẹ tái hôn, cảnh sống chung với cha
dượng hoặc mẹ kế, tình trạng “con anh, con tơi”, dẫn đến các bậc cha mẹ có thể thiếu
trách nhiệm trong việc giáo dục con cái (bỏ mặc, ngược đãi) tác động sâu sắc khơng
những lên sự nhận thức cịn rất non nớt của các em mà con gây ra những bất hòa và
tổn thương tâm lý khó hàn gắn được. Còn chưa kể đến những bé gái phải sống cùng
với bố dượng sẽ dễ tiềm ẩn những vấn đề không an tồn trong đời sống hàng ngày khi
ln phải tiếp xúc và va chạm làm dễ nảy sinh những ý đồ xấu khi họ không có chung
máu mủ huyết thống. Điển hình như gần đây chúng ta nghe báo đài đưa tin rất nhiều
về những vụ bố dượng lạm dụng, hành hạ con gái riêng của vợ về mặt tình dục…
Việc ly hôn làm cho con trẻ có cảm giác như mình bị bỏ rơi, cảm thấy thua thiệt
với bạn bè từ đó cảm thấy oán ghét với những ai có gia đình hạnh phúc tạo ra những
cảm xúc tiêu cực cho đứa trẻ.
“ Khi bố mẹ ly dị, đứa trẻ buộc phải sống với một trong hai người. Dù ở vào lứa
tuổi nào, đứa con cũng sẽ có cảm giác mất mát và thiếu thốn về mặt chăm sóc tinh
thần. Tệ hơn, bé có thể cảm thấy bị ruồng bỏ nếu người bố hoặc mẹ cịn lại khơng
thường xun ghé thăm, hỏi han. Những trò chơi hay thói quen trước đây với bố hoặc
mẹ sẽ khơng cịn nữa, thay vào đó sẽ là một cảm giác trống vắng và hụt hẫng trong
tâm hồn non nớt của trẻ”.7
Nhiều trường hợp ly hơn thì cả bố và mẹ đều khơng ni nấng con mà bỏ cho
ông bà để mỗi người có thể tự do tìm đến bến đỗ mới. Khi ơng bà về già mất đi đứa trẻ
không có ai chăm sóc trở thành trẻ lang thang dễ bị cảm dỗ bởi các tệ nạn, bị các thành
phần xấu lợi dụng gây ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh khu vực.
Với nhiều gia đình, sự kiện ly hơn có thể kéo theo việc bé con phải chuyển chỗ
7 Tâm lí con trẻ khi bố mẹ ly hôn bị ảnh hưởng như thế nào?, truy cập ngày 31/7/2021
/>
12
ở hoặc nơi học hành. Nếu bé may mắn không phải chuyển trường và làm quen lại thầy
cô, bạn bè mới thì những trêu ghẹo vơ ý từ bạn cùng lứa về tình trạng “thiếu cha” hoặc
“vắng mẹ” có thể làm trẻ sợ đến trường. Ngồi ra, những mơn học có thể tham vấn ý
kiến từ bố hoặc mẹ như trước đây cũng bị gián đoạn càng làm cho tình hình học hành
của bé thêm phần nghiêm trọng.
Theo thống kê của Hội Nghiên cứu Trẻ em Quốc gia của Mỹ (National Survey
of Children) đối với trẻ trong các gia đình ly dị, trung bình 15% trẻ bị ức hiếp ở
trường; 13% bé sẽ bỏ học giữa chừng và có đến 60% các trẻ sẽ học hành sa sút so với
khả năng học vấn của bố mẹ chúng. Chúng gặp nhiều khó khăn trong học tập rất đa
dạng: đọc không đúng, nói ngọng, viết sai chính tả nhiều, khơng thể tập trung chú ý
trong giờ học, hay quên… Những trẻ lớn hơn thì tỏ ra chán học, hay quậy phá trong
lớp. Hình thành những thói quen xấu như sử dụng rượu bia, chất kích thích, hút
thuốc…
Mặc dù chưa có kết luận chính thức nào về mối liên quan giữa ly hơn và đột
quỵ nhưng một số nhà khoa học đã cho rằng chính việc phải chịu những tổn thương
bất ngờ mà cha mẹ mang đến sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới tim và não bộ. Chúng có
thể bị đột quỵ nếu những áp lực như thế cứ tiếp tục không ngừng.
1.4.2 Đối với người lớn.
Khi một cuộc hôn nhân đỗ vỡ, thì đó là nỗi đau mất mát của hai vợ chồng, dù ly
hôn có thể giúp cho hai vợ chồng giải thoát được cho nhau về cả mặt thể xác và tinh
thần nhưng ly hôn cũng sẽ làm tổn thương ít nhiều cho những người trong cuộc về
nhiều mặt khác nhau. Đó là nguy cơ chán chường, tuyệt vọng, trầm cảm, tuổi thọ
giảm. Trong thực tế những người phụ nữ khi ly hơn thường sẽ thiệt thịi hơn so với
nam giới, phụ nữ sẽ gặp khó khăn gấp bội, phải gồng mình để gánh vác trách nhiệm
vừa làm cha, vừa làm mẹ, nuôi dạy con và luôn phải chịu áp lực về tài chính, bị thiệt
thịi về tâm lý, tình cảm, hiệu suất cơng việc. Cùng với đó, những người phụ nữ ly hôn
thường có khả năng tái giá thấp hơn so với đàn ông.
Một “hậu quả” khác của ly hơn mà chính người trong cuộc hiểu rõ hơn ai hết,
đó là “dư chấn tâm lý nặng nề” in hằn trong mỗi người. Không thể phủ nhận ly hôn
13
thực sự là một dấu mốc bi kịch trong cuộc đời ai đó, bởi sau ly hôn, người ta không chỉ
phải đối mặt với gánh nặng kinh tế do khối tài sản chung đã chia đôi…, với nỗi lo toan
cho con cái, sự trăn trở khi bắt đầu lại cuộc đời mà hơn hết, còn là nỗi buồn, sự hoang
mang và nỗi cô đơn đáng sợ. Chị T. Minh (Hải Phịng) chia sẻ: “Sau ly hơn, tinh thần
của tơi bị sa sút tột độ. Tôi thường xuyên chán ăn, mất ngủ. Người thân hoặc bạn bè có
hỏi về gia đình là tơi tìm cách lảng tránh… Tơi thấy hoảng sợ và hoài nghi với hạnh
phúc mịt mờ của bản thân mình. Tơi sợ mình khơng cịn có cơ hội đón nhận một người
đàn ông khác? Tôi mất niềm tin vào đàn ông?”. Tâm lý của chị Minh cũng là tâm lý
chung của nhiều người phụ nữ sau khi ly hôn, một lần thất bại trong hôn nhân khiến họ
mang “hội chứng sợ hơn nhân” ví như con chim sợ cành cong. Từ chỗ ít cơ hội cộng
thêm nỗi sợ, sự thất vọng, mất niềm tin vào đàn ông, rất nhiều người phụ nữ đã bỏ qua
cơ hội tìm lại hạnh phúc lứa đơi cho phần đời cịn lại của mình. Đa số họ lấy công việc
và đứa con làm niềm vui, xác định sống vì con. Bên cạnh đó, người đàn ông sau khi
chia tay cũng mang một gánh nặng tâm lý không nhỏ.
Nhà tâm lý Lê Thu Hiền – Giám đốc Trung tâm tư vấn “Người bạn tri kỷ” cho
biết, trong quá trình tư vấn chị đã gặp rất nhiều trường hợp đàn ơng rơi vào quẫn trí
sau ly hôn, trong khi những tưởng họ là phái mạnh phải cứng rắn hơn phụ nữ rất
nhiều. Một lần, một người đàn ông đã gọi cho chị, giọng anh méo mó qua máy: “Chị
ơi, vợ chồng tôi ly hôn, vợ tôi mang cả con đi rồi. Tôi chẳng thiết sống nữa”. Trong sự
đau khổ tột cùng, người đàn ông này đã muốn lên cầu Thăng Long để tự vẫn. Bằng
những “ chiêu ” tâm lý, phải rất khó khăn thì chị Hiền mới thuyết phục được anh ta từ
bỏ ý định tự tử. Tuy vậy, theo chuyên gia tâm lý, phải cần tới một thời gian rất dài thì
anh ta mới có thể vượt qua cú sốc cuộc đời này. Theo một số tài liệu nghiên cứu ở
Anh, có đến 90 % đàn ông bị trầm cảm sau ly hôn. Tuy không thể lấy con số ở Anh để
tham chiếu ở Việt Nam nhưng không thể phủ nhận ảnh hưởng tâm lý nặng nề của ly
hôn đối với người đàn ông. Minh chứng cho điều này, một lần trả lời phỏng vấn trong
một chương trình phụ nữ, nam diễn viên Kinh Quốc từng thốt lên rằng ly hôn có thể
khiến cho con người tàn phế tâm hồn và sự tàn phế đó là vĩnh viễn.
Những dư chấn tâm lý nặng nề sau khi ly hôn đặc biệt là đối với người phụ nữ
như trầm cảm sau hôn nhân, thường xuyên chán ăn mất ngủ, tinh thần bị sa sút tột độ
14
và hội chứng sợ hơn nhân.
Việc hơn nhân cịn đối mặt với vấn đề phân chia tài sản và tranh chấp quyền ni
con, đối với những gia đình có thu nhập thấp thì đó thật sự là một vấn đề lớn vì sau khi
ly hơn gánh nặng kinh tế sẽ tăng lên đối với người mẹ hoặc cha.
Chương 2: Giải pháp đẩy lùi ly hôn ở giới trẻ.
2.1. Trách nhiệm của cá nhân.
Trước khi kết hôn cần phải suy nghĩ thật kỹ để có những quyết định đúng đắn,
có trách nhiệm với đối phương, tránh hối hận về sau. Không vì những ham vui nhất
thời mà có những quyết định khơng đúng, khi đã kết hơn thì phải biết sống và hy sinh
vì nhau, chấp nhận tính cách của đối phương và cùng nhau thay đổi.
Ý thức trách nhiệm với cuộc hơn nhân của chính mình: Với mỗi người, trước
khi có quyết định lập gia đình, các bạn cần ý thức được trách nhiệm cũng như vai trị
của mình trong cuộc sống hôn nhân. Bạn cần phải hiểu được khi bản thân gật đầu đồng
ý lập gia đình, cũng có nghĩa ngay từ giây phút đó bạn phải tự mình chịu trách nhiệm
với sự lựa chọn của mình. Bạn khơng được xem nhẹ hôn nhân, tuyệt đối không coi hôn
nhân như một trị đùa. Bạn phải hiểu hơn nhân là hạnh phúc của cả cuộc đời bạn, khi
bạn lựa chọn một ai để gắn bó cả cuộc đời thì có nghĩa bạn phải chắc chắn với sự lựa
chọn ấy, bạn phải tin tưởng, hoàn toàn tự nguyện và mong muốn được ở bên người đó.
Đừng nghĩ mình lấy vì bố mẹ, vì bất kỳ ai đó, hay vì sợ điều tiếng, sợ xã hội đánh giá
hay do áp lực nào đó mà nhắm mắt cho qua, miễn cưỡng đồng ý. Đừng bao giờ có
những suy nghĩ lệch lạc về hôn nhân như thế, bạn phải hiểu cuộc sống của mình, mình
phải tự lựa chọn và phải tự chịu trách nhiệm với nó. Khơng thể vì người này, vì điều
kia xong cuối cùng bản thân cảm thấy không chấp nhận được, lại nghĩ đến chuyện ly
hôn để giải quyết mọi vấn đề. Đó là cách làm của những người có suy nghĩ nông cạn
và không có ý thức trách nhiệm với cuộc đời mình. Đừng phó mặc cuộc đời mình cho
bất cứ ai, cũng đừng đánh đổi hạnh phúc cuộc đời mình vì bất cứ điều gì. Khi bạn ý
thức được trách nhiệm của mình với quyết định lớn của cuộc đời, bạn sẽ đưa ra những
quyết định đúng đắn, sáng suốt nhất để tránh sau này không phải hối hận vì những gì
mình đã lựa chọn. Khi bạn ý thức được hơn nhân là gì, bạn sẽ khơng có thái độ hời
15
hợt, xem nhẹ cuộc hơn nhân của mình. Khi bạn ý thức được vai trị của mình với cuộc
sống hơn nhân, bạn sẽ không phạm phải những sai lầm đáng tiếc để phải ân hận cả đời.
Chỉ khi con người ý thức, nhìn nhận được việc mình làm, thì họ mới có trách nhiệm và
làm điều đó một cách nghiêm túc và sẽ cố gắng, nỗ lực vì điều đó.
Chuẩn bị tâm lý trước khi kết hơn: Bạn nên tìm hiểu hoặc theo học một lớp tâm
lý trước hôn nhân, bởi sau khi kết hôn sẽ có rất nhiều thứ thay đổi trong cuộc sống của
bạn. Đơn giản như bạn sẽ phải sống ở một mơi trường hồn tồn mới, sống cùng với
những người không quen biết từ trước, sẽ phải gọi những người xa lạ là bố, là mẹ, coi
những người chẳng có máu mủ gì với mình là người thân, phải coi nơi ấy là gia đình
của mình. Bạn đừng nghĩ điều đó đơn giản, bạn sẽ phải học cách ứng xử sao cho đúng
mực, học cách sống hòa hợp với thói quen sinh hoạt của mọi người trong gia đình mới.
Ở đó bạn chỉ có duy nhất bạn đời là người bạn hiểu rõ và yêu thương bạn, còn lại tất cả
đều rất mới lạ với bạn. Kết hơn xong cũng có nghĩa bạn sẽ khơng cịn được thoải mái
làm gì mình thích, đi đâu mình muốn, bởi lúc đó bạn đâu còn là người tự do, bạn giờ
đã bị ràng buộc, là người đã có gia đình, mọi việc bạn làm đều phải suy nghĩ xem nó
có ảnh hưởng gì đến gia đình mình hay khơng? Liệu mình hành động như thế có làm
mất lịng ai hay khơng? Nói đúng ra là bạn sẽ khơng cịn tự do như trước nữa. Kể cả
những thói quen hàng ngày của bạn cũng phải thay đổi, bình thường bạn hay ngủ
muộn, giờ không được thế nữa, hôm nào bạn khơng thích nấu ăn thì ra ngồi ăn qn,
nhưng giờ điều đó khơng cịn được cho phép nữa. Trước bạn chi tiêu thoải mái, hết thì
vay, có lương thì trả, mua sắm thả phanh, nhưng kết hôn rồi bạn phải thay đổi, nếu cứ
tiếp tục chi tiêu như trước, liệu tương lai gia đình bạn sẽ ra sao? Bạn lấy gì để lo cho
con cái mình, lấy gì để chăm lo cho gia đình,…nói chung là bạn sẽ có thêm những
trách nhiệm, gánh nặng, thay đổi những thói quen không phù hợp, thay đổi cách sống
sao cho hài hòa, học cách ăn ở, học cách ứng xử,…sẽ là vô cùng những thay đổi, nếu
bạn không chuẩn bị tâm lý tốt cho những chuyện này, bạn rất dễ bị sốc, bị hoang mang
và cảm thấy sợ cuộc sống hôn nhân, cảm thấy thất vọng về cuộc sống hôn nhân, bạn
không vững tâm lý để vượt qua mọi chuyện, dẫn đến có những suy nghĩ tiêu cực,
muốn chấm dứt mọi chuyện, không đủ bản lĩnh để đương đầu với những thử thách,
khó khăn của cuộc sống hôn nhân. Nếu bạn không chuẩn bị tâm lý sẵn sàng thì bạn có
kết hơn với ai, bao nhiêu lần kết quả vẫn không có hạnh phúc.
16
2.2: Vai trò của người thân và xã hội.
Thực tế cho thấy, một nền kinh tế tốt có tính chất phát triển bền vững, ổn định
sẽ khiến cho mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình trở nên tốt đẹp hơn.
Những mâu thuẫn gia đình xuất phát từ lý do túng quẫn, khó khăn về kinh tế sẽ phần
nào giảm bớt. Xã hội càng tiến bộ văn minh thì con người càng có ý thức trong thiết
lập và củng cố mối quan hệ của mình. Đẩy lùi những mâu thuẫn xuất hiện trong gia
đình chính là hạn chế được phần lớn các vụ ly hơn. Chính vì vậy, cần đẩy mạnh phát
triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong đó phát triển
kinh tế hộ gia đình ổn định, tạo nhiều việc làm phù hợp cho từng lứa tuổi, vùng, nhất
là lực lượng đang tuổi lao động chưa có việc làm hay có việc làm nhưng chưa ổn định,
thu nhập thấp.
Cần có các giải pháp giáo dục pháp luật, giáo dục ý thức đạo đức. Việc hiểu biết
pháp luật và có ý thức đạo đức tốt là vấn đề hết sức quan trọng đối với sự tồn tại của
mỗi con người. Nó giúp con người có thể xây dựng nên một gia đình hạnh phúc. Phát
huy vai trị của các tổ chức đồn thể như thơng qua các buổi họp của Đồn thanh niên,
chi bộ thôn xóm, thị trấn, hội người cao tuổi, phụ nữ hoặc qua các phương tiện thông
tin đại chúng… để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng gia đình, để mỗi người vợ và
chồng nâng cao hơn nữa nhận thức trách nhiệm, vị trí của mình trong gia đình để cùng
giữ gìn hạnh phúc hơn nhân. Cần biểu dương kịp thời những tấm gương gia đình gia
đình văn hóa tiêu biểu theo từng cụm thôn xóm, thị trấn, các khu dân cư.
Nghiêm khắc tố cáo, trừng trị các hành vi bạo hành đối với người thân trong
giai đình. Đồng thời biểu dương các gia đình có nếp sống văn hóa, gia đình ấm no
hạnh phúc. Khuyến cáo đến các cặp vợ chồng về việc chung sống chung thủy với
nhau, cùng nhau vun vén cho hạnh phúc gia đình, cùng nhau ni dạy con cái để các
con được hưởng niềm hạnh phúc gia đình trọn vẹn. Đối với gia đình xảy ra tình trạng
bạo lực các tổ chức đoàn thể thường xuyên theo dõi, giúp đỡ đối với những trẻ nhỏ
chưa thành niên, nhất là những đứa trẻ có nguy cơ cao bị ngược đãi; tạo điều kiện cho
các em học tập, vui chơi, ổn định về tâm - sinh lý…
Đối với các bậc cha mẹ không nên ép duyên mà hãy để con cái tự tìm kiếm
người bạn đời của mình, ba mẹ chỉ là những người hướng dẫn con cái trên con đường
17
tìm kiếm hạnh phúc, tuyệt đối khơng được áp đặt suy nghĩ “ Cha mẹ đặt đâu con ngồi
đó ”.
Khi gặp phải những trường hợp muốn ly hôn, chúng ta nên có những biện pháp
hòa giải, cố gắng thuyết phục và khuyên nhủ họ suy nghĩ lại, mục đích giúp họ hàn
gắn tình cảm. Tuyệt đối khơng nên có suy nghĩ cổ súy, ủng hộ cho việc ly hôn, nếu
mâu thuẫn của họ vẫn chưa đến mức độ phải ly hơn, thì chúng ta nên kiên nhẫn, nên cố
gắng hịa giải, giúp họ suy nghĩ chín chắn, bình tĩnh lại để có quyết định tốt nhất. Cần
tăng cường những biện pháp hòa giải để giúp các cặp vợ chồng có cơ hội hàn gắn, làm
lại từ đầu, cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc.
III. KẾT LUẬN.
Qua những kết quả trên ta có thể thấy thực trạng ly hôn hiện nay thực đáng báo
động. Ly hôn nhiều đã gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cả người trong cuộc
và ngồi cuộc, nhiều người vẫn chưa biết trân trọng tình cảm gia đình. Bên cạnh
những mặt tiêu cực thì ly hơn cịn có thể coi là một giải pháp giúp chúng ta giải phóng
khỏi cảnh sống mà khơng có tình cảm, nạn bạo lực gia đình. Nói tóm lại thì ly hơn thì
hại vẫn nhiều hơn lợi vì vậy mỗi cá nhân phải cân nhắc thật kỹ trước khi lựa cho bạn
đời để không có những vấn đề hối tiếc, một khi đã yêu là cưới một ai đó thì phải có
trách nhiệm với họ, phải biết hy sinh nhiều thứ để cả hai có cuộc sống tốt đẹp.
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, LuatVietnam.vn, ngày truy cập
31/7/2021
/>[2] Đình Vượng(2017), Gia đình trước những thách đố của thời đại, tr.10.
[3] Giật mình về con số thống kê của gia đình Việt, aFamily, truy cập ngày
31/7/2021
/>[4] Tại sao chúng ta lại ngoại tình?, Tịnh Thu, truy cập ngày 31/7/2021
/>[5],[6] Women’s Health/ Dân trí, 10 lý do ly hơn phổ biến nhất của các cặp vợ chồng,
/>19
[7] Tâm lí con trẻ khi bố mẹ ly hơn bị ảnh hưởng như thế nào?, truy cập ngày
31/7/2021
/>
20